SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HỒNG THÁI
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TÊN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC:
VĂN HÓA CỔ ĐẠI HI LẠP VÀ RÔ MA
MÔN HỌC CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ: LỊCH SỬ
CÁC MÔN ĐƯỢC TÍCH HỢP:
TOÁN, VẬT LÍ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN,
NGỮ VĂN, MĨ THUẬT
NĂM HỌC 2014 - 2015
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội.
Trường THPT Hồng Thái
Địa chỉ: Xã Hồng Hà – huyện Đan Phượng – TP Hà Nội.
Điện thoại: 0433.817259 Email:
Họ và tên: PHẠM THỊ THANH
Ngày sinh: 11/12/1981 Môn: Lịch Sử
Điện thoại: 0982101358 Email:
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên hồ sơ dạy học:
Lịch sử lớp 10 - Tiết 6- Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi lạp và
Rôma (tiếp theo)
II. Mục tiêu dạy học: Sau khi học xong tiết học này, HS sẽ đạt được:
1. Kiến thức.
- Kể được những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp – Rôma về lịch,
chữ viết; các nhà khoa học tiêu biểu, các tác phẩm văn học và công trình nghệ
thuật tiêu biểu.
- Rút ra được những đặc điểm tiêu biểu và đánh giá được những đóng góp của
văn hóa Hi Lạp – Rôma cổ đại đối với nhân loại.
- Khắc sâu được một số nội dung kiến thức cũ đã học và có nền tảng lý luận,
định hướng tìm hiểu để học tốt những nội dung sẽ được học ở các môn: Toán,
Vật lí, Giáo dục công dân, Ngữ Văn.
2. Kĩ năng.
Học sinh thực hiện được các kĩ năng: giải thích, so sánh, đánh giá;
- Giải thích được vì sao văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma lại đạt được thành
tựu rực rỡ đến vậy.
- So sánh được sự phát triển của văn hóa các quốc gia cổ đại phương Đông
với các quốc gia Hi Lạp và Rôma cổ đại.
- Đánh giá những đóng góp của văn hóa Hi Lạp và Rôma cổ đại đối với
nhân loại.
3. Thái độ.
- Có tình cảm khâm phục, trân trọng những đóng góp của các cư dân, các
nhà khoa học, các văn nghệ sĩ cố đại Hi Lạp và Rôma.
- Trân trọng và có hành động tích cực bảo vệ những di sản văn hóa của nhân
loại.
- Hiểu sâu sắc hơn giá trị của bộ môn Lịch Sử từ đó có thái độ học tập tích
cực.
III. Đối tượng dạy học của bài học.
Bài học được tiến hành giảng dạy tại các lớp 10A1, 10A2, 10A3.
- Đặc điểm: Học sinh các lớp 10A1, 10A2, 10A3 có đặc điểm học lực đa
dạng từ trung bình đến khá, giỏi, phần lớn trong số các em thích học các môn
học tự nhiên, chưa hứng thú với môn Lịch Sử.
1
IV. Ý nghĩa của bài học.
Tiết học về văn hóa Hi Lạp và Rôma cổ đại tạo cơ sở để học sinh tìm hiểu
sâu sắc hơn về văn hóa các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Có được hệ thống kiến thức nền tảng để học tốt một số nội dung môn Toán,
Vật lí, Giáo dục công dân, Ngữ Văn. Từ đó học sinh hiểu cụ thể hơn mối liên
hệ giữa khoa học Lịch Sử với các bộ môn khoa học, văn học, nghệ thuật
khác; vai trò việc học môn Lịch Sử đối với việc học tập các môn học khác.
Từ hiểu biết đó học sinh sẽ có hứng thú, tích cực hơn trong học tập bộ môn
Lịch Sử.
V. Thiết bị dạy học, học liệu.
- Máy tính được nối với máy chiếu.
- Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm.
* Ứng dụng CNTT vào việc dạy và học của bài:
- Giáo viên và học sinh sử dụng mạng internet tìm hiểu về các thành tựu văn
hóa Hi Lạp và Rôma cổ đại: tiến bộ về việc tạo ra lịch, chữ viết, các nhà toán
học, vật lí, nhà văn, nhà thơ; các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
- Giáo viên sử dụng máy tính thiết kế bài giảng powerpoint.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp.
Mục tiêu – nội dung Tổ chức, hoạt động của GV và HS
- Giao nhiệm vụ học tập, lôi
cuốn học sinh tập trung, tích cực
học tập; tạo cơ sở để đánh giá
kết quả học tập của học sinh
trong giờ học.
- Phát phiếu học tập cá nhân: phiếu số 1.
- Khởi động: tạo không khí vui
vẻ, sôi nổi và khơi dậy kiến thức
cũ đã học, tạo nền tảng để
nghiên cứu bài mới.
- Cách thức: Cả lớp chơi trò chơi: “hỏi nhanh –
đáp gọn”
- Tổng kết phần khởi động, dẫn
vào bài mới; hoàn thiện một
phần của phiểu học tập cá nhân
số 1; tạo tình huống có vấn đề
cho học sinh.
- Nêu vấn đề trên cơ sở phiếu số 1.
2
3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô
ma.
3.1. Cơ sở hình thành
- Sử dụng hình ảnh Đế quốc Rôma thời hưng
thịnh.
- Hỏi những đặc điểm cơ bản về kinh tế, xã hội
của các quốc gia cổ đại phương Tây.
3.2. Thành tựu
a. Lịch và chữ viết.
* Lịch:
? Người phương Đông thời cổ đại đã có hiểu
biết như thế nào về Trái Đất và Mặt Trời?
Họ tính lịch 1 năm có bao nhiêu ngày?
? Người Hi Lạp – Rôma đã có hiểu biết về Trái
đất và hệ Mặt Trời như thế nào? Tại sao họ lại
có được sự hiểu biết như vậy?
* Chữ viết.
- Sáng tạo ra chữ Rôma, chữ số
La mã.
? Nhu cầu chữ viết được đặt ra với cư dân Địa
Trung Hải nhằm phục vụ hoạt động gì?
? Cư dân Hi Lạp và Rôma cổ đại đã tạo ra hệ
thống chữ viết như thế nào?
- Sử dụng các hình ảnh về chữ viết Ai Cập,
Lưỡng Hà cổ đại với chữ Hi Lạp, Rôma để học
sinh so sánh, đánh giá giá trị sáng tạo chữ viết
của người Hi Lạp và Rôma cổ đại.
b. Sự ra đời của khoa học
- Khai sinh ra nhiều ngành khoa
học, có nhiều nhà bác học lớn.
? Hiểu biết về khoa học của con người có từ
bao giờ?
? Người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã đạt đến trình
độ khoa học như thế nào?
* Toán học.
- Các nhà toán học tiêu biểu:
Talet, Pitago, Ơclit.
- Tích hợp liên môn.
+ Nhà toán học Talet.
? Kể tên những nhà toán học Hi Lạp – Rôma cổ
đại và những thành tựu tiêu biểu của họ mà các
em đã được học?
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà
toán học Talet?
- Hình ảnh về Talet và đồng hồ mặt trời của
ông.
Tích hợp:
- Định lí Talét trong tam giác.
- Định lí Talét trong không gian, phần hình học
lớp 11, chương II.
+ Nhà toán học Pitago.
? Hãy trình bày những hiểu biết của các em về
Pitago và những đóng góp khoa học của ông?
Tích hợp: Các em hãy phát biểu định lí Pitago?
Ý nghĩa thực tiến của định lí?
- Học sinh giới thiệu về Pitago và những thành
tựu của ông.
- Giáo viên sử dụng hình ảnh về Pitago.
+ Nhà toán học Ơclit. ? Hãy kể những điều em biết về nhà toán học
3
Ơclit?
- HS giới thiệu về Ơclit; GV cung cấp hình ảnh
minh họa.
Tích hợp: Ơclit có vai trò như thế nào trong
môn hình học?
* Vật lí: Nhà bác học Acsimet. - ? Nhà vật lý nổi tiếng nhất thời cổ đại là ai?
Ông đã có những phát minh nào? Những hiểu
biết của em về ông?
- Học sinh kể những câu chuyện, GV sử dụng
hình ảnh minh họa về Acsimet.
- Tích hợp vật lí lớp 8, lớp 11.
* Sử học: Hêrôđốt: ông tổ của
sử học.
- Các nhà sử học tiêu biểu:
Tuxidit, Pôlibiút …
? Các em có biết khoa học lịch sử ra đời khi
nào? Hãy kể tên và những đóng góp quan trọng
của các nhà sử học Hi Lạp và Rôma cổ đại?
- Học sinh kể chuyện về các nhà Sử học đầu tiên
với quan điểm viết Sử.
- Giáo viên bổ sung, dung hình ảnh minh họa.
* Địa lí: nhà địa lí Xtrabôn. ? Người đầu tiên vẽ lược đồ vùng Địa Trung
Hải là ai
* Triết học: Platôn; Đêmôcrit;
A- rixtốt
? Những hiểu biết của các em về triết học
phương Tây cổ đại?
- Giới thiệu hai trường phái duy vật và duy tâm.
- Tích hợp môn Giáo dục công dân lớp 10.
* Y dược học:
Hippocrat: ông tổ ngành y dược.
? Người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã đạt đến trình
độ phát triển y dược học như thế nào?
? Các em đã biết những điều gì về ông tổ ngành
y dược học?
- Giới thiệu về Hippocrat
- Tích hợp giáo dục đạo đức.
c. Văn học.
- Văn học viết phát triển cao,
hình thành các thể loại văn học.
- Nhiều nhà văn, nhà thơ nổi
tiếng:
+ Hôme.
+ Etsin: cha đẻ của bi kịch.
+ Xôphốclơ:
+ Ơripít.
? Người Hi Lạp và Rôma cổ đại có những thể
loại văn học nào?
? Hãy giới thiệu về các nhà văn, nhà thơ tiêu
biểu của Hi Lạp và Rôma cổ đại và các tác
phẩm nổi bật của họ mà các em biết?
- Tích hợp Ngữ Văn lớp 10.
d. Nghệ thuật.
+ Tượng: hoàn mĩ, con người là
chuẩn mực.
+ Kiến trúc: tráng lệ.
?Đặc điểm nghệ thuật phương Đông?
? Kể tên những công trình, tác phẩm nghệ thuật
của người Hi Lạp và Rôma cổ đại mà các em
biết?
? Các em hãy quan sát, miêu tả một số công
4
trình nghệ thuật tiêu biểu của người Hi Lạp và
Rôma, rút ra nhận xét về đặc điểm của nghệ
thuật và kiến trúc của Hi Lạp và Rô ma?
- Trình chiếu hình ảnh để học sinh giới thiệu về
những công trình, tác phẩm nghệ thuật của Hi
Lạp và Rôma cổ đại.
- Tích hợp môn Mĩ thuật.
3.3. Giá trị của văn hóa Hi Lạp
– Rôma cổ đại.
- Đặt nền móng khai sinh ra
nhiều nghành khoa học cơ bản.
- Hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
- Đạt đến đỉnh cao nghệ thuật,
ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình
phát triển của châu Âu.
Chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhiệm vụ; làm việc
trên phiếu hoạt động nhóm (khổ A0) trong 3
phút.
Nhóm 1, 2: Đóng góp quan trọng của khoa học
của Hi Lạp – Rôma cổ đại đối với nhân loại?
Nhóm 3, 4: Những đặc điểm về văn học, nghệ
thuật của Hi Lạp – Rôma?
- Các thành viên cùng viết lên những góc khác
nhau trên phiếu nhóm.
Nguyên nhân dẫn đến sự phát
triển cao của văn hóa Hi Lạp và
Rô ma cổ đại?
? Tại sao văn hóa Hi Lạp – Rôma lại đạt đến
trình độ phát triển cao như vậy?
- Tích hợp giáo dục thái độ bảo
vệ các di sản văn hóa.
? Suy nghĩ của em trước hiện trạng các di sản
văn hóa của nhân loại?
- GV gợi ý: 7 kì quan của thế giới cổ đại hiện
chỉ còn Kim Tự tháp tương đối nguyên vẹn.
Sơ kết. GV tổng kết lại 3 nội dung của tiết học.
Học sinh hoàn thiện phiếu số 1 và thu lại.
Bài tập về nhà: GV giao phiếu bài tập về nhà.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Kiểm tra trực tiếp luôn trên lớp thông qua phiếu học tập và phiếu bài tập về
nhà.
Tiêu chí: học sinh hoàn thiện được những yêu cầu của phiếu học tập trong
thời gian cho phép.
VIII. Các sản phẩm của học sinh.
- Phiếu học tập số 1: hoàn thành trong giờ học trên lớp.
- Phiếu học tập số 2: Bài tập về nhà.
5
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN
Tiết 6: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma
Phiếu số 1: Trên lớp.
Họ tên học sinh: ………….………………………
Lớp: ………………
Dựa vào nội dung đã học về các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ
đại phương Tây hãy hoàn thành bảng tổng kết sau:
Nội dung
Các quốc gia cổ đại phương
Đông
Các quốc gia cổ đại phương
Tây
Thời gian ra đời
Kinh tế chủ yếu
Thể chế chính trị
Thành tựu văn hóa
tiêu biểu
6
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN
Tiết 6: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma
Phiếu số 2: Bài tập về nhà.
Họ tên: ………………………………………………
Lớp: ……………………………………….
Điểm Nhận xét của cô giáo
Đề bài: Hãy tóm tắt lại nội dung chính của tiết học văn hóa cổ đại Hi Lạp và
Rô ma dưới dạng sơ đồ tư duy, có sự liên hệ với các môn học khác.
Tiết 6: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM
Đóng góp quan trọng của khoa học cổ đại Hi Lạp và Rôma đối với nhân
loại:
Nhóm:
Những đặc điểm của văn học, nghệ thuật cổ đại Hi Lạp và Rôma:
Nhóm:
7
SẢN PHẨM HỌC SINH CHUẨN BỊ TRƯỚC GIỜ HỌC
Bài viết và hình ảnh về các nhà khoa học, nhà thơ, nhà triết học, y học, Hi Lạp –
Rô ma cổ đại
8
9
HOẠT ĐỘNG NHÓM TRÊN LỚP 10 A3
10
11
12
KẾT QUẢ HỌC SINH HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 TRÊN LỚP
13
14
SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH: phiếu học tập số 2- bài tập về nhà
15
16