BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ THỊ HOÀI THU
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
CỦA BỆNH CẦU TRÙNG Ở THỎ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NAM
HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hoài Thu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS.
Nguyễn Hữu Nam đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể các thầy giáo, cô giáo, Ban
chủ nhiệm Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khoa Chăn nuôi –
Thú y – Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
tôi hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các trại và hộ chăn nuôi thỏ ở địa phương và đội ngũ thú
y viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện giúp tôi được thực tập
và có được số liệu thực tế để xây dựng luận văn.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp
đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hoài Thu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt iv
Danh mục bảng v
Danh mục biểu đồ vii
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Các giống thỏ đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam 3
1.1.1 Các giống thỏ Nội 3
1.1.2 Thỏ New Zealand trắng 3
1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng thỏ 4
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4
1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 5
1.3 Một số đặc điểm sinh lý tiêu hóa của thỏ 6
1.3.1 Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa 6
1.3.2 Đặc điểm tiêu hóa của thỏ 7
1.4 Bệnh cầu trùng thỏ 8
1.4.1 Định nghĩa bệnh 8
1.4.2 Nguyên nhân 8
1.4.3 Quá trình phát triển của các loại cầu trùng (Quá trình phát triển sinh học) 11
1.4.4 Dịch tễ bệnh cầu trùng thỏ 13
1.4.5 Cơ chế sinh bệnh 14
1.4.6 Triệu chứng lâm sàng 14
1.4.7 Bệnh tích cầu trùng thỏ 15
1.4.8 Chẩn đoán bệnh cầu trùng thỏ 16
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
1.4.9 Phòng và điều trị bệnh cầu trùng thỏ 16
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.2 Địa điểm nghiên cứu 19
2.3 Nội dung nghiên cứu 19
2.4 Phương pháp nghiên cứu 20
2.4.1 Phương pháp lấy mẫu 20
2.4.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 20
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu. 23
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ 24
3.1.1 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên giống thỏ Nội và thỏ NewZealand tại một
số huyện của tỉnh Bắc Giang. 24
3.1.2 Kết quả xác định cường độ nhiễm cầu trùng trên giống thỏ Nội và thỏ
New Zealand tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang 26
3.1.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi. 28
3.1.4 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ 35
3.1.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tình trạng vệ sinh thú y 38
3.1.6 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân. 41
3.2 Kết quả xác định loài cầu trùng ký sinh ở thỏ 45
3.3 Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học 47
3.3.1 Nghiên cứu một số chỉ tiêu hệ hồng cầu. 47
3.3.2 Ngiên cứu một số chỉ tiêu hệ bạch cầu. 51
3.4 Kết quả nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng và bệnh tích ở thỏ
mắc bệnh cầu trùng 53
3.4.1 Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng. 53
3.4.2 Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
DANH MỤC VIẾT TẮT
VSTY Vệ sinh thú y
VS Vệ sinh
SMKT Số mẫu kiểm tra
SMN Số mẫu nhiễm
TLN Tỷ lệ nhiễm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 So sánh tỷ lệ dung tích các phần đường tiêu hóa của các gia súc 7
1.2 Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ 8
3.1 Tỷ lệ nhiễm nhiễm cầu trùng trên giống thỏ Nội và thỏ New Zealand
tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang 24
3.2 Cường độ nhiễm cầu trùng thỏ tại một số huyện thuộc tỉnh Bắc Giang 26
3.3 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ Nội theo lứa tuổi 29
3.4 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ New Zealand theo lứa tuổi 30
3.5 Cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi tại một số huyện thuộc
tỉnh Bắc Giang 31
3.6 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ 36
3.7 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tình trạng vệ sinh thú y. 39
3.8 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân 42
3.9 Cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân 43
3.10 Tổng hợp, định loại thành phần loài cầu trùng ở thỏ 46
3.11 Tỷ lệ nhiễm từng loài cầu trùng đã được phát hiện tại
Bắc Giang
47
3.12 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu ở thỏ bị bệnh cầu trùng
và thỏ đối chứng. 48
3.13 So sánh số lượng hồng cầu của thỏ bị bệnh cầu trùng và thỏ đối chứng 48
3.14 So sánh giá trị trung bình hàm lượng Hemoglobin (g/l) của thỏ bị bệnh
cầu trùng và thỏ đối chứng 49
3.15 So sánh giá trị trung bình lượng huyết sắc tố bình quân trong một
hồng cầu ở thỏ bị bệnh cầu trùng và thỏ đối chứng. 50
3.16 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ bạch cầu ở thỏ bị bệnh cầu trùng
và thỏ đối chứng. 51
3.17 So sánh số lượng bạch cầu của thỏ bệnh và thỏ đối chứng 52
3.18 Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của thỏ nhiễm cầu trùng 54
3.19 Tỷ lệ các bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá của thỏ mắc bệnh cầu trùng 57
3.20 Kết quả xác định bệnh tích vi thể của thỏ nhiễm cầu trùng.
58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
3.1 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 25
3.2 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng của hai giống thỏ Nội và thỏ New Zealand theo lứa tuổi 35
3.3 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ 38
3.4 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y 41
3.5 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân 44
3.6a Công thức bạch cầu thỏ bị bệnh cầu trùng 52
3.6b Công thức bạch cầu thỏ đối chứng. 52
DANH MỤC HÌNH
STT Tên ảnh Trang
1.1 Hình dạng các Oocyst gây bệnh cầu trùng thỏ 11
1.2 Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng thỏ 11
1.3 Vòng đời giống Eimeria ở Thỏ 13
3.1 Gan thỏ bị cầu trùng 56
3.2 Gan, ruột thỏ bị cầu trùng 56
3.3 Noãn nang trên đỉnh lông nhung (H.E 40X) 59
3.4 Noãn nang trong long ống ruột (H.E.20X) 59
3.5 Sung huyết mạch quản ở hạ niêm mạc ruột (H.E 10X) 60
3.6 Thâm nhiễm bạch cầu ái toan (H.E 40X) 60
3.7 Giai đoạn Merogony (H.E 20X) 60
3.8 Các giai đoạn khác nhau của cầu trùng trong giai đoạn biểu mô ruột (H.E 40X) 60
3.9 Hạ niêm mạc thấm nước (H.E 10X) 60
3.10 Noãn nang chuẩn bị bài xuất ra ngoài (H.E 40X) 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đất nước theo hướng giao lưu, hội
nhập trong khu vực và quốc tế, nước ta đã có nhiều chính sách khuyến nông như:
Giao đất, giao vườn, khuyến khích nông dân làm kinh tế VAC, VACR nhờ vậy mà
nông nghiệp đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Trong tình hình chăn nuôi hiện nay, nuôi
thỏ là một ngành còn khá mới mẻ, nhưng chiếm một vị trí quan trọng góp phần làm
phong phú thêm cho chăn nuôi. Chăn nuôi thỏ cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho
con người đồng thời là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như mỡ, da, lông… cho
ngành công nghiệp chế biến. Với mô hình trang trại hay gia trại, chăn nuôi thỏ giữ
vai trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân. Nhiều hộ gia
đình đã vươn nên làm giàu b
ằng nghề chăn nuôi thỏ.
Song, trong nhiều năm qua bệnh dịch vẫn là yếu tố gây thiệt hại đáng kể cho
ngành chăn nuôi này. Là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
Việt Nam có khu hệ ký sinh trùng động vật phong phú và đa dạng, gây ra nhiều
bệnh ký sinh trùng cho đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại đáng kể cho người chăn
nuôi trong đó có bệnh cầu trùng (Eimeriosis) ở thỏ. Đề cập đến tác hại của bệnh,
Johan và cộng sự (1988) cho biết: Bệnh có thể làm thỏ hấp thu thức ăn kém hơn 7-
8% và tăng trọng thấp hơn 40 -350g trong suốt thời gian vỗ béo, cuối cùng làm thỏ
chết. Bệnh cầu trùng thỏ có thể phát sinh thành những ổ dịch lớn. gây ra nhiều thiệt
hại về kinh tế cho người chăn nuôi, tỷ lệ thỏ chết lên tới 70-100%. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây việc nghiên cứu về bệnh cầu trùng thỏ chỉ quan tâm đến cường
độ nhiễm, đặc điểm dịch tễ mà ít chú ý đến đặc điểm bệnh lý, biểu hiện lâm sàng
của bệnh.
Vì vậy, xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng ở thỏ trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn thỏ nuôi tại một số huyện thuộc
tỉnh Bắc Giang.
- Làm rõ các đặc điểm bênh lý của bệnh cầu trùng ở thỏ nhằm góp phần hoàn
thiện những thông tin về bệnh, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng quy trình chẩn
đoán bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các giống thỏ đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam
1.1.1. Các giống thỏ Nội
1.1.1.1. Thỏ Ré
Là giống thỏ được nuôi nhiều ở các địa phương, chúng có màu sắc lông da
rất đa dạng, thường là màu xám nhạt loang trắng hay màu vàng nâu pha trắng,
mắt thỏ màu đen. Khối lượng trưởng thành 2,2-2,7kg. Thỏ đẻ 5,5-6 lứa/năm, mỗi
lứa 6-7 con, cai sữa ở 1 tháng tuổi nặng 300-350g/con. Thỏ Ré ăn tạp các loại
thức ăn rau cỏ, lá và các phụ phẩm ở gia đình (Nguyễn Quang Sức, 1994).
1.1.1.2. Thỏ xám và thỏ đen Việt Nam
Đây là 2 giống thỏ được chọn lọc từ các giống thỏ địa phương của nước ta,
thỏ có mắt đen. Thỏ xám thường có màu lông không thật thuần khiết, thỏ đen do
được chọn lọc tại Trại giống Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ nên có màu lông ổn
định hơn. Khối lượng trưởng thành của 2 giống thỏ này khoảng 3,0-3,5kg; Thỏ đẻ
5-5,5 lứa/năm, mỗi lứa 5,5-6 con, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa đạt 85%,
đây là 2 giống thỏ rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi tận dụng rau lá cỏ và phụ
phẩm ở gia đình (Nguyễn Quang Sức, 1994).
1.1.2. Thỏ New Zealand trắng
Có nguồn gốc từ New Zealand, được nuôi phổ biến ở các nước Châu Âu và
Châu Mỹ. Thỏ có bộ lông màu trắng, bông dày, mắt đỏ hồng. Thỏ trưởng thành có
khối lượng trung bình 5-5,5kg, động dục lần đầu tiên lúc 4-4,5 tháng tuổi và tuổi
phối giống lần đầu từ 5-6 tháng, khi đó khối lượng phối giống lần đầu đạt 3-
3,2kg/con. Mỗi năm thỏ đẻ từ 6-7 lứa, mỗi lứa từ 7-8 con. Khối lượng thỏ sơ sinh là
55-60g/con, lúc 1 tháng tuổi là: 650-700g/con, lúc 3 tháng tuổi đạt 2,8-3kg/con, tỷ
lệ thịt xẻ từ 52-55% (Đinh Văn Bình, 2003).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng thỏ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cầu trùng là những bào tử trùng hình trứng hay hình cầu, có nguyên sinh
chất dạng hạt, giữa nguyên sinh chất có một nhân tương đối to, ký sinh chủ yếu ở
các tế bào biểu bì của nhiều loại gia súc, gia cầm và cả con người.
Cầu trùng được phân loại như sau:
Tộc: Eukaryota.
Giới: Chromalveolata.
Trên ngành: Alveolata.
Ngành: Apicomplexa.
Lớp: Conosidasida.
Bộ: Eucoccidiorida.
Họ: Eimerridae.
Giống: Eimeria và Isospora.
Cầu trùng thỏ thuộc giống Eimeria, trong từng giống lại bao gồm các loài
khác nhau.
Hiện nay người ta đã phân lập được khoảng 25 loài cầu trùng ký sinh trong
đường tiêu hóa của thỏ.
Tác giả nghiên đầu tiên về các noãn nang cầu trùng ở thỏ là Hake (1839), rồi
đến các công trình nghiên cứu của Lindermann (1863), sau đó là Leuckart (1879)
gọi thể bệnh ở gan là Coccidium oviforme và thể bệnh ở ruột là coccidium
perforans, (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Theo nghiên cứu của Orlop M.P (1936) cho thấy, tỷ lệ loại thải thỏ non do
mắc bệnh cầu trùng phụ thuộc vào độ nhiễm cầu trùng của thỏ mẹ. Những thỏ con
thuộc nhóm mà thỏ mẹ nhiễm bệnh nhẹ thì tỷ lệ chết là 8% và chỉ thấy 37% số con
có trứng cầu trùng; Trong nhóm thỏ mẹ nhiễm bệnh ở mức trung bình thì tỷ lệ chết
ở thỏ con là 17,5% và có 78% số con có trùng cầu trùng; Trong nhóm thỏ mẹ
nhiễm bệnh ở mức độ nặng thì tỷ lệ chết ở thỏ con lên tới 32% và 100% số con có
trứng cầu trùng.
Nghiên cứu của Toula FH và cs (1998) cho biết có 5 loài cầu trùng gây bệnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
cho thỏ nhà, tỷ lệ nhiễm của mỗi loài như sau: Eimeria perforans (65%), E. magna
(45%), E. stiedae (25%), E. xigua (20%) và E. piriformis (10%). Có 90% thỏ bị
nhiễm 2 hoặc 3 loài cầu trùng.
Ở Pháp theo Grés V và cs (2003) cho biết đã kiểm tra 254 thỏ hoang, phát
hiện thấy 10 loài cầu trùng là Eimeria perforans, E. flavescens, E. pirifomis,
E. Exigua, E. Media, E. Magna, E. Coecicola, E. Stiedae, E. Roobroucki,
E. intestinalis.
Nghiên cứu của De Almeida AJ và cs (2006) cho biết ở Brazil tỷ lệ nhiễm
bệnh cầu trùng thỏ là 81,82%, có 10 loài cầu trùng ký sinh ở thỏ nuôi thịt là
E. Perforans, E. Magna, E. Coecicola, E. Irresidua, E. Media, E. Flavescens,
E. Nagpurensis, E. Intestinalis, E. exigua và E. stieda
Theo nghiên cứu của Fish (1932) ở phòng thí nghiệm thấy, Oocyst bị tiêu diệt
khi chiếu tia tử ngoại vừa phải, (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)). Oocyst
khi bị xử lý bức xạ ở mức 20 – 35 Krad cho giá trị bảo hộ tốt nhất 100%, dưới 10
Krad là 80% nhưng nếu liều thấp quá hoặc quá cao sẽ ko có hiệu quả. Oocyst chưa
sinh ra bào tử mẫn cảm đối với tia X hơn Oocyst đã sinh bào tử tới 15 lần.
- Ảnh hưởng của hóa chất:
Theo Horton Smith (1996), dung dịch tiêu độc khử trùng Creolin 5% ở nhiệt
độ 40-50
0
C sẽ giết chết Oocyst non thành thục sau 20 – 30 ngày.
William R.B (1997) nghiên cứu tác dụng của dung dịch Amoniac 10% trong
12 giờ lien tục, kết quả cho thấy 100% Oocyst không sinh được bào tử nghĩa là
Oocyst này mất khả năng gây bệnh.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Do tính chất nguy hiểm của cầu trùng gây ra đối với gia súc, gia cầm nên đã
có nhiều nghiên cứu về cầu trùng và bệnh cầu trùng. Tuy nhiên những nghiên cứu
về bệnh cầu trùng thỏ ở nước ta vẫn còn hạn chế.
Phạm Hùng (1978) nghiên cứu về bệnh cầu trùng thỏ, tác giả cho biết đã tìm
thấy 2 loài E. Stiedae và E. Perforans ký sinh ở thỏ nuôi tại các tỉnh phía nam
(Lương Văn Huấn Và Lê Hữu Khương, 1997).
Lương Văn Huấn và Trần Kim Lan (1989) kiểm tra 90 thỏ nuôi tại viện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Pasteur Nha Trang cho biết: có 6 loại cầu trùng ký sinh ở thỏ E. Perforans,
E. Media, E. Magna, E. Irresidua, E. Piriformis, E. intestinalis. Trong đó loài
E.Perforans chiếm tỷ lệ (35,5%), E. Media (28%), E. Magna (10%), các loài còn
lại chiếm tỷ lệ thấp dưới 8%.
Nguyễn Quang Sức (1994) đã xác định được 9 loài cầu trùng ký sinh ở đàn
thỏ New-zealand nuôi ở trung tâm Dê và Thỏ Sơn Tây, trong đó có 3 loài gây bệnh
nặng là: E. Pirifomis, E. Intestinalis, E. Flavescens. 3 loài gây bệnh trung bình là:
E. Stiedae, E. Magna, E. Irresidua, và 3 loài gây bệnh nhẹ: E. Perforans,
E. Media, E. Coeciola.
Nguyễn Hữu Hưng và cs (2008) kiểm tra 465 mẫu phân thỏ nuôi tại thành
phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng cho biết tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 65,16%, tác giả đã
xác định được 5 loại cầu trùng ký sinh ở thỏ là: E. Perforans, E. Media, E. Magna,
E. Stiedae, E. Irresidua.
Theo Lê Văn Năm (2006), cho biết có ít nhất 5 chủng cầu trùng ký sinh và
gây bệnh cho thỏ là: E. Perforans, E. Media, E. Magna, E.stidedae, E.irresidua.
Phạm Khắc Hiếu và cs (1997), các thuốc sử dụng phòng trị cầu trùng là: Các
Sulfamid, thuốc có nguồn gốc Triazin; thuốc có nguồn gốc Triazin; thuốc có nguồn
gốc Piridin, Quinolin, Pirimidin; các dẫn xuất của Guanidin; các dẫn xuất của Purin.
1.3. Một số đặc điểm sinh lý tiêu hóa của thỏ
1.3.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa
Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa của thỏ là dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co
bóp yếu, đường ruột dài 4-6 m, tiêu hóa chậm, từ khi thức ăn vào đến khi thải phân
mất 60-72 giờ . Manh tràng lớn gấp 5-6 lần dạ dày và có khả năng tiêu hóa chất xơ
nhờ hệ vi sinh vật, nếu thiếu thức ăn thô thì dạ dà và manh tràng trống rỗng, gây
cho thỏ cảm giác đói. Nếu ăn thức ăn nghèo xơ hoặc thức ăn rau xanh, củ quả chứa
nhiều nước, nấu nát, dễ phân hủy thì thỏ rối loạn tiêu hóa như tạo khí nhiều, phân
không tạo viên cứng, đường ruột căng khí, đầy bụng và ỉa chảy.
Tỷ lệ dung tích các phần đường tiêu hóa của thỏ cũng khác so với các gia súc
khác, manh tràng là lớn nhất 49%, cụ thể ở bảng sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
Bảng 1.1: So sánh tỷ lệ dung tích các phần đường tiêu hóa của các gia súc
Đoạn đường tiêu hóa Ngựa Bò Lợn Thỏ
Dạ dày (%) 9 71 29 34
Ruột non (%) 30 19 33 11
Manh tràng (%) 16 3 6 49
Ruột già (%) 45 7 32 6
Tổng số (%) 100 100 100 100
Sự phát triển đường tiêu hóa theo lứa tuổi: Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn
cho đến tuần tuổi thứ 11-12. Nhưng đường tiêu hóa (trừ gan) thì dừng phát triển ở
tuần tuổi thứ 9. Từ tuần tuổi thứ 3-9 khối lượng của từng đoạn ruột cũng thay đổi
khác nhau. Vào tuần thứ 3, ruột non nặng gấp đôi ruột già. Đến tuần thứ 9 thì khối
lượng hai phần ruột đó đã tương đương nhau. Sự phát triển các đoạn ruột của thỏ
cũng tương tự như sự phát triển khối lượng.
1.3.2. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ
Thức ăn vào dạ dày được xếp thành từng lớp chuyển dần xuống ruột non.
Nếu thức ăn cứng khó tiêu dễ gây viêm dạ dày, viêm ruột. Thức ăn trong dạ dày
được phân hóa chất đạm nhờ dịch dạ dày, nếu thiếu muối trong khẩu phần ăn thì
dịch dạ dày tiết ra ít, thỏ sẽ không sử dụng hết phần đạm trong nguồn thức ăn.
Ở ruột non, các chất đạm, đường, mỡ được phân giải nhờ các men tiêu hóa ở
dịch ruột. Các chất dinh dưỡng cũng được hấp thu chủ yếu ở đây. Nếu ruột non bị
viêm do vi trùng, cầu trùng thì không hấp thu được hết dinh dưỡng từ thức ăn, thỏ
gầy yếu.
Ở ruột già chủ yếu hấp thu nước và muối. Trong đường ruột của thỏ tạo
thành hai loại phân: Phân cứng: viên tròn, thỏ không ăn; phân mềm: gồm nhiều viên
nhỏ mịn, dính kết vào nhau được tạo ở manh tràng, những viên phân đó được thải ra
ngoài ban đêm gọi là “phân vitamin”, khi thải ra đến hậu môn thì thường được thỏ
cúi xuống ăn ngay, nuốt chửng vào dạ dày và các chất dinh dưỡng được hấp thu lại
ở ruột non. Dựa vào đặc tính ăn “phân vitamin” này người ta gọi thỏ là loại “nhai lại
giả”. Thành phần hóa học của hai loại phân này có khác nhau rõ rệt:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ
Thành phần hóa học Phân cứng Phân mềm
VCK (%) 52,7 38,6
Protein thô (%) 15,4 25,7
Chất béo thô (%) 30,0 17,8
Khoáng tổng số (%) 13,7 15,2
Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ hình
thành khi thỏ đến 3 tuần tuổi. Phân cứng còn gọi là phân ban ngày, phân mềm còn
gọi là phân ban đêm. Như vậy thỏ ăn phân trong môi trường yên tĩnh.
1.4. Bệnh cầu trùng thỏ
1.4.1. Định nghĩa bệnh
Bệnh cầu trùng là một bệnh đơn bào ký sinh ở đường tiêu hoá của nhiều gia
súc, gia cầm, thú rừng, bò sát….Súc vật nuôi như ngựa, dê, cừu, chó, thỏ, gà, vịt…
đều bị cầu trùng ký sinh. Bệnh có thể gây chết nhiều súc vật, tỷ lệ chết cao nhất là
súc vật non. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), bệnh gây tổn thất lớn nhất
đối với thỏ và gà, tỷ lệ chết ở thỏ con và gà con có thể lên tới 80- 100%.
Bệnh cầu trùng thỏ là bệnh phổ biến, dễ gây thiệt hại trong chăn nuôi thỏ, do
đơn bào ký sinh Eimeria gây nên trong điều kiện chăn nuôi vệ sinh kém. Bệnh đã
được nghiên cứu từ rất lâu (Harke 1839; Linderman 1963; Leurkart 1879) bệnh gây
hại cho thỏ nuôi và thỏ hoang trên toàn thế giới, thường tồn tại ở hai thể là cầu
trùng gan và cầu trùng ruột non. Tuy nhiên ngoài hai thể thường gặp trên đôi khi
còn thấy cầu trùng thỏ thể họng và mí mắt (Trần Mạnh Giang, 2006).
1.4.2. Nguyên nhân
Có nhiều chủng cầu trùng Eimeria ký sinh trong các tế bào biểu mô ruột, ống
mật, vùng họng, mí mắt và gây bệnh cầu trùng cho thỏ là:
* Eimeria stiedae: Các nang trứng hình bầu dục hay hình elip mầu vàng nâu,
vỏ nang trứng trơn nhẵn, có lỗ noãn ở phần hẹp của nang trứng. Sau giai đoạn sinh
sản bào tử trong nang trứng và trong bào tử có những thể cặn. Kích thước nang
trứng 30-48 x 16-25 micron, trung bình là 37,5 x 24,5 micron. Sinh bào tử kéo dài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
tối đa là 3-4 ngày. Chu kỳ nội sinh tiến triển trong biểu bì ống dẫn mật (Fidamann
1865; Kisskalf và Hartmann 1970).
* Eimeria perforans: Nang trứng có dạng elip hay tròn. Lỗ noãn trông rõ ở
những nang trứng lớn, còn nang trứng bé thì không rõ. Vỏ nang trứng không mầu,
kích thước 13,3-30,6 x 10,6-17,3 micron, trung bình là 20,3-24,5 x 12,4-15,3
micron. Loài cầu trùng này thường hay gặp nhất trong ruột thỏ. Sau thời kỳ sinh
bào tử các thể cặn hình thành trong nang trứng và trong bào tử. Thời gian sinh bào
tử 24- 48 giờ. Theo tài liệu của E.M. Khâyxin (1967) chu kỳ phát triển nội sinh của
loài cầu trùng này xảy ra ở biểu bì nhung mao và các khe thuộc phần dưới ruột non
và cả trong ruột già (Leuckart, 1879; Sluiter và Swllengrebel 1912).
* Eimeria media: Nang trứng hình bầu dục nhưng có thể có dạng elip. Lỗ
noãn trông rất rõ có thể thấy bề dầy lớp vỏ ngoài. Vỏ nang trứng mầu vàng sáng hay
nâu vàng, kích thước: 18,6-33,3 x 13,3- 21,3 micron. Sau thời kỳ sinh bào tử hình
thành các thể cặn trong nang trứng và trong bào tử. Thời gian sinh bào tử 2-3 ngày.
Cầu trùng phát triển nội sinh trong tá tràng và phần trên ruột non (Kessel, 1929).
* Eimeria magna: Nang trứng hình bầu dục, lỗ noãn trông rất rõ, trong lỗ
noãn thấy được vỏ ngoài dầy. Vỏ nang trứng mầu vàng da cam hay nâu. Sau thời
kỳ sinh bào tử có thể cặn trong nang trứng và bào tử. Kích thước nang trứng 26,6-
41,3 x 17,3- 29,3 micron, trung bình là 32,9- 37,2 x 21,5- 25,5 micron. Sinh sản
bào tử 3-5 ngày. Phát triển nội sinh ở phần giữa và phần dưới ruột non. Đôi khi các
giao tử loài này còn thấy trong manh tràng và trực tràng (Perard, 1925).
* Eimeria irresidua: Các nang trứng hình elip hay bầu dục, phần cuối nang
trứng mở rộng ở đó có lỗ noãn. Nang trứng mầu nâu sáng hay nâu tối. Kích thước
25,3- 47,8 x 15,9- 27,9 micron, trung bình là 35-40 x 20-23 micron, sau thời kỳ
sinh sản bào tử chỉ trong bào tử có thể cặn. Sinh sản bào tử 3-4 ngày. Chu kỳ phát
triển nội sinh ở phần giữa ruột non (Kessel và Jankiewiez, 1931).
* Eimeria piriformis: Nang trứng hình quả trứng hay hình quả lê, mầu nâu
vàng. Ở phần hẹp của nang trứng có lỗ noãn trông rất rõ. Kích thước nang trứng,
theo E.M. Khâyxin (1967), 26-32,5 x 14,6- 19,5 micron, trung bình là 29,6- 31,7 x
17,7- 18,5 micron. Chỉ có thể cặn trong bào tử sau khi sinh bào tử. Phát triển nội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
sinh trong ruột già, chủ yếu là những khe biểu bì. Pellerdy (1953,1965) cho rằng
thời kỳ phát triển nội sinh của loài cầu trùng này là ở ruột non (Kotlan và Pospesch,
1934).
* Eimeria coecicola: Trong một thời gian dài người ta coi cầu trùng này như
loài Eimeria magna hay Eimeria media, sau đó những nghiên cứu của E.M.
Khâyxin (1967) cho thấy các nang trứng của Eimeria coecicola khác với hai loài kể
trên về mặt hình thái và sinh vật học. Nó có hình trụ hay hình bầu dục. Lỗ noãn
trông rất rõ. Nang trứng mầu vàng sáng hay nâu sáng. Kích thước 25,3- 39,9 x
14,6- 21,3 micron, trung bình là 33,1- 35,5 x 16,9- 19,6 micron. Hình thành thể cặn
trong bào tử và nang trứng sau thời kỳ sinh sản bào tử. Thời gian sinh bào tử gần 3
ngày. Cầu trùng phát triển Nội sinh ở phần dưới ruột non. Các giao tử cầu trùng này
có thể gặp cả trong manh tràng (Cheissin, 1947).
* Eimeria intestinalis: Loài cầu trùng này trước đây người ta coi như
Eimeria piriformis (E.M. Khâyxin, 1967) phân nó thành một loài độc lập. Nang
trứng Eimeria intestinalis có dạng hình quả lê hay quả trứng, lỗ noãn trông rất rõ
xung quanh có màng dầy, mềm. Vỏ nang trứng mầu nâu sáng hay vàng sáng. Kích
thước 21,3- 35,9 x 14,6- 21,2 micron, trung bình là 27,1- 32,2 x 16,9- 19,8 micron.
Sau thời kỳ sinh sản bào tử cầu trùng sinh sản nội sinh trong biểu bì nhung mao và
các khe ở phần dưới ruột non và ruột già (Cheissin, 1948).
* Eimeria exigua: Nang trứng có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Vỏ nang
trứng mầu vàng nhạt hoặc không mầu. Kích thước trung bình 28,0 x 18,0 micron,
thời gian hình thành bào tử từ 70-90 giờ. Sau thời kỳ sinh sản bào tử cầu trùng sinh
sản Nội sinh trong biểu bì ruột non (Yakimoff, 1934).
* Eimeria flavescens: Loài này gây bệnh rất nặng cho thỏ. Ký sinh ở đoạn
sau ruột non, manh tràng và kết tràng. Oocyst có hình trứng, kích thước 25- 37 x 14 -
24 µm với hai lớp vỏ. Lớp ngoài nhẵn mầu vàng dầy 1,4 µm. Lớp trong sậm mầu dầy
0,4 µm với micropile nhô lên ở đầu rộng. Không có hạt cực hay thể cặn. Sporocyst có
hình trứng dài 13-17 x 7- 10 µm nằm dài từ đầu đến đuôi của Sporocyst. Thời gian
hình thành bào tử là 38 giờ hoặc ít hơn (Marotel and Guilhon, 1941).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Hình 1.1. Hình dạng các Oocyst gây
bệnh cầu trùng thỏ
(Sophia Renaux, 2001)
Hình 1.2. Vị trí ký sinh của các loài
cầu trùng thỏ
(Sophia Renaux, 2001)
1.4.3. Qúa trình phát triển của các loại cầu trùng (Quá trình phát triển sinh học)
Cầu trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật có quá trình phát triển tương đối hoàn
chỉnh và phức tạp. Quá trình đó phải trải qua ba giai đoạn: Thể phân lập, giao tử và
bào tử nang. Hai giai đoạn đầu (thể phân lập và giao tử) phát triển trong cơ thể động
vật ký chủ, giai đoạn 3 phát triển ở ngoài cơ thể - môi trường tự nhiên.
* Giai đoạn phát triển thể phân lập (sinh sản vô tính)
Đây là quá trình bắt đầu từ khi bào tử nang qua đường miệng vào đường
ruột. Dưới tác dụng của dịch dạ dày ruột, vỏ cứng, bào tử nang cầu trùng bị phá vỡ
và các cầu trùng thâm nhập ngay lập tức vào các tế bào biểu bì ruột và các cơ quan
nội tạng khác. Chúng sinh trưởng nhanh chóng và sinh sản dữ dội theo cách tự nhân
đôi. Chúng có dạng hình tròn hoặc ovan chứa nhân to tạo thành thể phân lập I hay
còn gọi là Schizont 1.Trong mỗi thể phân lập I tự hình thành nhiều tế bào có hình
que gọi là Merozoit. Chúng lớn lên nhanh chóng và làm vỡ các tế bào biểu bì nơi
chúng khu trú và thâm nhập tiếp vào các tế bào biểu bì khác bên cạnh. Cũng tương
tự như quá trình phát triển nêu trên chúng sinh sản theo cách tự nhân đôi trong các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
tế bào biểu bì mới và hình thành ra thể phân lập II. Quá trình phát triển như thế theo
cơ chế phản ứng dây chuyền hạt nhân phân tử dễ tạo ra các thể phân lập III, IV…
Tùy thuộc vào bản chất loại cầu trùng để có thể phân lập I, II, III, IV, V… với thời
gian ngắn từ 5-6 ngày. Cơ thể sinh trưởng và phát triển như vậy là nguyên nhân phá
hủy hàng triệu triệu tế bào biểu bì ruột và các cơ quan nơi chúng khu trú gây viêm,
rối loạn chức năng, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng thứ phát phát triển.
Tóm lại quá trình từ khi thâm nhập vào cơ thể đến khi tạo được thể phân lập
cuối cùng được gọi là giai đoạn phát triển thể phân lập hay giai đoạn sinh sản vô tính.
* Giai đoạn phát triển giao tử - sinh sản hữu tính:
Sau khi các (Schizont) thể phân lập cuối cùng được hình thành nhẽ ra chúng
tiếp tục tạo Merozoit thì chúng lại tạo ra các giao tử đực và cái. Khác với Merozoit, các
giao tử có nhân rất to, nhân của các giao tử đó tự nhân đôi vài lần tạo ra nhiều giao tử
nhỏ trong một giao tử. Xung quanh mỗi nhân nhỏ lại hình thành các nguyên sinh chất
tạo nên các giao tử con chuyển động. Sự khác biệt giữa các giao tử đực và cái ở chỗ
giao tử cái có nhân to hơn, ít chuyển động hơn và ở một đầu có một lỗ nhỏ (Micropil).
Thông qua lỗ nhỏ này giao tử đực chui vào giao tử cái để thụ thai. Sau khi thụ thai
chúng được bọc một vỏ mềm và biến thành noãn nang rời khỏi tế bào biểu bì rơi vào
lòng ruột cùng phân được thải ra ngoài, kết thúc đợt sinh sản hữu tính. Phụ thuộc vào
chủng loại cầu trùng để có các hình thái khác nhau: tròn, ovan, elip, hình quả lê…
* Giai đoạn phát triển bào tử nang
Sau khi noãn nang cùng phân và các chất thải qua đường ruột và niệu sinh
dục được phóng ra ngoài cơ thể, các noãn nang đó vẫn tiếp tục phát triển nếu điều
kiện khí hậu thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, không khí. Trong mỗi nhân của noãn
nang được phân chia làm 4 tiền bào tử nang, đồng thời ở bên ngoài mỗi tiền bào tử
nang được bọc một lớp vỏ cứng để bảo vệ và được gọi là bào tử nang.
Từ mỗi noãn nang sau khi trở thành bào tử nang có 4 tiền bào tử nang, mỗi
tiền bào tử nang gồm 2 bào tử do đó mỗi bào tử nang có 8 bào tử được hình thành
trong giai đoạn phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
Hình 1.3. Vòng đời giống Eimeria ở Thỏ
(
1.4.4. Dịch tễ bệnh cầu trùng thỏ
Bệnh có mặt ở khắp mọi nơi - ở nơi đâu nuôi thỏ là ở đó có bệnh cầu trùng.
- Nguồn bệnh nguy hiểm là thỏ bệnh và thỏ mang trùng.
- Các nguồn thức ăn, nước uống, môi trường bị ô nhiễm bào tử nang là nguồn
bệnh tiềm tàng thứ hai, do bào tử nang có khả năng tồn tại bên ngoài thiên nhiên
nhiều tháng, nhiều năm nên ở đâu nuôi thỏ là ở đó có bệnh cầu trùng.
- Bệnh có thể xảy ra do nhiễm trực tiếp từ các noãn nang, bào tử nang cầu
trùng từ các nguồn bệnh kể trên và do người chăn nuôi, động vật hoang (chuột, chó,
mèo ) mang mầm bệnh từ nơi khác đến.
- Các yếu tố về mật độ thỏ, điều kiện thiên nhiên, khí hậu bất thường, ăn
uống không đảm bảo chất lượng sẽ thúc đẩy bệnh dễ bùng phát hơn và nặng nề hơn.
- Tất cả các giống thỏ, tuổi thỏ đều bị bệnh nhưng dễ bị bệnh nhất là thỏ ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
lứa tuổi lúc trước và sau cai sữa.
- Mùa phát bệnh: Thường phát vào mùa ẩm có mưa nhiều. Thỏ lớn và thỏ mẹ
là nguồn gieo rắc truyền lây mầm bệnh cho thỏ con. Những noãn nang ở vú thỏ mẹ
thường ở giai đoạn gây nhiễm (cả ở mùa đông, nhiệt độ thấp). Thỏ con bị nhiễm
thông qua vú mẹ thường xảy ra.
- Miễn dịch của thỏ với cầu trùng thỏ xuất hiện trong thời gian ngắn, nên
bệnh vẫn phát ra khi tái nhiễm.
1.4.5. Cơ chế sinh bệnh
Do độc tố của cầu trùng, độc tố ruột, cùng với tác động của vi sinh vật đường
ruột gây tác động làm rối loạn hệ thần kinh của thỏ. Khi tế bào biểu mô ruột, gan bị
phá hủy, quá trình tiêu hóa bị rối loạn, làm con vật bị suy yếu, thiếu máu, mạch đập
chậm. Do tế bào biểu mô ruột bị tổn thương, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn của ruột
sinh trưởng và phát triển, sinh ra độc tố. Thỏ hấp thu những độc tố này nên bị trúng
độc nặng, thường biểu hiện: co giật, ruột phình to, thiếu máu.
1.4.6. Triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Chủng loại cầu trùng
- Nơi chúng ký sinh
- Sức khỏe và khả năng kháng bệnh của thỏ
Phụ thuộc vào nơi khu trú chúng ta có thể thấy:
+ Cầu trùng ruột
+ Cầu trùng gan mật
+ Cầu trùng vùng họng mũi và mí mắt
+ Thể cầu trùng ghép hay còn gọi là thể cầu trùng hỗn hợp.
* Các biểu hiện của cầu trùng gan mật
Thỏ bị cầu trùng thể gan mật có biểu hiện như sau:
- Mệt mỏi, ủ rũ
- Ăn kém hoặc không ăn
- Vàng da, vàng niêm mạc, mũi, họng.
- Chướng bụng, đầy hơi, tích nước xoang bụng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
- Thiếu máu cấp, thỏ gầy sút nhanh
- Thỏ con thường bị cấp tính nhưng thỏ lớn thường bị mạn tính.
Thỏ bị cầu trùng nếu không được chữa trị tốt sẽ chết trong vòng 1 – 2 ngày
do thiếu máu và nhiễm độc toàn thân.
* Bệnh cầu trùng thể ruột
Các triệu chứng bệnh chủ yếu là viêm ruột cấp kèm theo tiêu chảy, khát
nước, bỏ ăn, gầy sút nhanh, thỏ ngại vận động, phân loãng chứa nhiều chất nhầy và
lẫn máu. Khi bệnh nặng còn thấy thiếu máu, liệt hoặc bán liệt chân, chảy dãi, viêm
mí mắt. Nếu không điều trị kịp thời bệnh cũng chết khá nhanh, bệnh lây lan nhanh
ra toàn đàn.
* Bệnh cầu trùng thể họng và mí mắt
Khi các bào tử cầu trùng khu trú trong các niêm mạc vùng họng và mũi thì
chúng gây ra các triệu chúng viêm họng và mũi, thỏ hắt hơi liên tục, chảy nước mũi,
nước dãi, nhiều thỏ khản tiếng hoặc mất giọng. Một số thỏ bệnh mí mắt sưng mọng,
mắt có rỉ ghèn…
Trong thực tế chúng ta thường bắt gặp cầu trùng hỗn hợp hoặc nhiều hơn các
thể cầu trùng riêng rẽ như mô tả trên.
1.4.7. Bệnh tích cầu trùng thỏ
* Cầu trùng ruột ở dạng cấp
- Viêm ruột xuất huyết, đôi khi có cả viêm hoại tử có màng bám dính dễ bóc.
- Ruột nhìn từ bên ngoài đã thấy chứa nhiều hơi, có nhiều đốm trắng lẫn đốm
đỏ. Tại các đốm trắng đó có nhiều bào tử cầu trùng.
* Cầu trùng dạng ruột mạn tính
Màng ruột non và ruột thừa cũng thấy các đốm màu ghi xám trắng, đôi chỗ
có nốt hoại tử chứa nhiều bào tử cầu trùng.
* Cầu trùng thể gan mật
- Gan sưng rất to và bị thoái hóa.
- Ống dẫn mật dãn rộng, thành ống mật dày lên (viêm ống dẫn mật –
cholangitis).
- Trên bề mặt gan và cả trong gan có những đốm màu vàng trắng với độ to
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16
nhỏ khác nhau. Khi cắt đôi ta thấy có một chất ghi màu xám được bọc một lớp mô
tạo ra giống ổ lao. Chất ghi xám đó chứa nhiều bào tử cầu trùng, các tế bào chết
trong quá trình viêm và mủ.
* Cầu trùng vùng vòm họng và niêm mạc mũi, mắt…
Niêm mạc bị đỏ hoặc vàng xám, sưng họng, mí mắt sưng và có ghèn mắt (rỉ
mắt) tức là vùng họng bị viêm và mí mắt cũng bị viêm.
1.4.8. Chẩn đoán bệnh cầu trùng thỏ
- Bệnh cầu trùng thỏ dễ dàng được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm
sàng và bệnh tích mỗ khám:
- Thỏ giảm hoặc bỏ ăn, gầy nhanh.
- Tiêu chảy mạnh, phân lẫn máu.
- Thỏ bị chướng hơi đầy bụng và tích nước xoang bụng (sệ bụng)
- Thiếu máu, vàng da vàng mắt, vàng các niêm mạc mắt, mũi, họng.
- Viêm niêm mạc mắt, mũi, vùng họng.
- Thỏ hay đái, đái dắt.
- Liệt và bán liệt chân.
- Tỷ lệ chết cao
Xét nghiệm phân thấy nhiều noãn nang cầu trùng
1.4.9. Phòng và điều trị bệnh cầu trùng thỏ
1.4.9.1. Phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị sạch sẽ. Cơ sở chăn nuôi phải xây nơi
cao ráo có nhiều ánh sang trực tiếp của mặt trời. Thức ăn phải đảm bảo, nước uống
phải sạch sẽ.
- Dứt khoát không nuôi chung gia súc, gia cầm với nhiều lứa tuổi khác nhau
trong cùng một khu vực.
- Chất thải phải được thu gom hàng ngày, ủ kỹ đúng nơi quy định, thường
xuyên có biện pháp tiêu diệt côn trùng, chuột và động vật hoang dã.
- Phải nghiêm túc thực hiện lịch phòng bệnh theo chỉ dẫn của cán bộ thú y.
1.4.9.2. Điều trị
Kết quả nghiên cứu các bênh ký sinh trùng gia súc, Phan Địch Lân (1993),
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17
đã nêu rõ: “Trong 15 năm qua, các nhà khoa học ký sinh trùng thú y đã nghiên cứu
theo hướng tự phòng, dùng các thuốc trị bệnh đi trước một bước để điều trị hàng loạt
gia súc gia cầm và sau đó dựa vào sự tồn lưu của thuốc tiếp tục tiêu diệt các con ký
sinh trùng, côn trùng xâm nhập tiếp theo, hoặc là dùng thuốc kéo dài liều nhỏ hơn tới
100 lần, nhưng thuốc có liên tục trong thức ăn, nước uống để diệt mầm bệnh.”
- Về cách sử dụng thuốc cầu trùng trong chăn nuôi gia cầm, Lương Tố Thu
(1993), đã nhận xét: “Việc dùng đơn độc một loại thuốc trong suốt thời gian dài có
thể gây nên những chủng kháng thuốc, giảm hiệu lực phòng chống bệnh”. Từ quan
điểm đó, chính tác giả đã sử dụng loại thuốc cầu trùng khác Sulfamethoxypiridazin
(SMP) thay thế Furazolidon để phòng cầu trùng, bước đầu có kết quả tốt”.
Hiện nay, ở Châu Âu người ta đã sử dụng một loại thuốc sau để điều trị cầu
trùng thỏ như:
- Metichlorpindol hoặc Clopidol (125–200 ppm), Meticlorpindol +
Methylbenzoquate (220 ppm), Robenidine (50-60 ppm), Salinomycin (20-25 ppm)
và Diclazuril (1 ppm), điều trị 5-7 ngày.
- Robenidine (33 ppm) và Meticlopindol (200 ppm).
- Có thể dùng Amprolium với tỷ lệ 0,02% trong thức ăn có tác dụng cho cả
cầu trùng ở ruột non và cầu trùng gan mật, (Parastiology.informatik.uniwuerzburg
.de/login/n/h/2113.htn).
- Sulfaquinoxaline với nồng độ 0,04% cho 30 ngày có tác dụng điều trị
E.stiedae ở thể nặng.
- Sulfaquinoxaline với nồng độ 0,04% cho 30 ngày có tác dụng điều trị
E.stiedae ở thể nặng.
- Sulfaquinoxaline trộn với thức ăn theo tỷ lệ 0,02% trong 20 ngày.
- Sulfadimethoxine (0,5 – 0,7g/l nước cho uống), Sulfadimerazine (2g/l nước).
- Ngoài ra có thể sử dụng một số thuốc khác như: Salinomycine, Diclazuril
và Toltrazuril. Điều trị tối thiểu là 5 ngày rồi điều trị tiếp 5 ngày
(Merckvetmanual.com/mvm/htm/bc/171332.htm-cached-Similar).
Theo Nguyễn Hữu Hưng và cs (2008), đã thử nghiệm 4 loại thuốc sau:
1. Rigecoccin – WS liều 1g/30kg P × 5 ngày liên tục.