Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề cương chi tiết học phần địa lý tự nhiên Việt Nam - du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.43 KB, 4 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần : Địa lý tự nhiên Việt Nam-Du lịch
(Viet Nam General Natural Geography-Tourism)
- Mã số học phần : XN101
- Số tín chỉ học phần : 2 tín chỉ
- Số tiết học phần : 30 tiết lý thuyết
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn : SP Địa lý
- Khoa/Viện/Trung tâm/Bộ môn: Sư phạm
3. Điều kiện tiên quyết:
4. Mục tiêu của học phần:
4.1. Kiến thức:
4.1.1. Khái quát vị trí địa lý, các khái niệm về phạm vi lãnh thổ, phân tích tác
động của vị trí địa lý đối với điều kiện tự nhiên của Việt Nam.
4.1.2. Khái quát chung về đặc điểm của tự nhiên Việt Nam, sự phân hóa đa dạng
của tự nhiên và mối liên hệ tác động qua lại giữa các hợp phần tự nhiên.
4.1.3. Khái quát đặc điểm chung của địa hình, các dạng địa hình và sự phân bố
các khu vực địa hình, phân tích tác động của địa hình đối với các thành
phân tự nhiên khác.
4.1.4. Khái quát chung về khí hậu, diễn biến của các yếu tố khí hậu, sự phân hóa
của khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam và phân tích tác động của khí hậu đến
sự phân bố của các thành phần tự nhiên khác.
4.1.5. Khái quát chung về thủy văn, sự phân bố và đặc điểm của các hệ thống
sông lớn trên lãnh thổ. Tìm hiểu đặc điểm và sự phân bố của hồ đầm,


nguồn nước ngầm. Phân tích tác động của yếu tố thủy văn đối với các hợp
phần tự nhiên.
4.1.6. Khái quát chung về thổ nhưỡng, các nhóm và các loại đất chính.
4.1.7. Khái quát chung về sinh vật Việt Nam, đặc điểm và sự phân bố của các hệ
sinh thái chính, hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn và vai trò của
chúng trong bảo vệ sự đa dạng sinh học.
4.2. Kỹ năng:
4.2.1. Phân tích được vai trò của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ trong việc hình
thành và phát triển của tự nhiên Việt Nam. Phân tích được tầm quan trọng
của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ an
ninh quốc phòng, từ đó giúp người học có ý thức hơn trong việc học tập
cũng như bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.

4.2.2. Phân tích được vai trò của tự nhiên Việt Nam, đánh giá sự tác động của
việc phát triển kinh tế - xã hội đối với tài nguyên, môi trường tự nhiên, góp
phần giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường.
4.2.3. Phân tích, đánh giá vai trò của địa hình đối với tự nhiên và kinh tế - xã hội,
từ đó góp phần giáo dục ý thức bảo vệ cảnh quan tự nhiên.
4.2.4. Biết được đặc điểm của khí hậu Việt Nam, phân tích các tác động của khí
hậu đối với tự nhiên và kinh tế - xã hội. Có kỹ năng phán đoán các hiện
tượng thời tiết bất thường, góp phần trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
4.2.5. Phân tích vai trò và tác động của yếu tố thủy văn đối với tự nhiên và kinh
tế - xã hội. Phân tích nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước
ngọt và ý thức trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngọt.
4.2.6. Phân tích vai trò và tác động của thổ nhưỡng đối với tự nhiên và kinh tế -
xã hội. Phân tích nguyên nhân làm suy thoái nguồn tài nguyên đất và ý
thức trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất.
4.2.7. Phân tích vai trò và tác động của sinh vật đối với tự nhiên và kinh tế - xã
hội. Phân tích nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật và ý

thức trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
4.3. Thái độ:
4.3.1. Có tinh thần học hỏi, tích cực trong các hoạt động học tập, giúp đỡ bạn bè
có hoàn cảnh khó khăn.
4.3.2. Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh
thổ.
4.3.3. Tuyên truyền, giáo dục giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc
bảo vệ tự nhiên, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, khai thác phải đi đôi với bảo
vệ.
5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Địa lý tự nhiên Việt Nam đại cương là môn học về đặc điểm chung, các thành phần
của tự nhiên của Việt Nam. Học phần này giới thiệu một cách cơ bản về vị trí địa lý,
phạm vi lãnh thổ; đặc điểm chung của tự nhiên Viêt Nam; các hợp phần của tự nhiên
Việt Nam. Qua đó người học có thể đánh giá tiềm năng và vai trò của điều kiện tự
nhiên trong việc phát triển KT- XH của đất nước.
6. Cấu trúc nội dung học phần:
6.1. Lý thuyết
Nội dung Số tiết Mục tiêu
Chương 1.

Khái quát vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và đặc
điểm chung của tự nhiên Việt Nam

1.1.

Khái quát vị trí, phạm vi lãnh thổ của VN
1 4.1.1
1.2.


Đặc điểm chung của TNVN 2 4.1.2
Chương 2.

Địa hình Việt Nam

3.1.

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam 1 4.1.3
3.2.

Các kiểu địa hình 3 4.1.3
3.3.

Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa của tự
nhiên
1 4.1.3
Chương 3.

Khí hậu Việt Nam
4.1.

Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam 2 4.1.4
4.2.

Diễn biến của một số yếu tố khí hậu 2 4.1.4
4.3.

Sự phân hóa của khí hậu VN 1 4.1.4
Chương 4.


Thủy văn Việt Nam

5.1.

Đặc điểm chung của thủy văn Việt Nam 1 4.1.5
5.2.

Một số hệ thống sông chính 2 4.1.5
5.3.

Hồ và nước ngầm 1 4.1.5
5.4.

Phân vùng thủy văn VN 1 4.1.5
Chương 5.

Thổ nhưỡng Việt Nam

6.1.

Đặc điểm chung của thổ nhưỡng Việt Nam 1 4.1.6
6.2. Các nhóm và các loại đất chính 2 4.1.6
6.3.

Phân vùng thổ nhưỡng 1 4.1.6
Chương 6.

Sinh vật Việt Nam

7.1.


Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam 1 4.1.7
7.2.

Các hệ sinh thái chính 3 4.1.7
7.3.

Hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn 1 4.1.7
7. Phương pháp giảng dạy:
- Phân tích các khái niệm khó
- Người học làm trung tâm
- Hoạt động nhóm
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết.
- Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện.
- Tham dự kiểm tra giữa học kỳ.
- Tham dự thi kết thúc học phần.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
9.1. Cách đánh giá
Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau:
TT

Điểm thành phần Quy định Trọng
số
Mục tiêu
1 Điểm chuyên cần Số tiết tham dự học 25/30 10% 4.3
2 Điểm bài tập nhóm - Báo cáo/thuyết minh/
- Được nhóm xác nhận có tham

gia
5% 4.2.9

3 Điểm kiểm tra giữa
kỳ
- Trắc nghiệm (45 phút) 15% 4.1.1 đến
4.1.4
4 Điểm thi kết thúc - Trắc nghiệm (90 phút) 70% 4.1.1 đến

học phần - Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết
- Bắt buộc dự thi
4.1.7
9.2. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần
nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một
chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm
4 theo quy định về công tác học vụ của Trường.
10. Tài liệu học tập:
Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt
[1] Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Đạt Tam – Atlat địa lý
Việt Nam – TT bản đồ và tranh ảnh giáo dục – 2000

[2] Vũ Tự Lập – Địa lý tự nhiên Việt Nam T1,2 – NXB GD Hà Nội –
1978

[3] Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu – Địa lý tự nhiên Việt Nam-
NXB GD – 2001


[4] Nguyễn Văn Phòng – Hải dương học và biển Việt Nam – NXB
GD – 1998 (tái bản)

[5] Lê Bá Thảo – Thiên nhiên Việt Nam – NXB GD Hà Nội – 2001

[6] Phạm Ngọc Toàn, Nguyễn Tất Đắc – Khí hậu Việt Nam – NXB
KHKT Hà Nội – 1993


Cần Thơ, ngày 29 tháng 03 năm 2014
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA/GIÁM ĐỐC VIỆN/
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM




TRƯỞNG BỘ MÔN








×