Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.67 KB, 9 trang )

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I/ PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Lý do chọn đề tài :
Muốn có học sinh giỏi , phải có giáo viên giỏi , điều đó xưa nay ai cũng
công nhận , bỡi lẽ “ Thầy nào , Trò nấy “, cho nên mỗi giáo viên bất kì ở cấp học
nào cũng đều ra sức phấn đấu để thể hiện được mình là một thầy giáo giỏi, thế
nhưng do điều kiện xã hội trong từng giai đoạn lịch sử đòi hỏi cấp bách cần hoàn
thành sứ mệnh giáo dục mà Đất nước giao cho ngành , cho nên mỗi thầy cô giáo ở
bất cứ bật học nào cũng điều đặt gíao dục lên hàng đầu là cốt lỏi cho sự phát triển
toàn diện của đất nước trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước . Để làm sao thoả mãn nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng về số
lượng , nâng cao về chất lượng sớm hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Tiểu học
ở từng đia phương nói riêng , cả nước nói chung , cho nên ngành giáo dục và đào
tạo tuyển dụng nhiều nguồn giáo viên khác nhau , các hệ đào tạo khác nhau, hiện
tại mặc dù được đào tạo , bồi dưỡng chuẩn hoá 12 + 2 nhưng trình độ nghiệp vụ tay
nghề chưa đồng đều dẫn đến chất lượng giảng dạy có lúc có nơi còn lúng túng
trong xử lý tình huống sư phạm , trong đổi mới phương pháp giảng dạy , trong
hướng dẫn học sinh biết cách học và tự học , chủ động trong học tập , … từ đó
nhiều giáo viên chưa mạnh dạn đăng kí tham gia hội giảng đạt giáo viên dạy giỏi
các cấp . Để khắc phục những điểm còn hạn chế , tạo niềm tin trong giảng dạy
phấn đấu đạt giáo viên dạy giỏi của đơn vị nên tôi chọn đề tài “ Biện pháp xây
dựng giáo viên dạy giỏi – Trường Tiểu học Nguyễn thái Bình “.
2. Mục đích nghiên cứu :
Mục đích chọn đề tài này là để cho nhiều giáo viên của nhà trường học
tập , trao dồi về chuyên môn nghiệp vụ , kinh nghiệm và tự phấn đấu để có tay
nghề vững vàng trong hoạt động dạy và học , sử dụng tốt kỹ năng sư phạm , nắm
vững kiến thức , luôn thể hiện tốt thái độ sư phạm một cách hoàn thiện theo hướng
đổi mới trong giáo dục và luôn đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy . Từ đó giúp cho
mỗi giáo viên tự tin trong giảng dạy mạnh dạn đăng kí tham gia các hội thi giáo
viên dạy giỏi các cấp và đạt kết quả cao.


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
+ Đối tượng : Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình.
+ Phạm vi nghiên cứu : Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Do trình độ tay nghề của giáo viên không đồng đều nên chất lượng giảng
dạy cũng thể hiện khác nhau tùy theo mức độ , nhất là việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy – học làm sao cho học sinh được phát huy tối đa tính tích cực
sáng tạo chủ động trong học tập lĩnh hội kiến thức thông qua vai trò chủ đạo của
giáo viên , biết cách học và tự học và có khả năng tư duy tổng hợp để giải quyết
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá , hiện đại
hoá Đất nước . Giúp cho giáo viên biết cách lập kế hoạch bài học hoàn chỉnh và đạt
mục tiêu đã đề ra , tự tin trong giảng dạy nhất là trong tham gia hội giảng giáo viên
dạy giỏi các cấp .
5. Phương pháp nghiên cứu :
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát.
6. Nội dung của đề tài :
+ Những tiêu chí cần đạt của một giáo viên dạy giỏi.
+ Những biện pháp tự học, tự bồi dưỡng, biện pháp xây dựng cho giáo viên để
đạt được các tiêu chí của giáo viên dạy giỏi.
+ Kết quả thực hiện của đề tài trong đơn vị.
II/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
Chương I : Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.Cơ sở pháp lí : Căn cứ vào Thông tư 07/2004/TT- BGD&ĐT ngày 30
tháng 3 năm 2004 của Bộ giáo dục và đào tạo và hướng dẫn số 106/TTr ngày
31/3/2004 của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc đánh giá trình độ nắm
chương trình , nội dung giảng dạy được xếp loại tốt của một giáo viên Tiểu học :
Nắm vững chương trình và yêu cầu của các môn học, bài học ; làm chủ nội
dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái
độ cho học sinh theo yêu cầu của chương trình, xác định đúng trọng tâm bài dạy .

Biết quan tâm đến nhóm học sinh năng lực học tập yếu và biết mở rộng , nâng cao
hợp lý kiến thức cho cả lớp hoặc cho học sinh khá giỏi hay cho từng từng đối tượng
học giúp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức mà thầy cô vừa truyền thụ ,
đồng thời chỉ dẫn áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống một cva1ch hợp lí , phù
hợp với nội dung bài học.
Biết căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầu, đối tượng học sinh để lựa chọn
phương pháp thích hợp , vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Việc
vận dụng phương pháp phải đạt các yêu cầu sau đây :
+ Trình bày rõ ràng , ngôn ngữ ( nói và viết bảng ) chính xác, trong sáng , có
củng cố khắc sâu .
+ Hệ thống câu hỏi ngắn rõ làm kích thích tính hiếu động của học sinh
+ Sử dụng đồ dùng dạy học ( theo yêu cầu của bài ) hợp lý cả về màu sắc.
+ Biết hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh ( phương pháp chung và
phương pháp môn học ).
+ Biết tổ chức cho học sinh làm việc nhiều ở trên lớp . Mọi học sinh đều được
làm việc theo khả năng của mình một cách chủ động .
+ Biết gợi mở, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức , có nhiều biện pháp
phát huy tính chủ động của học sinh.
+ Quan tâm đến các đối tượng khác nhau trong việc giao bài tập về nhà
+ Tiến trình tiết dạy hợp lý , thu hút được chú ý của mọi học sinh, phân phối
thời gian thích hợp cho các phần , các khâu, giữa hoạt động của thầy và trò.
+ Quan hệ thầy trò thân thiện gần gũi .
+ Đánh giá một cách chính xác trung thực hiệu quả hiệu quả học tập của học
sinh .
+ Làm tốt công tác chủ nhiệm có động viên khuyến kích học sinh từ đó tạo
cho cả lớp hăng hái và có nền nếp học tập tốt, hầu hết biết vận dụng kiến thức , kỹ
năng thành thạo.
2. Cơ sở xác định :
Việc xác định những thông số để nhận biết người giáo viên dạy giỏi là
một vấn đề đa dạng , tuy nhiên trong thực tế của đơn vị đã cụ thể hoá trên hai

phương diện để xây dựng giáo viên dạy giỏi đó là năng lực dạy học và các năng lực
giáo dục . Từ đó mọi giáo viên có một định hướng cụ thể để phấn đấu , đồng thời
xác định xu hướng động cơ nghề nghiệp , tha thiết với nghề vươn lên dạy giỏi.
3. Cơ sở thực tiễn :
Giáo viên dạy giỏi của đơn vị tăng cao thì dẫn đến kết quả chất lượng giáo
dục toàn diện trong học sinh đạt cao . Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và
tránh được hiện tượng chạy theo thành tích trong giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã phát động .
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
1. Khái quát phạm vi ( địa bàn nghiên cứu ):
Muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi vì vậy đòi hỏi trong đơn
vị cần phải có biện pháp xây dựng nhiều giáo viên có tay nghề vững vàng , sử dụng
tốt kỹ năng sư phạm, nắm vững kiến thức, thể hiện tốt thái độ sư phạm và đạt hiệu
quả cao trong tiết dạy, tự tin trong đăng kí hội giảng các cấp, đồng thời nâng cao
chất lượng toàn diện học sinh , đảm bảo đạt học sinh khá giỏi ngày càng được nâng
cao , giảm dần đối tượng học sinh yếu trong lớp chủ nhiệm ngay tại nhà trường
tiểu học Nguyễn Thái Bình mình đang công tác .
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu :
Một vài nét về tình hình giáo viên của trường Tiểu học Nguyễn Thái
Bình : Tổng số giáo viên : 25 đứng lớp ( học chính quy hệ 12 + 2 : 7 ; hệ 9+3 :
2 ; hệ CNKH : 4 ; hệ cao đẳng tiểu học : 12 ) . Hiện nay toàn bộ giáo viên đã
chuẩn hoá và đạt trên chuẩn cao .
Do trình độ tay nghề của giáo viên không đồng đều nên chất lượng
giảng dạy cũng thể hiện khác nhau, chất lượng học sinh có phần hạn chế , trên cơ
sở đó cần có biện pháp xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng chất lượng
giảng dạy đồng thời vươn lên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp .
3.Nguyên nhân của thực trạng : Yêu cầu thực tế giáo dục hiện nay là cần
phải quan tâm thiết thực đến chất lượng thật của học sinh ,mà đặt biệt đây là vùng
dân tộc việc học tập cũng như chất lượng học tập của các em cũng gặp rất nhiều
khó khăn trong việc dạy và học nên cần có đội ngũ vững tay nghề , giỏi về giáo

dục mới đảm bảo yêu cầu đặt ra . Chính điều đó mà phải có những biện pháp xây
dựng giáo viên dạy giỏi các cấp vừa nâng cao chất giảng dạy để đạt mục tiêu cao
nhất về chất lượng học sinh , vừa nhằm đảm đảm bao uy tín của nhà trường , đảm
bảo mục tiêu giáo dục mà nghành đề ra .
Chương 3 : Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.
1.Cơ sở đề xuất giải pháp : trên tinh thần thực hiện “ nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
đề ra từ đầu năm học , với thực tế hiện nay vẫn còn học sinh dưới chuẩn do quá khứ
để lại và trong đó có phần trách nhiệm của các giáo viên chưa thể hiện năng lực của

×