Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chữ Nhân trong luận thuyết Ngũ Thường của Khổng Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.98 KB, 17 trang )

1
MỞ ĐẦU
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm
nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục. Có thể nói, văn minh
Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những
phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra
nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như
toàn thế giới.
Nét đặc trưng của triết học Trung Hoa là có xu hướng đi sâu giải quyết
những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là
vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước.
Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho
giáo. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức
chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ
thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết. Nho giáo rất
phát triển ở các nước châu Á là Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam.
Theo Nho giáo mọi thành viên trong xã hội đều bị trói buộc bởi Ngũ
Thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ngũ Thường quy định hành vi ứng xử
của con người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình
và quan hệ xã hội. Trong những phạm trù đạo đức ấy, chữ “nhân” (人 ) được
Khổng Tử đề cập nhiều nhất và được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản, quy định
bản tính con người trong quan hệ giữa người và người từ gia tộc đến xã hội. Để
hiểu hơn về chữ “nhân” của Khổng Tử, em thực hiện đề tài “Chữ Nhân trong
luận thuyết Ngũ Thường của Khổng Tử”.
2
1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Sơ lược về Nho giáo
Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và
tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Việc tìm hiểu
tư tưởng gốc của Khổng Tử rất khó khăn sau thời kỳ “đốt sách, chôn Nho” của
nhà Tần, hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời. Tuy nhiên, cũng cái tên Nho


giáo đó nhưng nội dung khác đã được đề cao. Đó là hầu hết các đặc điểm trọng
văn của văn hóa nông nghiệp trong Nho giáo nguyên thủy (tính “hài hòa”, tính
“dân chủ”, tính coi trọng văn hóa tinh thần) bị loại bỏ và bị thay thể bằng các đặc
điểm trọng võ của văn hóa du mục (Tính “quốc tế”, tư tưởng “bá quyền”, Tính
“trọng sức mạnh” được thể hiện ở chữ “Dũng”, Tính “nguyên tắc” được thể hiện
ở học thuyết “chính danh”).
Đến đời Hán, Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó
làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ
tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn
năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho
giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử
là con trời, dùng “lễ trị” để che đậy “pháp trị”. Đến Hán nho, nhà Hán chủ
trương “dương đức”, “âm pháp”, hay còn gọi là “ngoại Nho, nội pháp”, tức là
chủ trương nhân trị chỉ còn là hình thức mà thực chất là pháp trị.
Đến đời Tống, Nho giáo được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu
Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16,
Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là “Trạng Trình”). Chu Hi
bắt đầu như một người theo học Phật giáo nhưng vì không thể chấp nhận ý tưởng
3
về vô ngã – không có bản ngã cố định – nên ông hướng tới truyền thống Nho
giáo và rồi trở thành người trình giải chính của Tống Nho. Điểm khác biệt của
Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố “tâm linh” (lấy từ
Phật giáo) và các yếu tố “siêu hình” (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo
quan lại và cai trị.
Như vậy, Khổng giáo nguyên bản có thể bị coi là thất bại. Trước khi chết,
Khổng Tử rất u buồn bởi lẽ ông hiểu rằng, hút nhụy một phần từ văn minh nông
nghiệp, Nho giáo mang tính nhân bản của ông chỉ thích hợp trong phạm vi làng
xã. Còn để phục vụ trong phạm vi quốc gia thì cần phải có một triết lý có tính
pháp luật cao hơn, và Hán nho đã hoàn thành xuất sắc điều này.
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử

Khổng Tử nghĩa là vị thầy họ Khổng; còn
gọi là Khổng Phu Tử, tước hiệu mà nho sinh
dùng để tôn xưng vị thầy họ Khổng; ngoài
ra, còn được hậu thế vinh danh là “Vạn thế
sư biểu: vị thầy dạy vô số thế hệ”. Trong
thập niên 70 của thế kỷ trước, một học giả
Mỹ đã xếp Khổng Tử ở ngôi vị thứ 5, chỉ
sau chúa Giê-xu, Thính-ca-mâu-ni... trong
số 100 nhân vật có ảnh hưởng trong lịch sử.
Đối với người Trung Quốc mà nói sự ảnh
hưởng của Khổng Tử có thể phải xếp
thứ nhất. Mỗi con người ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của học thuyết Khổng
Tử.
Khổng Tử (孔子)(551 – 479)
4
Thời đại của Khổng Tử là thời đại “vương đạo” suy vi, “bá đạo” nổi lên, chế độ
tông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo lý suy đồi. Vì thế, Khổng Tử muốn đem tài sức
của mình ra giúp vua lập lại trật tự xã hội, nhưng không được vua nước Lỗ trọng
dụng. Sau đó, ông đem đạo của mình chu du qua 14 (16) nước, nhưng cũng
không được ông vua nào nghe theo. Về sau, ông trở về nước Lỗ mở trường dạy
học và viết sách. Trải qua bốn mươi năm “dạy người không mỏi”, Khổng Tử thu
nhận trên dưới ba nghìn môn đệ. Trong đó, có bảy mươi hai người được gọi là
hiền, bao gồm cả những người được gọi là “triết”, hậu thế gọi là “Thất thập nhị
hiền”.
Ông san định “Kinh Thi”, “Kinh Thư”, “Kinh Dịch”, “Kinh Lễ” … soạn
“Kinh Xuân Thu”. Môn đệ của ông chép lại lời thầy dạy thành bộ “Luận ngữ”,
“Trung dung”, “Đại học”.
2. CHỮ NHÂN TRONG LUẬN THUYẾT
NGŨ THƯỜNG CỦA KHỔNG TỬ
2.1 Tư tưởng về đức nhân

Nhân là phạm trù "hạt nhân” trong học thuyết của Nho giáo, được xem là
tư tưởng xuyên suốt của trường phái này.
Trong triết học Trung Hoa có hai chữ Nhân, nhân nghĩa là người, con
người và nhân nghĩa là nhân ái, nhân đức là bản tính của con người. Cũng trong
triết học Trung Hoa nhân bao gồm chữ nhân đứng kết hợp với chữ nhị có nghĩa
là đạo làm người. Như vậy, nhân theo nghĩa hẹp là một phẩm chất đạo đức cụ
thể, cơ bản và nền tảng của con người. Theo nghĩa rộng, nhân bao gồm mọi đức
của con người như lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung..., đây là những phẩm chất có ý
nghĩa bao trùm lên mọi đức tính. Nhân là đạo làm người, là cách cư xử của mình
đối với người, là yêu người, là bác ái. Nhân là quy phạm nguyên tắc đạo đức chủ
5
yếu nhất có tính phổ biến nhằm chi phối ràng buộc con người trong việc tu
dưỡng hoàn thiện đạo đức của mình và ràng buộc mọi hành vi ứng xử trong các
quan hệ xã hội giữa người với người, giữa người với mọi giai cấp, tầng lớp khác
trong xã hội. Nhân còn là phạm trù đạo đức mang tính chất chính trị là công cụ
chính trị và nhằm mục đích chính trị.
Nhân được biểu hiện qua những việc làm cụ thể của con người như cung
kính với bề trên, nhân nhượng với người dưới, trung thực với người, quan trọng
hơn cả là lòng yêu thương con người. Nếu làm trái với những điều đó thì đều là
làm trái với đức nhân. Qua đó để khẳng định nhân là đạo đức của con người, là
hành vi ứng xử, là cách đối nhân xử thế giữa người với người. Nhân vừa bao la
vô cùng nhưng nhân cũng rất gần gũi với mọi người, nhân gắn liền với bản chất
tự nhiên của con người. Nếu hiểu theo tinh thần của Nho giáo thì nó là tinh thần
chính trị, của đạo đức con người, là tinh thần của "Lễ", "Nhạc". Cho nên sách
Nho định nghĩa: "Nhân là người và yêu người. Yêu người bắt đầu từ mình đến
người gắn với mình cho đến quốc gia, xã hội, đây là tình, là hiếu, là trung, là
nhân ái". Nếu nhân chỉ là yêu người thôi thì hoàn toàn chưa đủ, mà nhân còn là
yêu người một cách vô tư không gượng ép, đó là bản tính vốn có của con người.
Từ nhân mới nảy sinh ra các đức khác, nhân là gốc để sinh ra hiếu, lễ, trí, tín...
Ngược lại các đức ấy lại hội tụ ở nhân. Như vậy nhân là phạm trù bao quát và

toàn diện nhất.
Trong lịch sử Nho học, phạm trù nhân không phải đến đời Khổng Tử mới
có mà quan niệm này đã có từ rất lâu. Sách Kinh Dịch cho rằng: "lập đạo của
trời nói rằng âm và dương, lập đạo của đất nói về nhu và cương, lập đạo của
người nói về Nhân và Nghĩa”. Đến thời Khổng Tử quan niệm về nhân mang tính
chất mới mẻ hơn và sâu sắc hơn. Trong suốt cuộc đời của mình, Khổng Tử luôn
6
mang hoài bão đưa tư tưởng của mình, học thuyết của mình để hướng con người
đạt đến điều nhân, thực hiện đường lối trị nước bằng đạo đức (đức trị) để xây
dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Trong luận ngữ có 105 chỗ nói đến nhân,
nhưng không chỗ nào giống chỗ nào. Vậy “nhân” là gì?
• Phan Trì hỏi nhân là gì? Phu Tử nói "Yêu người" (Nhan Uyên).
• Trọng Cung hỏi nhân là gì? Phu Tử nói "Cái gì mình không muốn
thì không làm cho người ta; ở trong nước không có điều oán, ở trong
nhà không có điều oán" (Nhan Uyên). "Nhân là làm cái khó trước
mà để cái được lại sau" (Ung dã). "Người quân tử bỏ cái nhân thì
làm sao thành danh được? (Lý nhân)… Qua đó để ta thấy với
Khổng Tử đức nhân chẳng ở đâu xa mà ngay chính trong lòng,
trong tâm của mỗi người. Con người muốn đạt được điều nhân thì
dẹp bỏ tất cả tư dục mà làm theo điều Lễ.
Chữ nhân của Khổng Tử có nội dung phức tạp. Mặc dù vậy có thể hiểu
nhân là một khái niệm đạo đức chỉ phẩm chất cần có của người quân tử. Phẩm
chất đó được nhìn nhận từ hai mặt: đối với mình và đối với người. Đối với mình
phải trong sạch, không nghĩ và không làm điều xấu, điều ác, phải giữ đúng lễ và
vươn lên không ngừng. Theo cách nói của các nhà nho là phải "tu thân" theo các
tiêu chuẩn nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để có thể "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Đối
với người, phải thương yêu người (Phàn Trù vấn nhân, Tử viết: "ái nhân" - Nhan
Uyên); phải giúp người thành đạt như chính mình (Phù nhân giảm kỉ dục lập nhi
lập thân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân - Ung dã). Đứng trên quan niệm triết lý, đạo đức
và tôn giáo của Khổng Tử thì nhân ở đây là “nhân trị” mà cốt lõi là cai trị bằng

tình người, là yêu người, coi người như bản thân mình phải tránh cho người khác
những điều chính mình cũng không muốn (Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân - Nhan

×