Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn mô đun trồng và chăm sóc xoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 118 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC XOÀI
Mã số mô đun: MĐ 02
Nghề: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM
Trình độ : Sơ cấp nghề



Hà Nội, 2014
1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về dạy và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
2

LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành trồng trọt theo hướng nền kinh tế thị
trường hàng hóa nhiều thành phần của nước ta trong thời gian tới, những người
tham gia vào hoạt động trồng trọt cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ


năng và thái độ cần thiết. Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ
cấp nghề, nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm”.
Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương
pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được
tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô
đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau,
nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy
những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc
được trình bày dưới dạng một bài học.
Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là
lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến
các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn,
họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại
cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên.
Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp
nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm và được dùng làm giáo trình cho các học viên
trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham
khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việt
Nam. Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên
quan bao gồm: Trồng mới xoài, tưới và tiêu nước cho xoài, làm cỏ, bón phân cho
xoài, tỉa càn, tạo tán, xử lý ra hoa trái vụ và phòng trừ dịch hại chính trên cây
xoài. Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp
DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới. Vì vậy
chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự
đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân
trọng cảm ơn. Tham gia biên soạn.
1.

Nguyễn Tiến Huyền (chủ biên);

2.

Nguyễn Thị Quyên;
3.

Nguyễn Văn Dũng;
4.

Trần Phạm Thanh Giang;
5.

Nguyễn Hữu Luyến;

3

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu……………………………………………………….
2
Mục Lục ……………………………………………………………
Bài 1: Trồng mới xoài………………………………………………
3
8
1. Đặc điểm của cây xoài…………………………………………
8
1.1. Nguồn gốc và phân bố………………………………………
8
1.2. Yêu cầu sinh thái đối với cây xoài…………………………….
9

1.3. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây xoài……………………
11
1.4. Tình hình sản xuất xoài…………………………………… .
13
1.5. Giới thiệu một số giống xoài trồng phổ biến………………….
13
1.5.1. Xoài cát Hòa Lộc……………………………………………
13
1.5.2. Xoài cát chu…………………………………………………
14
1.5.3. Xoài bưởi……………………………………………………
15
1.5.4. Xoài Khiêu sa vơi……………………………………………
16
1.5.5. Xoài tượng……………………………………………………
17
1.5.6. Một số giống xoài khác………………………………………
17
2. Đặc tính thực vật của cây xoài……………………………………
20
2.1. Rễ cây xoài…………………………………………………….
20
2.2. Thân cây xoài……………………………………………………
21
2.3. Lá, tán lá cây xoài………………………………………………
21
2.4. Hoa và quả xoài……………………………………………….
22
3. Thực hiện trồng xoài………………………………………………
23

3.1. Xử lý hố trồng…………………………………………………
23
4

3.2. Đảo phân trong hố trước khi trồng
23
3.3. Kiểm tra cây giống trước khi đặt
24
3.4. Đặt cây vào hố…………………………………………………
25
3.5. Lấp đất…………………………………………………………
25
4. Cắm cọc giữ cho cây đứng vững…………………………………
26
5. Tưới nước giữ ẩm cho cây sau trồng……………………………
27
6. Che nắng cho cây sau trồng………………………………………
28
7. Phủ (tủ) gốc cho cây mới trồng…………………………………
29
Bài 2: Tưới và tiêu nước cho xoài…………………………………
31
1. Xác định nhu cầu nước của cây
31
2. Tưới nước cho xoài
32
2.1. Các phương pháp tưới cho xoài
32
2.1.1. Tưới bằng những dụng cụ đơn giản
32

2.1.2. Tưới bằng dây mềm
33
2.1.3. Tưới nhỏ giọt
33
2.1.4. Tưới phun
39
2.1.5. Tưới rãnh
46
2.1.6. Tưới ngập
48
2.2. Xác định thời điểm tưới nước cho cây
50
2.3. Thực hiện tưới nước cho xoài
50
3. Tiêu nước cho vườn cây xoài
51
3.1. Tác hại của sự ngập úng đối với cây xoài
51
3.2. Các phương pháp tiêu nước cho xoài
54
5

3.3. Thực hiện tiêu nước cho vườn xoài
56
Bài 3: Làm cỏ, bón phân cho xoài
58
1. Tác hại của cỏ dại……………………………………………….
58
2. Phòng trừ cỏ dại trong vườn xoài………………………………
58

2.1. Biện pháp phòng cỏ dại……………………………………….
58
2.2. Biện pháp trừ cỏ dại trong vườn xoài…………………………
59
2.2.1. Dọn cỏ dại và tàn dư thực vật…………………………………
59
2.1.2. Trừ cỏ dại bằng phương pháp thủ công
60
2.1.3. Trừ cỏ dại bằng máy
60
2.1.4. Trừ cỏ dại bằng phương pháp hóa học
60
3. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây xoài
62
4. Xác định loại và lượng phân bón
62
4.1. Xác định các loại phân bón cho xoài
62
4.2. Tính lượng phân bón
63
5. Chuẩn bị trước khi bón
63
6. Bón phân cho xoài
69
6.1. Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản
69
6.2. Bón phân giai đoạn kinh doanh
69
Bài 4: Tỉa cành, tạo tán
72

1. Mục đích tỉa cành, tạo tán
72
2. Định hình tán cây xoài
73
3. Tỉa cành
74
3.1. Xác định cành cần tỉa
74
6

3.2. Chuẩn bị dụng cụ tỉa cành
75
3.3. Thực hiện tỉa cành
76
4. Vệ sinh và chăm sóc sau tỉa cành
77
5. Tạo tán cho xoài
78
Bài 5. Xử lý ra hoa trái vụ
80
1. Xác định thời điểm xử lý………………………………………
80
2. Các phương pháp xử lý
80
3. Quy trình xử lý xoài ra hoa trái vụ……………………………
81
4. Tăng đậu quả………………………………………………………
84
5. Chăm sóc sau xử lý
84

5.1. Chăm sóc hoa và quả non
84
5.2. Bao quả
85
Bài 6: Phòng trừ dịch hại chính trên cây xoài
87
1. Phòng trừ sâu, nhện hại xoài
87
1.1. Sâu đục thân xoài
87
1.2. Sâu đục ngọn xoài
89
1.3. Vòi voi đục ngọn
91
1.4. Bọ cắt lá
92
1.5. Ruồi đục quả xoài
93
1.6. Sâu đục quả (hột) xoài
94
1.7. Rầy bông xoài
96
1.8. Sâu ăn bông xoài
97
1.9. Rệp sáp
98
7

1.10. Bọ trĩ hại xoài
99

1.11. Nhện đỏ hại xoài
100
2. Phòng trừ bệnh hại xoài
101
2.1. Bệnh thán thư
101
2.2. Bệnh phấn trắng
103
2.3. Bệnh cháy lá
104
2.4. Bệnh đốm đen vi khuẩn
105

8

MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC XOÀI
Mã mô đun: MĐ02

Giới thiệu mô đun
Mô đun Trồng và chăm sóc xoài là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích
hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trồng xoài; nội dung mô đun trình bày
các đặc điểm thực vật học của cây xoài cách xác định thời vụ, cách tiến hành
chuẩn bị đất, dụng cụ và cách tiến hành trồng xoài, cách chăm sóc và phòng trừ
sâu bệnh trên cây xoài. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài
thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô
đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc trồng
xoài và có kỹ năng thực hiện việc trồng xoài theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật, an toàn; phát hiện và xử lý được các hiện tượng sâu bệnh hại của xoài
đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.



















9

Bài 1: Trồng mới xoài
Thời gian: 20 giờ
Mục tiêu:
- Xác định được các đặc tính cơ bản của cây xoài và tình hình sản xuất và
tiêu thụ xoài tại thời điểm trồng.
- Thực hiện được các thao tác kỹ thuật trồng xoài như: đặt cây, lấp đất, giữ
cho cây đứng vững sau trồng, tưới nước, che nắng và phủ gốc cho cây xoài mới
trồng.
A. Nội dung
1. Đặc điểm của cây xoài
1.1. Nguồn gốc và phân bố

Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, phần lớn các tác giả đều cho rằng nguồn gốc
cây xoài ở miền Đông Ấn Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện,
Việt Nam, Malaysia. Cá tài liệu khác cũng cho rằng xoài xuất xứ từ Đông Nam Á
khoảng 4.000 năm lại đây.

Hình 2.1.1. Xoài có nguồn gốc từ Châu Á
Trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 – 2,2
triệu ha. Vùng Châu Á chiếm 2/3 diện tích trồng xoài trên thế giới, trong đó đứng
đầu là Ấn Độ (chiếm gần 70% sản lượng xoài thế giới với 9,3 triệu tấn), Thái Lan,
Pakistan, Philippin, và Miền Nam Trung Quốc, Zimbabuê, Ghinê, Cônggô, Nam
10

Phi, Keynia, Modămbích, Mali, Ai Cập, Brazin, Mêxicô, Hoa kỳ. Ngoài ra, xoài
còn được trồng ở vùng ven biển nước Úc.
Đây là loại quả nhiệt đới rất thơm ngon, có hương vị tổng hợp của đu đủ, dứa,
cam. Từ thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha đã giới thiệu xoài đến Nam Phi và Brazil
và ngày nay xoài đã có mặt rộng rãi trên khắp thế giới. Mặc dù vẫn còn tập trung ở
Châu Á, nhưng nó đã mở rộng ở một số quốc gia. Trong tất cả các lục địa, nó đã
trở nên phổ biến ở Châu Phi, Châu Mỹ và có mặt ít hơn ở Châu Âu.
Ấn Độ được mệnh danh là "vương quốc xoài" có trên 1.100 loại giống, diện
tích trồng xoài với quy mô lớn trên 1 triệu hécta và sản lượng chiếm 70% của toàn
thế giới. Việt Nam hiện có khoảng gần 70.000ha xoài, ngoài ĐBSCL, Khánh Hòa
là vựa xoài thứ hai của cả nước. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc thì Sơn La có 829
ha chiếm 3,6% diện tích xoài cả nước. Mấy năm gần đây nhiều tỉnh như Quảng
Trị, Bình Định, An Giang, Hà Giang v.v cũng đang đẩy mạnh việc trồng xoài
và diện tích xoài có xu hướng ngày càng tăng.
1.2. Yêu cầu sinh thái đối với cây xoài
Vùng xoài trên thế giới nằm trong vùng nhiệt đới và một phần trong vùng á
nhiệt đới nóng ẩm. Giới hạn thấp là nhiệt độ bình quân năm 15
0

C và tối thấp tuyệt
đối không quá - 2 đến -4
0
C. Nhiệt độ thớch hợp nhất là 24 - 16
0
C. Xoài có thể
chịu đựng được với nhiệt độ cao 44 -45
0
C miễn là được cung cấp nước đầy đủ.
Xoài có thể sinh trưởng tốt không cần tưới ở những vùng có lượng mưa 500 -
4.000mm, tốt nhất là 1200 - 2.500mm. Nếu mưa phân bố đều chỉ cần 900 - 1.000
mm/1 năm cũng có thể trồng xoài có hiệu quả kinh tế. Trồng xoài đòi hỏi có một
mùa khô để giúp cho cây phân hoá mầm hoa được thuận lợi. Các nhà khoa học
cho rằng để cây thường xuyên cho quả cần có mùa khô kéo dài không lớn hơn 3
tháng.
Ở miền Bắc nước ta mùa ra hoa của xoài vào tháng 2 vừa lạnh, vừa ẩm hay
có mưa phùn, ong bướm thụ phấn khó khăn nên tuy xoài ra hoa nhiều nhưng
không đậu quả, hoặc có đậu quả cũng được rất ít. Xoài trồng ở Yên Châu (Sơn La)
vào mùa đông lạnh, trời nắng ráo, độ ẩm không khí thấp thuận lợi cho việc thụ
phấn thụ tinh nên đậu quả bình thường, chất lượng tốt không kém xoài trồng ở
miền Nam. Xoài không kén đất, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau
miễn là có tầng đất sâu vì rễ xoài thuộc loại rễ cọc đâm sâu; chính nhờ có bộ rễ
khoẻ ăn sâu nên xoài chống hạn tốt. Đất lẫn nhiều sỏi đá, đất cát xoài vẫn mọc và
cho quả tốt nếu chăm bón đầy đủ, xoài phát triển tốt trên đất phù sa ven sông như
ở đồng bằng sông Cửu Long.
Độ pH tốt nhất là 5,5 -6,5, trên dưới những chỉ tiêu này một ít không ảnh
hưởng. Xoài có thể chịu nước ngập trong một thời gian ngắn, nhưng nếu đất úng
không thoát nước thì không thể đạt sản lượng cao. Mực nước ngầm thích hợp nên
ở độ sâu 2,5m. Nếu mực nước ngầm ổn định, không dao động nhiều thì bộ rễ phát
11


triển tốt, ngược lại thì bộ rễ yếu ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, ra hoa và kết quả
của cây.
- Nhiệt độ
Thích hợp cho xòai sinh trưởng từ 25-27
0
C. Xoài có thể chịu đựng được nhiệt
độ từ 4-10
0
C .Nhiệt độ trung bình từ 15-36
0
C xòai có thể sống và phát triển, vì
vậy xòai thường trồng từ bình nguyên tới cao độ 600m, từ độ cao 1000 - 1200m
xòai vẫn phát triển tốt nhưng không nên làm các vườn thương mại. Trên 42
0
C xòai
không phát triển được. Xòai thích hợp ở vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, trong đó
mùa mưa kéo dài không quá 7 tháng, mùa khô ít nhất phải kéo dài 3 tháng .
- Lượng mưa
Vũ lượng trung bình 1000-1200mm/năm, ẩm độ không khí 55-70%. Nếu
mưa nhiều hoặc có sương vào lúc trổ bông thì sự thụ phấn sẽ khó khăn. Gió nhiều
cũng làm hoa rụng nhiều.
- Đất đai
Xoài mọc được trên nhiều lọai đất khác nhau. Nhưng nên tránh những lọai
đất có nhiều đá. Mực thủy cấp sâu 3-4m là tốt (tuổi thọ của cây). Tuy thế nhiều
giống xòai chịu úng rất kha (xoài bưởi). Độ pH từ 5,5-7,5, trên 7,5 sẽ có hiện
tượng thiếu Zn và Fe. Trên đất phèn (pH 3,5-4,5) cây vẫn phát triển được. Như
vậy xòai là cây nhiệt đới thích ứng khá rộng. Tóm lại đất trồng xoài phải thoả mãn
các điều kiện sau: độ dầy tầng canh tác ít nhất 1m có cơ cấu đất thịt pha cát hay
thịt nhẹ tỉ lệ sét không quá 50%, tơi xốp, mực nước ngầm thấp hơn 80 cm.

1.3. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây xoài
Quả xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon được
nhiều người ưa thích và được xem là một loại quả quí.
Giá trị dinh dưỡng của xoài theo phân tích của các tác giả ấn Độ: tỷ lệ thịt
quả 70% so với trọng lượng quả hạt 13%, tổng số chất tan (đo bằng chiết quang kế
cầm tay) 16%, độ chua 0,2% tính ra axít xitric, đường tổng số 11 - 12%, giá trị
nhiệt lượng100g là 70 Calo. Xoài giàu vitamin A, B2 và C. Đặc biệt là Vitamin
A, trong 100g ăn được có đến 4,8mg. Ngoài ra còn có các loại muối khoáng K,
Ca, P, S, Cl.
Trái được sử dụng rộng rãi cả trái chín và trái già còn xanh dưới nhiều hình
thức: ăn tươi, nước giải khát, lên men làm rượu, làm giấm , nhân hạt xoài làm
thuốc sát trùng, cũng có thể chế tinh bột. Hoa dùng làmthuốc và là nguồn mật rất
tốt. Lá non có thể cho trâu bò ăn và làm thuốc nhuộm màu vàng. Từ nước giải của
trâu bò ăn lá xoài có thể chiết xuất ra loại thuốc nhuộm màu vàng có giá trị tiềm
năng thương mại của trái xoài rất lớn. Các sản phẩm từ xoài rất đa dạng.

12



Hình 2.1.2. Xoài làm thực phẩm bổ
dưỡng
Hình 2.1.3. Xoài để chưng các ngày
lễ tết


Hình 2.1.4. Nước ép xoài
Hình 2.1.5. Thơm dầu xoài



Hình 2.1.6. Sinh tố xoài
Hình 2.1.7. Xoài sấy khô


Hình 2.1.8. Kẹo xoài
Hình 2.1.9. Mứt xoài
(
13

Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô
để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu.
1.4. Tình hình sản xuất xoài
Ở Việt Nam xoài có thể được trồng ở cả nước, nhưng vùng trồng xoài tập
trung là từ Bình Định trở vào nhiều nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Riêng diện tích trồng xòai vùng ĐBSCL là 42.067 ha (2008) và miền Đông Nam
bộ là 20.395 ha (2008). Một số tỉnh trồng xoài có diện tích lớn như:
Tiền Giang (trên 6.000 ha, trong đó đang cho trái 4.000 ha), Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Cần Thơ
Quả xoài ở Nam Bộ có kích thước to, màu sắc, hương vị hấp dẫn từ bằng đến
hơn nhiều giống xoài của các nước khác. Nhưng qui mô sản xuất của ta còn nhỏ,
với nhiều giống xoài tạp nên quả không đồng đều và để có thể chiếm lĩnh thị
trường cần phải cải tạo lại. Trong vài năm gần đây xoài đã được bán ra Miền Bắc
và xuất sang Trung Quốc, gần đây thị trường xoài đầy triển vọng vì một số nước
đang phát triển nhập xoài tương đối nhiều. Các nhà nghiên cứu thị trường cho là
nguồn xoài của các nước ACP (Africa,Caribbean, Pacific) sẽ gặp khó khăn: vì quả
xuất vào mùa xuân lúc đó dân châu Âu có khuynh hướng tiêu thụ quả của địa
phương, các nước này còn gặp khó khăn về vận chuyển hàng hải đặc biệt là về
giống xòai không mấy hợp khẩu vị với họ mà lại có màu xanh trong khi tiêu chuẩn
xòai phải là màu vàng. Vì vậy Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản
xuất xoài.

1.5. Giới thiệu một số giống xoài trồng phổ biến
1.5.1. Xoài cát Hòa Lộc
- Tên thường gọi: Xoài Cát Hòa Lộc
- Tên khoa học: Mangifera indica L
- Tên tiếng Anh: “ Cat Hoa Loc” mango
14


Hình 2.1.10. Xoài Cát Hòa Lộc
Là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất ở các tỉnh ĐBSCL, được trồng
nhiều ở Huyện Cái bè -Tiền Giang. Cây sinh trưởng mức độ trung bình, cành mọc
xiên, tán cây dạng hình dù. Lá thuôn dài, đuôi lá nhọn, bìa lá gơn sóng. Quả có
dạng thuôn dài, to màu vàng tươi khi chín, thịt quả màu vàng, mịn chắc, ít xơ, vị
ngọt thanh, thơm ngon, nặng trung bình 400 - 600g. Chăm sóc tốt nặng 700g, độ
brix 20-22%. Tỉ lệ thịt ăn được 78-80% so với trọng lượng quả.
Thời gian ra hoa đến thu hoạch 105- 120 ngày. Giống Hoà Lộc cho năng suất
trung bình (đạt từ 80-100k/cây 10 tuổi/ năm và khá ổn định).
1.5.2. Xoài cát chu
- Tên thường gọi: Xoài Cát Chu
- Tên khoa học: Mangifera indica L
- Tên tiếng Anh: “ Cat Chu” mango
15


Hình 2.1.11. Xoài Cát Chu
Cây sinh trưởng mạnh, cành mọc hơi ngang, tán cây dạng tròn. Lá có dạng
thuôn phiến lá dầy, đuôi lá cụt, bìa lá hơi gợn sóng. Quả có dạng thuôn, trọng
lượng trái bình quân 300-350g, đầu quả tròn ngay vị trí cuống quả có vòng tròn
màu đen và nhô cao, vỏ quả màu vàng đậm khi chín, bề mặt quả có nhiều chấm
nhỏ bất dạng màu nâu đen, độ brix 18-20%, tỷ lệ ăn được 76-78%. Thịt quả màu

vàng đậm, mịn chắc, ít xơ vị ngọt hơi chua.
Giống dễ đậu trái cho năng suất cao (200-250kg trái/cây/ năm, cây 10 năm
tuổi). Thời gian ra hoa đến thu hoạch 95-105 ngày.
1.5.3. Xoài bưởi
- Tên thường gọi: Xoài ba mùa hay xoài bưởi
- Tên khoa học: Mangifera spp
- Tên tiếng Anh: “ Ba mua mua” mango

Hình 2.1.12. Xoài Bưởi
16

Giống dễ trồng cho trái sớm, trồng bằng hạt sau 2,5- 3 năm đã cho trái, từ
khi ra hoa đến thu hoạch trái khoảng 105- 110 ngày. Cây 8 năm tuổi có thể cho
thu hoạch 80-100kg/ cây/ năm.Trái nặng trung bình 300- 350g/quả. Vỏ quả khi
chín có màu vàng xanh, thịt quả màu vàng, xơ dài và ít, thịt quả mền và thô, vị
ngọt nhạt (độ brix 16-18%), lúc chưa chín hẳn sẽ có mùi hăng nhưng lúc chín hẳn
thì phẩm chất tuy thua xoài cát nhưng cũng khá ngon, có đặc điểm là dễ ra hoa, có
vỏ dầy nên chuyên chở xa dễ dàng. Xòai bưởi có ưu điểm hơn xòai cát Hòa Lộc
hay cát chu là rất dễ đậu trái.
1.5.4. Xoài Khiêu sa vơi
- Tên thường gọi: Xoài khiêu sa vơi
- Tên khoa học: Mangifera indica L
- Tên tiếng Anh: “ khieu sa voi” mango
Xoài Khiêu sa vơi được nhập từ Thái Lan năm 1996. Cây sinh trưởng mạnh,
cành mọc ngang, tán cây dạng tròn. Lá dài và hẹp, phiến lá dầy, đuôi lá nhọn, bìa
lá hơi gợn sóng. Quả có dạng dài, hơi uốn cong phần lưng, đuôi quả tròn, trọng
lượng từ 300-350g, vỏ quả màu xanh đậm, thịt quả màu trắng ngà, ít xơ, mịn,
giòn, vị ngọt, độ brix ( 8-10%). Quả dùng ăn xanh, phẩm chất càng ngon khi đủ
già.


Hình 2.1.13. Xoài khiêu sa vơi
Cây cho quả sau trồng 3,0-3,5 năm, mùa vụ thu hoạch quả chính vụ từ tháng
4-5, từ khi ra hoa đến thu hoạch từ 100-110 ngày. Cây 10 năm tuổi có thể cho thu
từ 80-100 kg/ cây/ năm.
17

Ngoài ra, còn có các giống khác như xoài Thơm, xoài Thanh ca là các giống
địa phương, cho năng suất khá cao và phẩm chất cũng khá ngon.
1.5.5. Xoài tượng
Quả to nhất trong các giống xoài ở Việt Nam. Có quả nặng 700 - 800g.
Cây ra hoa sớm nêntháng 3 đã có quả bán ở các chợ. Quả chín màu vàng nhạt ửng
xanh, trơn bóng, thịt quả màuvàng nhạt, ít xơ, ít nước, ăn không ngọt bằng xoài
cát và Thanh Ca, vị nhạt, hơi chua, thoảng có mùi nhựa thông. Tập quán của nhân
dân thường dùng quả già chín tới để ăn sống, quả lúcnày có vị chua ngọt, giòn,
nhiều bột hơn là để chín.

Hình 2.1.14. Xoài Tượng
1.5.6. Một số giống xoài khác
- Xoài voi: Quả tròn, trọng lượng trung bình 190 - 250g. Thịt quả và vỏ quả
màu vàng tươi; nhiều nước rất ngọt, thơm. Thịt quả mịn, không có mùi nhựa
thông. Phẩm chất quả khá song vì vỏ mỏng khó cất giữ và vận chuyển nên chỉ để
tiêu thụ tại chỗ.
- Xoài gòn: Quả tròn, nhỏ, chỉ khoảng 180 - 200g. Xoài này cũng như xoài
tượng dùng để ăn sống khi quả vừa chín tới. Quả già nhiều bột, ăn không chua,
thịt giòn như thịt quả đu đủ xanh nên còn được gọi là ''xoài đu đủ''. Quả chín vỏ
màu xanh có đốm vàng, rất bóng. Thịt quả màu vàng tươi, ngọt vừa, có mùi nhựa
thông.
- Xoài Thanh Ca: Được trồng ở Bình Định, Cam Ranh (Khánh Hoà), Bình
Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) và trồng xen trong vườn cây ăn quả và vườn xoài
ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Là mộttrong những giống ngon được người

tiêu dùng ưa thích. Đặc biệt cây có nhiều đợt quả trái vụtrong năm nên càng có giá
trị kinh tế. Quả hình trứng dài, nặng trung bình 350 - 580g, vỏ quả màu vàng tươi
18

rất bóng nên hấp dẫn. Thịt quả màu vàng tươi từ ngoài vào trong, ít xơ, nhiều
nước, nhiều bột, ăn ngon và thơm ngon. Từ giống Thanh Ca ở miền Tây Nam Bộ
có một dòng tách ra có tên là Thanh Ca chùm (MỹTho, Rạch Giá, Cần Thơ) vì
thường trên chùm có nhiều quả (có chùm 10 quả) nặng trung bìnhmỗi quả 200 -
300g. Lúc chín thịt quả có màu vàng tươi ửng đỏ không đều. Quả mọng nước,
ngọt, ít bột, hơi có mùi nhựa thông nên người tiêu dùng không thích bằng xoài cát,
Thanh Ca.

Hình 2.1.15. Xoài Thanh Ca
Ở phía Bắc vùng Yên Châu - Sơn La thường trồng những giống sau:
- Xoài trứng (xoài tròn) Yên Châu Là sản phẩm đặc biệt của vùng Tây Bắc
ở 2 huyện Yên Châu, Mai Sơn (tỉnh Sơn La). Quả tròn, bé, trọng lượng trung bình
150 - 220g. Chín vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, vỏ quả chínmàu xanh vàng, vỏ
dày (thuận lợi cho vận chuyển đi xa), trơn bóng, thịt quả vàng đậm, nhiềunước,
ngọt đậm và thơm ngon. Nhược điểm là hạt to nên phần ăn được chưa cao. Xoài
hôi (Yên Châu) Là một trong 2 giống trồng nhiều ở 2 huyện dọc đường 6 - Yên
Châu, Mai Sơn. Quả to hơn xoài tròn, hơi dẹt. Vỏ dày quả chín màu xanh vàng,
thịt quả vàng, ăn ngọt như xoài tròn nhưng có mùi hôi của nhựa thông nên có tên
là xoài hôi. Quả chín muộn hơn xoài tròn Yên Châu khoảng nửa tháng. Cây mọc
khoẻ, hàng năm cho quả đều hơn xoài tròn. Cây gieo hạt 8tuổi nếu chăm sóc và
thâm canh tốt đạt 150 - 200kg/cây.Ngoài các giống xoài kể trên, một số giống
khác cũng được trồng nhưng không tập trung vàphát triển rộng vì năng suất và
phẩm chất quả không cao như : xoài cơm, xoài mật, xoài hòn,xoài mủ, xoài phổi,
xoài cóc, xoài Battambang v.v: Mấy năm gần đây, ở một số tỉnh miền Bắc chúng
ta có nhập và trồng thử một số giống xoàicủa Trung Quốc như Quế Hương, xoài
hoa tím, xoài răng voi.Tại Viện nghiên cứu rau quả (Gia Lâm - Hà Nội) đã có một

tập đoàn xoài, ngoài các giống xoài địa phương còn có một số nhập nội từ Trung
Quốc, Ôxtrâylia, Mianma, Thái Lan Công tác nghiên cứu và tuyển chọn giống
19

xoài đang được tiến hành có kết quả. Ba dòng xoài mới GL1, GL2, GL6 được Bộ
Nông nghiệp và PTNT cho khu vực hoá, có những đặc điểm chính sau đây:
- Dòng GL1: Cây sinh trưởng và phát triển khoẻ, tán tròn đều, phân cành
mạnh, có trung bình 4 đợt lộc trong năm, chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến tháng 6,
cành tạo với thân chính một góc từ 45 -600 và phân bố đều xung quanh tán, diện
tích bề mặt tán lớn. Sau 4 năm trồng cây có chiều cao trung bình 4m, đường kính
tán 4 - 4,5m. Lá màu xanh thẫm thuôn dài, phiến lá phẳng dài trung bình 24cm,
rộng 5,5cm, có từ 18 - 21 đôi gân lá, cây thường có hai đợt hoa, đợt đầu hoanở vào
cuối tháng 1 đầu tháng 2 với số lượng ít, đợt 2 hoa tập trung nở rộ xung quanh
trung tuần tháng 4. Tỷ lệ hoa lưỡng tính của giống này khá cao từ 21 - 24% và khả
năng đậu quả trung bình đạt 6%, sau đậu quả quá trình rụng quả sinh lý xảy ra
mạnh tập trung chủ yếu vàotuần thứ nhất đến tuần thứ 3 và còn lại 2 - 4 quả trên
chùm vào thời điểm thu hoạch. Thờigian từ nở hoa đến thu quả của GL1, từ 120 -
130 ngày, sau trồng 3 năm năng suất trung bình đạt 5 - 8kg/cây, khi chín vỏ quả
màu vàng sáng, thơm hấp dẫn. Quả có hình thuôn dài, trọng lượng quả trung bình
đạt 220g/quả, tỷ lệ phần ăn được đạt 69%, thịt quả vàng đậm, vị ngọt.
- Dòng GL2: Cây sinh trưởng khoẻ, cành vươn ngang tạo thành tán thấp và
rộng, bề mặt tán thưa thoáng,hàng năm trung bình có 5 đợt lộc. Cây sau trồng 4
năm có chiều cao trung bình 3, 4m, đườngkính lá dài 24 - 25cm, rộng 6 - 6,5cm,
có từ 17 - 20 đôi gân lá. Ngoài đợt hoa chính nở rộtrung tuần tháng 4 còn có các
đợt hoa phụ vào đầu tháng 1, đầu tháng 2 và đầu tháng 7; tỷ lệhoa lưỡng tính trên
chùm trung bình là 19%, tỷ lệ đậu quả đạt 4%. Mỗi chùm khi thu hoạchcó từ 2 - 5
quả. Thời gian từ nở hoa đến thu hoạch quả từ 120 - 140 ngày, quả chín không
tậptrung, thời gian thu quả từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9. Quả to, vỏ dày,
khi chín vỏquả màu xanh vàng, trọng lượng quả trung bình đạt 390g, thịt quả vàng
nhạt, ngọt đậm, tỷ lệphần ăn đạt 73%, năng suất trung bình sau trồng 3 năm đạt 15

- 20kg/cây.
- Dòng GL6: Có khả năng tăng trưởng trung bình về chiều cao và đường
kính tán, phân cành ít, cành có thể vươn thẳng tạo thành tán thưa và thoáng, lá to
rất dày và xanh thẫm. Bề mặt lá gồ ghề, mép lá gợn sóng, phiến lá dài trung bình
21cm rộng 6.5 - 7cm có từ 15 - 16 đôi gân lá. Mỗi năm câycho 4 đợt lộc. Hoa nở
tập trung vào nửa cuối tháng 4 cho thu quả vào trung tuần tháng 9, trên mỗi chùm
chỉ có 1 quả có hình tròn dẹt, khi chín vỏ quả xanh vàng, phớt hồng, kích thước
quả lớn trọng lượngtrung bình từ 800 - 900g/quả, cá biệt có quả nặng tới 1,5kg,
thịt quả màu vàng mùi thơm, vị ngọt đậm, tỷ lệ phần thịt quả cao đạt 75%. Sau
trồng 3 năm năng suất trung bình từ 12 -15kg/cây. Kết quả phân tích thành phần
dinh dưỡng quả xoài của 3 dòng đạt được trong bảng dưới đây
20

Ngoài các giống xoài trên, còn có một số giống xoài dùng để “ăn xanh” như
xoài Falun, Kiew-Savoey, Nam-Dok-Mai (Thái Lan) và đặc biệt là xoài Tượng
Đài Loan rất được ưa chuộng vì trái lớn, dễ ra hoa, đậu trái và cho năng suất cao.



Hình 2.1.16. Xoài Úc
Hình 2.1.17. Xoài Đài Loan
Hình 2.1.18. Xoài Thái
2. Đặc tính thực vật của cây xoài
2.1. Rễ cây xoài
Rễ xòai thuộc dạng rễ cọc, có thể ăn sâu đến 9m ở vùng đất cao, đất thấp
chỉ mọc tới mực thủy cấp, có nhiệm vụ giữ vững cho cây, rễ con có nhiệm vụ hút
nước và chất dinh dưỡng, rễ con phát triển rộng theo tán cây và chủ yếu tập trung
ở tầng đất mặt.



Hình 2.1.19. Rễ xoài
2.2. Thân cây xoài
21

Là cây gỗ lớn, tán rộng có thể cao tới 40m và có thể sống rất lâu từ 100-300
năm. Tuy nhiên, các giống ghép tán hẹp, cây thấp (10-15m) và mau cỗi hơn dạng
tán hình cầu. Thân sần xùi với các vết nứt dọc theo thân.


Hình 2.1.20. Thân xoài
2.3. Lá, tán lá cây xoài
Dài 15-40cm, rộng 7-7.5cm mọc trên các lóng ngắn và mọc nhiều hơn trên
các cành có hoa , lá mọc thành từng đợt. Mỗi năm có từ 2-4 kỳ ra lá.


Hình 2.1.21. Lá xoài
Hình 2.1.22. Tán xoài
Cứ một kỳ lá lại có một kỳ nghỉ, mỗi kỳ xuất lá làm đọt ra dài 50-60cm.
Mầm đọt nở ra chậm cho tới khi có vài lá cuối mầm xuất hiện rồi bất chợt trong
một vài ngày một chùm từ 7-12 lá mọc ra và lớn nhanh, lá non có màu đỏ tím,
hồng…và mềm khỏang 15 ngày sau nó có màu xanh lợt thì mới bắt đầu quang
hợp, trong thời gian ấy lá dài rộng đầy đủ và khỏang một tháng sau mới xanh
cứng. Những lá già hơn tám tháng tuổi thì không còn quang hợp nữa, nó ăn bám
và chờ rụng.
22

2.4. Hoa và quả xoài
Cây xòai trồng bằng hạt sau 6-8 năm mới ra hoa, xòai bưởi nhanh hơn (2,5 -
3 năm). Hiện nay đa số trồng bằng cây ghép mắt nên thông thường sau 3-4 năm là
ra hoa. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long xòai ra hoa từ tháng 12- tháng 3 dl.

Chùm hoa mọc trên ngọn cành đã phát triển đầy đủ những năm trước.
Một phát hoa xòai có nhiều nhánh với khỏang từ 500- 7000 cái hoa, phần lớn
hoa đực một ít hoa lưỡng tính chiếm từ 1-36% tùy giống. Hoa lưỡng tính thường
nằm ở ngọn phát hoa, hoa nhỏ có 5 cánh màu trắng hoặc tím hồng, 5 đài hoa màu
xanh và một bầu nõan có tiểu nõan. Hoa đực có 5 nhị đực gồm có 1 phấn và 4 bất
thụ. Phấn dính khó tung nên chỉ thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng và gió. Tỷ lệ thụ
phấn cao khi trời nóng và khô.


Hình 2.1.23. Hoa xoài
Hình 2.1.24. Quả xoài
Trái nặng từ 0.1kg-1kg. Dạng trái từ hình dài đến hình tròn đến hơi dài tùy
giống, trái tròn (xòai hòn), bầu dục (xòai cát), dài (xòai tượng). Vỏ quả chín có
màu vàng đến đỏ.
Hạt có bao cứng, nhiều xơ, bên trong có 2 tử diệp và phôi .Các giống xoài
Việt Nam thường đa phôi, mang 2-12 phôi vô tính và có thể có một hay không có
phôi hữu tính nhờ đó hạt xoài gieo có thể có 1-5 cây con và thường là vô tính phát
triển mạnh, còn cây hữu tính thì nhỏ, mọc yếu ớt dễ bị lấn áp.
3. Thực hiện trồng xoài
3.1. Xử lý hố trồng
Nếu thời gian chuẩn bị đất đến khi trồng kéo dài thì chúng ta nên xử lý hố
trước khi tiến hành trồng.
23

- Trước khi trồng nên bón lót cho mỗi hố:
+ 0,5 - 1kg vôi;
+ 100 - 200g phân NPK (16:16:8 hoặc 20:20:15);
+ 10 – 20 kg phân chuồng hoai;
+ 10 - 20g thuốc sát trùng Regent.
- Trộn đều phân để cho vào hố


Hình 2.1.25. Xử lý hố trước khi trồng
3.2. Đảo phân trong hố trước khi trồng
Việc đào hố và bón lót đã tiến hành xong trước khi trồng khoảng 2- 4 tuần,
mô đất vẫn còn cao hơn so với mặt đất 10 cm, nên trước khi trồng cần phải đảo
phân trong hố cho đều.
Có thể dùng các vật liệu đơn giản như dao, leng, cuốc để đảo phân. Nên
đảo từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong giữa hố.
Tạo điểm để đặt cây trong hố: Tùy theo cở bầu cây mà chúng ta sẽ đào hố có
kích thước phù hợp. Đào 1 lỗ giữa mô đất có độ sâu 20 cm, đường kính vừa với
bầu cây con, tốt nhất lớn hơn bầu cây con một chút.
24


Hình 2.1.17. Đảo phân trong hố trước khi trồng
3.3. Kiểm tra cây giống trước khi đặt
Trước khi đặt cây xuống cần phải kiểm tra xem cây con có đạt tiêu chuẩn
hay không, nếu đạt mới đặt cây xuống hố:
- Thân và cổ rễ phải thẳng và vững chắc. Vỏ không bị thương tổn. Vết ghép
tiếp hợp tốt. Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ. Rễ cọc không cong vẹo.
- Có từ 3 cành cấp 1 trở lên. Số lá trên thân chính phải có từ 1/3 chiều cao
của cành giống đến đỉnh chồi. Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình
dạng, kích thước đặc trưng của giống.
- Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 80 cm trở lên.
Đường kính của cây giống (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm) từ 0,8 cm trở lên.

Hình 2.1.18. Kiểm tra cây giống trước khi trồng
3.4. Đặt cây vào hố

×