Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

LỊCH SỬ VÀ PHONG CÁCH TRANG TRÍ NỘI THẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 18 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
***
Tiểu Luận
LỊCH SỬ VÀ PHONG CÁCH
TRANG TRÍ NỘI THẤT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Nguyễn Bích Liễu
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Trần Thanh Bình
LỚP : K8 –NT
Hà Nội Năm 2011
Trung thế kỷ là thời kỳ xuất hiện và hưng thịnh của chế độ phong kiến, với sự thống trị của
các chúa đất châu Âu. Sự phân hóa của đế quốc La Mã thành hai phần Đông - Tây do có
các hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác biệt là nguyên nhân chính khiến chế độ phong kiến
Đông và Tây có những tiến trình khác nhau. Ở phương tây, sau khi đế quốc Tây La Mã tan
rã thì chỉ còn lại một thế lực duy nhất có tầm ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ là Giáo hoàng.
Ở phương Đông, nhờ sự ủng hộ của chính quyền phong kiến và của Thiên chúa giáo, các
nền văn hóa cổ truyền vùng Ả Rập, văn hóa Đông La Mã không hề bị suy sụp trước hoàn
cảnh mới, mà còn có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn trước. Tại Byzantine thuộc Đông
La Mã, những thành tựu của kỹ thuật xây dựng thời kỳ trước được tiếp tục hoàn thiện như
các mái vòm đường kính lớn, các vòm cuốn gạch, các cấu tạo được thực hiện một cách
mạch lạc, cân bằng, đầy tính logic. Đế quốc Byzantine bao gồm các nước thuộc phía đông
Địa Trung Hải được thành lập do hậu quả của sự tan rã và chia đôi đế quốc La Mã.
Byzantine lấy thủ đô là Constantinopolis (theo tên của Hoàng đế La Mã Constantinus I) -
một thành phố ở phía Nam biển Đen. Đế chế kéo dài trong hơn một thiên niên kỷ, ảnh
hưởng đáng kể đến kiến trúc thời Trung cổ và Phục hưng ở châu Âu và, sau thời kỳ người
Thổ Nhĩ Kỳ Osman chiếm Constantinopolis vào năm 1453, đã dẫn trực tiếp đến kiến trúc
của đế chế Osman.
Tham gia vào nền văn hóa Byzantine có các nước Hy Lạp, Ai Cập, Xiri, Tiểu Á. Nằm ở vị
trí giáp ranh giữa Đông và Tây, nền văn hóa Byzantine in đậm dấu ấn truyền thống của cả
hai vùng này. Trong kiến trúc Byzantine, người ta dễ dàng nhận thấy cả các yếu tố phương


Đông lẫn các yếu tố Hy Lạp - La Mã cổ đại.
Kiến trúc Byzantine sớm được xây dựng như một sự tiếp nối của kiến trúc La Mã. Chuyến
dịch về phong cách, tiến bộ công nghệ, và thay đổi chính trị và lãnh thổ có nghĩa là một
phong cách khác biệt dần dần xuất hiện và thấm nhuần ảnh hưởng nhất định từ vùng Cận
Đông và kế hoạch sử dụng cách bố trí Hy Lạp trong kiến trúc nhà thờ. Các tòa được tăng
độ phức tạp hình học, gạch và thạch cao đã được sử dụng ngoài việc đá trong trang trí của
các cấu trúc quan trọng công cộng, các trật tự cổ điển đã được sử dụng tự do hơn, ghép
thay thế trang trí chạm khắc, mái vòm phức tạp dựa trên cầu tàu lớn, và cửa sổ ánh sáng
lọc qua tấm mỏng thạch cao tuyết hoa nhẹ nhàng để chiếu sáng nội thất.
Phong cách kiến trúc, nội thất thời kỳ Trung Cổ:
Ở thế kỷ thứ 6 Công Nguyên Hoàng đế Justinian của Đế chế Byzantine tái chinh phục
Ý từ tay người Ostrogoth. Cuộc xâm lược của một làn sóng các bộ lạc German, Lombard,
đã khiến những nỗ lực khôi phục Đế chế Tây La Mã của ông không thành công nhưng
những tiếng vang từ sự thất bại của Justinian vẫn còn đó. Trong mười ba thế kỷ tiếp sau,
tuy các thành bang xuất hiện ở vùng đất phía bắc dãy Alps, bối cảnh chính trị Ý vẫn là một
sự chắp vá giữa kiểu thành bang phong kiến, quốc gia chuyên chế nhỏ, và những kẻ chinh
phạt ngoại bang.
Trong nhiều thế kỷ các đội quân và các Quan trấn thủ, những người kế vị Justinian, là
lực lượng có sức mạnh chi phối tại Ý - đủ mạnh để ngăn chặn các thế lực khác như người
Ả Rập, Thánh chế La Mã, hay Quốc gia của các Giáo hoàng thành lập một Vương quốc Ý
thống nhất, nhưng chưa đủ sức ngăn cản "những kẻ ngáng đường" đó và tái lập Ý-La Mã.
Các vương quốc sau đó như Karoling, Otto và Hohenstaufen cũng đã tìm cách thiết lập
sự cai trị tại Ý. Nhưng những thành công của họ cũng chỉ mang tính nhất thời như
Justinian Đại đế và một quốc gia Ý thống nhất vẫn chỉ là một giấc mơ mãi tới tận thế kỷ
19.
Ảnh hưởng của kiến trúc trung cổ dễ dàng tìm thấy ở các công trình nổi tiếng như
Đấu trường La Mã, Đền Parthenon, các nhà thờ cổ,...
Kiến trúc Roman
Ra đời và phát triển
Một thời gian sau khi Đế chế La Mã sụp đổ, các nhà nước Đông và Tây Âu lâm vào

một thời kì đen tối, các nhà nước phong kiến được thành lập trong đó có sự ra đời của triều
đại Carolingian. Năm 800, khi Charlemagne đăng quang hoàng đế, đế quốc này tồn tại
được một thời gian ngắn cho đến khi bị người Normandes xâm lược (từ năm 843 đến năm
911).
Nền kiến trúc Trung và Tây Âu thế kỷ 11 và thế kỷ 12 có tên gọi là kiến trúc Roman,
hay phong cách Roman. Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ
yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha... khi
các thành phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ.
Nền văn hóa đô thị lúc bấy giờ không khác xa với văn hóa lãnh địa nông thôn trước đó
ít lâu, vì các tầng lớp dân đô thị cũng vừa mới ở nông thôn ra, họ đã là các thế hệ thị dân
đầu tiên.
Tuy vậy, từ thế kỷ 10, nông nghiệp và thủ công nghiệp đã phục hồi và phát triển, người
dân đã xây nhà không chỉ bằng gỗ, mà còn bằng gạch, đá, để "xây nhà như người La Mã cổ
đại".
Hơn mười quốc gia dân tộc ở Trung Âu và Tây Âu đã chính thức tiến vào xã hội phong
kiến, với nền kinh tế tự nhiên và trật tự xã hội tương đối ổn định.
Đặc điểm và loại hình kiến trúc
Vào giai đoạn Roman tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên thời kỳ này
không còn để lại nhiều vết tích cho đời sau. Thời gian tiếp theo, kiến trúc Roman dần dần
tiến thêm một số bước mới, để nhận biết được kiến trúc Roman ta có thể căn cứ những đặc
điểm sau:
• Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantyne, do một số khu vực
của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây.
• Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương.
• Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và
các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến.
• Kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công
trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ
kích thước nhỏ.
• Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được

làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là
vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh.
• Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có
hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng
một cánh ngang.
• Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ
đặt dưới thành phần này của kiến trúc.
Kỹ thuật xây dựng
Cái tên kiến trúc Roman nói nên phong cách kiến trúc của người đương thời hơi giống
và muốn tìm đến chút ít cách thức của kiến trúc La Mã cổ đại. Tuy vậy về quy mô cũng
như hình thức, kiến trúc Roman còn xa mới đạt trình độ của người La Mã cổ đại, thiết kế
thi công còn thô sơ, vật liệu có lúc lấy từ những công trình đã hoang phế của kiến trúc La
Mã. Về mặt dùng kết cấu cuốn cửa trụ, kiến trúc Roman học tập cách làm của người La
Mã. Tuy vậy kiến trúc Roman không phải là không có những bước tiến nhất định về mặt
loại hình và kết cấu, góp phần đáng kể vào việc hình thành kiến trúc Gothic sau này.
Kỹ thuật xây tường, xây cuốn có sống và xây cột trụ dần dần làm cho kiến trúc trở nên
tốt hơn. Tường đá dày, các lớp vữa còn dày, cửa sổ mở nhỏ và ít ánh sáng, một mặt thể
hiện trình độ xây dựng chưa chín muồi nhưng mặt khác lại phù hợp với tư tưởng cấm dục
của tôn giáo. Sự phát triển của kỹ thuật kết cấu của kiến trúc Roman là dựa trên tay nghề
của những người thợ dân gian. Do kỹ thuật xây dựng còn hạn chế nên đặc điểm của các
nhà thờ Roman là khá thấp, chiều cao tối đa thường không quá 20 m.
Cùng với việc dùng nhiều các loại hình kết cấu thường, cuốn có sống và cột, kiến trúc
Roman lại không nhất quán trong việc dùng thức cột.Việc sử dụng đại trà tường và vách
ngăn đã đưa đến một kết quả là phải tìm tòi một sức biểu hiện mới cho những bức tường
và vách ngăn đó, do vậy, đã dẫn đến việc trang trí gắn với công việc nề. Những bức tờng
đấu tiên xây dựng bằng đá mảnh và đá cuội trộn lẫn với vữa, sau đó dùng tường gạch, giai
đoạn sau cùng dùng đá tấm với vẻ đẹp mộc mạc được bộc lộ trung thực ra phía ngoài. Hậu
quả là tường rất dày, nhằm mục đích chịu lực hơn là mục đích bảo vệ. Tường dày như vậy
dùng để chống đỡ các cuốn. Mỗi một tầng có cuốn tương ứng, tầng dưới cuốn to tầng trên
hẹp dần, làm thành những cửa sổ ghép đôi hoặc ghép ba, có nghĩa là lỗ mở của cuốn được

chia làm hai hay ba phần, đỡ bởi những cột hình tròn hoặc hình nhiều cạnh.
Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có hình cái
đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau,
cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú.
Hệ thống kết cấu Roman sở dĩ có những bước tiến sơ khởi là do tính chất thế tục, dân
gian của kiến trúc nhà thờ đã mạnh lên, tính chất này do những người thợ ở nông thôn ra
tạo nên, do tư tưởng của họ đã được giải phóng ở mức độ nhất định. Những kĩ năng dân
gian này trái ngược với tư tưởng bảo thủ của tầng lớp tăng lữ, muốn nghiêm ngặt tuân theo
quan điểm của tôn giáo.
Mặt cắt điển hình của một nhà thờ Roman gồm một nhịp giữa cao hơn và hai nhịp biên
thấp hơn, nhịp biên có hai tầng để tầng sàn góp phần gia cường kết cấu. Do ánh sáng phải
xuyên qua cửa sổ của hai tầng ở hai nhịp biên mới vào nhịp giữa nên nội thất nhà thờ
không được sáng sủa.
Nhà thờ ở Knechtsteden (1038-1165) cho thấy quy cách điển hình của hệ thống kết cấu
vòm Roman, vì dùng vòm cuốn cửa trụ, nên các là chiếu của mặt bằng đều có dạng hình
vuông.
Cho đến giữa thế kỷ 12, tuy có những tiến bộ nhất định, kiến trúc Roman trông vẫn
thiếu vẻ nhẹ nhàng và kết cấu chưa thuần thục, ví dụ bài toán xây vòm có hình chiếu mặt
bằng hình chữ nhật, phải kiến trúc Gothich mới giải quyết được.
Kiến trúc Gothic
Kiến trúc Gothic ra đời sau thời kì kiến trúc Roman. Khoảng năm 1200 sau Công
Nguyên, những người châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc
Gothic. Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung cổ này là trong
khi kiến trúc Roman theo kiểu vòm cong tròn thi kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn.
Kiến trúc Gothic có cửa sổ nhiều hơn và kích cỡ cửa sổ lớn hơn kiến trúc Roman.
Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các
thánh đường và một số các công trình dân dụng. Rất nhiều những kiến trúc về nhà thờ còn
lại đến ngày nay mà trong số chúng, ngay những cái nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng,
không có 2 kiến trúc Gothic nào lại giống nhau. Rất nhiều những công trình lớn là những
kiệc tác kiến trúc vô giá được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothic từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp Châu
Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và
trường đại học cho đến tận thế kỷ 20
Có rất nhiều công trình tiêu biểu của thời kỳ cổ đại như đền thờ Patheon, đấu
trường la mã Colosseum… Dưới đây là vài nét về đấu trường la mã Colosseum:
Đấu trường Colosseum bắt đầu dưới thời Hoàng đế Vespasian vào khoảng năm 70-72
sau Công nguyên. Địa điểm được lựa chọn là một khu đất bằng phẳng trên một sàn của
thung lũng giữa Đồi Caeli và Đồi Esquiline và đồi Palatine, mà giữa các đồi này có một
dòng kênh chảy qua. Đến thế kỷ 2, khu đất đã có người ở dày đặc và bị bỏ hoang sau trận
Đại hỏa hoạn thành Roma vào năm 64 sau Công nguyên tiếp sau đó Nero đã chiếm đoạt
phần lớn đất của khu vực này làm lãnh địa riêng của mình. Ông ta đã cho xây dựng công
trình Domus Aurea hoành tráng trên địa điểm này, phía trước nó ông ta tạo ra một hồ nhân

×