Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Các trường hợp "phạm nhiều luật" trong Luật Hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.49 KB, 13 trang )

Các trường hợp "phạm nhiều luật" trong Luật Hình sự
20:9' 9/12/2009
1. Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự có thể xảy ra những trường hợp hành
vi của chủ thể nhất định đồng thời thoả mãn nhiều điều luật khác nhau quy định về
cấu thành tội phạm (CTTP), quy định về tình tiết định khung hoặc quy định về tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS). Những trường hợp này hiện
chưa có tên gọi trong khoa học luật hình sự cũng như luật hình sự Việt Nam. Tác
giả tạm đặt tên cho các trường hợp này là các trường hợp “phạm nhiều luật”. Các
trường hợp phạm nhiều luật có thể được phân thành 4 nhóm sau:

Nhóm 1: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP, chủ thể bị coi là phạm
nhiều tội và bị xử về nhiều tội đó.
Nhóm 2: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP nhưng chủ thể chỉ bị coi
là phạm một tội và bị xử về một tội.
Nhóm 3: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP về hình thức nhưng về
thực chất chỉ thoả mãn 1 CTTP và do vậy chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội.
Nhóm 4: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
(tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS
hoặc tình tiết định tội nhẹ hơn, nặng hơn).
Mỗi nhóm trên đây đều bao gồm nhiều loại trường hợp khác nhau. Do vậy,
có thể nói rằng các trường hợp phạm nhiều luật trong luật hình sự tương đối đa
dạng và việc xử lí các trường hợp này cũng tương đối phức tạp. Để góp phần tạo
điều kiện cho việc áp dụng luật đúng trong những trường hợp này, đòi hỏi:
- Cần hoàn thiện luật theo hướng có những quy định cụ thể, cần thiết về các
trường hợp phạm nhiều luật và theo hướng hạn chế bớt khả năng xảy ra trong thực
tiễn áp dụng trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi là trường hợp phạm nhiều
luật đặc biệt;
- Cần kịp thời giải thích chính thức cũng như hướng dẫn áp dụng luật cần
thiết liên quan đến vấn đề phạm nhiều luật;
- Cần tăng cường nghiên cứu vấn đề phạm nhiều luật để tạo cơ sở lí luận cho
hoạt động lập pháp và áp dụng luật liên quan đến vấn đề này.


Nhìn lại thực tế thời gian vừa qua thấy rằng các đòi hỏi trên hầu như chưa
được đáp ứng. Cụ thể:
- Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn chưa có các quy định cần thiết về vấn đề
này. Điều 50 BLHS quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm
nhiều tội nhưng lại không có quy định định nghĩa về trường hợp phạm nhiều luật
này. Tương tự như vậy, các trường hợp phạm nhiều luật khác cũng không được
quy định. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 cũng đã tiếp tục có những thay đổi theo
hướng loại trừ bớt khả năng xảy ra trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi. Ví
dụ: Quy định dấu hiệu hàng cấm (thuộc tội buôn bán hàng cấm) cũng là dấu hiệu
định tội của một trường hợp phạm tội của tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép
hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.(1)
- Việc giải thích, hướng dẫn áp dụng luật hình sự nói chung cũng như các
quy định liên quan đến vấn đề phạm nhiều luật vẫn còn trong tình trạng quá thiếu...
- Việc nghiên cứu vấn đề phạm nhiều luật chưa toàn diện. Các nghiên cứu
được công bố mới tập trung chủ yếu vào vấn đề phạm nhiều tội được quy định tại
Điều 50 BLHS. Trong khi vấn đề này chỉ có thể được hiểu đầy đủ khi đặt trong sự
nghiên cứu toàn diện vấn đề phạm nhiều luật.
2. Trường hợp hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP có thể là trường
hợp chủ thể có nhiều hành vi phạm tội và mỗi hành vi phạm tội này thoả mãn một
CTTP hoặc có thể là trường hợp chủ thể chỉ có một hành vi phạm tội nhưng hành
vi đó đồng thời thoả mãn nhiều CTTP khác nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là phải
xác định trong trường hợp nào thì chủ thể bị coi là phạm nhiều tội (bị xử về
nhiều tội phạm) và trong trường hợp nào thì chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội
(bị xử về một tội phạm). Từ cơ sở định nghĩa nội dung của tội phạm có thể giải
quyết vấn đề này theo các hướng sau:
- Trong trường hợp các hành vi (mà chủ thể thực hiện và thoả mãn nhiều
CTTP) không có quan hệ với nhau thì chủ thể bị coi là phạm nhiều tội.
- Trong trường hợp các hành vi (mà chủ thể thực hiện và thoả mãn nhiều
CTTP) có quan hệ với nhau thì chủ thể chỉ bị coi là phạm nhiều tội khi các hành vi
phạm tội này có tính nguy hiểm độc lập và không loại trừ lẫn nhau.

- Trong trường hợp chủ thể thực hiện một hành vi phạm tội mà hành vi này
lại thoả mãn nhiều CTTP thì chủ thể chỉ bị coi là phạm nhiều tội khi không có tội
phạm nào loại trừ được tội phạm còn lại do tội còn lại này được coi là không đáng
kể so với tội phạm đó.
Trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi có thể xảy ra theo các khả năng
sau:
+ Hành vi thoả mãn CTTPcủa nhiều tội phạm khác nhau;
+ Hành vi thoả mãn CTTP của một tội phạm cụ thể và thoả mãn CTTP của
hành vi đồng phạm của một tội phạm khác;
+ Hành vi thoả mãn hai CTTP của hành vi đồng phạm của hai tội phạm khác
nhau;
+ Hành vi thoả mãn CTTP của một tội phạm cụ thể và thoả mãn tình tiết
định khung của tội phạm khác.(2)
Các trường hợp hành vi phạm tội thoả mãn nhiều CTTP trên đây phải được
hiểu là trường hợp thoả mãn nhiều CTTP về thực chất, khác với trường hợp thoả
mãn nhiều CTTP về hình thức. Trường hợp hành vi phạm tội thoả mãn nhiều
CTTP về thực chất là trường hợp hành vi có nhiều tình tiết khác nhau và thuộc về
mỗi CTTP chỉ một hoặc một số trong các tình tiết đó. Điều đó có nghĩa, một CTTP
chưa thu hút hết tình tiết của một hành vi phạm tội mà còn tình tiết có ý nghĩa về
mặt pháp lí hình sự nằm ngoài CTTP đó và trong sự thống nhất với những tình tiết
này, hành vi phạm tội (toàn bộ hoặc một phần) thoả mãn tiếp CTTP khác. Trường
hợp thoả mãn nhiều CTTP về hình thức là trường hợp các tình tiết của hành vi
phạm tội đều thuộc về tất cả các CTTP hay nói cách khác, mỗi CTTP đều thu hút
hết các tình tiết của hành vi phạm tội. Như vậy, trong trường hợp này, chúng ta chỉ
được phép xác định hành vi chỉ thoả mãn một CTTP để truy cứu TNHS đối với
chủ thể. Nếu không, chúng ta sẽ vi phạm nguyên tắc một tình tiết chỉ được sử dụng
một lần. Đây có thể được coi là trường hợp xung đột luật và trong trường hợp này
cần phải lựa chọn một CTTP trong số các CTTP mà hành vi thoả mãn làm cơ sở
cho việc truy cứu TNHS.(3)
3. Phân biệt với trường hợp phạm nhiều tội nêu trên là các trường hợp phạm

một tội mặc dù hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP khác nhau.
Trường hợp đầu tiên phải được kể đến là trường hợp chủ thể có nhiều hành
vi và các hành vi này có quan hệ với nhau. Chính vì mối quan hệ này mà một hành
vi trong số đó đã thu hút tính nguy hiểm độc lập của hành vi xảy ra trước hoặc sau
nó. Đó là trường hợp hành vi xảy ra trước được xem là điều kiện cần thiết cho hành
vi sau có thể xảy ra hoặc hành vi sau là diễn biến tất yếu của hành vi trước. Ví dụ:
Chủ thể có hành vi bán trái phép chất ma tuý mà trước đó họ đã tàng trữ trái phép
hoặc chủ thể có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý mà trước đó họ đã có hành
vi mua trái phép. Trong trường hợp thứ nhất, hành vi tàng trữ ma tuý là điều kiện
cần thiết cho hành vi mua bán chất ma tuý; trái lại, trong trường hợp thứ hai, hành
vi tàng trữ chất ma tuý là diễn biến tất yếu tiếp theo của hành vi mua bán chất ma
tuý. Đối với các trường hợp này cũng như các trường hợp tương tự khác, chủ thể
chỉ bị coi là phạm một tội. Đây là lí do giải thích tại sao, trong BLHS năm 1999,
các hành vi này được quy định chung tại cùng một điều luật mà không còn được
quy định riêng trong các điều luật khác nhau như trước đó.
Một trường hợp khác mà chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội mặc dù các hành
vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP khác nhau là trường hợp hành vi trước đã thu
hút tính nguy hiểm của hành vi sau do các hành vi có cùng đối tượng tác động và
cùng khách thể. Ví dụ: Chủ thể có hành vi trộm cắp tài sản và sau đó có hành vi
huỷ hoại tài sản đó. Trong trường hợp này, hành vi huỷ hoại tài sản của người khác
tuy thoả mãn CTTP tội huỷ hoại tài sản nhưng tính nguy hiểm của nó được coi đã
bị hành vi phạm tội trộm cắp tài sản trước đó thu hút. Do vậy, chủ thể chỉ bị coi là
phạm một tội là tội trộm cắp tài sản.
Bên cạnh trường hợp phạm một tội mặc dù chủ thể có nhiều hành vi phạm
tội (và các hành vi phạm tội đó thoả mãn nhiều CTTP khác nhau) là trường hợp
phạm một tội và chủ thể cũng chỉ có một hành vi phạm tội (mặc dù hành vi đó lại
thoả mãn nhiều CTTP khác nhau). Trường hợp này xảy ra theo hai khả năng sau:
- Khả năng thứ nhất: Hành vi thoả mãn nhiều CTTP nhưng chủ thể chỉ bị coi
là phạm một tội vì nhà làm luật đã quy định dấu hiệu định tội thuộc một CTTP
thành dấu hiệu định khung thuộc CTTP còn lại. Đây là một trong các biện pháp về

kĩ thuật lập pháp để loại trừ bớt khả năng xảy ra trường hợp phạm nhiều tội, tránh
phức tạp trong áp dụng luật. Để thực hiện kĩ thuật lập pháp này, nhà làm luật trước
hết cần dự kiến những cặp CTTP mà trong thực tế có thể đồng thời được thoả mãn

×