Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giáo án ôn tập Tiếng Việt 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.99 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
Tiết 1: Phân môn tập đọc
I. Mục tiêu :
- Cần rèn cho HS:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến 34.
+ Phát âm rõ, tốc độ đọc từ 90 tiếng/ phút (mức tối thiểu).
+ Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài (trả lời được câu hỏi về nội
dung đoạn, bài đọc).
II. Đồ dùng dạy học
+ Hướng dẫn ôn tập ( Giáo án)
III. Các hoạt động dạy học
+ Hoạt động 1:
+Tổ chức cho HS luyện đọc
- GV tổ chức cho HS đọc bài. Những bài tập đọc thuộc chủ điểm Khám
phá thế giới hoặc Tình yêu và cuộc sống
- GV quan sát để nhận xét cách phát âm và tốc độ đọc của HS. ( tốc độ đọc
đã nêu ở phần mục tiêu)
- Mỗi HS đọc 1 bài tập đọc bằng hình thức bốc thăm.
- Những bài tập đọc thuộc chủ điểm Khám phá thế giới
+ Đường đi Sa pa
+ Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất
+ Ăng – co Vát
+ Con chuồn chuồn nước
- Những bài tập đọc thuộc chủ điểm Tình yêu và cuộc sống
+ Vương quốc vắng nụ cười
+ Tiếng cười là liều thuốc bổ.
+ Ăn “mầm đá”
+ Hoạt động 2:
+ Tìm hiểu bài.
- HS tìm hiểu nội dung chính của mỗi đoạn và nội dung chính của bài mà
các em vừa đọc.


+ Hoạt động 3: Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận biểu dương những em đọc tốt và nhắc nhở những em đọc chưa
tốt.
- Dặn dò những em đọc chưa tốt về nhà luyện đọc thêm.

Tiết 2: Phân môn Luyện từ và Câu
I. Mục tiêu
- Cần củng cố cho HS về:
+ Ôn tập lại câu cảm ; câu khiếu và cách đặt câu.
+ Ôn tập về các kiểu câu kể : Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?
+ Tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã
cho.
II. Đồ dùng dạy học
+ Hướng dẫn ôn tập ( Giáo án)
III. Các hoạt động dạy học
+ Hoạt động 1 : Ôn tập lại câu cảm ; câu khiếu .
Ví dụ : Về câu cảm.
+ Câu cảm ( câu cảm thán) dùng để làm gì ?
+ Đặt 1 câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng ?
- A, con mèo này bắt chuột giỏi quá ?
Ví dụ : Về câu khiến
+ Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để làm gì ?
+ Đặt một câu khiến dùng để nêu đề nghị.
- Nam phải đi học
+ Hoạt động 2 : Ôn tập về các kiểu câu kể : Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?
+ Thực hiện tương tự như hoạt động 1.
Ví dụ : Về kiểu câu kể Ai làm gì ?
+ Tìm những câu kể Ai làm gì ? và chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn văn sau :
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi/ làm cho tôi chiếc chổi cọ để
quét nhà, quét sân. Mẹ/ đựng hạt giống đầy món lá cọ, treo lên gác bếp để gieo

cấy mùa sau. Chị tôi/ đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làm cọ xuất khẩu.
Theo Nguyễn Thế Vận
Ví dụ : Về kiểu câu kể Ai thế nào ?
+ Tìm những câu kể Ai thế nào ? và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn
văn sau :
Rồi những người con/ cũng lớn lên và lần lược lên đường. Căn nhà / trống
vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa/ hồn nhiên, xởi lởi.
Anh Đức/ lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo
Theo Duy Thắng
Ví dụ : Về kiểu câu kể Ai thế nào ?
+ Tìm những câu kể Ai là gì ? và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn văn
sau :
Sầu riêng / là loài trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt,
mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
Mai Văn Tạo
+ Hoạt động 3 : Tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn trong
bài văn đã cho.
Ví dụ 1: Tìm trạng ngữ trong câu sau.
Tuần tới, cả nhà mình đi xem bóng đá.
+ Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
Ví dụ 2: Tìm trạng ngữ trong câu sau :
Trước sân, các bạn đang nô đùa.
+ Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung y nghĩa gì cho câu?
- Bổ sung ý nghĩa chỉ nơi chốn cho câu.
+ Hoạt động 4: Nhận xét - Dặn dò
Nhận xét biểu dương những em làm được và nhắc nhở những em chưa làm
được về nhà học thêm.

Tiết 3: Phân môn Chính tả

I. Mục tiêu
- Cần củng cố cho HS về:
+ Nghe- viết đúng chính tả; bài viết mắc không quá 5 lỗi chính tả.
+ Biết trình bày và trình bày sạch sẽ, đúng hình thức một đoạn văn hoặc
thơ.
+ Các bài tập chính tả phân biệt âm, vần, dấu thanh (hỏi/ngã) đã học.
II. Đồ dùng dạy học
Hướng dẫn ôn tập ( Giáo án)
III. Các hoạt động dạy học.
+ Hoạt động 1: Nghe – Viết
GV đọc cho HS viết bài Trăng lên SGK 4, tập 2, trang 170
GV chú ý đến tốc độ viết của HS.
GV hướng dẫn HS cách trình bày bài viết và hình thức viết một đoạn văn,
đoạn thơ.
+ Hoạt động 2: Luyện tập
GV ôn tập lại các bài tập chính tả phân biệt âm, vần, dấu thanh (hỏi/ngã)
đã học
Ví dụ: Phân biệt về âm:
Điền những tiếng thích hợp vào ô trống.
+ Tiếng bắt đầu bằng v, d hay gi:
- Ở Thư …… Quốc gia Luân Đôn hiện nay còn lưu …… một cuốn sách
nặng hơn 100 ki-lô-gam. Cuốn sách có bìa làm bằng vàng và đá quý. Bên trong có
50 chữ cũng làm bằng ……
Theo báo Thiếu Niên Tiền Phong
+ Hoạt động 3: Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét bài viết của HS.
- GV dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị thi cuối HKII.

Tiết 4: phân môn Tập làm văn
I. Mục tiêu:

- Cần củng cố cho HS về:
+ Ôn tập về văn miêu tả đồ vật
+ Ôn tập về văn miêu tả cây cối
+ Ôn tập về văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học
Hướng dẫn ôn tập (Giáo án)
III. Các hoạt động dạy học
+ Hoạt động 1: Ôn tập về văn miêu tả đồ vật.
Ví dụ 1: Bài văn miêu tả đồ vật có mấy phần và đó là những phần nào?
+ Bài văn miêu tả đồ vật gồm có 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Ví dụ 2: Viết một đoạn mở bài tả Chiếc cặp của em bằng cách gián tiếp.
+ HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn.
+ Hoạt động 2: Ôn tập về văn miêu tả cây cối
Ví dụ : Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần :
+ Mở bài :
- Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây .
+ Thân bài:
- Tả từng bộ phận của cây bàng (hoặc từng thời kì phát triển của cây bàng)
+ Kết bài:
- Nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
+ Hoạt động 3: Ôn tập về văn miêu tả con vật.
Ví dụ 1 : Em hãy lập dàn ý miêu tả con mèo
Dàn ý :
+ Mở bài :
- Giới thiệu về con mèo
+ Thân bài :
* Ngoại hình của con mèo
- Bộ lông
- Cái đầu

- Hai tai
- Bốn chân
- Cái đuôi
- Đôi mắt
- Bộ ria
* Hoạt động chính của con mèo
- Động tác rình
- Động tác vồ
* Hoạt động đùa giỡn của con mèo
+ Kết bài :
- Cảm nghĩ chung về con mèo.
+ Hoạt động 4 : Nhận xét – Dặn dò.
GV nhận xét và biểu dương những em học tốt và tích cực học.
Dặn dò HS về nhà ôn lại bài chuẩn bị thi cuối HKII.
HẾT

×