Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận HV báo chí và tuyên truyền đề tài chuyên đề Báo chí trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.98 KB, 36 trang )

Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
MỤC LỤC
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
1
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Đề tài: Khảo sát các bài viết về trẻ em trên báo điện tử
VnExpress trong tháng 11/2010
I. Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói rằng, chưa bao giờ vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ
em lại được đặc biệt quan tâm như hiện nay. Liên tiếp trong thời gian
vừa qua, báo chí đã có rất nhiều bài viết về những vụ việc liên quan đến
trẻ em. Nó không chỉ thể hiện sự phức tạp của nhóm đối tượng này mà
còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của xã hội với những tương lai của đất
nước.
Báo chí cho trẻ em viết không hề đơn giản. Một mặt vẫn phải giữ tính
thời sự, chân thực, khách quan của báo chí. Một mặt phải đề cao tính
nhân văn, nhân đạo, tránh làm tổn hại đến danh dự trẻ em trước cộng
đồng và làm sao cho chính các em có thể hiểu. Đặc biệt với báo mạng,
với sự phát tán thông tin nhanh nhạy và rộng khắp hơn các loại hình báo
chí khác rất nhiều, những sai sót nhỏ có thể gây ảnh hưởng xấu đến các
nhân vật trẻ em trong bài viết, cũng như tâm lý không đúng đắn trong
dư luận. Điều này thực sự có ý nghĩa rất lớn, thúc đẩy những sinh viên
báo chí chúng em khảo sát, nghiên cứu để đúc rút những kinh nghiệm
làm việc cho bản thân mình.
Mặt khác, để không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của
báo chí trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, việc nâng
cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh
nghiệm nghề nghiệp giữa những người làm báo và những người quan
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
2


Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
tâm là hết sức cần thiết. Nhiều cuộc hội thảo báo chí lớn nhỏ về đề tài
trẻ em đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà
báo.Các tạp chí lý luận chuyên ngành cung ít nhiều đề cập đến vấn đề
kỹ năng và kinh nghiệm của nhà báo viết cho trẻ em.
Liên tiếp trong thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều những vụ việc đặc
biệt nghiêm trọng liên quan đến trẻ em. Đây cũng là một trong những lý
do nên tiến hành nghiên cứu vì yếu tố thời gian rất thích hợp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện đã có những bài nghiên cứu về đề tài báo chí cho trẻ em với các
nội dung như: Các nhóm đề tài trẻ em thường gặp (nhóm các vấn đề
điển hình tiên tiến; nhóm đề tài nhân tố mới, điển hình mới; nhóm vấn
đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…); Chi tiết, ngôn ngữ, bố cục tác phẩm;
Kỹ năng viết báo cho trẻ em… Thậm chí đã có riêng một website “Báo
chí với trẻ em” (cmvn.org.vn) - một dự án quốc tế (do Tổ chức Cứu trợ
trẻ em Thụy Điển tài trợ) ra đời nhằm nâng cao năng lực cộng tác báo
chí cho trẻ em.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của em thì hiện chưa có những khảo sát mang
tính cụ thể, trong phạm vi từng tờ báo. Các đề tài được đề cập đến đều
ở mức độ rộng, bao quát và tổng hợp. Bởi vậy, với nội dung của môn
học “Báo chí chuyên đề”, em đã có cơ hội tiếp cận với mảng đề tài Báo
chí trẻ em nói chung và những bài viết trên báo VnExpress nói riêng.
Em tin rằng việc khảo sát các bài viết về trẻ em trên báo VnExpress
trong một tháng, tuy không nhiều, nhưng cũng là một căn cứ thực tiễn
để bổ sung thêm thông tin, dẫn chứng vào những nghiên cứu rất có giá
trị trước đây.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
3
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thực trạng và lý luận báo chí đã và đang đặt ra thách thức đối vời người
làm báo về sự hiểu biết những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong
việc làm báo cho trẻ em. Trẻ em vừa là đối tượng phản ánh của báo chí
vừa hưởng thụ các sản phẩm báo chí. Mục đích của bài tiểu luận này
nhằm nắm được hoạt động báo chí của VnExpress nói riêng, đồng thời
rút ra được những ưu điểm hạn chế trong quá trình làm nghề để thu nhặt
những kinh nghiệm cho bản thân trong công việc sau này.
Với mục đích đó, bài tiểu luận có nhiệm vụ khảo sát, phân tích, đánh giá
để hoàn thành nghiên cứu, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tin bài báo chí với trẻ em trên báo điện tử
VnExpress.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi và yêu cầu của một bài tiểu luận, em đã tiến hành khảo
sát trên báo điện tử VnExpress trong tháng 11/2010.
Phạm vi khảo sát, nghiên cứu: những bài viết về trẻ em (do phóng viên
của báo viết, tổng hợp, dịch từ nước ngoài hoặc copy từ nguồn khác).
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Khảo sát, thống kê: Tìm kiếm lại các bài viết về trẻ em đã đăng trong
tháng 11/2010. Từ khóa để tìm kiếm gồm: “trẻ em”, “bé trai”, “bé gái”.
Có thể kết quả này chưa thực sự đầy đủ về mặt số lượng nhưng chất
lượng cũng có khả năng thể hiện tương đối tổng quát vấn đề.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
4
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Đưa ra số liệu bài cụ thể, số lượng bình luận dưới từng bài, các bài nhận
được nhiều/ ít bình luận nhất… (những con số thể hiện được phần nào
hiệu quả bài viết)
+ Phân tích: Dựa trên số liệu khảo sát và thống kê được, phân tích để
thấy các đề tài nóng nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng nhất
và ngược lại… Tìm các tài liệu liên quan để tham khảo, kết hợp phân

tích nhằm có được cái nhìn toàn diện.
+ Đánh giá: các bài viết chất lượng nhất, sự thành công/ thất bại của bài
viết, ý nghĩa của bài viết… Cùng với đó đánh giá hiệu quả hoạt động
của chuyên mục/tờ báo (từ nội dung, hình thức tới mức độ ảnh hưởng
của các bài viết).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Bài nghiên cứu chắc chắn sẽ là những minh họa cụ thể giúp nhìn nhận
diện mạo báo chí trẻ em một cách chi tiết hơn; là điều kiện để bổ sung,
hoàn thiện lý thuyết đồng thời góp phần cùng các nghiên cứu trước đây
xây dựng một bức tranh tổng thể về diện mạo báo chí trẻ em trên báo
mạng điện tử hiện nay.
7. Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận được chia thành ba phần:
+ Phần 1: Nhận thức chung về báo chí trẻ em
+ Phần 2: Khảo sát, đánh giá chất lượng các bài viết trên VnExpress
+ Phần 3: Kết luận, đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
5
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
II. Nội dung
Chương 1: Nhận thức chung về báo chí trẻ em và các bài viết về trẻ
em trên báo điện tử VnExpress
1.1. Báo chí trẻ em và vai trò của nó trên các trang báo điện tử
Có thể nói rằng, chưa bao giờ vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ
em lại được đặc biệt quan tâm như hiện nay.
Trên phạm vi toàn thế giới, vấn đề trẻ em trở nên cấp thiết giữa lúc
những cuộc chiến tranh bạo lực, xung đột vũ trang, vấn đề môi trường
sinh thái, thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói, ma tuý đe doạ đến sự phát
triển bình thường của trẻ em.
Ở Việt Nam , trẻ em luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Khi kinh tế

-xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, chúng ta càng
có điều kiện quan tâm hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho
trẻ.
Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quan niệm rằng, chăm sóc, bảo
vệ và giáo dục trẻ em là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong sự
nghiệp đó, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò
và vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là vai trò giám sát xã hội phát hiện và
tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, các ý tưởng và hành vi
tốt đẹp vì trẻ em.
Để không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí
trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, việc nâng cao
nhận thức, mở rộng hiểu biết, trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
6
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
nghề nghiệp giữa những người làm báo và những người quan tâm là hết
sức cần thiết.Nhiều cuộc hội thảo báo chí lớn nhỏ về đề tài trẻ em đã
được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà báo. Các tạp
chí lý luận chuyên ngành cung ít nhiều đề cập đến vấn đề kỹ năng và
kinh nghiệm của nhà báo viết cho trẻ em.
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, em mong muốn được trao đổi và
chia sẻ những hiểu biết và phát hiện của mình qua nghiên cứu về đề tài
báo chí viết cho trẻ em nói chung, cũng như qua việc khảo sát một số
tác phẩm báo chí tiêu biểu trên VnExpress nói riêng.
1.2. Vị trí, vai trò của mảng đề tài trẻ em trên trang VnExpress
Theo công cụ đánh giá thứ hạng trang web toàn cầu Alexa, Vnexpress
hiện là trang báo mạng điện tử được truy cập nhiều nhất Việt Nam (số
liệu ngày 1/1/2011). Tuy không có riêng chuyên mục trẻ em nhưng số
lượng bài vở về trẻ em luôn thể hiện mối quan tâm đặc biệt của tờ báo
đối với nhóm đối tượng đặc biệt này.

Là trang tin nhanh hàng đầu Việt Nam với nội dung phong phú trên tất
cả các lĩnh vực đời sống, xã hội, báo chí trẻ em là một nội dung không
thể thiếu để hoàn thiện thực đơn đọc cho độc giả. Thực tế là hàng ngày
luôn có những bài viết về trẻ em xuất hiện trong một chuyên mục nào
đó.
Rõ ràng, với những lợi thế hiện có về đội ngũ phóng viên, cộng tác viên,
độc giả… báo chí trẻ em là một mảng đề tài quan trọng của tờ báo, hứa
hẹn những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa và hiệu quả hơn nữa
trong tương lai.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
7
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
1.3. Các tiêu chí đánh giá bài viết về đề tài trẻ em
Đưa tin về trẻ em có những thách thức riêng. Trong một số trường hợp,
việc đưa tin về trẻ em có thể đẩy trẻ em vào những tình huống khó xử,
thậm chí khiến trẻ bị xa lánh. Dưới đây là những nguyên tắc viết bài về
trẻ em do UNICEF xây dựng (11/2006, nguồn: cmvn.org.vn – trang Báo
chí với trẻ em, trực thuộc Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền)
UNICEF đã xây dựng những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp này như
một công cụ hỗ trợ các nhà báo trong quá trình tác nghiệp về những vấn
đề liên quan đến trẻ em. UNICEF tin rằng chúng sẽ giúp báo chí đưa tin
về trẻ em một cách khách quan và nhạy cảm.
Những nguyên tắc này đảm bảo các nhà báo phục vụ lợi ích tốt nhất của
cộng đồng trong khi không xâm phạm hoặc hạ thấp các quyền của trẻ
em.
 Các nguyên tắc:
- Nhân phẩm và các quyền của trẻ em phải được tôn trọng trong mọi
trường hợp.
- Khi phỏng vấn và đưa tin về trẻ em, cần đặc biệt chú ý đến quyền

riêng tư và bí mật của trẻ, chúng cần được lắng nghe, tham gia vào
các quyết định có ảnh hưởng tới chúng và được bảo vệ trước mọi
hành vi lạm dụng và trừng phạt.
- Lợi ích tốt nhất của mỗi trẻ em phải được ưu tiên trước bất kỳ lợi ích
nào khác. Trong quá trình xác định những lợi ích tốt nhất của trẻ,
quyền được lắng nghe của trẻ phải được tôn trọng phù hợp với độ
tuổi và mức trưởng thành của chúng.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
8
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
- Những người hiểu rõ nhất hoàn cảnh của trẻ em và có khả năng đánh
giá chính xác nhất hoàn cảnh đó cần được tham vấn về những vấn đề
chính trị, văn hoá, xã hội khi đưa tin về trẻ em.
- Không đăng tải một câu chuyện hoặc hình ảnh có thể đưa trẻ, anh em
hoặc bạn bè của trẻ vào tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm ngay
cả khi những yếu tố nhận dạng được thay đổi, giấu đi hoặc không
được sử dụng.
- Đặc biệt phải luôn xác định, đưa thông tin nào cần cho trẻ và có lợi
cho trẻ, chứ không được đưa thông tin chỉ nhằm mục đích bán báo…
- Ngoài ra, viết về trẻ em cần sinh động, cụ thể, dễ hiểu và hấp dẫn.
- Viết về trẻ em thành phố khác viết về trẻ em nông thôn, viết về trẻ
em bị buôn bán khác với viết về trẻ em bị bạo hành hoặc viết về việc
trẻ em phạm pháp khác viết về trẻ em bị xâm hại tình dục. Tuỳ vào
từng đối tượng trẻ em trong các bài viết để phóng viên tự mình đặt
câu hỏi, có nên dùng những từ ngữ miêu tả chi tiết quá hay không?
Những bài viết đi sâu vào miêu tả quá chi tiết các vụ việc trẻ em bị
xâm hại, thậm chí còn nêu rõ tên tuổi, quê quán, bố mẹ, điều này vô
hình chung lại làm các em thêm một lần đau đớn.
Một điều cũng dễ bắt gặp trong công tác truyền thông về trẻ em là người
lớn hay nói hộ trẻ em quá nhiều, có nhiều câu hỏi phỏng vấn được các

em trả lời đều là ý kiến của người lớn gắn vào miệng các em. Do vậy,
cần tạo điều kiện để các em có thể bộc lộ suy nghĩ, tư duy, chính kiến
của mình trước những vấn đề các em quan tâm.
Cụ thể, với báo chí Việt Nam, có năm tiêu chí cơ bản để đánh giá một
bài viết về trẻ em có đạt yêu cầu hay không (xét trên khía cạnh nội
dung, đạo đức và hiệu quả xã hội). Bao gồm:
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
9
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
- Thúc đẩy thực hiện và giám sát Công ước quốc tế về quyền trẻ em
(CRC) (Chi tiết ở phần Phụ lục 1)
Nội dung chính của CRC bao gồm:
• Định nghĩa về trẻ em: Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở
các nước cụ thể quy định tuôi thành niên.
Theo Luật bảo về, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam, trẻ em
là công dân dưới 16 tuổi, trẻ vị thành niên: từ 13 đến 15 tuổi.
• Bốn nhóm quyền chính: Không phân biệt đối xử, vì lợi ích tốt nhất của
trẻ em, quyền sống còn và phát triển, có sự tham gia của trẻ em (tôn
trọng ý kiến của trẻ em)
• Một quá trình: Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp đỡ Nhà
nước trong việc thực hiện và theo dõi việc thực hiện Công ước.
- Có hình ảnh và tiếng nói trẻ em.
- Trẻ em được tôn trọng và khuyến khích tham gia.
- Trẻ em tiếp thu và hiểu được.
- Là những thông tin thực hiện với các nhóm trẻ em.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
10
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Chương 2: Thực tiễn các bài viết về trẻ em trên VnExpress
2.1. Khảo sát:

Số lượng các bài viết về trẻ em trong tháng 11 trên Vnexpress là 76 bài.
Trong đó: 6 phóng sự ảnh, 16 tin dịch và tổng hợp từ báo chí nước
ngoài, 42 bài viết/ tin về trẻ em do phóng viên/cộng tác viên Vnexpress
viết, 10 bài bạn đọc viết, 1 video clip, 1 bài lấy từ trang báo khác.
Số lượng bài viết ở các chuyên mục như sau:
Chuyên mục Xã hội: 10/72 bài
Chuyên mục Thế giới: 16/72 bài
Chuyên mục Pháp luật: 14/72 bài
Chuyên mục Đời sống: 35/72 bài
Chuyên mục Bạn đọc viết: 10/72 bài
(Chi tiết ở phần phụ lục 2)
Trung bình, mỗi ngày có từ 2 đến 3 tin bài. Tuy nhiên, có những ngày
có tới 8 tin bài (25/11/2010), chủ yếu cùng thể hiện một vấn đề (bé 3
tuổi ở Đồng Nai bị bảo mẫu tắm “hành xác”), dưới nhiều góc độ quan
sát (người trong cuộc: bé gái, gia đình bé gái, bà bảo mẫu…; người
chứng kiến: quay clip; độc giả quan tâm…), bằng nhiều hình thức thể
hiện (bài, ảnh, clip) và đăng ở những chuyên mục khác nhau (đời sống,
pháp luật, bạn đọc viết…) nhằm mang thông tin một cách đầy đủ và
toàn diện nhất về sự việc cho công chúng phán xét.
Qua khảo sát có thể thấy, 6 tháng cuối năm trung bình Vnexpress đều có
khoảng từ 60 – 70 bài về trẻ em ở tất cả các thể loại, chuyên mục, thể
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
11
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
hiện sự quan tâm của tờ báo tới đề tài trẻ em cũng như đáp ứng được
tính thời sự của báo chí. Số lượng bài trẻ em trong tháng 11/2010 được
xếp vào dạng nhiều so với các tháng khác.
- Thống kê chi tiết thể hiện ở bảng phụ lục 2.
2.2. Đánh giá chất lượng các bài viết về trẻ em trên VnExpress:
 Đánh giá chung:

Thông tin về trẻ em trên Vnexpress chủ yếu được đưa vào các chuyên
mục: “Xã hội”; “Đời sống”; “Pháp luật” hay “Bạn đọc viết”… Đây là
những chuyên mục chủ yếu thông tin về việc học hành, sức khỏe của trẻ
em để phụ huynh tiện theo dõi. Vấn đề truyền thông về trẻ em tập trung
vào một số chủ đề như: các vụ bạo hành, lạm dụng trẻ em; trẻ lang
thang, có hoàn cảnh đặc biệt, dính vào các tệ nạn xã hội; một số bệnh
liên quan đến trẻ em; trẻ nhiễm HIV/AIDS bị bỏ rơi không nơi nương
tựa; việc học hành, thi cử, trường lớp, sức khỏe của các bé…
Báo chí nước ngoài về trẻ em cũng chiếm một vị trí nhất định trong kế
hoạch truyền thông của báo. Nội dung thường hướng đến là những
trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, những vụ án liên quan tới trẻ
em mang tính chất điển hình.
Nếu như các chủ đề về sức khỏe, học hành thi cử, trường lớp, giải trí
của các bé được đưa tin, viết bài với tính chất để bố mẹ các bé tham
khảo, có thông tin tốt nhất nuôi dạy con cái khoa học thì thông tin luôn
thu hút sự quan tâm của độc giả, có tít giật giân chính là thông tin về
việc trẻ bị lạm dụng; bị bạo hành gia đình và bạo lực học đường…
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
12
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Nếu mang tiêu chí đánh giá các tác phẩm báo chí trẻ em để áp vào
những bài liên quan đến trẻ em trên Vnexpress có thể thấy, chúng rất
khó đáp ứng tiêu chí: Để trẻ em hiểu và làm theo. Đa số đều được viết
ra cho người lớn nhận thức, thay đổi chứ không phải để hướng dẫn trẻ
em. Hình ảnh và tiếng nói trẻ em cũng còn những hạn chế nhất định.
Còn lại, nhìn chung các bài viết đều lên tiếng bênh vực trẻ em, vì lợi ích
tốt nhất của trẻ…
 Cụ thể:
Dựa trên nội dung của Công ước quốc tế về quyền trẻ em để đánh giá
nội dung của các bài viết:

Về đề tài: Viết cho trẻ em là một chủ đề đặc biệt phong phú và đa dạng,
bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Tuy nhiên có thể đề cập tới những
nhóm đề tài cụ thể sau (dựa theo sự phân chia của một số công trình
nghiên cứu về báo chí trẻ em trước đây):
a, Nhóm các vấn đề điển hình tiên tiến:
Điển hình tiên tiến bao gồm các nhà mở, nhà tình thương, các trường
học đặc biệt, các nhà hảo tâm; các ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em,
các tổ chức đoàn thể xã hội khác Đây là những điển hình tiên tiến
trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Báo chí tiếp cận
nhóm đối tượng này và mô tả những hoạt động của nó. Qua đó, nêu lên
những kinh nghiệm, bài học, cách thức tốt nhất trong việc bảo vệ và
chăm sóc trẻ em. Cũng do đó trẻ em tin tưởng hơn vào bản thân và sự
quan tâm, chăm sóc của xã hội.VD:
Cứu sống em bé 0,7 kg từ thai phụ sắp mất
Bệnh nhi đầu tiên sống sót nhờ thở khí NO
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
13
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Xử trí khi bé hay đánh người
……
b, Nhóm đề tài mô hình mới, nhân tố mới
Báo chí phát hiện và biểu dương những mô hình độc đáo, những nhân tố
mới trong công tác giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Một thầy giáo
đã về hưu mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, một nhóm sinh
viên tình nguyện mở các lớp dạy văn hoá cho trẻ em đường phố đều là
những hình ảnh đẹp cần được đưa lên trang báo. Cái hay của nhóm đề
tài này là giới thiệu được tới đông đảo bạn đọc là trẻ em và những người
quan tâm, từ đó cổ vũ và nhân rộng.
VD bài viết: 'Mái nhà xanh' giúp trẻ giảm sốc lần đầu đi học - Hải
Duyên. Mô hình này được triển khai thí điểm tại các trường ở TP HCM

từ năm 2007, là nơi vui chơi dành cho các bé đến làm quen trường lớp,
giúp bé không bỡ ngỡ mà có thể nhanh chóng hòa nhập trong lần đầu đi
học. Cho đến nay, mô hình đã được thực hiện ở một số trường và đem
lại hiệu quả ngoài mong đợi. Theo các giáo viên mầm non, tình trạng
khóc nhiều, sợ đi học của những trẻ lần đầy tới trường giảm hẳn. Các
em cũng hòa nhập nhanh hơn với nề nếp trên lớp. Đây là một hình thức
"giảm sốc" được các chuyên gia tâm lý người Pháp nghiên cứu và hỗ trợ
triển khai tại Việt Nam.
Cô giáo mầm non phụ trách không quá 4 trẻ dưới một tuổi (Hoàng
Thuỳ): Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ vừa đưa ra bản dự thảo thông tư liên
tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các cơ sở giáo
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
14
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
dục mầm non công lập. Nếu được đưa vào thực tế, trẻ mầm non sẽ nhận
được sự chăm sóc chu đáo hơn từ giáo viên cũng như bản thân người
giáo viên sẽ giảm bớt được áp lực vì phải trông nom nhiều trẻ nhỏ một
lúc. Một mô hình tốt rất cần được báo chí vào cuộc, góp phần nhân
rộng.
c, Nhóm vấn đề trẻ em hoàn cảnh đặc biệt
Tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trẻ thất
học, trẻ vi phạm pháp luật, trẻ bị tật nguyền, suy dinh dưỡng, trẻ bị
nhiễm HIV/AIDS là những vấn đề mẫn cảm, gây nhức nhối trong xã
hội. Báo chí viết về đề tài này phải phản ánh được thực trạng cũng như
hướng tới những giải pháp tích cực nhằm góp tiếng nói chung vận động
từng cá nhân, từng gia đình, các cơ quan chức năng và nhiều tổ chức xã
hội khác cùng tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề trên.
VD: Loạt bài về Hành trình bỏ trốn của 4 đứa trẻ mang thương tích
cùng những điều tra của phóng viên xung quanh câu chuyện này. Qua
đó rấy lên sự hoài nghi về chất lượng của các trung tâm bảo trợ trẻ em

xã hội hiện nay. Loạt bài đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của công
chúng với số lượng bình luận tăng đột biến.
Loạt bài Bảo mẫu Phụng bị nghi ngờ 'hành xác' nhiều em bé thuộc
nhóm đề tài này vì đã cung cấp những thông tin thời sự về những trẻ bị
vi phạm pháp luật tại các cơ sở mầm non tư nhân.
Băng 'nhí' lừa đảo qua chát: Đề tài của bài viết là đối tượng trẻ em
đặc biệt có những hành vi vi phạm pháp luật, tạo nên những lo ngại
trong xã hội, đồng thời cảnh tỉnh người lớn về phương thức giao dục
con trẻ hiện nay.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
15
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Trẻ em trường mù vây quanh rocker Anh Khoa: Chùm ảnh chàng ca
sĩ vui chơi cùng những đối tượng trẻ em đặc biệt của trường khiếm thị
Nguyễn Đình Chiểu cho thấy những chân dung trẻ thơ rất đáng yêu,
đáng thương. Qua đó, tìm kiếm sự chia sẻ, cảm thông từ phía độc giả.
d, Nhóm bảo vệ sức khỏe trẻ em
Các bài trong nhóm này vừa chỉ ra cho phụ huynh những nguy cơ đối
với sức khoẻ của trẻ đề có biện pháp phòng ngừa, vừa có thể giúp trẻ
hiểu phần nào và cảnh báo, hướng dẫn trẻ tránh các tác hại đó. Các bài
viết trong nhóm này chiếm một số lượng áp đảo so với các nhóm đề tài
còn lại. Một số bài tiêu biểu như:
Trẻ viêm đường hô hấp hàng loạt vì thời tiết thay đổi
Tre nằm trong cổ bé trai 5 tuổi
Bé trai 16 tháng tuổi ngã vào nồi canh
Chơi kíp nổ, cậu học trò đứt 4 ngón tay
Bé mầm non ăn nhầm bột rửa bồn cầu
Hai chị em gặp nạn vì tưởng nước cứng
Mút lau bảng trong âm đạo bé gái 4 tuổi
Bé trai vào rừng bắt cá bị voi quật chết

……
Các bài viết có tính thời sự cao, là những sự kiện, vấn đề vừa mới xảy
ra, đang nhận được sự quan tâm của công chúng (ở thời điểm đó). Đề tài
phong phú, chia thành nhiều nhóm nội dung.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
16
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Công chúng trẻ em là nhân vật chính trong các bài viết đồng thời cũng
là đối tượng đầu tiên nhận những tác động từ bài viết. Công chúng nói
chung vừa là khách thể chứng kiến câu chuyện thông qua các bài viết,
vừa có thể trực tiếp là người tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến thông
qua các box phản hồi. Có thể thấy, qua các số liệu khảo sát được, những
bài viết về trẻ em trên Vnexpress nhìn chung phù hợp với đặc điểm của
tờ “Tin nhanh Việt Nam”, không có gì đi trái với nội dung chung của tờ
báo.
Về nội dung: Các bài viết đưa ra những thông tin mới về những vấn đề
mà công chúng quan tâm đồng thời cung cấp những cái nhìn khách
quan, toàn diện về vấn đề đó. Trong tháng 11, các nội dung được đề cập
nhiều nhất là cuộc sống của trẻ ở các trường mầm non công và tư thục,
những trẻ gặp tai nạn do bất cẩn của người lớn và sự tò mò của bản
thân, những trẻ bị phạm tội ác bởi những kẻ mất nhân tính… Nội dung
không chỉ tường thuật lại các câu chuyện, mà còn kết hợp phân tích,
đánh giá, so sánh, tổng kết.
Bằng chứng là liên quan đến vụ bé gái ở Đồng Nai bị bảo mẫu tắm bạo
hành đã có gần 10 bài liên quan. Hay nói về suất ăn của trẻ mẫu giáo
hiện nay, đã có những bài viết thể hiện suất ăn của trẻ em ở một số nước
trong khu vực và quốc tế để người đọc so sánh. Đặc biệt trong các bài
thuộc chuyên mục Pháp luật, nội dung luôn bao quát toàn bộ vấn đề,
quá trình trẻ em bị phạm tội để người đọc có được cái nhìn đầy đủ,
chính xác nhất.

Về vụ 4 đứa trẻ trốn khỏi nhà mở ở Đồng Nai: Do trong quá trình điều
tra, phóng viên quá quan tâm đến lợi ích của những đứa trẻ nên đã có
phần thiếu khách quan trong bài viết, tiến hành rất nhiều bài phản ánh
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
17
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
một chiều từ những thông tin do 4 đứa trẻ cung cấp, còn tiếng nói từ
những người trong nhà mở thì được dẫn như những lời nói dối. Điều
này sẽ không để lại ảnh hưởng gì nếu như sau đó các cơ quan chức năng
không tuyên bố vết thương của những đứa trẻ không phải do các cô giáo
trong nhà mở gây ra, và chính các em là những người nối dối. Đây cũng
là một bài học cho những phóng viên, nên đưa sự việc một cách khách
quan khi chưa có kết luận chính thức, chớ vì đưa tin nhanh, vội mà để
“há miệng mắc quai” về sau, làm giảm uy tín của tờ báo trước độc giả.
Lại nói về nội dung các bài viết về trẻ em trên Vnexpress trong tháng
11, những bài dịch và tổng hợp từ báo chí nước ngoài cũng chiếm một
số lượng tương đối lớn, chủ yếu là những trường hợp trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, trẻ em bị phạm tội… Hoàn toàn có thể hạn chế những bài
viết trong khu vực này để tránh những cái nhìn bi quan của xã hội Việt
Nam cũng như sự lo ngại từ phía trẻ em khi tiếp nhận những thông tin
này.
Về chi tiết trong bài: hầu hết các bài viết đều chứa đựng những chi tiết
tiêu biểu. Đó có thể là những mâu thuẫn trong lời khai của bị can, là một
bức ảnh về khẩu phần ăn của trẻ mẫu giáo, là một đoạn clip bạo hành
của bà bảo mẫu, là một câu nói ngây thơ của trẻ em, một con số khoa
học mới được công bố về sức khoẻ hay sự phát triển của trẻ… Các chi
tiết có rất nhiều cách thức biểu hiện, có thể rất nhỏ thôi nhưng có sức
nặng hơn cả so với các chi tiết khác trong toàn bài.
Phải khẳng định, hình ảnh và tiếng nói trẻ em chính là những chi tiết
tiêu biểu nhất bởi các em chính là đối tượng phản ánh, cũng là đối tượng

tiếp nhận chính mà các bài viết về trẻ em trên báo chí hướng đến. Tuy
nhiên, cần xem xét những chi tiết đó trong mối tương quan với các chi
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
18
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
tiết khác, làm nổi bật nó lên để công chúng tự phán xét chứ không phải
vì nó mà để toàn bài lệch hướng.
Một chi tiết mà các bài viết trên Vnexpress đã làm khá tốt, đó là không
để tên thật và hình ảnh của những trẻ em bị tổn thương về danh dự và
nhân phẩm, không làm tổn thương các em thêm một lần nữa trên báo chí
và trước dư luận.
Tuy nhiên vẫn có những bức ảnh như thế này gây hoảng sợ cho trẻ em
khi nhìn thấy:
Bé Đàm Văn Trường đang tiếp tục được điều trị trong khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia. Ảnh: MT.
Bức ảnh dưới đây lại không mang nhiều thông tin như lời chú thích phía
dưới:
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
19
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Trung "khoe" những vết thương còn in dấu vết. Ảnh: A.X.
Về hình thức: Các bài viết được thể hiện trong nhiều thể loại phù hợp
với nội dung và ý đồ thể hiện của tác giả. Nổi bật là các bài thông tấn,
phản ánh có dung lượng từ 600 – 800 chữ và các tin vắn dưới 500 chữ.
Thể loại phóng sự cũng được sử dụng trong một số bài đẩy dung lượng
bài viết lên trên 1500 chữ.
Các bài viết trong các chuyên mục (trừ Bạn đọc viết) thể hiện đầy đủ
các yếu tố của một bài báo, gồm: tít chính, sapô, tít xen. Còn chuyên
mục Bạn đọc viết chủ yếu chỉ gồm tít chính, sapô và bài viết mà không
có tít xen. Tít chính và sapô thường do tòa soạn đặt. Các đoạn ngắn, có
độ nghỉ cho mắt khiến cho việc tiếp nhận thông tin thoải mái hơn, dễ

theo dõi hơn cho cả người lớn và trẻ em. Dung lượng ngắn hơn sẽ là yếu
tố hàng đầu đưa các bài viết trẻ em đến với chính các em.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
20
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Ngôn ngữ trong các tác phẩm nhìn chung phù hợp với nội dung và khá
hấp dẫn nhưng đưa cho con trẻ đọc không phải em nào cũng có thể hiểu
hết, nhiều bài còn miêu tả quá dài dòng và chi tiết những hình ảnh gớm
ghiếc hoặc hành vi phạm tội độc ác. Nhiều ngôn ngữ thiên về giật gân,
câu khách, viết cho người lớn mà chưa quan tâm đến thái độ tiếp nhận
của trẻ em. Đặc biệt là các bài trong mục pháp luật.
Trong bài viết: “Khởi tố vụ cô giáo nhốt học sinh vào thang máy” có
đoạn miêu tả: “bé bị sưng bầm thái dương, xuất huyết vùng cổ mặt, hai
mắt bị xuất huyết kết mạc, nề mi. Phần da ở thái dương bị xé toạc, lộ
sọ, chấn thương sọ não thấy tụ khí mô mềm. Riêng phần ngực, bụng
cũng bị xây xát rộng, gãy xương đòn trái…”
Tuy nhiên, nếu viết cho người lớn đọc để thay đổi thái độ, dẫn đến thay
đổi hành vi thì đây là những bài viết tương đối thành công bởi ngôn ngữ
đời thường, gần gũi, dễ đọc và dễ cảm với người viết cũng như nhân vật
trẻ em trong bài.
Về phản hồi của độc giả: Số lượng bình luận dưới các bài viết trên
Vnexpress nói riêng và các bài viết về trẻ em nói chung thể hiện sự quan
tâm đặc biệt của công chúng đến tiếng nói từ Vnexpress và những câu
chuyện liên quan đến trẻ em. Có những bài nhận được tới 76 bình luận.
Với những sự kiện đặc biệt vừa xảy ra trong thời gian qua với một số trẻ
mẫu giáo, ở nhà mở, lượng bình luận của độc giả thường xuyên ở mức
cao (trên 30 phản hồi). Điều này một lần nữa thể hiện tính tương tác của
báo chí và hiệu quả của bài viết với độc giả.
Nhìn vào số lượng bài viết, số bình luận của độc giả cũng đủ hiểu phần
nào về hiệu quả xã hội của những bài viết về trẻ em trên Vnexpress.

Điều dễ nhận thấy đầu tiên, đó là những bài viết có tính thời sự, đáp ứng
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
21
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
được yêu cầu thông tin của công chúng, mang đến bức tranh tổng quát
về sự việc, sự kiện dưới nhiều góc nhìn và cách thức thể hiện. Ngôn ngữ
đại chúng, dễ hiểu, đặc biệt với người lớn, chạm được vào cảm xúc của
người đọc, đặc biệt là những người đang có con em đang trong hoàn
cảnh như một số sự việc xảy ra trong thời gian qua.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
22
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Các bài viết về trẻ em trên Vnexpress cũng góp một tiếng nói cùng các
tờ báo khác, các loại hình truyền thông khác thúc đẩy xã hội thực hiện
và giám sát quyền trẻ em, thúc đẩy và đồng hành cùng các cơ quan chức
năng trong công cuộc đấu tranh chống những hành vi xâm hại trẻ em,
góp thêm những kinh nghiệm trong việc giáo dục, định hướng các em
cũng như kết nối cộng đồng sẻ chia với những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
Đây là một quá trình lâu dài, cần sự lao động nghiêm túc, không ngừng
nghỉ của các nhà báo viết về đề tài trẻ em.
Chương 3: Hạn chế - Đề xuất giải pháp
Qua cuộc nghiên cứu, khảo sát nhỏ về một tháng tin bài chuyên đề trẻ
em trên báo điện tử Vnexpress, em nhận thấy một số mặt hạn chế trong
việc thực hiện chuyên đề này của báo.
Trước tiên là đề tài còn thiên về những sự kiện mới xảy ra nên không có
sự cân bằng với các nhóm đề tài khác. Bởi thế, trên trang báo có quá
nhiều bài với nội dung trẻ em bị bạo hành, bị bóc lột, bị lạm dụng… tạo
nên một mảng màu xám quá lớn, gây hoang mang dư luận, tâm lý lo sợ
của trẻ em. Cần có sự điều chỉnh để tăng cường đưa các bài về các nhân
tố điển hình trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, giảm

bớt những bài dịch từ báo chí nước ngoài với nội dung trẻ em bị xâm
hại vì nó vừa không phù hợp với hoàn cảnh nước ta, vừa góp thêm
mảng màu xám trong xã hội.
Thứ hai là về ngôn ngữ trong các bài viết, tuy hấp dẫn, dễ hiểu nhưng
với trẻ em thì đó vẫn còn là những thách thức lớn, đặc biệt là những
ngôn ngữ giật gân câu khách, rùng rợn trong một số không nhỏ các bài
viết. Nên để các em nói nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn và đừng vội
phán xét để tránh những kết luận sai lầm.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
23
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
Thực tế là hiện nay, tờ Tin nhanh hàng đầu Việt Nam vẫn còn thiếu
những bài viết hấp dẫn và thông tin sâu sắc về trẻ em; thông tin còn đơn
điệu, hoặc là theo hướng khen ngợi, hoặc là tập trung vào các vụ việc
mang tính giật gân, ít chú ý đến khía cạnh quyền trẻ em… Nguyên nhân
có thể là do xác định trẻ em không phải đối tượng được thường xuyên
tiếp xúc với máy tính, tiếp nhận thông tin qua báo chí trên mạng Internet
nên những người làm báo mạng chủ yếu viết bài chuyên đề trẻ em cho
người lớn đọc, hoặc lai căng (không ra được chất cho trẻ em nhưng lại
quá ngây ngô với người lớn).
Việc thông tin những cái xấu, cái tốt của trẻ cũng cần phải được cân
nhắc. Nếu trẻ từ 14 tuổi trở xuống, nhất là độ tuổi thiếu nhi thì nên tránh
những cái xấu, mà đưa những cái tốt để các cháu học tập. Còn từ 14 tuổi
đến 18 tuổi, là độ tuổi dễ bắt chước và làm theo cái xấu thì nên có thông
tin hai chiều tốt - xấu kèm theo sự hướng dẫn, giải thích của người lớn
mới mang lại hiệu quả thiết thực.
Mặt hạn chế tiếp theo, có lẽ đó là việc thiếu sót hẳn những bài viết do
chính trẻ em viết, nói lên tiếng nói và cảm nhận của chính các em. Hiện
nay báo in đã có rất nhiều những tờ báo của thanh thiếu niên do chính
các em là phóng viên, cộng tác viên. Tuy nhiên, với báo mạng thì điều

này vẫn còn khá mới mẻ và dường như chưa có một trang nào làm được.
Với quy mô và uy tín của báo như hiện nay, em thiết nghĩ nên có riêng
một chuyên mục Trẻ em để thể hiện mạnh mẽ hơn nữa sự quan tâm của
báo tới nhóm đối tượng đặc biệt này. Sau đó tiến tới tập hợp những bài
viết của chính các em để thực hiện một cách đầy đủ sinh động chuyên
mục Trẻ em, phù hợp với những tiêu chí đánh giá tác phẩm báo chí trẻ
em.
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
24
Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM -
III. Kết luận:
Báo chí giờ đây đã trở thành tiếng nói của xã hội, tiếng nói của trẻ em,
phản ánh trung thực cuộc sống của trẻ em, bảo vệ quyền của trẻ em, thể
hiện sự lắng nghe và tôn trọng của xã hội đối với các em. Chính vì vậy,
những thông tin về các vụ việc bạo hành, những mảnh đời bất hạnh,
những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ đã trở thành tâm điểm cho những
người làm báo hàng ngày hàng giờ.
Những người làm báo với trách nhiệm của mình đã lên tiếng bảo vệ trẻ
em, phản ánh trung thực những điều mắt thấy tai nghe và gióng lên hồi
chuông báo động về một thực trạng còn tồn tại trong xã hội hiện nay.
Có những tác phẩm làm cho cả xã hội căm phẫn, có những bài viết
khiến hàng triệu người rơi nước mắt, có những thông tin làm cho cả loài
người bàng hoàng Và đó là sức mạnh của truyền thông báo chí.
Trong bối cảnh trẻ em ngày càng trở thành nạn nhân của nhiều tội ác,
báo chí lại càng phải tiếp tục đổi mới, bám sát hơn nữa để lên tiếng bênh
vực, bảo vệ những "mầm xanh" của đất nước. Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của từng người, của
xã hội
SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT
25

×