Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giao trinh MD 04 ương ấu trùng và hàu giống thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 96 trang )

1




BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN







GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
ƯƠNG ẤU TRÙNG VÀ HÀU
GIỐNG
MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU
THÁI BÌNH DƯƠNG
Trình độ: Sơ cấp nghề




2




TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể


được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: 04
3



LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề sản
xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương ở Việt Nam nói riêng đã có những
bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương
đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu
theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá
trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo
nghề là cấp thiết hiện nay.
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống và nuôi hàu
Thái Bình Dương cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề,
biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ
trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập
nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các địa
phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Xây dựng trại sản xuất giống
2) Chuẩn bị bè nuôi hàu

3) Cho đẻ và ấp trứng
4) Ương ấu trùng và hàu giống
5) Nuôi hàu thương phẩm
6) Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Ương ấu trùng và hàu giống là một mô đun chuyên môn nghề, có thể
dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề việc
chuẩn bị nơi ương, thu hoạch hàu, vận chuyển, tiêu thụ hàu giống. Mô đun này
được học sau mô đun Cho đẻ và ấp trứng và học trước mô đun Nuôi hàu
thương phẩm trong chương trình nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình
Dương.
Chương trình mô đun Ương ấu trùng và hàu giống có thể sử dụng dạy
cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng
(dạy nghề thường xuyên).
Giáo trình Ương ấu trùng và hàu giống giới thiệu đặc điểm nhận dạng,
phương thức sống, nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng, chăm sóc và quản lý ấu
trùng cấp 1, ấu trùng cấp 2, thu hoạch và tiêu thụ hàu giống; nội dung mô đun
được phân bổ giảng dạy trong thời gian 96 giờ, gồm 5 bài:
4



Bài 1: Giới thiệu các giai đoạn phát triển của ấu trùng hàu Thái Bình
Dương
Bài 2: Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng
Bài 3: Ương giống cấp 1
Bài 4: Ương giống cấp 2
Bài 5: Thu hoạch, vận chuyển hàu giống
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo
nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn.

Nhóm biên soạn xin được cảm ơn vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng thủy sản, các
chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng
tôi hoàn thành cuốn giáo trình này.
Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình này còn nhiều
khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong có nhiều ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong các lần tái bản
sau.

Tham gia biên soạn:

1. Chủ biên : ThS. Nguyễn Thị Thủy
2. Th.S. Nguyễn Văn Tuấn
3. KS. Đinh Quang Thuấn










5




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ÂT: Ấu trùng


6




MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
Bài 1: Giới thiệu các giai đoạn phát triển của ấu trùng hàu Thái Bình Dương 9
1. Ấu trùng Trochophore (ấu trùng bánh xe) 9
2. Ấu trùng chữ D (Veliger) 10
3. Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo) 11
4. Ấu trùng bám (Spat) 14
Bài 2: Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng 16
1. Chuẩn bị dụng cụ 16
2. Chuẩn bị bể nuôi tảo 19
3. Các loài tảo nuôi 20
4. Lựa chọn giống thuần…………………………………………………. 21
5. Chuẩn bị môi trường nuôi tảo 21
6. Nuôi sinh khối tảo 24
7. Thu hoạch tảo 29
Bài 3: Ương giống cấp 1 31
1. Chuẩn bị bể ương 31
2. Chuẩn bị nước, sục khí 35
3. Kiểm tra môi trường nước của bể ương 48

4. Đưa ấu trùng vào bể ương 67
5. Chăm sóc ấu trùng 67
6. Quản lý bể ương 70
7. Thu hoạch ấu trùng cấp 1 71
Bài 4: Ương giống cấp 2 74
1. Xác định nơi ương 74
2. Xác định môi trường 75
3. Thực hiện thả giống 78
4. Chăm sóc 79
7



5. Quản lý nơi ương hàu 80
Bài 5: Thu hoạch, vận chuyển hàu giống 81
1. Xác định thời điểm thu hoạch hàu giống 81
2. Kiểm tra chất lượng hàu giống 84
3. Thu hoạch hàu giống 84
4. Vận chuyển hàu giống 85
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CỦA MÔ ĐUN 87
I. Vị trí, tính chất của mô dun 87
II. Mục tiêu 87
III. Nội dung chính của mô đun 87
IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả hoc tập 88
VI. Tài liệu tham khảo 95

8





MÔ ĐUN: ƯƠNG ẤU TRÙNG VÀ HÀU GIỐNG
Mã mô đun: MĐ 04
Giới thiệu:
Mô đun Ương ấu trùng và hàu giống 96 giờ, trong đó có 17 giờ lý thuyết,
74 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến
thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc:
- Nhận dạng được các giai đoạn phát triển của ấu trùng hàu Thái Bình
Dương;
- Nuôi sinh khối tảo làm thức ăn cho ấu trùng;
- Chăm sóc, quản lý ấu trùng và hàu giống;
- Thu hoạch và vận chuyển giống.
Nội dung mô đun gồm:
- Nhận dạng các giai đoạn phát triển của ấu trùng
- Nuôi tảo làm thức ăn
- Ương giống cấp 1
- Ương giống cấp 2
- Thu hoạch và vận chuyển hàu giống
Để hoàn thành mô đun này, học viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa.
- Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà.
- Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực
hiện ở nơi sản xuất giống hàu của các Trại sản xuất giống hoặc hộ gia đình
tại địa phương mở lớp.







9



Bài 1: Giới thiệu các giai đoạn phát triển của ấu trùng hàu Thái Bình
Dương
Mã bài: MĐ 04-01
Mục tiêu:
- Nêu được các giai đoạn phát triển; phương thức sống của ấu trùng hàu
Thái Bình Dương;
- Nhận diện được ấu trùng Trochophore, ấu trùng chữ D (Veliger); ấu
trùng đỉnh vỏ, ấu trùng bám;

A. Nội dung
1. Ấu trùng Trochophore (ấu trùng bánh xe)
1.1. Đặc điểm nhận dạng ấu trùng
- Sau khi trứng thụ tinh
được khoảng 10 - 12 giờ thì
trứng phát triển đến giai đoạn
ấu trùng bánh xe.
- Ấu trùng bánh xe có
dạng hình vuông, tròn, thoi
toàn thân bao phủ bởi các
tiêm mao, nhiều tiêm mao tập
trung lại tạo thành vành
miệng (đĩa bơi).


Hình 4.1.1: Ấu trùng Trochophore
1.2. Phương thức sống của ấu trùng

- Ấu trùng sống trôi nổi, vận động nhanh và liên tục, bơi lội tự do, chúng
di chuyển tiến về phía trước hoặc di chuyển vòng tròn và có xu hướng tập trung
ở tầng mặt
- Giai đoạn này kéo dài khoảng 18 - 19 giờ thì chuyển sang giai đoạn ấu
trùng chữ D.
1.3. Nhận dạng ấu trùng
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất
- Kính hiển vi để soi ấu trùng
- Buồng đếm sinh vật phù du Sedgewick rapter
- Đĩa lồng đựng ấu trùng
- Formol để cố định ấu trùng
- Công tơ hút để hút ấu trùng lên buồng đếm
Tiêm mao
10



Bước 2: Ấu trùng Trochophore được lấy trong bể đưa vào đĩa lồng
Bước 3: Lấy công tơ hút để hút ấu trùng từ đĩa lồng vào buồng đếm động
vật và cố định formol.
Bước 4: Đưa buồng
đếm lên kính hiển vi soi và
quan sát dưới vật kính 40.



Hình 4.1.2: Quan sát ÂT trên kính hiển vi
Bước 5: Đọc kết quả
dựa vào
- Hình dạng: Hình

tròn, vuông, thoi và toàn thân
bao phủ bởi các tiêm mao.
- Hình thái: Soi
dưới kính hiển vi có thể thấy
được các cơ quan nội tạng
bên trong bắt đầu hình thành.
- Kích thước ấu
trùng dao động từ 50 - 55m.

Hình 4.1.3: Ấu trùng Trochophore
2. Ấu trùng chữ D (Veliger)
2.1. Đặc điểm nhận dạng ấu trùng
- Ấu trùng chữ D xuất
hiện sau 16 - 24 giờ từ khi thụ
tinh, ấu trùng có dạng chữ D, có
2 nắp vỏ và có vành tiêm mao
giữa 2 nắp vỏ, ấu trùng vận động
nhanh nhờ sự vận động của vành
tiêm mao miệng.
- Thời gian biến thái giai
đoạn ấu trùng chữ D từ 20 - 24
giờ.
- Khi vận động ấu trùng

Hình 4.1.4: Ấu trùng chữ D
Tiêm mao
11




thò vành tiêm mao ra ngoài, hoạt
động liên tục của các tiêm mao
làm cơ thể chuyển động.
2.2. Phương thức sống của ấu trùng
- Giai đoạn này ấu trùng sống trôi nổi, kéo dài từ 2 - 4 ngày và kích
thước ấu trùng dao động từ 70-85 µm.
- Nhiệt độ thích hợp cho ấu trùng phát triển là 25 - 28
o
C, độ mặn 23-
26‰, thích hợp nhất là 24‰. Mật độ thích hợp ban đầu ương là 20000 ấu trùng
chữ D/lít nước biển.
- Thức ăn của giai đoạn này là các loài tảo Nanochloropsis oculata;
Isochrysis galbana; Chaetoceros calcitrans, với tần suất cho ăn 2 lần/ngày.
2.3. Nhận dạng ấu trùng
Từ bước 1 đến bước 4 giống như nhận dạng ấu trùng Trochophore
Bước 5: Đọc kết quả dựa vào
- Hình dạng: Quan sát
dưới kính hiển vi ấu trùng có dạng
chữ D
- Hình thái: Có hai nắp
vỏ trong suốt, vành tiêm mao nằm
giữa hai nắp vỏ.
- Kích thước: Kích
thước ấu trùng chữ D khoảng 70 -
85m.

Hình 4.1.5: Ấu trùng chữ D
3. Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo)
3.1. Đặc điểm nhận dạng ấu trùng
- Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành đỉnh vỏ, cơ khép vỏ, điểm

mắt.
- Kích thước ấu trùng dao động từ 105-280m.
- Thời kỳ này chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
Giai đoạn tiền đỉnh vỏ:
- Giai đoạn này ấu
trùng xuất hiện mầm cơ

12



khép vỏ.
- Nhìn hình dạng
ngoài trên cạnh thẳng chữ
D hơi lồi ra ở giữa.
- Hình dạng ngoài
của giai đoạn này khác với
giai đoạn ấu trùng chữ D
không nhiều

Hình 4.1.6: ÂT hàu giai đoạn tiền đỉnh vỏ
+ Giai đoạn trung đỉnh vỏ
- Giai đoạn này
đỉnh vỏ nhô lên rất rõ, càng
về sau các ụ nhô của đỉnh
vỏ càng cao, phần cạnh
thẳng chữ D bị đẩy cong lên
về phía trước và phình ra
hai bên đỉnh.
- Hai nắp vỏ có

độ cong khác biệt, nắp trước
phẳng và nắp sau cong.
- Kích thước ấu
trùng dao động từ 135 -
170m.

Hình 4.1.7: ÂT hàu giai đoạn trung đỉnh vỏ
+ Giai đoạn hậu đỉnh vỏ:
- Đặc trưng giai đoạn này
là điểm mắt xuất hiện ở phía dưới
cơ quan thăng bằng.
- Càng về cuối giai
đoạn, đỉnh vỏ càng lớn, nhô
cao hơn. Tỷ lệ giữa chiều cao
và chiều dài lớn hơn rất nhiều
so với giai đoạn ấu trùng chữ
D.
- Cuối hậu kỳ đỉnh vỏ
xuất hiện điểm mắt màu đen,
cơ khép vỏ, chân.


Hình 4.1.8: ÂT hàu giai đoạn hậu đỉnh vỏ
13



- Cuối giai đoạn ấu
trùng có xu hướng xuống đáy,
ấu trùng chuyển từ đời sống

bơi lội sang sống bò lê ở đáy.
3.2. Phương thức sống của ấu trùng
- Thức ăn cho giai đoạn này là hỗn hợp 3 loài tảo 1/3 Nanochloropsis
oculata, 1/3 Isochrysis galbana, 1/3 Chaetoceros calcitrans.
- Cho ăn 60000-80000tế bào/ml.
3.3. Nhận dạng ấu trùng
Từ bước 1 đến bước 4 giống như nhận dạng ấu trùng Trochophore
Bước 5: Đọc kết quả dựa vào
Giai đoạn tiền đỉnh vỏ
+ Hình dạng: Đỉnh vỏ hơi nhô
+ Hình thái: Quan sát trên
kính hiển vi có thể quan sát thấy
ruột, dạ dày và một số cơ quan như
cơ quan thăng bằng trong suốt. Nhìn
qua kính thấy nội tạng của ấu trùng
có màu xanh hoặc màu nâu (màu của
thức ăn là tảo).
+ Kích thước: Kích thước ấu
trùng dao động từ 110 - 130m.



Hình 4.1.9: ÂT hàu giai đoạn tiền đỉnh
vỏ
- Giai đoạn trung đỉnh vỏ
- Hình dạng: Đỉnh vỏ nhô lên
rất rõ, càng về sau các ụ nhô của
đỉnh vỏ càng cao, phần cạnh thẳng
chữ D bị đẩy cong lên về phía trước
và phình ra hai bên đỉnh.

- Hai nắp vỏ có độ cong khác
biệt, nắp trước phẳng và nắp sau
cong.
- Kích thước ấu trùng dao
động từ 135 - 170m.


Hình 4.1.10: ÂT hàu giai đoạn trung
đỉnh vỏ
14



- Giai đoạn hậu đỉnh vỏ
+ Hình dạng: Ấu trùng có hình
dạng elip, viền quanh hai nắp vỏ có
màu hồng nhạt.
+ Kích thước ấu trùng dao
động từ 180 - 280m.

Hình 4.1.11: ÂT hàu giai đoạn hậu
đỉnh vỏ
4. Ấu trùng bám (Spat)
4.1. Đặc điểm nhận dạng ấu trùng
Sau khi xuất hiện chân bò,
hoạt động bơi của ấu trùng giảm
dần, ấu trùng chuyển xuống bò
dưới đáy, lúc này vành tiêm mao
và điểm mắt thoái hoá dần.


Hình 4.1.12: Ấu trùng bám (Spat)
4.2. Phương thức sống của ấu trùng
- Ấu trùng chuyển sang hoàn toàn sống bám.
- Thức ăn cho giai đoạn này là hỗn hợp 3 loài tảo 1/3 Tetraselmis chuii,
1/3 Isochrysis galbana, 1/3 Chaetoceros calcitrans.
- Cho ăn 60000-80000 tế bào/ml.
4.3. Nhận dạng ấu trùng
Từ bước 1 đến bước 4 giống như nhận dạng ấu trùng Trochophore
15



Bước 5: Đọc kết quả dựa
vào
- Hình thái: Quan sát
thấy hình thành các tơ chân,
màng áo, cơ khép vỏ và một số
cơ quan khác.
- Kích thước ấu trùng
dao động từ 285 - 340m.

Hình 4.1.13: Ấu trùng bám
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
Đặc điểm nhận dạng các loại ấu trùng của hàu Thái Bình Dương?
2. Bài tập thực hành
Bài thực hành số 4.1.1: Nhận dạng ấu trùng hàu Thái Bình Dương ở giai
đoạn ấu trùng chữ D và phương pháp thực hiện.
C. Ghi nhớ
- Ấu trùng bánh xe, ấu trùng chữ D, ấu trùng đỉnh vỏ sống trôi nổi;

- Ấu trùng bám của hàu Thái Bình Dương sống bám.













16



Bài 2: Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng
Mã bài: MĐ 04-02
Mục tiêu:
- Biết được quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo;
- Lấy nước đạt tiêu chuẩn để cấp vào bể đáp ứng được điều kiện nuôi tảo;
- Nhận dạng được loại tảo nuôi;
- Cấy, nuôi và thu được tảo đúng thời điểm thích hợp cho ấu trùng hàu ăn;
A. Nội dung
1. Chuẩn bị dụng cụ
1.1. Chuẩn bị dụng cụ lấy nước
- Máy bơm nước



Hình 4.2.14: Hình máy bơm nước
- Ống nhựa dẫn nước

Hình 4.2.15: Ống nhựa dẫn nước
17



1.2. Chuẩn bị dụng nuôi cấy tảo, thu tảo
- Kính hiển vi: để
quan sát các giai đoạn
phát triển của tảo

Hình 4.2.16: Kính hiển vi soi tảo
- Buồng đếm sinh vật
phù du


Hình 4.2.17: Buồng đếm sinh vật phù du Sedgewick
rapter
- Vợt với thực vật
phù du: Làm từ lưới
GAZ 200 (200
lỗ/cm
2
).
Đường kính miệng
vợt 25-30cm, dài 40-
50cm.

Dùng để lọc, thu
tảo từ các bể nuôi sinh
khối.



Hình 4.2.18: Vợt thu tảo
18



- Túi nilon (a); bể kính (b); thùng nhựa (c); bể composite (d)

A

b

C

d
Hình 4.2.19: Các dụng cụ để nuôi tảo
Ống nhựa dẻo,
đường kính 2-3cm dùng để
hút nước tảo từ bể nuôi
sinh khối vào vợt thu tảo.

Hình 4.2.20: Ống nhựa dẻo
19




2. Chuẩn bị bể nuôi tảo
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất
- Dụng cụ: Máy bơm, Máy sục khí
- Hóa chất: Formol; Chlorin; Thiosulfatnatri; Xà phòng; Thuốc tím;
ADTA
2.2. Vệ sinh bể nuôi tảo
Bước 1: Bể nuôi được vệ sinh sạch bằng Iot hoặc Chlorin (0,25ml/l) cho
24 - 48 giờ.
Bước 2: Lấy bàn chải trà khắp bể, đặc biệt chú ý các góc bể kính
Bước 3: Rửa sạch bể bằng nước ngọt
Bước 4: Để khô bể ít nhất 1 ngày trước khi đưa tảo vào nuôi
2.3. Cấp nước vào bể nuôi tảo
- Bước 1: Nước biển sau khi đã được lọc sạch sẽ được cấp vào bể nuôi
tảo bằng hệ thống ống dẫn PVC có đường kính từ 42 - 90mm.
Nước được cấp vào bể đã qua lọc, khi cấp nước từ bể chứa vào bể ấp
cần cấp qua túi siêu lọc.
Cấp nước vào bể ấp bằng máy bơm chìm hoặc bơm nổi, cho nước vào
đầy bể cách miệng thành bể tối thiêu khoảng 25-30cm.

Hình 4.2.21: Cấp nước vào bể qua túi lọc
- Bước 2: Cho 1-2 dây sục khí vào bể, sục khí nhẹ
20



3. Các loài tảo nuôi
Tảo là thức ăn không thể thiếu được của hàu Thái Bình Dương từ giai
đoạn ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng.
Các tảo hiện đang được nuôi làm thức ăn cho ấu trùng hàu Thái Bình

Dương gồm có:
- Chaetoceros calcitrans (khuê tảo)
- Isochrysis galbana (tảo roi bám)
- Nanochloropsis occullatai (tảo lục)
- Tetraselmis chuii (tảo lục)

Nanochloropsis occullata

Isochrysis galbana

Chaetoceros calcitrans

Tetraselmis chuii
Hình 4.2.22: Các loài tảo được nuôi làm thức ăn cho ấu trùng hàu TBD
21



4. Lựa chọn nguồn giống
- Nguồn tảo giống tốt
nhất là tảo được cung cấp từ
các phòng nuôi tảo thuần
chủng.


Hình 4.2.23: Bình tảo thuần chủng
Hoặc từ tảo nuôi sinh khối của các bể nuôi tảo khác, từ tảo được chừa lại
của bể tảo đã thu hoạch.
Với tảo giống có nguồn gốc từ bể nuôi sinh khối khác hoặc tảo được
chừa lại của bể tảo đã thu hoạch và được cấp nước, chất dinh dưỡng vào nuôi

lại, sau một số lần nuôi cấy chuyền, kích thước tảo giảm dần dễ lọt qua lưới thu
tảo, đồng thời tảo tạp phát triển, ảnh hưởng xấu đến ấu trùng hàu khi cho ăn
tảo. Vì vậy, cần bỏ tảo cũ để cấy lại với tảo gốc mới
5. Chuẩn bị môi trường nuôi tảo
5.1. Xác định môi trường nuôi tảo
Môi trường nuôi được sử dụng là Colway
5.2. Chuẩn bị môi trường nuôi tảo
Môi trường Colway nuôi tảo
Môi truờng A: Môi trường tăng trưởng
Nitrat kali KNO
3

116 g
hay nitrat natri NaNO
3

100g
EDTA
45g
Acid boric H
3
BO
3

33g
Phosphat natri NaH
2
PO
4
. 2H

2
O
20g
Clorua sắt FeCl
3

1,3g
Clorua mangan MnCl
2
.4H
2
O
0,4g
22



Dung dịch B
1ml
Hòa tan vừa đủ trong
1000ml nước ngọt
Cách pha:
- Đun nóng 01 lít nước ngọt đến 50-70
0
C (đo bằng nhiệt kế 0-100
0
C).
- Hòa tan riêng từng loại hóa chất trong một lượng vừa đủ nước nóng
trên.
- Hòa chung các dung dịch lại

- Cho hết lượng nước nóng còn lại vào để đạt 1000ml.
- Lượng hóa chất trên sử dụng được cho 10m
3
nước nuôi tảo sinh khối.
- Thời gian sử dụng không quá 30 ngày.
Môi trường B: Môi trường khoáng vi lượng
Clorua kẽm ZnCl
2

2,1g
Clorua coban CoCl
2
. 6H
2
O
2,1g
Amon molipdat (NH
4
)
6
Mo
7
O
24
.
4H
2
O
0,9g
Sunphat đồng CuSO

4
. 5H
2
O
2g
Hòa tan trong
100ml nước ngọt
Cách pha:
- Hòa tan các hóa chất trong 100ml nước ngọt.
- Nếu các hóa chất khó tan, phải đun nóng, khuấy đều hóa chất trong
nước.
- Sau đó, lấy 1ml cho vào môi trường A.
Môi trường C: Môi trường vitamin
Vitamin B1
200mg
Vitamin B12
100mg
Vitamin C
100mg
Pha trong
100ml nước ngọt
Môi trường D: Môi trường silicat dùng cho tảo silic
23



Natri silicat Na
2
SiO
3

.5H
2
O
67g
Hòa tan trong
100ml nước ngọt
Cách pha: Khuấy đều hóa chất trong nước cho đến khi tan hết.
Nếu khó tan, đun nóng nhẹ dung dịch.
Môi trường E: Môi trường tăng thêm
Nitrat kali KNO
3

100g
Nước ngọt vừa đủ
1000ml.
Liều lượng nuôi
Môi trường
Nuôi sinh khối (ml/10 lít nước nuôi)
A
1
C
0,1
D
1
E
1
Cấp chất dinh dưỡng vào bể nuôi tảo theo công thức đơn giản:
KNO
3
: 60g/m

3
nước nuôi tảo
NaH
2
PO
4
: 10g/m
3
nước nuôi tảo
NaSiO
3
: 20g/m
3
nước nuôi tảo
Vitamine B12: 0,005g/m
3
nước nuôi tảo
Vitamine B1: 0,1g/m
3
nước nuôi tảo
Sử dụng các gói muối khoáng dinh dưỡng cho tảo khuê do các cơ sở sản
xuất hóa chất nuôi trồng thủy sản pha trộn.

24



Hình 4.2.24. Các bình chứa dung dịch dinh dưỡng nuôi tảo được pha chế
từ phòng thí nghiệm
6. Nuôi sinh khối tảo

6.1. Nuôi sinh khối trong các bể
Tảo được nuôi trong các
composit hình chữ nhật, vuông hoặc
tròn.
Các loại bể này cao khoảng 0,6-
0,8m, màu trắng hoặc là màu sáng
để ánh sáng có thể phân bố đều khắp
bể.

Bể nuôi tảo bằng composit
Tảo nuôi bằng bể nhựa có thể
tích khoảng 0,5-2m
3
để có thể thu
hoạch hoàn toàn một bể tảo một lần
để cho ấu trùng hàu ăn.
Bể được đặt ngoài trời hoặc trong
nhà, bên trên có mái che bằng tấm
nhựa trong hay bằng màng nhựa PE.

Bể nuôi tảo bằng nhựa
Tảo được nuôi bằng bể xi măng


Bể nuôi tảo bằng xi măng
25



Bể kính


Hình 4.2.25: Các loại bể nuôi tảo
- Bước 1: Bể đã được khử trùng bằng Chlorin, sau đó rửa sạch bằng nước
ngọt sạch
- Bước 2: Cấp nước đủ số lượng vào bể. Nước cấp vào bể đã được lọc
sạch qua cát mịn và sau đó lọc tinh qua ống lọc 1-5m. Nguồn nước trước khi
đưa vào nuôi tảo đã được xử lý Chlorine 50ppm.
- Bước 3: Cấp chất dinh dưỡng vào bể
- Bước 4: Cấp tảo giống được lấy từ phòng thí nghiệm hoặc từ nuôi sinh
khối từ đợt trước
- Bước 5: Lắp hệ thống sục khí
6.2. Nuôi sinh khối trong các túi nilon
- Hiện nay nuôi sinh khối thường được nuôi trong các túi nilon có dung
tích 60 lít


Hình 4.2.26: Nuôi tảo trong các túi nilong

×