Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 125 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
PHÒNG TRỪ CỎ DẠI, SÂU
BỆNH HẠI CÂY LÚA CẠN
MÃ SỐ: 03
NGHỀ: TRỒNG LÚA CẠN
Trình độ sơ cấp nghề

1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
2
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mô đun Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại trên cây lúa cạn là một
trong 4 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khoá học. Trên quan điểm đào tạo
năng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi
hoàn thành khoá học là học viên có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ
thuật cơ bản nhất trong phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Chúng tôi đã lựa chọn
các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Phần kiến thức lý thuyết
được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ để người học có thể lý giải được
các biện pháp kỹ thuật được thực hiện trong quá trình phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh
hại.
Kết cấu mô đun gồm 5 bài. Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Tạo điều kiện cho học viên thực hiện được mục tiêu học tập và áp
dụng vào thực tế trồng lúa cạn tại cơ sở. Mô đun này liên quan mật thiết với các
mô đun: Chuẩn bị trồng lúa cạn, Gieo trồng lúa cạn và Thu hoạch, bảo quản và


sử dụng lúa.
Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo,
hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Tổng cục dạy nghề- Bộ lao động- Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ
của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của các trung tâm khuyến nông, các
cơ sở sản xuất lúa, các nông dân sản xuất lúa giỏi đã tham gia đóng góp ý kiến
và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo
trình.
Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ
chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng
vùng trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao
động và người trực tiếp lao động trong lĩnh vực chăm sóc lúa để chương trình,
giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Nguyễn Thị Quỳnh Liên (Chủ biên)
2. Nguyễn Thị Sâm
3. Ngô Thị Hồng Ngát
4. Nguyễn Văn Khang
3
MỤC LỤC
TUYÊN B B N QUY NỐ Ả Ề 2
MÃ TÀI LI U: M 03Ệ Đ 2
L I GI I THI UỜ Ớ Ệ 3
M C L CỤ Ụ 4
CÁC THU T NG CHUYÊN MÔN, CH VIÊT T T̃ ́ ́Ậ Ữ Ư Ă 6

MÔ UN: PHÒNG TR C D I, SÂU B NH H I CÂY LÚA C NĐ Ừ Ỏ Ạ Ệ Ạ Ạ 7
Gi i thi u v mô unớ ệ ề đ 7
B i 1: Phòng tr c d ià ừ ỏ ạ 8
Mã b i: M 03-01à Đ 8
M c tiêuụ 8
A. N i dungộ 8
1. C d iỏ ạ 8
Hình 3.1.16. M c áo b o h b ng nilonặ ả ộ ằ 24
Hình 3.1.17. i nón b o h lao ngĐộ ả ộ độ 24
Hình 3.1.18. Mang kính b o h lao ngả ộ độ 25
Hình 3.1.22. Ho n t t quá trình chu n bà ấ ẩ ị 27
2.7. Pha thu c. Theo tôi ngh các b c trong pha, phuin thu c n y gi ng nh ố ĩ ướ ố à ố ư
trong phân tích ngh ch không ph i giáo trình d y ngh .ề ứ ả ạ ề 27
30
Hình 3.1.28. n c v o bình phun thu cĐổ ướ à ố 30
Hình 3.1.29. L c bình thu cắ ố 30
Hình 3.1.30. Kh i ng bình phun thu cở độ ố 31
Hình 3.1.32. Ch nh pét c a bình phunỉ ủ 32
B. Câu h i v b i t p th c h nhỏ à à ậ ự à 33
1. Các câu h iỏ 33
2. Các b i th c h nhà ự à 34
M c tiêuụ 36
A. N i dungộ 36
Có nhi u lo i sâu h i trên ru ng lúa c n nh ng ph bi n nh t l : B tr , sâu ề ạ ạ ộ ạ ư ổ ế ấ à ọ ĩ
c thân, sâu cu n lá, b xít hôi. đụ ố ọ 36
3.5. Bi n pháp phòng trệ ừ 49
49
50
Hình 3.2.14. M t s lo i thu c tr sâu cu n lá h i lúaộ ố ạ ố ừ ố ạ 50
c tính thu c Comda gold 5WGĐặ ố 50

B. Câu h i v b i t p th c h nhỏ à à ậ ự à 59
1. Các câu h iỏ 59
2. Các b i th c h nhà ự à 59
c tính thu c Starner 20WPĐặ ố 79
Ho t ch t: Oxolinic acid 20%ạ ấ 79
c tính thu c Xanthomix 20WPĐặ ố 79
4
Ho t ch t: Saikuzuo 20% + Ph gia 80%ạ ấ ụ 79
6. B nh v ng láệ à 79
6.1. Tri u ch ng gây h iệ ứ ạ 79
B. Câu h i v b i t p th c h nhỏ à à ậ ự à 82
1. Các câu h iỏ 82
2. Các b i th c h nhà ự à 82
B. Câu h i v b i t p th c h nhỏ à à ậ ự à 101
1. Các câu h iỏ 101
2. Các b i th c h nhà ự à 101
B. Câu h i v b i t p th c h nhỏ à à ậ ự à 116
1. Các câu h iỏ 116
2. Các b i th c h nhà ự à 116
H NG D N GI NG D Y MÔ UNƯỚ Ẫ Ả Ạ Đ 117
II. M c tiêu c a mô unụ ủ đ 117
III. N i dung chính c a mô unộ ủ đ 118
4.1. ánh giá b i th c h nh 3.1.1: Phân bi t c d i theo hình tháiĐ à ự à ệ ỏ ạ 119
4.2. ánh giá b i th c h nh 3.1.2: Nh n d ng các lo i c h i trên ru ng lúa Đ à ự à ậ ạ ạ ỏ ạ ộ
c nạ 119
4.3. ánh giá b i th c h nh 3.1.3: Phun thu c tr c d iĐ à ự à ố ừ ỏ ạ 119
4.4. ánh giá b i th c h nh 3.2.1: Nh n d ng các lo i sâu h i trên ru ng lúa Đ à ự à ậ ạ ạ ạ ộ
c nạ 120
4.5. ánh giá b i th c h nh 3.2.2: Phun thu c tr sâu h iĐ à ự à ố ừ ạ 120
4.6. ánh giá b i th c h nh 3.3.1: Nh n d ng các lo i b nh h i trên ru ng Đ à ự à ậ ạ ạ ệ ạ ộ

lúa c nạ 120
4.7. ánh giá b i th c h nh 3.3.2: Phun thu c tr b nh h iĐ à ự à ố ừ ệ ạ 121
4.8. ánh giá b i th c h nh 3.4.1: Nh n d ng các lo i thiên chĐ à ự à ậ ạ à đị 121
4.9. ánh giá b i th c h nh 3.4.2: Phân lo i các nhóm thiên chĐ à ự à ạ đị 121
4.10. ánh giá b i th c h nh 3.5.1: L m bã di t chu t không có thu cĐ à ự à à ệ ộ ố 122
4.11. ánh giá b i th c h nh 3.5.2: t bã di t chu tĐ à ự à Đặ ệ ộ 122
VI. T i li u tham kh oà ệ ả 122
5
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT
MĐ: Mô đun
LT: lý thuyết
TH: thực hành
KT: kiểm tra
6
MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ CỎ DẠI, SÂU BỆNH HẠI CÂY LÚA CẠN
Mã mô đun: MĐ 03
Giới thiệu về mô đun
Mô đun Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại là mô đun chuyên môn nghề,
mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về Phòng trừ cỏ dại,
sâu bệnh hại. Nội dung của mô đun trình bày các công việc trong quá trình
phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại như: phòng trừ cỏ dại hại lúa, phòng trừ sâu hại
lúa, phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vật hại lúa và áp dụng các biện pháp
quản lí dịch hại tổng hợp trên cây lúa.
Sau mỗi bài trong mô đun đều có các câu hỏi và bài tập thực hành. Học
xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công
việc phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Có kỹ năng phòng trừ cỏ dại hại lúa, phòng
trừ sâu hại lúa, phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vật hại lúa và áp dụng
các biện pháp áp dụng các biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trên cây lúa.

7

Bài 1: Phòng trừ cỏ dại
Mã bài: MĐ 03-01
Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là
trồng lúa. Bởi cỏ dại gây những tác động không tốt như: cạnh tranh về ánh sáng,
dinh dưỡng và nước, làm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển kém, cho năng
suất thấp, phẩm chất kém.
Cỏ dại ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu: các loài cỏ dại thường xuyên mọc
trên các bờ mương của hệ thống tưới tiêu, hệ thống thủy lợi, chúng phát triển
nhanh làm cản trở dòng chảy hoặc làm tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu, ảnh hưởng
đến việc tưới và tiêu nước cho lúa.
Một số cỏ dại còn là ký chủ của sâu bệnh hại và cỏ dại còn tạo điều kiện
sinh thái thích hợp cho sự phát triển của sâu bệnh. Cỏ dại làm tăng giá thành của
sản phẩm vì phải tốn thêm công và phương tiện máy móc, nhiên liệu, hóa chất
để trừ cỏ dẫn đến tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp.
Có nhiều loại cỏ dại hại lúa và cũng có nhiều cách phòng trừ khác nhau.
Hiểu biết rõ về cỏ dại, chúng ta sẽ có những biện pháp phòng trừ thích hợp, góp
phần làm giảm chi phí trong sản xuất.
Mục tiêu
- Nêu được tác hại của cỏ dại
- Liệt kê được phương pháp phòng trừ cỏ dại
- Phòng trừ được cỏ dại đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn và vệ sinh
môi trường
- Có tính cẩn thận trong quá trình phòng trừ cỏ dại
A. Nội dung
1. Cỏ dại
Khái niệm về cỏ dại: Cỏ dại là những cây không trồng trọt, mọc và sinh
sống được ở tất cả những nơi có thể, làm cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp
và ảnh hưởng xấu đến lợi ích của con người.
1.1. Các loại cỏ dại trên ruộng lúa
1.1.1. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: Nếu phân loại theo chu kỳ sinh

trưởng, có hai nhóm cỏ: cỏ hằng niên và cỏ đa niên.
- Cỏ hằng niên: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra
hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này
thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng.
- Cỏ đa niên: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó
diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả
năng sinh sản vô tính mạnh.
8
1.1.2. Phân loại theo hình thái: có cỏ lá hẹp, cỏ lá rộng, cói chác lác
- Cỏ lá hẹp còn gọi là cỏ một lá mầm có lá hẹp dài, gân lá song song, thân
tròn, rỗng, lá mọc đứng và mọc thành 2 hàng dọc theo thân, điển hình là cỏ lồng
vực, đuôi phụng, cỏ túc.
Hình 3.1.1. Nhóm cỏ dại một lá mầm
a. Cỏ lồng vực; b. Cỏ lông công; c. Cỏ đuôi chồn; d. Cỏ túc
- Cỏ lá rộng còn gọi là cỏ hai lá mầm có những đặc tính chung như: lá hẹp,
dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, mọc cạn, đỉnh sinh trưởng
được bọc kín trong bẹ lá, gân lá sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng không
song song. Đồng ruộng miền Tây có cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau
bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền…
9
a b c d
Hình 3.1.2. Nhóm cỏ dại hai lá mầm
a. Cỏ xà bông; b. Cỏ rau mương, Cỏ vảy ốc; c. Cỏ rau bợ; d. Cỏ rau mác bao
- Cói, chác, lác: Lá mọc thành 3 hàng dọc theo thân, thân thường cứng và
có 3 cạnh, điển hình là cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác rận (u du), lác vuông, lác hến, cỏ
năng…
a. b. c.
Hình 3.1.3. Nhóm cỏ dại cói, lác: a. Cỏ cháo; b. Cỏ lác rận; c. Cỏ chác
1.1.3. Phân loại theo đặc điểm hệ thực vật: Có 3 nhóm
- Nhóm cỏ hoà bản: cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính

chạy dài từ đầu lá tới cổ lá; thân thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính
trên thân theo hai hang. Nhóm cỏ hòa bản thường là rễ chùm, ăn cạn.
- Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc
ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn óc.
- Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp
xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.
1.2. Tác hại cỏ dại
Sự thiệt hại do cỏ dại gây ra còn tùy thuộc vào loài cỏ trong ruộng, mật độ
cỏ trên một đơn vị diện tích và sự tăng trưởng của từng loại cỏ. Mật độ cỏ càng
cao, sinh trưởng cỏ càng mạnh thì năng suất lúa giảm càng nhiều.
10
- Cỏ dại xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc và là mối quan tâm của tất cả mọi
người. Cỏ dại không chỉ gây cản trở hoạt động sản xuất nông nghiệp và làm gia
tăng chi phí sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và gây khó
khăn cho việc bảo trì các công trình xây dựng, nhà cửa, cảnh quan.
Những sự thiệt hại về kinh tế có thể lớn hơn nữa nếu tính đến khía cạnh là
hơn phân nửa thời gian mà nông dân lao động trên đồng ruộng là dành cho công
việc nhổ cỏ.
a) Làm giảm năng suất cây trồng, gia tăng chi phí sản xuất
Cỏ dại tranh chấp các điều kiện sinh sống của cây trồng (ánh sáng, nước,
dinh dưỡng và cardon dioxide) dẫn đến làm giảm năng suất cây trồng. Tuy
nhiên, tùy theo những điều kiện khác nhau mà cỏ dại làm cho năng suất cây
trồng giảm nhiều hay ít.
b) Cỏ dại là kí chủ của sâu bệnh và chuột
Cỏ dại là nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại và là nơi trú ẩn của chuột. Các loài cỏ
dại cùng họ, bộ với cây trồng là ký chủ rất tốt của sâu bệnh hại trên những cây
trồng tương ứng.
c) Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản
- Hạt cỏ lồng vực lẫn trong thóc gạo làm giảm giá trị thương phẩm của thóc
gạo.

- Hạt và đoạn gãy của thân cỏ có độ ẩm cao lẫn trong hạt cây trồng sau thu
hoạch, tiếp tục hô hấp làm cho hạt nông sản nóng lên và có thể bị thối.
- Ở những ruộng cây trồng có lẫn cỏ dại, hàm lượng dinh dưỡng của sản
phẩm bị giảm sút.
d) Giảm hiệu quả của quá trình thu hoạch
- Thời gian thu hoạch bị chậm lại để đợi cỏ chết khô.
- Làm chậm tốc độ của quá trình thu hoạch, đặc biệt thu hoạch bằng cơ giới.
- Gây tổn thất nông sản trong khi thu hoạch.
- Mật độ cỏ dại cao còn làm tăng chi phí đồ bảo hộ lao động trong khi thu
hoạch.
1.3. Cỏ hại chính trên ruộng lúa cạn:
Cỏ dại xuất hiện suốt thời gian trồng lúa. Cỏ làm cho nhiều nơi không thu
hoạch được và phải gieo trồng lại. Sự thiệt hại do cỏ dại gây ra còn tùy thuộc
vào loài cỏ trong ruộng, mật độ cỏ trên một đơn vị diện tích và sự tăng trưởng
của từng loại cỏ. Mật độ cỏ càng cao, sinh trưởng cỏ càng mạnh thì năng suất
lúa giảm càng nhiều.
Do vậy, muốn đảm bảo cho lúa sinh trưởng tốt năng suất cao, cần tiến hành
làm cỏ sớm, để ngay từ đầu đã tiêu diệt cỏ, không có cơ hội cạnh tranh các điều
11
kiện sống của cây lúa. Trừ cỏ càng muộn thì lúa đẻ nhánh càng kém, tích lũy
chất khô ít dần dẫn đến số bông ít, số hạt/bông thấp, năng suất lúa giảm.
Thời gian làm cỏ càng muộn thì năng suất lúa giảm càng nhiều. Nếu để cỏ
cho đến khi lúa được 3 lá thì năng suất lúa hầu như không ảnh hưởng gì do cỏ
còn nhỏ, tiêu hao nước và dinh dưỡng không đáng kể, cạnh tranh giữa lúa và cỏ
chưa gay gắt. Nhưng để cỏ đến giai đoạn lúa đẻ tối đa thì cỏ đã lớn, hút nhiều
chất dinh dưỡng đồng thời che khuất ánh sáng làm cho khả năng đẻ nhánh của
lúa giảm, số bông/đơn vị diện tích giảm.
Năng suất lúa trong trường hợp để cỏ đến giai đoạn lúa đẻ tối đa sẽ ảnh
hưởng đến khả năng làm đòng, tạo hạt và trọng lượng của hạt lúa. Cho nên, thời
điểm tốt nhất để làm cỏ lúa là trước khi lúa đẻ nhánh để hạn chế khả năng cạnh

tranh của cỏ dại với cây lúa, giúp cây lúa đẻ nhiều, tăng số bông và trọng lượng
hạt.
1.3.1. Cỏ chỉ ( cỏ gà)
Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng, có từ 8 đến 40 cọng, có khi
cao tới 90cm. Cỏ chỉ bò chằng chịt vào nhau thành thảm cỏ dày đặc. Lá phẳng
hình dài hẹp, nhọn đầu, màu vàng lục, mềm, nhẵn hoặc có lông, mép hơi ráp. Lá
có thể thay đổi màu sắc từ xanh đậm sang xanh nhạt, trắng khi thời tiết biến đổi.
Cụm hoa thường dài từ 3 đến 6 cm gồm từ 3 đến 7 bông con (hiếm gặp hơn là 2
bông) dài khoảng 2-3 mm xếp hình ngón, đơn, mảnh. Các ngón hoa thường tạo
thành một vòng nhưng cá biệt có thể thành 2 vòng với 10 cụm hoa.
Cỏ chỉ ưa nóng nên sinh trưởng kém về mùa đông. Nhiệt độ lý tưởng cho
cỏ chỉ sinh trưởng là khoảng 35°C cho đến 37,5°C.
Cỏ chỉ thường sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ 650
đến 1.750 mm. Cỏ chỉ chịu úng ngập tốt, đồng thời cũng có khả năng chịu hạn
cao. Cỏ chỉ thích hợp với nhiều loại đất và ưa đất ráo nước, nó cũng thích ứng
tốt với đất mặn nhưng sinh trưởng chậm.
Cây con có khả năng bén rễ rất nhanh và sau đó phát triển mạnh. Cỏ chỉ là
loài ưa ánh sáng và thường chết khi bị che bởi bóng râm.
Cỏ chỉ mọc chung với cây lúa cạn sẽ cạnh tranh về ánh sáng, làm cây lúa
kém phát triển.
12

Hình 3.1.4. Cỏ chỉ
1.3.2. Cỏ gấu
Cỏ gấu là loài cây sống lâu năm, có thể mọc cao tới 40 cm. Lá cỏ gấu mọc
thành nhiều tầng, gồm 3 lá mỗi tầng từ gốc cây. Đoạn thân mang hoa có tiết diện
hình tam giác. Hoa lưỡng tính có 3 nhị và một lá noãn với 3 đầu nhụy. Quả là
dạng quả bế ba góc. Hệ rễ của cỏ gấu non ban đầu hình thành từ các thân rễ màu
trắng to mập.
Cỏ gấu là một trong số các loài cỏ dại xâm hại nguy hiểm nhất hiện đã biết,

có sự phân bố rộng khắp toàn cầu trong khu vực nhiệt đới và ôn đới. Nó được
coi là cỏ dại tại trên 90 quốc gia, và gây hại cho trên 50 loại cây lương thực-
công nghiệp toàn cầu.
Sự tồn tại của nó trên đồng làm giảm đáng kể năng suất và sản lượng mùa
vụ, do nó vừa là loài cây cạnh tranh khó trừ khử các nguồn dinh dưỡng trong
đất, vừa là loài cảm nhiễm qua lại, với hệ rễ tạo ra các chất có hại cho các loài
cây khác.

Hình 3.1.5. Cỏ gấu
13
1.3.3. Cỏ tranh
Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất.
Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt
dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng.
Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống
qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió.
Hình 3.1.6. Cỏ tranh
1.3.4. Cỏ mỹ
Hình 3.1.7. Cỏ mỹ
1.4. Lợi ích của cỏ dại:
Ngoài những tác hại gây ảnh hưởng đến con nguời, cây trồng, vật nuôi thì
cỏ dại cũng có những tác động tích cực đối với sản xuất và con người ít được
quan tâm, nghiên cứu hơn so với những tác động tiêu cực của chúng. Những tác
14
động tích cực này rất khó định lượng vì chúng diễn ra trong một khoảng thời
gian dài. Cỏ dại cũng có một số lợi ích nhất định sau:
- Làm tăng thêm chất hữu cơ và mùn cho đất. Trong quá trình sinh sống, cỏ
dại đã tích lũy vào tầng đất cày các chất dinh dưỡng như N, P, K.
- Giữ cho đất khỏi bị xói mòn, làm cho đất và dinh dưỡng khỏi bị trôi đi;
giữ cho các công trình thủy lợi, giao thông như đê điều khỏi bị hư hỏng.

- Là nguồn thức ăn cho các loại gia súc như trâu, bò, ngựa, cừu và các loại
gia cầm như ngỗng, vịt, gà tây, và cá.
- Các loại cỏ như cói, cỏ gừng, cỏ dày, cỏ tranh còn được dùng làm chất
đốt, làm nguyên liệu để lợp nhà.
- Nhiều loài cỏ còn được dùng làm dược liệu và các mục đích khác. Trồng
làm cảnh: ngũ sắc, xương rồng, mào gà, lẻ bạn, nở ngày, dâm bụt.
Như vậy, cỏ dại ảnh hưởng hai mặt đến nông nghiệp và đời sống của con
người, vừa có hại vừa có lợi do đó tùy từng trường hợp cụ thể mà phòng trị triệt
để chúng hay lợi dụng chúng làm những việc có ích khác.
2. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại
2.1. Biện pháp canh tác
a) Chọn hạt giống lúa sạch cỏ
Trước khi gieo, trồng cần sàng sảy lại hạt giống, loại bỏ hạt lép lửng và hạt
cỏ.
Chọn giống sạch cỏ ngay từ vụ trước như khử bỏ các bông cỏ trên ruộng
trước khi thu hoạch, không để giống ở những ruộng có nhiều cỏ khi thu hoạch.
b) Gieo trồng với mật độ thích hợp
Gieo trồng với mật độ dày thích hợp có tác dụng hạn chế cỏ dại rất rõ rệt.
Tuy vậy, nếu gieo quá dày sẽ làm lúa sinh trưởng yếu, bông nhỏ, hạt kém mẩy,
dễ bị nhiều loại sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến năng suất. Nếu gieo qua thưa, cỏ sẽ
có nhiều khoảng không để phát triển.
Qua nghiên cứu và tổng kết thực tế, gieo trồng lúa cạn nên cấy ở mật độ
khoảng 35-40 khóm/m2.
c) Chăm sóc ruộng lúa
Bón NPK kịp thời, đầy đủ và cân đối sẽ tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt,
tăng sức cạnh tranh với cỏ.
d) Luân canh
Luân canh lúa cạn với cây trồng cạn như bắp, khoai, nhất là với các cây họ
Đậu có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế cỏ dại cho cả ruộng.
15

Tác dụng của các biện pháp canh tác trong việc phòng trừ cỏ dại chủ yếu là
làm cho cây lúa sinh trưởng nhanh, phát triển tốt đủ sức cạnh tranh lấn át cỏ dại.
Các biện pháp có tác dụng trực tiếp diệt cỏ dại là làm đất kĩ, giữ nước đầy
đủ và luân canh với cây trồng cạn.
e) Xen canh
Đây là biện pháp hiện nay được áp dụng phổ biến.
Việc trồng xen cây phụ giữa các hàng cây chính làm tăng diện tích phủ đất
của cây trồng do đó cỏ dại không những thiếu ánh sáng và điều kiện khác để
mọc mầm với số lượng lớn mà còn bị lấn áp không đủ gây hại cho cây trồng.
Cây trồng xen phải là hững cây mau phủ mặt đất hoặc cao hơn cỏ dại thì hiệu
quả phòng trừ cỏ dại mới cao.
Do đó, giống lúa cạn cải thiện dể trồng xen phải có:
+ Chiều cao cuối cùng khá cao (120cm trở lên).
+ Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn đầu phải nhanh, phủ kính đất sờm để
hạn chế cỏ dại, điều này liên quan đến mật độ gieo.
+ Lá phía trên đứng, lá phía dưới ngang để có thể giúp cho việc cạnh tranh
với cỏ dại tốt.
f) Tăng vụ
Việc 1 năm trồng nhiều vu, thời gian che phủ của tán cây trồng tăng lên sẽ
làm giảm khả năng cỏ dại có cơ hội mọc mầm và phát triển. Tăng vụ phải đi đôi
vớ cây trồng có khả năng phát triển nhanh trong giai đoạn đầu, che kín đất mau.
2.2. Biện pháp thủ công
a) Làm cỏ bằng tay
Tuy là biện pháp thô sơ nhưng nhổ cỏ bằng tay vẫn được nhiều nông dân
áp dụng cho cả ruộng lúa sạ và lúa cấy, nhất là ở những nơi diện tích canh tác ít.
Với lúa sạ, thời gian nhổ cỏ lần đầu tốt nhất là khi lúa được 4-5 lá, bắt đầu
đẻ nhánh (sau sạ 20-25 ngày). Lúc này cây cỏ đã tương đối lớn (3-4 lá) dễ bị
phát hiện và nhổ bỏ. Sau khi nhổ cỏ khoảng 5-7 ngày, tiến hành bón phân thúc
đợt 2 làm cho lúa đẻ nhánh mạnh và tập trung, tăng sức cạnh tranh lấn át số cỏ
còn sót lại.

Khi lúa được 40-45 ngày, nếu còn nhiều cỏ có thể nhổ tiếp đợt 2 trước khi
bón thúc lần cuối.
Khi lúa trổ xong và lúa cỏ sắp chín, cần ngắt bỏ các bông cỏ để không cho
hạt cỏ chín rụng xuống ruộng hoặc lẫn vào hạt lúa khi thu hoạch. Đây là đợt làm
cỏ rất quan trọng.
16
Hình 3.1.8. Làm cỏ bằng tay
b) Dùng dụng cụ làm cỏ
- Làm cỏ bằng cuốc: cuốc có tác dụng đảo đất, vùi cỏ xuống dưới, đưa rễ
lên trên. Lớp đất này tiếp xúc với gió, nắng, bị khô đi làm cỏ dại không hút được
nước, dẫn đến chết nhanh và chết hoàn toàn.

Hình 3.1.9. Cuốc làm cỏ
2.3. Biện pháp cơ giới
Ưu điểm:
- Có thể diệt nhanh chóng và triệt để cỏ dại
- Có thể tiêu diệt toàn bộ cỏ dại bất kể là loại gì, ở thời gian sinh trưởng
nào, và tình hình cỏ dại ở trên đồng có phức tạp.
Cày đất cùng với lật đất và làm vụn đất có tác dụng đưa thân, la 1co3 vùi
xuống sâu, đưa rễ cỏ dại lên mặt.
Thân cỏ dại bị gãy, đứt, dập nát không thể sinh trưởng, rễ bị biến dạng bị
đứt và đưa lên mặt. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời và các yếu tố khác: ẩm
độ, nhiệt độ, chức năng hút nước, muối khoáng không thể thực hiện được.
17
Cày sâu có lật đất: Hoàn toàn hiệu quả với cỏ sinh sản hữu tính. Khi có
nhiều cỏ trên mặt đất nhất là cỏ sinh sản vô tính, cỏ lâu năm và có lớp đất phía
dưới sạch cỏ hay ít cỏ dại hơn. Cây cỏ và thân ngầm bị đưa xuống sâu sẽ chết đi
và lớp đất sạch hay ít cỏ phía dưới được đưa lên mặt không gây tác hại cho cây
trồng.
Cày không lật đất ( cày móc, cày lò xo): Thường áp dụng ở những nới

lớp đất trên sạch hoăc rất ít cỏ dại, lớp đất dưới nhiều cỏ dại.
Thời kì cày: trong từng loại đất, tùy từng loại cày mà áp dụng cho thích
hợp. Tốt nhất nên cày vào cuối mùa mưa năm trước, khi đất còn đủ độ ẩm để có
thể cày được, sau đó qua một mùa khô đất được lật và khô đi dẽ làm cho cỏ vô
tính cũng như hữu tính, cỏ lâu năm cũng như 1 năm bị tiêu diệt trong mùa khô.
Bừa đất: Ở đất có nhiều cỏ sinh sản hữu tính có thể bừa rất kỹ làm cho cỏ
dại không còn liên hệ được với đất, đồng thời thân lá bị dập, cỏ mất nước và
chết nhanh, trong trường hợp này có thể dùng bừa đã hay bừa răng cưa đều
được.
Ở đất có nhiều cỏ sinh sản vô tính loại thân ngầm, thân bò, thân rễ dùng
bừa răng để bừa cho chúng rời khỏi đất và gom chung ra khỏi đồng ruộng.
Không dùng bừa đãi vì loại này vừa cắt cỏ vô tính ra nhiều đoạn nhỏ, gây
khó khăn cho việc gom ra khỏi đồng ruộng vừa làm cho tỉ lệ và số lượng mầm
ngủ mọc nhiều.
Làm đất hợp lí: Tùy từng trường hợp mà làm cho đất có độ vụn thích hợp.
Kích thước hạt đất thường tỉ lệ thuận với kích thước hạt cây trồng. Làm đất quá
nhỏ làm hạt cỏ nằm trong cục đất càng dễ mọc mầm, mọc ra ngoài cục đất và có
tác dụng kích hích các mầm ngủ của cỏ sinh sản vô tính.
Nếu dùng biện pháp phay ở đất có nhiều cỏ dại, do đất vụn nhỏ ra sẽ làm
có mọc nhiều và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đất làm quá nhuyễn sẽ làm hạt cỏ rời khỏi tầng đất bên dưới và tập trung
lên mặt đất, sẽ mọc nhiều khi gieo lúa cạn làm khó khăn cho việc phòng trừ.
Làm đất nhữ cỏ mọc: Cày bừa đất vụn nhỏ, cây có điều kiện tốt dễ nảy
mầm. Khi cỏ mọc nhiều, bừa 1 lớp đất mỏng trên mặt 2-3cm ( nhiều nhất là
5cm) để diệt cỏ. Nên bừa sâu vì như thế sẽ đem hạt cỏ từ dưới lên thêm. Trên
đất nhiều hạt cỏ có thể làm vài lần nhữ sẽ có hiệu quả.
Vun xới: Vun sớm khi cây cỏ còn non vì nếu làm muộn quá, cỏ dịa mọc
nhiều sẽ gây ác hại nhiều và khó vun xới hơn.
Nếu vun quá sớm, lúc cỏ dại mọc còn ít thì hiệu quả trừ cỏ thấp, tác động
vun xới ảnh hưởng đến gốc cây vì còn non.

Làm cỏ đúng thời điểm vừa dễ tiêu diệt cỏ, vừa làm cho cây trồng sinh
trưởng nhanh.
18
2.4. Biện pháp hóa học
2.4.1. Các nhóm thuốc trừ cỏ:
2.4.1.1. Theo cách tác động: nhóm có tác động không chọn lọc và nhóm có tác
động chọn lọc.
2.4.1.2. Theo cách xâm nhập:
- Thuốc trừ cỏ tiếp xúc: chỉ gây hại cho thực vật ở những nơi thuốc có tiếp
xúc với cỏ và thường chỉ diệt những phần trên mặt đất của cỏ dại. Những thuốc
này còn gọi là thuốc gây tác động cục bộ .
- Thuốc trừ cỏ nội hấp hay vận chuyển: còn được gọi là thuốc trừ cỏ có tác
động toàn bộ. Sau khi xâm nhập qua lá hoặc qua rễ, thuốc dịch chuyển khắp
trong cây và gây độc cho cỏ dại. Những thuốc này có hiệu lực diệt cỏ lâu năm,
cỏ thân ngầm (cỏ tranh, cỏ gấu).
2.4.1.3. Theo bộ phận cây trồng:
- Nhóm phun trên lá: rất ít hoặc không xâm nhập vào rễ.
- Nhóm xử lí đất: xâm nhập vào thực vật thông qua bộ rễ, được phun hoặc
rắc lên đất hoặc chôn vào đất.
2.4.1.4. Theo thời kì dùng thuốc:
Nhóm dùng tiền nảy mầm và hậu nảy mầm
2.4.1.5. Tiêu chuẩn để lựa chọn loại thuốc sử dụng là:
- Hiệu quả trừ cỏ cao, diệt được những loài cỏ chính trong ruộng.
- Tính chọn lọc cao và an toàn đối với lúa.
- Điều kiện sử dụng dễ dàng, thích hợp với khả năng canh tác của từng
ruộng.
- Giá cả thích hợp.
2.4.2. Dùng thuốc không chọn lọc
Thuốc trừ cỏ không chọn lọc: là những thuốc trừ cỏ khi dùng gây độc cho
mọi loại cỏ và cây trồng.

19
Hình 3.1.10. Một số loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc
2.4.3. Thuốc trừ cỏ có chọn lọc: thuốc trừ cỏ trong điều kiện nhất định có tác
dụng diệt hoặc làm ngừng sinh trưởng đối với một số loài cỏ dại mà không hoặc
ít ảnh hưởng đến cây trồng và các loài cỏ dại khác, được gọi là những thuốc trừ
cỏ có chọn lọc. Ví dụ: thuốc trừ cỏ lá rộng, thuốc trừ cỏ hòa thảo, cói lác, thuốc
trừ cỏ đầm lầy, thuốc trừ cỏ nước
Thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc được dùng trừ cỏ trên ruộng có cây trồng
đang sinh trưởng. Tính chon lọc của thuốc trừ cỏ mang tính chất tương đối và
phụ thuộc vào liều lượng và điều kiện sử dụng.
Khi dùng một thuốc trừ cỏ có tính chọn lọc với liều lượng cao hơn liều qui
định, tính chọn lọc của thuốc có thể giảm hoặc mất hẳn, thuốc dễ dàng gây hại
cây trồng. Nhiều loại thuốc thể hiện tính chọn lọc khi được dùng vào thời kỳ mà
cây trồng có sức chống chịu cao đối với thuốc, cỏ dại đang ở giai đoạn chống
chịu thuốc yếu.
Đối với thuốc trừ cỏ dùng xử lý vào đất, tính chọn lọc của thuốc còn tuỳ
thuộc vào thành phần cơ giới, đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng của đất, lượng
mưa trong thời gian dùng thuốc.
20
Hình 3.1.11. Một số loại thuốc trừ cỏ có chọn lọc
2.4.5. Dùng thuốc tiền nảy mầm
- Thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm: dùng thuốc trừ cỏ sau khi gieo hạt (ngay sau
khi gieo hoặc một vài ngày sau khi gieo hạt) thường là những thuốc trừ cỏ xử lý
đất; chỉ diệt cỏ dại mới nảy mầm. Chúng là những thuốc có chọn lọc, không gây
hại mầm cây trồng và không ảnh hưởng xấu đến sinh trường phát triển của cây
trồng.
Hình 3.1.12. Một số nhóm thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm
2.4.5. Dùng thuốc hậu nảy mầm
Thuốc trừ cỏ dùng ở ruộng có cây trồng đang sinh trưởng phải là những
thuốc trừ cỏ chọn lọc và phải dùng vào thời kỳ mà cây có sức chống chịu cao,

còn cỏ dại có sức chống chịu yếu đối với thuốc
21
Hình 3.1.13. Một số thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm
2.5. Thời điểm diệt cỏ dại trên ruộng lúa cạn
+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Phun thuốc sau khi gieo 1-3 ngày.
- Tên thuốc: Pripit, Chani, Sonic, Sofit…
+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm:
- Khi cỏ được 2-3 lá thật dùng thuốc Ferin, Quinix, Star… để phun.
+ Thuốc hậu nảy mầm muộn:
- Khi cỏ 5-6 lá thật (sau khi gieo 15-25 ngày) dùng thuốc: Nomiree 10SC
+Ferin, Quinix, Star để phun.
22
Hình 3.1.14. Một số thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa cạn
2.6. Chuẩn bị phun thuốc trừ cỏ
Chuẩn bị bình phun, thuốc trừ cỏ, xô đựng nước: Trước khi phun thuốc
phải chuẩn bị đủ bình phun, thuốc trừ cỏ và xô để lấy nước phun thuốc.

Hình 3.1.15. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc
Mặc bảo hộ: Trước khi phun thuốc cỏ nói riêng và thuốc hóa học nói
chung, người trực tiếp phun thuốc cần phải trang bị bảo hộ như sau:
Bước 1: Mặc áo bảo hộ: Tròng áo bảo hộ qua đầu, kéo kín xuống toàn
thân, thường mặc loại bằng nilon để khi phun, thuốc không bị thấm vào người.
23

Hình 3.1.16. Mặc áo bảo hộ bằng nilon
Bước 2: Đội nón (mũ) bảo hộ lao động:
Đặt nón (mũ) bảo hộ lao động lên đầu, chỉnh nón cho cân rồi cài dây nón
trước khi phun thuốc.

Hình 3.1.17. Đội nón bảo hộ lao động

Bước 3. Mang kính bảo hộ:
Cài chặt hai gọng kính vào hai bên tai nên buộc sợi dây vào hai bên gọng
kính để vòng sợi dây này qua đầu, phòng khi cúi xuống, kính có bị rơi thì treo lơ
lửng, không bị rơi xuống đất. Mang kính bảo hộ để phun thuốc, bảo vệ tránh
thuốc bay vào mắt.
24

Hình 3.1.18. Mang kính bảo hộ lao động
Bước 4. Mang ủng bảo hộ lao động: Đi (mang, mặc) ủng bảo hộ chuyên
dụng vào chân, kéo cao ủng qua đầu gối, thắt chặt dây ở miệng ủng vào chân để
giữ chặt ủng ở chân khi phun thuốc, tránh không để thuốc cỏ tiếp xúc vào da
chân trong khi phun thuốc.

Hình 3.1.19. Đi ủng bảo hộ lao động
Bước 5. Mang khẩu trang bảo hộ lao động: Để khẩu trang bảo hộ lao động
kín miệng, mũi rồi đeo hai bên dây của khẩn trang vào hai bên tai nhằm cố định
khẩu trang để phun thuốc cỏ, tránh để người phun thuốc cỏ hít phải thuốc.
25

×