Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.42 KB, 13 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nguyễn Bích
Thuận
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
  
1. Đặt vấn đề:
Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua
các câu tục ngữ, thơ ca: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời
sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của
nhân loại .
Nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm cho con người được
sống trong môi trường trong lành góp phần bảo vệ môi trường khu vực
và toàn cầu Ngày 27 /12 / 1993 Quốc hội đã thông qua “Luật bảo vệ môi
trường”. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án
“Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân”. Đối với giáo dục Mầm Non cung cấp cho trẻ em hiểu biết
ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người
nói chung biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự
phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Vụ giáo dục
Mầm Non về giáo dục bảo vệ môi trường cho Giáo viên Mầm Non .
Dựa vào tình hình thực tế của trường và đòa phương. Trường chúng
tôi đã có những biện pháp cụ thể đối với giáo viên, đối với trẻ, đối với
các bậc cha mẹ trong việc Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
Mầm Non.
Cùng với các nội dung giáo dục khác, giáo dục môi trường là một
trong những nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường chúng tôi.
- Trang 1 -
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nguyễn Bích
Thuận


2. Mục đích đề tài:
Việc giáo dục môi trường không những chỉ “Cho hôm nay và cho
cả ngày mai”. Nhằm xây dựng một trường học “xanh-sạch-đẹp” và
một xã hội trong lành.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến
thức về môi trường, ô nhiểm môi trường. Giáo viên phải là người
làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên
trì thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghóa bảo vệ môi
trường và giáo dục trẻ biết yêu quý gần gủi với môi trường. Mỗi
giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường
trong nhà trường, các bậc Phụ huynh và cộng đồng.
Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt biết
sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp,
biết bỏ rác đúng nơi quy đònh, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc
các con vật nuôi … Hình thành cho trẻ thái độ thiện cảm bảo vệ môi
trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: Vứt rác
bừa bãi nơi công cộng, dẫm đạp cây xanh …
Bên cạnh giúp cho các bậc cha mẹ và cộng đồng có kiến thức
cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia các hoạt
động làm “xanh-sạch-đẹp” môi trường và làm gương cho trẻ, giáo dục
trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Đó là mục tiêu của đề tài này.
3. Lòch sử đề tài:
Đề tài được nghiên cứu áp dụng năm học (2007-2008) cho
giáo viên, các bậc phụ huynh và cho trẻ Mầm non.
Từ khi áp dụng đội ngũ giáo viên được nâng cao kiến thức về
môi trường , giáo dục bảo vệ môi trường .Biết được thực trạng môi
trường hiện nay trên thế giới, ở Việt Nam và đặc biệt ở đòa phương.
Đa số giáo viên vận dụng các phương pháp giáo dục môi trường
một cách linh hoạt, được tích hợp vào các chủ đề theo chương trình
giáo dục Mầm non mới của Bộ Giáo dục –Đào tạo , vào việc thông

- Trang 2 -
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nguyễn Bích
Thuận
qua các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, làm quen môi
trường xung quanh … thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ
ở trường. Giáo viên luôn gương mẫu thực hiện các hành vi bảo vệ
môi trường, luôn tận dụng mọi cơ hội để giáo dục trẻ bảo vệ môi
trường. Tuyên truyền cho các bậc Phụ huynh và cộng đồng các nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Ở trẻ thông qua chuyên đề trẻ có kiến thức và kỹ năng giáo
dục bảo vệ môi trường, luôn có thói quen và nhận thức tốt trong
việc bảo vệ môi trường.
4. Phạm vi đề tài:
Đối với đề tài “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ
môi trường trong trường Mầm Non ” trường chúng tôi đã áp dụng
cho 3 khối: khối Mầm, khối Chồi, khối Lá năm học (2007-2008).


- Trang 3 -
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nguyễn Bích
Thuận
II- NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
  
1. Thực trạng đề tài :
Trước thực trạng ô nhiểm môi trường ngày càng cao, nên để bảo
vệ môi trường con người phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau
trong đó biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường được xem là có hiệu
quả, nhất là giáo dục bảo vệ môi trường ở lứa tuổi Mầm non. Vì lứa tuổi
này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành
nhân cách tốt đẹp.

Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi được xác
đònh là một trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá
trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào các hoạt động hằng ngày
nhằm củng cố và hệ thống hoá các kinh nghiệm mà trẻ đã tích luỹ được
trong cuộc sống hằng ngày, trong lúc trẻ quan sát, học tập, vui chơi và lao
động, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, tuy nhiên cũng còn hạn chế trong
việc tìm hiểu quan sát về môi trường thiên nhiên, hoạt động ngoài trời.
Do vậy trường chúng tôi có một số nội dung cần giải quyết.
2. Nội dung cần giải quyết:
Trường chúng tôi đang thực hiện thí điểm chương trình chăm sóc
Giáo dục Mầm non mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Sở Giáo dục - Đào
tạo ( Năm thứ 2)
Nội dung “Giáo dục bảo vệ môi trường” được lồng ghép tích hợp
vào các chủ đề, vào các hoạt động giáo dục … thể hiện qua các lónh vực:
Con người và môi trường xung quanh
Con người với động vật thực vật
Con người với thiên nhiên
Con người và tài nguyên .
- Trang 4 -
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nguyễn Bích
Thuận
Để đạt được nội dung trên nhà trường kết hợp với Phụ huynh xây
dựng môi trường “xanh-sạch-đẹp” và an toàn.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng giáo dục bảo vệ môi
trường tại cộng đồng.
Hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ.
3. Biện pháp thực hiện :
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm non được lồng
ghép tích hợp vào các chủ đề, các hoạt động giáo dục, …

Trẻ Mầm non được làm quen với môi trường xung quanh trẻ rất
hứng thú nhất là Về con người và môi trường xung quanh.
Giáo viên giúp trẻ hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ:
Lớp, trường, gia đình, làng xóm Phân biệt được môi trường sạch và môi
trường bẩn. Từ đó trẻ có ý thức phải giữ cho môi trường được sạch sẽ
như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Tham gia vệ sinh lau chùi sắp
xếp đồ chơi ngăn nắp . Bỏ rác vào giỏ rác. Biết đi vệ sinh đúng nơi quy
đònh, biết giữ sạch sẽ nhà vệ sinh và rửa tay bằng xà phồng sau khi đi vệ
sinh. Tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, không để vòi nước chảy
liên tục, thấy nước chảy tràn biết khoá vòi lại, giữ gìn đồ chơi. Bên cạnh
con người với động vật thực vật giáo viên giải thích cho trẻ hiểu con vật
và cây cối có ích cho con người. Cây cối làm giảm ô nhiễm môi trường:
giảm bụi, tiếng ồn … Cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh,
cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt … , Cây kiểng, hoa trang trí
tạo cảnh đẹp …
Các con vật nuôi gần gũi (Trâu, bò, ngựa…) giúp người cày bừa
làm ruộng, kéo xe vận chuyển …
Trẻ có ý thức trong chăm sóc bảo vệ cây cối như tưới cây, làm cỏ
chăm sóc vật nuôi. Về con người với thiên nhiên giáo viên giải thích cho
các cháu lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh
nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi
có gió rét …
- Trang 5 -

×