Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

giáo trình mô đun nuôi dưỡng dê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.54 KB, 66 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI DƯỠNG DÊ

MÃ SỐ : MĐ03
NGHỀ : NUÔI DÊ, THỎ
Trình độ : Sơ cấp nghề
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN :
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU : MĐ03
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây phong trào nuôi dê, thỏ ở Việt Nam phát triển
mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt dê, sữa dê và thịt thỏ. Giá trị dinh
dưỡng của thịt dê, sữa dê và thịt thỏ lại cao hơn so với một số loài vật nuôi khác.
Hơn nữa chăn nuôi dê, thỏ vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật
liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Dê, thỏ là loài vật
rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phế
phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá thành sản phẩm lại cao vì
người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản. Xuất phát từ nhu cầu trên việc phát
triển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết.
Giáo trình nuôi dê, thỏ đã được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm rút ra
từ đào tạo và thực tế, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình một cách khoa học, hệ
thống và cập nhật những kiến thức và kỹ năng thực tiễn phù hợp với đối tượng là lao
động nông thôn.
Giáo trình nuôi dê, thỏ là tài liệu sử dụng giảng dạy, học tập và tham khảo
cho giáo viên, học sinh các cơ sở dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn.
Nội dung giáo trình mô đun chăm sóc dê gồm có 5 bài :


Bài 1 : Nuôi dưỡng dê đực giống
Bài 2 : Nuôi dưỡng dê cái sinh sản
Bài 3 : Nuôi dưỡng dê con
Bài 4 : Nuôi dưỡng dê thịt
Bài 5 : Nuôi dưỡng dê sữa
Tập thể đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên soạn chương trình,
giáo trình dạy nghề song còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong muốn
nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn
đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Lâm Trần Khanh . Chủ biên
2. Lê Công Hùng. Thành viên
3. Nguyễn Danh Phương. Thành Viên
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
MÔ ĐUN NUÔI DƯỠNG DÊ 1
Bài 1. NUÔI DƯỠNG DÊ ĐỰC GIỐNG 1
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng dê đực giống 1
B. Các bước tiến hành: 2
1.1. Xác định khẩu phần 2
1.1.1. Nhu cầu protein và năng lượng 2
1.1.2. Nhu cầu các chất khoáng 3
1.1.3. Nhu cầu các Vitamin 3
1.1.4. Tiêu chuẩn - khẩu phần ăn 3
1.2. Kỹ thuật cho dê ăn, uống 5
1.3. Theo dõi dê ăn, uống 6
1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 6

1.5. Theo dõi ghi chép sổ sách 6
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 6
D. Ghi nhớ : 9
Bài 2. NUÔI DƯỠNG DÊ CÁI SINH SẢN 10
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng dê cái sinh sản 10
B. Các bước tiến hành: 11
2.1. Nuôi dưỡng dê cái hậu bị 11
2.1.1. Xác định khẩu phần 11
2.1.2. Kỹ thuật cho dê ăn, uống 11
2.1.3. Theo dõi dê ăn, uống 12
2.1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 13
2.2. Nuôi dưỡng dê cái chửa và nuôi con 13
2.2.1. Xác định khẩu phần 13
2.2.2. Kỹ thuật cho dê ăn, uống 19
2.2.3. Theo dõi dê ăn, uống 21
2.2.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 21
2.3. Theo dõi ghi chép sổ sách 22
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 22
1. Các câu hỏi : 22
D. Ghi nhớ : 24
Bài 3. NUÔI DƯỠNG DÊ CON 25
A. Giới thiệu quy trình nuôi dê con 25
B. Các bước tiến hành: 26
3.1. Giai đoạn từ 1 đến 15 ngày tuổi 26
3.2. Giai đoạn 16 đến 45 ngày tuổi 26
3.3. Giai đoạn từ 46 đến 90 ngày tuổi 27
3.4. Cai sữa cho dê 27
3.5. Theo dõi ghi chép sổ sách 27
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 28
D. Ghi nhớ : 30

Bài 4. NUÔI DƯỠNG DÊ THỊT 31
A. Giới thiệu quy trình nuôi dê thịt 31
B. Các bước tiến hành: 31
4.1. Nuôi dê giai đoạn sinh trưởng 31
4.1.1. Xác định khẩu phần 31
4.1.2. Kỹ thuật cho dê ăn, uống 32
4.1.3. Theo dõi dê ăn, uống 33
4.1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 34
4.2. Vỗ béo dê 34
4.3. Theo dõi ghi chép sổ sách 35
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 35
D. Ghi nhớ : 37
Bài 5. NUÔI DƯỠNG DÊ SỮA 38
A. Giới thiệu quy trình nuôi dê sữa 38
B. Các bước tiến hành: 39
5.1. Nuôi dưỡng dê vắt sữa 39
5.1.1. Xác định khẩu phần 39
5.1.2. Kỹ thuật cho dê ăn, uống 41
5.1.3. Theo dõi dê ăn, uống 42
5.1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 42
5.2. Nuôi dưỡng dê thời kỳ cạn sữa 43
5.2.1. Mục đích làm cạn sữa 43
5.2.2. Phương pháp làm cạn sữa 43
5.2.3. Nuôi dưỡng dê cạn sữa 43
5.3. Theo dõi ghi chép sổ sách 43
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 43
D. Ghi nhớ : 45
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 46
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 46
II. Mục tiêu : 46

III. Nội dung chính của mô đun : 46
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 47
4.1. Đánh giá bài thực hành 3.1.1: Khảo sát xác định khẩu phần ăn cho dê đực
giống tại địa phương 47
4.2. Đánh giá bài thực hành 3.1.2: Cho dê đực giống ăn, uống ở một trại hoặc hộ
gia đình nuôi dê tại địa phương 47
4.3. Đánh giá bài thực hành 3.1.3: Theo dõi ăn, uống và điều chỉnh được khẩu
phần ăn phù hợp cho dê đực giống 48
4.4. Đánh giá bài thực hành 3.2.1: Khảo sát điều tra khẩu phần ăn của dê hậu bị,
dê cái sinh sản tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi dê sinh sản 49
4.5. Đánh giá bài thực hành 3.2.2: Cho dê cái sinh sản và dê ăn, uống tại một trại
hoặc hộ gia đình nuôi dê sinh sản 50
4.6. Đánh giá bài thực hành 3.2.3: Theo dõi điều chỉnh thức ăn, xác định nguyên
nhân dẫn đến dê ăn uống, kém và đưa giải pháp khắc phục ở một trại hoặc hộ gia
đình nuôi dê tại địa phương 50
4.7. Đánh giá bài thực hành 3.3.1: Nuôi dưỡng dê con giai đoạn sơ sinh và bú
sữa tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi dê 51
4.8. Đánh giá bài thực hành 3.3.2: Cai sữa cho dê con tại một trại hoặc hộ nuôi
dê sinh sản 52
4.9. Đánh giá bài thực hành 3.3.3: Theo dõi điều chỉnh lượng sữa và thức ăn tập
ăn, xác định nguyên nhân dẫn đến dê bú kém, ăn uống kém và đưa giải pháp
khắc phục cho trại hoặc hộ gia đình nuôi dê tại địa phương 52
4.10. Đánh giá bài thực hành 3.4.1: Khảo sát điều tra khẩu phần ăn của dê nuôi
thịt tại một trại hoặc hộ gia đình 53
4.11. Đánh giá bài thực hành 3.4.2: Cho dê nuôi thịt ăn, uống tại một trại hoặc hộ
gia đình nuôi dê nuôi thịt 54
4.12. Đánh giá bài thực hành 3.4.3: Theo dõi điều chỉnh thức ăn, xác định
nguyên nhân dẫn đến dê ăn uống, kém và đưa giải pháp khắc phục ở một trại
hoặc hộ gia đình nuôi dê tại địa phương 55
4.13. Đánh giá bài thực hành 3.5.1: Khảo sát điều tra khẩu phần ăn của dê sữa tại

một trại hoặc hộ gia đình 56
4.14. Đánh giá bài thực hành 3.5.2: . Cho dê sữa ăn, uống tại một trại hoặc hộ gia
đình nuôi dê sữa 56
4.15. Đánh giá bài thực hành 3.5.3: Theo dõi điều chỉnh thức ăn, xác định
nguyên nhân dẫn đến dê sữa ăn uống, kém và đưa giải pháp khắc phục ở một trại
hoặc hộ gia đình nuôi dê sữa tại địa phương 57
V. Tài liệu tham khảo 58
1
MÔ ĐUN NUÔI DƯỠNG DÊ
Mã mô đun : MĐ03
Giới thiệu mô đun :
Mô đun 3: Nuôi dưỡng dê với tổng số giờ là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý
thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các
kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Nuôi dưỡng dê đực giống,
nuôi dưỡng dê cái sinh sản; nuôi dưỡng dê thịt; nuôi dưỡng dê vắt sữa đạt chất
lượng và hiệu quả. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp
giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc
nghiệm và làm bài tập thực hành.
Bài 1. NUÔI DƯỠNG DÊ ĐỰC GIỐNG
Mã bài: MĐ 03-01
Mục tiêu :
- Mô tả được các bước trong công việc nuôi dưỡng dê đực giống.
- Thực hiện được các bước trong công việc nuôi dưỡng dê đực giống.
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng dê đực giống
Nuôi dưỡng dê đực giống
Bước 1: Xác định khẩu phần
Bước 2: Cho dê ăn, uống
Bước 3: Theo dõi dê ăn, uống
Bước 4: Điều chỉnh khẩu phần ăn
Bước 5: Theo dõi ghi chép số sách

2
B. Các bước tiến hành:
1.1. Xác định khẩu phần
Dê đực giống cần các chất dinh dưỡng để duy trì, phát triển cơ thể và sản xuất
tinh dịch. Do vậy, cần cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cho dê
đực giống.
Nếu thức ăn không đầy đủ hoặc không cân bằng dinh dưỡng cũng như quá
thừa sẽ làm giảm hoạt tính sinh dục, chất lượng tinh dịch và rút ngắn thời gian sử
dụng của, dê đực giống.
Trao đổi cơ bản của dê đực giống phải cao hơn dê đực thiến 15 - 20%. Do đó,
khi nuôi dưỡng dê đực giống phải căn cứ vào cường độ sử dụng để nuôi dưỡng sao
cho dê đực khỏe mạnh, không được tích mỡ nhiều, phải có tính hăng cao và chất
lượng tinh dịch tốt.
1.1.1. Nhu cầu protein và năng lượng
- Dê đực giống hậu bị:
Giai đoạn dưới 3 tháng tuổi cần cung cấp 18% Protein thô, giai đoạn 3 - 6
tháng tuổi cần cung cấp 16% Protein thô, giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi, và trên 12
tháng tuổi cần cung cấp 12% Protein thô.
Bảng 3.1.1. Nhu cầu năng lượng và protein của dê đực giống
Thể trọng (kg) Mức độ khai thác
Nghỉ phối Phối ít Phối nhiều
Nhu cầu năng lượng (ĐVTA)
40 4,8 - 5,3 5,2 - 5,8 5,6 - 6,1
50 5,4 - 6,1 6,0 - 6,6 6,4 - 7,0
60 6,1 - 6,4 6,7 - 7,5 7,2 - 8,0
70 6,7 - 7,6 7,3 - 8,2 7,9 - 8,7
80 7,3 - 8,3 7,8 - 8,9 8,5 - 9,5
90 7,9 - 8,9 8,6 - 9,5 9,2 - 10,2
100 8,4 - 9,4 9,1 - 10,0 9,8 - 10,8
Nhu cầu protein tiêu hóa (g/ĐVTA)

100 120 - 125 140 - 145
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
3
Ghi chú: 1 ĐVTA = 2500 kcal ME tính theo công thức của Schiemann
1 ĐVTA tạo sữa (UFL) = 1700kcal NE tính theo INRA (Pháp)
Dê đực tơ hoặc dê gầy mỗi ngày cho ăn tăng thêm 0,5 - 1 ĐVTA.
1.1.2. Nhu cầu các chất khoáng
Canxi : 7 - 8 g/ĐVTA ;
P : 6 - 7 g/ĐVTA,
NaCl : 7 - 8 g/100 kg trọng lượng cơ thể.
Các khoáng vi lượng cũng có vai trò quan trọng đối với dê đực giống : Co,
Cu, Zn, Mn, I… Hàm lượng các khoáng này trong thức ăn phụ thuộc vào mùa, đất,
phân bón.
1.1.3. Nhu cầu các Vitamin
- Các Vitamin có vai trò quan trọng đối với dê đực giống. Thiếu Viatmin ảnh
hưởng đến quá trình sinh tinh và hoạt động tính dục của đực giống. Đặc biệt là các
Vitamin A, D, E. Cần bổ sung 100mg Caroten/10 kg trọng lượng cơ thể. Khi khẩu
phần thiếu thì bổ sung chế phẩm Vtamin A (1mg Caroten = 500 - 533 UI Vitamin A)
1.1.4. Tiêu chuẩn - khẩu phần ăn
Bảng 3.1.2. Tiêu chuẩn ăn của dê đực giống ngoại trưởng thành
Trọng
lượng
(kg)
ĐVTA
Năng
lượng ME
(Kcalo)
Protein
tiêu hóa
(g)

Khoáng
Vitamin (1000
UI)
Ca (g) P (g) A D
50
60
70
80
90
100
110
120
9,09
10,43
11,7
12,94
14,13
15,29
14,26
15,22
15790
18100
20320
22460
24530
26550
28520
30440
789
905

1016
1123
1227
1328
1426
1522
20
25
28
32
36
41
45
49
12
15
18
20
22
25
28
30
21,20
25,46
29,68
33,92
38,16
42,40
46,64
50,88

3,30
3,96
4,62
5,28
5,94
6,60
7,26
7,92
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
4
Bảng 3.1.3. Tiêu chuẩn ăn của dê đực giống (Giống dê địa phương)
Trọng
lượng (kg)
ĐVTA
Năng
lượng ME
(Kcalo)
Protein
tiêu hóa
(g)
Khoáng
Vitamin
(1000 UI)
Ca (g) P (g) A D
30
35
40
45
50
55

60
65
70
6,7
7,9
9,1
9,8
10,5
11,5
12,3
13,3
14,3
14100
16300
18200
20200
22100
24000
25800
27900
30000
241
277
287
335
362
390
418
452
486

241
277
287
335
362
390
418
452
486
10
12
13
14
15
16
17
18
19
10
12
13
14
15
16
17
18
19
10
12
13

14
15
16
17
18
19
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
- Khẩu phần ăn của dê đực giống phải căn cứ vào hướng sản xuất, trọng
lượng cơ thể và mức độ sử dụng.
- Cần sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau, ưu tiên sử dụng các loại thức ăn
có giá trị dinh dưỡng cao, hệ số choán thấp và dễ tiêu hóa để giữ cho đực giống có
bụng thon gọn. Cần chú ý đến tỷ lệ Protein có nguồn gốc động vật, tỷ lệ này không
thấp dưới 50%.
- Cấu trúc khẩu phần như sau :
+ Mùa đông : Thức ăn thô 25 - 40%, thức ăn nhiều nước và củ quả 20 - 30%,
thức ăn tinh 40 - 45%.
+ Mùa hè : Cỏ tươi xanh 35 - 45%, cỏ khô 15 - 20%, thức ăn tinh 35 - 45%.
+ Trong thời gian phối giống cho dê đực ăn thêm 1 kg thức ăn tinh trong đó
có 120 g Protein tiêu hóa. Mỗi lần khai thác tinh bổ sung thêm 2 quả trứng gà, thóc
mầm hoặc giá đỗ.
+ Khẩu phần ăn của dê đực giống có trọng lượng 30 kg
Cỏ tươi : 4,5 kg
Thóc mầm : 0,7 kg
Rơm khô : 0,8 kg
5
Khoai lang củ : 0,44 kg
Khô dầu : 0,1 kg
+ Khẩu phần ăn của dê đực giống trọng lượng 50 - 60 kg
Cỏ tươi : 6 kg
Bột sắn : 0,5 kg

Cám gạo loại I : 0,5 kg
Bột cá : 0,1 kg
Primix khoáng : 25g
1.2. Kỹ thuật cho dê ăn, uống
- Thức ăn cho dê đực giống:
Thông thường 1 dê đực nặng 50 kg 1 ngày cho nó ăn 4 kg Cỏ xanh 1,5 kg lá
cây giàu protein 0,4 kg thức ăn tinh.
Chú ý: Luôn bổ sung đủ khoáng đa và vi lượng cho dê bằng cách làm tảng đá
liếm cho dê ăn thường xuyên.
- Cách cho dê ăn: Mỗi ngày cho 2 lần thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.
+ Buổi sáng cho ăn thức ăn tinh vào trước khi khai thác tinh
+ Buổi chiều cho ăn phần còn lại.
+ Sau khi cho ăn thức ăn tinh, dê đực giống mới được ăn thức ăn thô hoặc cỏ
hoặc chăn thả.
Chú ý: Khi chuyển loại thức ăn phải có chế độ chuyển tiếp trong 7 - 8 ngày
để cho khu hệ vi sinh vật dạ cỏ thích nghi dần với thức ăn mới.
- Cho uống nước tự do.
+ Thông thường vào mùa mưa độ ẩm cao, cho dê ăn cây lá cỏ chứa 70-80%
nước thì dê không đòi hỏi nhiều nước.
+ Lượng nước mà dê cần phụ thuộc vào giống, khí hậu, thời tiết, loại thức ăn
và mục đích sản xuất.
+ Người ta thường tính nhu cầu nước của dê bằng 4 lần nhu cầu vật chất khô
trong ngày.
+ Nhu cầu nước của dê đực giống cao hơn các giống dê khác.
6
1.3. Theo dõi dê ăn, uống
- Hàng ngày người chăn nuôi phải theo dõi khả năng sử dụng thức ăn, nước
uống của dê đực giống để điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý, tránh lãng phí thức
ăn hoặc thiếu thức ăn.
- Xác định mức thức ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn khẩu phần để dê khỏe

mạnh, không quá béo và tính hăng cao.
- Quan sát khả năng ăn, uống của dê mẹ để tìm ra các nguyên nhân bất thường
và có biện pháp khắc phục kịp thời.
1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn
- Dê đực giống được nuôi theo khẩu phần nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho dê phối giống. Nếu để dê đực giống đói hoặc yếu thì chất lượng tinh
dịch kém và ảnh hưởng tới sức khỏe dê.
- Hàng ngày cần phải theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh cho phù
hợp không để thức ăn thừa, không để thiếu thức ăn. Những thức ăn thừa rơi vãi cần
phải thu dọn ngay.
- Trong trường hợp dê ăn uống kém, phải xác định nguyên nhân và biện pháp
khắc phục kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến dê ăn uống kém có thể do điều kiện môi
trường, do thức ăn kém phẩm chất hoặc do dê bị bệnh… trên cơ sở đó để điều
chỉnh kịp thời.
- Khi muốn phối giống 2 lần/ngày cần bổ sung cho ăn thêm 0,3 kg rau rá hoặc 1-
2 quả trứng gà.
1.5. Theo dõi ghi chép sổ sách
- Hàng ngày theo dõi thỏ ăn uống phải ghi chép chi tiết và đầy đủ các số liệu.
- Các số liệu ghi chép phải cụ thể, trung thực để phản ánh được thực trạng tình
hình sức khỏe và chất lượng quá trình nuôi dưỡng dê đực giống.
- Ghi sổ theo dõi số lượng thức ăn tinh, thức ăn xanh hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng, hàng quý và 1 năm.
- Ghi sổ theo dõi hiệu quả phối giống của từng đực giống để quản lý giống và
tránh quá khả năng sản xuất của chúng.
- Theo dõi khi hiệu quả phối giống của dê đạt dưới 60% và tuổi quá 6 năm thì
nên thải loại chúng.
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên.
1. Các câu hỏi :
7
- Nêu nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho dê đực giống ? Tìm hiểu khẩu

phần thực tế tại địa phương.
- Mô tả cách cho dê, ăn uống ? Liên hệ thực tế tại địa phương.
- Cách điều chỉnh khẩu phần ăn cho dê đực giống ?
2. Các bài tập thực hành :
2.1.Bài thực hành số 3.1.1. Khảo sát xác định khẩu phần ăn cho dê đực giống
tại địa phương.
PHIẾU KHẢO SÁT KHẨU PHẦN ĂN DÊ ĐỰC GIỐNG
Tên nhóm khảo sát :……………………………………………………….
Địa chỉ :…………………………………………………………
Tên trại hoặc hộ
gia đình
Giống

Loại dê
Lượng thức ăn cung cấp cho dê đực
giống (g/con/ngày)
Thức ăn tinh Thức ăn
xanh
Củ quả
- Mục tiêu: Xác định được các loại thức ăn hiện cơ sở nuôi dê đực giống đang
sử dụng.
- Nguồn lực: Các loại thức ăn cho dê, biểu mấu, giấy, bút, bảng giá trị dinh
dưỡng các loại thức ăn.
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận
nhiệm vụ được giao, thực hiện khảo sát các loại thức ăn cho dê đực giống.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Giống dê
+ Giai đoạn nuôi
+ Khảo sát các loại thức ăn trong khẩu phần
+ Khảo sát tỷ lệ các loại thức ăn

+ Thànhphần dinh dưỡng của khẩu phần ăn
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Điều tra đầy
đủ các loại thức ăn thô xanh, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung cho dê đực giống.
8
2.2. Bài thực hành số 3.1.2. Cho dê đực giống ăn, uống ở một trại hoặc hộ gia
đình nuôi dê tại địa phương.
- Mục tiêu: Cho dê đực giống ăn, uống đúng yêu cầu kỹ thuật
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hoặc hộ gia đình), các loại thức ăn, máng ăn,
máng uống.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận
nhiệm vụ được giao, thực hiện cho dê đực giống ăn, uống.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Xác định loại thức ăn
+ Xác định tiêu chuẩn khẩu phần ăn
+ Cho dê đực giống ăn
+ Cho dê đực giống uống nước
- Thời gian hoàn thành : 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định
chính xác số lượng mỗi loại thức ăn, mỗi lần cho ăn và số lần cho ăn trong ngày.
Thực hiện cho dê đực giống ăn đúng yêu cầu kỹ thuật, kết quả dê ăn uống tốt và
khẻo mạnh.
2.3. Bài thực hành số 3.1.3. Theo dõi điều chỉnh thức ăn, xác định nguyên
nhân dẫn đến dê ăn uống, kém và đưa giải pháp khắc phục ở một trại hoặc hộ gia
đình nuôi dê tại địa phương.
- Mục tiêu: Theo dõi ăn, uống và điều chỉnh được khẩu phần ăn phù hợp cho
dê đực giống.
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hoặc hộ gia đình), các loại thức ăn, máng ăn,
máng uống. Sổ sách theo dõi ghi chép.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận

nhiệm vụ được giao, thực hiện theo dõi và điều chỉnh thức ăn cho dê đực giống.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Theo dõi ăn, uống
+ Điều chỉnh khẩu phần
+ Tìm nguyên và đưa ra giải pháp khắc phục thỏ ăn, uống kém
- Thời gian hoàn thành : 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định
được mức độ béo gầy của dê, sức khỏe của dê, các nguyên nhân dẫn đến dê ăn,
9
uống kém. Thực hiện điều chỉnh thức ăn, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp
khắc phục, kết quả phản ánh đúng thực trạng.
D. Ghi nhớ :
- Giữ cho dê đực giống ở trạng thái cơ thể không quá béo hoặc quá gầy.
- Theo dõi và điều chỉnh thức ăn kịp thời tránh lãng phí thức ăn.
- Xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp dẫn đến dê ăn, uống kém.
10
Bài 2. NUÔI DƯỠNG DÊ CÁI SINH SẢN
Mã bài: MĐ 03-02
Mục tiêu :
- Mô tả được các bước trong công việc nuôi dưỡng dê cái sinh sản.
- Thực hiện được các bước trong công việc nuôi dưỡng dê cái sinh sản.
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng dê cái sinh sản
Nuôi dưỡng dê cái hậu bị
Nuôi dưỡng dê cái chửa
và nuôi con
Theo dõi ghi chép số sách
Bước 1: Xác định khẩu phần
Bước 2: Cho dê ăn, uống
Bước 3: Theo dõi dê ăn, uống
Bước 4: Điều chỉnh khẩu phần ăn

Bước 1: Xác định khẩu phần
Bước 2: Cho dê ăn, uống
Bước 3: Theo dõi dê ăn, uống
Bước 4: Điều chỉnh khẩu phần ăn
11
B. Các bước tiến hành:
2.1. Nuôi dưỡng dê cái hậu bị
2.1.1. Xác định khẩu phần
Cần chọn lọc những dê cái sinh trưởng phát dục tốt ,có ngoại hình đẹp sau
cai sữa để chuyển sang nuôi hậu bị
- Nuôi dê hậu bị theo khẩu phần qui định để tăng khả năng sinh trưởng phát
triển cơ thể hợp lý, không nên vỗ béo bằng thức ăn giàu năng lượng như ngô, sắn,
gạo, tinh hỗn hợp. Cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh (2 - 5 kg/ngày) bằng 65 - 75%
vật chất khô tổng khẩu phần ăn hàng ngày, phần còn lại bổ xung bằng thức ăn tinh
và phụ phẩm nông nghiệp.
- Đối với các loại thức ăn mới, các phụ phẩm nông công nghiệp cần tập ăn và
tăng dần từ ít đến nhiều để phù hợp với khả năng tiêu hoá của dê thường một ngày
cho ăn 0,1 - 0,5 kg/con.
- Giai đoạn đầu của thời kỳ nuôi dê hậu bị là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn
dê bú sữa mẹ sang tự hoàn toàn thu nhận thức ăn vì vậy giai đoạn này dê con
thường hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá như bệnh tiêu chảy, chướng bụng đầy
hơi, để phòng các bệnh này cần phải vệ sinh sạch sẽ nguồn thức ăn nước uống sàn
chuồng sân chơi của dê, nếu dê mắc các chứng bệnh này cần phải điều trị kịp thời
bằng biện pháp điều chỉnh các loại thức ăn cho phù hợp và các biện pháp cơ học và
thuốc thú y.
2.1.2. Kỹ thuật cho dê ăn, uống
- Hàng ngày dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô bằng 3,5% trọng
lượng cơ thể. Ví dụ dê có trọng lượng 50 kg thì một ngày cần cho ăn là 1,75kg vật
chất khô.
- Dê hướng thịt thì cần ít hơn (dưới 3%), dê hướng sữa cần nhiều hơn (4%).

- Trên cơ sở đó, chúng ta có thể tính được nhu cầu vật chất khô hàng ngày khi
biết trọng lượng của dê và các loại thức ăn cho dê.
- Cách cho dê ăn:
+ Mỗi ngày cho 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều
+ Cho dê ăn thức ăn tinh trước và thức ăn xanh sau hoặc chăn thả
Chú ý: Các loại thức ăn mới phải chuyển đổi từ ít đến tăng dần trọng lượng
thức ăn phù hợp, để cho dê thích ứng.
- Cách cho dê uống: Áp dụng cho dê uống nước tự do, đảm bảo đủ cung cấp
nước sạch cho dê.
12
Hình 3.2.1. Cho dê ăn thức ăn xanh
Hình 3.2.2. Cho dê ăn thức ăn tinh
2.1.3. Theo dõi dê ăn, uống
- Cho dê hậu bị ăn theo định mức, không để dê bị đói hoặc cho ăn thừa thức
ăn. Hàng ngày cần theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể không để dê hậu bị quá gầy hoặc quá béo. Dê
quá gầy hoặc quá béo đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ mẹ sau này.
13
- Quan sát khả năng ăn, uống của dê để tìm ra các nguyên nhân bất thường và
có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Công việc ghi chép sổ sách phải làm thường xuyên và liên tục để cập nhật
những thông tin về từng cá thể trong đàn về lượng thức ăn, nước uống, từng giai
đoạn để có chế độ chăm sóc, phòng bệnh cụ thể và đạt hiệu quả cao
2.1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn
- Dê hậu bị không nên để quá béo hoặc quá gầy sẽ ảnh hưởng đến sinh sản sau
này. Vì vậy cần theo dõi trọng lượng thường xuyên để điều chỉnh khẩu phần. Nếu
thỏ quá béo thì điều chỉnh giảm thức ăn tinh, thức giầu năng lượng, đồng thời tăng
thức ăn xơ lên để dê không có cảm giác đói ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại
nếu thấy dê gầy phải bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp.
- Trong trường hợp dê ăn uống kém, phải xác định nguyên nhân và biện pháp

khắc phục kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến dê ăn uống kém có thể do điều kiện môi
trường, do thức ăn kém phẩm chất hoặc do dê bị bệnh… trên cơ sở đó để điều
chỉnh kịp thời.
2.2. Nuôi dưỡng dê cái chửa và nuôi con
2.2.1. Xác định khẩu phần
2.2.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng
Dựa vào sự phát triển của bào thai, người ta chia quá trình có chửa làm hai
giai đoạn chủ đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc tốt
- Giai đoạn I : Thời kỳ này tính từ khi thụ tinh đến tháng thứ 2 -3 đối với dê.
Giai đoạn này bào thai phát triển hoàn thiện các cơ quan chức năng của cơ thể ; sự
sinh trưởng tích lũy thấp, nên nhu cầu dinh dưỡng không cao, nhưng các chất dinh
dưỡng trong thức ăn được sử dụng mạnh mẽ. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của
dê, ngoài năng lượng còn cần lượng Protein, khoáng, các Vitamin. Chế độ dinh
dưỡng trong thời kỳ này không cao hơn nhiều so với không có chửa nhưng thức ăn
phải có chất lượng tốt, khẩu phần phải cân đối các chất dinh dưỡng. Khả năng tiêu
hóa của dê trong thời gian này rất tốt, nên lợi dụng đặc điểm cần cung cấp cho dê
nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt, tỷ lệ biến động 70 - 100%.
- Giai đoạn II : Tính từ tháng thứ 4 đối với dê. Ở thời kỳ này bào thai sinh
trưởng rất nhanh, khả năng đồng hóa thức ăn kém. Do vậy ở giai đoạn này dê mẹ
cần nhiều chất dinh dưỡng nhất là Protein, khoáng và các vitamin. Cần chọn các
loại thức ăn có chất lượng cao, có dung tích nhỏ, dễ tiêu hóa. Nên ngừng cho ăn
Urê hoặc các loại thức ăn thô trước khi đẻ 10 - 15 ngày.
- Ví dụ : Đối với dê nhu cầu năng lượng cần được cung cấp trong thời gian
mang thai là 10.736 Kcal, trong đó giai đoạn đầu chỉ cung cấp 1.499 Kcal, chiếm
14% ; giai đoạn sau cần cung cấp 9.237 Kcal, chiếm 86%
14
2.2.1.2. Tiêu chuẩn - khẩu phần ăn
a. Tiêu chuẩn ăn
* Nhu cầu cho duy trì cơ thể :
- Căn cứ vào trọng lượng để xác định. Hoặc có thể dựa vào bảng tính sẵn.

Bảng 3.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì của dê sinh sản
Trọng
lượng (kg)
ĐVTA Protein tiêu hóa
(g)
Can xi
(g)
Photpho
(g)
25
30
35
40
45
50
3,0
3,3
3,7
4,0
4,2
4,6
170
140
210
230
240
260
13
15
18

20
23
25
6
8
9
10
12
13
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
* Nhu cầu cho sinh trưởng tích lũy
Tùy theo thể trạng và mức độ tiết sữa của chu kỳ sau. Đối với dê tơ lỡ và dê
gầy thì hàng ngày cung cấp thêm 1,5 - 2 ĐVTA.
* Nhu cầu cho sản xuất
- Căn cứ vào thời gian mang thai để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho dê:
Bảng 3.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho phát triển bào thai của dê
Tháng chửa 2-3 4 5
Đơn vị thức ăn 0,3 - 0,4 0,6 - 0,7 0,8 - 0,9
Protein tiêu hóa (g) 40 - 50 90 - 100 135 - 150
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
+ Giai đoạn đầu không cần bổ sung thêm
+ Giai đoạn 2 - 3 tháng : Bổ sung thêm 0,5 - 1,5 ĐVTA và 100 g Protein tiêu
hóa, 7 - 8 g Canxi, 5 - 6 g Photpho/ 1 ĐVTA.
+ Giai đoạn 4 - 5 tháng : Bổ sung thêm 1,5 - 2,5 ĐVTA và 100 g Protein tiêu
hóa, 9 - 10 g Canxi, 6 - 7 g Photpho/ 1 ĐVTA.
Ngoài ra, cần cung cấp 7 - 8 g NaCl, 30 mg Caroten/10 kg P.
15
- Căn cứ vào sản lượng và chất lượng sữa tính nhu cầu cho tiết sữa
Bảng 3.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữa của dê
Tỷ lệ mỡ sữa %) 3,0 - 3,1 3,2, - 3,4 3,5, - 3,6 3,8 - 3,9 4,1 - 4,2

Đơn vị thức ăn 0,40 - 0,42 0,43 - 0,44 0,45 - 0,46 0,48 - 0,49 0,50 - 0,52
Protein tiêu hóa (g) 40 - 42 90 - 100 135 - 150 180 - 200 225 - 240
Hoặc có thể tính theo : Sản lượng sữa và chất lượng sữa
* Xác định tiêu chuẩn ăn cho dê:
- Căn cứ vào trọng lượng cơ thể, thời gian mang thai và khả năng sản xuất để
xác định tiêu chuẩn ăn cho dê.
Bảng 3.2.4. Tiêu chuẩn ăn cho dê cái có chửa và nuôi con
Trọng
lượng (kg)
Tăng
trọng
(g/ngày)
Năng
lượng ME
(Kcal)
Protein
tiêu hóa
(g)
Canxi
(g)
Photpho
(g)
Vitamin
(1000 UI)
30 0,00
0,25
0,50
6490
8340
10200

157
302
358
6
10
14
6
10
13
8
12
19
35 0,00
0,25
0,50
7620
9810
11990
185
340
395
7
12
13
7
12
13
9
14
14

40 0,00
0,25
0,50
8760
11230
13800
212
368
423
9
13
14
9
13
14
10
16
16
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
16
Bảng 3.2.5 : Tiêu chuẩn ăn cho dê cái giai đoạn nuôi con
Trọng
lượng (kg)
Năng lượng
ME
(Kcal)
Protein
tiêu hóa (g)
Canxi
(g)

Photpho
(g)
Vitamin
(1000 UI)
30 11200 364 18 18 13
35 14000 455 22 22 16
40 15200 480 23 23 17
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
Bảng 3.2.6 : Tiêu chuẩn ăn cho dê cái có chửa
Trọng lượng
(kg)
Tăng
trọng
(Kg/ngày)
ĐVTA
Năng
lượng ME
(Kcal)
Protein
tiêu hóa
(g)
Ca (g) P (g)
Giai đoạn chửa kỳ 1
30 500 5,1 11650 235 14 12
35 500 5,6 12750 259 16 13
40 500 6,1 14000 238 18 14
45 500 6,6 15250 324 21 16
50 500 7,1 16500 428 24 18
Giai đoạn chửa kỳ 2
30 500 6,7 14100 294 16 14

35 500 7,4 15100 324 21 16
40 500 8,1 16200 354 23 18
45 500 8,8 17200 405 26 20
50 500 9,4 19200 435 28 22
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
17
Bảng 3.2.7 : Tiêu chuẩn ăn cho dê cái nuôi con
Trọng lượng
(kg)
Tăng trọng
(g/ngày)
Năng lượng
ME (Kcal)
Protein
tiêu hóa (g)
Canxi
(g)
Photpho
(g)
40 400 15200 354 23 18
45 400 16200 403 26 20
50 400 17200 435 29 22
55 400 18200 470 31 24
60 400 19200 605 34 26
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
b. Khẩu phần ăn
- Khẩu phần ăn phải được phối trộn từ các loại thức ăn. Căn cứ vào nhu cầu
dinh dưỡng của con vật và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn. Khi phối hợp
khẩu phần ăn cần lưu ý đến sự phát triển của bào thai.
- Nguyên tắc chung là cần đảm bảo nhiều thức ăn thô xanh, nhưng cần cung

cấp thêm cỏ khô, rơm khô, thức ăn tinh, khoáng chất…
- Thời kỳ đầu nên lấy thức ăn thô xanh là chủ yếu, giai đoạn chửa cuối nên
giảm các thức ăn thô cứng, ưu tiên sử dụng các loại thức ăn có dung tích bé, có chất
lượng cao.
- Đối với dê :
+ Giai đoạn chửa kỳ 1 bào thai chủ yếu hoàn thiện các cơ quan bộ phận,
trọng lượng bào thai tăng trọng chậm nên giai đoạn này có thể sử dụng nhiều thức
ăn thô xanh.
Cỏ khô : 0,5 - 1,0 kg/10 kg P
Cỏ xanh : 1,5 kg/10 kg P
Thức ăn ủ xanh : 0,4 - 0,5 kg/10 kg P
+ Giai đoạn chửa kỳ 2 trọng lượng bào thai tăng nhanh nên ưu tiên sử dụng
các loại thức ăn có dung tích bé, có chất lượng cao, dễ tiêu hóa.
Cỏ khô : 0,2 - 0,5 kg/10 kg P
Cỏ xanh : 0,8 kg/10 kg P
Thức ăn ủ xanh : 0,4 - 0,5 kg/10 kg P
18
Thức ăn tinh : 20 - 30% theo tiêu chuẩn ăn
Nên ngừng cho ăn thức ăn ủ xanh, Urê trước khi đẻ 10 - 15 ngày.
+ Giai đoạn dê đẻ :
Trước khi dê sắp đẻ cần giảm lượng thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước. Sau
khi dê đẻ 30 phút cho dê ăn nước cháo ấm có pha thêm một ít muối thức ăn tinh,
hạn chế cho ăn cỏ xanh và cho uống nước đầy đủ.
+ Giai đoạn nuôi con :
Cần đảm bảo cho dê mẹ ăn đủ no : Một ngày cần cung cấp cho dê mẹ 3 - 4
kg cỏ tươi, 0,2 - 0,3 kg thức ăn tinh và bổ sung thức ăn giàu đạm
Bảng 3.2.8 : Khẩu phần ăn của dê cái có chửa
Trọng
lượng(Kg)
Cỏ tươi

(Kg)
Rơm, cỏ
khô(Kg)
Thức ăn
tinh(Kg)
Muối ăn
(g)
Khô dầu
(g)
30 2,4 0,3 0,1 20 10
35 2,6 0,3 0,1 20 10
40 3,2 0,3 0,1 20 10
45 3,6 0,3 0,1 30 15
50 4,0 0,3 0,1 30 15
55 4,0 0,3 – 0,5 0,25 30 15
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
Bảng 3.2.9 : Khẩu phần ăn của dê cái có chửa
Thời gian
chửa
Cỏ tươi (kg) Cỏ khô (kg) Củ quả (kg) Muối (g)
3 tháng đầu 2,5 25
Tháng thứ 4 2,5 0,3 35
Tháng thứ 5 2,5 0,5 0,3 45
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì
- Đối với dê :
19
+ Giai đoạn chửa kỳ 1 bào thai chủ yếu hoàn thiện các cơ quan bộ phận,
trọng lượng bào thai tăng trọng chậm nên giai đoạn này có thể sử dụng nhiều thức
ăn thô xanh.
Một ngày cho ăn 2,1 - 3,0 kg cỏ xanh là đảm bảo nhu cầu, nếu có cỏ khô có

thể cho ăn thay thế thức ăn xanh như sau :
1 kg cỏ khô thay thế 3 - 4 kg cỏ tươi
1 kg củ quả thay thế 1,2 - 1,2 kg cỏ tươi
1 kg ủ thay thế được 2 kg cỏ tươi
+ Giai đoạn chửa kỳ 2 trọng lượng bào thai tăng nhanh nên ưu tiên sử dụng
các loại thức ăn có dung tích bé, có chất lượng cao, dễ tiêu hóa.
Dê có trọng lượng dưới 50 kg nên cho ăn 3,0 - 4,0 kg cỏ tươi
Dê có trọng lượng trên 50 kg nên cho ăn 5,0 kg cỏ tươi
Nhưng trên thực tế dê không thể ăn được hết trọng lượng này vì lúc này bào
thai đã phát triển chiếm chỗ trong xoang bụng. Cho nên, lúc này cho ăn 30% thức
ăn tinh, 70% thức ăn thô. Có thể thay thế một phần thức ăn thô xanh bằng thức ăn
củ quả. Có thể cho ăn mỗi ngày như sau :
1,5 - 2,0 kg cỏ tươi (chăn trên bãi chăn và bổ sung tại chuồng)
2,5 - 3,0 - 5,0 kg thức ăn tinh (cám gạo và bột ngô)
0,5 - 0,7 - 1,0 kg thức ăn củ quả (khoai, sắn)
+ Giai đoạn nuôi con :
Cỏ tươi : 1,5 - 2,0 - 2,5 kg
Thức ăn tinh : 0,25 - 0,5 kg
Thức ăn củ quả : 0,5 - 0,7 - 1,0 kg
2.2.2. Kỹ thuật cho dê ăn, uống
- Cách cho ăn:
+ Ở các nước nhiệt đới, người ta theo dõi mỗi ngày dê cần một lượng thức ăn
tính theo vật chất khô bằng 3,5% trọng lượng cơ thể. Dê hướng thịt thì cần ít hơn
(dưới 3%), dê hướng sữa cần nhiều hơn (4%).
+ Trên cơ sở đó, chúng ta có thể tính được nhu cầu vật chất khô hàng ngày khi
biết trọng lượng của dê và các loại thức ăn cho dê.
Ví dụ một con dê cái F1 Bách Thảo x Cỏ nặng 35 kg thì cần lượng vật chất
khô là 35 kg x 4%=1,4 kg. Với nhu cầu 65% vật chất khô từ thức ăn thô xanh (0,91
kg) và 35% từ thức ăn tinh (0,41 kg).

×