Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Giao an My thuat 6 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.75 KB, 84 trang )

Tuần1: Ngày dạy 17 tháng 08 năm 2010
Bài: 1( tiết 1 ) TRANG TRÍ
CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức: Học sinh nhận ra vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc miền xuôi và miền
núi.
2- Kĩ năng: Học sinh vẽ được một số hoạ tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích
II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Phóng to các bước chép hoạ tiết dân tộc trong SGK.
- Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc.
2. Học sinh : - Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc ở SGK.
- Giấy vẽ, bút chì đen 2B, tẩy, thước và màu vẽ.
3. Phương pháp: - Quan sát.
- Vấn đáp.
- Luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một vài học
tiết trang trí ở các công trình kiến trúc
(đình, chùa) hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Đặt câu hỏi học sinh quan sát nhận
ra vẻ đẹp của hoạ tiết.
? Tên hoạ tiết, hoạ tiết này được
trang trí ở đâu?
- Giáo viên giới thiệu một số sản
phẩm có hoạ tiết trang trí đẹp của địa
phương
? Hoạ tiết trang trí diện tích có


những đặc điểm gì?
1. QUAN SÁT NHẬN SÉT MẪU
- Học sinh quan sát tranh treo trên bảng
-> Hình, vẽ (hoa lá, chim muông)
- Hoạ tiết được trang trí trong các đình
chùa, lăng tẩm, những di vật cổ.
-> Thăm quan chùa Nhờn, Bảng Môn Đình.
-> Hoạ tiết trang trí phong phú về nội dung,
hình vẽ, đường nét, hoa lá, chim muông,
mây trời và thường đối xứng qua nhiều
trục hoặc nhiều trục
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn học sinh cách vẽ hoạ tiết
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ ở
ĐDDH
2 . CÁCH VẼ HOẠ TIẾT
- Vẽ chu vi (hình tròn , tam giác).
1
- Giáo viên vẽ lên bảng hướng dẫn
học sinh vẽ một hoạ tiết dân tộc
- Nhìn mẫu, vẽ phác các mảng hình chính,
vẽ nét các chi tiết.
- Tô màu theo ý thích: Tô màu hoạ tiết và
màu nền.
- Một học sinh lên bảng vẽ, ở dưới học vẽ
vào vở
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
- Giáo viên bao quát lớp, đến từng
bàn để quan sát và hướng dẫn cho học
sinh
-Giáo viên góp ý, động viên học sinh

làm bài, chỉ ra chỗ vẽ được, chưa
được ngay ở bài vẽ của mỗi học sinh
- Chỉ ra cho học sinh thấy vẻ đẹp của
hình, của nét vẽ ở hoạ tiết.
3. BÀI TẬP
+ Tự chọn một hoạ tiết trong SGK
+ Vẽ hoạ tiết vừa và cân đối khổ giấy
+ Tự nhớ lại các hoạ tiết vẽ (có sáng tạo)
+ Vẽ xong, tô màu theo ý thích
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên chọn một số bài có hướng làm tốt và chưa tốt, rán lên bảng cho cả lớp
quan sát nhận sét.
-Giáo viên tóm tắt và nhận xét một số bài làm của học sinh.
- Giáo viên động viên khích lệ học sinh và cho điểm một số bài.
Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài tập ở lớp
- Sưu tầm hoạ tiết trang trí và cắt dán vào giấy
-Chuẩn bị bài sau: +Đọc trước bài 2 -mĩ thuật thời cổ đại.
2
Tuần2: Ngày dạy 24 tháng 08 năm 2010

Bài: 2 ( tiết 2 ) THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh củng cố thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ
đại.
2. Kĩ năng: Học sinh hiểu thêm giá trị thẩm mỹ của người Việt cổ thông qua các
sản phẩm Mỹ thuật.
3. Thái độ: Học sinh trân trọng nghệ thuật đặc sắc của ông cha để lại.

II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1* Giáo viên:
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Phóng to hình ảnh trống đồng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.thời cổ đại
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi
nổi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Sơ lược về bối cảnh lịch sử:
- Giáo viên cho học sinh đọc bài
trong SGK.
? Em biết gì về thời kỳ đồ đá trong
lịch sử Việt Nam?
? Em biết gì về thời kỳ đồ đồng
trong lịch sử Việt Nam?
2. Giới thiệu bối cảnh lịch sử VN
I.SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI
- Thời kỳ đồ đá còn được gọi là thời
kỳ Nguyên thuỷ, cách ngày nay hàng
vạn năm.
- Đồ đồng cách ngày nay khoảng
4.000 - 5.000 năm. Tiêu biểu là trống
đồng Đông Sơn.
- Việt Nam xác định là một trong
những cái nôi của loài người liên tục
phát triển qua nhiều thế kỷ.
- Thời đại Hùng Vương với nền văn
minh lúa nước, đã phản ánh sự phát

3
triển của nền kinh tế, quân sự, Văn
hoá - xã hội.
HOẠT ĐỘNG 2: Sơ lược về mỹ thuật VN thời cổ đại
.
* Giáo viên cho học sinh đọc SGK
kết hợp quan sát các hình vẽ trong
SGK
? Hình 1 , 2 được nhà điêu khắc vẽ
ở thời kỳ nào, đặt ở đâu?
? Làm thế nào ta nhận biết hình nữ
hay hình nam?
? Về nghệ thuật diễn tả điều gì?
II. SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI CỔ ĐẠI
1. Thời đồ đá
- Các hình vẽ trên hang Đồng Nội
cách đây khoảng 1 vạn năm, là dấu ấn
đầu tiên cuả nghệ thuật thời kỳ đồ đá
(nguyên thuỷ)
- Vị trí hình vẽ: Được khắc vào đá
ngay gần cửa hang, trên vách nhũ, độ
cao từ 1,5m -> 1,75m.
- Hình nữ: Khuôn mặt thanh tú, đậm
chất nữ giới.
- Hình nam: Khuôn mặt vuông chữ
điền, lông mày rậm, miệng rộng.
- Các hình khắc sâu trên vách đá, sâu
2cm.
- Hình mặt người diễn tả với góc nhìn
chính diện, đường nét đứng.

- Cách sắp xếp bố cục cân đối, tỷ lệ
hợp lý, tạo cảm giác hài hoà.
* Gv: Sự xuất hiện kim loại đầu tiên
là đồng sau là sắt, đã báo hiệu :
- Sự chuyển dịch từ hình thái XH
nguyên thuỷ -> XH văn minh
? Nêu đặc điểm chung đồ đồng?
? Yêu cầu học sinh quan sát bề mặt
trống đồng?
* Gv: Giới thiệu trống đồng Đông
Sơn về tạo dáng và nghệ thuật trạm
khắc
2 . Thời đồ đồng
-> Đồ đồng thời kỳ này trang trí đẹp
và tinh tế, VN biết phối hợp những
kiểu văn hoa, sóng nước thường bên
chữ S.
-> Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã,
phát hiện đồ đồng 1924.
- Mặt trống vòng tròn đồng tâm bao
lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa.
- Tang trống là sự kết hợp giữa hoa
văn hình chữ S, chim thú
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập
4
- Giáo viên đặt những câu hỏi ngắn cụ
thể để học sinh nhận xét và đánh giá.
? Thời kỳ đồ đá để lại dấu ấn lịch
sử nào?


? Vì sao nói trống đồng Đông Sơn
không chỉ là nhạc cụ mà còn là tác
phẩm tuyệt vời của nghệ thuật Việt
Nam
- Giáo viên kết luận chung.
- Hình mặt người ở hang đồng nội
- Viên đá cuội khắc hình mặt người
- Vì nó đẹp ở tạo dáng với nghệ thuật
chạm khắc trên bề mặt trống và tang
trống rất sống động bằng lối vẽ hình
học hoá.
- Mỹ thuật thời cổ đại phát triển nối
tiếp liên tục suốt hàng chục nghìn năm
- Mỹ thuật không ngừng giao lưu với
mỹ thuật ở khu vực Hoa Nam, Đông
Nam Á.
bài tập về nhà:
- Học bài và xem tranh minh hoạ trong SGK.
- Chuẩn bị bài sau.:
+ Đọc trước bài 3
+ Chuẩn bị qoe đo, vở thực hành
+ Mượn 2 hình trụ, hai hình hộp chữ nhật( kích thước bằng nhau)đẻ làm mẫu.
5
Tuần 3: Ngày dạy 07tháng 09 năm 2010
Bài: 3 ( tiết 3 ) vẽ theo mẫu
SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Học sinh được củng cố thêm kiến thức về những điểm cơ bản của
luật xa gần.
2- Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét mọi vật

trong bài theo mẫu, vẽ tranh.
3.Thái độ: Học sinh biết nhìn sự vật hiện tượng theo luật xa gần
II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Luật xa gần và giải phẫu tạo hình (GTĐT GV)
- Ảnh có lớp cảnh xa, lớp cảnh gần (cảnh biển, con đường, hàng cây )
- Tranh và các bài vẽ theo luật xa gần.
- Môi hình vài đồ vật (hình hộp, hình trụ )
2. Học sinh : - Giấy vẽ, bút chì đen 2B, tẩy, thước và màu vẽ.
3. Phương pháp dạy - học: - Quan sát.
- Vấn đáp.
- Luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về khái niệm xa gần
- Giáo viên treo một bức tranh về xa - gần.
*Yêu cầu học sinh quan sát, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.
? Vì sao hình này lại to, rõ hơn hình kia
(cùng loại)
? Vì sao con đường chỗ này lại to, chỗ kia
lại nhỏ dần?
? Vì sao hình mặt hộp khi là hình vuông,
khi là hình bình hành?
? Em có nhận xét gì về hình của hàng cột
và hình đường ray của tàu hoả?
- Càng về phía xa cột càng thấp và càng mờ
dần.
- Càng xa, khoảng cách hai đường ray của
đường tàu càng thu hẹp dần.
- Ở gần: Hình to, cao, rộng và rõ hơn
- Ở xa: Hình nhỏ, thấp, hẹp và mờ hơn

1.Quan xát nhận xét
- Vì ở gần: To, cao và rõ hơn.
- Ở xa: Nhỏ, thấp và mờ hơn.
- Vật ở phía trước che khuất vật ở phía
sau.
=> Đó là cách nhìn các vật theo luật xa -
gần.
- Vì mọi vật luôn thay đổi khi nhìn theo
xa - gần. Chúng ta sẽ tìm hiểu về luật xa
- gần để thấy sự thay đổi hình dáng của
mọi vật trong không gian để vẽ đúng,
đẹp.
.
6
- Vật ở phía trước che vật ở phía sau.
- Mọi vật thay đổi hình dáng khi nhìn ở các góc
độ khác nhau
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm những điểm cơ bản cuả luật xa - gần
1. Đường tầm mắt
- Giáo viên giới thiệu hình minh hoạ ở
SGK.
? Các hình này có đường nằm ngang
không?
* Cho học sinh quan sát hình hộp chữ
nhật.
? Khi ngồi có nhìn thấy mặt trên của
vật không?
-> Không
? Khi đứng thì ntn?
-> Nhìn thấy mặt trên

? Vậy nó đã chứng tỏ điều gì
2. Điểm tụ
- Giáo viên giới thiệu hình trong SGK.
* Học sinh quan sát
? Những điểm song song với mặt đất là
đường nào?
-> Các cạnh hình hộp, tường nhà, đường
tàu hoả
? Điểm tụ là gì?
II. Đường tầm mắt và điểm tụ
1. Đường tầm mắt
- Quan sát hình 2 (SGK)
- Hình này có đường nằm ngang với tầm
mắt của người nhìn, phân chia mặt đất với
bầu trời.
=> Đường tầm mắt có thể thay đổi phụ
thuộc vào độ cao thấp của vị trí người vẽ
(người ngắm cảnh).
2. Điểm tụ
- Các cạnh hình hộp, tường nhà, đường tàu
hoả hướng về sâu, càng xa, càng thu hẹp
về cuối tụ lại một điểm tại đường tầm mắt.
=> Điểm tụ là điểm gặp nhau của các
đường song song nằm trên đường tầm
mắt
HOẠT ĐỘNG 3 Đánh giá kết quả học tập
* Giáo viên chuẩn bị một số tranh ảnh
- Đường tầm mắt.
- Tranh, ảnh có con người và đồ vật hình
trước to, xa nhỏ.

- Một số đồ vật dạng hình trụ
- Vẽ một số hình trên bảng theo luật xa -
gần: Hình hộp đồ vật
- Giáo viên nhận xét bổ sung
- Học sinh quan sát và nhận xét về luật xa
- gần của từng tranh
- Học sinh phát hiện ở các hình ảnh những
điều đã học.
- Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo
viên.
-
Bài tập về nhà:
- Xem lại mục II bài 3 SGK.
- Chuẩn bị một số đồ vật: Chai, lọ, ca cho bài học sau.
7
Tuần 4: Ngày dạy .14.tháng.09 năm 2010
Bài: 4 ( tiết 4 ) VẼ THEO MẪU
CÁCH VẼ THEO MẪU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu và cách tiến hành bài vẽ
theo mẫu.
2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ
theo mẫu.
3. Thái độ: Hình thành ở học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học.
II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1* Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Phuơng pháp dạy mỹ thuật (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ
CĐSP)
- Minh hoạ các bước vẽ theo mẫu
- Một số hình khối đơn giản để làm mẫu

- Một vài tranh hướng dẫn cách vẽ theo mẫu khác nhau.
.2* Học sinh : - Sách giáo khoa, vở ghi, vở thực hành , bút chì, tẩy, mầu vẽ
3* Phương pháp: - Quan sát.
- Vấn đáp.
- Luyện tập.
- Minh hoạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Thế nào là vẽ theo mẫu
- Giáo viên đặt mẫu lên bàn.
?đây là nhưng vật gì?
? Trong bài học hôm nay nó có vai
trò là gì?
-> Mẫu vật
? Đây là hình vẽ cái gì?
? Vì sao các hình vẽ này lại không
giống nhau?
? Vậy vẽ theo mẫu là vẽ như thế
nào?
I. Thế nào là vẽ theo mẫu
- Vẽ theo mẫu là vẽ lại mẫu được
bày trước mặt. Thông qua suy nghĩ,
cảm xúc của mỗi người để diễn tả
đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, đậm
nhạt và màu sắc của vật mẫu.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ theo mẫu
* Giáo viên: để vẽ được vật mẫu
người vẽ cần quan sát thật kĩ vật mẫu.
? Quan sát và tìm ra tỉ lệ giữa chiều
cao và chiều ngang của mẫu?
II.Cách vẽ theo mẫu

1. Quan sát, nhận xét.
2. Vẽ phác khung hình
8
-> Chiều ngang bằng 2/3 chiều cao
? Vậy vật nằm trong khung hình gì?
-> Hình chữ nhật đứng
* Vậy ta có thể phác khung hình
của vật mẫu là hình chữ nhật đứng
có chiều ngang bằng 2/3 chiều cao
? Miệng và đáy cốc có bằng nhau
không?
* Vậy để vẽ được cốc giống với mẫu
ta phải tìm tỉ tệ các bộ phận
-Sau khi tìm được tỉ lệ các bộ phận
và đánh rấu trên bài vẽ. Ta có thể đi
bước tiếp theo
4. Vẽ phác nét chính:
? Có tỉ lệ các bộ phận rồi thì vẽ như
thế nào?
-> Nối các điểm đã đánh dấu laivới
nhau bằng đường thẳng
5. Vẽ chi tiết:
quan sát mẫu và hoàn thiện hình vẽ
dựa trên cơ sở nét chính đã phác
6. Vẽ đậm nhạt
- Vẽ cho mẫu có đậm, có nhạt, có
sáng, có tối, có xa - gần.
- Diễn tả bằng các nét dày, thưa to,
nhỏ đan xen với nhau
Chú ý: Không nên cạo chì di nhẵn bóng

3. Tìm tỉ lệ bộ phận
4. Vẽ phác hình bằng nét chính
5. Vẽ chi tiết
6.Vẽ đậm nhạt
HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV đặt câu hỏi theo nội dung hoạt động 1 để kiểm tra nhận thức của HS
Bài tập về nhà:
- Xem mục II của bài 4 trong sgk
- Chuẩn bị bài sau:
9
Tuần 5: Ngàydạy 21.tháng.09 năm 2010
Bài: 5 ( VẼ TRANH )
CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức- HS cảm thụ và nhận biết được các hoạt động trong cuộc sống
2- Kĩ năng: - HS nắm được những kiến thức cơ bản để tìm bố cục tranh
3.Thái độ- HS hiểu và thực hiện được cách vẽ tranh đề tài
II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:- Một số tranh của hoạ sĩ trong nước và thế giới vẽ về đề tài
- Một số tranh của HS về các đề tài
- Một số tranh của thiếu nhi, HS vẽ chưa đạt yêu cầu về bố cục, mảng hình và màu
sắc để phân tích, so sánh
2. Học sinh : - Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc ở SGK.
- Giấy vẽ, bút chì đen 2B, tẩy, thước và màu vẽ.
3. Phương pháp: - Quan sát.
- Vấn đáp.
- Luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung

đề tài
- GV trình bày tranh mẫu kết hợp với
giới thiệu tranh để HS hiểu về tranh
đề tài
- GV cho HS xem tranh có đề tài khác
nhau như :
- GV cho HS xem tranh cùng đề tài
nhưng có những cách thể hiện nội
dung khác nhau như :
- GV giới thiệu cgo HS một số tranh
của các hoạ sĩ trong nước và thế giới
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
- Trong cuộc sống có nhiều đề tài.
Mỗi đề tài lại có nhiều chủ đề khác
nhau. HS có thể lựa chọn đề tài và thể
hiện bằng khả năng và ý thích của
mình theo sự cảm nhận cái hay, cái
đẹp ở mỗi khía cạnh của nội dung
 đường phố, sớm mai ở bản, quê
em, nhà trường …
 Đề tài nhà trường có thể vẽ: giờ ra
chơi, buổi lao động, học nhóm, cắm
trại …
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- GV phân tích để HS thấy rằng muốn II Cách vẽ tranh đề tài
10
thể hiện được nội dung cần phải vẽ
những gì
- GV phân tích dáng tĩnh và dáng
động :

- GV giới thiệu chất liệu :
* Bước 1: Tìm bố cục (sắp đặt mảng
chính, phụ)
- sắp xếp hình mảng không lặp lại,
không đều nhau, cần có các mảng
trống sao cho bố cục không chật chội
hoặc quá trống, dàn trải, có gần, có
xa.
* Bước 2: Vẽ hình
- Dựa vào các mảng hình đã phác để
vẽ các hình dáng cụ thể
- Hình dáng nhân vật nên có sự khác
nhau, có dáng tĩnh, dáng động. Các
nhân vật trong tranh cần ăn nhập với
nhau, hợp lí, thống nhất để biểu hiện
nội dung
* Bước 3: Vẽ màu
- Màu sắc trong tranh có thể rực rỡ
hoặc êm dịu, tuỳ theo đề tài và cảm
xúc của người vẽ
- Tranh được vẽ bằng các chất liệu
khac nhau
 Màu sáp, chì, bột màu, dạ màu …
HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV đặt câu hỏi để HS hiểu rõ hơn
về tranh đề tài và các thể loại của
tranh
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ
tranh đề tài
- GV cho HS nhận xét một số tranh

về:
* Bài tập ở lớp :
- Cách khai thác đề tài (rõ hay chưa
rõ)
- Các mảng hình (trọng tâm và phụ)
- Các hình ảnh
- Màu sắc
- Cảm nhận của mỗi HS về tranh đó
 Tự chọn một đề tài và tập tìm bố
cục (tìm hình mảng chính, phụ)
Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài tập ở lớp
- Chuẩn bị bài học sau
11
Tuần6: Ngàydaỵ 22, 23 tháng 09 năm 2009
Bài 6: ( tiết 6 ) VẼ TRANG TRÍ
Cách Sắp Xếp (Bố Cục) Trong Trang
Trí
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS thấy được vể đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng
2. Kĩ năng: HS phân biệt được trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng
3.Thái độ: HS biết cách làm bài vẽ trang trí
II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1* Giáo viên: - Một số đồ dùng là vật thật: ấm, chén, khăn vuông … có hoạ tiết
trang trí
- Hình ảnh về trang trí nội, ngoại thất và đồ vật thông dụng
- Hình vẽ phóng to một số hình trong SGK
- Một số bài trang trí của HS các năm trước
2* Học sinh : - Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc ở SGK.
- Giấy vẽ, bút chì đen 2B, tẩy, thước và màu vẽ.

3* Phương pháp: - Quan sát.
- Vấn đáp.
- Luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số hình ảnh về:
- GV giới thiệu hình vẽ trong SGK
- GV nêu yêu cầu của trang trí là tạo
cho mọi vật đẹp
- GV giới thiệu một vài cách sắp xếp
trong trang trí :
I.Quan sát nhận xét
 Cách sắp xếp nội, ngoại thất, trang
trí hội trường, ấm, chén, tủ, sách vở,
lọ hoa … để HS thấy được sự đa dạng
trong bố cục trang trí
- trang trí hội trường, trang trí cơ bản
hình vuông, đường diềm và cách
trang trí một số đồ vật
 Có bố cục hợp lí, sử dụng màu sắc
hài hoà …
+ Cách sắp xếp nhắc lại
+ Cách sắp xếp xen kẽ
+ Cách sắp xếp đối xứng
+ Cách sắp xếp các mảng hình không
12
- GV nhắc HS khi trang trí cần lưu ý : đều
-> Các mảng hình có to, nhỏ hợp lí, tỉ
lệ với khoảng trống của nền
- Tránh sắp xếp các mảng hình dày

đặc, dàn trải
- Các hoạ tiết bằng nhau nên bằng
nhau, vẽ cùng một màu, cùng độ đậm
nhạt
- Cố gắng dùng ít màu và lựa chọn
sao cho chúng hài hoà với nhau
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh trang trí các hình cơ
bản
- GV cho HS xem một số bài trang trí
cơ bản và ứng dụng :
- GV chỉ ra cách làm bài trang trí cơ
bản :
II. Cách sắp xếp bố cục
- Hình vuông, hình chữ nhật, hình
tròn, cái hộp, cái thảm, cái đĩa …
1. Kẻ trục dọc, trục chéo, trục ngang
2.Tìm mảng hình
3. Vẽ hoạ tiết : từ các mảng có thể tìm
nhiều hoạ tiết khác nhau
3 Tìm và vẽ màu theo ý thích đẻ bài
vẽ hài hoà, có trọng tâm
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV gợi ý HS vẽ các mảng hình khác
nhau ở một vài hình vuông
III bài tập trang trí
- Sau khi tìm được các mảng hình của
các hình vuông, HS tự nhận xét và
chọn một hình ưng ý để vẽ hoạ tiết và
vẽ màu theo ý thích
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập

- GV đặt câu hỏi để HS trả lời về những nội dung chính
? Trang trí cơ bản phải tuân theo các quy luật nào.
? Các bước tiến hành vẽ trang trí.
Bài tập về nhà:
- Làm bài tập theo SGK và chuẩn bị bài sau
- Chuẩn bị bài học sau
Rút kinh nghiêm tiết dạy
13
Tuần7: Ngày 29 tháng 09năm 2009
Bài:7 ( tiết 7 ) VẼ THEO MẪU
Mẫu Có Dạng Hình Hộp Và Hình Cầu
(vẽ hình)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS biết được cấu trúc hình hộp, hình cầu và sự thay đổi hình dạng,
kích thước của chúng khi nhìn ở các vị trí khác nhau
2. Kĩ năng: HS biết vẽ hình hộp, hình cầu và biết áp dụng vào vẽ đồ vật có hình
dạng tương đương
3.Thái độ: HS vẽ hình hộp, hình cầu gần giống với mẫu
II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên: - Mẫu vẽ :
+ Hình lập phương mỗi cạnh 15 cm, màu trắng
+ Hình hộp : kích thước khoảng 20 cm × 14 cm × 5 cm màu trắng
+ Một quả bóng : đường kính khoảng 10 cm, màu đậm
+ Một quả có dạng hình cầu : đường kính khoảng 6 cm, màu đậm
+ Một số bài vẽ của hoạ sĩ, HS
+ Miếng bìa hình vuông, có trục quay ở giữa. Khi quay thì nhìn hình vuông sẽ thành
hình thang …
+ Hình lập phương màu nhạt, ở bốn mặt dán các hình tròn bằng giấy màu đậm
2. Học sinh : - Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc ở SGK.
- Giấy vẽ, bút chì đen 2B, tẩy, thước và màu vẽ.

3. Phương pháp: - Quan sát.
- Vấn đáp.
- Luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu
- GV bày mẫu ở một vài vị trí để HS
quan sát, nhận xét.
? Mẫu có mấy vật, mỗi vật có đặc
điểm như thế nào
? Tại vị trí của em thì nhìn thấy
mẫu ntn
I. Quan sát nhận xét
-> Hình hộp sau hình cầu, nhìn chính
diện
- Hình hộp có 6 mặt bằng nhau và 8
cạnh song song và bằng nhau
+ Hình hộp nhìn thấy ba mặt, hình
cầu ở phía trước
+ Hình hộp đặt chếch, hình cầu ở trên
14
GV cho HS quan sát và nhận xét mẫu
-> Tỉ lệ của khung hình (chiều cao so
với chiều ngang)
- Độ đậm, nhạt của mẫu
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- GV nhắc HS cách vẽ bài này tiến
hành như trình tự ở bài 4
? Em nhắc lại các bước vẽ theo
mẫu
II. Cách vẽ

-> Vẽ phác khung hình chung vào tờ
giấy cho cân đối
- Vẽ phác khung hình của hình hộp và
hình cầu. Chú ý đối chiếu chiều
ngang, chiều dọc để có tỉ lệ đúng
- Tìm tỉ lệ các bộ phận rồi vẽ nét
chính
- Vẽ nét chi tiết
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh làm bàÌ
- GV theo dõi, giúp HS :
-> Ước lượng tỉ lệ và khung hình vào
tờ giấy
- Ước lượng các tỉ lệ bộ phận và vẽ
nét chính
- Vẽ nét chi tiết, hoàn thành hình vẽ
III. Bài tập
*Vẽ theo mẫu hình hộp và hình cầu
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV gợi ý HS nhận xét, đánh giá một
số bài vẽ
- GV tóm tắt và chốt lại những ý đúng
- HS nhận xét bài của bạn về bố cục,
nét vẽ, hình vẽ
- Tự xếp loại một số bài
Bài tập về nhà:
- Làm bài tập ở SGK
- Chuẩn bị bài học sau
Rút kinh nghiêm tiết dạy
15
Tuần 8: Ngày dạy 12 tháng 10 năm 2010

BÀI: 8 ( TIẾT 8 ) THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT )
Sơ Lược Về Mĩ Thuật Thời Lý
(1010 - 1225)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức- HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức về mĩ thuật thời Lý
2- Kĩ năng: - HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc
3.Thái độ: - Học sinh hiểu thêm về nghệ thuật của thời Lý
II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên:- Hình ảnh một số tác phẩm, công trình mĩ thuật thời Lý (ĐDDH mĩ
thuật 6)
- Sưu tầm một số hình ảnh về mĩ thuật thời Lý đã in trong sách, báo
2. Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật thời Lý.
3. Phương pháp: - Quan sát,vấn đáp, thuyết trình
. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu khái quát về hoàn cảnh xã hội thời Lý
- GV treo tranh, ảnh để chuẩn
bị giới thiệu
-> Vua Lý Thái Tổ, với hoài
bão xây dựng đất nước độc lập
tự chủ đã dời đô từ Hoa Lư
(Ninh Bình) ra Đại La và đổ
tên là Thăng Long; Sau đó, Lý
Thánh Tông đổi tên nước là
Đại Việt
-> Thắng giặc Tống xâm lược,
đánh Chiêm Thành
I.Vài nét về bối cảnh xã hội
- Vua Lý Thái Tổ từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La
và đổ tên là Thăng Long; Sau đó, Lý Thánh Tông
đổi tên nước là Đại Việt

- Có nhiều chủ trương, chính sách tiến bộ, hợp lòng
dân nên kinh tế xã hội phát triển mạnh và ổn định,
kéo theo văn hoá và ngoại thương cùng phát triển
 Đất nước ổn định, cường thịnh; ngoại thương
phát triển cộng với ý thức dân tộc trưởng thành đã
tạo điều kiện để xây dựng một nền văn hoá nghệ
thuật dân tộc đặc sắc và toàn diện
HOẠT ĐỘNG 2: tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lý
- GV vưà thuyết trình,vừa kết
hợp với chứng minh, giảng
giải thông qua hình ảnh của
ĐDDH
- GV đặt câu hỏi :
? Nhìn các hình ảnh chúng
ta biết những loại hình nghệ
II Sơ lược về mĩ thựât thời Lý
1. Tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc
*.a) Kiến trúc cung đình (Kinh thành Thăng Long)
- Lý Thái Tổ xây dựng kinh thành Thăng Long với
quy mô to lớn và tráng lệ
- Là một quần thể kiến trúc gồm hai lớp, bên trong
gọi là Hoàng thành, bên ngoài gọi là kinh thành.
16
thuật nào của mĩ thuật thời
Lý.
? ở thời Lý có những loại
hình kiến trúc nào.
->Có hai loại là kiến trúc
cung đình và kiến trúc phật
giáo

? Kinh thành thăng Long
được xây dựng như thế nào.
* Ở đây có nhiều cung điện
như điện Càn Nguyên, điện
Tập Hiền, điện Giảng Võ,
ngoài ra còn có điện Trường
Xuân, điện Thiên An và điện
Thiên Khánh …
? Tại sao khi nói về mĩ thuật
thời Lý chúng ta lại nói nhiều
đến nghệ thuật kiến trúc ?
-> Nghệ thuật kiến trúc thời
Lý phát triển rất mạnh, nhất là
- Hoàng thành là nơi ở, làm việc của vua và hoàng
tộc.
- Kinh thành là nơi ở và sinh hoạt của các tầng lớp
xã hội.
+ Phía Bắc có hồ Dâm Đàm (Hồ Tây), đền Quán
Thánh, cung từ hoa để công chúa và các cung nữ
trồng dâi, nuôi tắm và các làng hoa Nghi Tàm,
Quảng Bá …
+ Phía Nam có Văn Miếu – Quốc Tử Giám và các
trại lính
+ Phía Đông là nơi buôn bán nhộn nhịp, có hồ Lục
Thuỷ, Tháp Báo Thiên ; sông Hồng (thường là nơi
mở hội đua thuyền)
+ Phía Tây là khu nông nghiệp với nhiều trang trại
trồng trọt
*. Kiến trúc Phật giáo
- Thời Lý, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo

được xây dựng là do Phật giáo rất thịnh hành. Kiến
trúc Phật giáo thường to lớn và được đặt ở nơi có
cảnh quan đẹp
 Tháp Phật :
Tháp thời Lý là đền thờ Phật giáo, gắn với chùa.
Các tháp tiêu biểu là tháp Phật Tích (Bắc Ninh),
tháp Chương Sơn (Nam Định), tháp Báo Thiên (Hà
Nội)
+ Chùa : Hiện nay, chỉ còn một số nền móng của
các ngôi chùa, song qua các thư tịch và các di vật
tìm được cũng đủ khẳng định quy mô to lớn của các
ngôi chùa và nghệ thuật xây dựng của các nghệ
nhân thời Lý. Một số chùa tiêu biểu : chùa Một Cột
(Hà Nội), chùa Phật tích, chùa Dạm (Bắc Ninh),
chùa Hương Lãng (Hưng Yên), chùa Long Đọi (Hà
Nam) …
2. Tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc và trang trí
* Tượng:
- Tượng tròn thời Lý gồm những pho tượng Phật,
tượng người chim, tượng Kim Cương và tượng thú.
Có hai đặc điểm cần lưu ý :
+ Nhiều pho tượng có kích thước lớn
+ Các pho tượng đã thể hiện sự tiếp thu nghệ thuật
của các nước láng giềng, sự gìn giữ bản sắc dân tộc
độc đáo và đã chứng minh tài năng tạc tượng đá
tuyệt vời của các nghệ nhân thời Lý
- GV dựa vào ĐDDH và các hình ảnh trong SGK để
chứng minh các nhận xét trên
17
kiến trúc cung đình và kiến

trúc Phật giáo
- Nghệ thuật điêu khắc và
trang trí phát triển phục vụ cho
kiến trúc
- Gốm là sản phẩm chủ yếu
phục vụ đời sống con người,
gồm có : bát, đĩa, ấm chén,
bình rượu, bình cắm hoa …
Kiến trúc Phật giáo gồm có:
- GV giới thiệu nghệ thuật
điêu khắc và trang trí
ình bày- GV giới thiệu nghệ
* Chạm khắc trang trí
- Các tác phẩm chạm khắc trang trí là những bức
phù điêu đá, gỗ để trang trí cho các công trình kiến
trúc
-> Hình Rồng thời Lý không giống với hình vẽ
Rồng của các thời đại Trung Quốc. Rồng là hình
tượng trang trí rất phổ biến trong hình lá đề, trong
cánh hoa sen, ở bệ tượng, trong cánh cửa đền, chùa
… Rồng thời Lý luôn được thể hiện trong dáng dấp
hiền hoà, mềm mại, không có sừng trên đầu ; luôn
có hình chữ “S” – một biểu hiện cầu mưa của cư
dân nông nghiệp trồng lúa nước. Rồng thời Lý
mình tròn, thân lẳn, khúc uốn lượn nhịp nhàng theo
kiểu “thắt túi” từ to đến nhỏ dần về phía sau
+ Hoa văn hình “móc câu” :
3. Tìm hiểu nghệ thuật gốm
- Thời Lý đã có các trung tâm sản xuất nổi tiếng
như Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hoá


- Gốm thời Lý có những đặc điểm sau :
+ Chế tác được gốm men ngọc, men da lươn, men
lục, men trắng ngà
+ Xương gốm mỏng, nhẹ; nét khắc chìm, men phủ
đều. Hình dáng thanh thoát, trau truốt và mang vẻ
đẹp trang trọng
HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá kết quả học tập
- Sau khi giới, chứng minh một
số loại hình nghệ thuật thời Lý,
GV đặt câu để HS nhận xét
chung về mĩ thuật thời Lý :
? Các công trình kiến trúc thời
Lý như thế nào?

? Vì sao kiến trúc Phật giáo
thời Lý phát triển ?
? Em có nhận xét gì về nghệ
thuật điêu khắc thời Lý ?
? Đồ gốm thời Lý được sáng
tác như thế nào?
- GV tóm tắt bài một cách
ngắn gọn
- Có quy mô to lớn, đặt tại các nơi có địa hình
thuận lợi, đẹp và thoáng đãng, phong cảnh sơn thuỷ
hữu tình
- Đạo Phật được đề cao, sớm giữ được địa vị quốc
giáo vì các vua quan nhà Lý rất sùng đạo Phật
- Tượng tròn và phù điêu : có nhiều tượng và phù
điêu bằng đá, nghệ thuật chạm khắc tinh vi, trau

truốt, ví dụ như tượng Phật A-di-đà ở chùa Phật
Tích, trụ Rồng ở kinh thành Thănh Long, tượng sư
tử ở chùa Bà Tấm ở Hà Nội …
- Đã có các trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng, chế
tác được các loại men gốm quý: men ngọc, men da
lươn, men lục, men trắng ngà, xương gốm mỏng,
nhẹ; nét khắc chìm, men phủ đều. Hình dáng thanh
thoát, trau truốt và mang vẻ đẹp trang trọng
Bài tập về nhà:
18
- Đọc và học theo hướng dẫn ở SGK
- Tìm và sưu tầm tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lý
- Chuẩn bị bài học sau
Rút kinh nghiêm tiết dạy
19
Tuần 9: Ngày dạy: 18/10 / 2010
Bài:9 ( tiết 9 ) VẼ TRANH
Đề Tài Học Tập
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức- HS thể hiên được tình cảm yêu mến thầy cô giáo, bạn bè, trường, lớp
qua tranh vẽ
2- Kĩ năng: - Luyện cho HS khà năng tìm bố cục theo nội dung chủ đề
3.Thái độ- HS vẽ được tranh về đề tài học tập
II . PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên:- Bộ tranh về đề tài học tập (ĐDDH mĩ thuật 6)
- Một số tranh về đề tài học tập của HS
2. Học sinh : - Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc ở SGK.
- Giấy vẽ, bút chì đen 2B, tẩy, thước và màu vẽ.
3. Phương pháp: - Quan sát.
- Vấn đáp.

- Luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn học sinh cách tìm và chọn nội dung đề
tài
- Đây là bài thực hành vẽ tranh đề tài đầu
tiên ở lớp 6 nên GV cần giúp HS hinh dung
ra cách thể hiện nội dung tranh
- GV cho HS xem một số tranh, về các hoạt
động học tập của HS
? Nội dung các bức tranh.
?Vậy các bức tranh này có vẽ cùng một
đề tài không.
? Với đề tài này ta có thể chọn những nội
dung thế nào để vẽ.
* GV gọi 2 học sinh trả lời
I. Tìm và chọn nội dung tranh
Nội dung:
- Đi học
- Học ở trường
- Học nhóm, học ngoài trời
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh
• GV: ở bài 5 các em đã được học cách
vẽ tranh đề tài.
? Em hãy nêu các bước vẽ tranh.
? Tìm hình tượng và tìm hình có phải
là một hay không.
II. Cách vẽ tranh
1. Tìm và chọn nội dung
2. Tìm hình tượng
3. Tìm bố cục

4. Tìm hình
5. Tìm mầu
20
- Không giống
? Vậy hình tượng là gì.
- Hình tượng là hình ảnh có mặt trong
tranh, tìm hình là quá trình điều chỉnh
hình ảnh.
? Vậy hình vẽ cần phải ntn.
->Hình vẽ phải sinh động.
? Mầu sắc trong tranh có cần phải
giống thực không.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- GV quan sát theo dõi từng bước tiến hành
và gợi ý HS cách vẽ. Động viên khuyến
khích học sinh, phát huy tính tích cực, chủ
động khi làm bài
III. Bài tập
Em hãy vẽ một bức tranh đề tài học
tập
- Nội dung tự chọn
HOẠT ĐỘNG 5 : đánh giá kết quả học tập
- GV đánh giá theo từng yêu cầu :
- GV treo một số bài của HS mới vẽ (cả đạt
và chưa đạt )
- GV thu bài về nhà chấm điểm
-> Cách tìm bố cục, phác hình và vẽ
màu
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét
của mình

Bài tập về nhà:
- Chuẩn bị bài học sau:
+ Mầu bột, giấy vẽ, bút chì
+ ảnh chụp cảnh tự nhiên
21
Tuần10: Ngày dạy 25 tháng 10 năm 2010
Bài: 10 - VẼ TRANG TRÍ
Tiết 10 : Màu Sắc
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng
của màu sắc đối với đời sống con người
2- Kĩ năng: HS biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để ứng dụng
trong các bài trang trí và vẽ tranh
II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên: - ảnh màu : cỏ cây, hoa lá, chim thú, phong cảnh …
- Bảng màu cơ bản, màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng, lạnh

- Một vài bài vẽ tranh, khẩu hiệu có màu đẹp
2. Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về màu sắc trong tự nhiên.
- Giấy vẽ, bút chì , tẩy, thước và màu vẽ.
3. Phương pháp: - Trực quan , quan sát.
- Vấn đáp, thuyết trình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét m àu
sắc trong thiên nhiên
- GV : Treo một số ảnh chụp màu sắc trong
thiên nhiên.
? Trong bức tranh này gồm có những màu
gì.

* Giáo viên gọi học sinh đọc màu của tám
bức tranh.
* Chốt lại: Mỗi bức tranh đều có màu sắc
khác nhau.
? Vậy thiên nhiên có màu sắc như thế nào.
? Khi không có ánh sáng thì có màu sắc hay
không.
-> Không.
? Màu sắc do đâu mà có.
I. Màu sắc trong thiên nhiên
- Rất phong phú và đa dạng.

- Màu sắc do ánh sáng tạo ra.
22
-> Do ánh sáng tạo ra
* GV: ánh sáng ban ngày được gọi là ánh
sáng trắng, ánh sáng trắng cũng như ánh
sáng đèn. Đều tồn tại bảy màu, nhưng mắt
thường ta không nhìn thấy được.Ta chỉ nhìn
thấy nó khi có hiện tượng tán sắc.
VD: Hiện tượng cầu vòng.
? Trên cầu vòng có những màu gì.
* Khi vẽ thì sử dụng màu như thế nào? Ta
sang phần II

- ánh sáng có bảy màu là: Đỏ, cam,
vàng, lục, lam, chàm, và tím
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ pha màu
* GV: treo trực quan và chỉ cho học sinh
thấy ba màu cơ bản

? Vì sao ba màu này lại được gọi là màu cơ
bản. Vì với ba màu này ta có thể tạo ra bất kì
màu nào mà mình muốn. Nhưng khong có
cặp màu nào tạo ra được ba màu này.
Ngoài màu cơ bản ra thì còn có màu nhị hợp.
? Nhị ở đây có nghĩa là hai, hợp là kết hợp.
Màu nhị hợp có nghĩa là kết hợp hai màu.
Khi chúng ta kết hợp hai màu cơ bản với
nhau thì tạo ra một màu mới, màu này được
gọi là màu nhị hợp.
GV: kết hợp với trực quan và giới thiệu:
Cách pha màu .
*Lưu ý: khi lượng màu pha trộn khác nhau
thì cho hiệu quả màu khác nhau.
VD: Màu đỏ nhiều hơn vàng -> đỏ cam…
* GV: Treo trực quan và giới thiệu các cặp
màu bổ túc cho học sinh xem.
? Quan sát cặp màu bổ túc các em thấy như
thế nào
* GV:Tương phản có nghĩa là đối lập nhau.
Khi đứng cạnh nhau thì làm cho nhau nổi bật
như các cặp màu: Đỏ - Vàng, Đỏ - Trắng…
II. Màu vẽ và cách pha màu
1. Màu cơ bản:
- Bao gồm: màu đỏ, vàng, lam (màu
gốc, màu chính)
2. Màu nhị hợp:
- VD: Đỏ + Lam = Tím
Đỏ + Vàng = Cam
Vàng + Lam = Lục

=> Màu nhị hợp được tạo ra bởi sự
pha trộn hai màu cơ bản với nhau.
3. Màu bổ túc:
- Các cặp màu màu bổ túc là:
+ Đỏ - Lục
+Vàng - Tím
+ Lam - Cam
- Là các cặp màu có khả năng tôn
nhau lên, tạo cho nhau cùng rực rỡ.
- VD: Biển quảng cáo, trang trí bao
bì.
4. Màu tương phản:
- Là cặp màu có khả năng làm cho
nhau rõ ràng, nổi bật
23
? mùa hè mà bước vào ngôi nhà sơn toàn
màu đỏ thì có cảm giác như thế nào.
-> Nóng
?Mùa hè bước vào ngôi nhà có màu sơn là
màu xanh thì có cảm giác như thế nao.
-> Mát
* Điều này lí giải được: Vì sao mùa đông,
quần áo thường dùng màu nóng nhiều hơn
màu lạnh
- Dùng trong cắt, kẻ khẩu hiệu
5. Màu nóng:
- Bao gồm: Màu đỏ, cam, vàng,
nâu,chàm….
-> Cho ta cảm giác ấm, nóng
6. Màu lạnh:

- Bao gồm: Lam, lục, tím
-> Cho cảm giác mát, lạnh
HOẠT ĐỘNG 4: giới thiệu một số loại màu thông dụng
? Em hãy kể tên những chất liệu màu vẽ mà
em biết.
* GV gọi một số em trả lời câu hỏi và giới
thiệu thêm một số chất liệu cho học sinh
được biết.
III. Một số loại màu vẽ thông
dụng
- Màu sáp thơm
- Màu sáp dầu
- Màu nước
- Màu bột
- Sơn dầu…
HOẠT ĐỘNG 5: đánh giá kết quả học tập
- GV đưa ra một số ảnh, tranh hoặc bài trang
trí yêu cầu HS
- GV yêu cầu HS gọi tên một số màu ở tranh,
ảnh
- HS tìm ra các màu cơ bản, màu bổ
túc, màu tương phản, màu nóng,
màu lạnh …
Bài tập về nhà:
- Làm bài tập ở SGK
- Chuẩn bị bài học sau
Rút kinh nghiêm tiết dạy
24
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×