Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

giáo trình mô đun chăm sóc măng cụt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 56 trang )

1




 !"#$
%&'()*+, '/(0
1#231 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
4
2
456
Trong nghề trồng sầu riêng, măng cụt thì chăm sóc măng cụt là rất quan
trọng. Nếu trồng xong mà chăm sóc không đúng kỹ thuật thì năng suất măng cụt
không cao, hiệu quả kinh tế kém. Chính vì vậy, khâu Chăm sóc măng cụt là rất
cần thiết đối với người trồng măng cụt nói chung và đặc biệt là đối với người
học nghề trồng măng cụt nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu học nghề của người
trồng măng cụt, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun Chăm sóc măng cụt. Đây
là mô đun giới thiệu về kỹ thuật chăm sóc măng cụt từ khi trồng đến khi thu
hoạch. Nội dung của mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 50 giờ (Lý
thuyết 8 giờ; thực hành 40 giờ; kiểm tra 2 giờ), bao gồm 4 bài:
Bài 01. Tưới và tiêu nước cho măng cụt
Bài 02. Bón phân cho măng cụt
Bài 03. Tỉa cành, tạo tán cho măng cụt
Bài 04. Xử lý ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.
Để hoàn thiện cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo,
hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;


Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Sự hợp tác, giúp đỡ
của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật tại các trung tâm khuyến nông, các cơ
sở và nông dân sản xuất măng cụt giỏi, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý
kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn
giáo trình.
Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt”. Các
thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức
giảng dạy mô đun Chăm sóc măng cụt một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận
dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn
khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ
các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực
tiếp trong lỉnh vực trồng sầu riêng, măng cụt để có thể bổ sung cho cuốn giáo
trình ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
Bà Đinh Thị Đào
Bà Kiều Thị Ngọc
Bà Đoàn Thị Chăm
Bà Nguyễn Hồng Thắm
3
4
  7
89:;<=9>8?9@A'<=,,(BCD'/,E?;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;F
A. Nội dung 8
1.1. Xác định nhu cầu nước của cây 8
1.2. Tưới nước cho măng cụt 9
1.3. Tiêu nước cho cây 14
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 16

C. Ghi nhớ 16
89G;H'.(I',(BCD'/,E?;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;:J
A. Nội dung 17
2.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây măng cụt 17
2.2. Xác định loại phân bón 18
2.3. Chuẩn bị trước khi bón 22
2.4. Bón phân cho măng cụt 22
2.5. Bón phân cho măng cụt theo nguyên tắc 5 đúng 25
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 26
C. Ghi nhớ 26
89K;LM,8'($?NB?O',(BCD'/,E?;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;GJ
A. Nội dung 27
3.1. Định hình tán cây 27
3.2. Tỉa cành 28
3.3. Tạo tán cho măng cụt 31
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32
C. Ghi nhớ 32
89P;QRSTCD'/,E?%M(BMU=C>8)V'/SBN?;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;KK
A. Nội dung 33
4
4.1. Xác định thời gian cắt cành và đầu cành để tạo đọt non 33
4.2. Cắt cành và đầu cành để tạo đọt non 33
4.3. Bón phân chuyên dụng để cây ra đọt sớm và đồng loạt 34
4.4. Xiết nước (tạo khô hạn) 41
4.5. Tưới nước sau khi tạo khô hạn 42
4.6. Xử lý sau khi tưới nước cây không ra hoa 44
4.7. Hiện tượng sượng và khắc phục 44
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 50
C. Ghi nhớ 51
<='/WX'/9Y'/WNZC[)A';;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;G

;\?%]$?]'(,(-?,^MC[)A';;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;G
;E,?9@A;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;G
;*9WA'/,(]'(,^MC[)A';;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;G
;<='/WX'?(_,(9`'a89?b.$a89?(_,(8'(;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;K
;1@A,cA>0)O'(/9Ode?fAY(g,;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;K
89S9`A?(MCd(YB;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
hM'(UO,(M',(^'(9`C;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;i
hM'(UO,(*9)V'/'/(9`C?(A;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;i
5
jk1#$klm
BVTV: Bảo vệ thực vật
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
KD: Kinh doanh
KTCB: Kiến thiết cơ bản
KT: Kiểm tra
LT: Lý thuyết
MĐ: Mô đun
NPK: Tỷ lệ phân đạm, lân, kali.
TH: Thực hành
6

nC[)A'
9=9?(9`AC[)A'
Mô đun Chăm sóc măng cụt có thời gian học tập là 50 giờ, trong đó, có 8
giờ lý thuyết; 36 giờ thực hành; 06 giờ kiểm tra. Sau khi học xong mô đun này
học viên tưới nước, bón phân, tỉa cành - tạo tán cho măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật;
xử lý ra hoa cho măng cụt đạt yêu cầu; Thực hiện được quy trình chăm sóc
măng cụt từ khâu trồng đến khi thu hoạch. Bên cạnh đó, học viên có trách nhiệm
trong việc chăm sóc măng cụt, giữ gìn, bảo quản các loại dụng cụ và trang thiết
bị sử dụng trong quá trình học tập. Kết quả học tập được đánh giá thông qua sự

tích hợp kiến thức giữa lý thuyết và thực hành, nhưng trọng tâm là thực hành,
thông qua hệ thống các bài thực hành kỹ năng trong từng bài dạy và bài thực
hành khi kết thúc mô đun. Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định
kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc mô đun.
Mô đun bao gồm 4 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới
thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và
ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết
về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến
hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài tập.
7
89:o6#o6
na89p:
Mục tiêu:
- Trình bày được cách xác định độ ẩm đất, thời điểm tưới và tiêu nước cho
cây măng cụt;
- Tưới và tiêu nước phù hợp với yêu cầu nước của cây măng cụt.
7;*9WA'/
:;QO,)\'('(A,cA'<=,,^M,IZ
Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, đồng thời do hệ thống rễ cây
không có lông hút và phát triển kém nên rễ măng cụt khi tiếp xúc với đất khó
hút nước vì vậy cần tưới nước thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cây con và
cây đang mang quả.
Cây măng cụt không thể sinh trưởng phát triển tốt ở vùng quá khô hay quá
ẩm. Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải đạt 1.270 mm/năm, phân bố đều
trong năm và không mưa ở giai đoạn cây mang quả. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn
phát triển nhu cầu nước cũng khác nhau:
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
+ Cần tưới đủ ẩm.
+ Thiếu nước cây có thể chết héo, lá
cháy khô, còi cọc, ốm yếu (hình 5.1.1).

+ Thừa nước rễ không phát triển
được hoặc có thể bị chết thối.
Hình 5.1.1. Cây măng cụt bị thiếu
nước ở giai đoạn cây con
8
Vào giai đoạn này nhu cầu về ẩm
độ của cây măng cụt là 65 - 80% độ
ẩm tối đa.
Ở giai đoạn mới trồng nếu tưới
kịp thời và đầy đủ, cây con sẽ nhanh
bén rễ, phát triển xanh tốt (hình 5.1.2).
Hình 5.1.2. Măng cụt mới trồng
- Giai đoạn kinh doanh:
+ Trước khi ra hoa yêu cầu ẩm
độ thấp.
+ Khi đã đậu quả, đặc biệt khi quả
lớn nhanh yêu cầu ẩm độ cao nếu thiếu
nước quả sẽ bị rụng, quả nhỏ, làm
giảm chất lượng cũng như sản lượng.
+ Thừa nước: Ức chế hoạt động
của rễ, rụng hoa, rụng quả.
Hình 5.1.3. Măng cụt được tưới nước
đầy đủ cho quả tốt
Giai đoạn này độ ẩm đất mà cây yêu cầu là 70 – 90%. Khi quả sắp chín,
yêu cầu về ẩm độ lại thấp (khoảng 50 – 60%). Nếu ẩm độ cao sẽ làm giảm chất
lượng quả và quả chín muộn.
Do đó, cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổ
hoa và giai đoạn mang quả.
G;<=9'<=,,(BCD'/,E?
2.1. Xác định thời điểm tưới nước cho cây

a. Giai đoạn cây con
Phải tưới đầy đủ nước nhất là trong những tháng mùa khô để giúp cây
mạnh khoẻ, nhanh phát triển. Tuy nhiên nếu cây con bị ngập úng sẽ chết nên cần
chú ý thoát nước tốt cho vườn cây.
b. Giai đoạn cây ra hoa và mang quả
- Cần tưới nước cách ngày cho cây nhất là lúc sau khi cây trổ hoa, đậu quả
giúp hoa phát triển tốt, đậu quả nhiều và quả nhanh phát triển.
9
- Trong giai đoạn cây mang quả nên chú ý tưới đều vừa đủ ẩm, tránh
trường hợp vườn quá khô lại quá ướt bất thường sẽ đưa đến hiện tượng rụng
quả non.
- Khi quả măng cụt hết giai đọan phát triển quả thì ngưng tưới nước, giảm
mực thủy cấp trong mương và kết hợp với việc đậy gốc khi có mưa nhiều sẽ
giảm đi hiện tượng mủ quả và sượng quả măng cụt .
2.2. Tưới nước
Bước 1. Xác định độ ẩm đất đối chiếu với nhu cầu của cây
Dùng máy đo độ ẩm (hình 5.1.4) hoặc dùng tay kiểm tra độ ẩm đất trong
từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây măng cụt để xác định lượng nước
tưới cũng như phương pháp tưới phù hợp.
Cách đo độ ẩm bằng máy:
+ Cắm đầu đo xuống đất sao cho
3 vòng kim loại của đầu đo ngập trong
đất, nhấn nút trắng.
+ Đọc chỉ số đo độ ẩm theo kim
chỉ trên màn hình (thang đo bên dưới
tương ứng từ 10 - 80% độ ẩm)
Hình 5.1.4. Máy đo ẩm độ đất
Đơn giản nhất là quan sát tầng đất mặt và độ cương nước của cành lá, nhất
là ở các bộ phận non. Dễ quan sát nhất là thời gian giữa trưa, khi cây thoát hơi
nước nhiều nhất và nếu đất thiếu ẩm thì lá dễ héo.

Nếu độ ẩm đất nhỏ hơn yêu cầu của cây thì phải tiến hành tưới nước. Ví dụ:
Giai đoạn cây con mà độ ẩm đất là 50% thì phải tưới ngay để đưa độ ẩm lên 65 –
80% Nhưng nếu giai đoạn chín mà độ ẩm đất là 80% thì phải tiêu nước ngay.
Bước 2. Chọn phương pháp tưới nước
Tưới nước là biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất
và chất lượng kinh doanh cây măng cụt. Tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn
phương pháp tưới phù hợp. Sau đây là một số phương pháp tưới nước cho cây
măng cụt:
10
1, Tưới bằng thùng, xô (tưới thủ
công): Dùng thùng, xô tưới nước
cho từng gốc măng cụt (hình 5.1.5).
Phương pháp này rất đơn giản, chỉ
cần cho nước vào hệ thống mương
trong vườn và dùng những dụng cụ
đơn giản như xô, thùng tưới hay dụng
cụ tự chế để tưới đủ ẩm cho măng cụt.
Hình 5.1.5. Tưới nước cho măng cụt
bằng phương pháp thủ công
2, Tưới bằng dây mềm (tưới bán
thủ công): Dùng ống nhựa mềm có
gắn bơm tưới để phun nước vào gốc
cây (hình 5.1.6).
Đối với phương pháp tưới bằng
dây mềm thì cần chuẩn bị máy bơm,
hệ thống điện, đường ống dẫn nước
và dây tưới.
Hình 5.1.6. Tưới nước cho măng cụt
bằng dây mềm
Cách lắp đặt:

- Lắp đặt hệ thống điện;
- Đặt máy bơm ở ngoài vườn trồng;
- Đặt đường ống dẫn nước đến khu vực cần tưới;
- Nối ống dây mềm với đường ống dẫn nước đến cây cần tưới.
Nói chung, tưới thủ công và bán thủ công rất dễ thực hiện nhưng tốn nhiều
công sức và khó có thể áp dụng trên diện tích lớn.
3, Tưới nhỏ giọt (chi tiết tham khảo ở mô đun Chăm sóc sầu riêng):
11
Tưới nhỏ giọt thấm từ từ vào trong đất, đi ngay vào hệ thống rễ, không phí
nước vào những vùng không có sự sinh trưởng.
Do nước chỉ tưới ngay vùng có rễ nên lượng nước ít hơn, nhưng lại luôn
giữ được lượng nước ổn định, ít mất nước do gió và nắng.
Dòng nước chảy rất chậm và sử dụng hiệu quả qua hệ thống tưới nhỏ giọt
cho phép tưới trên diện tích rộng hơn so với phương pháp truyền thống từ cùng
một nguồn nước. Bên cạnh đó, tưới nhỏ giọt không cần áp suất lớn để cung cấp
nước, hạn chế cỏ dại.
Thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt phân bón có thể được cung cấp thường
xuyên cho cây với lượng nhỏ nên hiệu suất sử dụng sẽ rất cao, từ đó cũng tiết
kiệm được phân bón và công lao động.
Nếu có điều kiện đầu tư thì với cây măng cụt tưới nước theo phương pháp
này rất tốt.
4, Tưới rãnh:
Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa
các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây măng cụt.
Cách tưới nước này tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây,
lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị dí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị
bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.
Nhưng tưới theo kiểu này lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới; gặp khó
khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh; phải chi phí khá lớn
nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước.

Bước 3. Chuẩn bị nguồn nước, trang thiết bị, dụng cụ và vật tư tưới nước
- Nguồn nước tưới: Sông, hồ,
kênh mương, đập hay nước giếng
(hình 5.1.7). Đảm bảo nước không bị
nhiễm mặn hay phèn.
Lưu ý: Không tưới nước bị
nhiễm độc từ các nhà máy, cơ sở
sản xuất hoặc nước thải từ khu
công nghiệp.
Hình 5.1.7. Mương lấy nước vào vườn
măng cụt
12
- Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ
tưới nước: Cuốc (hoặc leng), thùng
tưới, máy bơm nước (hình 5.1.8),
giàn tưới phun, đường ống dẫn
nước…
- Vật tư: Dầu, xăng, mỡ
Hình 5.1.8. Máy bơm nước
Bước 4. Tiến hành tưới nước cho măng cụt
Tưới nước cho măng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
cây măng cụt.
* Tưới sau khi trồng:
- Sau khi trồng phải tưới nước
ngay để cây chóng hồi phục. Tùy chân
đất thấp hay cao, loại đất mà ta có thể
tưới để đảm bảo độ ẩm đất cho cây
con phát triển.
- Dùng thùng tưới có gắn vòi sen
tưới nhẹ nhàng quanh gốc (hình 5.1.9).

- Lượng nước tưới vừa đủ ẩm,
không được tưới nước bằng ống nước
có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi,
tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ.
Hình 5.1.9. Tưới nước bằng thùng tưới
có gắn vòi sen
- Măng cụt mới trồng nên tưới
ngày một lần trong khoảng 4 tháng
(hình 5.1.10). Sau đó chỉ tưới khi
gặp hạn.
- Tủ gốc bằng rơm, rạ khô sẽ
bớt được công tưới; nhưng mùa mưa
nên bỏ rơm tủ đi vì dễ gây bệnh và
cũng là ổ chứa mối hại cây măng cụt.
Hình 5.1.10. Tưới măng cụt giai
đoạn mới trồng
13
* Tưới nước giai đoạn kiến thiết
cơ bản (hình 5.1.11):
- Khi thấy cây có hiện tượng thiếu
nước phải tiến hành tưới nước.
- Lượng nước tưới tùy theo mức
độ khô hạn và phương pháp tưới. Nếu
số lần tưới càng nhiều thì lượng nước
ít lại và đảm bảo đủ ẩm cho cây măng
cụt phát triển.
Hình 5.1.11: Tưới nước giai đoạn kiến
thiết cơ bản
* Tưới nước giai đoạn kinh
doanh:

- Tưới nước cách ngày cho cây
măng cụt đặc biệt là sau khi cây ra
hoa, đậu quả. Nhưng khi gần thu
hoạch thì ngưng tưới nước.
- Lượng nước tưới: Tùy thuộc vào
phương pháp tưới nhưng đảm bảo tưới
đủ ẩm cho cây măng cụt.
Hình 5.1.12. Măng cụt đang ra quả rất
cần nước
K;9@A'<=,,(BCD'/,E?
3.1. Xác định tác hại của sự ngập úng
Khi trồng măng cụt trên vùng đất thấp sẽ dễ bị rủi ro do ngập úng, do tần suất
xuất hiện lũ ngày càng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Lũ
lụt ĐBSCL thường xảy ra trong ba tháng 9, 10, 11 hàng năm, với đỉnh lũ thường
tập trung vào cuối tháng 9, 10.
Hầu hết các vườn măng cụt đều bị ảnh hưởng và thiệt hại với mức độ khác
nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài.
Nếu vườn măng cụt bị ngập sẽ làm cho những lỗ nhỏ trong đất chứa đầy
nước, kém thoáng khí, thiếu oxy cung cấp cho rễ cây hô hấp, đất trở nên bão hòa
và rễ dễ bị hủy hoại.
14
Ngoài ra, trong quá trình bị ngập nước rễ cây còn sản sinh ra khí ethylene
làm kích thích ra rễ mới; nhưng với hàm lượng lớn thì sẽ gây ngộ độc cho cây,
làm cho lá bị vàng và rụng nhiều. Bên cạnh đó, khi cây bị ngập úng, dễ bị tổn
thương đặc biệt là rễ, tính kháng kém nên cũng là cơ hội cho các loại nấm bệnh
phát triển.
Ở giai đoạn cây con nếu bị ngập úng cây sẽ chết. Ở giai đoạn trưởng thành nếu
bị ngập nước nhẹ trong thời gian ngắn thì cây vẫn sống, nhưng phát triển chậm lại,
cây bị suy kiệt, cằn cỗi, chất lượng và hiệu quả của hoa và quả kém. Còn bị ngập
nặng, độ ẩm trong đất cao vượt quá nhu cầu của cây, thì rễ sẽ bị nghẹt, kém phát

triển, thậm chí bị thối và chết, không có khả năng phục hồi trở lại.
3.2. Tiêu nước cho vườn măng cụt
Tiêu nước hay thoát thủy là biện pháp kỹ thuật nhằm rút bớt nước ứ đọng
trong đất vườn nhiều quá mức khiến sự sống, tăng trưởng và năng suất cây măng
cụt có thể bị ảnh hưởng.
* Tiêu nước ngay khi có dấu hiệu ngập úng
Phương châm tiêu nước là sự tổng hợp của “Rải nước – Chôn nước – Tháo
nước”.
- Y9'<=,: Chia nhỏ các khu tiêu nước riêng biệt nhằm phân tán lượng
nước cần tiêu theo yếu tố địa hình. Nghĩa là, nước ở tiểu vùng nào thì tiêu ngay
ở chỗ đó.
- ([''<=,: Cho nước lắng rút xuống tại chỗ ở những nơi trũng hoặc trữ
tạm ở các ao, đìa, kênh tiêu để trữ tạm thời.
- (OB'<=,: Dùng biện pháp tiêu thoát nhanh tại những nơi có thể rút tháo
nước thuận lợi. Đôi khi tháo nước cần có những biện pháp hỗ trợ như dùng bơm
để bơm nước ra ngoài khu vườn.
Tóm lại, khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triều kém
hoặc bơm thoát nước) ngay để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp, giúp đất nhanh
thông thoáng hơn và rễ nhanh hồi phục hơn.
* Phục hồi vườn cây sau ngập úng
Sau mùa lũ nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh
hưởng đến năng suất của những vụ sau. Do đó cần áp dụng các biện pháp
khắc phục:
- Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8 - 10 cm) để phá váng,
giúp đất được thông thoáng
- Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây.
- Nên sử dụng phân bón lá có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây
trồng như: N, P, K, Ca, Mg, S, Fe để phun trên lá, thân cây. Cắt tỉa cành non,
lá non ra trong giai đoạn vườn cây bị ngập úng.
15

- Có thể sử dụng tổ hợp phân DAP (dạng công nghiệp) cộng với Cloruakali
(phân muối ớt) với tỉ lệ: 2 phần DAP, 1 phần Cloruakali trộn đều, sau đó lấy từ
100 - 150 g hoà tan trong một bình 10 lít và phun đều lên trên lá.
- Cần cung cấp thêm chất vôi cho vườn cây măng cụt trong giai đoạn này
với liều lượng từ 0,5 - 1 kg cho mỗi gốc (khoảng 500 kg – 1.000 kg/ha) để vừa
giải phóng các dinh dưỡng bị đất giữ chặt, hóa giải các độc tố trong đất, mà còn
cung cấp Can-xi trực tiếp cho cây măng cụt để cây sinh trưởng khỏe hơn.
Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loại
thuốc thích hợp.
Nói chung để bảo vệ và chăm sóc tốt vườn cây măng cụt trong mùa mưa lũ,
nên quan tâm đến vấn đề xây dựng bờ bao bảo vệ vườn cây chắc chắn, việc này
cần phải làm trước tiên, để giúp cây măng cụt không bị ngập úng. Ngoài ra còn
phải thực hiện chăm sóc vườn măng cụt đúng qui trình kỹ thuật, nhằm giúp cho
cây măng cụt phát triển khỏe, nâng cao sức chống chịu với điều kiện bất lợi.
;IA(q9>8a89?b.?(_,(8'(
:;IA(q9 Trình bày nhu cầu nước của cây măng cụt và các biện pháp
tưới nước chủ yếu hiện nay.
G;89?(_,(8'(Ur;:;: Tưới nước cho cây măng cụt.
- Mục tiêu: Tưới nước cho cây măng cụt đạt yêu cầu.
- Nguồn lực: Vườn măng cụt, các dụng cụ tưới sẳn có (thùng tưới,
dây tưới ).
- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm
nhận nhiệm vụ tưới cho 5 gốc măng cụt.
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ/1 nhóm
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Măng cụt được tưới đủ ẩm đều khắp cả tán.
;(9'(=
- Nhu cầu nước của cây măng cụt trong các giai đoạn sinh trưởng.
- Kỹ thuật tưới và tiêu nước cho măng cụt.
16
89G;ss1

na89pG
Mục tiêu:
- Trình bày được nhu cầu phân bón và cách bón phân cho cây măng cụt;
- Xác định được loại phân bón thích hợp;
- Tính được lượng phân bón và chuẩn bị đầy đủ phân trước khi bón;
- Bón được phân cho măng cụt theo nguyên tắc 5 đúng.
7;*9WA'/
:;QO,)\'('(A,cAW9'(W<t'/,^M,IZCD'/,E?
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng
năng suất cho cây. Cây măng cụt cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa,
trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng
tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây.
Sau đây là một số vai trò của các nguyên tố N, P và K đối với măng cụt:
+ Đạm (N):
Đây là thành phần
quan trọng cho tất cả bộ phận của cây
và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng
dinh dưỡng.
Đạm cần thiết cho sự phát triển
của lá, thân cành, hoa, quả, hạt. Do
vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây
măng cụt
Cây đủ đạm lá xanh tốt, cây phát
triển khỏe, quả phát triển đều (hình 5.2.1).
Hình 5.2.1. Măng cụt được bón phân đầy đủ
Thiếu đạm: Lá có màu xanh vàng
hay xanh nõn chuối. Thiếu nặng lá
rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện
tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất
nghèo dinh dưỡng và bón không đủ

lượng đạm cây cần (hình 5.2.2).
Hình 5.2.2. Măng cụt thiếu đạm lá vàng
17
Thừa đạm: Phát triển thân lá mạnh, lá có màu xanh đậm, dễ bị sâu bệnh tấn
công, đậu quả ít, rụng quả nhiều.
+ Lân (P): Măng cụt cần lân tương đương với đạm. Dạng lân dễ tiêu trong
đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở
đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân
trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.
Thiếu lân: Lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và
cành chết.
+ Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn.
Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất
ngon cho măng cụt. Bên cạnh đó, kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối
với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh.
Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn…
Thiếu K: Mép lá chuyển màu
vàng cam sau tới màu xám nâu và khô,
lá rụng nhiều (hình 5.2.3).
Hình 5.2.3. Măng cụt thiếu kali
G;QO,)\'(SBN9>8S<u'/.(I'aH'
2.1. Xác định các loại phân bón cho măng cụt
a. Phân hữu cơ:
Măng cụt là cây rất ưa phân hữu cơ. Các loại phân hữu cơ thông dụng như
phân gia súc, than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân cá
* Ưu điểm
- Tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ.
- Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.
- Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăng
khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.

- Chi phí thấp.
18
* Hạn chế:
- Hiệu quả chậm;
- Cồng kềnh, tốn công vận chuyển;
- Hàm lượng dưỡng chất thấp, không ổn định, khó kiểm soát.
Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng phân chuồng, nên tận dụng các dư thừa
thực vật có sẳn để độn vào phân chuồng và ủ phân trước khi sử dụng (xem chi
tiết ở mô đun Chăm sóc sầu riêng).
b. Phân vô cơ
Đối với cây măng cụt cần bón các loại phân vô cơ chứa đạm, lân, kali và
một số phân vi lượng. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển
mà lựa chọn các loại phân vô cơ để bón cho phù hợp.
* Ưu điểm của phân vô cơ:
- Đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây.
- Hàm lượng dinh dưỡng ổn định, dễ kiểm soát.
- Dễ vận chuyển, dễ sử dụng vì ít tốn công.
* Hạn chế của phân vô cơ:
- Sử dụng đơn độc lâu ngày đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém.
- Hạn chế vi sinh vật phát triển.
* Các loại phân chứa đạm:
- Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 - 48%); có khả năng thích nghi rộng,
phát huy tác dụng trên nhiều loại đất.
- Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 - 21% nitơ (N) nguyên chất và 29% lưu
huỳnh (S).
- Phân DAP (phốt phát amôn) chứa 18% đạm và 46% lân.
- Phân amoni nitrat: có 33 - 35% N nguyên chất.
* Các loại phân chứa lân: Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5% -
17% Ô-xít Phốt-pho (P
2

O
5
hữu hiệu).
* Các loại phân kali:
- Phân sunphat kali (K
2
SO
4
): Hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat
kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.
- Phân kali – magiê sunphat có dạng bột mịn màu xám. Phân có hàm lượng
K
2
O: 20 – 30%; MgO: 5 – 7%; S: 16 – 22%.
- Phân “Agripac” của Canada có hàm lượng K
2
O là 61%.
- Kali còn có trong các loại phân hỗn hợp NPK, một số dạng phân bón lá,
đặc biệt có nhiều trong phân bón lá đặc chủng kali.
19
* Vôi: Thông thường người ta bón vôi để nâng cao độ pH của đất, để cải tạo
lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự sinh
trưởng phát triển của VSV trong đất, giải phóng lân bị cố định.
Thông thường sử dụng vôi bột để bón cho đất trồng măng cụt nhưng nếu có
điều kiện nên dùng Dolomit thay vôi để vừa cung cấp Canxi vừa cung cấp Magie
cho măng cụt.
Đất có độ pH ≤ 5,5 là phải bón vôi, nhưng phải bón nhiều năm liền để nâng
độ pH lên chứ không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn.
* Phân vi lượng
Phân vi lượng gồm những nguyên tố hóa học như Mg, S, Fe Zn, Mn, Cu, B,

Mo… Chất vi lượng bón cho măng cụt thường được phối hợp dưới hình thức
một loại phân bón hỗn hợp nào đấy, có thể ở dạng thô sử dụng bón lót hoặc bón
thúc, cũng có thể ở dạng dung dịch sử dụng phun vào lá.
Một số loại phân bón lá phổ biến hiện nay: Composition, Fetrilon-combi,
Super vi lượng
2.2. Tính lượng phân bón
* Giai đoạn cây chưa cho quả
Mỗi năm nên bón 5 - 10 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây và phân vô cơ
theo công thức N:P:K = 15:15:15 như sau:
Bảng 5.2.1. Liều lượng phân vô cơ bón cho mỗi cây trong năm
Tuổi cây (năm) 1- 2 2- 4 4- 6 6- 8 8- 10 10+
Liều lượng (kg/cây/năm) 0,25 0,50 1,00 2,00 4,00 7,00
Cách pha trộn để được 10 kg phân hỗn hợp NPK 15:15:15.
+ Urea (46% N): 3,2kg.
+ Super lân (16,5% P
2
O
5
): 9kg.
+ Kali (50% K
2
O): 3kg.
Và theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Ví dụ: Cần pha
trộn 200 kg phân NPK 15:15:15 cần mua phân đơn như sau:
+ Urea (46% N): 3,2 x 200/10 = 64kg
+ Super lân (16,5% P
2
O
5
): 9 x 200/10 = 180kg.

+ Kali sunphat (50% K
2
O): 3 x 200/10 = 60kg.
Như vậy, khi trộn 64 kg urea + 180 kg super lân + 60 kg kali sunphat
sẽ được 200 kg NPK 15:15:15.
20
v9M9)BN',IZ,(BfAYw')\'(
Đối với cây có đường kính tán 6 - 8 m đang sinh trưởng, phát triển tốt, phân
bón được áp dụng cho mỗi cây như sau:
Phân hữu cơ 20 - 30 kg, bón 1 lần ngay sau thu hoạch dứt điểm (lần 1).
Phân vô cơ bón làm 03 lần mỗi lần 3 - 4 kg .
- Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong bón phân theo công thức N:P:K
(20:20:10) kết hợp với 20 - 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây.
Cách pha trộn để được 10 kg phân hỗn hợp NPK 20: 20: 10.
Phân urea (46%N) 4,3kg.
Phân Super lân (16,5% P
2
O
5
) 12,1kg.
Phân Kali (50% K
2
O) 2,0kg.
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho
vườn cây.
- Lần 2: Trước khi ra hoa 30 - 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân
cao theo công thức N: P: K (8: 24: 24).
Cách pha trộn để được 10 kg phân hỗn hợp NPK 8: 24: 24.
Phân urea (46%N) 1,7kg.
Phân Super lân (16,5% P

2
O
5
) 14,5kg.
Phân Kali (50% K
2
O) 4,8kg.
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho
vườn cây.
Lưu ý: Trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạmvì sẽ kích thích ra lá
mới làm chậm quá trình ra hoa.
- Lần 3: Bón lúc cây đậu quả xong (đường kính quả 1 - 2 cm) phân vô cơ
theo công thức N: P: K= 13: 13: 21 hoặc AT3. Liều lượng như sau:
Cây măng cụt có từ 10 - 15 năn tuổi có thể bón 0,5 - 1kg phân vô
cơ/lần/cây.
Cây măng cụt lớn hơn 15 - 20 tuổi có thể bón 1 - 2kg phân vô cơ/lần /cây.
Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 20 - 30 năm có thể bón 2 - 3 kg phân vô
cơ/lần/cây.
Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 30 trở lên có thể bón từ 3 - 4 kg phân vô
cơ/lần/cây.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có tỷ lệ N:P:K (20:20:20) như
phân bón lá Grow more có hàm lượng dinh dưỡng như sau: N: 20%; P
2
O
5
: 20%;
K
2
O: 20%; Cu: 0,05; Mn: 0,0005%; Fe: 0,05; Zn: 0,05. Phun làm 5 lần mỗi lần
cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7 sau khi đậu quả.

21
K;(Ax'a\?%<=,d(9aH'
3.1. Chuẩn bị phân bón
- Chuẩn bị phân bón chứa đạm: Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 - 48%)
hoặc Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 - 21% nitơ (N) hoặc Phôtphat đạm (phốt
phát amôn) chứa 16% đạm và 20% lân.
- Chuẩn bị phân bón chứa lân: Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5% -
17% Ô-xít Phốt-pho (P
2
O
5
hữu hiệu).
- Chuẩn bị phân bón chứa kali: Sun-phat Ka-li (SOP, K
2
SO
4
) chứa 50% Ô-
xít Ka-li (K
2
O).
- Chuẩn bị phân bón lá: Grow more, Composition, Fetrilon-combi, Super
vi lượng
- Chuẩn bị phân hữu cơ: Phân bò, phân gà, phân heo (lợn), phân hữu cơ vi
sinh, phân dơi, phân cá
3.2. Chuẩn bị dụng cụ để bón phân
Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để bón phân: Cân trọng lượng, xô, chậu,
thúng, túi nilon, máy bón phân…
P;H'.(I',(BCD'/,E?
4.1. Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bước 1. Xác định thời điểm bón phân:

Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kiến thiết cơ bản để xác định
thời điểm bón phân cho phù hợp:
Lượng NPK hoặc hỗn hợp phân được chia đều và bón nhiều lần trong năm
(3 – 4 lần). Có thể sử dụng thêm phân bón lá nếu cây phát triển kém, chú ý phun
ở mặt dưới lá.
Phân hữu cơ và vôi: Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
Phân vi lượng: Phun 2 lần trong năm.
Bước 2. Xác định cách bón phân
Bón gốc:
- Phân hữu cơ: Bón vào hố trước khi trồng hoặc rải quanh bồn ở phía ngoài
rìa tán lá, xới nhẹ và đều.
- Phân vô cơ: Bón tập trung ở tầng đất mặt. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
bộ rễ cây măng cụt chưa phát triển mạnh nên bón quanh và cách gốc 20 cm,
không nên bón quá 2/3 tán cây tính từ gốc (vì rễ măng cụt chỉ phát triển trong
2/3 tán cây). Tủ lên một lớp đất mỏng, tưới nước và dùng lá cây, cỏ, tủ lên trên.
22
Phun trên lá: Thường áp dụng đối với các loại phân vi lượng. Cần lưu ý sử
dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy lá hoặc ngộ độc. Để tăng
hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng và phun mặt dưới của lá.
Bước 3. Tiến hành bón phân cho măng cụt
- Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào
hố/gốc và lấp hố trước khi trồng 15 - 30 ngày.
- Bón thúc: Xới nhẹ đất trong
2/3 tán, rải đều phân cách gốc 20 cm
(hình 5.2.4) và phủ một lớp đất
mỏng lên trên.
Hình 5.2.4. Bón thúc phân vô cơ cho
măng cụt
Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân
Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp

thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân. Cũng có thể kết hợp với
các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.
4.2. Bón phân giai đoạn kinh doanh
Bước 1. Xác định thời điểm bón phân:
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kinh doanh để xác định thời
điểm bón phân cho phù hợp:
- Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong bón phân giúp cây nhanh hồi phục.
- Lần 2: Trước khi ra hoa 30 - 40 ngày bón phân giúp cây ra hoa tốt
- Lần 3: Bón lúc cây đậu quả xong (đường kính quả 1- 2 cm) giúp quả phát
triển nhanh.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp
phần nâng cao năng suất phẩm chất quả. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi
lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7 sau khi đậu quả.
23
Bước 2. Xác định cách bón
phân
Bón gốc:
- Phân hữu cơ: Rải đều trong tán
hoặc đào rãnh rộng 10 – 30 cm, sâu
10 – 20 cm khoảng 2/3 đường kính
tán, bón xong lấp đất lại.
Hình 5.2.5. Khu vực bón phân
- Phân vô cơ (hình 5.2.6): Xới
nhẹ đất trong 2/3 tán, rải đều phân,
cách gốc 2/3 tán và phủ một lớp đất
mỏng lên trên.
Hình 5.2.6. Bón phân vô cơ
Phun trên lá: Phun theo hướng dẫn trên bao bì theo giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của cây.
Bước 3. Tiến hành bón phân cho măng cụt

- Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào rãnh
rồi lấp đất lại.
- Bón thúc: Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏng
lên trên.
Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân
Sau khi bón phân nhất thiết phải tưới nước đủ ẩm để phân hòa tan cho cây
trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân. Cũng có thể
kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.
Ghi chú:
- Khi bón phân kết hợp tưới nước vừa đủ ẩm: Bón phân xong cần tưới nước
ngay và tủ gốc lại giữ ẩm giúp phân tan và giữ trong đất để cây hút từ từ.
24
- Vào tháng 2 và 3 không nên bón phân vì thời tiết nóng, đất khô, thiếu
nước nên hiệu quả phân bón thấp.
- Đối với vùng đất có pH thấp nên dùng DAP bón thay NPK loại 16:16:8.
- Làm sạch cỏ xung quanh gốc măng cụt; xén và bứng rễ cây trồng xen tạm
thời hay bằng cách xén rãnh xung quanh bồn để hạn chế sự cạnh tranh dinh
dưỡng với cây măng cụt.
- Hạn chế sự mất mát phân do bốc hơi, do nước chảy tràn bằng cách làm
bồn, tủ gốc bằng lớp lá cây cỏ lên trên xung quanh gốc. Tránh bón phân lúc
mưa to và lúc không có nước tưới. Làm bồn chỉ nên xới xáo vùng từ 2/3 tán lá
ra phía ngoài, chỉ nên xới xáo nhẹ vùng bên trong tán lá vì xới xáo mạnh sẽ làm
tổn thương rễ măng cụt.
- Không sử dụng đơn độc phân vô cơ mà cần bón phân hữu cơ hàng năm.
;H'.(I',(BCD'/,E??(yB'/AZ@'?z,){'/
5.1. Bón đúng loại phân
- Cây măng cụt yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại,
nhưng có 3 loại chính là đạm - N, lân – P, kali - K. Mỗi loại có chức năng riêng.
Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được

ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có
tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính
kiềm cao quá ngưỡng.
5.2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây măng cụt
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây măng cụt khác nhau tùy thuộc vào từng giai
đoạn sinh trưởng và phát triển.
Ở giai đoạn sinh trưởng cần đạm hơn kali; ở thời kỳ phát triển quả lại cần
kali hơn đạm. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
- Trong suốt thời kỳ sống, cây măng cụt luôn luôn có nhu cầu các chất dinh
dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều
lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá
nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi
trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng
suất chất lượng nông sản thấp.
- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi
cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây,
tạo chồi lá mới) và bón rước hoa, nuôi hoa, bón nuôi quả
5.3. Bón đúng điều kiện đất đai
Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây măng cụt.
Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố
định N từ không khí vào đất, do vậy bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt
25

×