Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận kinh tế nông nghiệp đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.88 KB, 12 trang )

1
2
TIỂU LUẬN : KINH TẾ HỘ
I. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị
trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó càng trở lên quan trọng đối với
một quốc gia với gần 80% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động
làm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như đất nước Việt
Nam ta.
Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn,
kinh tế hộ gia đình giữ vai trò quan trọng không thể thiếu. Nó là đơn vị kinh tế
đặc thù và phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta
hiện nay. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ
chức quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy
sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương
thực thực phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên
thế giới.
Như vậy kinh tế hộ đã tỏ ra là một đơn vị kinh tế phù hợp với đặc thù
trong sản xuất nông nghiệp, nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm và xây
dựng cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và phong
phú của con người về lương thực, thực phẩm.
Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to
lớn, song chính trong bản thân nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn cơ bản cần
giải quyết đó là:
3
- Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là hoạt động sản xuất nông
nghiệp, yêu cầu ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất bị kìm hãm bởi diện
tích đất manh mún, quy mô nhỏ do kết quả của việc chia đất bình quân.
- Mâu thuẫn giữa tăng dân số và thiếu việc làm, kết hợp với tính thời vụ
trong nông nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến năng suất lao


động bình quân thấp.
- Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chung
của các hộ gia đình nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng không biết sử
dụng sao cho có hiệu quả.
Nước ta là một nước có nền sản nói chung vẫn chủ yếu dựa vào nông
nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế nông hộ của nước ta đang
dần phát triển nhưng nó cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn tồn tại cần
được giải quyết.
Xuất phát từ thực trạng đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ".
1.2. Mục tiêu.
- Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước về phát
triển kinh tế hộ, từ đó giúp ta hiểu rõ và đầy đủ hơn về quan điểm, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
- Nắm được thực trạng kinh tế nông hộ của đất nước và tìm ra những
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế hộ
- Phạm vi nghiên cứu: Nông thôn Việt Nam
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: dựa vào mục 2.3 chương II - giáo trình kinh tế nông hộ
năm 2008
- Phương pháp thu thập số liêu : trên internet, báo chí, niên giám
thống kê
II. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân
Là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó
các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là

của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh đời sống là tùy thuộc vào
chủ hộ, được nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.
2.2. Đặc điểm cơ bản của kinh tế nông hộ
- Là loại hình kinh tế trong đó các thành viên làm việc một cách tự
chủ, tụ nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân, của gia đình và vì lợi ích của
xã hội. Xét về nội tại của hộ thì các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích
thực của hộ.
- Là đơn vị kinh tế cơ sỏ vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Có sự thống nhất
giữa đơn vị kinh tế và đơn vị xã hội. Do đó đồng thời thực hiện hài hòa được
nhiều chức năng mà các đơn vị kinh tế khác không làm được. Kinh tế nông
hộ có khả năng tự điều chỉnh cao trong mối quan hệ sản xuất- trao đổi-phân
phối- tiêu dùng.
- Là hình thức kinh tế luôn thích nghi với đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là đất đai, lao động và đối tượng sản xuất của nông nghiệp
là sinh vật sống.
5
- Là một tế bào của xã hội phổ biến mang tính chất đặc thù với điều
kiện tự nhiên- kinh tế của mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới. Trình độ
phát triển của nó từ thấp đến cao.
- Kinh tế hộ nông dân tuy là đơn vị kinh tế độc lập, nhưng không đối
lập với kinh tế hợp tác và kinh tế nhà nước.
2.3. Thực trạng kinh tế nông hộ ở Việt Nam
2.3.1. Kinh tế hộ nông dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
- Trong thời kỳ Pháp thuộc, tuyệt đại bộ phận kinh tế hộ nông dân sản
xuất còn lạc hậu, thuần nông, tự nhiên, tự cấp tự túc. Đa phần nông dân làm
ruộng của địa chủ và đi làm thuê. Một bộ phận rất ít hộ nông dân sản xuất
hàng hóa theo hướng cổ truyền với kinh nghiệm và kỹ thuật thô sơ.
- Trong thời kỳ kháng chiến chông Pháp, về cơ bản kinh tế hộ nông
dân vẫn như trước. Hơn nữa, lại còn bị chiến tranh tàn phá. Trong những

năm 1952-1954, nông dân vùng giải phóng được khuyến khích sản xuất bởi
thuế nông nghiệp và giảm tô, giảm tức.
- Từ năm 1955-1959 miền bắc có cải cách ruộng đất và khuyến
nông, nên đã hình thành kinh tế hộ nông dân dưới chế độ mới. Tuy trình độ
sản xuất còn lạc hậu, nhưng nông nghiệp có dấu hiệu phát triển và manh nha
xuất hiện tiền đề của sản xuất hàng hóa.
- Từ năm 1960-1980 ở miền bắc vai tro kinh tế hộ nông dân bị phủ
nhận bởi mô hình kinh tế tập thể và quốc doanh hóa sản xuất, nông nghiệp
trì trệ, thu nhập của nông dân giảm. ở miền nam rõ nhất là vùng đồng bằng
sông Cửu Long và các vùng ven đô trong những năm trước 1975 một bộ
phận kinh té hộ nông dân đã bắt đầu đi theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Kinh tế hộ nông dân trong thpowif kỳ khoán 10 (1981-1987 ) đã
được tự chủ ít nhiều về sức lao động và tư liệu sản xuất. Song, vẫn còn bị
mô hình tập thể hóa chi phối.
6
- Sau 1987, kinh tế hộ nông dân đã có tiền đề cơ bản để trở thành
đơn vi kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1991 đến nay,
kinh tế hộ phát triển khá, ngày càng có nhiều nông hộ sản xuất hàng hóa,
thoát dần thuần nông, xuất hiện hình thức kinh tế trang trại, đời sông của đại
bộ phận nông dan tăng lên rõ nét.
2.3.2. Thực trạng kinh tế nông hộ hiện nay.
- Một trong những lý do quan trọng khiến trình độ CMKT của lao
động trong nông hộ thấp là do họ ít có cơ hội được tham gia các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng. Các chương trình này thường hạn chế về số lượng
và bất cập về nội dung, phương thức đào tạo. Cũng do trình độ thấp nên
nông dân còn gặp nhiều lúng túng, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, các hộ rất cần nhận được sự hỗ trợ về tư vấn.
- Hai là: Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu. Công cụ sản xuất nhìn
chung còn thô sơ và thiếu thốn. Kỹ thuật canh tác có tiến bộ song không
đều giữa các vùng. Quy trình, phương pháp sản xuất còn theo kinh nghiệm

truyền thống. Cơ sở vật chất của các hộ nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ,
trình độ công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là phổ biến. Việc tham gia của
các hộ nông dân vào thị trường cũng rất hạn chế.
- Ba là: thiếu vốn sản xuất kinh doanh phổ biến và kéo dài. Huy động
và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp,
kinh tế nông thôn. Trước hết phải kể đến là vốn, đất đai, tính tự chủ, sáng
tạo và mở mang nghành nghề. Cùng với việc nguồn vốn nội bộ hạn chế, hộ
nông dân cũng rất khó tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài. Hộ thường bị
thiếu thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng, không hiểu rõ qui trình, thủ
tục để huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, hộ chưa tạo được uy tín
cao đối với các tổ chức tín dụng nên việc vay vốn thường gặp nhiều trở ngại.
7
- Bốn là, năng lực quản lý kinh doanh đại bộ phận chủ hộ nông dân
chưa quen với cơ chế thị trường.
- Cơ cấu sản xuất chuyển biến chậm, nhiều nơi chuyển biến không
đáng kể.
- Cơ cấu thu nhập chưa tiến bộ.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn bất cập nhiều mặt, rõ nhất là
đường, điện, đồng ruộng, thủy lợi.
- Dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn chưa vững chắc, yếu
kém nhất là dịch vụ vật tư, vốn, tiêu thụ, chế biến sản phẩm, thông tin kinh
tế.
- Nhiều vấn đề xã hội rất bức xúc luôn tác động đến người nông dân,
nông nghiệp, nông thôn như: mặt trái của cơ chế thị trường, phân hóa giàu
nghèo ngày càng rõ, tệ nạn xã hội gia tăng, tỷ lệ sinh đẻ còn cao, đối tượng
chính sách rất lớn, tình trạng đới sống lạc hậu ở vùng sâu, vùng cao,hiện còn
trên 40% hộ nghèo và 4-5% nghèo đói.
2.4 Thuận lợi và khó khăn trong kinh tế hộ.
2.4.1. Thuận lợi
Về nguồn lao động:

Nguồn lao động là những người trong gia đình đều có thể tham gia lao
động, rất ít hoặc không phải thuê mướn
Về đất đai:
Bất kỳ hộ nông dân nào cũng đều có quyền sở hữu đất đai hoặc được
nhà nước phân chia đất đai để sản xuất. Việc phân chia đất đai cho hộ nông
dân không theo một tiêu chuẩn thị trường nhất định, đây là thuộc tính quan
trọng đối với mọi nông dân.
8
Về chính sách nhà nước:
Nhà nước chưa áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân cho hộ nông dân,
tất cả của cải sản xuất được đều là của hộ nông dân
2.4.2. Khó khăn
Về đất đai
Hiện nay cả nước có trên 13 triệu nông hộ, canh tác trên 70 triệu mảnh
đất, rất khó khăn cho các hộ tiến hành phát triển sản xuất.
Về sản xuất, thông tin thị trường
- Thiếu thông tin cần thiết về các loại giống cây trồng, vật nuôi tốt, vật
tư, phân bón và thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, dễ gây ra thiệt hại
đáng tiếc cho nhân dân như hàng hóa sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, hoặc
nông sản được mùa nhưng lại mất giá…
Thiếu phương tiện kĩ thuật, KH&CN hiện đại phục vụ cho sản xuất
Về vốn và hợp tác sản xuất:
- Thiếu vốn sản xuất, thiếu sự liên kết giữa các yếu tố đầu vào và đầu
ra cho nông sản. Theo thưc tế đến nay nông nghiệp nước ta chỉ thu hút
khoảng từ 3-5 % vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Về đào tạo tay nghề cho người lao động
- Lao động đã qua đào tạo chiếm số lương rất thấp (hiện nay khoảng
9%).
2.4. Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ
Kinh tế hộ nông dân vận động và phát triển tự nhiên từ tự cấp tự túc

lên sản xuất hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng XHCN. Để phát triển kinh tế hộ nông dân cùng với
đổi mới sự hợp tác kinh tế và hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
phải làm sao để đưa kinh tế tiểu nông ( kinh tế hộ nông dân Việt Nam hiện
nay ) lên hình thức phát triển hơn , có hiệu quả hơn. Đó là nông trại gia đình
9
quy mô nhỏ. Đây là hình thức phổ biến và thích hợp nhất trong sản xuất
nông nghiệp trên thế giới ngày nay. Ngoài ra, tập trung nâng cao năng lực
nội tại của chính kinh tế hộ nông dân kết hợp với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà
nước. Tự nỗ lực nâng cao năng lực và khẳng định vai trò tự chủ của mình là
rất cơ bản. Mặt khác, sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước là rất quan trọng.
* Vậy các giải pháp được đưa ra để phát triển kinh tế hộ nông
dân:
Về đất đai:
Cần thực hiện chính sách dồn điền, dồn thửa trên cơ sở xây dựng tiêu
chí phân loại đất đai, hệ số quy đổi Tiến hành giao quyền sử dụng đất nông,
lâm nghiệp để các hộ gia đình chủ động đầu tư sản xuất, thực hiện chính
sách sang, nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất để có cơ hội tích tụ ruộng
đất. Hạn mức đất nông, lâm nghiệp giao cho hộ gia đình không nên quy định
theo vùng, theo tỉnh mà theo quỹ đất của mỗi địa phương cụ thể. Không nên
phân loại giao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình dưới dạng đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp riêng, vì trong thực tế quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế sẽ dẫn đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thời gian giao đất ổn
định sản xuất lâu dài nên thống nhất cả đất cây lâu năm và nuôi trồng thủy
sản là 50 năm. Có chính sách khuyến khích hộ gia đình có vốn, có điều kiện
sản xuất không nhất thiết phải là người địa phương nhận thuê, sang nhượng
quyền sử dụng đất để phát trển sản xuất nông – lâm – thủy sản.
Về vốn và hợp tác sản xuất:
- Nhà nước cần cân đối các nguồn vốn đầu tư thích đáng cho nông
nghiệp. So với sự đóng góp của kinh tế nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc

dân thì đầu tư cho nông nghiệp nhiều năm nay còn quá thấp (11-14% vốn
đầu tư ngân sách của Nhà nước). Theo chúng tôi, đầu tư ở mức trên 20% là
tương xứng (chưa kể mức lạm phát như hiện nay). Vốn đầu tư ngân sách chủ
10
yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng phải thiết thực, chất lượng để người nông
dân được thụ hưởng.
- Cần có chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài, bởi đây là khu vực
kém hấp dẫn đầu tư, đến nay nông nghiệp nước ta chỉ thu hút khoảng từ 3-5
% vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
- Tạo lập quan hệ hợp tác, liên kết, liên doanh: Hộ nông dân – Nhà
đầu tư – Nhà khoa học – Doanh nghiệp – Nhà nước.
Về đào tạo tay nghề cho người lao động
- Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc cấp
bách hiện nay là nâng cao chất lượng lao động ngay trong hộ gia đình, thông
qua các trung tâm đào tạo nghề, các cơ sở khoa học, trung tâm khuyến nông.
Nhà nước đã có chủ trương đào tạo hàng năm cho nông dân. Vấn đề đặt ra là
đào tạo cho nông dân những gì mà họ cần để phát triển kinh tế ngay trên
mảnh đất của họ, nên ngành nghề đào tạo, kỹ thuật cần được xác định cụ thể
phù hợp cho từng vùng. Trong những năm tới cố gắng phấn đấu đạt mức
30% lao động nông thôn được đào tạo nghề
Về tín dụng
- Cần linh hoat hơn gọn nhẹ hơn trong thủ tục vay vốn , thuê đất quy
định hợp lý, cụ thẻ thực hiện nghị quyết số 03/2000-NQ-CP ngày
02/02/2000 về đầu tư đối với kinh tế hộ và trang trại.
Về thị trường
Xây dựng nhiều cơ sở chế biến nông sản tại chỗ.
Tổ chức việc cung cấp thông tin thị trường giúp các hộ tiếp cận với thị
trường. Hướng dẫn tập huấn cách cập nhật thông tin trên internet, báo, đài.
11
III. KẾT LUẬN

Hiện nay đất nước ta đang bước vào quá trình CNH-HĐH song tỉ
trọng cơ cấu nghành nông nghiệp vẫn rất lớn. Vì vậy phát triển kinh tế nông
hộ vẫn được coi là một chính sách quan trọng của nhà nước. Như vậy, để
cho sản xuất trong kinh tế hộ phát triển nhanh hơn về số lượng cũng như
nâng cao quy mô sản xuất, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất ngày càng
tốt, thì bản thân các địa phương nhất quyết phải phát huy tối đa nỗ lực sẵn
có, phát huy các thế mạnh của địa phương. Hiện nay, tình hình phát triển
nông hộ đang ở bước đầu, nhiều dự án đã có quyết định giao tỉnh để trồng
cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản đang trong giai đoạn tiền khả thi, nếu tổ
chức tốt và có chính sách hỗ trợ phát triển cả về vốn, kỹ thuật, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm thì kinh tế nông hộ sẽ phát triển mạnh hơn nữa.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng kinh tế hộ nông dân 1996
2. Bài giảng kinh tế hộ nông dân 2000
3. Dựa vào mục 2.3 chương II - giáo trình kinh tế nông hộ năm 2008
4. tailieu.vn
5. tiasang.com.vn
6.diendannghiencuu.com
12

×