Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề cương chi tiết học phần du lịch văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.38 KB, 4 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: Du lịch văn hóa (Cultural Tourism)
- Mã số học phần : XH409
- Số tín chỉ học phần : 2 tín chỉ
- Số tiết học phần : 30 tiết lý thuyết
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn : Lịch sử-Địa lý-Du lịch
- Khoa/Viện/Trung tâm/Bộ môn: Khoa học Xã hội và Nhân văn
3. Điều kiện tiên quyết: XH414
4. Mục tiêu của học phần:
4.1. Kiến thức:
4.1.1. Cung cấp những quan niệm, đặc trưng của Du lịch. Tìm hiểu về văn hóa
du lịch từ đó phân biệt giữa du lịch văn hóa và văn hóa du lịch.
4.1.2. Khái quát yêu cầu và nhiệm vụ của du lịch văn hóa. Tìm hiểu về những
sản phẩm du lịch văn hóa.
4.1.3. Tìm hiểu các nhóm du lịch văn hóa đang được khai thác. Bài học kinh
nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới.
4.1.4. Tìm hiểu khái niệm và phân loại các nhóm tài nguyên du lịch văn hóa. Đi
sâu vào phân tích tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch xã hội.
4.1.5. Khái quát những kỹ năng và nghiệp vụ du lịch văn hóa thông qua việc
nhận diện và khai thác các giá trị văn hóa trong các chương trình du lịch
văn hóa.
4.2. Kỹ năng:
4.2.1. Thông qua học phần, sinh viên nắm những được những mảng kiến thức cơ


bản về loại hình du lịch văn hóa
4.2.2. Đánh giá được tác động của du lịch tới môi trường văn hóa, xã hội
4.2.3. Phân tích được văn hóa du lịch trên thực tiễn du lịch Việt Nam, và có thêm
nhận thức trong giao tiếp và ứng xử văn hóa trong du lịch.
4.2.4. Biết cách nhận diện được các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
4.2.5. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
4.3. Thái độ:
4.3.1. Có tinh thần học hỏi, tích cực trong các hoạt động học tập, giúp đỡ bạn bè
có hoàn cảnh khó khăn.

4.3.2. Có ý thức bảo vệ và gìn giữ các giá trị văn hóa, giao tiếp và ứng xử văn
hóa trong du lịch
5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, du lịch Việt Nam dần dần trở thành một
ngành có tiềm năng đầy hứa hẹn. Các tour du lịch văn hóa ra đời là một minh chứng
cho tầm quan trọng của văn hóa đối với du lịch. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích
kinh tế mà còn góp phần giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam với du khách quốc
tế, tạo sự hòa đồng giữa Việt Nam và Thế giới, đồng thời làm tăng thêm lòng yêu mến
quê hương của những người con đất Việt. Học phần du lịch văn hoá nhằm cung cấp
cho người học những kiến thức cơ bản về du lịch văn hoá như khái niệm, đặc trưng
của du lịch văn hoá… Bên cạnh đó, học phần còn giới thiệu đến sinh viên những loại
hình du lịch văn hóa đang được chú trọng ở một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời
giúp người học nhìn nhận được vai trò, tầm quan trọng của văn hóa Việt Nam trong sự
phát triển của ngành du lịch.
6. Cấu trúc nội dung học phần:
6.1. Lý thuyết
Nội dung Số tiết Mục tiêu
Chương 1.

Tổng quan về du lịch văn hóa

1.1.
1.2.

1.3.

1.4.

1.5.

1.6.

Quan niệm và đặc trưng du lịch văn hóa
Nhiệm vụ và yêu cầu của du lịch văn hóa
Sản phẩm du lịch văn hóa
Văn hóa du lịch
Các loại hình du lịch văn hóa
Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên
thế giới
2

2

4
4.1.1;4.2.1
4.1.2
4.1.2
4.1.1;4.2.3
4.1.3
4.1.3
Chương 2.


Tài nguyên du lịch văn hóa
2.1.

Khái niệm 2 4.1.4;4.2.2
2.2.

Các đặc trưng của tài nguyên du lịch văn
hóa
4.1.4;4.2.2
2.3.

2.4.

Chương 3.


3.1.


3.2.


Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch xã hội
Kỹ năng nhận diện và khai thác các giá
trị văn hóa
Kỹ năng nhận diện và khai thác các giá trị
văn hóa vật thế
Kỹ năng nhận diện và khai thác các giá trị

văn hóa phi vật thể
4
4


6

6
4.1.4;4.2.5
4.1.4;4.2.5


4.1.5;4.2.4;4.2.5

4.1.5;4.2.4;4.2.5

7. Phương pháp giảng dạy:
- Phân tích các khái niệm khó
- Người học làm trung tâm
- Hoạt động nhóm
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết.

- Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm và được đánh giá kết quả thực hiện.
- Tham dự kiểm tra giữa học kỳ.
- Tham dự thi kết thúc học phần.
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
9.1. Cách đánh giá
Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau:

TT

Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu
1 Điểm chuyên cần Số tiết tham dự học/tổng số tiết 10% 4.3
2 Điểm bài tập nhóm - Báo cáo
- Được nhóm xác nhận có tham
gia
10% 4.2.3; 4.2.4;
4.2.5

3 Điểm kiểm tra giữa
kỳ
- Thi trắc nghiệm ( 40 phút) 30% 4.1.1 đến
4.1.4; 4.2.1
đến 4.2.3
4 Điểm thi kết thúc
học phần
- Thi trắc nghiệm (60phút)
- Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết
- Bắt buộc dự thi
50% 4.1; 4.2; 4.3
9.2. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần
nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một
chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm
4 theo quy định về công tác học vụ của Trường.
10. Tài liệu học tập:
Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt

[1] Cơ sở văn hoá Việt Nam Huỳnh Công Bá Huế: Thuận Hóa,
2008
[2] Văn hóa tâm linh / Nguyễn Đăng Duy Tái bản có sửa
chữa Hà Nội: Văn hóa Thông tin, 2009
305.89597/ B100

291.3/ D523
[3] Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam / Trần Ngọc Thêm In lần
thứ 4 có sửa chữa bổ sung Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2004
306.09597/ Th253
[4] Giáo trình Du lịch Văn hóa / Trần Thúy Anh chủ biên – Hà
Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011
[5] Giáo trình Văn hóa du lịch (Dùng trong các trường THCN) /
Lê Thị Vân chủ biên Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội, 2006


915.97/ V121


Cần Thơ, ngày 15 tháng 4 năm 2014

TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA/GIÁM ĐỐC VIỆN/
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM




TRƯỞNG BỘ MÔN








×