Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận môn kinh tế công cộng ỦNG HỘ QUYẾT ĐỊNH GỘP 2 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT VÀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LẠI THÀNH MỘT KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.56 KB, 19 trang )

NHÓM 4:
ỦNG HỘ QUYẾT ĐỊNH GỘP 2 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT VÀ TUYỂN
SINH ĐẠI HỌC LẠI THÀNH MỘT KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA
*
I. TỔNG QUAN VỀ KÌ THI QUỐC GIA 2015
Quyết định về Phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia số Số 3538/QĐ-
BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày ký 9/9/2014. Quyết định này phê chuẩn phương án
chính thức gộp thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Kì thi quốc gia 2015 sẽ gộp 2 kì thi quốc gia tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học -
Cao đẳng lại thành một. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào
các trường đại học, cao đẳng, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối
thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự
chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi còn lại
của kỳ thi để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành
đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định trong Đề án tuyển sinh của trường.
Về thời gian thi: 4 ngày.
Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Các sở GDĐT kết hợp sử dụng kết quả 4 môn
thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét
công nhận tốt nghiệp THPT và cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường
ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.
Về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng: Trước ngày 01/01 hằng năm, các đại
học, học viện, trường đại học, cao đẳng (gọi chung là trường ĐH, CĐ) công bố mức độ
và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh.
Về đề thi: Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí: Thi tự luận, thời gian thi 180
phút; Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ: Thi trắc nghiệm, thời gian thi 90
1
phút. Đề thi đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng
cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.
- Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo
chất lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. Thí


sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố
sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ.
Về tổ chức thi: Việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm. Bộ GD-ĐT sẽ công
bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường đại học
đủ năng lực.
Thí sinh tự do: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn
thi phục vụ cho tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Công tác tổ chức:
 Căn cứ kết quả thi, Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với
từng môn. Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này
để tuyển sinh theo quy định của quy chế. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường
ĐH, CĐ và kết quả thi của mình, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo
nguyện vọng cá nhân.
 Các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo các phương thức khác phải xây dựng và công
bố công khai Đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế. Tại các địa
phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ
GDĐT sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các
sở GD-ĐT chủ trì.
 Các sở GD-ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) tổ chức cho thí sinh đăng ký
dự thi vào trung tuần tháng 3; nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý thi và chuyển
dữ liệu về Bộ GDĐT vào giữa tháng 4 hằng năm.
2
II. PHÂN TÍCH CƠ SỞ CỦA VIỆC GỘP CHUNG MỘT KỲ THI QUỐC
GIA
1. Những mặt hạn chế của việc tổ chức thi riêng tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ
1.1. Lãng phí thời gian
Kỳ thi tốt nghiệp THPT được xem là kỳ thi gây lãng phí tiền bạc và thời gian.
Thực chất việc tổ chức cả một kỳ thi quốc gia cuối cùng chỉ để công nhận các em đã
hoàn thành 12 năm học phổ thông, hoặc nếu có ai kém may mắn bị trượt trong kỳ thi

này thì Bộ GD&ĐT cũng có chủ trương sẽ cấp chứng chỉ học hết THPT.
Số ngày thi: Cũng chỉ với những con số tính toán, nhìn vào thời gian thi của thí
sinh, trước đây, các em phải thi tốt nghiệp THPT trong 3 ngày, thi tuyển sinh ĐH, CĐ
mỗi đợt 3 ngày. Như vậy, thông thường thí sinh sẽ mất 6 ngày (nếu thi tốt nghiệp và 1
đợt ĐH), 9 ngày (nếu thi tốt nghiệp và 2 đợt ĐH), 12 ngày (nếu thi tốt nghiệp, 2 đợt ĐH
và 1 đợt CĐ).
Không những tốn thời gian của học sinh, các thầy cô cũng vừa phải tổ chức thi tốt
nghiệp lớp 12, tham gia công tác trông thi ĐH. Từng ấy việc được thực hiện trong vòng
1 tháng liệu có mang lại hiệu quả tối ưu?Học là cả một quá trình tích lũy kiến thức và
vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Kết quả học tập 12 năm trời không thể được quyết
định chỉ trong một kỳ thi vẻn vẹn 2 ngày.
Địa điểm thầy cô coi thi quá xa so với nơi cư trú. Tại TP HCM, nhiều giáo viên
phải từ Củ Chi về gác thi ở Bình Thạnh, ở Bình Thạnh phải về gác thi ở Cần Giờ Còn
các tỉnh khác phải từ huyện này sang huyện kia dăm ba chục cây số. Chuyển đổi thầy cô
đi gác thi xa là để tránh tình thân, sự quen biết nhưng có nhất thiết phải xa đến vậy?
Việc này vừa tốn kém công sức, thời gian của thầy cô lại vừa có thể xảy ra tai nạn giao
thông không đáng có.
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Nhiều trường “tăng ca”
Về phía phụ huynh, đa số phải dừng công việc mưu sinh, nghỉ làm để đưa con đi
thi
3
Vậy việc lãng phí thời gian bên trên có phải là gây tổn thất phúc lợi xã hội không?
1.2. Chi phí
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới
Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ
mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo
dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới.
Về bài thi, Bộ trưởng cho hay, trước đây học sinh phải làm 7 bài gồm 4 bài tốt
nghiệp và 3 bài của 1 khối thi, cháu nào thi 2 đợt thì phải thi 3 môn nữa, nếu dự thi hết
phải thi 13 bài. Phải về các trung tâm thành phố thì chi phí đắt đỏ, khó khăn. Về phía

nhà trường, ngân sách trung ương sẽ phải chi rất nhiều .
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Chúng tôi đã trao đổi với nhiều giám đốc Sở
Giáo dục trong đó có đại diện tất cả các miền từ miền núi đến đồng bằng, Hà Nội để
kiểm tra khái quát, trong kỳ thi tốt nghiệp năm trước, kinh phí chi từ ngân sách bình
quân là 400.000 đồng mỗi cháu. Chúng ta có khoảng 1 triệu học sinh, ngân sách phải chi
khoảng 400 tỷ đồng. Chi tổ chức thi, ra đề, in sao, coi thi, chấm bài, hậu kiểm, ….
Kỳ thi cũng đã bộc lộ những điều bất hợp lý về phương án để cho học sinh chọn
môn thi. Có hội đồng thi 28 người gồm thầy cô, công an, bảo vệ, nhân viên… chỉ để
phục vụ 1 TS. Đó là một sự lãng phí rất lớn. Tại hội đồng thi trường THPT Thái Lão,
thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có 59 người túc trực 1 thí sinh thi Sử, tại hội
đồng thi trường THPT Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội có 18 người trông 1 học
sinh thi Sử, Số hội đồng chỉ có 2, 3 thí sinh thi Địa, hay Sinh học, Ngoại ngữ cũng
không phải là ít. Ở Hòa Bình, tại hội đồng thi THPT Nguyễn Trãi (Lương Sơn) chỉ có 1
thí sinh thi Vật lý.chúng ta nhìn thấy gì và nghĩ gì về những con số này?
Để có kinh phí đón tiếp thịnh soạn cho hội đồng thi, nhiều trường học phải thu
tiền của học sinh với danh nghĩa “hỗ trợ thi tốt nghiệp” với khoản thu có lẽ còn lớn hơn
cả học phí. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng phải “nghiến răng” mà nộp, bởi
4
nếu không nộp sẽ có khả năng không được thi (bởi khoản thu này đã thông qua, nhất trí
của “lãnh đạo” hội nghị phụ huynh học sinh)
Chủ nhà trọ hét giá “cắt cổ” phụ huynh, học sinh về thủ đô thi đại học
Kỳ thi đại học đang đến gần, rất nhiều phụ huynh khắp các tỉnh, huyện đã khăn
gói đưa con em về thủ đô vừa để ôn thi, vừa để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc “vượt
vũ môn”. Biết được tình hình như vậy, nhiều chủ trọ có phòng cho thuê đã hét giá, ép
giá khá cao.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Vẫn lộn xộn và lãng phí . Như vậy dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội
1.3.Tâm lý học sinh, phụ huynh, giáo viên
Nhiều học sinh bị trầm cảm trước kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học. Áp lực từ các
cuộc thi thử, thi cọ sát, thi thật liên miên.
Những kiểu thi - kiểm tra tùy tiện: Trung bình một năm học, một học sinh lớp ở

bậc THCS hay THPT phải trải qua 6 kỳ thi - kiểm tra tập trung căng thẳng.
Phụ huynh hoang mang, nhà trường 'đau đầu'
Người thầy quanh năm học ngập đầu trong đống bài thi (cũng cần nói thêm rằng
ngoài các kỳ thi đó người dạy và người học còn phải làm nghĩa vụ với các bài kiểm tra
15 phút, 1 tiết theo quy định trong Phân phối chương trình), không còn thời gian để tự
học trau dồi chuyên môn.
1.4. Chất lượng
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên 99%: Có đúng thực chất?
- Bệnh thành tích ở kỳ thi tốt nghiệp phổ thông hiện nay:
Từ nhiều năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn bị đánh giá là không trung thực,
khách quan so với thực tế chất lượng giảng dạy và học tập. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở
các địa phương gần như nhau, với con số lên đến 98%, 99%. Trong một vài năm gần
đây, con số này vẫn được giữ nguyên hoặc thậm chí là năm sau cao hơn năm trước. Năm
nay, mặc dù đã có nhiều đổi mới trong thi cử nhưng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở bậc giáo dục
5
THPT là 99,02% (năm 2013 là 98,97%); giáo dục thường xuyên là 89,01% (năm 2013 là
78,08%)
Mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới, cải tiến nhằm đảm bảo cho kỳ thi an
toàn, nghiêm túc nhưng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn còn xảy ra sai phạm
tại một số hội đồng thi khi học sinh vẫn ngang nhiên trao đổi bài, mang tài liệu vào
phòng thi
Sai phạm trong coi thi
Điển hình như vụ ở trường THPT Đồi Ngô Bắc Giang
Trước đó chiều 4/6, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc và được Bộ GD&ĐT
nhận xét là "nghiêm túc" thì trên mạng xuất hiện clip dài 6 phút quay cảnh quay cop,
ném bài trong phòng thi. Trong video, giám thị 2 ngồi cuối lớp, còn thí sinh thoải mái
trao đổi, chép "phao", thậm chí một giám thị còn ném bài vào cho học sinh truyền tay
nhau chép.
Đi coi thi là nhiệm vụ của giáo viên, và tất nhiên cũng có chế độ cho giáo viên
(vài chục nghìn đồng/ngày). Khi đến nơi làm thi được trường sở tại (nơi giáo viên đến

coi thi) tạo điều kiện cho chỗ ngủ, nơi sinh hoạt. Đó là nhiệm vụ và quyền lợi cơ bản khi
giáo viên đi làm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
“Nhưng trên thực tế, khi đến nơi làm thi, chúng tôi được hưởng nhiều hơn thế về
quyền lợi. Bên cạnh được nhận đủ chế độ thì giáo viên còn được trường sở tại đón tiếp
cẩn thận như mời ăn trong quá trình làm thi, được nhà trường tặng một khoản tiền nhất
định khi làm xong nhiệm vụ…”?Rồi trong quá trình làm thi, phần lớn giáo viên phải
“làm ngơ” trước “những điều trông thấy” trong kỳ thi. Đó là cảnh học sinh chép bài của
nhau hay sử dụng tài liệu một cách tự do.
Cũng có giáo viên muốn làm nghiêm túc trong kỳ thi với tinh thần “hai không”
nhưng trước những áp lực về những điều đã, đang, có thể sẽ diến ra trong và sau kỳ thi,
nên nhiều giáo viên đến làm thi dù muốn hay không thì cơ bản cũng phải làm theo số
đông.
6
Những gì chúng ta nhận thấy qua kỳ thi này chính là khuyến khích học lệch.
Hơn nữa, mỗi học sinh có một năng lực riêng nhưng khi chương trình - sách giáo
khoa chưa thay đổi thì việc đổi mới thi cử khuyến khích học lệch như những năm qua là
phi lý. Bộ GD-ĐT đang khuyến khích thi gì học nấy chứ không phải học gì thi nấy.
Với chất lượng, kết quả thi không rõ thật giả như thế liệu có phải là kỳ thi
2. Ưu điểm khi gộp chung 1 kỳ thi THPT Quốc gia
2.1. Tiết kiệm thời gian và chi phí
Theo Luật Giáo dục, học sinh khi hoàn thành chương trình THPT phải tham dự
kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế (nhất
là ở các nước có nền giáo dục phát triển) là chú trọng đánh giá chất lượng đầu ra (đối
với giáo dục phổ thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT), chứ không chỉ đánh giá chất
lượng đầu vào (thi tuyển sinh ĐH, CĐ).
Mục đích kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ xác nhận trình độ học vấn phổ
thông mà quan trọng hơn là thông qua kỳ thi tác động tích cực trở lại quá trình dạy học
trong các nhà trường phổ thông, tạo động lực để duy trì và không ngừng nâng cao chất
lượng dạy học trong các nhà trường. Hiện nay, hệ thống giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam
chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của tất cả các thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT;

hơn nữa việc phân luồng thí sinh sau THPT là một trong những yêu cầu đối với công
tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy, việc cần phải có một kỳ thi xác nhận
trình độ sau khi học sinh hoàn tất chương trình học THPT là đúng Luật và cần thiết.
Tuy nhiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT trong nhiều năm gần đây đã gây nhiều lãng
phí . Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó chính là sự thiếu trung thực trong thi
cử. Mặt khác, việc tổ chức 2 kỳ thi lớn cho học sinh hết lớp 12 nhưng chỉ cách nhau
khoảng một tháng đã tạo ra sức ép về nhiều mặt đối với học sinh và nhà trường.
Do đó, kỳ thi 2 trong 1 này vừa thực hiện mục đích xác nhận trình độ THPT của
học sinh, vừa là cơ sở để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh, không những vậy, phương án
7
này còn giúp các thí sinh giảm được áp lực thi cử, tiết kiệm thời gian, chi phí cho học
sinh và xã hội. Cụ thể là:
Thí sinh sẽ không phải đi thi quá xa
Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ tổ chức thành các cụm thi, mỗi cụm thi như vậy sẽ tổ
chức thi cho các thí sinh ít nhất từ 2 tỉnh và sẽ giao cho các trường ĐH chủ trì tất cả
các khâu, đặc biệt là khâu coi thi, chấm thi.
Với các tỉnh có khó khăn, nếu UBND tỉnh đề nghị, thì Bộ GD&ĐT sẽ xem xét
để tổ chức cụm thi tại tỉnh dành cho những thí sinh dự thi kỳ thi này chỉ để xét tốt
nghiệp THPT. Những cụm thi này cũng do các trường ĐH chủ trì.
Một điểm cần nhấn mạnh là, kể cả các cụm thi liên tỉnh, các cụm thi tỉnh đều
được tổ chức trong khuôn khổ của cùng một quy chế, cùng một quy trình, đều do các
trường ĐH chủ trì.
Việc làm này nhằm đảm bảo sự công bằng, độ tin cậy của kết quả thi, cũng đồng
nghĩa với việc đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Bộ GD&ĐT đã tiến hành khảo sát thực tế, làm việc với các cơ sở giáo dục ĐH
dự kiến tổ chức cụm thi, làm việc với các Sở GD&ĐT, các địa phương để trên cơ sở đó
hoạch định các cụm thi sao cho thuận lợi nhất với thí sinh, nhưng vẫn đảm bảo an toàn
tuyệt đối, hướng tới sự thành công cho kỳ thi THPT Quốc gia đầu tiên.
Có thể nói, việc xác lập các cụm thi là nhằm mục đích hướng tới đảm bảo quyền
lợi cho thí sinh. Chắc chắn, trong kỳ thi tới, thí sinh sẽ đi dự thi THPT Quốc gia với

quãng đường ngắn hơn.
So với chi phí cần cho việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và ba đợt thi ĐH,
CĐ trước đây cùng với chi phí cho hàng triệu lượt dịch chuyển của thí sinh và người
nhà mỗi mùa thi, thì tổng chi phí của kỳ thi THPT quốc gia sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với hầu hết thí sinh, từ năm 2014 trở về trước phải tham dự 2 kỳ thi liền
nhau, đặc biệt kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì các thí sinh phải di chuyển rất xa đến các
8
tỉnh/thành phố để dự thi. Năm nay, với việc chỉ tham dự 1 kỳ thi được tổ chức thành
nhiều cụm thi. Đây là một cách giảm tải thí sinh đến dự thi cho các thành phố lớn. Phụ
huynh và thí sinh nhiều địa phương sẽ đỡ vất vả hơn khi đi dự thi vì được thi ở gần
nhà sẽ giảm bớt nhiều chi phí cho thí sinh dự thi
Giảm áp lực thi cử
Trước đây, nếu thí sinh tham dự cả 2 kỳ thi thì ít nhất phải làm bài với 7 lượt
môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và 3 môn thi tuyển sinh ĐH hoặc
CĐ); em nào thi 2 lần ĐH sẽ cộng thêm 3 bài nữa là 10 bài. Em nào cả thi CĐ nữa sẽ
là 13 bài.
Nhưng trong kỳ thi THPT quốc gia mỗi thí sinh chỉ phải dự thi 4 môn thi tối
thiểu, nhiều nhất là 8 môn thi và phổ biến sẽ là 5 hoặc 6 môn thi; với các thí sinh tự do
(đã tốt nghiệp THPT từ 2014 về trước) thì số môn thi còn giảm đi, do vậy áp lực thi cử
sẽ giảm đi rất nhiều. Thí sinh, gia đình và xã hội cũng sẽ giảm được chi phí cho kỳ thi.
Với kỳ thi THPT quốc gia, Bộ chỉ phải xây dựng một bộ đề thi chứ không phải
xây dựng nhiều bộ đề thi như trước đây (ít nhất là 4 bộ đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp
THPT và 3 đợt thi ĐH, CĐ) nên cũng sẽ giảm rất nhiều chi phí cho công tác này.
2.2. Các trường ĐH, CĐ được tự chủ trong việc tuyển sinh
Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội khóa XIII quy định: “Cơ
sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về
công tác tuyển sinh”
Tự chủ trong tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ được thực hiện theo quy định
tại Điều 34 của Luật Giáo dục đại học. Các trường có thể lựa chọn:
- Xét tuyển dựa trên kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia;

- Xét tuyển dựa trên kết quả học tập tại THPT của thí sinh;
- Tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng (không sử dụng kết quả của Kỳ thi THPT quốc
gia)
9
- Sử dụng kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Các
trường tùy thuộc tính đặc thù của ngành đào tạo, có thể bổ sung các hính thức kiểm tra
năng lực như sơ tuyển, kiểm tra năng khiếu, phỏng vấn, viết luận, kiểm tra IQ và các
hình thức phù hợp khác.
- Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (ví dụ các ngành năng khiếu).
Như vậy, việc sử dụng kết quả Kỳ thi quốc gia vào tuyển sinh không làm mất đi
quyền tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Việc sử dụng kết quả Kỳ thi
THPT quốc gia để tuyển sinh sẽ tạo thuận lợi, giảm áp lực, khó khăn cho các nhà
trường. Với việc tổ chức tốt Kỳ thi, các trường ĐH, CĐ có thể tuyển được những thí
sinh phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của trường mà không phải tốn kém, vất vả
thêm.
2.3. Tăng cường chất lượng của kỳ thi THPT
Các trường đại học, cao đẳng khi được tự chủ, họ biết phải làm gì để tổ chức
một kỳ tuyển sinh thật tốt. Tự chủ trong tuyển sinh thì trường đó phải có trách nhiệm
tổ chức điều kiện học tập cho các sinh viên.
Ô hình cụm thi của Kỳ thi THPT quốc gia được thiết kế tương tự như cụm thi
của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trong những năm gần đây (tương tự các cụm thi ở Hải
Phòng, Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ nhưng sẽ được mở rộng), trong đó : Trường ĐH
có đủ năng lực, điều kiện, uy tín và kinh nghiệm tổ chức thi sẽ được Bộ giao chủ trì,
phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học trong tỉnh (thành phố) và sở GDĐT tổ chức
coi thi, chấm thi và gửi kết quả chấm thi về Bộ. Vai trò của các trường ĐH, CĐ trong
Kỳ thi THPT quốc gia là rất lớn. Các trường ĐH được giao tổ chức cụm thi sẽ phải tổ
chức Kỳ thi nghiêm túc, an toàn, kết quả đảm bảo độ tin cậy để các trường ĐH, CĐ
trong hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp yên tâm sử dụng kết quả Kỳ
thi vào tuyển sinh; Các sở GDĐT cũng có vai trò lớn hơn so với trước đây: phải tổ
chức nghiêm túc kỳ thi đối với các thí sinh thi tại cụm thi địa phương, sao cho kết quả

có độ tin cậy, khách quan, không để xảy ra những bất thường, mâu thuẫn với kết quả
10
thi của các thí sinh thi tại cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Vì vậy, kỳ thi THPT quốc
gia sẽ tăng cường tính trung thực, tăng tính hiệu quả của kỳ thi – khắc phục những hạn
chế làm nhức nhối trong xã hội khi tổ chức kỳ thi riêng trước đây.
2.4. Thí sinh được đăng ký dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết
quả thi => đỡ rủi ro hơn ki thi trước
Đối với thí sinh, việc đăng ký dự tuyển sau khi đã có kết quả thi sẽ giúp các em
tránh được rủi ro là đạt điểm cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH như những năm trước
đây, các em lựa chọn được những trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực của mình, đáp
ứng tốt hơn tính đa dạng về ngành nghề của giáo dục đại học; cho phép các trường
tuyển được các thí sinh có năng lực sát hơn với ngành nghề đào tạo. Với cách thức
tuyển sinh nêu ra trong phương án, thí sinh sẽ linh hoạt trong việc chọn các khối thi
phù hợp, và sẽ giảm mạnh số thí sinh ảo.
Việc thí sinh đăng kí xét tuyển sau khi có kết quả thi là thách thức nhưng cũng là
cơ hội để các trường phát triển. Các trường muốn tuyển được thí sinh có chất lượng
vào học phải xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng đào tạo. Đây là động lực bên
trong để các cơ sở giáo dục đại học có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
đáp ứng nhu cầu xã hội.
“Thuận lợi lớn nhất là chúng tôi cũng như các cụm thi khác sẽ không còn hiện
tượng thí sinh ảo”, đó là nhận định của PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - Hiệu trưởng
Trường ĐH Sư phạm Hồ Chí Minh, ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố 38 cụm thi
THPT quốc gia.
2.5 các lợi ích khác
Đề thi sẽ có câu hỏi từ mức độ cơ bản đến khó
Với cách tiếp cận mới về quan điểm giáo dục toàn diện là trên cơ sở bảo đảm đạt
chuẩn tối thiểu học vấn phổ thông, phải tạo được cho học sinh môi trường học tập
thuận lợi để phát huy năng lực sở trường riêng của cá nhân theo định hướng nghề
nghiệp hoặc học lên.
11

Hiện nay, các trường THPT đã và đang đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm
tra đánh giá môn học theo hướng đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp,
liên môn để làm bài, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
Những năm gần đây, đề thi, nhất là đề thi các môn Khoa học Xã hội và Nhân
văn đã được ra theo hướng mở để tạo điều kiện cho học sinh huy động kiến thức tổng
hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ
văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân ); khắc phục tình trạng bắt học
sinh học thuộc lòng một cách máy móc.
Đề thi trong ky thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt
nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Nội dung đề thi nằm trong chương
trình THPT, chủ yếu lớp 12.
Đề thi phải đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là
xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Vì vậy, đề thi
gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (thí sinh chỉ cần trả lời
được các câu hỏi này là đã đủ điều kiện để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để
phân hoá thí sinh, phục vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ). Nghĩa là, đề thi phải đánh giá
được thí sinh ở cả bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Phần mềm tiện ích hỗ trợ thí sinh xét tuyển vào ĐH
Thí sinh căn cứ vào kết quả thi của mình, căn cứ vào dữ liệu mà phần mềm trong
toàn hệ thống sẽ công bố các mức điểm của toàn quốc để trên cơ sở đó định “cỡ”, nộp
hồ sơ xét tuyển vào các trường phù hợp nguyện vọng và kết quả thi.
Trong quá trình thực hiện như vậy, sẽ tăng cường sự hỗ trợ của CNTT, thường
xuyên cập nhật tình hình nộp hồ sơ xét tuyển của các trường để thí sinh có thể lựa
chọn, cân nhắc, thay đổi trong phạm vi cho phép.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng phần mềm quản lý tuyển sinh. Phần mềm
ấy sẽ quản lý tất cả các khâu của quá trình thi, trong đó có việc hỗ trợ xét tuyển.
12
Phần mềm sẽ cập nhật thường xuyên tình hình xét tuyển của các trường, và trong
quy chế cũng sẽ quy định là trong quá trình xét tuyển, các cơ sở giáo dục ĐH phải cập
nhật thường xuyên tình hình xét tuyển qua trang điện tử của nhà trường để thí sinh biết

và thực hiện.
Phần mềm này sẽ cài đặt chạy trên Internet nên thí sinh hoàn toàn có thể truy cập
bằng các phương tiện như máy tính, điện thoại thông minh.
Có nhiều nguyện vong hơn
Trước đây,các nguyện vọng được nộp vào 2 trường khác nhau,tổng số là 3
trường. Hiện nay,Nguyện vọng 1 được nộp vào 4 nghành của 1 trường đại học (có thể
thay đổi nguyện vọng trong 20 ngày của đợt xét tuyển đầu ).Nguyện vọng sau được
nộp tối đa 3 trường, mỗi trường 4 ngành.Vậy tổng số được đăng ký 16 nguyện vọng.
III.KẾT LUẬN
Căn cứ vào những phân tích trên ta có thể thấy việc gộp 2 kì thi quốc gia tốt
nghiệp và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng lại thành một là một quyết định đúng đắn giảm
đáng kể về kinh phí và áp lực thi cử cho học sinh. Sự thay đổi về tổ chức kỳ thi quốc gia
năm 2015 là khâu đột phá tích cực. Để thích ứng với hình thức này, các thầy cô phải đổi
mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Các em học sinh bắt buộc phải thay đổi quan
niệm môn chính, môn phụ khi học. Từ đó, tình trạng “học lệch” sẽ được khắc phục dần,
hướng tới sự cân đối, hài hòa hơn giữa các môn học trong trường. Cho đến nay mọi
người rất kỳ vọng đến chất lượng của kỳ thi đổi mới này.
13
PHỤ LỤC
Năm 2015, Bộ GD&ĐT phân chia cụm thi THPT Quốc gia gồm 2 loại gồm:
38 cụm thi Đại học cho thí sinh có mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét đại học và 65
cụm thi địa phường trên cả nước để phục vụ những thí sinh chỉ có mục đích xét tốt
nghiệp.
Mã cụm thi đại học chủ trì dành cho các thí sinh xét tốt nghiệp và xét đại học 2015
TT
Cụm thi THPT Quốc gia 2015
(Do các trường ĐH chủ trì)
Mã cụm thi TT
Cụm thi THPT Quốc gia 2015
(Do các trường ĐH chủ trì)


cụm thi
1 ĐH Bách khoa Hà Nội BKA 20 ĐH Thái Nguyên DT
2 ĐH Kinh tế Quốc dân KHA 21 ĐH Tân Trào TQU
3 ĐH Thủy lợi TLA 22 ĐH Hùng Vương THV
4 HV Kỹ thuật quân sự KQH 23 ĐH Y Thái Bình YTB
5 ĐH Công nghiệp Hà Nội DCN 24 ĐH Hồng Đức HDT
6 ĐH Sư phạm Hà Nội SPH 25 ĐH Vinh TDV
7 ĐH Lâm nghiệp LNH 26 ĐH Huế DHU
8 HV Nông nghiệp Việt Nam NNH 27 ĐH Đà Nẵng DND
9 ĐH Quốc gia TP HCM QGS 28 ĐH Quy Nhơn DQN
10 ĐH Công nghiệp TP HCM HUI 29 ĐH Nông lâm tại Gia Lai NLG
11 ĐH S.Phạm kỹ thuật TP HCM SPK 30 ĐH Tây Nguyên TTN
12 ĐH Sư phạm TP HCM SPS 31 ĐH Đà Lạt TDL
13 ĐH Sài Gòn SGD 32 ĐH Nha Trang TSN
14 ĐH Tôn Đức Thắng DTT 33 ĐH Cần Thơ TCT
15 ĐH Y Dược TP HCM YDS 34 ĐH Đồng Tháp SPD
16 ĐH CN thực phẩm TP HCM DCT 35 ĐH Trà Vinh DVT
17 ĐH Hàng hải Việt Nam HHA 36 ĐH Tiền Giang TTG
18 ĐH Hải Phòng THP 37 ĐH An Giang TAG
19 ĐH Tây Bắc TTB 38 ĐH Bạc Liêu DBL
Mã cụm thi địa phương dành cho các thí sinh chỉ có mục đích xét tốt nghiệp THPT
Mã Mã cụm Tên cụm thi Mã Mã cụm Tên cụm thi
14
sở thi (Tên Hội đồng thi) sở thi (Tên Hội đồng thi)
01 001 Sở GD&ĐT Hà Nội 34 034 Sở GD&ĐT Quảng Nam
02 002 Sở GD&ĐT TP HCM 35 035 Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
03 003 Sở GD&ĐT Hải Phòng 36 036 Sở GD&ĐT Kon Tum
04 004 Sở GD&ĐT Đà Nẵng 37 037 Sở GD&ĐT Bình Định
05 005 Sở GD&ĐT Hà Giang 38 038 Sở GD&ĐT Gia Lai

06 006 Sở GD&ĐT Cao Bằng 39 039 Sở GD&ĐT Phú Yên
07 007 Sở GD&ĐT Lai Châu 40 040 Sở GD&ĐT Đăk Lăk
08 008 Sở GD&ĐT Lào Cai 41 041 Sở GD&ĐT Khánh Hoà
09 009 Sở GD&ĐT Tuyên Quang 42 042 Sở GD&ĐT Lâm Đồng
10 010 Sở GD&ĐT Lạng Sơn 43 043 Sở GD&ĐT Bình Phước
11 011 Sở GD&ĐT Bắc Cạn 44 044 Sở GD&ĐT Bình Dương
12 012 Sở GD&ĐT Thái Nguyên 45 045 Sở GD&ĐT Ninh Thuận
13 013 Sở GD&ĐT Yên Bái 46 046 Sở GD&ĐT Tây Ninh
14 014 Sở GD&ĐT Sơn La 47 047 Sở GD&ĐT Bình Thuận
15 015 Sở GD&ĐT Phú Thọ 48 048 Sở GD&ĐT Đồng Nai
16 016 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc 49 049 Sở GD&ĐT Long An
17 017 Sở GD&ĐT Quảng Ninh 50 050 Sở GD&ĐT Đồng Tháp
18 018 Sở GD&ĐT Bắc Giang 51 051 Sở GD&ĐT An Giang
19 019 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 52 052 Sở GD&ĐT B.Rịa-Vũng Tàu
21 021 Sở GD&ĐT Hải Dương 53 053 Sở GD&ĐT Tiền Giang
22 022 Sở GD&ĐT Hưng Yên 54 054 Sở GD&ĐT Kiên Giang
23 023 Sở GD&ĐT Hoà Bình 55 055 Sở GD&ĐT Cần Thơ
24 024 Sở GD&ĐT Hà Nam 56 056 Sở GD&ĐT Bến Tre
25 025 Sở GD&ĐT Nam Định 57 057 Sở GD&ĐT Vĩnh Long
26 026 Sở GD&ĐT Thái Bình 58 058 Sở GD&ĐT Trà Vinh
27 027 Sở GD&ĐT Ninh Bình 59 059 Sở GD&ĐT Sóc Trăng
28 028 Sở GD&ĐT Thanh Hoá 60 060 Sở GD&ĐT Bạc Liêu
29 029 Sở GD&ĐT Nghệ An 61 061 Sở GD&ĐT Cà Mau
30 030 Sở GD&ĐT Hà Tĩnh 62 062 Sở GD&ĐT Điện Biên
15
31 031 Sở GD&ĐT Quảng Bình 63 063 Sở GD&ĐT Đăk Nông
32 032 Sở GD&ĐT Quảng Trị 64 064 Sở GD&ĐT Hậu Giang
33 033 Sở GD&ĐT T.Thiên -Huế 65 065 Cục Nhà trường - BQP
THÔNG TIN TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

Tên trường,
Ngành học
Ký hiệu
trường
Mã Ngành Môn xét tuyển Chỉ tiêu Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ QUỐC DÂN
KHA 4800 1- Vùng tuyển
- Tuyển sinh trong cả nước.
- Chỉ tiêu trên bao gồm cả chỉ tiêu từ
các trường Dự bị đại học dân tộc
chuyển về.
2- Phương thức tuyển sinh
- Trường sử dụng kết quả kỳ thi
THPT Quốc gia tại các cụm thi do các
trường đại học chủ trì để xét tuyển.
- Thí sinh đăng ký môn xét tuyển theo
1 trong các tổ hợp ở cột (4) để
Trường xét tuyển.
- Trường tuyển thẳng các đối tượng
theo quy chế tuyển sinh của Bộ và
tuyển thẳng đối với thí sinh có 3 môn
thi THPT Quốc gia, trong đó có môn
Toán và 2 môn bất kỳ, đạt 27 (Hai
mươi bảy) điểm trở lên, không tính
điểm ưu tiên.
3- Phương thức xét tuyển
- Trường xét tuyển theo từng ngành.
Điểm trúng tuyển vào từng ngành cao

hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu
vào của Bộ ít nhất 2 (hai) điểm.
- Trong xét tuyển đợt 1, Trường xét
Số 207, đường Giải
phóng,
quận Hai Bà Trưng, TP
Hà Nội
ĐT1:: (04) 36280280
(máy lẻ: 5106, 5114,
5101, 6901)
ĐT2: (04) 62776688
Fax: (04) 36280462
Portal: www.neu.edu.vn
Facebook:facebook.com/
tvtsneu

Các ngành đào tạo đại học: 4800
1. Kinh tế D310101 Xét tuyển theo 1 trong
4 tổ hợp môn thi sau:
1. Toán + Vật lý + Hóa
học
(Khối A cũ)
2. Toán + Vật lý + Tiếng
Anh
1000
2. Quản trị kinh doanh D340101 340
3. Tài chính - Ngân hàng D340201 520
4. Kế toán D340301 400
16
5. Thống kê kinh tế D110105 120

6. Toán ứng dụng trong
kinh tế
D110106 120
7. Kinh tế tài nguyên D110107 70
8. Quản trị kinh doanh học
bằng tiếng Anh (E-BBA)
D110109 120
9. Quản trị dịch vụ du lịch
và lữ hành
D340103 120
10. Quản trị khách sạn D340107 70
11. Marketing D340115 200
12. Bất động sản D340116 130
13. Quản trị nhân lực D340404 120
14. Hệ thống thông tin
quản lý
D340405 120
15. Luật D380101 120
16. Khoa học máy tính
(Công nghệ thông tin)
D480101 100
17. Kinh tế quốc tế D310106 120
18. Kinh doanh quốc tế D340120 140
19. Kinh doanh thương
mại
D340121 170
20. Bảo hiểm D340202 140
21. Kinh tế nông nghiệp D620115 90
22. Các chương trình định
hướng ứng dụng (POHE)

D110110 Xét tuyển theo 1 trong
2 tổ hợp môn thi sau:
350
17
gồm :
Quản trị dịch vụ du lịch và
lữ hành POHE
D110110 50
Quản trị khách sạn POHE D110110 50
Truyền thông marketing
POHE
D110110 50
Thống kê kinh tế xã hội
POHE
D110110 50
Toán tài chính POHE D110110 50
Quản trị kinh doanh
thương mại POHE
D110110 50
Luật kinh doanh POHE D110110 50
23. Ngôn ngữ Anh D220201 Toán + TIẾNG ANH +
Ngữ văn. Môn Tiếng
Anh tính hệ số 2; môn
Toán và môn Ngữ văn
tính hệ số 1
120
Các lớp tuyển chọn sau khi sinh viên trúng tuyển nhập học: Gồm các
lớp chương trình tiên tiến, các lớp chương trình chất lượng cao và lớp
Quản lý công và chính sách bằng tiếng Anh (E-PMP). Đối tượng tuyển
vào các chương trình này là những sinh viên đạt điểm tuyển sinh có thể

cao hơn điểm trúng tuyển thấp nhất vào ngành không dưới 3 điểm.
Phương thức và điều kiện tuyển chọn cụ thể sẽ được Trường thông báo
sau. Chỉ tiêu vào các lớp này nằm trong tổng chỉ tiêu 4800:

1 - Các lớp chương trình tiên tiến Lớp Tài chính: 110 chỉ
tiêu
Lớp Kế toán: 110 chỉ
tiêu
220
2 - Các lớp chương trình chất
lượng cao
Kinh tế đầu tư, Quản trị
kinh doanh quốc tế,
300

18
Quản trị doanh nghiệp,
Quản trị marketting,
Ngân hàng, Kiểm toán:
50 chỉ tiêu/lớp.
3 - Lớp Quản lý công và chính sách
bằng tiếng Anh (E- PMP)
50 chỉ tiêu 50
6- Xếp chuyên ngành
Sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, căn cứ kết quả tuyển sinh đại học, chỉ tiêu từng chuyên ngành và nguyện vọng
đăng kí của sinh viên, Trường sẽ tổ chức xếp sinh viên vào chuyên ngành như sau:
- Xếp vào chuyên ngành thuộc ngành hoặc chương trình mà sinh viên đã trúng tuyển.
- Sinh viên trúng tuyển vào các ngành sau không phải xếp chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh, Quản trị khách sạn, Quản trị
nhân lực, Khoa học máy tính, Kinh tế tài nguyên, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế
19

×