Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG...........................................................................................4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP.........................5
I. Khái quát chung về nước Pháp...........................................................................................5
1. Địa lý, khí hậu và môi trường.......................................................................................5
2. Dân số và tổ chức hành chính.......................................................................................6
II. Lịch sử - Chính trị - văn hóa..............................................................................................6
1. Lịch sử nước Pháp........................................................................................................6
2. Nước pháp, thể chế và chính sách hiện đại..................................................................8
3. Nước Pháp, một chính sách văn hóa năng động........................................................12
CHƯƠNG II: NỀN KINH TẾ PHÁP QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ.......15
I. Giai đoạn cách mạng tư sản Pháp đến chiến tranh thế giới thứ nhất..........................15
II. Nền kinh tế Pháp sau hai cuộc chiến tranh thế giới......................................................16
1. Giai đoạn từ 1945 đến 1957: khôi phục nền kinh tế hậu chiến ................................17
2. Giai đoạn từ năm 1957 đến 1973: Thời kỳ phát triển phồn thịnh của nền kinh tế Pháp.
.........................................................................................................................................19
3. Giai đoạn từ 1973 đến 1982: Kinh tế Pháp trước tác động của cuộc khủng hoảng năng
lượng...............................................................................................................................20
4. Giai đoạn từ 1982 đến 1996.......................................................................................21
III. Nền Kinh Tế Pháp những năm Cuối Thế Kỉ 20 Đầu Thế kỉ 21.................................23
1. Về Tăng trưởng kinh tế...............................................................................................23
2.Về lao động – việc làm................................................................................................24
3. Về tài chính.................................................................................................................24
4.Về các ngành kinh tế....................................................................................................24
CHƯƠNG III: SO SÁNH NỀN KINH TẾ PHÁP VỚI CÁC NỀN KINH TẾ TƯ
BẢN KHÁC ..........................................................................................................27
I. So sánh nền kinh tế Pháp với các nền kinh tế tư bản khác............................................27
1. Quy mô nền kinh tế.....................................................................................................27
2. Dân số- việc làm và thất nghiệp................................................................................28
3. Về chiến lược phát triển kinh tế ................................................................................30
II. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế Pháp đến nền kinh tế Việt Nam..................................32
1. Mối quan hệ kinh tế đối ngoại Pháp Việt...................................................................32
2. Tầm ảnh hưởng của kinh tế Pháp tới nền kinh tế Việt Nam .....................................33
3. Những điều VN cần học hỏi từ nên kinh tế Pháp......................................................35
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT NỀN KINH TẾ PHÁP...................36
1. Đánh giá chung về các ngành kinh tế của Pháp:............................................................37
2. Kinh tế Pháp đang bên bờ vực suy thoái.........................................................................40
KẾT LUẬN............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................43
2
PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EDP : Xử lý dữ liệu điện tử
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OIF : Tổ chức quốc tế Pháp ngữ
EDF : Trụ sở công ty điện lực Pháp
IFM : Quỹ tiền tệ quốc tế
PPP : Sức mua tương đương
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
USD : Đơn vị tiền tệ của Mỹ
EUR : Đơn vị tiền tệ chung Châu Âu
EU : Liên minh Châu Âu
G8 : Nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu thế giới
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ODA : Nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài
INSEE : Viện thống kê quốc gia Pháp
LME : Dự luật về hiện đại hóa nền kinh tế
DN : Doanh nghiệp
3
TÓM TẮT NỘI DUNG
Pháp là một nước có văn hóa lâu đời và nền kinh tế phát triển.Bài tiểu lận này, chúng tôi
sẽ đề cập đến mọi mặt về địa lí, lịch sử, đời sống văn hóa chính trị và đặc biệt chú trọng đến
việc đề cập đến những đặc điểm của nền kinh tế nước Pháp. Bài tiểu luận này được chia làm
bốn chương.
Chương I. sẽ trình bày những đặc điểm khái quát nhất về nước Pháp. Chương này sẽ cung
cấp những thông tin cơ bản về vi trí địa lí cũng như khí hậu và tài nguyên thiên nhiên của đất
nước ở eo biển Măng- xơ.Đồng thời cũng đưa ra bức tranh toàn cảnh về đời sống văn hóa chính
trị và lịch sử nước Pháp.Vấn đề kinh tế cũng được nhắc đến một cách tổng quan
Chương II là chương trọng tâm của bài tiểu luận, qua chương này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm
hiểu những giai đoạn phát triển của nền kinh tế Pháp từ cách mạng tư sản Pháp cho đến nay.
Phần này chúng tôi chia ra làm ba giai đoạn lớn là: Từ cách mạng tư sản Pháp cho tới chiến
tranh thế giới thứ nhất, Kinh tế Pháp sau thế chiến thứ nhất, Nền kinh tế Pháp sau thế chiến thứ
hai. Vì giai đoạn ba gắn liền với những đặc điểm của nền kinh tế Pháp hiện tại cho nên chúng
tôi sẽ đi sâu vào đề cập để thấy rõ những khó khăn và những thành tựu của kinh tế pháp sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Những biến đổi về lịch sử cũng được lồng vào để lý giải rõ thêm
sự lựa chọn đường lối phát triển và mô hình của nền kinh tế Pháp.
Chương III chúng tôi sẽ đưa ra những so sánh để thấy rõ được vị thế của nền kinh tế Pháp
trong bản đồ kinh tế thế giới, đồng thời qua sự so sánh, ta cũng thấy rõ những đặc điểm khác
biệt của kinh tế Pháp với các nền kinh tế khác trong các nước công nghiệp G7. Chúng tôi cũng
dành một mục trong trương II để nói về tầm ảnh hương của kinh tế Pháp đến kinh tế Việt Nam
thông qua mối quan hệ thượng mại và những kinh nghiệm rút ra cho một nền kinh tế đi sau.
Chương IV sẽ đưa ra những nhận xét và đánh giá về những đặc điểm của nền kinh tế
Pháp, phân tích những chính sách phát triển và các nhân tố khách quan tác động qua đó làm rõ
hơn những ưu việt và hạn chế của nền kinh tế luôn bị coi là già cỗi này.
Trong quá trình thực hiện, cái khó nhất là tìm những tài liệu lịch sử do sư thay đổi của
các phương pháp và trình độ thống kê đồng thời cũng là do sư thay đổi cơ cấu giá trị trong nền
kinh tế, do đó chúng tôi không có nhiều số liệu về các giai đoạn trước của kinh tế Pháp. Việc so
sánh và đánh giá nền kinh tế cũng là một vấn đề rất phức tạp do vậy bài viết này còn nhiều
thiếu xót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn và cô giáo
Trong quá trình thực hiện nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo: TS. Phan Thị
Nhiệm đã giúp đỡ nhóm chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP
I. Khái quát chung về nước Pháp
1. Địa lý, khí hậu và môi trường
a.Diện tích
550 000 km
2
Là đất nước lớn nhất Tây Âu (chiếm gần 1/5 diện tích của Cộng đồng Châu Âu )với một
khu vực lãnh hải rộng lớn ( các khu vực khai thác kinh tế trải dài trong khoảng 11 triệu km
2
).
b.Địa hình
• Đồng bằng : chiếm 2/3 tổng diện tích.
• Những dãy núi chính: dãy Alpes (nới có đỉnh núi Mont-Blanc là đỉnh núi cao nhất phía
tây Âu - 4807 m),dãy Pyrénées, Jura, Ardennes, vùng Massif central et Vosges.
• Bờ biển : Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4 mặt giáp biển ( biển bắc, biển Manche,
Đại tây dương và Địa trung hải)
c.Khí hậu
3 dạng khí hậu :
Đại dương (phía tây),
Đại trung hải (phía nam), lục địa (trung tâm và phía đông).
d.Môi trường:
* Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp với diện tích sử dụng lên đến 48 triệu héc ta, chiếm
khoảng 82% lãnh thổ
* Rừng rậm chiếm 26% lãnh thổ, xếp vị trí thứ 3 của Công đồng Châu Âu sau Thuỵ Điển
và Phần Lan. Diện tích rừng của Pháp đã tăng 35% so với năm 1945 và đã tăng lên gấp đôi so
với 200 năm về trước.
* Theo con số thống kê, có 136 loài cây tại Pháp và điều đặc biệt ở một nước châu Âu là
số lượng các loài thú lớn đang tăng lên: trong vòng 20 năm, số hươu đà tăng lên gấp đôi còn số
hoẵng thì tăng lên gấp ba.
Nhằm gìn giữ và khôi phục giá trị di sản thiên nhiên, Chính phủ Pháp đã xây dựng:
• 7 công viên quốc gia,
• 132 khu bảo tồn thiên nhiên,
• 463 khu bảo vệ sinh cảnh
• cùng với 389 khu vực được bảo vệ bởi cơ quan bảo tồn sinh thái miền duyên hải
• thêm vào đó còn có 35 công viên thiên nhiên ở các vùng, chiếm hơn 7% diện tích lãnh
thổ.
5
• 22,11 tỷ euros (145 tỷ francs)dùng để chi bảo vệ môi trường, trung bình khoảng 378
euros (2 480 francs)một người dân. Trong đó quản lý nước thải và rác chiếm 3/4 tổng
chi phí.
Đối với cấp độ quốc tế, Pháp đã tham gia vào nhiều hiệp ước và công ước về khí hậu, về
đa dạng sinh học và sa mạc hoá do Liên hiệp quốc soạn thảo.
2. Dân số và tổ chức hành chính
a.Dân số
60,7 triệu dân (2001).
Mật độ: 107 người/km2.
Nước Pháp có 52 tỉnh thành với hơn 150 000 dân.
Năm tỉnh thành lớn nhất:
Thành phố Dân số năm 2000
1. Paris 9,8 triệu
2. Lyon 1,4 triệu
3. Marseille-Aix-en-Provence 1,4 triệu
4. Lille 1,1 triệu
5. Toulouse 0,9 triệu
b.Tổ chức hành chính
Cộng hoà Pháp bao gồm :
• Chính quốc ( bao gồm 22 vùng và 96 tỉnh),
• 4 tỉnh hải ngoại (DOM) - Guadeloupe, Martinique, Guyane, La Réunion
• 4 thuộc địa (TOM) - Polynésie française, Nouvelle-Calédonie, Wallis et Futuna, les
Terres australes et antarctiques françaises,
• Những vùng lãnh thổ đặc biệt: Mayotte và Saint-Pierre-et-Miquelon.
II. Lịch sử - Chính trị - văn hóa
1. Lịch sử nước Pháp
La Mã tới Cách mạng
Các biên giới nước Pháp hiện đại gần tương tự như những biên giới của nước Gaule cổ,
từng là nơi sinh sống của người Gaule Celt. Gaule bị La Mã của Julius Caesar chinh phục vào
thế kỷ thứ nhất TCN, và người Gaule sau này đã chấp nhận ngôn ngữ Rôma (La tinh, đã du
nhập vào ngôn ngữ Pháp) và văn hóa Rôma. Thiên chúa giáo bắt đầu bén rễ tại đây từ thế kỷ
thứ 2 và thứ 3 sau Công Nguyên, và bắt đầu có cơ sở vững chắc từ thế kỷ thứ tư và thứ năm tới
mức St. Jerome đã viết rằng Gaule là vùng duy nhất “không dị giáo”. Ở Thời trung cổ, người
Pháp đã chứng minh điều này khi tự gọi mình là “Vương quốc Pháp Thiên chúa giáo nhất.”
6
Ở thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, biên giới phía đông của Gaule dọc theo sông Rhine bị
các bộ lạc Gécmanh, chủ yếu là người Franks, xâm chiếm, và đó chính là nguồn gốc cho chữ
"Francie". Cái tên "France" xuất phát từ tên một vương quốc phong kiến của các vị vua
Capetian nước Pháp xung quanh Paris. Vương quốc này tồn tại như một thực thể riêng biệt từ
Hiệp ước Verdun (843), sau khi Charlemagne phân chia đế chế Carolingian thành Đông
Francia, Trung Francia và Tây Francia. Tây Francia chiếm vùng gần tương đương lãnh thổ
nước Pháp hiện đại ngày nay.
Người Carolingian cai trị Pháp cho tới năm 987, khi Hugues Capet, Công tước Pháp và
Bá tước Paris, lên ngôi Vua Pháp. Những thế hệ sau của ông, các triều đại Capetian, Valois và
Bourbon dần thống nhất đất nước thông qua hàng loạt các cuộc chiến tranh và những vụ thừa
kế đất đai. Chế độ phong kiến phát triển đỉnh điểm ở thế kỷ 17 thời vua Louis XIV. Ở giai đoạn
này Pháp có dân số đông nhất Châu Âu và có ảnh hưởng to lớn tới chính trị, kinh tế và văn hóa
Châu Âu. Tới cuối thời kỳ này, Pháp đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Mỹ khi
cung cấp tiền và một số vũ khí cho những người khởi nghĩa chống Anh.
Từ quân chủ tới nước Pháp hiện đại
Chế độ quân chủ tồn tại cho tới cuộc Cách mạng Pháp, năm 1789. Vua Louis XVI và vợ
ông, Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công dân Pháp khác. Sau thời gian của một loạt
những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa
năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là Đế chế
Pháp thứ nhất (1804–1814). Trong thời của các cuộc chiến tranh, quân đội của ông đã chinh
phục hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm vua tại
các vương quốc mới được thành lập.
Sau khi Napoleon bị đánh bại năm 1815 tại Trận Waterloo, quân chủ Pháp được tái lập.
Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới
năm 1848. Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte
tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai. Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi thua trận trong
cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba.
Pháp sở hữu các thuộc địa dưới nhiều hình thức từ đầu thế kỷ 17 cho tới tận thập kỷ
1960. Trong thế kỷ 19 và 20, đế chế thuộc địa toàn cầu của họ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Đế
chế Anh. Thời đỉnh điểm, giữa năm 1919 và 1939, đế chế thuộc địa Pháp thứ hai vượt quá
12,347,000 kilômét vuông (4,767,000 sq. mi) đất liền. Gồm cả Mẫu quốc Pháp, tổng diện tích
đất liền thuộc chủ quyền Pháp đạt tới 12,898,000 kilômét vuông (4,980,000 dặm vuông) trong
thập kỷ 1920 và 1930, chiếm 8.6% diện tích đất liền thế giới.
7
Dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp phải chịu những tổn thất
to lớn cả về con người và vật chất khiến họ trở nên suy yếu trong những thập kỷ tiếp sau.
Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bình
dân đưa ra.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một một trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sai
lầm chiến lược, giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng Đức năm 1940. Chính sách hợp tác
với kẻ thù, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực lượng
Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp được Đồng Minh giải
phóng năm 1944.
Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và đấu tranh
nhằm lấy lại vị thế kinh tế, chính trị của một cường quốc. Pháp đã nỗ lực giữ vững đế chế thuộc
địa của mình nhưng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Nỗ lực miễn cưỡng năm 1946 nhằm
giành lại quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp dẫn tới cuộc Chiến tranh Đông Dương lần
thứ nhất, chấm dứt với thất bại và việc rút quân của họ năm 1954. Chỉ vài tháng sau, Pháp phải
đối mặt với một cuộc xung đột mới và ác liệt hơn cuộc chiến tại nước thuộc địa chính và lâu
đời nhất của họ, Algeria.
Cuộc tranh luận việc có nên giữ quyền kiểm soát Algeria hay không sau này đã khiến hơn
1 triệu người định cư Châu Âu tại đây trở về nước, gây ra sự bất đồng và hầu như đã dẫn tới
nội chiến. Năm 1958, nền Đệ tứ Cộng hòa ốm yếu và bất ổn phải nhường chỗ cho nền Đệ Ngũ
Cộng hoà, với việc mở rộng quyền lực tổng thống; trong vai trò này, Charles de Gaulle đã tìm
cách củng cố đất nước và tiến hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh
giành Độc lập Algeria chấm dứt với các cuộc đàm phán hòa bình năm 1962 với việc Algeria
giành lại độc lập.
Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức đóng vai trò trung
tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên minh Châu Âu, gồm việc phát hành
đồng tiền chung Châu Âu euro tháng 1, 1999. Pháp luôn là nước đứng đầu trong số các quốc
gia thành viên Liên minh Châu Âu tìm cách khai thác lợi thế của một đồng tiền chung nhằm tạo
ra một Liên minh Châu Âu với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị, quốc phòng và an
ninh ở mức cao hơn. Tuy nhiên, cử tri Pháp bỏ phiếu phản đối Hiệp ước thành lập một Hiến
pháp chung Châu Âu tháng 5 năm 2005.
2. Nước pháp, thể chế và chính sách hiện đại
Cộng hòa Thứ Năm : một nền Cộng hòa hiện đại
Hiến pháp ngày 4 tháng 10 năm 1958 điều chỉnh sự vận hành của các thể chế của nền
Cộng hoà thứ năm. Hiến pháp đã được sửa đổi nhiều lần : bầu cử Tổng thống Cộng hoà theo
8
phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp (1962), đưa thêm một mục mới liên quan đến trách
nhiệm hình sự của các thành viên chính phủ (1993), thiết lập kỳ họp duy nhất ở Nghị viện và
mở rộng quy mô trưng cầu dân ý (1995), rút ngắn nhiệm kỳ tổng thống từ 7 năm xuống 5 năm
(2000).
Tổng thống và Thủ tướng
Theo Hiến pháp năm 1958, người đứng đầu Nhà nước là trụ cột cho các thể chế. Đó là
người đảm bảo để các thể chế vận hành tốt. Là người đứng đầu quân đội, chịu trách nhiệm cho
độc lập dân tộc, Tổng thống có một số đặc quyền trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng.
Tổng thống có thể đưa ra trưng cầu dân ý một số dự thảo luật và giải tán Quốc hội. Trên thực
tế, Tổng thống có một vai trò hàng đầu trong việc xác định các phương hướng của chính sách
đối ngoại. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, cũng như các thành viên của chính phủ theo đề
nghị của Thủ tướng, và chủ trì Hội đồng Bộ trưởng.
Thủ tướng Chính phủ, người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ thực thi các
đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính phủ. Chính phủ xác định và thi hành chính sách Quốc
gia. Chính phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang. Chính phủ chịu trách nhiệm trước
Nghị viện.
Một hệ thống lưỡng viện
Với một Nghị viện có hai Viện, Pháp có một hệ thống lưỡng viện đóng một vai trò chính
trong sự vận hành dân chủ. Thật vậy, thông qua hai viện, những khác biệt về chính trị và tranh
luận ý kiến được diễn ra một cách rộng rãi.
Quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, đơn danh quá bán hai
vòng, cho nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện được bầu cho nhiệm kỳ 6 năm, theo hình thức phổ
thông đầu phiếu gián tiếp và không thể bị giải tán như Quốc hội (577 đại biểu - bầu cử các ngày
9 và 16 tháng 6 năm 2002).
9
Hội đồng hiến pháp
Cơ quan này là một trong những phát kiến lớn của nền Cộng hoà thứ V. Hội đồng hiến
pháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 9 năm và không thể được tái bổ
nhiệm. Ba thành viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm, trong sáu thành
viên còn lại, ba thành viên do Chủ tịch Quốc hội và ba thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ
nhiệm. Khởi đầu với chức năng đảm trách theo dõi việc phân chia quyền lực giữa Nghị viện và
Chính phủ, vai trò của Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng lên. Hội đồng hiến pháp ngày càng
tăng cường kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, trở thành cơ quan bảo vệ các quyền tự do
cơ bản.
Mặt khác, Hiến pháp nhiều lần được sửa đổi để phù hợp hơn với những đòi hỏi mới của
Nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết của châu Âu.
Một nền ngoại giao đã được khẳng định
Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của nền cộng hoà, chính sách đối ngoại của
Pháp nhằm hai mục đích : gìn giữ độc lập quốc gia đồng thời phấn đấu vì sự phát triển của tình
đoàn kết khu vực và quốc tế.
Bảo vệ Liên minh châu Âu
Bất chấp những kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 29 tháng 5 năm 2005, châu Âu
luôn là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Pháp. Tướng De Gaulle, các Tổng thống
Georges Pompidou, Valéry Giscard d’Estaing, Mitterand và Chirac đã không ngừng phấn đấu
cho việc xây dựng và phát triển Liên minh châu Âu để biến tổ chức này thành một cường quốc
kinh tế và một cơ cấu chính trị được tôn trọng.
Hai mươi lăm nước thành viên Liên minh châu Âu tập hợp 450 triệu dân. Khối này sánh
ngang với lục địa Bắc Mỹ về kinh tế và nhân lực. Liên minh châu Âu có đồng tiền của riêng
mình là đồng euro (€), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 ở mười hai nước trong đó có
Pháp, là một trong các vùng kinh tế quan trọng nhất trên thế giới.
Tăng cường vai trò của Liên hiệp quốc
Trên trường quốc tế - chiến tranh tại Irak đã khẳng định điều này- chính sách đối ngoại
của Pháp là tôn trọng các nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức Liên Hiệp Quốc, vốn như hình
thức phản ánh các lý tưởng cộng hoà. Chính vì vậy, từ năm 1945, nước Pháp không ngừng bảo
vệ tổ chức này với khoản đóng góp tài chính đứng hàng thứ tư. Pháp cũng là một trong số năm
thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của Liên
Hiệp Quốc.
Ưu tiên phát triển bền vững
10
Các công cụ của chính sách hợp tác của Pháp đã được thay đổi để thích nghi với những
mục tiêu mới.
Hoạt động hợp tác được xoay quanh hai trục lớn : một bên là ngoại giao - Ngoại giao và
Hợp tác, và bên kia là tài chính - Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp. Thông qua Uỷ ban liên bộ
về hợp tác quốc tế và phát triển (CICID), hoạt động hợp tác nhằm vào một khu vực đoàn kết ưu
tiên (ZSP) bao gồm những nước mà Pháp mong muốn thiết lập quan hệ đối tác cho phát triển
lâu dài. Từ nay đóng một vai trò bên cạnh những thể chế công cộng, xã hội dân sự tham gia vào
việc nghiên cứu về những định hướng và phương pháp hợp tác quốc tế tại Hội đồng Cấp cao về
hợp tác quốc tế (HCCI).
Hoạt động chủ yếu của các dự án và chương trình viện trợ cho phát triển được giao cho
Cơ quan phát triển Pháp (AFD), cơ quan tài chính đóng vai trò điều phối chủ chốt.
Chính sách hợp tác của Pháp cũng nhằm vào việc tăng cường các hoạt động văn hoá và gia tăng
các dự án song phương về khoa học kỹ thuật. Sự hiện diện của nước Pháp được thể hiện qua
đông đảo các trung tâm và học viện văn hoá, các trường trung học và trường học theo chương
trình Pháp (150 000 học sinh) và qua Alliance Franỗaise, có mặt ở trên 140 nước (hơn 1200 văn
phòng).
Hợp tác khoa học kỹ thuật cũng rất tích cực. Các tổ chức như Trung tâm Nghiên cứu
Khoa học Quốc gia (CNRS), Viện Y tế và Nghiên cứu Y học Quốc gia (INSERM) hay Viện
Nghiên cứu khoa học Nông nghiệp Quốc gia (INRA) hoạt động tại nhiều nước.
Phát triển viện trợ nhân đạo
Khi dành một vị trí đặc biệt cho hoạt động nhân đạo trong chính sách đối ngoại, nước
Pháp thể hiện mong muốn được tiếp tục ở cấp độ cao nhất những giá trị mà Pháp đã là nước đi
tiên phong.
Các Tổ chức Phi Chính phủ của Pháp (ONG) hoạt động thường xuyên tại những nơi xẩy
ra thiên tai và trong các cuộc xung đột vũ trang. Trong số đó, có các tổ chức Bác sỹ không biên
giới (MSF), Bác sỹ thế giới (MDM), Dược sỹ không biên giới (PSF), Hoạt động Quốc tế chống
lại nạn đói (AICF), Cân bằng.
Nước Pháp, một đất nước hấp dẫn
Cơ quan đầu tư quốc tế Pháp (AFII), do bà Clara Gaymard, Đại sứ ủy quyền về đầu tư
quốc tế làm Chủ tịch, là cơ quan của chính phủ chuyên trách về khuyến khích, thăm dò và tiếp
nhận đầu tư quốc tế tại Pháp. Với hệ thống mạnh mẽ gồm 22 văn phòng và 75 đại biện tại nước
ngoài (Bắc Mỹ, châu á, châu Âu) và được sự cộng tác chặt chẽ của các văn phòng Vụ Quan hệ
Kinh tế Đối ngoại, AFII tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong các dự án hoạt động và phát triển
tại Pháp. Cơ quan này làm thành một mạng lưới có thẩm quyền thực thi, đặc biệt thông qua sự
11
hợp tác với các địa phương của Pháp với sự liên hệ của với Cơ quan ủy quyền về Qui hoạch
Lãnh thổ và Hoạt động Khu vực, và là nơi đối thoại thường xuyên với các tác nhân kinh tế.
3. Nước Pháp, một chính sách văn hóa năng động
Một nền văn hóa không biên giới
Hình ảnh nước Pháp không thể tách rời khỏi nền văn hóa Pháp : du khách nước ngoài biết
rõ điều này, rất đông du khách tham quan bảo tàng Louvre hay Trung tâm Georges Pompidou
và tham dự vào các buổi biểu diễn của nhà hát Opera-Bastille hay Comédie-Franỗaise. Sự sôi
động của nền nghệ thuật đôi lúc được gắn với chính sách văn hóa truyền thống độc đáo của
Pháp với sự tác động thường xuyên của Nhà nước.
Cũng phải nhấn mạnh đến cam kết hỗ trợ văn hóa của các hiệp hội và doanh nghiệp. Các
hiệp hội sử dụng gần 20 000 nhân công. Một số hiệp hội gắn hoạt động của mình với một công
trình hay một bảo tàng và tham gia vào các hoạt động phục chế thường có sự cộng tác của các
đối tác nước ngoài hay các nhà tài trợ, như quá trình tu bổ kiên nhẫn và lâu dài lâu đài
Versailles.
Tài trợ tư nhân là một hiện tượng đã có từ lâu trong lĩnh vực văn hóa nhưng sự phát triển
tài trợ của các doanh nghiệp, tương tự như hoạt động tài trợ doanh nghiệp đã có từ lâu tại Mỹ,
là hiện tượng gần đây mới xuất hiện. Thông qua đạo luật ngày 23 tháng 7 năm 1987, nhà nước
đã thiết lập một khung pháp lý cho các hoạt động trên, với các khoản đóng góp hàng năm lên
tới hơn 150 triệu euro dành cho các ngành nghệ thuật. Việc lập các quĩ hay tài trợ cho các hoạt
động có uy tín giờ đây trở thành chính sách truyền thông của nhiều tập đoàn lớn. Các Quĩ
Cartier dành cho nghệ thuật tạo hình, Vuitton cho nghệ thuật âm nhạc, GAN cho điện ảnh và
các Quĩ khác, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa và giúp đỡ các
nghệ sĩ trẻ. Các hoạt động bảo vệ di sản vốn rất tốn kém cũng được các doanh nghiệp chi trả
hay đồng tài trợ : EDF đã tham gia vào công tác trùng tu mái vòm lâu đài Invalides, Kodak
tham gia công tác tái tạo hang động Lascaux.
Phổ cập việc tiếp cận với văn hóa
Chính quyền tích cực tiến hành chính sách phổ biến văn hóa, trước hết thông qua nỗ lực
giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên. Vị trí được dành cho giảng dạy nghệ thuật- chủ yếu là âm
nhạc và nghệ thuật tạo hình- trước đây vốn khiêm tốn, đã được phát triển rộng hơn rất nhiều.
Một hệ thống dày đặc các học viện âm nhạc cấp khu vực và thành phố, cho phép thực hành âm
nhạc, kịch nghệ và nghệ thuật múa chỉ với ít chi phí. Cuối cùng : nhiều cơ sở chất lượng cao
được dành cho công tác đào tạo các nghệ sĩ chuyên nghiệp tương lai : hai Nhạc viện quốc gia,
Trường Mỹ thuật quốc gia, Trường kịch nghệ quốc gia, Trường Nhiếp ảnh quốc gia và Quĩ
Châu Âu các nghề hình ảnh và âm thanh (FEMIS).
12
Các đài truyền hình công cộng từ lâu đã dành một phần chương trình cho lĩnh vực văn
hóa. Ngoài ra, từ năm 1992, công chúng được xem một kênh dành riêng cho văn hóa, đài truyền
hình Arte, đây là thử nghiệm đầu tiên kiểu này ở Châu Âu, do Pháp và Đức phối hợp tiến hành,
với các chương trình song ngữ. Ngoài Arte, kênh chỉ phát sóng vào buổi tối, còn có kênh giáo
dục La Cinquième, kênh truyền hình tri thức phát sóng suốt ngày.
Các thư viện là một trong số các địa điểm văn hóa được nhiều người lui tới nhất ở Pháp.
Ngoài các thư viện trường học và đại học, có khoảng 3000 thư viện thành phố. Mỗi một tỉnh
quản lý một thư viện cho mượn, toàn bộ các thư viện tỉnh có gần 21 000 điểm phục vụ trong đó
có 17 000 điểm cố định và 4000 điểm lưu động, kiểu ô Thư viện xe buýt ằ. Paris có các thư
viện nổi tiếng như thư viện của Trung tâm Georges Pompidou, Thư viện Arsenal, các thư viện
Saint-Genevière và Mazarine. Thủ đô có Thư viện Quốc gia Pháp, mở cửa năm 1996, có khả
năng chứa 30 triệu tác phẩm và tiếp nhận các kho sách, bản in, ấn phẩm định kỳ và kho âm
thanh của Thư viện quốc gia Richeulieu trước đây.
Cộng đồng Pháp ngữ
Có hơn 170 triệu người nói tiếng Pháp trên thế giới và được phân bổ trên cả năm châu
lục.
Nước Pháp có tham vọng mở rộng việc truyền bá ngôn ngữ của mình. Pháp cũng nỗ lực
biến cộng đồng Pháp ngữ thành một cơ cấu hợp tác ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị.
Nhiều thể chế góp phần vào mục tiêu này :
• Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF)
• Cơ quan Liên Chính phủ Pháp ngữ (AIF)
• Tổ chức Nghị viện Pháp ngữ quốc tế (AIPLF)
• Tổ chức các trường Đại học sử dụng hoàn toàn hay một phần tiếng Pháp (AUPELF)
• Trường đại học Sedar Senghor d’Alexandrie
• Mạng lưới trường Đại học nói tiếng Pháp (UREF)
• Đài TV5 Quốc tế
• Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI)
• Tổ chức Báo chí Pháp ngữ quốc tế (AIPF)
• Hiệp hội quốc tế các Phóng viên Báo chí Pháp ngữ (UIJPLF)
• Cộng đồng các Đài phát thanh quốc gia Pháp ngữ (CRPLF)
Song song với hoạt động phát triển tiếng Pháp, OIF góp phần vào quá trình dân chủ hóa
và phát triển của các nước thành viên. Trên bình diện rộng hơn, tiếng nói của khối Pháp ngữ
được lắng nghe trong các cuộc thảo luận quốc tế lớn (WTO, giải trừ vũ khí, nợ của các nước
13
Nam bán cầu...). Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ IX của khối Pháp ngữ đã được tổ chức tại
Beyrouth vào mùa thu năm 2002.
Sự hiện diện của Pháp trên thế giới
Có 1 774 200 người Pháp sốngở nước ngoài, phân bổ theo vùng địa lý như sau :
• 52,7% tại Châu Âu, 934 444người-* 25,4% tại Châu Mỹ, 450 831 người
• 8,2% tại Bắc Phi, Trung Đông và Cận đông, 145 000 người
• 8% tại cận Sahara châu Phi, 142 013 người
• 5,7% tại Châu á và châu Đại dương, 101 919 người
Đa số người Pháp cư trú tạm thời ở nước ngoài (thời hạn lưu trú trung bình là 4 năm).
Chủ yếu họ là các cán bộ hay kỹ thuật viên của các doanh nghiệp Pháp, các nhân viên nhà nước
hay thành viên của các tổ chức nhân đạo.
14
CHƯƠNG II: NỀN KINH TẾ PHÁP QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
I. Giai đoạn cách mạng tư sản Pháp đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngày 14/07/1789 là ngày đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong lịch sử nước Pháp,
đó chính là bước chuyển từ chế độ cũ sang một nhà nước dân chủ hiện đại khi cuộc khởi nghĩa
chống lại sự phân biệt tầng lớp của Hoàng tộc đã chiếm giữ nhà ngục Bastille, giết quản tù và
lính canh gác của hắn.
Nhà nước mới hình thành, quyền của người đàn ông và các công dân được công bố bởi
hội đồng quốc gia vào tháng 8 năm 1789 như bước đầu trong lịch sử để hình thành nên hiến
pháp. Nó được xem là một điểm báo trước để đưa ra một lời tuyên ngôn độc lập xác định quyền
cá nhân, quyền tập thể của tất cả các tầng lớp như một.
Ngày 04/08/1789 chế đị phong kiến bị chấm dứt, nó được biết đến như một bản án
tháng 8, quét đi bọn cầm quyền lãnh chúa.
Cuộc cách mạng mang lại sức mạnh của sự chuyển đổi với quy mô lớn, từ nhà thờ thiên
chúa giáo La Mã sang nhà nước. Dưới chế độ cũ, nhà thờ sở hữu vùng đất rộng lớn nhất trên
đất nước. Sau đó đã bị chấm dứt khi nhà nước mới hình thành. Các quyền lợi đặc biệt của nhà
thờ như quyền đánh thuế trên các đồng cỏ đã chấm dứt và xung công tài sản.
Hiến Pháp năm 1791, Pháp có chức năng như một nhà nước quân chủ lập hiến. Nhà vua
phải chia sẻ quyền lực với các đại biểu hội đồng luật pháp, nhưng ông vẫn được duy trì quyền
bầu cử và khả năng lựa chọn tổng thống.
Sau thời gian dài rối loạn trong chính quyền Pháp, hội nghị quốc gia đã thay đổi hiến
pháp cũ, hiến pháp mới được công bố ngày 20/09/1792, thay chế độ quân chủ bởi một nền cộng
hoà.
Hội nghị ngày 17/08/1795 đã tán thành hiến pháp mới, cùng với việc thong qua của một
cuộc trưng cầu dân ý và nó đem lại kết quả vào ngày 26/09/1795. Hiến pháp mới tạo ra "cuốn
sách chỉ dẫn" và tạo ra thượng - hạ nghị viện đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. Nghị viện bao
gồm 500 đại diện cho chính phủ, 250 thượng viện.
Đế chế thứ nhất
- Vào ngày 21/03/1804, bộ luật Napoleic được áp dụng khắp lãnh thổ dưới sự điều khiển
của người Pháp.
- Ngày 18/05/1804 Napoleon nhận được tước vị hoàng đế bởi thượng viện. Như vậy đã
đặt nền móng cho đế chế của người Pháp.
Đế chế thứ hai
15
- Vào năm 1838 vị Vua Pháp cuối cùng thoái vị. Và cộng hoà Pháp thứ hai được tuyên bố
ra đời
- Louis Napoleon Bonparte được chọn làm tổng thống. tiếp theo một cuộc đảo chính đó
được xác định và chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý đáng ngờ. Napoleon đệ tam của Pháp
mang đế chế nhỏ vào năm 1852 và giữ nó co đến khi ông ta suy sụp và năm 1870.
- Thời kỳ này thấy được nền công nghiệp hóa, đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế, nhưng
chính sách quốc tế thì không thành công.Vào năm 1856 Pháp gia nhập chiến tranh cùng với
Anh chống lại Trung Quốc.
Cộng hoà thứ ba ra đời
- Nền cộng hoà vào giai đoạn đầu trong tác động xui khiến bởi những người trong Hoàng
tộc. Nhưng những người cộng Hoà và những người Bonaparte tranh giành quyền lực, giai đoạn
1879 – 1899 quyêng lực đến tay người cộng hoà.
- Trong một sự ra sức cách ly Đức, Pháp chịu thiệt hại lớn cùng với Nga và Anh.
- Đầu tiên là sự liên kết giữa Pháp, Nga năm 1894, và năm 1904 là hiệp định than thiện
với Vương quốc Anh, và cuối cùng là biểu hiện của hiệp định Nga – Anh vào năm 1907. Nó
trở thành ba phần của hiệp định. Hậu quả dẫn đầu là Nga, Anh tham gia vào chiển tranh thế
giới thứ nhất. Pháp vẫn còn ở lại Châu Á tìm kiến cho khối lien minh và tháy ở Nhật có thể là
bạn đồng minh.
- Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Mặc dầu kết hợp với nhiều nền
văn hoá tiên tiến và các trò tiêu khiển phổ biến (múa hát, nhảy , chiếu phim,…) song Pháp là
một quốc gia có nội bộ chia rẽ trong tư tưởng tôn giáo, tầng lớp, khu vực hoá và tiền tệ. Chiển
tranh thế giới thứ nhất không thể tránh được, và nó đã tiêu tốn con người và tài chính một cách
thảm hại của Pháp.
II. Nền kinh tế Pháp sau hai cuộc chiến tranh thế giới
Dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp phải chịu những tổn thất
to lớn cả về con người và vật chất khiến họ trở nên suy yếu trong những thập kỷ tiếp sau.
Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bình
dân đưa ra.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một một trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sai
lầm chiến lược, giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng Đức năm 1940. Chính sách hợp tác
với kẻ thù, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực lượng
Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp được Đồng Minh giải
phóng năm 1944.
16
1. Giai đoạn từ 1945 đến 1957: khôi phục nền kinh tế hậu chiến
Chiến tranh thế giới thứ hai và sự chiếm đóng của phát xít Đức đã gây thiệt hại nặng nề
cho nền kinh tế Pháp: sản xuất công nghiệp giảm xuống gấp ba lần, sản xuất nông nghiệp giảm
hai lần. tuy nhiên,trong những năm 1947_1957 Nước pháp đã có sự khôi phục kinh tế thời hậu
chiến
Trong những năm 1945 – 1950, kinh tế Pháp phát triển chậm chạp, gặp nhiều khó khăn
Tướng Charles de Gaulle, người đứng đầu nước Pháp trong thời gian chiến tranh, được bầu làm
người đứng đầu chính phủ vào năm 1945. Ông đã lập tức thông báo sẽ quốc hữu hóa các nhà
máy điện và các tổ chức tín dụng. Sau đó, chính phủ của De Gaulle tiếp tục thực hiện việc quốc
hữu hóa đối với các mỏ than, các ngân hàng lớn và các công ty bảo hiểm lớn, các công ty năng
lượng và công ty gas, hãng hàng không Pháp. Chính phủ Pháp năm giữ hơn 20% ngành công
nghiệp.
Chính sách này đã phù hợp với chính sách thương mại trong hệ thông chính sách chỉ huy
kinh tế. Mặc dù,có sự ủng hộ rộng dãi với những chính sách kinh tế của chính phủ nhưng cũng
có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã không tán đồng với biện pháp này. Do đó một số đơn vị đã tự
tách ra. Đảng cộng sản và đảng xã hội Pháp đã rút ra khỏi chính phủ vào năm 1947 và 1949.
Jean Monnet tìm cách níu kéo các mục tiêu mà nước Pháp đặt ra vào năm 1945 cho nên
kinh tế Pháp đến năm 1950.Thêm vào đó là mục tiêu mà Monnet đã gọi là “hiện đại hóa công
nghiêp”.Monnet chú ý rằng: chính phủ Pháp không có đủ nguồn lực dể khôi phục tất cả nên
kinh tế Pháp, do đó, ông đã gội những khu vực đầu tư của chinh phủ la khu vực “key
economy”.Khu vực này bao gồm hệ thông giao thông, điện, luyện kim, than, may nồng nghiệp.
Sau đó, dàu mỏ và phân bón cũng được thêm vào danh sách này. Cách thức của Monnet, đến
năm 1952, trở thành kế hoach Monnet.
Trong mỗi khu vực “ key economic”của kế hoạch Monnet, mỗi thành phần trong kế
hoạch được chuyển đến ủy ban hiện đại hóa tạo lên các ủy ban chuyên trách, đơn vị quản lí khu
vực, các công ty công và các hiệp hội, chuyên viên kĩ thuật.
Sự phân công này không tạo ra được khả năng để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế
Pháp. Lạm phát trở thành vấn đề kinh niên thời kì hậu chiến. Nhưng giá cả đã không đươc kiểm
soát.
17