Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vấn thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.4 KB, 11 trang )

Vấn thực thi bản quyền tài liệu khoa học và
công nghệ tại các thư viện thuộc Viện Khoa học
xã hội Việt Nam

Hoàng Anh Tuấn

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Viết Nghĩa
Năm bảo vệ: 2013

Abtracts: Làm rõ khái niệm bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ, những công cụ
pháp lí liên quan đến bản quyền tài liệu khoa học công nghệ. Tìm hiểu thực trạng vấn đề
thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa
học xã hội Việt Nam. Trên cơ sở những nghiên cứu đó, đề xuất các kiến nghị và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư
viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Keywords: Khoa học thư viện; Thư viện; Bản quyền tài liệu

Content
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển xã hội cho thấy, trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc
biệt là những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên không dồi dào, lao động trí tuệ đóng một vai trò
vô cùng to lớn. Ngày nay, kinh tế tri thức đang chiếm ưu thế trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa,
những sản phẩm trí tuệ được tạo ra từ con người đang đem lại những giá trị mới về tinh thần, về tri
thức, cũng như những lợi ích kinh tế cho toàn xã hội loài người.
Từ cách đây rất lâu, ở các quốc gia văn minh, người ta đã khuyến khích các hoạt động
sáng tạo bằng việc bảo hộ quyền của những người có công trong việc sáng tạo ra tài sản trí tuệ


thông qua các đặc quyền về nhân thân và kinh tế. Những đặc quyền này đã đem lại cho người
sáng tạo những lợi ích nhất định và khả năng độc quyền kiểm soát việc người khác sử dụng
thành quả của mình, nhằm tôn vinh các giá trị sáng tạo và bù đắp một cách xứng đáng công sức
và trí tuệ mà con người sáng tạo đã bỏ ra. Vì vậy, sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền (quyền
tác giả) nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế hiện đại của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam - một quốc gia đang phát triển thì sở hữu trí tuệ nói chung và vấn đề
bản quyền nói riêng có một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ
thuật và công nghệ. Đặc biệt, nước ta hiện nay đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì việc bảo hộ quyền tác giả (bản quyền)
cũng tạo môi trường pháp lí hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường thiện
chí hợp tác, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và quốc tế, thúc đẩy giao lưu thương mại và
trao đổi quốc tế trong mọi lĩnh vực. Do vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật về thiết lập
bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ phù hợp với các điều ước quốc
tế là nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước ta và là yêu cầu tất yếu của
quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam về xác lập và bảo hộ quyền tác giả được hình thành từ
đầu những năm 80 và đã có những bước phát triển nhất định, đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật
Dân sự năm 1995. Phần thứ sáu của Bộ luật dân sự năm 1995 được sửa đổi năm 2005 đã đưa ra
những quy định mang tính nguyên tắc về quyền tác giả. Trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân
sự, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các bộ liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật hướng dẫn thi hành theo từng đối tượng cụ thể và các văn bản hướng dẫn về thủ tục xác lập
quyền sở hữu và giải quyết các tranh chấp phát sinh. Tuy hệ thống pháp luật của Việt Nam về
xác lập và bảo hộ quyền tác giả đã được hình thành từ những năm 80, nhưng do xuất phát điểm
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong điều kiện kinh tế, khoa học, công
nghệ chưa cao, nên trên thực tế nhiều mặt trong pháp luật về vấn đề quyền tác giả đối với nước
ta vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ, sự hiểu biết và thực hiện vấn đề này còn nhiều hạn chế, thậm chí
còn rất sơ khai dẫn đến còn nhiều vi phạm.
Có thể nói, hiện nay chúng ta đang sống trong một xã hội tràn ngập thông tin, số lượng
các tác phẩm, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án gia tăng hết sức mạnh
mẽ. Để tạo ra một tác phẩm, hay các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án có giá trị

thì đòi hỏi phải có sự đầu tư rất nhiều cả về trí tuệ, thời gian và tiền bạc. Nếu không có sự bảo hộ
thì tác phẩm, hay công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án có thể sẽ bị sao chép, nhân
bản và sử dụng khắp nơi mà không hề có sự cho phép của người sáng tạo ra nó. Chính vì vậy,
vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để bảo hộ được quyền tác giả, để khuyến khích lao động
sáng tạo trí tuệ của các cá nhân và tổ chức, nhằm thúc đẩy mọi mặt của xã hội phát triển. Đó
chính là lí do vì sao thời gian gần đây vấn đề bản quyền, hay quyền tác giả lại được nói nhiều
như vậy ở Việt Nam.
Ở bất kì thời điểm nào của quá trình phát triển xã hội, các thư viện hay các trung tâm
thông tin vẫn luôn là nơi lưu giữ kho tàng tri thức của nhân loại. Các thư viện hay các trung tâm
thông tin cũng là nơi lưu giữ các tác phẩm hay các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn,
luận án, Nói chung, các thư viện hay các trung tâm thông tin là nơi lưu giữ các sản phẩm trí tuệ
của con người (các tác giả). Tuy nhiên, bên cạnh đó, thư viện hay các trung tâm thông tin cũng là
nơi dễ diễn ra tình trạng vi phạm về bản quyền nhất trong quá trình hoạt động của mình. Bởi hiện
nay, do số lượng tài liệu lớn, cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin, thì các thư viện hay
các trung tâm thông tin đang từng bước tiến hành số hóa tài liệu của thư viện mình. Đôi khi quá
trình số hóa tài liệu chưa có sự đồng ý của tác giả, từ đó dẫn đến việc vi phạm bản quyền. Bên
cạnh đó, trong quá trình hoạt động của các thư viện hay các trung tâm thông tin hiện nay còn một
lí do dễ dẫn đến việc vi phạm bản quyền, đó là do sự nhìn nhận chưa đầy đủ của cán bộ thư viện
và người dùng tin dẫn đến tình trạng người dùng tin có thể sao chép thoải mái các tài liệu quý
như luận văn, luận án để đưa vào công trình của mình.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam có tới hơn 30 đơn vị nghiên cứu là thành viên, mỗi đơn
vị thành viên lại có một thư viện hay trung tâm thông tin. Trong các thư viện hay trung tâm
thông tin này, việc cho phép đọc giả hay người dùng tin nói chung được sao chép, copy tài liệu
vẫn diễn ra khá phổ biến. Nói khác đi, hiện tượng vi phạm bản quyền tài liệu đang là vấn đề thời
sự trong các thư viện cũng như trung tâm thông tin của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Với những vấn đề nêu trên, thì vấn đề thực thi bản quyền (quyền tác giả) đang là một việc
làm rất quan trọng đối với phạm vi cả nước nói chung và trong các thư viện hay các trung tâm thông
tin Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng. Nhận biết được tính cấp thiết của vấn đề này, tôi lựa
chọn đề tài Vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc
Viện Khoa học xã hội Việt Nam để làm đề tài luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, việc nghiên cứu về quyền tác giả đã được các nước và các tổ chức quốc tế
quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong nhiều năm qua. Hàng loạt các
văn bản pháp luật, hiệp ước và công ước quốc tế đã ra đời cho thấy kết quả của các công trình
nghiên cứu đó.
Ở Việt Nam, việc sao chép tác phẩm của người khác là hiện tượng khá phổ biến, làm tổn
hại lợi ích của tác giả và xã hội. Trước tình hình đó, đã có rất nhiều bài báo, luận văn, luận án
nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn
ra rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống. Trong lĩnh vực đào tạo sau đại học đã từng có một
số công trình như Luận văn thạc sĩ luật học “quyền tác giả đồi với tác phẩm viết trong pháp luật
đân sự Việt Nam - một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của Trần Thị Thanh Bình năm 2005; Luận
văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bản quyền tác giả trong giai đoạn hiện
nay” của Nguyễn Thanh Vân năm 2005; Luận văn thạc sĩ luật học “quyền tác giả đối với tác
phẩm dịch theo pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Hà năm 2007 Nhưng các luận văn
này đã được viết từ khá lâu, trong khi lĩnh vực bản quyền tác giả gần đây có rất nhiều quan điểm,
đối tượng và phương thức bảo hộ mới. Các sách tham khảo về lĩnh vực này cũng nhiều và mang
tính giới thiệu tổng quát. Một số sách có thể tìm thấy như “Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền
tác giả ở Việt Nam” của TS. Vũ Mạnh Chu; “Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt
Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễn Bích
Ngọc; “Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ” của Quỳnh Lê…
Đặc điểm chung của các luận văn, sách tham khảo nêu trên thường bàn đến vấn đề vĩ mô
như cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và tác động của nó đối với nền kinh tế
thị trường Việt Nam, sự cần thiết phải bảo hộ các đối tượng về sở hữu trí tuệ, hay nói đến quyền
tác giả trong thời gian gần đây, giải quyết tranh chấp quyền tác giả.
Qua đây ta chúng ta thấy có rất nhiều các công trình, các luận án, luận văn, sách tham
khảo về sở hữu trí tuệ nói chung và về bản quyền tác giả nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn
đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ trong các cơ quan thông tin - thư viện còn
khá mới mẻ, cho tới nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào. Trong khi, các
cơ quan thông tin - thư viện vẫn là nơi dễ xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền tác giả nhất.
Chính vì vậy, vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các cơ quan thông -

thư viện cần được nghiên cứu sâu và toàn diện hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực thi
pháp luật về bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc vi
phạm bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội
Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ khái niệm bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ, những công cụ pháp lí liên
quan đến bản quyền tài liệu khoa học công nghệ.
Tìm hiểu thực trạng vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư
viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Trên cơ sở những nghiên cứu đó, đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học
xã hội Việt Nam.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Vấn đề vi phạm bản quyền ở các cơ quan thông tin-thư viện nói chung và các thư viện
trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng hiện nay diễn ra rất phổ biến. Nguyên nhân
dẫn đến những tình trạng vi phạm đó là cán bộ thư viện và người dùng tin chưa nắm rõ về bản
quyền, công tác tuyên truyền và phổ biến về bản quyền còn hạn chế, ý thức của cán bộ thư viện
cũng như của người dùng tin trong việc tôn trọng bản quyền còn chưa cao.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại
các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề thực thi bản quyền đối với tài liệu khoa học và
công nghệ trong phạm vi các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam từ khi Luật Sở
hữu trí tuệ của nước ta có hiệu lực (01/07/2006).
6. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau
đây:
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp quan sát trực tiếp;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp thống kê số liệu;
- Phương pháp điều tra xã hội học.
7. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận:
Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp một phần vào việc tăng cường nhận thức về
vai trò và lợi ích của việc thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc thực
thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội
Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận văn nghiên cứu vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các
thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam;
+ Đưa ra một số nhận xét và giải pháp nhằm hỗ trợ các thư viện trực thuộc Viện Khoa
học xã hội Việt Nam hoàn thiện hơn nữa việc thực thi bản quyền đối với tài liệu khoa học và
công nghệ.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Giới thiệu tổng quát về việc thực thi bản quyền, đặc biệt là việc tuân thủ bản quyền về tài
liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Đưa ra các nhận xét trong vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại
các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Cuối cùng sẽ là các giải pháp giúp việc tuân thủ bản quyền tại các thư viện trực thuộc
Viện Khoa học xã hội Việt Nam được tốt hơn.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của
luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Tầm quan trọng của việc thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ
tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Chương 2: Hiện trạng thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện
trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi bản quyền tài liệu khoa học và
công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.


References
Sách, luận văn, luận án
1. Emmanuel Pierrat chủ biên, Hồ Thiệu, Nguyễn Đức Tiếu dịch (2007), Quyền tác giả
và hoạt động xuất bản, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội
2. Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Mai Phương (2004), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Lê Thị Hoan (2006), Về vấn đề bản quyền hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa
Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội
4. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sử hữu trí tuệ, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội
5. Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng (2006), Công ước Berne 1886 công cụ hữu
hiệu bảo hộ quyền tác giả, Nxb. Tư pháp, Hà Nội
6. Nguyễn Thanh Vân (2005), Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bản quyền tác giả trong
giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội
7. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2007), Quyền tác giả đối với tác phẩm dịch theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
8. Phùng Trung Tập (2004), Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội
9. Quỳnh Lê sưu tầm, tuyển chọn (2004), Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ, Nxb.
Lao động, Hà Nội

10. Trần Thị Thanh Bình (2005), Quyền tác giả đối với tác phẩm viết trong pháp luật
dân sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
11. Vũ Mạnh Chu (2005), Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
12. Vụ Pháp luật quốc tế (2005), Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội
Văn bản pháp luật
13. Bộ luật Dân sự 1995
14. Bộ luật Dân sự 2005
15. Hiến pháp 1992
16. Luật Sở hữu trí tuệ 2005
17. Luật Sở hữu trí tuệ 2009
18. Luật Xuất bản 2012
19. Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số diều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền
liên quan
20. Nghị định 142/HĐBT ngày 14/11/1986 vủa Hội đồng Bộ trưởng quy định quyền
tác giả
21. Nghị định 61/NĐ-CP ngày 11/06/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút
22. Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy
định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự
23. Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về hoạt động
thông tin khoa học và công nghệ
24. Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả
Một số thông tin trên các trang web
25. (Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
26. (Cục Sở hữu trí tuệ)
27. (Cục Bản quyền)
28. (Viện Nghiên cứu văn hóa)

29. (Học viện Khoa học xã hội)
30. (Viện Thông tin khoa học xã hội)


×