Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

đề cương chi tiết học phần dung sai và kĩ thuật đo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.64 KB, 3 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Học phần: DUNG SAI VÀ KỸ THUẬT ĐO
TOLERANCE AND MEASUREMENT
- Mã số: CN138
- Số Tín chỉ: 2
+ Giờ lý thuyết: 20
+ Giờ thực hành/bài tập/đồ án/ : 10/10/0

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tính đổi lẫn chức năng
trong ngành chế tạo máy. Dung sai lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành
chế tạo máy như mối ghép hình trụ trơn, mối ghép then và then hoa, mối ghép ren,
phương pháp giải bài toán chuổi kích thước và các nguyên tắc cơ bản để ghi kích
thước trên bản vẽ chi tiết, một số loại dụng cụ đo và phương pháp đo các thông số
cơ bản của chi tiết.
1. Thông tin giảng viên
Tên giảng viên: Thạc sĩ. PHẠM NGỌC LONG
Tên người cùng tham gia giảng dạy: Tiến sĩ. Dương Thái Công
Thạc sĩ. Võ Thành Bắc
Đơn vị: Bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí - Khoa Công Nghệ
Điện thoại: 071- 834267
E-mail:
2. Học phần tiên quyết: Vẽ Kỹ Thuật
3. Nội dung
3.1. Mục tiêu: bao gồm các nội dung chính sau
- Nắm được những nguyên tắc kiểm tra đo lường các thông số hình học và vị
trí bề mặt của chi tiết cũng như biết sử dụng các thiết bị đo cơ khí thông
dụng.
- Biết tính toán các đặc tính lắp ghép theo yêu cầu kỹ thuật


- Xác định được sự phân bố dung sai của các các chi tiết lắp ghép thành cụm
máy hoặc thành một máy trong quá trình thiết kế chế tạo.
3.2. Phương pháp giảng dạy:
Lý thuyết (68%) – Bài tập (16%) - Thực hành(16%)
3.3. Đánh giá môn học:
- Thực hành (vấn đáp – bài thu hoạch) 20%
- Kiểm tra giữa kỳ: 30%
- Thi kết thúc 50%
4. Đề cương chi tiết:

NỘI DUNG TIẾT
PHẦN 1 : DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP

Chương 1: DUNG SAI LẮP GHÉP CÁC BỀ MẶT TRƠN
1. Các khái niệm thuật ngữ và định nghĩa
2. Cơ sở của hệ thống dung sai và lắp ghép theo tiêu chuẩn
3. Sử dụng dung sai và lắp ghép.

4t
Chương 2 : DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ VỊ TRÍ BỀ MẶT
1. Sai lệch và dung sai hình dạng của bề mặt
2. Sai lệch và dung sai vị trí của các bề mặt
3t
Chương 3 : NHÁM BỀ MẶT
1. Nhám bề mặt và ảnh hưởng của nó đến chất lượng bề mặt
2. Các thông số nhám bề mặt
3. Lựa chọn các thông số nhám bề mặt
4. Ghi các ký hiệu nhám bề mặt lên bản vẽ
2t
Chương 4: CHUỖI KÍCH THƯỚC

1. Khái niệm cơ bản
2. Hệ số ảnh hưởng
3. Giải chuỗi kích thước
4. Xây dựng chuỗi kích thước
5. Một số ví dụ điển hình
4t
PHẦN 2 : KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG KIỂM TRA TRONG CHẾ
TẠO CƠ KHÍ

Chương 6 : CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
TRONG ĐO LƯỜNG
1. Mở đầu
2. Các khái niệm cơ bản trong kỹ thuật đo lường
3. Các nguyên tắc cơ bản trong khi đo
2t
Chương 7 : PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC VÀ

CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA CHI TIẾT CƠ KHÍ
1. Phương pháp đo kích thước thẳng
2. Phương pháp đo kích thước góc
3. Phương pháp đo kích thước lỗ
4. Phương pháp đo kích thước lớn
5. Phương pháp đo kích thước tế vi
6. Phương pháp đo các thông số chỉ tiêu chất lượng chính của chi
tiết cơ khí
7. Phương pháp đo các thông số của chi tiết ren
8. Phương pháp đo các thông số bánh răng
5t
Bài tập (trên lớp - về nhà)
10t

Thực tập (Thực tập tại phòng – Bài Thu hoạch)
10t

5. Tài liệu của học phần:
- PGS. Hà Văn Vui, 2003 : Dung Sai và Lắp Ghép.
- Nguyên Hữu Chất, 1973: Cẩm nang kỹ thuật.
- Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hòa,1996: Kỹ thuật đo
lường các đại lượng vật lý.
- Nguyễn Tiến Thọ, Nguyễn Thị Xuân Bảy, Nguyễn Thị Cẩm Tú, 2001: Kỹ
thuật đo lường kiểm tra trong chế tạo cơ khí.
- Hồ Ðắc Thọ, Ninh đức Tốn, : Cơ sở dung sai và đo lường trong chế tạo máy.
- Nguyễn Chính Thắng, 1987: Hỏi đáp kỹ thuật cơ khí.
- Hồ Ðắc Thọ, Nguyễn Thị Xuân Bảy, 1984: Cơ sở kỹ thuật đo trong chế tạo
máy
- Bộ môn máy chính xác, Ðại học Bách khoa Hà nội: Gíao trình kỹ thuật đo
lường.

Duyệt của đơn vị
Ngày22 tháng 12 năm 2007
Người biên soạn




Phạm Ngọc Long










×