Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.67 KB, 31 trang )




Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn ở Bắc Giang hiện nay



Nguyễn Thị Hường


Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: CNXHKH; Mã số: 60 22 03 08
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn
Năm bảo vệ: 2013




Abstract: Làm rõ quan niệm về vai trò của nông dân, tình hình nông dân Bắc Giang, tính tất yếu
phải phát huy vai trò của đội ngũ này; và về sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Bắc Giang hiện nay, đánh giá vai trò của nông dân trong sự nghiệp đó. Phân tích, đánh giá thực
trạng thực hiện vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nông dân trong
sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang thời gian tới.

Keywords: Triết học Mác-Lênin; Nông dân; Nông thôn; Bắc giang

Content:




109
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 11
Chương 1. KHÁI LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN, CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÌNH HÌNH NÔNG DÂN
BẮC GIANG HIỆN NAY 11
1.1. Khái luận về vai trò của nông dân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay 11
1.2. Tình hình nông dân Bắc Giang và tính tất yếu phát huy vai trò của
nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn hiện nay 34
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở
BẮC GIANG HIỆN NAY 46
2.1. Thực trạng thực hiện vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc
Giang hiện nay 46
2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nông dân trong
sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn ở Bắc Giang hiện nay 73
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104


3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp,
nông thôn là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng
thời cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là
nội dung cơ bản của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Trong nông nghiệp và nông thôn, vấn đề nông dân luôn có
vị trí đặc biệt quan trọng và được Đảng ta xác định là vấn đề chiến
lược của cách mạng Việt Nam.Trải qua các giai đoạn cách mạng,
nông dân đã có những đóng góp to lớn, góp phần cùng toàn dân
làm nên thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc. Ngày nay, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, nòng cốt
và chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Những thành tựu đạt được trong quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vừa qua là thành quả của toàn
Đảng, toàn dân, nhưng đặc biệt trong đó có một phần đóng góp
đáng tự hào của nông dân.
Bắc Giang là một tỉnh nông nghiệp nằm trong khu vực
trung du và miền núi phía Bắc. Cùng với xu thế chung của cả
nước, Bắc Giang cũng đã đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn một cách toàn diện, trong đó kinh tế trồng trọt, chăn
nuôi và kinh tế vườn được xác định là ba ngành kinh tế mũi nhọn,
là khâu đột phá của tỉnh.
Hơn 10 năm qua, nông nghiệp Bắc Giang về cơ bản đã
chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, đạt
mức tăng trưởng khá (bình quân 4,2%/năm). Công nghiệp, ngành
4
nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phục hồi và phát triển; kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, môi trường
sinh thái và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. Quan hệ sản

xuất từng bước được đổi mới, phù hợp với yêu cầu phát triển nền
nông nghiệp hàng hoá; hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường,
dân chủ được phát huy tốt hơn; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội ở nông thôn được bảo đảm. Những thành tựu đó góp phần rất
quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề
đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng, cả nước
nói chung.
Đến nay, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở
Bắc Giang ngày càng đi đúng hướng và thu được được nhiều
thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, nông nghiệp và nông thôn Bắc Giang vẫn còn những hạn
chế. Nông dân Bắc Giang, mặc dù đóng một vai trò vô cùng to lớn
trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,
nhưng cho đến nay đời sống của đa số nông dân vẫn còn nghèo,
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Ở mức độ nhất định, việc
thực hiện và phát huy vai trò của nông dân trong phát triển kinh
tế, thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm an toàn xã hội và xây dựng
đời sống văn hóa vẫn còn hạn chế.
Để quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở Bắc Giang đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt được những thành
tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại những năm đầu của thế kỷ XXI, Bắc
Giang phải nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống chủ trương,
chính sách, phương hướng, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển, để
5
nhờ đó có thể phát huy vai trò của nông dân trong quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Với tư cách
là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào
sự nghiệp này, điều quan trọng hơn hết là phải khơi dậy cho được
sự cố gắng, lòng nhiệt tình, tính năng động, tích cực sáng tạo của

nông dân Bắc Giang. Bởi mỗi bước phát triển của nông nghiệp và
nông thôn suy cho cùng cũng là nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống cho nông dân. Nông dân là mục tiêu, là động lực phát
triển của nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp và nông
thôn là do nông dân và vì nông dân.
Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường đã và đang buộc nông
dân phải đối mặt với những thách thức không dễ tránh khỏi. Trong
đó trước hết phải kể đến tình trạng một bộ phận nông dân không
có đất hoặc thiếu đất sản xuất; hiện tượng phân hóa giàu nghèo,
mất đoàn kết trong nội bộ nông dân; tình trạng ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hội, Đây là những vấn đề lớn đang ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của người nông dân. Vì vậy, sức mạnh của
nông dân chỉ có thể phát huy mạnh mẽ khi có sự quan tâm sâu sát,
sự hỗ trợ kịp thời và thường xuyên của các cấp, các ngành địa
phương, của cả hệ thống chính trị. Đây chính là một trong những
vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết đang được đặt ra đối với Bắc
Giang. Vì thế tôi chọn vấn đề "Vai trò của nông dân trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở
Bắc Giang hiện nay " làm chủ đề nghiên cứu của luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành CNXH khoa học.
6
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn và vấn đề nông dân luôn giành được sự quan tâm, chú ý
của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều nhà khoa học. Đến nay, đã có
nhiều công trình nghiên cứu của tập thể cũng như của các nhà
khoa học về nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở những góc độ
khác nhau.
Thứ nhất, các sách chuyên khảo

1. Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa học và
công nghệ - Trung tâm Hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển
nông thôn (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở
nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Hội khoa học kinh tế Việt Nam - Ban đào tạo và phổ biến
kiến thức (1998), Tài liệu tập huấn: Phát triển nông nghiệp và nông
thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (tập I và II), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê. Cuốn sách đã cung cấp cho
chúng ta hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước
ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Chỉ ra những
vấn đề đầu tư, vấn đề phân hóa giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng
cạnh tranh xuất khẩu nông sản
7
Nhìn chung, các công trình khoa học này đã đề cập đến
những nội dung như: vai trò của công nghiệp nông thôn trong quá
trình CNH, HĐH nông thôn Việt Nam; thực trạng công nghiệp nông
thôn Việt Nam; tổng kết những kinh nghiệm CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; hệ
thống hóa những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn; những vấn đề đặt ra và đề xuất những
phương hướng, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Tuy nhiên, các công trình khoa học này mặc dù nghiên
cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng chưa đi sâu vào
vấn đề nông dân.

Thứ hai, các luận án, luận văn
Cho đến nay đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
đã nghiên cứu tìm hiểu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn và việc phát huy vai trò của nông dân như:
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Hướng (1991): Sự
chuyển hướng của giai cấp nông dân trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ triết học của Bùi Thị Thanh Hương
(2000): "Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân
nước ta trong giai đoạn hiện nay". Trong công trình nghiên cứu
của mình, tác giả cho chúng ta thấy được đặc điểm của giai cấp
nông dân Việt Nam, xu hướng biến đổi giai cấp nông dân trong
quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng
xã hội chủ nghĩa đồng thời đề ra một số gải pháp chủ yếu nhằm
giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình đưa nông dân phát
triển theo định hướng XHCN Nhưng luận án cũng còn một số
8
hạn chế như mới chỉ quan tâm đến nhân tố quy định đặc điểm, xu
hướng biến đổi mà chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của
nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn thời kỳ mới.
Luận văn thạc sĩ Triết học của Đặng Thị Phương Duyên
(2001): Phát huy vai trò của nông dân Thái Bình trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Luận văn
đã đề cập đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Thái
Bình trên con đường CNH, HĐH; thực trạng và giải pháp phát huy
vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn Thái Bình. Tuy nhiên, vai trò của nông dân trong CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn là như thế nào; những điều kiện để
phát huy vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn nói chung, ở một tỉnh nói riêng là vấn đề cần phải đi

sâu hơn nữa.
Luận văn thạc sĩ của Phạm Huỳnh Minh Hùng (2005):
“Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay”. Luận
văn đã chỉ ra được phương hướng phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo hướng CNH, HĐH; Chỉ ra được vai trò của nông dân
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre;
đồng thời chỉ ra quan điểm giải pháp phát huy vai trò của nông
dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bến
Tre. Tuy nhiên, luận văn vẫn còn có một số nhược điểm như:
Chưa làm rõ được quan niệm về CNH, HĐH; CNH – HĐH nông
nghiệp nông thôn; Chưa làm nổi bật hết vai trò của nông dân trong
quá trình CNH, HĐH và giải pháp mà tác giả luận văn đưa ra chú
trọng nhiều về vấn đề nâng cao nhận thức của nông dân mà chưa
9
bám sát vào vai trò của nông dân trong quá trình đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn.
Các đề tài này bước đầu đi vào nghiên cứu sự phân hóa
giàu nghèo, đặc điểm của giai cấp nông dân trong giai đoạn đổi mới
đất nước, làm rõ xu hướng biến đổi khách quan của giai cấp nông dân
Việt Nam trong thời gian tới, trình bày một số phương hướng đưa
giai cấp nông dân Việt Nam phát triển theo hướng XHCN, Các đề
tài, luận án này tuy bàn đến đối tượng là nông dân nhưng chưa đi sâu
vào vai trò của nông dân cũng như việc phát huy vai trò của nông
dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Do mỗi một địa phương có một đặc điểm riêng, cho nên vai
trò của nông dân ở mỗi địa phương trong xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội cũng có sự khác nhau nhất định. Cho đến nay, chưa có
công trình nghiên cứu nào bàn đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn và vai trò của nông dân ở Bắc Giang. Vì

thế, trong công trình của mình, tác giả cố gắng làm rõ hơn vai trò của
nông dân Bắc Giang phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở địa phưong Bắc Giang.
Thứ ba, các văn kiện của Bắc Giang
- "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ
VIII ", 2012
- "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ
X VII", 2010
- Nghị quyết số số 47-Ctr/TU ngày 03/10/2008 của Tỉnh uỷ
Bắc Giang, 2008
- Ngày 14-7-2011, BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Giang có Nghị
quyết số 145/NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến
10
năm 2020. Nghị quyết xác định xây dựng nông thôn mới theo
phương châm: “Kinh tế phát triển - Đời sống ấm no - Thôn bản văn
minh - An ninh ổn định - Quản lý dân chủ".
Các văn kiện, Nghị quyết này đều đề cập đến vấn đề CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn và vấn đề nông dân. Nhưng cho đến
nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào ở cấp tỉnh làm rõ
vai trò của nông dân Bắc Giang và việc phát huy vai trò của nông dân
Bắc Giang trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
hướng CNH, HĐH. Vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của nông dân
trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc
Giang hiện nay rất cần được quan tâm nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Làm rõ vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó phân tích,
đánh giá thực trạng thực hiện vai trò và đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy vai trò của đội ngũ này trong quá trình đẩy mạnh

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang thời gian tới.
- Nhiệm vụ
Thứ nhất, làm rõ quan niệm về vai trò của nông dân, thực
trạng đội ngũ nông dân Bắc Giang, tính tất yếu phải phát huy vai trò
của đội ngũ này; và về sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Bắc Giang hiện nay. Từ đó đánh giá vai trò của nông dân trong
sự nghiệp đó.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của
nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn hiện nay.
11
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở Bắc Giang thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò
của nông dân trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở Bắc Giang hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu
Từ khoảng năm 2002 đến nay, tức là từ khi thực hiện Nghị
quyết số 15-NQTW của Hội nghị TW 5, khóa IX, về đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 (ngày18-3-2002).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận văn
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở
những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng cộng sản Việt Nam về nông dân.
- Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận
văn, tác giả sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgic -
lịch sử và so sánh, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, nhất

là kế thừa kết quả khảo sát thực tế và tổng kết thực tiễn của các cơ
quan, ban, ngành thuộc tỉnh Bắc Giang.
6. Đóng góp chính của luận văn
- Làm rõ vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của
nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn.
12
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc hình thành được nhận thức
đúng đắn về vai trò của nông dân Bắc Giang. Từ đó giúp lãnh đạo địa
phương đưa ra những chủ trương, giải pháp tiếp tục phát huy vai trò
của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở Bắc Giang hiện nay.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
công tác giảng dạy ở trường chính trị tỉnh; và có thể dùng làm tài liệu
tham khảo nghiên cứu ở các cấp uỷ đảng, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Bắc Giang.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 2 chương với 4 tiết.


13
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN, CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÌNH HÌNH NÔNG DÂN Ở BẮC
GIANG HIỆN NAY

1.1. Khái luận về vai trò của nông dân, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay
1.1.1. Khái luận về vai trò nông dân
1.1.1.1. Về giai cấp nông dân
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về nông dân. Chẳng
hạn, theo từ điển tiếng Việt, nông dân được định nghĩa là “Người lao
động sống bằng nghề làm ruộng”. Theo từ điển chủ nghĩa cộng sản
khoa học thì “Nông dân là một giai cấp chuyên sản xuất những sản
phẩm nông nghiệp trên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã
về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của chính
mình. Là một giai cấp đặc biệt, giai cấp nông dân hình thành trong
quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình phát
triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tồn tại cho tới khi xây
dựng xong chủ nghĩa cộng sản”
Tóm lại, có thể quan niệm nông dân là những người lao động
cư trú ở nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, và bằng các
ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai; ở mức độ khác
nhau, họ có quyền sở hữu về ruộng đất; và đóng vai trò trực tiếp, chủ
yếu trong quá trình phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Những
người này hình thành nên giai cấ p nông dân.
1.1.1.2. Về vai trò của nông dân
Theo V.I.Lênin, điều kiện để chế độ HTX của nông dân
thành công và phát huy được vai trò của nông dân ở một nước tiểu
14
nông là: 1/ giai cấp công nhân nắm chính quyền; 2/ Nhà nước nắm
các tư liệu sản xuất chủ yếu; 3/ giai cấp công nhân phải liên minh và
lãnh đạo giai cấp nông dân; 4/ Nhà nước phải có chính sách phù hợp
cho các HTX được hưởng những “ưu đãi thuần túy vật chất”; 5/ Nhà
nước kiểm soát được sự kết hợp lợi ích tư nhân và lợi ích chung của
nông dân; 6/ sự tham gia tự nguyện của nông dân vào HTX

Trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vai
trò của nông dân Việt Nam, trong đó có nông dân Bắc Giang, được
nâng cao, được thể chế hóa thành quyền và trách nhiệm ngày càng cụ
thể hơn, phù hợp với quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta. Nhìn chung, nông dân Việt Nam, trong đó
có nông dân Bắc Giang, có các vai trò sau trong sự nghiệp đẩy mạnh
CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn:
- Nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây
dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông
nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
- Nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây
dựng quy hoạch và đóng vai trò chủ yếu, trực tiếp thực hiện quy
hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH.
- Nông dân là chủ thể tham gia tích cực, sáng tạo vào việc
xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường lành mạnh ở nông
thôn trên cơ sở bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương.
- Nông dân là nhân tố góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ
thống chính trị - xã hội vững mạnh, thực hiện dân chủ, bảo đảm an
toàn toàn xã hội ở cơ sở nông thôn.
Những yếu tố quy định vai trò của nông dân bao gồm:
- Đường lối, chủ trương, chính sách luật pháp của Đảng và
Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
15
– Bản thân người nông dân
– Bản thân sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn
1.1.2. Khái luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn
1.1.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn

CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công
nghiệp cơ khí và điện tử - tin học.
- HĐH là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội.
- CNH, HĐH ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh tế và quản lý kinh tế, xã hội từ
sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp
tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi
căn bản, toàn diện các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp nói
riêng và trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội nông thôn nói chung. Đây
là quá trình biến lao động thủ công thành lao động cơ giới có tính
hiện đại, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; và là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng
tỷ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi
tiềm năng để tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội cao
16
nhất trong nông nghiệp, nông thôn. Từ đó thúc đẩy biến đổi đời sống
kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng đô thị hóa.
1.1.2.2. Về bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang
Thứ nhất, về bối cảnh tự nhiên
- Về vị trí địa lý
- Về đặc điểm địa hình
- Về điều kiện khí hậu

- Về tài nguyên thiên nhiên
Thứ hai, về điều kiện kinh tế - xã hội
- Về các loại cây công nghiệp ngắn ngày
- Về sản xuất nông - lâm - nghiệp
- Về ngành chăn nuôi
- Về ngành công nghiệp chế biến
- Về điều kiện phát triển thương mại - dịch vụ
- Về văn hóa và tiểm năng du lịch
1.2. Tình hình nông dân ở Bắc Giang và tính tất yếu phát
huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay
1.2.1. Tình hình nông dân ở Bắc Giang hiện nay
Hiện nay, dân số toàn tỉnh là 1.567.557 người, trong đó dân
cư sống ở khu vực nông thôn là 1.416.614 người chiếm trên 90% dân
số của tỉnh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 9,7 %; trong đó
công nghiệp - xây dựng tăng 17,3%; dịch vụ tăng 9,1%; nông lâm
nghiệp và thủy sản tăng 1,6%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tích cực: ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 37,2%;
dịch vụ 32,4%; nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,4%. Các lĩnh
17
vực văn hóa – xã hội có bước phát triển, đời sống nhân dân cơ bản ổn
định; quốc phòng an ninh được đảm bảo
Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của
nông dân trong toàn tỉnh được cải thiện và ổn định, tỷ lệ đói nghèo giảm,
những nhu cầu cơ bản về ăn ở, đi lại, học hành, phương tiện sinh hoạt
được cải thiện rõ rệt, mỗi gia đình đều có từ 1-2 chiếc xe máy và một số
gia đình đã có ô tô, nhà ở của các gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh
gần như đã được xây dựng kiên cố vững chắc, hầu hết các hộ gia đình
đều có tivi, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới rõ rệt

Về việc triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ giải quyết
việc làm: Tính đến cuối năm 2012, số lao động được tạo việc làm
mới ước đạt 26.960 người, bằng 103,7% so với kế hoạch, tăng 7,8%
so với năm 2011, trong đó 3.500 người đi xuất khẩu lao động
Công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm và đạt được
một số kết quả nhất định, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh
tuyển sinh và đào tạo nghề cho 27.360 người đạt 101% kế hoạch
năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,5%, đạt kế hoạch, tăng 3,5%
so với năm trước
1.2.2. Tính tất yếu phát huy vai trò của nông dân trong sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Bắc Giang hiện nay
Thứ nhất, nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo
vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch
phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH
Thứ hai, nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo
vào quá trình xây dựng quy hoạch và đóng vai trò chủ yếu, trực tiếp
thực hiện quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng
CNH, HĐH.
18
Thứ ba, nông dân là chủ thể tham gia tích cực, sáng tạo vào việc
xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường lành mạnh ở nông
thôn trên cơ sở bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương.
Thứ tư, nông dân là nhân tố góp phần quan trọng vào việc
xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, thực hiện dân chủ,
bảo đảm an toàn toàn xã hội ở cơ sở nông thôn.

Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP ĐẨY MẠNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN Ở BẮC GIANG HIỆN NAY
2.1. Thực trạng thực hiện vai trò của nông dân trong sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Bắc Giang hiện nay
2.1.1. Kết quả và nguyên nhân
2.1.1.1. Về kết quả
Thứ nhất, về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Về sản xuất nông nghiệp
Về sản xuất thủy sản
Về sản xuất lâm nghiệp
Về thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới”
Thứ hai, về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi
- Phát triển mạnh mẽ mạng lới giao thông
- Phát triển hệ thống điện
19
- Phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông và các điểm
văn hoá
- Phát triển các thị tứ, thị trấn trên địa bàn nông thôn
- Đầu tư thoả đáng cho các vùng nghèo
- Hạ tầng giao thông tiếp tục được củng cố
- Hạ tầng thủy lợi có nhiều cải thiện
- Nhiều công trình điện, hạ tầng ngoài hàng rào khu, cụm
công nghiệp, làng nghề, công trình phúc lợi xã hội được xây dựng
- Hạ tầng thông tin và truyền thông được đầu tư, phát
triển mạnh
- Hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được củng cố
phát triển

Thứ ba, về quan hệ sản xuất
- Tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã của nông dân và
nông thôn
Hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông - lâm – ngư nghiệp,
thủy sản:
- Về tổ hợp tác (THT)
Thứ tư, về các phong trào của nông dân
- Về phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi,
đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng
- Về phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới
- Về phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng,
an ninh
Thứ năm, xây dựng đời sống văn hóa – xã hội
- Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao, phát thanh truyền hình
- Về kết quả thực hiện “Phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”
20
- Về triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã
hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn
1.1.1.2. Về nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
- Do tác động của cơ chế thị trường
- Sự thay đổi trong chính sách
Nguyên nhân chủ quan
- Sự đúng đắn của chủ trương, chính sách
- Tư duy kinh tế, tầm nhìn
- Việc thực hiện Chủ trương, Nghị quyết
- Việc cung cấp nguồn vốn
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, hiện tượng nông dân không có đất hoặc thiếu đất
sản xuất đang có chiều hướng gia tăng trong sự nghiệp đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Thứ hai, trong xây dựng quan hệ sản xuất
Thứ ba, tệ nạn xã hội và một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ
xã hội của nông dân
Thứ tư, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, đang có chiều
hướng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xã
hội trên địa bàn nông thôn
2.1.2.2. Về nguyên nhân
Về nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân cơ bản là xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu,
sản xuất nhỏ, thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất, chất lượng sản phẩm
chưa cao; Tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu của quá trình sản xuất
thấp.
21
Chất lượng lao động trong nông nghiệp giảm do một bộ phận
lao động trẻ có kiến thức dịch chuyển sang lao động công nghiệp,
trình độ sản xuất, quản lý của nông dân còn thấp, thiếu kiến thức về
thị trường và sản xuất hàng hoá; cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn
(giao thông, thuỷ lợi) còn nhiều bất cập; biến đổi khí hậu diễn ra
ngày càng rõ nét theo hướng bất lợi (hạn hán, lũ lụt), tình hình dịch
bệnh (cây trồng, vật nuôi) có diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy
cơ tái phát gây tâm lý không tốt cho người sản xuất; thị trường tiêu
thụ không ổn định, giá cả bấp bênh.
Về nguyên nhân chủ quan
Chất lượng cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập. Nhận thức về vai
trò của cán bộ về một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về “Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” còn chưa đầy đủ.
Việc chuyển đổi đất đai, tích tụ ruộng đất để mở rộng sản

xuất còn gặp nhiều khó khãn. Ðại bộ phận nhân dân chýa nhận thúc
ðýợc vai trò quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp nông thôn cho nên chưa phát huy hết vai trò của mình.
Việc ứng dụng KHKT vào sản xuất còn chậm, công tác quy
hoạch, kế hoạch sản xuất còn gặp nhiều bất cập, sản phẩm nông
nghiệp còn bị phụ thuộc vào sức tiêu thụ của thị trường.
2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của
nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn ở Bắc Giang hiện nay
2.2.1. Nâng cao nhận thức và trình độ dân trí cho nông dân
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Thứ nhất, về năng lực nhận thức chính trị
Thứ hai, về nâng cao trình độ dân trí
22
2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn
Một là, nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hai là, tiếp tục huy động tốt các nguồn lực cho đào tạo nguồn
nhân lực ở khu vực nông thôn
Ba là, tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.2.3. Tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ nông dân chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh
CNH, HĐH
Thứ nhất, cần làm tốt công tác quy hoạch
Thứ hai, về khoa học và công nghệ
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách về đất đai
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện chính sách về nguồn vốn
Thứ năm, về hỗ trợ đẩy mạnh thương mại và hội nhập kinh

tế
2.2.4. Tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa - xã hội cho
nông dân và nông thôn
Thứ nhất, xây dựng môi trường văn hóa, thông tin, thể thao
lành mạnh, phong phú và đa dạng
Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân; chất lượng dân số, gia đình, trẻ em
Thứ ba, đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới
2.2.5 Bắc Giang cần có những giải pháp cụ thể nâng cao
hiệu quả liên kết bốn nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và
doanh nghiệp)
23
KẾT LUẬN
Bắc Giang là một tỉnh miền núi nằm ở phía đông Bắc của Tổ
quốc. Trải qua cả một quá trình lâu dài, qua bao biến thiên của lịch
sử, in đậm công lao của những con người - nông dân Bắc Giang. Bất
kỳ trong hoàn cảnh nào, nông dân Bắc Giang cũng luôn là lực lượng
nòng cốt đi đầu trong các phong trào cách mạng. Từ buổi đầu khai
hoang, lập ấp nơi hoang vu rừng thiêng nước độc, qua bao khó khăn,
gian khổ đã tạo dựng nên một vùng đất trù phú, đó là do bàn tay của
nông dân làm nên. Trong đấu tranh cách mạng nhân dân Bắc Giang
anh dũng chiến đấu với khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế hay chiến
thắng Chi Lăng – Xương Giang. Quân và dân Bắc Giang đã đổ không
ít mồ hôi xương máu để giữ gìn độc lập của quê hương đất nước,
trong đó vai trò to lớn phải kể đến đó là lực lượng nông dân của Bắc
Giang.
Ngày nay, với truyền thống cách mạng, lại một lần nữa nông
dân Bắc Giang tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của mình là lực
lượng cơ bản, chủ yếu trong phong trào “xây dựng đời sống nông
thôn mới” tiến công vào mặt trận phát triển KT-XH nhất là đẩy mạnh

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vai trò to lớn của nông dân Bắc
Giang được thể hiện tập trung trên các phương diện sau: Thứ nhất,
nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây
dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông
nghiệp theo hướng CNH, HĐH; Thứ hai, nông dân là chủ thể tham
gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và đóng
vai trò chủ yếu, trực tiếp thực hiện quy hoạch xây dựng mô hình
nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH; Thứ ba, nông dân là chủ thể
tham gia tích cực, sáng tạo vào việc xây dựng đời sống văn hóa - xã
hội và môi trường lành mạnh ở nông thôn trên cơ sở bảo tồn, phát
24
huy truyền thống văn hóa ở địa phương; Thứ tư, nông dân là nhân tố
góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống chính trị - xã hội
vững mạnh, thực hiện dân chủ, bảo đảm an toàn toàn xã hội ở cơ sở
nông thôn. Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chỉ có thể
thành công khi vai trò của nông dân được khơi dậy và phát huy đúng
mức. Nhận thức được điều này, trong nhiều năm qua Đảng bộ Bắc
Giang đã có những chủ trương,chính sách đúng đắn và kịp thời; qua
đó phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của nông dân
góp phần đưa sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đạt
được nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng cũng chính trong quá trình
thực hiện sự nghiệp này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi
nông dân phải đáp ứng trong một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá
đó là sự cần thiết phải thay đổi trong nhận thức và tập quán sản xuất,
là trình độ tri thức phải được nâng lên, Hơn nữa, thực hiện CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường tất yếu buộc nông dân phải đối mặt với những thách thức
không dễ gì tránh khỏi đó là hiện trạng nông dân không có đất hoặc
thiếu đất sản xuất; hiện tượng phân hoá giàu nghèo, chia rẽ nội bộ,
mất đoàn kết trong nông dân; là vấn đề lao động việc làm; là tình

trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội như cơn đại dịch đang từng
ngày từng giờ xâm hại đến làng quê nông thôn vốn rất thanh bình và
giàu nét văn hoá.
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không có mục đích tự
thân. Thực hiện sự nghiệp này là nhằm góp phần phát triển KT-XH
và nhất là phải đem lại những lợi ích thiết thực cho nông dân. CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn phải do nông dân và vì nông dân. Là
người trực tiếp tham gia vào quá trình này, hơn ai hết chính bản thân
nông dân Bắc Giang phải nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt qua những
25
rào cản tâm lý, tập quán cũ kỹ và lạc hậu, luôn nêu cao tinh thần cách
mạng tiến công, không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ văn
hoá đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH.
Điều quan trọng hơn, để phát huy được vai trò to lớn của nông dân đó
còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng cộng đồng trách
nhiệm, phối hợp chặt chẽ hướng về địa bàn nông thôn, lấy nông dân
làm đối tượng cần được quan tâm, chia sẻ. Hơn lúc nào hết, tinh thần
quyết tâm làm cho đời sống của nông dân Bắc Giang ngày càng được
cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nông thôn Bắc
Giang ngày càng văn minh tiến bộ phải được thể hiện bằng những
chương trình hành động, bằng những việc làm cụ thể. Trong đó
không ngừng nâng cao trình độ dân trí, phát triển GD - ĐT, hướng
nghiệp dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân là giải pháp căn
bản làm nền tảng cho việc phát huy vai trò của nông dân. Bên cạnh
đó, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách
hợp lý theo hướng CNH, HĐH; việc phát triển kết cấu hạ tầng KT-
XH nông thôn; việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã
hội nghề nghiệp của nông dân cũng như những hoạt động hỗ trợ nông
dân trong suốt quá trình lao động sản xuất cũng đều là những giải

pháp rất cần thiết và quan trọng. Mỗi giải pháp đều có ý nghĩa, vị trí
và sức tác động khác nhau đến việc phát huy vai trò của nông dân
Bắc Giang. Ở đây, theo tác giả, Bắc Giang nên tập trung mọi nguồn
lực đầu tư, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Thực hiện
tốt giải pháp này là rất quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân Bắc Giang nói chung, trong đó có nông dân.
Vai trò của nông dân Bắc Giang đang được thực hiện và phát
huy trên nhiều phương diện. Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông

×