Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Xây dựng một số phương án trả lời trong môn tiếng việt lớp 4 chương trình VNEN nhằm dạy phân hóa đối tượng học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.79 KB, 32 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ANH SƠN


XÂY DỰNG MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CHƯƠNG TRÌNH VNEN
NHẰM DẠY PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH


HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ HÒA.
CHỨC VỤ : PHÓ HIỆU TRƯỞNG
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG TIỂU HỌC LĨNH SƠN
ANH SƠN- NGHỆ AN
THÁNG 4 NĂM 2014
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1
“XÂY DỰNG MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI TRONG MÔN TIẾNG
VIỆT LỚP 4 CHƯƠNG TRÌNH VNEN NHẰM DẠY PHÂN HÓA ĐỐI
TƯỢNG CỦA HỌC SINH”
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả các mục đích dạy học,
đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá
nhân trên cơ sở kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa phổ
cập với nâng cao trong dạy học. Như vậy có thể xem dạy học phân hoá là một hình
thức dạy học mà người dạy dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích cũng
như các điều kiện học tập của mỗi cá nhân người học để điều chỉnh cách dạy phù
hợp nhằm phát triển tốt nhất cho từng cá nhân người học đảm bảo hiệu quả giáo
dục cao nhất. Dạy học phân hoá được coi là một hướng đổi mới phương pháp dạy
học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh được hiểu là
quá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh bao
gồm: Huy động mọi khả năng của từng HS để tự HS tìm tòi, khám phá ra những


nội dung mới của bài học; Phân hoá HS theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ
phù hợp với từng nhóm HS tạo điều kiện và phương tiện hoạt động để HS tự phát
hiện ra các tình huống có vấn đề; tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp
lập kế hoạch hợp lí nhất để giải quyết vấn đề; Tập trung mọi cố gắng để phát triển
năng lực, sở trường của mỗi HS, tạo cho HS có niềm tin và niềm vui trong học tập.
Dạy học như trên khuyến khích GV chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp
đồng thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo dù còn nhỏ bé của
từng HS . Kết quả của cách dạy học như thế không chỉ góp phần hình thành cho
HS các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, mà chủ yếu là xây dựng cho học
sinh tính nhiệt tình và phương pháp học tập để sáng tạo như một nhà triết học cổ
Hy Lạp đă nói: “Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm
bừng sáng lên những ngọn lửa”.
Mô hình dạy học VNEN là phương pháp sư phạm mới, mang tính chuyển
đổi từ cách dạy truyền thống sang cách dạy lấy HS làm trung tâm. Phương pháp
dạy học sẽ chuyển từ “giảng dạy - ghi nhớ” sang “tổ chức của GV - hoạt động
của HS”. Lúc này, trọng tâm dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn
phải lồng ghép những kỹ năng để hình thành quá trình học tập và phát triển nhân
cách của HS. Việc học của HS chủ yếu thông qua đối thoại và hợp tác. GV chỉ là
người giao việc, hướng dẫn, gợi mở, xúc tác, trọng tài và giúp HS học. Đặc biệt,
giáo viên là người mang trọng trách khá nặng nề: vừa hướng dẫn học sinh học vừa
theo dõi, đánh giá quá trình học tập, theo dõi tiến độ học tập của các nhóm học
sinh. Theo dõi sự tiến bộ của HS. Khác biệt với vai trò của người giáo viên trong
dạy học chương trình hiện hành GV là người tổ chức chỉ đạo hướng dẫn học
sinh.Vai trò của người học được đề cao, tích cực tham gia vào các hoạt động:Tự
2
học, tự khám phá, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm được đề xuất ý tưởng sáng tạo.
Được tham gia đánh giá, lựa chon, đề xuất. Tăng cường khả năng tự học tự làm
của học sinh.Tăng khả năng tự quản, hợp tác của học sinh. Đem lại niềm vui tự tin
cho HS. Một tính ưu việt của chương trình Tiểu học mới dễ nhận thấy là: Trong
dạy học kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm

thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình. Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi,
thích thú. Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài
mới. HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến
thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới. Giáo viên biết cách
xử lí các tình huống có thể gặp trong quá trình dạy học: Các HS yếu, nhóm yếu.
Nhóm làm việc với tiến độ nhanh.
Để mọi người nhận thấy đây là một phương pháp học tập mới đối với cả
người dạy và người học những nhà quản lí, nhà giáo luôn luôn nắm bắt được đầy
đủ các thông tin về dạy học theo chương trình Tiểu học mới. Làm thế nào để cho
người học chủ động sáng tạo, độc lập trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới. Trong
quá trình thực hiện triển khai chương trình Tiểu học mới ở Việt Nam có rất nhiều
luồng ý kiến khác nhau. Trong những buổi họp phụ huynh có rất nhiều ý kiến được
đưa ra. Có ý kiến cho rằng từ trước đến giờ việc dạy chữ và dạy kiến thức là nhiệm
vụ và trách nhiệm của thầy cô giáo ở trường chứ phụ huynh có biết đâu mà dạy. Có
phụ huynh đưa ra ý kiến dạy con khó lắm và dạy như thế nào đây khi họ chưa có
phương pháp, kĩ thuật hướng dẫn con học. Cũng có nhiều phụ huynh còn lo lắng,
băn khoăn không biết phương pháp này sẽ mang lại được hiệu quả như thế nào? Và
không ít có phụ huynh đã nói rằng học theo chương trình này thì làm sao mà vào
được trường chuyên lớp chọn. Một số giáo viên tâm huyết khi dạy chương trình
này còn cho rằng sẽ hạn chế rất nhiều học sinh giỏi. Hơn thế nữa trong xu thế hiện
nay đa số học sinh lại thích học toán hơn học Tiếng Việt bởi chỉ một lẽ đối với học
sinh Tiểu học là học Tiếng Việt ít khi được học sinh giỏi. Để nâng cao chất lượng
dạy học nói chung và môn Tiếng Việt Tiểu học nói riêng, yêu cầu đối với giáo viên
là phải dạy học phân hóa, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp. Làm thế
nào để trong cùng một tiết dạy, học sinh yếu kém không bị quá tải, học sinh khá
giỏi lại vẫn hứng thú với việc học tập và phát huy được hết khả năng của bản thân
là một việc làm không ít khó khăn đối với đa số giáo viên tiểu học hiện nay. Rất
nhiều, rất nhiều quan tâm lo lắng của các cấp các ngành. Với những băn khoăn như
vậy, là người cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm
hiểu sâu về môn Tiếng việt lớp 4 chương trình VNEN với sáng kiến kinh nghiệm:

“Xây dựng một số phương án trả lời trong môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình
VNEN nhằm dạy phân hóa đối tượng học sinh”
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH.
1. Học sinh:
Đa số học sinh đều được học và có khả năng học được.
Học sinh chăm học, thích đi học thích tìm tòi khám phá kiến thức mới. Số
học sinh nắm chắc kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3 trong năm qua 65 %. Số học
sinh nắm chắc kiến thức và có khả năng vận dụng sáng tạo trong môn Tiếng Việt
30 em đạt 26,7 %.
Học sinh học để nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi chủ yếu thông
qua các buổi dạy bồi dưỡng riêng theo kiểu” chọn gà nòi”. Phân hóa đối tượng học
sinh chỉ mới phân hóa học sinh giỏi là chính chưa chú ý đến từng học sinh.
Học sinh đang học theo kiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên là chính. Một
số học sinh chủ yếu tiếp thu bài qua tài liệu học tập theo kiểu học toàn bộ cả lớp
cùng một nội dung em nào cũng chỉ cần nắm đến một mức độ nào đó không phân
hóa được từng em một trong cùng một nội dung dạy học.
Học sinh yếu chưa có được ý thức tự học, còn mang tâm lí trông chờ bạn
hoặc giáo viên làm thay; các em còn thiếu tập trung, lơ là trong học tập. Một số em
do năng lực tiếp thu chỉ đến mức trung bình lại tự ti, chưa có ý thức học hỏi để
nâng cao kiến thức cho bản thân và để xếp “ hạng” khác.
Kĩ năng mở rộng vốn từ, hiểu từ, dùng từ và đặt câu trong phân môn Luyện
từ và cách viết văn; hiểu văn bản trong bài tập đọc vẫn còn nhiều chênh lệch.
Cùng ngồi ở một lớp, diện học sinh khá, giỏi hiểu bài và vận dụng rất tốt, hoàn
thành bài tập sớm hơn thời gian quy định trong khi diện học sinh yếu tiếp nhận
kiến thức một cách rập khuôn, thậm chí không thể nắm và vận dụng tốt những kiến
thức đó, không đủ thời gian để làm bài.
Một số em học tiếp thu bài tương đối nhanh thì lại không có cơ hội, chưa có sự
hướng dẫn cụ thể để lĩnh hội tìm tòi khám phá kiến thức dưới dạng nâng cao hơn.

2. Giáo viên:
Đại da số giáo viên nắm chắc nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ
năng của môn học. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng nhiều đồng chí
đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện cấp Tỉnh nhiều năm liên tục. Có ý thức
học hỏi chuyên môn.
Đã có nhiều phương pháp chú ý đến dạy phân hóa đối tượng học sinh nhưng
chỉ dạy phân hóa cụ thể theo từng buổi học riêng là chính chưa chú ý đến tận từng
học sinh để phân hóa đối tượng sát với từng học sinh.
Đại đa số chưa có ý thức chuẩn bị các tình huống sư phạm xẩy ra trên lớp
học thực tế, chưa chuẩn bị tốt các phương án trả lời của học sinh để dạy phân hóa
đối tượng học sinh mà chỉ dạy đến đâu xử lí đến đó nên hiệu quả giờ dạy chưa cao.
4
GV chưa phát hiện kịp thời học sinh khá giỏi, HS trung bình và học sinh
yếu trong một nội dung bài học cụ thể nào đó để bổ trợ kiến thức và nâng cao kiến
thức cho học sinh.
Một số giáo viên còn lúng túng trong khâu xác định và lựa chọn phương
pháp dạy học phù hợp cho từng dạng bài cụ thể của từng phân môn trong môn
Tiếng Việt lớp 4, có đổi mới phương pháp dạy học và tìm tòi nhưng chỉ mang tính
hình thức và chưa chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi gợi mở, một số phương án trả lời
để giúp học sinh yếu đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng và học sinh giỏi phát huy
hết khả năng của mình.
Một thực trạng dẫn đến việc dạy học các phân môn trong môn Tiếng Việt
lớp 4 chưa đạt hiệu quả như mong muốn là trình độ của học sinh trong lớp không
đồng đều. Đây là lí do chính để giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phân hóa.
Một số giáo viên vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng còn mang tính máy
móc, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa chú ý nhiều đến đối tượng học sinh
yếu, tổ chức hoạt động nhóm chưa có hiệu quả làm hạn chế cơ hội giao lưu học tập
lẫn nhau giữa học sinh; một số giáo viên vốn từ còn ít, giải nghĩa từ chưa chính xác
nên chủ yếu bám vào sách giáo viên làm cho tiết học ít sinh động.
Đa số giáo viên chưa chú ý đến dạy phân hóa đối tượng học sinh trong một

tiết dạy, bài dạy cụ thể còn dạy theo kiểu phân hóa riêng từng đối tượng vào một
buổi khác tách biệt ra từng đối tượng để dạy. Một số giáo viên còn dạy phân hóa
theo kiểu: “ Mùa vụ” chẳng hạn chuẩn bị thi khảo sát, kiểm định chất lượng… thì
giáo viên mới tập trung chú ý đến dạy phân hóa.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG TRONG MÔN
TIẾNG VIỆT LỚP 4 CÓ HIỆU QUẢ
Việc kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa phổ cập với nâng
cao trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học cần được tiến hành theo các yêu cầu sau:
1. Những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học “Phân hóa đối tượng HS”
trong môn Tiếng Việt.
a. Lấy trình độ chung của học sinh trong lớp làm nền tảng.
Trong dạy học các môn nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, giáo viên
phải biết lấy trình độ phát triển chung và điều kiện chung của HS trong lớp làm
nền tảng, phải hướng vào những yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức kĩ năng để điều
chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp. Giáo viên phải biết lựa chọn nội dung và
phương pháp dạy học phù hợp với trình độ và điều kiện chung của lớp. Có thể phải
lược bỏ những nội dung chưa sát thực, chưa phù hợp với yêu cầu cơ bản đặt ra
hoặc cũng có thể phải bổ sung những nội dung cần thiết để phát triển tư duy cho
học sinh. Ví dụ những nội dung kiến thức chưa sát với thực tế địa phương thì khi
dạy giáo viên cần điều chỉnh bổ sung kịp thời hoặc phân tích kĩ để học sinh hiểu
được và thực hiện được nhiệm vụ học tập.
5
+ Nếu lớp có nhiều học sinh yếu thì chỉ yêu cầu học làm đúng theo chuẩn
kiến thức nếu chưa hoàn thành có thể dành sang buổi 2 hoặc phối hợp với gia đình
để hoàn thành yêu cầu của bài.
+ Nếu lớp có nhiều học sinh khá giỏi thì nên yêu cầu học sinh hoàn thành tất
cả các nội dung và để các em có thể tìm hiểu và thực hiện nội dung bổ sung của
giáo viên, không yêu cầu học sinh yếu kém thực hiện các yêu cầu trên.
b. Đưa học sinh yếu lên trình độ trung bình.
Trong dạy học phân hoá, nếu lớp có học sinh diện yếu kém thì giáo viên cần

sử dụng các biện pháp để đưa những học sinh đó có đủ khả năng đạt được những
yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng. Đối với những học sinh này, cần phải hạ thấp
yêu cầu so với học sinh diện đại trà, giáo viên cần kèm riêng từng cá nhân để các
em có thể theo kịp trình độ chung của học sinh cả lớp.
c. Cần bổ sung bài tập cho học sinh khá, giỏi.
Trong dạy học phân hoá, một yêu cầu rất quan trọng đối với giáo viên là cần
phải bổ sung những kiến thức nâng cao cho học sinh khá, giỏi bằng những dạng
bài tập mang tính phát triển tư duy. Đối với những học sinh này, ngoài việc đạt
được yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng còn phải vận dụng các kiến thức đã học
vào việc giải các bài tập nâng cao. Các dạng bài tập bổ sung cần đảm bảo yêu cầu
sát với chuẩn kiến thức kĩ năng và phải vừa sức với học sinh.
d. Đảm bảo được tính phân hoá đối tượng học sinh, phát huy tính tích
cực trong dạy học.
e. Đảm bảo việc dạy và học vừa đạt chất lượng thực sự, vừa phù hợp với
tính vừa sức, với sự phát triển tư duy và tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học.
g. GV có trách nhiệm trong việc giảng dạy ở mỗi tiết học.
Điều cốt yếu là HS phải học được và được học. Tuyệt đối không để HS yếu
kém đứng bên lề mỗi giờ dạy của lớp học. Đồng thời giúp HS khá giỏi có điều kiện
phát huy tính tích cực chủ động học tập và khả năng sáng tạo của các em.
2. Một số biện pháp khi dạy phân hóa đối tượng học sinh trong môn
Tiếng Việt.
2.1. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và bài dạy, xác định đúng mục
đích yêu cầu của tiết dạy.
- Cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình để có hệ thống chuỗi kiến thức, xác lập
được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ giữa kiến thức của phân môn
này với kiến thức của phân môn khác để lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp.
- Nắm vững mục tiêu của bài học, nghiên cứu kỹ nội dung của bài dạy để lựa chọn
phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp , hiệu quả.
2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
6

- Trong tiết dạy giáo viên luôn chú ý đến từng đối tượng học sinh , để làm
được việc này thì ngay từ bước xây dựng kế hoạch dạy học giáo viên đã phải chú ý
đến điều đó. Khi soạn giáo án phải dự kiến các câu hỏi, các tình huống và các yêu
cầu ở từng mức độ khác nhau cho học sinh trong từng phần. Trước tiên giáo viên
phải nắm chắc yêu cầu kỹ năng cơ bản của từng bài học, môn học, theo yêu cầu
của hướng dẫn học. Cần quan tâm nhiều đến học sinh yếu và học sinh giỏi. Đây là
việc làm khó song rất cần thiết và phải làm.
Dạy phân hóa đối tượng HS giúp HS yếu kém có hứng thú say mê học tập,đồng
thời phát huy tính tích cực chủ động học tập,tư duy sáng tạo của học sinh. Đây là
việc làm khó nhưng chúng ta cần phải thực hiện.
Để áp dụng việc dạy phân hoá đòi hỏi mỗi GV phải nghiên cứu kĩ về kiến thức,
kĩ năng, thái độ của mỗi bài học để xây dựng nội dung kế hoạch dạy học phù hợp
với từng đối tượng HS trong lớp.
2.3. Quan tâm cụ thể đến từng đối tượng ngay trong những hoạt động dạy
học đồng loạt.
Theo tư tưởng chủ đạo, dạy học cần lấy trình độ chung trong lớp làm nền tảng,
do đó những pha cơ bản là những pha dạy học đồng loạt. Nhưng trên thực tế nhận
thức của HS trong cùng một lớp là khác nhau; người GV cần có những biện pháp
phát hiện, phân loại được nhóm đối tượng HS về khả năng lĩnh hội tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo, trình độ phát triển thông qua quan sát, kiểm tra, phỏng vấn nhanh từ đó có
những biện pháp phân hoá nhẹ. Do vậy khi thiết kế kế hoạch giảng dạy người GV
cần phải gia công về nội dung và nhiệm vụ cho từng đối tượng HS để làm sao thu
hút được tất cả HS cùng tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm
vụ phù hợp với khả năng của từng em. Khuyến khích HS yếu kém khi các em tỏ thái
độ muốn trả lời câu hỏi, tận dụng những tri thức kỹ năng riêng biệt của từng HS
Trong cùng một lớp học thường tồn tại các nhóm học sinh yếu kém, nhóm
học sinh trung bình và nhóm học sinh khá giỏi.
Phân hoá việc giúp đỡ, kiểm tra, đánh giá học sinh: Đối tượng HS yếu
kém cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn đối tượng HS khá giỏi, những câu
hỏi vấn đáp đưa ra cần có sự gợi mở, chẻ nhỏ. Nhưng không có nghĩa là đối

tượng HS khá giỏi không được quan tâm mà việc quan tâm đến đối tượng HS
khá giỏi chỉ hạn chế tạo điều kiện cho nhóm này phát huy tối đa tính tự giác,
độc lập, sáng tạo của các em.
2.4. Tổ chức các hình thức phân hoá trên lớp
Trong quá trình dạy học tuỳ vào nội dung bài học, vào những thời điểm
thích hợp có thể thực hiện những pha phân hoá tạm thời, tổ chức cho HS hoạt
động một cách phân hoá. Biện pháp này được áp dụng khi trình độ HS có sự
sai khác lớn, có nguy cơ yêu cầu quá cao hoặc quá thấp nếu cứ dạy học đồng
loạt. Vậy, phân hóa ngay trong từng tiết học chủ yếu là:
7
- Nếu còn nhiều thời gian: Đưa ra một số yêu cầu cao hơn đối với các em có
kết quả đúng, tốt, đạt yêu cầu. Những em có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu thì được
làm lại với sự trợ giúp bằng cách gợi ra nguyên nhân dẫn đến kết quả sai, chưa đạt
yêu cầu để các em thực hiện lại đúng quy trình và đưa ra kết quả đúng.
- Sắp hết thời gian: Cho những học sinh hoàn thành và có kết quả đúng
chuyển sang hoạt động tiếp theo. Học sinh có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu cùng
với những học sinh chưa hoàn thành tiếp tục thực hiện hoạt động với sự trợ giúp
của giáo viên.
- Hết thời gian: Những học sinh hoàn thành mà kết quả sai hoặc chưa đạt thì
chấp nhận sự khác nhau về thời gian và tốc độ học của học sinh, vẫn cho chuyển
sang hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên cần ghi lại những nguyên nhân, biện pháp đã
trợ giúp, tiếp tục hỗ trợ riêng học sinh hoàn thành nhiệm vụ và theo dõi thường
xuyên để hỗ trợ kịp thời trong từng hoạt động và động viên những tiến bộ trong
quá trình học tập tiếp theo của học sinh.
Trong những lúc này, HS được giao những nhiệm vụ phân hoá thường thể hiện
bởi bài tập phân hoá tạo điều kiện giao lưu gây tác động qua lại cho người học.
III. GỢI Ý MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI NHẰM PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG
TRONG MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4.
Bài 1A. Thương người như thể thương thân.
Hoạt động 5: Hoạt động thực hành.

1. Thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Chị nhà trò được miêu tả như thế nào?
* Học sinh trung bình và dưới trung bình có thể trả lời:
- Chị Nhà trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá…….Hình như cánh yếu quá, chưa quen
mở, mà cho dù khỏe đến mấy cũng chẳng bay được xa. (học sinh trả lời cả đoạn
văn chưa biết chọn chi tiết và dựa vào câu hỏi để trả lời).
* Học sinh khá có thể trả lời:
- Chị Nhà trò được miêu tả rất yếu ớt: Thân hình chị yếu ớt; người bự những phấn
như mới lột; cánh mỏng như bướm non, ngán chùn chùn, yếu quá không bay được
xa.( Học sinh đã biết cách trả lời dựa vào câu hỏi biết chọn chi tiết để tả song chưa
nêu chi tiết nổi bật).
* Học sinh giỏi có thể trả lời:
- Những từ ngữ tả chị nhà Trò: Thân hình yếu ớt, người bự những phấn, cách mỏng
như cánh bướm, ngắn chùn chùn, cánh yếu.
* Câu hỏi bổ sung để phát hiện học sinh khá giỏi: (Nếu học sinh hoàn thành
hoạt động cơ bản tại lớp hoặc nhóm, cá nhân đã hoàn thành).
+ Học qua bài này em hiểu được điều gì?
8
- Học sinh trung bình và khá: Học qua bài này em hiểu được dế Mèn có đức tính
tốt luôn bênh vực kẻ yếu đó là chị Nhà Trò.
- Học sinh giỏi: Học qua bài này em hiểu được Dế Mèn một loài vật mà biết yêu
thương che chở cho kẻ yếu hon minh thật đáng khâm phục, giáo dục em trong cuộc
sống mình phải biết thương yêu đùm bọc mọi người biết chia sẻ cảm thông những
người có hoàn cảnh khó khăn và hoạn nạn, biết giúp đỡ họ đó là đức tính tốt đẹp
của con người Việt Nam.
Bài 1B: Thương người, người thương
Hoạt động 9 hoạt động cơ bản: Tìm hiểu “ Thế nào là kể chuyện”.
- Câu chuyện: “ Sự tích hồ Ba Bể” nhằm nói lên điều gì?
- Học sinh trung bình và dưới trung bình có thể trả lời: Câu chuyện nói lên ở hiền
gặp lành mẹ con bà góa được bà tiên giúp đỡ.

- Học sinh khá có thể trả lời: Câu chuyện nói lên mẹ con bà góa thương người
được người khác thương và muốn giải thích nguồn gốc hồ Ba Bể,
- Học sinh giỏi có thể trả lời: Qua câu chuyện sự tích hồ Ba Bể muốn nói với ta
con người ở hiền thì gặp lành, luôn quan tâm giúp đỡ người khác là một việc làm
tốt đẹp, thương người thì người thương, đồng thời muốn giải thích nguồn gốc của
hồ Ba Bể.
Bài 3A: Thông cảm và chia sẻ.
Hoạt động 5: Hoạt động cơ bản.
Sau khi học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi xong giáo viên có thể hướng
dẫn và đưa thêm câu hỏi phụ cho học sinh:
Qua bài đọc: “Thư thăm bạn” em biết được điều gì?
+ HS trung bình chỉ yêu cầu trả lời: bạn Lương biết viết thư thăm hỏi bạn Hồng hỏi
thăm về tình hình lũ lụt khi đọc được tin trên báo.
+ Học sinh khá giỏi: Bạn Lương biết cảm thông chia sẻ với bạn Hồng khi biết được tin
gia đình bạn Hồng mất mát đau thương khi lũ lụt xẩy ra với gia đình và quê hương bạn.
Bài 3B: Cho và nhận.
Hoạt động 5: Hoạt động cơ bản.
Sau khi học sinh thực hiện xong hoạt động 5 giáo viên có thể hỏi thêm.
Theo em ông lão đã nhận được gì từ cậu bé?
+ Học sinh trung bình yêu cầu trả lời: Ông lão đã nhận được tình cảm chân thành
thật thà từ cậu bé.
+ Học sinh khá giỏi: Ông lão đã nhận được sự cảm thông chia sẻ, tình cảm thương
người chân thành thật thà từ cậu bé.
9
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành.
Chuyển lời dẫn trực tiếp đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp:
Bác thợ hỏi Hòe:
- Cháu có thích làm thợ xây không?
Hòe đáp:
- Cháu thích lắm!

Kể bằng lời kể của bác thợ:
+ Tôi nhìn Hòe có vẻ say sưa với nghề thợ xây lắm. Tôi hỏi cháu có thích nghề thợ
xây không? Hòe nhanh nhảu trả lời tôi. Cháu thích lắm à!
Kể bằng lời kể của Hòe:
+ Tôi nhìn bác thợ xây, hình như bác hiểu ý tôi. Bác hỏi: Cháu có thích nghề thợ
xây không? Tôi vui vẻ trả lời. Cháu thích lắm bác à!
Bài 4 A: Làm người chính trực
Hoạt động 6: Hoạt động cơ bản: Tìm hiểu từ ghép và từ láy.
Sau khi học sinh tìm hiểu xong phần từ ghép và từ láy rút ra phần ghi nhớ GV hỏi thêm:
Có mấy loại từ? ( 2 loại từ: từ đơn và từ phức)
Trong từ phức có mấy loại? ( 2 loại từ: Từ ghép và từ láy).
- HS tìm từ láy , từ ghép ghi vào vở.
Hoạt động 2 hoạt động thực hành: Học sinh khá có thể yêu cầu tìm ra các từ láy,
từ ghép có chứa các tiếng cho trước và ghi vào vở. HS trung bình chỉ cần nêu được
các từ láy, từ ghép là được.
- Tìm nhanh các từ ghép từ láy chữa các tiếng sau đây:
+ Ngay:
- Từ ghép: ngay thẳng, ngay thật,
- Từ láy: ngay ngắn, ngay ngáy
+ Thẳng:
- Từ ghép: ngay thẳng, thẳng tắp, thẳng ro, thẳng đuột,
- Từ láy: thẳng thắn,
+ Thật: - Từ ghép: ngay thật, chân thật, nói thật,
- Từ láy: thật thà
Bài 4 C: Người con hiếu thảo
Hoạt động thực hành; xây dựng cốt truyện với các sự việc chính theo gợi ý:
10
- GV HD học sinh thảo luận nhóm dựa vào sự việc đã cho để xây dựng cốt truyện
chứ không kể lại cả câu chuyện.
- HS trung bình chỉ cần nêu được cốt truyện theo gợi ý nói được 1 đến 2 lần, ghi

vào vở chỉ cần 1-2 sự việc là được.
- HS khá giỏi yêu cầu nói được cốt truyện và ghi vào vở cốt truyện đầy đủ.
+ Trong gia đình bố đi vắng chỉ có 2 mẹ con ở nhà với nhau, bà mẹ bị ốm nặng.
+ Người con chăm sóc mẹ rất chu đáo mà mẹ vẫn không khỏi bệnh.
+ Muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải có một loại thuốc rất quý và hiểm.
+ Bỗng nhiên có một bà Tiên xuất hiện, bà thấy được tình yêu thương của cô bé
đối với mẹ bà đã giúp cô bé tìm được thuốc chữa bệnh cho mẹ, mẹ khỏi bệnh.
Bài 5C: Ở hiền gặp lành
Hoạt động 3: Hoạt động cơ bản.
- Học sinh làm bài tập 2 và 3: Đối với học sinh trung bình chỉ yêu cầu học sinh tìm
được mỗi ý a,b,c, 1 danh từ và đặt câu với danh từ tìm được và ghi vào vở.
- Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu tìm được mỗi ý a,b,c, 2-3 danh từ và đặt câu
với các danh từ tìm được và ghi vào vở.
Hoạt động thực hành : Sau khi học sinh thực hiện hết các bài tập hoạt động thực
hành giáo viên có thể yêu cầu học sinh khá giỏi kể lại câu chuyện: “ Gà trống và
Cáo” bằng văn xuôi.
Bài 6 B: Không nên nói dối.
Hoạt động thực hành; Kể câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về người biết coi trọng
và giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
- HS trung bình chỉ cần kể được câu chuyện đầy đủ nội dung theo cốt truyện là
được chưa yêu cầu cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ kể.
- HS khá giỏi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện đầy đủ nội dung theo cốt truyện
và có cử chỉ điệu bộ thể hiện ở nét mặt, ngôn ngữ kể rõ ràng rành mạch.
Bài 6 C: Trung thực- Tự trọng.
Hoạt động cơ bản: Học sinh làm bài tập 5,6. Đối với học sinh trung bình chỉ yêu
cầu học sinh tìm và viết vào phiếu các từ vào theo nhóm thích hợp rồi đặt câu với
từ tìm được ghi vào vở 1-3 câu là được.
- HS khá giỏi yêu cầu học sinh ghép được các từ vào nhóm cho thích hợp và đặt
câu với mỗi từ vừa ghép được và ghi vào vở đầy đủ các câu vừa đặt được.
Bài 7 A: Ước mơ của anh chiến sĩ.

Hoạt động cơ bản: Hoạt động 5 tìm hiểu nội dung bài văn.
H. Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
11
- HS trung bình chỉ cần học sinh nêu miệng: Đất nước ta hòa bình, giàu mạnh hơn.
- Học sinh khá giỏi yêu cầu viết 2- 3 câu về ước mơ của mình đất nước mai sau sẽ
phát triển như thế nào và ghi vào vở.
Hoạt động 2 hoạt động thực hành. Viết vào vở tên 3 điểm du lịch nước ta mà em
mơ ước được đến thăm.
- HS trung bình chỉ yêu càu học sinh viết được 2-3 điểm du lịch và viết vào vở
đúng chính tả: Ví dụ: thành phổ Huế; Thủ đô Hà Nội, thành phổ Hồ Chí Minh.
- HS khá giỏi yêu cầu cao hơn viết được 3-4 điểm du lịch và viết vào vở thành câu
trọng vẹn và đúng chính tả.
Ví dụ: Em mong ước được đến thăm thành phố biển Nha Trang.
Bài 7 C: Bạn ước mơ điều gì.
Hoạt động 1: hoạt động thực hành: Luyện tập phát triển câu chuyện theo trình
tự thời gian: Học sinh thảo luận nhóm để trình bày theo gợi ý. Sau đó giáo viên yêu
cầu học sinh trình bày tóm tắt diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian( Yêu
cầu học sinh khá giỏi).
- Trên đường đi tìm con Chim xanh về chữa bệnh, hai cậu bé Tin Tin và Mi tin
dừng chân ở vương quốc tương lai trò chuyện với 5 em bé sắp ra đời các em giới
thiệu sáng chế của mình. Tin tin và Mi tin đến thăm công xưởng xanh gặp 3 em bé
sắp ra đời em nào cũng đưa quả của mình để giới thiệu. Những điều các em nhỏ
làm được và ước mơ của các em thật kì diệu.
Bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ.
Hoạt động 1 hoạt động thực hành. Viết vào vở tên riêng cho đúng chính tả.
- HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng địa lí, tên riêng người nước ngoài khi được
phiên âm theo âm Hán Việt thì khi viết không có dấu gạch ngang giữa các tiếng.
Phiên âm trực tiếp sang tiếng việt thì giữa các tiếng có dấu gạch nối.
- HS trung bình tìm các tiếng được phiên âm theo âm Hán Việt: Khổng Tử; Luân Đôn.
- HS khá tìm các từ tên riêng phiên âm trực tiếp sang tiếng việt: An- be- Anh- xtanh.

Crit- xti- an. I-uri. Mo- rít-xơ. Mát- téc-lích. Xanh Pê-téc-pua.Tô- ki- ô. Nia-ga-ra.
- Sau khi phân biệt xong học sinh mới có thể viết đúng chính tả.
Bài 8 C: Thời gian- Không gian.
Hoạt động 1 hoạt động thực hành.
Xếp các từ sau vào 2 nhóm: nhóm từ ngữ chỉ trình tự câu chuyện xẩy ra có trình tự
trước sau; nhóm từ ngữ cho biết câu chuyện kể theo trình tự thời gian đồng thời.
- HS trung bình chỉ cần yêu cầu thảo luận trong nhóm và trình bày trước nhóm là được.
- Học sinh khá giỏi yêu câu thảo luận nhóm trình bày trước nhóm và ghi lại vào
trong vở 2 nhóm đã phân biệt được:
12
Nhóm từ ngữ cho biết câu chuyện kể theo trình tự thời gian đồng thời: trong khi
đó, trong khi … thì, cùng lúc đó.
Nhóm từ ngữ chỉ trình tự câu chuyện xẩy ra có trình tự trước sau: Có một hôm, rồi
một hôm, có lần, sau đó, ít lâu sau, thời gian trôi qua.
- Vận dụng các từ ngữ ở 2 nhóm trên để kể câu chuyện Ở Vương quốc tương lai
theo tình tự không gian.
Bài 9A: Những điều em mơ ước.
Hoạt động 5 hoạt động cơ bản:
Sau khi học sinh trao đổi nhóm bài 5 giáo viên có thể hỏi thêm: Em có suy nghĩ gì
về mong ước học nghề của bạn Cương.
- HS trung bình chỉ cần trả lời được: Mong muốn học nghề rèn vì Cương muốn
kiếm tiền để giúp đỡ mẹ.
- HS khá giỏi: Mong muốn học nghề rèn vì Cương thương mẹ, muốn kiếm tiền để
giúp mẹ và Cương hiểu ra nghề nào dù làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như
nhau chỉ có ai trộm cắp ăn bám mới đáng bị coi thường.
Hoạt động 4 hoạt động thực hành:
Sau khi học sinh xong thảo luận nhóm GV có thể hỏi ngược lại: Tìm các từ ngữ
cùng nghĩa với từ: “ Ước mơ” HS có thể nêu được các từ: mơ ước, ước mơ, ước
nguyện, mong ước, mong muốn, ước muốn, cầu mong, mơ tưởng, cầu nguyện,
mộng tưởng, ao ước, mộng ước, ước mộng, mơ mộng….

Bài 9 B: Hãy biết ước mơ.
Hoạt động 2 hoạt động thực hành: Kể một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè,
người thân và đặt tên cho câu chuyện.
- HS trung bình chỉ yêu cầu kể được nội dung chính của câu chuyện nói về ước mơ
của mình hoặc bạn, người thân.
Ví dụ: Ước mơ làm người thợ.
Một hôm đi học về qua đường làng thấy các bác thợ xây đang xây nhà cho
bác Tiến. Mình thích lắm và chỉ ước mơ sau này lớn lên sẽ học được nghề thợ xây
thôi. Nhìn tay của các bác thợ đưa bay để xoa lên trần nhà mà mình nghĩ phải tài
nghệ lắm mới có thể làm được như vậy. Mình ước mơ làm thợ mình càng cố gắng
học tập để sau này trở thành một thợ xây giỏi nhất.
- HS khá giỏi yêu câu kể câu chuyện đầy đủ nội dung, ngôn ngữ kể rõ ràng, dùng
từ hay, đảm bảo đầy đủ 3 phần của bài văn kể chuyện.
Bài 11A. Có chí thì nên.
Hoạt động 5( Hoạt động cơ bản). Sau khi học sinh trả lời xong câu hỏi GV đưa
thêm câu hỏi nâng cao cho HS đã hoàn thành.
13
Câu 1: Học qua bài ông trạng thả diều em biết được điều gì?
- Học sinh trung bình: Biết được ông trạng thả diều là Nguyễn Hiền, chăm học.
- Học sinh khá giỏi: Biết được ông trạng thả diều là Nguyễn Hiền, nhà nghèo,
chăm học, không được học đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, rất có chí và ông đã
vượt khó học tập ông đã đỗ Trạng Nguyên lúc 13 tuổi.
Hoạt động 1(Hoạt động thực hành).
Sau khi học sinh làm xong bài tập 1 GV có thể bổ sung thêm câu hỏi phụ
cho học sinh làm.
- Đặt 1 câu: Có từ biểu thị sự việc, hiện tượng diễn ra chưa kết thúc.
+ Ví dụ: Tôi đang học bài.
+ Mặt trời như quả bóng bay mềm mại đang từ từ nhô lên ở phía đằng đông.
- Đặt 1 câu: Có từ biểu thị sự việc, hiện tượng diễn ra trong tương lai.
+ Ví dụ: Em sẽ cố gắng học thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

+ Nếu tôi không chăm chỉ học tập thì tôi sẽ thua kém bạn bè.
- Đặt 1 câu: Có từ biểu thị sự việc, hiện tượng diễn ra trước thời điểm hiện tại.
+ Ví dụ: Em đã học thuộc bài thơ “ cô giáo” từ khi lớp hai.
+ Ngày hôm qua, tôi đã đến nhà bạn chơi.
Bài 11B. Bền gan vững chí
Bài 5: Học sinh kể chuyện.
Sau khi học sinh kể chuyện giáo viên có thể hỏi những chi tiết quan trọng
trong câu chuyện bàn chân kì diệu:
+ Kí bị liệt 2 tay và vẫn xin vào học.
+ Cô giáo không dám nhận.
+ Ngọc kí tập viết bằng chân.
+ Kí được nhận vào học.
+ Cô giáo và các bạn giúp đỡ Kí.
+ Kí được thưởng huy hiệu của Bác Hồ
- Câu chuyện khuyên em điều gì?( dù khó khăn, vất vả, gặp hoàn cảnh khó khăn
đến mấy cũng vượt qua để cố gắng học tập).
Bài 12 A. Những con người giàu nghị lực.
Bài 5. Hoạt động cơ bản.
Câu 1: Học qua bài đọc: “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi em biết được điều gì?
14
- Học sinh TB: Biết được Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi là người tài giỏi có nghị
lực, biết cách kinh doanh.
- Học sinh khá giỏi: Qua bài đọc Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi em biết được Bạch
Thái Bưởi là một người giàu nghị lực có ý chí vươn lên lúc gặp khó khăn, biết khơi
dậy lòng tự hào của dân tộc để đi đến thành công trong cuộc sống.
Bài 1: Hoạt động thực hành.
Xếp thẻ từ có tiếng “ chí” vào 2 nhóm.
- GV hướng dẫn học sinh để xếp được 2 nhóm cho phù hợp HS phải hiểu:
- Chí: Chỉ mức độ cao nhất, rất, hết sức có thể thêm từ “ rất” ở đằng trước: Chí
phải- rất phải; chí thân- rất thân. Rất chí tình; rất chí lí.

- Chí chỉ ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: có thể thêm từ “ có” vào
trước ví dụ: có chí hướng, có quyết chí, có chí khí, có ý chí….
Từ đó học sinh mới xếp được thành 2 nhóm phù hợp.
Bài 12 B: Khổ luyện thành tài.
Hoạt động 2 hoạt động thực hành:
hướng dẫn học sinh viết đoạn kết bài của truyện Một người chính trực hoặc truyện Nỗi
dằn vặt của An đrây- Ca theo cách kết bài mở rộng.
- HS phải đọc kĩ truyện và biết được kết bài có 2 cách: Kết bài mở rộng và kết bài
không mở rộng.
- Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình.
- Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục câu chuyện không bình luận gì thêm.
+ Học sinh trung bình chỉ yêu cầu: An đrây ân hận về việc làm của mình. Câu
chuyện khuyên em phải biết quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình.
+ Học sinh khá giỏi: Đọc xong câu chuyện nỗi dằn vặt của An đrây – Ca gấp sách
lại em như thấy rõ cậu bé đã ân hận day dứt không sao ngủ được về việc làm của
mình. Câu chuyện như muốn nhắc nhắc nhở chúng ta đừng vì quá ham chơi mà
quên mất quan tâm chăm sóc người khác.
Bài 13 A. Vượt lên thử thách.
Bài 2: (Hoạt động thực hành). Viết 1 đoạn văn ngắn nói về 1 người do có ý chí
nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
+ Đối với nhóm trung bình giáo viên có thể gợi ý:
- Viết về người nào? Người đó trong lớp, trong trường, hay trong sách báo?
Có thử thách gì? Có ý chí nghị lực như thế nào? đạt được thành công gì? Thành
công trong học tập hay trong công việc gì?
15
+ Đối với học sinh khá giỏi ngoài những gợi ý trên giáo viên yêu cầu học
sinh viết đoạn văn liên kết các ý chặt chẽ, có dùng từ ngữ có hình ảnh, từ láy, từ
ghép để diễn tả được nội dung đoạn văn cho sinh động người nghe biết được người
đó có ý chí nghị lực vượt qua thử thách đi đến thành công.
Bài 13 B: Kiên trì và nhẫn nại.

Bài 1( Hoạt động thực hành). Sau khi học sinh làm xong bài 1 đối với học sinh
trung bình giáo viên có thể cho học sinh ghi vào vở.
+ Đối với học sinh khá giỏi có thể thêm nội dung đặt câu hỏi để tự hỏi mình?
Ví dụ: Sao dạo này tôi đau đầu thế nhỉ ?
Bài 2: Hoạt động thực hành.
+ Đối với học sinh trung bình chỉ cần yêu cầu học sinh viết được mở bài trực tiếp,
kết bài không mở rộng nhưng dùng lời lẽ khác đi.
Ví dụ: Cao Bá Quát lúc còn đi học chữ viết rất xấu nên đi thi khi nào cũng bị điểm kém.
Kết bài: Nhờ khổ công rèn luyện Cao Bá Quát luyện chữ và đã trở thành người
văn hay chữ tốt.
+ Đối với học sinh khá giỏi giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh viết mở bài
gián tiếp và kết bài mở rộng.
Ví dụ: Mở bài gián tiếp: Ở lớp tôi có mấy bạn chữ viết xấu và không chịu khó học.
Cô giáo thường kể lại câu chuyện Văn hay chữ tốt để tiếp thêm nghị lực cho các
bạn trong quá trình học tập câu chuyện là thế này:
Kết bài mở rộng: Câu chuyện Văn hay chữ tốt đã khuyên em phải biết kiên trì nhẫn
nại trong khi tập viết cũng như trong học tập để đi đến thành công như Cao Bá
Quát nổi danh là văn hay chữ tốt.
Bài 13 C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì?
Hoạt động 2( Hoạt động cơ bản). Giáo viên hướng dẫn học sinh sau khi đọc xong
chuyện: Hai bàn tay. đặt 3 câu hỏi trả lời về nội dung câu chuyện.
+ Học sinh trung bình chỉ yêu cầu nêu được 3 câu hỏi và trả lời?
- Bác Hồ có người bạn tên là gì?( Bác Hồ có người bạn tên là Lê).
- Bác Hồ hỏi bác Lê điều gì?( anh có yêu nước không?).
- Bác Lê hỏi Bác Hồ điều gì?( Lấy đâu tiền mà đi ra nước ngoài?).
- Bác Hồ đã nói gì với Bác Lê?( Đưa hai bản tay và nói tiền đây).
+ Học sinh khá giỏi yêu cầu trả lời được 3 câu hỏi khái quát được toàn bộ nội dung
câu chuyện.
- Bác Hồ hỏi bác Lê những điều gì?( Anh có yêu nước không? Anh có thể giữ bí
mật không? Anh có muốn đi với tôi không?).

16
- Bác Lê băn khoăn điều gì?( Tiền đâu mà đi?).
- Bác Hồ đã giải thích với bác Lê như thế nào?( đưa 2 bàn tay và nói tiền đây?).
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Bài 14 A: Món quà tuổi thơ.
Bài 3( Hoạt động thực hành) Thi tìm các tính từ chứa tiếng bắt đầu âm s hoặc
x; chứa tiếng có vần âc, ât.
- Chia thành 2 nhóm: nhóm trung bình và nhóm khá giỏi nhóm trung bình có thể
chỉ cần tìm mỗi loại 2 tính từ, nhóm khá giỏi mỗi lạo tìm ít nhất 4 tính từ.
+ Tính từ có tiếng bắt đầu âm s: sung sướng, son sẻ, sạch sẽ, sành sỏi, sóng sánh, sang sảng…
+ Tính từ có tiếng bắt đầu âm x: xinh xắn, xù xì, xộc xệch, xinh tươi, xanh đậm, xí
xướn, xa xa, xa xăm…
+ Tính từ có tiếng chứa vần âc: Lấc cấc, lấc láo, xấc xược…
+ Tính từ chứa tiếng có vần ât: tất bật, vất vả, ngất ngưởng, tất tưởi, lất bất, ngất
ngất, lật đật, vất vưởng, chật vật, chật chội….
Bài 6: Hoạt động thực hành.
Trong các câu dưới đây câu nào không phải là câu hỏi và không dùng dấu chấm hỏi?
+ HS trung bình chỉ cần tìm ra 3 câu không phải là câu hỏi và không dùng dấu chấm hỏi.
- Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.
- Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.
- Hãy thử xem ai khéo tay hơn ai.
+ HS khá giỏi có thể hỏi thêm vì sao các câu đó không phải là câu hỏi?
Bài 14 B: Búp bê của em.
Bài 3. Hoạt động thực hành. Kể lại câu chuyện búp bê của ai?
+ HS trung bình chỉ cần yêu cầu kể lại được câu chuyện theo diễn biến cốt truyện
đã sắp xếp ở bài tập 2.
Ví dụ: Có một cô bé chơi với một cô bé búp Bê nhưng chóng chán chơi xong cô
vứt Búp bê ở trên nóc tủ. Buồn quá vào một buổi tối mùa đông Búp bê bỏ cô chủ
ra đi ngoài phố. Đi mãi, đi mãi vì đói, vì mệt búp Bê đã ngất xỉu bên đống lá khô.
Vừa lúc đó có một cô bạn đang trên đường đi học về thấy búp Bê liền đỡ Búp Bê

dậy nâng niu trên tay và đưa về nhà cô Bé……
+ HS khá giỏi có thể yêu câu kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình hoặc bằng lời
của búp Bê. Ví dụ: Tôi là một cô bé Búp Bê xinh xắn và rất đáng yêu. Ban đầu tôi
được chị Ngà nâng niu chiều chuộng nhưng tính chị Ngà ham chơi và chóng chán
chị chơi với tôi khi chán chị vứt tôi lên nóc tủ mà không hề hay biết tôi buồn và cô
17
đơn. Mùa đông đến tôi buồn và cô đơn quá không có ai chơi cùng. Một hôm vào
một buổi tối mùa đông giá rét tôi từ biệt chị ra đi….
Bài 6. Hoạt động thực hành.
Viết câu văn tả hình ảnh trong bài: Mưa.
+ HS trung bình chỉ yêu cầu viết được câu văn ví dụ: Những ánh chớp rạch ngang
trời khô khốc. Cây dừa dang tay để bơi trong mưa. Mưa ù ù như xay lúa. Bố đi làm
về trong mưa.
+ Học sinh khá giỏi yêu cầu viết câu văn có hình ảnh, có dùng từ nhân hoá. Ví dụ:
Những ánh chớp rạch ngang trời khô khốc làm sáng cả một vùng trời. Thế rồi ông
Sấm ghé xuống sân nhà em. Ông cất tiếng cười khanh khách. Cây dừa trước sân
những tàu lá dang tay múa lượn như khua gươm trong mưa. Những ngọn mùng tơi
như nhảy múa. Mưa xối xả, ù ù như xay lúa……
Bài 14 B: Đồ vật quanh em.
Bài 1: Hoạt động thực hành.
+ HS trung bình chỉ yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi theo 3 ý ở HDH.
+ HS khá giỏi có thể yêu cầu HS viết đoạn văn tả cái trống trường em: Tả bao quát,
đến tả từng chi tiết nổi bật, về hình dáng, dùng từ ngữ có hình ảnh, dùng từ nhân
hoá để tả cái trống
Bài 3: Hoạt động thực hành.
- Các câu hỏi sau được dùng để làm gì?
+ HS trung bình yêu cầu chỉ ra các câu hỏi: Có nín đi không? Vì sao cậu lại làm
phiền lòng cô giáo như vây? Em vẽ như thế này mà bảo con ngựa à? Chú có thể
xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?( HS có thể trả lời câu hỏi được
dùng để làm gì 1 trong 4 câu là được).

+ HS khá giỏi phải trả lời đầy đủ câu hỏi được dùng để làm gì? Có nín đi không?
( Thể hiện yêu cầu mong muốn) Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô giáo như vây?
( Tỏ thái độ chê bai). Em vẽ như thế này mà bảo con ngựa à?( tỏ thái độ chê). Chú
có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?( Thể hiện yêu cầu).
Bài 15 A: Cánh diều tuổi thơ.
Bài 6: Hoạt động thực hành.
+ HS trung bình chỉ yêu cầu viết vào vở đoạn văn tả 1 đồ chơi hoặc trò chơi theo
gợi ý trong HDH. Chỉ cần 4 -5 câu là được.
+ HS khá giỏi có thể viết 1 đoạn văn đầy đủ theo 3 phần có liên kết các ý với nhau.
Bài 15 B: Con tìm về với mẹ.
Bài 5: Hoạt động thực hành.
18
Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
+ HS trung bình chỉ yêu cầu học sinh nêu được:
- Mở bài: Chiếc áo của em ai mua hay ai tặng…
- Thân bài: tả bao quát chiếc áo: Màu sắc( màu xanh da trời; chất liệu ( vải cotton,
hay vải lon Nhật).
Tả một số bộ phận nổi bật: Cổ áo( pha một lớp vải màu trắng…); cúc…nổi
bật nhất là biểu tượng ngôi trường….
- Kết bài: tình cảm của em với chiếc áo( giữ gìn cẩn thận, yêu quý…
+ HS khá giỏi: có thể lập dàn ý theo Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
- Mở bài giới thiệu chiếc áo định tả, ai cho hay mua, vào thời gian nào?
- Thân bài: Tả bao quát chiếc áo: Về màu sắc, chất liệu, kích cỡ mình mặc như thế nào?
Tả một số bộ phận nổi bật: Cổ áo( được phổi màu phù hợp trông đẹp mắt),
ống tay….Cúc áo…., các hoạ tiết trên áo. Lưu ý học sinh khá giỏi nêu được các chi
tiết vừa tả vừa nêu được cảm xúc( Nổi bật trên vai áo là biểu tượng trường, lớp
làm cho tôi khi mặc áo càng gắn bó thân thiết hơn với mái trường thân yêu.
- Kết bài: Hướng dẫn học sinh kết bài mở rộng
Bài 15 C: Quan sát đồ vật.
Bài 1: Hoạt động thực hành.

Dựa vào kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ chơi mà em chọn.
+ HS trung bình chỉ yêu cầu chỉ cần làm đúng như gợi ý ở hướng dẫn học.
+ Học sinh khá giỏi: ngoài yêu cầu như hướng dẫn học cần bổ sung tả từng bộ
phận kết hợp miêu tả cảm xúc của mình khi tả. Ví dụ: Nhìn cánh tay Búp Bê cử
động tôi như nghĩ rằng Búp Bê đang vẫy chào tôi….
Bài 3. Hoạt động thực hành.
Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các
nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?( hướng dẫn cho học sinh
trung bình tìm được nội dung trả lời bằng cách gợi ý).
Câu a. Quan hệ giữa 2 nhân vật gần gũi và thân thiện cởi mở.
- Tính cách của thầy giáo: ân cần, điềm đạm, hoà nhã….
- Tính cách cậu bé: nhút nhát, lịch sự, lễ phép.
Câu b. Quan hệ giữa 2 nhân vật không thân thiện không tôn trọng, là kẻ thù không
đội trời chung.
- Tính cách Lu-I: Mạnh mẽ, quyết đoán, gan dạ…
- Tính cách tên sĩ quan: Hống hách, độc ác….
19
Bài 4. Hoạt động thực hành.
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Đoạn văn trên có mấy câu hỏi? Mỗi câu hỏi để hỏi ai?
- HD học sinh trung bình trả lời: Đoạn văn trên có 4 câu hỏi.
H1.Chuyện gì xẩy ra với ông cụ thế nhỉ?(Câu hỏi tự hỏi mình không cần câu trả lời).
H2. Chắc là cụ bị ốm?( Câu hỏi tự hỏi mình không cần câu trả lời).
H3. Hay là cụ đánh mất cái gì? ( Câu hỏi tự hỏi mình không cần câu trả lời).
H4. Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?( Hỏi ông cụ).
Câu hỏi 4 thể hiện rõ thái độ tế nhị, thông cảm sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn nhỏ.
Bài 16 B: Trò chơi lễ hội ở quê hương.
Hoạt động 6: Hoạt động thực hành.
Học sinh thảo luận nhóm giới thiệu trò chơi lễ hội ở quê mình.
- HS suy nghĩ và làm việc cá nhân sau đó cùng kể trước nhóm về trò chơi hoặc lễ

hội ở quê mình.
Đối với học sinh trung bình chỉ yêu cầu học sinh giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở
quê mình theo gợi ý ở hướng dẫn học là được.
Đối với học sinh khá giỏi: Yêu cầu học sinh giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội quê
mình theo thứ tự hợp lí có đủ 3 phần kể được trò chơi hay lễ hội có ảnh hưởng đến
bản thân học sinh, có dùng các từ ngữ gợi tả sinh động, các hoạt động chính của trò
chơi hoặc lễ hội. Nêu được suy nghĩ của bản thân về trò chơi hoặc lễ hội, cảm xúc
về trò chơi hoặc lễ hội có ích lợi gì?
Bài 16 C: Đồ chơi của em.
Hoạt động 2 hoạt động thực hành.
Đặt 1 vài câu kể để:
a. Kể các việc em làm hàng ngày sau khi đi học về.
+ HS trung bình chỉ cần đặt được một câu kể là được.
Ví dụ: Sau mỗi giờ nghỉ học, em thường giúp mẹ nấu cơm. Làm việc giúp mẹ thật là vui.
+ HS khá giỏi có thể yêu cầu cao hơn viết được 2 đến 3 câu kể về việc em thường
làm sau khi đi học về các câu nội dung liên kết nhau không rời rạc.
Ví dụ: Tan trường tôi lại về với ngôi nhà thân yêu của mình. Bố mẹ bận công việc
đồng ruộng cả ngày. Mình thường giúp đỡ bố mẹ bao nhiêu là công việc. Mình
giúp mẹ nấu bữa cơm chiều. Mình còn biết tắm rửa cho cu Tí nhà mình nữa đấy.
b. Tả chiếc bút em đang dùng.
+ HS trung bình chỉ cần đặt được hai câu kể theo nội dung trên là được.
20
Ví dụ: Chiếc bút của mình màu xanh ngọc bích trông rất đẹp. Mình rất thích chiếc bút.
+ HS khá giỏi có thể yêu cầu cao hơn viết được 2 đến 3 câu kể về chiếc bút của
mình các câu nội dung liên kết nhau không rời rạc.
Ví dụ: Chiếc bút của mình mới đẹp làm sao. Chiều dài của nó chỉ bằng gang tay
người lớn. Trên thân bút được in nhãn mác hiệu Thiên Long nổi tiếng. Chiếc bút là
người bạn đồng hành của mình trong những năm tháng học trò.
c. Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
+ HS trung bình chỉ cần đặt được một câu kể theo nội dung trên là được.

Ví dụ: Cuộc đời ai ai cũng phải có bạn. Tình bạn đã giúp ta vượt qua mọi khó khăn.
+ HS khá giỏi có thể yêu cầu cao hơn viết được 2 đến 3 câu kể trình bày ý kiến của
mình về tình bạn các câu nội dung liên kết nhau không rời rạc.
Ví dụ: Trong mỗi chúng ta ai ai cũng có bạn. Nhưng tình bạn được hiểu như thế
nào là tình bạn tốt. Có bạn giúp cho ta thấy cuộc sống vui tươi hơn. Bạn cùng ta
học tập, cùng ta vui chơi. Những lúc ta buồn bạn cùng ta tâm sự. Cuộc sống chúng
ta không thể không có bạn. Nhưng chúng ta phải biết chọn bạn để chơi.
Bài 17 A: Rất nhiều mặt trăng.
Hoạt động 5: Hoạt động cơ bản. Sau khi học sinh hoàn thành bài tập 5 giáo viên
có thể nêu câu hỏi phụ để nâng cao kiến thức cho HS.
Học qua bài tập đọc: Rất nhiều mặt trăng em hiểu được điều gì?
- HS trung bình chỉ cần trả lời: Mong ước của công chúa nhỏ bé đã thực hiện được.
- HS khá giỏi: Học qua bài đọc: “ Rất nhiều mặt trăng” em hiểu được mong ước
của cô công chúa nhỏ bé đã thực hiện được và khuyên chúng ta luôn luôn gần gũi
trẻ thơ và hiểu được tâm tư nguyện vọng của trẻ.
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành.
- Viết đoạn văn kể về công việc trong một buổi sáng của mọi người trong gia đình mình.
+ HS trung bình chỉ yêu cầu học sinh viết ra được các câu kể về công việc của các
thành viên gia đình mình vào buổi sáng.
Ví dụ: Buổi sáng, mẹ mình đi làm sớm. Bà ở nhà giúp đỡ gia đình làm việc vặt.
Mình đi học còn em đi nhà trẻ.
+ HS khá giỏi yêu cầu học sinh viết được đoạn văn có sử dụng các câu kể nội dung
các câu liên kết với nhau chặt chẽ.
Ví dụ: Buổi sáng cả gia đình mình làm việc thật là vui. Bố mẹ cùng ra đồng làm
ruộng. Bố cày ruộng, mẹ be bờ. Cu Tí ở nhà chơi cùng bà ngoại. Trời mưa cô tôi
mải miết đan cho xong chiếc áo len tặng tôi.Tôi thì đến trường đi học. Buổi sáng
gia đình tôi thật là bận rộn phải không các bạn.
Bài 17 B: Một phát minh nho nhỏ.
21
Hoạt động 1: Hoạt động thực hành.

+ Học sinh trung bình chỉ yêu cầu học sinh viết được đoạn văn tả bao quát chiếc
bút theo gợi ý trong hướng dẫn học. Đoạn văn tả bao quát chiếc bút thuộc phần
thân bài của bài tả đồ vật.
Ví dụ: Cây bút của tôi dài gần bằng gang tay người lớn.Thân bút nửa đầu tròn nửa
sau vuông để cho dễ cầm.Chất liệu bằng nhựa bóng. Nắp bút màu xanh da trời.
+ Học sinh khá giỏi yêu cầu học sinh viết được đoạn văn tả bao quát chiếc bút theo gợi
ý trong hướng dẫn học và tả một cách logic có chú ý đến bộc lộ cảm xúc khi tả dung từ
gợi tả gợi cảm. Đoạn văn tả bao quát chiếc bút thuộc phần thân bài của bài tả đồ vật.
Ví dụ: Cây bút của tôi rất xinh xắn. dài gần bằng gang tay người lớn.Thân bút nửa
đầu tròn nửa sau vuông để cho dễ cầm.Chất liệu bằng nhựa bóng. Nắp bút màu
xanh ngọc bích. Màu sắc cây bút rất hợp với sở thích của tôi.
Bài 17 C: Ai làm gì?
Hoạt động 1: Hoạt động cơ bản,
- Sau khi học sinh thảo luận nhóm tìm được các câu kể ai làm gì? Tìm được vị ngữ
và ý nghĩa của vị ngữ. Nếu học sinh tìm đúng tất cả các câu kể ai làm gì thì giáo
viên chỉ cần chốt vị ngữ trong câu kể nêu lên hoạt động của người, con vật….
- Có 2 câu học sinh thường nhầm lẫn với câu kể ai làm gì?
a. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng.
b. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ.
- Đây là câu kể ai thể nào? Vì vị ngữ nêu lên trạng thái của người…
Học sinh thường nhầm 2 động từ: “ đeo” “ mặc” 2 động từ này khi để vào ngữ
cảnh 2 câu trên là chỉ trạng thái của người, của sự vật nêu ra trước nó.
- GV có thể đưa ra 2 câu để học sinh dễ nhận thấy hơn:
a. Các bà đang đeo chiếc vòng vàng vào cổ.
b. Các bà đeo những vòng vàng vòng bạc ở cổ.
Bài 19: Sức mạnh của con người.
Hoạt động 6; Hoạt động cơ bản.
Sau khi học sinh hoàn thành hoạt động 6: Tìm hiểu chủ ngữ trong câu kể ai làm gì?
- HS xác định được chủ ngữ trong câu kể ai làm gì, chủ ngữ trong câu kể ai làm gì
có ý nghĩa gì.

- Để xác định câu kể ai làm gì, phân biệt ranh giới của các câu giáo viên hỏi thêm:
H. Trong các câu kể ai làm gì ở trên tìm các hoạt động chính của các sự vật được
nêu ra ở chủ ngữ?
22
- Một đàn ngỗng/ vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.( Có 3 hoạt
động chính: vươn, chúi, đớp).
- Em/ liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.( Có 2 hoạt động chính của sự
vật nêu ra ở chủ ngữ: nhặt, xua).
Từ những câu hỏi bổ sung như trên học sinh sẽ dễ dàng xác định ranh giới
của các câu trong đoạn văn không bị nhầm lẫn.
Hoạt động 1: Hoạt động thực hành.
Sau khi học sinh làm xong bài tập 1: Tìm các câu kể ai làm gì gạch dưới chủ ngữ
của các câu vừa tìm được.Nếu học sinh xác định cả câu: “Những sinh hoạt của
ngày mới bắt đầu” là câu kể ai làm gì thì giáo viên khắc sâu thêm đó không phải là
câu kể ai làm gì? Vì Từ bắt đầu này chỉ trạng thái các sinh hoạt của mọi vật
Bài 19 B: Cổ tích về loài người.
Hoạt động 5: Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần.
- Học sinh trung bình chỉ yêu cầu kể được câu chuyện đúng nội dung và các chi tiết
chính là được.
Ví dụ: Đoạn 1. Ngày xưa ở một làng nọ có một bác chuyên làm nghề đánh cá. Một
hôm bác đi đánh cá thả mẻ lưới đầu tiên khi kéo lên bác thầy lưới nặng bất ngờ
trong đó có một chiếc bình bằng đồng to kín mít.
- Học sinh khá giỏi yêu cầu kể câu chuyện có thêm ngôn ngữ của người kể, điệu bộ
cử chỉ khi kể phù hợp với nhân vật và nội dung câu chuyện.
Ví dụ: Đoạn 1. Ngày xưa ở một làng vùng biển có một bác ngư dân chuyên làm nghề
đánh cá. Nhân ngày đầu xuân ngày mở màn đầu tiên cho đánh bắt cá trong năm bác
thả mẻ lưới đầu tiên khi kéo lên bác thầy lưới rất nặng. Bác rất tò mò và nghĩ chắc
chắn ràng trời đất phù hộ cho gia đình bác làm ăn trong năm. Nhưng thật bất ngờ bất
ngờ trong lưới không có cá mà chỉ có một chiếc bình bằng đồng to kín mít.
Bài 20 A: Chuyện về những người tài giỏi.

Hoạt động 6: Câu hỏi 2.
Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Học sinh trung bình chỉ yêu cầu: Câu chuyện ca ngợi bốn anh tài có sứ khỏe diệt
trừ yêu quái cho dân làng bình yên.
- Học sinh khá giỏi: Câu chuyện cho ta hiểu biết thêm bốn anh tài có sức khỏe biết
đoàn kết với nhau giúp dân làng diệt trừ yêu quái để có cuộc sống bình yên.
Hoạt động 1; Hoạt động thực hành.
Sau khi học sinh khá giỏi làm xong nội dung hoạt động 1: Giáo viên đưa ra một số câu
thêm để học sinh xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong câu kể ai làm gì?
Hôm nay, lớp 4A, lớp 4 B và khối lớp 5/ trồng cây đầu xuân.
23
Chủ nhật, mẹ/ đi làm, bà/ đi chợ, Liên/ dắt em ra vườn chơi
Bài 20 C: Giới thiệu quê hương.
Hoạt động 3: Hoạt động cơ bản.
Đặt câu kể ai thế nào nói về cảnh đẹp trong ảnh.
- Học sinh trong bình chỉ yêu cầu đặt được 2 câu:
Thác nước trắng xóa. Vườn hoa rất đẹp.
- Học sinh khá giỏi đặt ít nhất 3 câu trở lên có dùng từ có hình ảnh.
Rừng núi trập trùng, mây bao phủ. Thác nước trắng xóa trông rất đẹp mắt.Cây cối
xanh um tùm. Vườn hoa có đủ thứ hoa rất đẹp. Cúc hồng, cúc trắng, lay ơn muôn
màu sắc. Cây cối tươi tốt
Hoạt động 1,2: Hoạt động thực hành.
Học sinh trung bình chỉ yêu cầu hoàn thành nội dung ở hoạt động 1 nói về quê
hương, địa phương của em theo gợi ý ở tài liệu HDH; sau đó viết vào vở đoạn văn
mà mình vừa trình bày.
Học sinh khá giỏi yêu cầu nói về địa phương của mình theo một thứ tự như một
dàn ý của bài văn tả cảnh sau đó viết đoạn văn mình vừa trình bày vào vở. Ví dụ:
Nếu ai đã đến nơi đây dù chỉ một lần khi đi xa vẫn yêu vẫn nhớ. Lĩnh Sơn nơi xứ
sở của chè Gay nổi tiếng là quê hương tôi đó các bạn ạ! Quê hương tôi có đường
quốc Lộ bảy đi qua, có dòng sông Lam hiền hòa uốn khúc, có bãi ngô, bãi dâu

xanh biếc bốn mùa. Cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay. Đường làng ngõ xóm đều
được bê tông hóa sạch đẹp. Mỗi đoạn đường đều được mang tên của một tổ chức
chăm sóc và bảo quản. Các bạn trong chi đội của tôi cùng sinh hoạt đội trên địa
bàn dân cư cũng nhận chăm sóc bảo quản hàng cây hai bên đường nữa đấy. Quê tôi
còn nổi tiếng nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa. Các công trình điện, đường,
trường, trạm được xây dựng rất khang trang đẹp đẽ
Bài 21 A: Những công dân ưu tú.
Hoạt động 1,2 hoạt động thực hành.
- HS trung bình chỉ yêu cầu làm hoàn thành nội dung ở tài liệu HDH đặt câu kể ai
thế nào? Viết các câu vừa đặt vào vở? gạch chân dưới vị ngữ các câu đó.
- HS khá giỏi hoàn thành bài tập 1,2 giáo viên cho thêm bài tập bổ sung:
Xác định các các câu sau thuộc câu kiểu câu gì? Xác định vị ngữ trong các câu đó?
Thuốc này hút thơm. Rau này ăn mát. Các chị mặc những chiếc váy đủ màu sắc.
HS thường dễ nhầm các câu trên là câu kể ai làm gì? Vì có các động từ: Hút, ăn,
mặc GV khắc sâu cho học sinh thơm, mát chỉ tính chất của thuốc, rau; còn: “ mặc
những chiếc váy đủ màu sắc” là chỉ trạng thái
Bài 22 A: Hương vị hấp dẫn.
24
Hoạt động 5: Hoạt động cơ bản.
- HS trung bình chỉ yêu cầu hoàn thành nội dung ở HDH là đủ.
- HS khá giỏi GV có thể thêm câu hỏi bổ sung: Nêu nội dung chính của bài văn?
Bài văn miêu tả hương thơm và vẻ đẹp của hoa, quả sầu riêng một loài trái quý của miền Nam.
Hoạt động 2 hoạt động thực hành:
- HS trung bình chỉ yêu cầu đặt được 4 câu nói về một loại quả mà em thích.
- HS khá giỏi yêu cầu cao hơn có thể viết một đoạn văn 5 đến 8 câu một đoạn văn
viết về một loại quả mà em thích đúng theo thể loại văn miêu tả.
Vườn nhà tôi có nhiều loài cây trái khác nhau. Nhưng tôi thích nhất là cây
cam ông nội tôi trồng trước vườn nhà. Cây cam không cao như cây xoài cây nhãn
chỉ độ hai mét thôi mà cành lá sum suê. Năm nào cũng vậy cứ vào mùa xuân cây
cam nở hoa trắng xóa mùi thơm thoang thoảng không sặc mùi như hương cau

hương bưởi. Đến mùa quả chín, chao ôi! Quả vàng mọng nước, quả không to lắm
chỉ bằng độ gần bằng cái bát ăn cơm mà vị ngọt mát đến đam mê
Bài 22 C: Từ ngữ về cá.
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành.
Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của cái cây mà em thích.
- HS trung bình chỉ yêu cầu viết đoạn văn theo gợi ý ở HDH là được.
- HS khá giỏi yêu câu viết đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc cái cây theo trình tự một cách logic hơn:
Thân cây bàng to chừng ba đứa trẻ như bọn tôi ôm không xuể. Màu nâu sẫm. Trên
thân cây có những hình thù rất kì quặc. Có bạn nói có chỗ giống hình một bạn trẻ
đang ngồi chăn trâu. Bà tôi kể rằng mỗi chỗ phình ra của thân cây là tính thêm một
tuổi cho bàng đấy. Dưới gốc cây bộ rễ của cây nổi lên có nhiều hình dạng khác
nhau điều đó nói lên rằng bàng có từ rất lâu đời rồi
Bài 23A: Thế giới hoa và quả.
Hoạt động 1,2: Hoạt động thực hành
Sau khi học sinh hoàn thành nội dung yêu cầu ở HĐ 1,2.
- HS trung bình chỉ yêu cầu viết được đoạn văn đối thoại 4 đến 5 câu kể lại cuộc
nói chuyện của em với người thân về tình hình học tập của em trong tuần qua.
- HS khá giỏi yêu câu đoạn văn đối thoại nói chuyện giữa em và người thân 6 đến 8 câu:
- Mẹ ơi! Con sẽ kể cho mẹ nghe về tình hình học tập của con trong tuần nhé!
- Ừ con kể mẹ nghe xem nào?
- Trong tuần qua con được 6 điểm Mười- đều là môn toán cả mẹ ạ!
- Như thế là con học giỏi không đều đâu con ạ! Phải học giỏi tất cả các môn.
25

×