Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI CÓ HÀNH VI VĂN MINH ĐÚNG TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 14 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ
TRƯỜNG MẪU GIÁO MĂNG NON
TỔ KHỐI LÁ
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI
CÓ HÀNH VI VĂN MINH ĐÚNG TRONG VIỆC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Năm học 2010 - 2011
1
Đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI CÓ HÀNH VI
VĂN MINH TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đặt vấn đề
Bước vào thế kỷ XXI , loài người đang đứng trước những thách thức vô
cùng to lớn của tự nhiên. Đó là nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, nạn
ô nhiễm môi trường…Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đã thực sự trở thành
một trọng trách không chỉ riêng ngành giáo dục nói chung mà còn là vấn đề cần
được quan tâm của từng bậc học nói riêng đặc biệt ngành giáo dục mầm non.
Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hành vi văn minh trong
sinh hoạt hàng ngày. Giáo dục trẻ có thói quen sống vệ sinh ngăn nắp, sạch sẽ,
tiết kiệm và một số kỹ năng tham gia vào việc chăm sóc cải thiện môi trường
sống. Hình thành ở trẻ có thái độ thiện cảm, tôn trọng, bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn,
môi trường.
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi ý thức dần được hình thành thông qua việc rèn các
thói quen, hành vi ứng xử trong giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, việc giáo
dục trẻ mẫu giáo những hành vi văn minh thể hiện trong cuộc sống hàng ngày nó
giúp trẻ có một số hành vi đúng, biết sống vì mọi người Trẻ ham tìm tòi khám
phá thế giới xung quanh, thích khám phá, bắt chước. Thói quen hành vi văn minh
được hình thành trong bảo vệ môi trường bao gồm: Không vứt rác bừa bãi,
không vẽ bậy lên tường, không làm ồn nơi công cộng, không ngắt lá, bẻ cành,
ngắt hoa nơi công cộng… Tâm hồn trẻ mẫu giáo như những trang giấy trắng và


tôi sẽ là người đầu tiên vẽ lên đấy những bông hoa tươi thắm đầy màu sắc,để góp
phần hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ.
Thực hiện chỉ thị số 02/2005/CP – BGDĐT ngày 31/01/2005 của Bộ
trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường (đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm đến 2010 đối với giáo dục mầm non) .
Trong những năm qua, trường mẫu giáo Măng non Thị xã Thủ Dầu Một Bình
Dương đã triển khai phong trào bảo vệ môi trường trong toàn trường từ giáo
viên, công nhân viên chức trong trường đến việc đưa vào trong giáo dục trẻ tại
trường qua rất nhiều hình thức, biện pháp…
Bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp, phụ trách lớp Lá 3 trên tổng số 4
lớp mẫu giáo Lá có trong trường, qua thời gian thực hiện chỉ thị về bảo vệ môi
trường tôi đã tổng kết và rút ra một số kinh nghiệm trong giáo dục trẻ có hành vi
văn minh trong bảo vệ môi trường như sau:
2. Thực trạng về nhận thức và hành vi của trẻ trong việc bảo vệ môi
trường
1.1.Thuận lợi:
- Các cháu ở lớp tôi đa số đều là con cán bộ-công nhân viên chức và thành phần
khá giả luôn chú trọng công tác chăm sóc và giáo dục các cháu. Có sự phối hợp
đồng bộ cùng nhà trường để giáo dục và rèn luyện trẻ những hành vi văn minh
trong sinh hoạt hằng ngày.
- Đa số các cháu thông minh, ham thích họat động hưởng ứng các yêu cầu của cô
một cách tích cực.
2
- Lớp được trang bị đầy đủ các điều kiện như một số đồ dùng vệ sinh: khăn lau,
chổi, thau, xô…để giáo viên tổ chức cho trẻ trực nhật, cùng cô lau rửa đồ dùng-
đồ chơi…cũng như tổ chức cho lớp tổng vệ sinh vào những chiều cuối tuần.
- Trường có sân rộng, trồng nhiều cây cảnh thoáng mát, có vườn hoa để cô cùng
trẻ đi dạo và thực hiện nội dung lao động vườn trường.
1.2. Khó khăn:
Lớp lá 3, trường mẫu giáo Măng non đa số cháu (có 26 trẻ chiếm 68%)

đều sống ở Thị Xã Thủ Dầu Một khu vực trung tâm đô thị, còn lại một số ít các
cháu sống ở chung cư Hiệp Thành, Chánh Nghĩa… Vì vậy, trẻ ít có điều kiện
tiếp xúc với thiên nhiên,cây cảnh… Cháu ít có dịp được ngắm một vườn hoa đầy
màu sắc nơi có người làm vườn đang chăm sóc từng thảm cỏ, luống hoa, các
cháu chưa ý thức về hành vi của mình đối với cây cảnh thiên nhiên, chưa biết giữ
gìn và bảo vệ chúng, chưa biết yêu biết quý và bảo vệ chúng như thế nào . Cháu
gái thì thích hái hoa vì hoa đẹp, còn cháu trai thì thích bẻ cành để cưỡi ngựa, đuổi
bắt nhau…Đa số phụ huynh bận rộn với công việc kinh doanh, một số khác các
anh chị luôn công tác xa nhà nên ít quan tâm đến việc giáo dục trẻ, một số cháu
được cha mẹ quá nuông chiều và muốn gì được nấy, gây khó khăn trong việc rèn
những thói quen hành vi văn minh trong quá trình giáo dục.
Một số cháu do ảnh hưởng của gia đình lời lẽ chưa được lịch sự còn chửi
thề, nói tục, các hành vi văn minh chưa được ý thức dạy dỗ nhắc nhở trong gia
đình… số cháu cá biệt ở lớp tôi như cháu Phúc An,Minh quân, An Hòa…. các
cháu rất thích chơi đồ chơi của lớp nhưng khi chơi xong cháu không muốn thu
dọn đồ chơi. Nếu cô nhắc nhở thì các cháu mang chất đầy lên kệ mà không biết
sắp xếp cho ngăn nắp. Một vài cháu thích làm máy bay giấy để chơi nhưng lại
hay vứt giấy vụn xuống đất. Cá biệt có cháu Nam Khoa rất thích vẽ. Cháu có vẽ
trên giấy hoặc trên tường, nền nhà…dù được tôi nhắc nhở nhiều lần nhưng khi
cầm bút, cầm phấn thì cháu lại quên ngay lời cô. Theo thống kê ban đầu tôi ghi
nhận về ý thức hành vi văn minh trong việc bảo vệ môi trường vào đầu năm học
2009 - 2010 của lớp tôi là: - Hay xả rác 50% trẻ (chiếm19/38 trẻ); - Không xếp
đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định 23,6% (9 trẻ); – Chưa yêu thích, bảo vệ thiên
nhiên 42% (16 trẻ); Khạc nhỗ bừa bải 13% (5/38 trẻ); Biết phân biệt những hành
vi văn minh và hành vi không văn minh 50% trẻ (chiếm19/38 trẻ)
Trong lớp, tôi tự nhận thấy góc thiên nhiên của lớp tôi chưa phong phú
lắm về màu sắc nên chưa thu hút các cháu đến chơi. Cháu chưa có ý thức cùng cô
chăm sóc cho góc thiên nhiên của lớp thêm tươi sắc.
Để dạy trẻ có được những thói quen vệ sinh như ho (ngáp) bé biết
lấy tay che miệng, không khạc (nhổ) bừa bãi, không vẽ bậy (làm bẩn) trên

tường…hoặc biết giữ gìn môi trường luôn sạch đẹp (không vứt rác, hái lá bẻ
hoa….) và còn nhiều những hành vi văn minh khác như dạy trẻ nhận thức đuợc
những hành vi đúng và chưa đúng trong việc bảo vệ môi trường; biết nhắc nhở
mọi người xung quanh cùng bé bảo vệ môi trường….tôi đã tổ chức một số hoạt
động lồng ghép trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm mục
đích cuối cùng là làm thế nào để giúp trẻ có những hành vi đúng trong việc giữ
gìn vệ sinh trường lớp khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi và sinh họat
ở trường mẫu giáo. Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đưa ra một số
3
biện pháp giáo dục hành vi văn minh trong việc bảo vệ môi trường cho mẫu giáo
5 tuổi như sau
3.Biện pháp thực hiện
Hàng ngày đến trường bé được vui chơi, được sinh hoạt, cháu được tham
gia từ một đến hai hoạt động học tập…Thực hiện lời dạy của Bác “Dạy trẻ như
trồng cây non, lúc bé cây có được chăm sóc tốt thì lớn lên cây mới tốt”. Tôi chú
ý tổ chức tốt các hoạt động chung với những nội dung lồng ghép bảo vệ môi
trường.
3.1. Thông qua các hoạt động chung có mục đích giáo dục ở lớp:
- Môn làm quen môi trường xung quanh:
Cần cho trẻ nhận thức rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa con người và tự
nhiên, trẻ yêu những cảnh đẹp, cây cỏ hoa lá, con vật…, mong muốn bảo vệ con
vật , cây trồng. Đối với mẫu giáo lớn cần mở rộng làm rõ cho trẻ biết mối quan
hệ giữa con người với tài nguyên, thực trạng của tài nguyên hiện nay, các nội
dung về ô nhiễm: nước, ánh sáng, tiếng ồn…Một số đề tài cụ thể như: - Làm
quen với công việc của cô phục vụ (Hoạt động Làm quen môi trường xung
quanh- chủ đề những người trong trường Mầm non” Trước khi giúp trẻ tìm hiểu
công việc của những người lớn trong trường mầm non mà cụ thể là công việc của
cô phục vụ. Tôi tạo cơ hội cho trẻ xem cô phục vụ đang quét lau hành lang, quét
sân, tưới cây…Khi vào tiết học, tôi hỏi trẻ: “Sân trường của chúng ta nhờ ai mà
sạch sẽ nhỉ? (Cô phục vụ? Và tiếp sau đó là hàng lọat những câu hỏi: “Cô phục

vụ tên gì? Cô làm những công việc gì? Các con có yêu quý cô phục vụ không?
Vì sao? Các con sẽ thể hiện lòng yêu quý cô phục vụ như thế nào? ) Được quan
sát việc làm của cô phục vụ, các cháu dễ dàng tham gia trả lời những câu hỏi của
cô đồng thời tôi đã giáo dục trẻ bằng một số việc làm đơn giản như: Nhặt lá vàng
rụng trên sân, không hái lá bẻ cành, tưới cây, không xả rác xuống đất…- Tìm
hiểu về một số lòai hoa (Hoạt động Làm quen môi trường xung quanh- chủ đề
Những lòai hoa bé yêu) Tôi cho trẻ xem những bông hoa đẹp trên tranh, lịch,
tranh tạo hình của họa sĩ…sau đó hỏi trẻ nhờ đâu mà có những bông hoa đẹp?
(Người trồng hoa) Sau đó là những câu hỏi xoay quanh việc cho trẻ tìm hiểu về
những loài hoa mà các cháu biết kết hợp với việc cho trẻ xem hoa thật. Ví dụ:
Người trồng hoa đã trồng được những loại hoa nào? Hoa nào có cánh tròn (Cánh
dài, cánh nhọn…) Hoa có màu gì? Vì sao người ta lại trồng hoa? Con thấy ở đâu
người ta trồng nhiều hoa nhất? Con có yêu hoa không? Vì sao? Yêu hoa con sẽ
làm gì? (Chăm sóc hoa) Thế là trẻ ở lớp tôi được cùng ra sân để chăm sóc hoa
kiểng ở trước lớp. Họat động này vừa giúp trẻ được lao động vườn trường vừa
hiểu thêm ý nghĩa làm cho môi trường thêm xanh tươi, đẹp mắt.[ Hình 1 ]
- Môn tạo hình:
Tôi thường trang trí lớp bằng những tranh đẹp, có lồng ghép nội dung giáo
dục trẻ bảo vệ môi trường, những điều tôi muốn gởi gắm trong nội dung tranh
hoặc tôi tổ chức cho trẻ làm tranh cùng cô cùng bạn (giờ trẻ tạo hình). Trước khi
tổ chức cho trẻ cùng cô và các bạn làm tranh, tôi thảo luận cùng trẻ về những nội
dung tôi xoay quanh việc giáo dục trẻ yêu thiên nhiên cây cảnh. Thích làm cho
nơi bé ở, sinh hoạt mỗi ngày thêm xanh-sạch-đẹp.
4
Ví dụ:
- Chủ điểm “Trường lớp mầm non” tôi cùng trẻ làm tranh “Bé tưới hoa”
Trước khi cho trẻ vẽ, tô màu, cắt dán….tôi hỏi trẻ
+ Các con thích vẽ gì? ( vẽ bông hoa, cây bóng mát…) Tôi hỏi tiếp:
+ Để hoa kiểng luôn tươi tốt, ra nhiều hoa chúng ta cần làm gì? (Tưới hoa)
Đúng rồi! Thế khi vẽ vườn hoa đẹp, các con nhớ vẽ thêm nhiều bạn nhỏ đứng

tưới hoa nhé! Thế là kết quả sản phẩm của trẻ lớp tôi có được một vườn hoa
đầy màu sắc. Hình ảnh các bạn nhỏ đang tưới hoa được tôi khen ngợi.
Tôi nhắc nhở trẻ trong quá trình tham gia tạo hình, cháu không bỏ giấy
vụn xuống đất (bỏ vào chiếc rổ nhỏ tổ trực đã cùng cô bố trí trên bàn) Sau giờ
hoạt động tạo hình, tổ trực sẽ cùng cô xếp gọn đồ dùng-đồ chơi lên kệ. Khi nhận
xét tiết dạy tôi thường ghi nhận ý thức của từng trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh của
lớp. Tôi khen ngợi nhóm trẻ biết nhặt giấy vụn rơi xuống đất sau khi hòan thành
sản phẩm. Khen tổ trực thu dọn nhanh bút, kéo….Dần dần các cháu có thói quen
nhặt ngay giấy vụn rơi xuống đất.
- Vẽ tranh về biển (dòng sông quê em, thác mộng mơ…) Hoạt động tạo hình-chủ
đề “Nước”…Bằng những hình ảnh đẹp (Mẫu của cô) các cháu đã hiểu để có
được dòng sông xanh mát, thác nước trắng xóa hoặc biển xanh mênh mông…
việc giữ gìn môi trường sạch sẽ là việc làm cần thiết thể hiện con người có văn
hóa. Nhờ môi trường “Xanh-sạch-đẹp” mà đã ra đời thật nhiều tác phẩm nghệ
thuật đẹp đồng thời nó giúp cho con người thật sảng khóai khi đến với thiên
nhiên. Phát triển cho trẻ sự nhạy cảm với vẻ đẹp của môi trường xanh – đẹp.
- Môn làm quen văn học:
Thông qua các câu chuyện, bài thơ giúp trẻ có những hiểu biết về cuộc
sống xã hội và thiên nhiên. Hình thành ở trẻ thái độ nhân văn đối với môi trường.
Biết yêu , ghét, những gì nên và không nên là đối với môi trường xung quanh.
Như khi dạy trẻ bài thơ “Hoa sen”
Hoa sen đã nở Lá sen xanh ngát
Rực rỡ đầy hồ Đọng hạt sương đêm
Thoang thoảng gió đưa Gió rung êm đềm
Mùi hương thơm ngát Sương long lanh chạy.
Tôi giúp các cháu hiểu vẻ đẹp của hoa sen nở trên hồ không chỉ làm cho con
người thấy sảng khóai bởi vẻ đẹp và mùi hương thơm ngát của hương sen mà nó
còn làm cho con người sáng tác ra những vần thơ thật hay mà cô đã ngâm đọc
cho cả lớp thưởng thức. Và tôi đã giáo dục trẻ: “ Để có được cảnh đẹp “Hồ sen”
thì ngòai việc trồng sen, chúng ta còn phải bảo vệ môi trường nơi đây thật sạch

đẹp để ai ai cũng đều thích đến xem”
Với những đề tài tương tự như: Bài thơ: “Họa mi ca hát”
Họa mi ca hát Cây đỗ cũng khoe
Hoa chanh ngào ngạt Chùm hoa tim tím
Hoa lựu lập lòe
Bài thơ: “Quả na”
Na non xanh Bàn tay cháu
Quả bé choắt Vừa ăn na
Na mở mắt Sờ mặt bà
Quả chín mềm Còn thơm phức
5
Tôi đã giúp trẻ hiểu ích lợi của cây xanh đối với đời sống con người và môi
trường. Tôi còn giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, yêu làng xóm nơi
mình sinh ra và lớn lên và mong muốn mỗi ngày càng làm cho quê hương mình
thêm giàu đẹp.
Hay qua câu chuyện « Giọt nước tí xíu » tôi cho trẻ biết quá trình hình
thành mưa, ích lợi của nước đối với con người, giáo dục trẻ biết tiết kiệm khi sử
dụng nước, bằng cách vặn nước nhỏ, xài vừa đủ không làm rơi vãi ra sàn nhà.
Những câu chuyện trẻ được nghe kể góp phần hình thành hành vi văn minh
trong bảo vệ môi trường như « Xấu hổ với chim sơn ca » « Biết đi đâu » « Tí
bẩn », bài thơ « Bác quét rác »
Cho trẻ tham gia đóng kịch theo tác phẩm chuyện kể, hoặc đóng một số vai trong
một vài tiểu phẩm nhỏ tôi tự viết ví dụ « Rác bỏ ở đâu ? » « Ai ngoan ? » tôi
cho trẻ tự nhận ra hành động nên và không nên làm qua tiểu phẩm , trẻ rất thích
thú.
- Môn âm nhạc :
Tôi chọn các bài hát đúng theo chủ đề, chú ý lồng giáo dục bảo vệ môi
trường trong các bài hát về thiên nhiên ( thế giới thực vật và thế giới động vật,
nước và các hiện tượng tự nhiên) Ví dụ : Lá xanh, Hoa trường em, chú mèo con,
mùa xuân đến rồi kết hợp với vận động theo nhạc.

- Môn Phát triển ngôn ngữ :
Thông qua các loại giờ học như trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện sáng tạo
với các đề tài như : « Trò chuyện về tác hại của túi ni lông », « chúng ta tiết
kiệm điện, nước như thế nào ? » « Đàm thoại về công việc của Bác lao
công » qua các đề tài này trẻ hiểu được vì sao phải bảo vệ môi trường và những
hành động cụ thể được cô giáo nêu ra trong quá trình trao đổi đàm thoại hoặc
thông qua trò chơi về ngôn ngữ.
3.2. Thông qua các hoạt động khác ở lớp :
- Hoạt động vui chơi :
Hoạt động vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Nôi
dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được thực hiện thông qua các trò chơi ở
các góc chơi như sau :
+ Trò chơi phân vai : trẻ đóng vai và thể hiện công việc của các nhân vật
như : Bác lao công, cùng cô quét dọn trang trí trường mầm non, cùng ba mẹ dọn
dẹp trang trí chuẩn bị ngày tết
+ Trò chơi học tập : chơi phân nhóm, phân loại, tìm hiểu các hiện tượng
trong môi trường (các hành vi tốt hay xấu đối với môi trường, môi trường sạch,
môi trường bẩn)
+ Trò chơi ở góc nghệ thuật : Làm bằng giấy « chiếc túi hạnh phúc » phía
ngoài vẽ khuôn mặt sung sướng, hạnh phúc. Làm những thẻ nhỏ, trên đó ghi một
việc làm có thể đem lại niềm vui sướng cho người khác. Bỏ thẻ đó vào túi. Khi
chơi mỗi trẻ rút một thẻ và thực hiện theo yêu cầu. Vẽ, xé dán, môi trường «
xanh, sạch, đẹp ». Làm album về những hình ảnh làm tổn hại môi trường
+ Trò chơi vận động :
Chơi mô tả con vật và cách kiếm mồi của nó, mô phỏng dáng điệu của con
vật, sự lớn lên của cây, của hoa
6
+ Trò chơi ngôn ngữ :
Cô đặt câu đố, cho trẻ học thuộc và chơi đố đối đáp nhau. Nội dung các
câu đố về những hành vi giáo dục về môi trường.

Vào những tuần lễ đầu năm học, cuối những buổi vui chơi tôi thường
cùng cháu xếp gọn đồ chơi lên kệ. Quá trình cất đồ chơi được tôi thực hiện hàng
ngày, hướng dẫn trẻ xếp sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Khen ngợi kịp thời những
nhóm chơi thu dọn đồ dùng và bố trí góc chơi khoa học, thẩm mỹ. Được cô khen
trước lớp, những lần chơi sau, các cháu cố xếp thật ngay ngắn, cẩn thận.
Góc chơi của lớp ngày càng đẹp và sạch sẽ vì được tôi cùng trẻ thực hiện
theo lịch vệ sinh đồ dùng-đồ chơi vào ngày thứ sáu hàng tuần. Cá lớp theo sự
phân công của cô. Từng nhóm trẻ rửa, lau, kê dọn lớp học, kệ đồ chơi thật sạch
sẽ, đẹp mắt. Những hoa bé ngoan là phần thưởng động viên, khích lệ trẻ thực
hiện tốt hơn ở tuần sau vì đã thực hiện đúng tiêu chuẩn “Bé ngoan” của cô: Bé
biết cất đồ dùng-đồ chơi đúng nơi quy định.[ Hình 2 ]
- Thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, ăn, ngủ:
+ Tôi tổ chức phân công cho trẻ trực nhật hàng ngày cùng cô tưới hoa
kiểng ở trước lớp dần dần thành thói quen nhiều lúc tổ trực tưới hoa kiểng mà cô
không phải nhắc nhở. Tôi luôn khen ngợi các cháu chăm tưới hoa nhờ vậy mà
vườn hoa đầy hương sắc và nhắc nhở trẻ cần bảo vệ hoa kiểng trong trường như
không hái hoa, không bẻ lá… Bé không vứt rác, giấy vụn xuống đất (Bé giữ gìn
trường lớp sạch đẹp).
+ Rèn cho trẻ thói quen “ giờ nào việc nấy, chỗ nào vật ấy”, sắp xếp ngay
từ đầu năm những đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng, cuối mỗi tuân trẻ cùng cô lao
động: lau chùi bàn ghế, sắp xếp đồ dùng đồ chơi , trang trí lớp theo chủ đề…
Ngòai ra, khi tổ chức các hoạt động khác ở lớp như tổ chức cho trẻ các bữa ăn
chính tôi hướng dẫn tổ trực cùng cô “Phơi khăn ngay ngắn lên giá” sau khi làm
vệ sinh trước giờ ăn; Nhắc nhở trẻ ăn cơm không làm rơi thức ăn xuống đất (bỏ
vào dĩa cô bố trí lên bàn). Tôi giúp trẻ hiểu vấn đề qua những câu hỏi :
- Tại sao chúng ta không nên làm rơi vãi thức ăn, cơm xuống đất ?
Hoặc
- Vì sao các con phải bỏ xương hoặc nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa ?
Dần dần, các cháu có thói quen xúc cơm cẩn thận, không làm rơi vãi cơm,
thức ăn xuống đất.

Tổ chức giờ nêu gương cuối ngày tôi thường bắt nhịp cho các cháu hát
những bài hát, bài thơ, đồng dao như : “Bé quét nhà”
Để nhắc nhở các cháu biết giữ gìn vệ sinh nhà ở, lớp học nơi hàng ngày các cháu
cùng những người thân học tập, sinh hoạt, vui chơi Những câu hỏi thật gần gũi
với trẻ như :
- Ở nhà các con đã giúp ba mẹ những gì ?
- Có ai quét nhà giúp bà không nào ?
- Cháu nào chơi xong biết cất đồ chơi ?
- Ở nhà bé nào đã phụ ông tưới cây ?
- Ai biết phụ mẹ lau bàn ghế ?
Những câu hỏi vừa thể hiện sự gần gũi, quan tâm các cháu, vừa là cơ hội cô
giúp trẻ hiểu những công việc trên sẽ giúp ông bà, cha mẹ làm những việc vừa
7
sức sẽ làm cho môi trường thêm sạch đẹp,vừa làm vui lòng những người thân của
bé ở gia đình.
Để cách làm này đạt hiệu quả cao hơn, tôi đã phối hợp cùng gia đình tạo cơ
hội cho các cháu được làm những việc vừa sức khi về nhà như : chơi xong cháu
biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, không vứt rác xuống đất (bỏ rác vào
sọt), không hái lá bẻ cành ở vườn nhà, biết giúp chị nhặt lá, quét sân Những
việc làm này tuy cháu thực hiện phải mất nhiều thời gian song cháu rất tự hào vì
mình đã giúp gia đình được nhiều việc. Cháu càng tự hào hơn khi được kể trước
lớp cho các bạn nghe.
Thông qua hoạt động cho trẻ dạo chơi ngoài trời, tôi tổ chức cho trẻ được :
- Chơi với lá cây rụng trên sân trường. (Xếp hình bông hoa, cây cho bóng
mát sau đó biết nhặt lá bỏ vào sọt)
- Cùng cô hái nhặt lá vàng, tưới cây, quét lá (Hình 3)
Và việc giúp trẻ có thói quen tốt “Không xả rác” hoặc “Không hái hoa, không
bẻ lá”…được tôi nhắc nhở trẻ ở mọi nơi mọi lúc. Vì trẻ rất dễ quên. Biện pháp
nhắc nhở sẽ tạo cho trẻ thói quen tốt, mỗi khi muốn hái hoa cháu đều nhớ lời cô
dặn, và tôi cùng các cháu của lớp thường kể lại những việc làm tốt để bảo vệ môi

trường ở thời điểm cuối tuần. Những cháu có hoa hồng “Bé ngoan” được tôi
khen ngợi và nêu những việc làm tốt trong việc làm cho trường lớp mỗi ngày
thêm “Xanh-sạch-đẹp”
Tôi thường đưa ra những tình huống để các cháu bàn bạc và giải quyết
vấn đề. Ví dụ : tôi kể cho các cháu nghe câu chuyện về một bạn nhỏ rất thích
nghe tiếng chim hót. Có một lần ra vườn chơi cháu gặp một chú chim non đang
nằm trong bụi rậm kêu chíp chíp vì phải xa mẹ. Bây giờ, các con đóan xem bạn
nhỏ sẽ làm gì ? Cô sẽ đưa ra hai cách, các con sẽ chọn cách nào nhé ! Một là cậu
bé sẽ bắt chú chim vào phòng để chơi vì bạn nhỏ rất thích nghe chim hót ; Hai là,
cậu bé sẽ trả chú chim về tổ và mỗi sáng bạn nhỏ sẽ ra sân để nghe chim hót ?
Với hai tình huống trên cô sẽ giúp trẻ hiểu nếu chim non xa mẹ thì chim sẽ chết
và chúng ta sẽ không còn được nghe chim hót. Vì vậy nên cho chim về với mẹ để
mẹ mớm mồi cho chim và hàng ngày chim sẽ hót cho chúng ta nghe. Và như thế
tôi đã giáo dục trẻ biết bảo vệ chú chim non dễ thương (bảo vệ thú rừng).
- Hoạt động lao động
- Tìm hiểu về một số cây kiểng trong trường mầm non (-Chủ điểm trường Mầm
non) Tôi tổ chức cho trẻ tham gia cùng cô trồng cây. Được cầm những chiếc
cuốc, xẻng, bình tưới…; được xúc đất, được nhặt lá vàng, được tưới cây cùng cô
trẻ rất thích và sau đó tiết học được diễn ra trên sân. Tôi hỏi trẻ: “Hôm nay, cô và
các con đã trồng được cây gì?” Thế vườn trường còn có những cây kiểng nào
khác? Nhờ đâu mà cây xanh tốt và cho nhiều hoa đẹp? Chúng ta cần làm gì đề
vườn trường luôn xanh tốt, nở nhiều hoa? Với những câu hỏi gợi ý trên kết hợp
với việc tổ chức cho trẻ lao động “Trồng cây” tôi đã giúp các cháu có nhận thức
và hành vi đúng trong việc chăm sóc và bảo vệ vườn trường. Tôi thường xuyên
có kế hoạch tổ chức cho trẻ vệ sinh môi trường xung quanh lớp.[ Hình 4 ]
Những hình ảnh đẹp được tôi ghi lại qua chiếc điện thoại nhỏ nhắn của
mình, sau đó cho tuyên dương trước lớp. Đây là cách làm mà tôi thấy hiệu quả
nhất. Bạn nhặt lá, bạn quét sân, bạn lau lá đều được tôi tuyên dương vào
8
cuối ngày. Được khen các cháu rất phấn khởi vì hình của mình được cô treo ở

lớp.
3.3. Thông qua việc phối hợp với gia đình :
Những việc cháu được tiếp thu và thực hiện ở lớp, ở trường được tôi
thông báo cùng phụ huynh ở giờ đón và trả trẻ để phụ huynh nắm cùng phối hợp
tổ chức cho cháu thực hiện ở nhà.
Một số nội dung giáo dục trẻ tôi đã phối hợp cùng phụ huynh như :
- Dạy cháu biết xếp gọn đồ dùng-đồ chơi đúng chỗ.
- Dạy cháu biết chăm sóc và bảo vệ hoa kiểng trong sân vườn, nơi công
cộng
- Dạy cháu biết giữ gìn nhà ở sạch sẽ ; biết giúp mẹ quét nhà, lau bàn ghế
(Không khạc nhổ xuống đất ; không xả rác nơi công cộng)
- Dạy cháu khi ho ngáp biết lấy tay che miệng
Ví dụ : Nội dung dạy trẻ không xả rác xuống đất, tôi liên hệ với ba mẹ của
trẻ. Thường xuyên nhắc nhở cháu ăn xong phải bỏ giấy kẹo (bánh) vào sọt ;
biết phụ mẹ quét nhà, phụ bà quét sân Những việc cháu làm ở nhà được phụ
huynh trao đổi kịp thời với giáo viên để cuối ngày cô tuyên dương trước lớp
cho các bạn khác bắt chước.
Phụ huynh tạo cơ hội cho trẻ làm những việc vừa sức như : gấp quần áo
để vào ngăn tủ giúp mẹ ; quét nhà, lau bàn khi dơ ; sắp xếp đồ dùng đồ chơi
ngăn nắp Không làm thay trẻ những việc cháu có thể làm như : cất dẹp đồ
chơi sau khi chơi xong ; Cất giỏ (cặp sách) giày đúng chỗ khi đi học về ;
Muốn rèn cho trẻ những thói quen này, tôi đã phối hợp với phụ huynh tạo
cho trẻ có một góc riêng ở nhà. Ví dụ : kệ giành riêng cho bé đựng đồ chơi
hoặc một góc nhỏ để thùng đựng đồ chơi của bé (đây được xem như là một
góc riêng của bé) Cháu phải trưng bày (xếp gọn), lau chùi hàng ngày cho sạch
sẽ. Nó được xem như góc học tập của chị, của anh khi vào học phổ thông.
Khi đến thăm nhà của phụ huynh tôi thường xem góc riêng cảu bé. Khi vào
lớp, tôi khen ngợi những cháu tự xếp dọn đồ chơi đẹp mắt, gọn gàng.(hình 5)
Ngoài việc phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ biết yêu
trường lớp, biết bảo vệ trường lớp luôn “xanh-sạch-đẹp” thông qua bản tin

của lớp, tôi còn vận động phụ huynh ủng hộ hoa kiểng cho góc thiên nhiên
thâm phong phú về màu sắc và cả tên gọi để phục vụ cho việc giúp trẻ khám
phá môi trường thiên nhiên của lớp. (Hình 6)
4. Những kết quả đạt được :
Sau khi tôi vận dụng những biện pháp trên đến cuối năm học 2009 -2010
kết quả về giáo dục hành vi văn minh cho trẻ trong bảo vệ môi trường tăng
lên rõ rệt :
-Xả rác 0% trẻ (100% trẻ ý thức không xả rác và biết nhắc nhở nhau cùng
không xả rác); - Không xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định chỉ còn
khỏang7,8% (3 trẻ); – Chưa yêu thích, bảo vệ thiên nhiên 5,2% (2 trẻ); Khạc
nhỗ bừa bải 0% (100% trẻ ý thức không khạc nhỗ ); Biết phân biệt những
hành vi văn minh và hành vi không văn minh 100% trẻ.
Hàng ngày, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ ; lớp học có nhiều cây xanh ; Góc
thiên nhiên của tôi nay đã xanh tươi hơn phong phú các loại cây vì có bàn tay
nhỏ bé của trẻ và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh ; đồ dùng đồ chơi sắp
9
xếp khoa học thẩm mỹ không chỉ là trách nhiệm của giáo viên mà còn là thói
quen của các cháu : Cháu rất thích thực hiện nhiệm vụ lao động trực nhật,
cùng cô cùng bạn lao động cuối tuần, thích được chơi ở nơi sạch sẽ, thoáng
mát và những thói quen này đã giúp trẻ ở lớp tôi luôn khỏe mạnh, đi học
đều. Cháu không chỉ thực hiện tốt hành vi văn minh trong sinh hoạt mà còn
biết nhắc nhở bạn giữ gìn vệ sinh chung. Về nhà cháu biết giúp mẹ làm những
việc vừa sức như : Lau bàn sau bữa ăn, quét nhà giúp mẹ, tưới cây cùng bố,
xếp gọn đồ chơi
Tôi mong sao những hành vi tốt của trẻ sẽ làm hành trang giúp trẻ vững
vàng hơn, tự tin hơn khi giao tiếp với những người xung quanh, là cơ sở hình
thành những nét tính cách tốt cho trẻ sau này
5. Bài học kinh nghiệm :
Việc rèn luyện thói quen hành vi đúng cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan
trọng nhưng công việc không phải đơn giản. Mỗi cháu có sự nhận thức và

tiếp thu khác nhau ; điều kiện hòan cảnh sống từng gia đình nuôi cháu không
đồng đều vì vậy quá trình thực hiện tôi nhận thấy muốn thực hiện tốt bản thân
giáo viên cần phải :
- Trau dồi kiến thức vệ sinh văn minh đúng.
- Cô giáo là người có phẩm chất đạo đức tốt : mẫu mực và kiên trì để tìm tòi
học hỏi để có biện pháp mới torng việc giảng dạy, chăm sóc giáo dục
cháu.
- Cô cần phải chú ý những cháu cá biệt để giáo dục cho phù hợp nên động
viên kịp thời những cháu làm tốt và hạn chế chê bai nhiều những hành vi
của cháu.
- Cô phải yêu thương các cháu như là người mẹ thứ 2 của cháu, và đặc biệt
quan tâm cách sống của hoàn cảnh mỗi gia đình cháu.
- Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục hành vi văn minh đúng
trong việc bảo vệ môi trường và có sự nhất trí giữa 2 cô giáo ở lớp về
phương pháp giáo dục cháu.
- Luôn két hợp chặt chẽ với phụ huynh.
* Đây là một số kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ có hành vi văn minh
đúng trong việc bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi. Bản thân tôi sẽ cố gắng
nhiều hơn nữa để việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ trong bảo vệ môi
trường có kết quả hơn và với vốn kinh nghiem ít ỏi này tôi mong có nhiều
giáo viên áp dụng những biện này chẳng những cho trẻ 5 tuôi mà còn có thể
vận dụng cho trẻ trong các độ tuổi./.
Thị xã TDM, ngày 22 tháng 10 năm 2010
Người viết
G.V. Huỳnh Thanh Vân.
10
Trường Mẫu Giáo Măng Non.
PHỤ LỤC
Hình 1
Hình 2

11
Hình 3
Hình 4
Hình 5
12
Hình 5
Hình 6
13
Hinh 5
NGUỒN: PHOTO COPY HẢO HẢO.
CÒN NHIỀU SANG KIẾN Ở HẢO HẢO,
HÃY LIÊN HỆ ĐỂ NHẬN VÀ CHỈNH SỮA,
IN MÀU.
06503.834.809.
14

×