Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.59 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VẬN TẢI BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP

GVHD: TS. TRIỆU HỒNG CẨM
SVTH: TÔ TRẦN THÙY TRANG- NT2

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2010


Nhận xét của giáo viên
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................


.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Chân thành cảm ơn cô!

MỤC LỤC


Lời Mở Đầu
Mục Lục
I. Thực trạng ngành vận tải biển Việt Nam giai đoạn hội nhập.............................1
1. Năng lực đội tàu..................................................................................................1
2. Hệ thống cầu cảng ..............................................................................................2
3. Dịch vụ ................................................................................................................2
II. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn ...................................4
1. Điểm mạnh ..........................................................................................................4
2. Đểm yếu...............................................................................................................4
3. Thuận lợi .............................................................................................................5
4. Khó khăn .............................................................................................................6
III. Giải pháp............................................................................................................8
1. Về phía nhà nước ................................................................................................8
2. Về phía các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành .........................9
Kết luận
Một số biểu đồ tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc hội nhập WTO, việc gia tăng trao đổi thương mại là không thể
thiếu, nhu cầu về giao thương giữa các nước trên thế giới tăng mạnh kéo nhu cầu về vận
tải biển tăng theo. Theo thống kê, vận tải biển chiếm khoảng 80% lưu lượng hàng hoá
xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, có những khó khăn và thuận lợi nhất
định đối với nhóm vận tải biển. Bên cạnh việc phân tích những thách thức và cơ hội mà

môi trường đem đến, việc nhận định đúng khả năng cạnh tranh, các lợi thế cũng như
những tồn tại của ngành vận tải biển trong nước hiện nay góp phần rất quan trọng trong
việc tạo cơ sở để họach định các chiến lược phát triển cho ngành vận tải nói riêng và
đóng góp vào việc gia tăng lợi thế cạnh tranh của ngành thương mại trong cả nước nói
chung. Trên đây là lý do em chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển
Việt Nam trong giai đoạn đầu gia nhập WTO và giải pháp”. Bài luận sẽ được trình bày
trong ba phần chính: những tìm hiểu về tình hình họat động chung của tịan ngành; kế


đến là phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cũng như nhận định về cơ hội và thách thức
trong giai đọan đầu chúng ta hội nhập vào nền kinh tế, thương mại thế giới; phần cuối
cùng là đề xuất giải pháp. Mục tiêu hướng đến của đề tài là nhằm khắc phục các hạn chế,
tận dụng các cơ hội của việc mở rộng giao thương để nâng cao khả năng cạnh tranh trong
lĩnh vực vận tải biển nói riêng và trong tịan ngành kinh tế, thương mại nói chung. Trong
q trình thực hiện bài tiểu luận, vì lý do kiến thức hạn hẹp nên không thể tránh khỏi các
sai phạm, em rất mong nhận được những nhận xét quý giá của cô!

I.

Thực trạng ngành vận tải biển Việt Nam giai đoạn hội nhập:
Ngành vận tải biển đã trải qua một năm 2009 với nhiều khó khăn nối tiếp sự sụt

giảm mạnh vào cuối năm 2008. Sau một thời gian dài tăng trưởng liên tục ở mức cao, 8 –
9%, nhu cầu vận chuyển thế giới (theo trọng tải) giảm 3% trong năm 2009 và dự kiến sẽ
trở lại đà tăng với tốc độ 6 – 7% trong năm 2010. Về phía cung, đội tàu thế giới tăng
thêm khoảng 7 – 8% trong năm 2009, hiệu suất khai thác tàu cũng giảm về mức thấp nhất
từ thập niên 80 trong năm này và dự kiến hiệu suất khai thác tàu sẽ vẫn tiếp tục ở mức
thấp trong năm 2010.
1. Năng lực đội tàu
-


Nói đến vận tải biển là nói đến đội tàu. Thực tế, đến thời điểm hiện tại,

cả nước có trên 1000 tàu với tổng trọng tải khoảng hơn 3,5 triệu tấn, trong đó cũng chỉ có
hơn 300 tàu hoạt động tuyến quốc tế. Không thể phủ nhận rằng, thời gian gần đây, đội
tàu biển của chúng ta đã có sự phát triển mạnh về số lượng, song chất lượng đội tầu (tuổi
tầu, tình trạng kỹ thuật) chưa cao.
-

Đáng nói hơn, mặc dù có sự phát triển mạnh về số lượng song đội tàu

của chúng ta đang phát triển không trúng loại, nặng về tầu nhỏ, chưa chú trọng phát triển
tàu đi biển xa, tàu chuyên dụng Trong khi thế giới đang ngày càng chú trọng đến việc
phát triển các thế hệ tàu biển có sức chở lớn cũng như các tàu chuyên dụng thì hiện tại,
chúng ta đang sở hữu một đội tàu vận tải trọng tải thường không quá 20.000 DWT, chủ
yếu là tàu hàng khô (tàu container chiếm số lượng rất nhỏ, chỉ khoảng 2%, tương đương
7% tấn trọng tải), chỉ có khả năng vận chuyển các tuyến gần mà không thâm nhập được
vào các thị trường khác như EU do tuổi tàu lớn, không đáp ứng được các công ước quốc
tế như Marpol 73/78, Solas 74, Tonnage69 .


2. Hệ thống cầu cảng
-

Về hệ thống cảng biển Việt Nam hiện tại, có thể thấy, ngoại trừ một số

cảng lớn như Hải Phịng, Sài Gịn, Đà Nẵng thì đa số các cảng còn lại đều nhỏ bé, phân
tán, năng lực và trình độ chun mơn hố cịn hạn chế, thị trường vẫn chỉ giới hạn trong
phạm vi địa phương.
-


Hiện nay, đa phần thế giới sử dụng loại tàu có trọng tải từ 30.000 -

80.000 DWT đồng thời xu thế vận tải lưu thơng hàng hố hiện nay của thế giới là hàng
container và các tàu chở container đều ở thế hệ thứ 3 trở lên. Trong khi đó, hầu hết các
cảng biển của Việt Nam hiện nay chỉ tiếp nhận được các tàu từ thế hệ thứ 1 và thứ 2.
-

Hầu hết các cảng ít có khả năng tự đầu tư mở rộng và đổi mới công

nghệ, hạ tầng cơ sở sau cảng như hệ thống bến bãi, dịch vụ hàng hải, bãi ICD, bãi vệ tinh
cho hàng container, đội xe vận tải chuyên nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu.
3. Dịch vụ
-

Hầu hết thiết bị xếp dỡ ở các cảng của ta chỉ ở mức trung bình trong

khu vực châu á và ASEAN. Nếu lấy chỉ tiêu tấn thông qua trên một mét cầu tầu/năm để
so sánh năng lực thiết bị Việt Nam còn thấp so với khu vực chứ chưa nói đến thế giới.
-

Khi đã có thiết bị, có hàng hố thì khâu quản lý trở thành khâu đặc biệt

quan trọng và quyết định chất lượng dịch vụ. Về vấn đề này, ngay cả cảng hiện tại mạnh
nhất về container là Tân Cảng Sài Gòn cũng còn đang lúng túng về hệ thống thông tin
quản lý khai thác và cung ứng dịch vụ có tính đến hiệu quả làm hàng, giao nhận, vận
chuyển.
-

Về mặt Logistics, dịch vụ của các cảng và các dịch vụ bên ngồi chưa


có sự kết hợp và chuẩn hoá cần thiết để giảm thời gian và thủ tục, từ đó giảm chi phí cho
đơn vị gửi, nhận hàng, tăng tính cạnh tranh cho hàng nhập, xuất cảng của Việt Nam nói
chung.
-

Thị trường dịch vụ của chúng ta vẫn cịn mang tính tự phát, chủ yếu

dùng dịch vụ trung gian và cạnh tranh riêng lẻ phát triển. Do đó, nếu có tập đồn nước
ngồi cung ứng dịch vụ trọn gói bao gồm cả dịch vụ cảng, giao nhận, vận chuyển, giám
định, bảo hiểm hàng hố có giá hợp lý và đặc biệt là đảm bảo được thời gian thì chúng ta


khó có thể cạnh tranh được. Thực tế, để cạnh tranh, hiện tại nhiều cảng đang hướng tới
giảm giá dịch vụ. Đây được coi là biện pháp có sức hấp dẫn thúc đẩy tăng trưởng sản
lượng song chỉ mang tính tạm thời. Về lâu dài, đây là giải pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro vì
khơng có lợi nhuận, giảm nguồn vốn tái đầu tư dẫn đến công nghệ lạc hậu, yếu kém, khả
năng cạnh tranh càng suy giảm thêm.
-

Ngoài vấn đề năng lực đội tầu, gia nhập WTO có nghĩa các doanh

nghiệp vận tải biển Việt Nam sẽ thực sự tham gia vào hệ thống thương mại hàng hải quốc
tế. Sự am hiểu luật pháp quốc tế, đặc biệt là các chính sách và pháp luật hàng hải quốc tế
phải là hành trang tối quan trọng cho doanh nghiệp.

II.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn:


1. Điểm mạnh:
-

Việt Nam có bờ biển dài trải dọc khắp chiều dài đất nước, hệ thống song

ngòi chằng chịt, đặc biệt Việt nam có vị trí địa lý thuận lợi trong khu vực, đây là lợi thế
cạnh tranh tuyệt đối của nước ta để phát triển lĩnh vực kinh doanh vận tải biển trong nước
cũng như trở thành cảng trung chuyển của thế giới.
-

Việt nam cịn nhiều cảng biển có tiềm năng nhưng hiện tại chưa được khai

thác hoặc chưa được đầu tư đúng tầm để đưa vào sử dụng. Khi nền kinh tế phát triển,


cùng với sự hợp tác của các lien doanh nước ngoài, tiềm năng các cảng của Việt Nam sẽ
được tận dụng và khai thác tối đa, mở ra một bước tiến mới trong ngành.
-

Các cảng biển của nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nên việc

luân chuyển hàng hóa từ tàu lên đất liền và ngược lại cũng thuận tiện, hệ thống đường sá
cũng đã được đầu tư nâng cấp để góp phần thuận tiện hơn cho công tác vận chuyển
2. Điểm yếu:
-

Do hạn chế về vốn đầu tư nên hiện tại hệ thống cầu cảng của Việt Nam

cịn q nhỏ, chưa có cảng nước sâu đủ lớn để đón các tàu quốc tế có trọng tải lớn. Một
số tàu lớn vẫn phải chuyển qua các cảng Singapore, Hồng Kơng,… để trung chuyển hàng

hóa gây tốn kém chi phí và thất thốt nguồn thu. Cơng tác cải tạo, nâng cấp còn chưa tốt
nên sau một thời gian sử dụng có hiện tượng bồi lấp.
-

Khoảng 60% cầu cảng của Việt nam hiện nay do Vinalines quản lý, khơng

tránh khỏi tình trạng trì trệ và hạn chế tính cạnh tranh tác động không tốt đến công tác
đầu tư, nâng cao năng lực phục vụ.
-

Thiếu vốn, kinh nghiệm quản lý cũng như hạn chế về công nghệ là điểm

yếu lớn của ngành. Đôi khi do thủ tục quản lý thiếu linh hoạt làm tăng thời gian lưu kho
hàng hóa, giảm lưu lượng vận chuyển.
-

Cũng vì lý do trình độ công nghệ, vấn đề chất lượng đội tàu biển là điểm

yếu lớn nhất của nước ta. Như trên đã nói, mặc dù chất lượng đội tàu biển Việt Nam
những năm gần đây đã có những tiến bộ đáng kể nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng
được những yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật, những yêu cầu của công ước quốc tế về
hàng hải. Đội tàu già, chất lượng còn thấp đã khiến Việt Nam loay hoay mãi mà chưa
thốt ra khỏi danh sách 10 nước có số tàu biển bị lưu giữ nhiều nhất cũng như vẫn “chễm
trệ ngồi” trong danh sách đen của Tokyo MOU. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho
chủ tàu của ta mà cịn làm ảnh hưởng đến uy tín, năng lực cạnh tranh của đội tàu biển
quốc gia.
-

Xu hướng vận chuyển hàng container hiện nay phát triển mạnh trong khi


Việt Nam vẫn chủ yếu bốc xếp hàng rời, chưa đáp ứng được nhu cầu.
-

Sỹ quan, thuyền viên - linh hồn của đội tàu biển - của chúng ta vừa thiếu

lại vừa yếu là một khó khăn khơng mới nhưng ln nóng của ngành vận tải biển. Ước
tính, chúng ta sẽ thiếu hụt khoảng 800 thuyền viên vào năm 2010. Tình trạng này đã
khiến nhiều doanh nghiệp của ta phải thuê sĩ quan, thuyền viên nước ngoài với mức


lương cao hơn hẳn. Thuyền viên đã thiếu, thuyền viên lại còn rất yếu về chất lượng. Sỹ
quan thuyền viên của ta phần lớn yếu về khả năng thực hành và ngoại ngữ. Ngồi ra, cịn
khơng ít thuyền viên thiếu sự cần mẫn trong công việc…
3. Về thuận lợi
-

Giá dịch vụ vận chuyển trong nước và quốc tế tăng cao cùng với khối

lượng xuất nhập khẩu lớn. Kim ngạch nhập khẩu trong quý I/2008 đã lên tới 20,4 tỷ
USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm 2007, chủ yếu là nhập nguyên vật liệu. Như vậy,
đây là nguồn hàng lớn cho ngành vận tải biển trong nước
-

Nhu cầu thị trường tăng. Theo IMF, kinh tế trong nước nhanh chóng phục

hồi và đạt được mức tăng 7% trong năm 2009. XNK cũng nhờ đó tăng trưởng trở lại tạo
tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp vận tải biển, khai thác và dịch vụ cảng.
-

Việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào đầu tư và khai


thác cơ sở hạ tầng cảng cũng tạo ra cơ hội chuyển giao công nghệ tiên tiến và học hỏi
kinh nghiệm quản lý, hoạt động cảng cho những doanh nghiệp trong nước.
4. Khó khăn :
-

Khó khăn đầu tiên cần phải kể đến chính là xu hướng suy thoái của nền

kinh tế thế giới. Năm 2008, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, lạm phát
tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Nhiều quốc gia đã và đang phải điều chỉnh
mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Chính sự suy giảm này đã khiến nhu cầu vận tải bằng
đường biển giảm mạnh, tình trạng thừa tàu xuất hiện. Bằng chứng cụ thể nhất là mới đây,
Chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm đơn đặt hàng đóng 80 tàu chở hàng.
-

Giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao đã đẩy giá xăng dầu trong nước

biến động tăng một cách mạnh mẽ. Trên thực tế, chi phí nhiên liệu chiếm trên 40% giá
thành vận tải biển. Tàu càng to, càng hiện đại, tiêu hao nhiên liệu càng lớn. Giá dầu thô
trên thị trường thế giới quý I/2008 đã tăng 40% so với giá bình quân năm 2007. Hiện
tại, giá dầu đã giảm chút ít, tuy nhiên theo dự báo, giá dầu thơ có thể lên đến 150
USD/thùng. Đáng nói hơn, giá nhiên liệu tăng trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế
suy giảm, nhu cầu về vận tải biển giảm. Đây chính là nguy cơ lớn mà các chủ tàu trên
tồn thế giới, khơng riêng gì các chủ tàu Việt Nam phải đối mặt.
-

Cạnh tranh nội ngành và quốc tế ngày một gay gắt (thị phần trong nước

hiện nay của các công ty vận tải biển chỉ chiếm khoảng 20% tổng khối lượng hàng hoá



xuất nhập khẩu, cịn lại là của nước ngồi). Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa dịch
vụ hàng hải khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Cuối năm 2007, chúng ta
cũng đã ký tuyên bố chung về lộ trình hội nhập vận tải biển khối ASEAN. Việt Nam
cũng đã ký cam kết biến ASEAN trở thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Mặc dù vận tải biển Việt Nam luôn được coi là ngành hội nhập và đối mặt với cạnh
tranh quốc tế sớm so với nhiều ngành kinh tế khác, tuy nhiên, khi có sự hiện diện quốc
tế về hàng hải tại Việt Nam thì mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, quyết liệt hơn rất
nhiều.
-

Rủi ro về mặt tỷ giá hối đoái cũng là sức ép lớn tới ngành: việc tỷ giá hối

đối biến động mạnh trong thời gian qua có ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến kết quả
hoạt động sản xuất của nhóm cơng ty vận tải biển. Bởi vì, việc kinh doanh vận tải biển
chủ yếu sử dụng đồng USD là đồng tiền thanh toán, các hợp đồng đã phải ký kết với mức
giá cũ trong khi tỷ giá VND/USD đang có xu hướng giảm (USD mất giá). Bên cạnh đó,
các cơng ty vận tải biển nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn chưa thực sự
quan tâm tới các cơng cụ phịng chống rủi ro tỷ giá, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay,
khi việc áp dụng biên độ giao động tỷ giá được nới rộng +/-1% đã có hiệu lực.


III.

Giải pháp:

Qua phân tích sơ bộ ở trên về tình hình hoạt động và chất lượng của vận tải biển
Việt Nam, ta có thể kết luận rằng năng lực cạnh tranh của vận tải biển Việt Nam hiện nay
thực sự không thể so sánh với năng lực cạnh tranh quá mạnh mẽ của các quốc gia có
ngành Hàng hải phát triển khác trên thị trường quốc tế, thậm chí, ngay cả với đội tàu của

một số hãng tầu lớn đang và sẽ cạnh tranh trực tiếp với chúng ta ngay trên sân nhà như
Maersk Line, NYK, P&O.
Để giải quyết các yếu điểm còn tồn đọng, tận dụng các cơ hội phát triển trong giai
đoạn hậu WTO hiện nay, em xin đề xuất một số biện pháp sau:
1. Về phía nhà nước:
-

Trước hết, cần chú trọng đặc biệt đến giải pháp quy hoạch và quản lý

quy hoạch phát triển vùng biển, ven biển theo một chiến lược tổng thể, đồng bộ.
Việc quy hoạch lâu nay các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành, nhưng gần như chưa
đồng bộ và thành một thể thống nhất trong khai thác và quản lý thực hiện quy hoạch.
Điều quan tâm và cần nhanh chóng giải quyết trước hết là quy hoạch và tổ chức thực
hiện đồng bộ, hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển
các ngành, lĩnh vực kinh tế biển với tầm nhìn lâu dài. Trước mắt cần rà sốt và quy
hoạch hồn chỉnh, hợp lý 2 nội dung lớn sau đây: (1) Hệ thống cảng, bao gồm biển
quốc gia, xây dựng một số cảng lớn, cảng nước sâu ở các vùng biển Bắc, Trung,
Nam đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tạo những "cửa mở lớn" liên kết thơng với
quốc tế. (2) Hồn chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn dải
ven biển, hệ thống này phải bảo đảm gắn kết hợp lý với hệ thống cảng, giao thông
trên biển và ven biển; xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển;
tuyến đường bộ ven biển, kể cả đường cao tốc Bắc – Nam và đường ở các đảo.
-

Nhà nước sớm có biện pháp hữu hiệu chấm dứt tình trạng tiêu cực, vi

phạm quy luật cạnh tranh; hiệp hội cảng biển cần nêu cao vai trò trong việc tổ chức hiệp
thương tất cả doanh nghiệp trong lĩnh vực này, tạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh, cùng
có lợi. “Gà nhà đá nhau” thì hãng tàu nước ngồi sẽ ở giữa “ngư ơng đắc lợi”.
-


Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và

hiện đại hóa hệ thống quản lý các ngành, lĩnh vực kinh tế biển; trước hết là cơ sở vật chất
kỹ thuật công nghệ quản lý của các cảng biển, bảo đảm xây dựng các cảng đều có thương
hiệu, có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống quản lý khoáng sản


và môi trường biển. Đây là biện pháp quan trọng nhằm sớm khắc phục tình trạng lạc hậu
về trình độ kỹ thuật và quản lý trong các ngành lĩnh vực và sản phẩm biển vừa qua ở
nước ta.
2. Về phía các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành:
Lực lượng lao động của ngành được đánh giá là có nhiều tiềm lực phát triển, có sự
cần mẫn hợp lý và có kinh nghiệm. Tuy nhiên, trình độ cơng nghệ và trình độ quản lý là
những nhược điểm lớn nhất cần được chú trọng để cải thiện. Cũng như các ngành nghề
kinh doanh khác, để thực hiện tốt quá trình phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến công tác điều hành, dự báo rủi ro, đầu tư
phát triển đội tàu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và
kinh nghiệm trong cạnh tranh, nâng cao năng lực, uy tín cho doanh nghiệp.
-

Về vốn và trình độ công nghệ
Tỷ lệ nợ vay cao cùng khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá đã tạo nên khoản chi phí tài

chính khổng lồ. Phần vay và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn
của các doanh nghiệp vận tải biển do tính chất của hoạt động kinh doanh buộc phải đầu
tư lớn cho đội tàu (tham khảo biểu đồ 2). Vay nợ cao dẫn đến chi phí lãi vay tăng theo tỷ
lệ thuận và kéo lợi nhuận xuống thấp.Mặt khác, phần lớn các khoản vay để đầu tư đội tàu
đều là những khoản vay bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, các khoản vay vốn lại được sử dụng không hiệu quả,

các chủ doanh nghiệp vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã mua các tàu có trọng tải lớn
nhưng tuổi “cao”. Hơn nữa, vì khả năng dự đốn tỷ giá và tình hình lạm phát, khủng
hoảng kinh tế hạn hẹp nên đã gặp phải tình trạng mua vào lúc chi phí cao, tỷ giá bién
động bất lợi, làm đội chi phí lên gấp nhiều lần nữa.
Như vậy, để tăng cường năng lực vận tải của đội tàu, các doanh nghiệp cần có kế
hoạch bán thanh lý những tàu già đã qua khấu hao nhằm gia tăng lợi nhuận và dòng tiền,
vừa phải chuẩn bị đầu tư bổ sung đội tàu trẻ, nâng cao hiệu quả khai thác. Tiến hành
nghiên cứu xây dựng phương án đầu tư và phương án tăng vốn điều lệ từ các nguồn vốn
thặng dư, các quỹ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và phát hành tăng vốn điều lệ.
-

Các hoạt động nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh

Tình trạng thừa tàu thiếu hàng cũng thực sự là một bài học quý giá cho doanh
nghiệp trong chiến lược đầu tư. Trong đó, bài học sống động nhất là năm 2008, khi mà
giá cước vận tải, sản lượng hàng hoá xuất nhập tăng cao, nhiều doanh nghiệp vận tải đổ


xơ mua sắm, đóng mới tàu. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận đi vay nợ với lãi suất cao để
mua tàu. Thế nhưng, năm 2009 khi có khó khăn ập đến, giá cước vận tải xuống thấp,
lượng hàng hoá khan hiếm đã làm cho nhiều doanh nghiệp vận tải rơi vào hoàn cảnh phá
sản.
Giải pháp cho vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chun mơn, trình độ
quản lý của các chủ doanh nghiệp và tất cả chuyên viên, thuyền viên…


Hiện tại và trong những năm tới, ngành vận tải biển quốc tế sẽ phát triển rất

nhanh, trong đó xu hướng chung là doanh nghiệp vận tải vận chuyển hàng hóa bằng các
tàu trọng tải lớn để tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên chú trọng thực

hiện chiến lược kinh doanh đầu tư xây dựng và nâng cao năng lực xếp dỡ và chất lượng
dịch vụ để làm tiêu chí cạnh tranh, khơng ngừng nâng cao năng lực, đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của chủ tàu.


Hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ tại các thị trường hàng hải lớn để

đẩy mạnh hoạt động logistics là chiến lược dài hạn mà các doanh nghiệp cần hướng tới
để mở rộng thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.


Thực hiện chiến lược đa dạng hóa các loại hình dịch vụ theo hướng hiện đại

hóa, phù hợp với xu thế của thị trường trong nước, quốc tế cũng như quy hoạch phát triển
của Ngành hàng hải.


Tập trung gấp rút chọn lực tàu và bố trí đội ngũ sỹ quan thuyền viên có khả

năng để thực hiện phương án mở tuyến khai thác mới sang Trung quốc, Ấn độ, Châu phi
và Châu Mỹ La Tinh. Đây là bước đột phá cần thiết để đẩy mạnh kinh doanh và là tiền đề
để đảm bảo việc ổn định phát triển công ty trong giai đoạn tới.


Tập trung khai thác các nguồn hang, duy trì thường xuyên mối thông tin

quan hệ để làm tốt công tác khách hàng.
-

Công tác quản lý điều hành, dự báo, nghiên cứu


Để thực hiện tốt các hoạt động trên, công tác quản lý điều hành là khâu chủ chốt để
có thể phối hợp các chiến lược một cách hiệu quả và có lợi nhất.
Các doanh nghiệp cần xem xét việc thành lập các văn phịng đại diện tại các thị
trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Nhật Bản, EU, Mỹ... để nghiên cứu, thu thập
thơng tin về thị trường này.
Bên cạnh đó, việc theo dõi tình hình biến động nền kinh tế và các yếu tố khác cũng
cần đặc biệt chú trọng để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh một cách linh hoạt, có lợi.


KẾT LUẬN
Việt nam gia nhập WTO mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế đất
nước. Trong đó, hai ngành có bước đột phá trong thời kỳ nay phải kể đến là thương mại
và vận tải. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về tăng trưởng khối lượng hàng hóa giao
dịch dẫn đến tăng doanh thu, các doanh nghiệp trong nước gặp khơng ít khó khăn và thử
thách trong việc làm thế nào để có thể đáp ứng được lượng nhu cầu to lớn đó trong khi
thực lực kinh doanh, hoạt động còn sơ khai và chất lượng dịch vụ kém; đó là chưa kể đến
việc cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài đang từng bước đầu tư, khai thác
tại nước ta. Bài luận của em tuy cịn sơ khai, có những vấn đề rộng lớn chưa phân tích
được hết, nhưng em mong các giải pháp đã nêu ở trên có thể mở ra một cái nhìn mới
trong cơng tác quản lý, phát triển ngành vận tải biển của nhà nước cũng như giúp cho các
doanh nghiệp trong ngành nhìn nhận lại khả năng cạnh tranh của mình, từ đó lựa chọn
chiến lược kinh doanh hợp lý để tận dụng tối đa và có hiệu quả nhất các nguồn vốn cũng
như nguồn tài trợ.

CÁC BIỂU ĐỒ THAM KHẢO
Biểu đồ 1: Số lượng hàng hóa vận chuyển dự kiến bằng đường biển qua các năm


Biểu đồ 2: Kết cấu chi phí lãi vay và vay nợ năm 2009 của một số doanh nghiệp




×