Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc và lựa chọn các loài tạo sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái tại làng việt tiến – anôr, xã hồng kim, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm Nghiệp
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC VÀ LỰA
CHỌN CÁC LOÀI TẠO SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI
LÀNG VIỆT TIẾN - A NÔR, XÃ HỒNG KIM, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THIÊN
Lớp: Lâm nghiệp 45
Thời gian thực hiện: Từ 05/01/2015 đến 25/05/2015
Địa điểm thực hiện: huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Minh Đức
Bộ môn: Quản lí Tài nguyên rừng và Môi trường
HUẾ, NĂM 2015
TÓM TẮT
Giới thiệu đề tài
Cây thuốc có giá trị để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, giúp con người có cơ
thể khoẻ mạnh để lao động, để tạo ra của cải vật chất, làm tăng thu nhập và nâng cao
chất lượng cuộc sống. Nếu biết bảo tồn và khai thác hợp lý thì đó còn là một nguồn
thu nhập trong phạm vi hộ gia đình và các cộng đồng địa phương. Tổ chức trồng cây
thuốc trên quy mô lớn để tạo ra nguồn hàng hoá trên thị trường thì nó sẽ góp phần vào
sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên, tài nguyên cây thuốc nói chung ở
nước ta đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như cách thu hái, khai thác
chưa phù hợp, lịch thu hái một số loài cây thuốc không đúng thời vụ, khai thác gỗ…
Do vậy, cần có các hoạt động phục hồi và phát triển tài nguyên cây thuốc. Để việc
phát triển cây thuốc theo hướng tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch sinh thái có
trọng điểm, có cơ sở khoa học và thực tiễn cần thiết phải có hoạt động nghiên cứu
đánh giá về nguồn tài nguyên hiện có, tuyển chọn các loài cây chủ lực tại địa phương
và dẫn giống một số loài có giá trị kinh tế và phù hợp thị hiếu của du khách để thử


nghiệm gây trồng tại chỗ. Vì những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên
cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc và lựa chọn các loài tạo sản phẩm dịch vụ du
lịch sinh thái tại làng Việt Tiến – Anôr, xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại địa phương và lựa chọn được các
loài cây trồng chủ lực tạo mô hình và sản phẩm hàng hóa góp phần phát triển du lịch
sinh thái cho huyện miền núi A Lưới nói chung và xã Hồng Kim nói riêng.
- Xây dựng được danh lục các loài cây thuốc trên địa bàn làng Việt Tiến – A
Nôr;
- Tìm hiểu kiến thức bản địa và tình hình khai thác sử dụng tài nguyên cây thuốc
của người dân địa phương;
- Lựa chọn được các loài cây thuốc có thể phát triển gây trồng theo hướng sản
xuất hàng hóa phục vụ du lịch sinh thái và tăng thu nhập cho người dân địa phương;
Phương pháp
- Phương pháp điều tra thực địa
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp xử lý và tra cứu mẫu thực vật
- Phương pháp bố trí mô hình
- Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả
Danh lục 302 loài cây thuốc tại địa bàn nghiên cứu.
Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, sử dụng, bảo tồn
và phát triển tài nguyên cây thuốc.
Tuyển chọn các loài cây thuốc có triển vọng gây trồng theo mục tiêu phát triển
du lịch sinh thái và sinh kế.
Xây dựng vườn sưu tập cây thuốc và mô hình thử nghiệm giâm hom và gây
trồng một số loài chủ lực được lựa chọn: Giảo cổ lam và Đẳng sâm.
Kết luận

Bước đầu điều tra được 302 loài cây thuốc, thuộc 123 họ của 4 ngành thực vật
bậc cao có mạch. Các taxon bậc họ chi loài thuộc ngành hạt kín là đa dạng nhất với
114 họ 251 chi 285 loài. Nhóm cây được sử dụng làm thuốc nhiều nhất là nhóm cây
thân thảo với 111 loài ; các cây thuốc có phân bố chủ yếu là ở rừng tự nhiên rừng
trồng;. Lá cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong các bộ phân làm thuốc với
112 loài chiếm 37,09 %.
Kiến thức bản địa của người dân trong việc khai thác sử dụng, bảo tồn và phát
triển cây thuốc mai một dần. Chúng tôi đã đề xuất được 36 loài cây trong vườn sưu
tập các loài cây thuốc. Bước đầu mô hình trồng Giảo cổ lam có dấu hiệu khả quan,
còn hai mô hình trồng Đẳng sâm thì chưa thành công.
Kiến nghị
Tiếp tục điều tra nghiên cứu các loài thực vật làm thuốc.
Tạo điều kiện cho người dân nơi đây sử dụng các loài thực vật làm thuốc như
nâng cao và bổ sung nguồn kiến thức về các loài cây thuốc.
Cần có nhiều biện pháp hơn nữa để giữ gìn cũng như bổ sung thêm vào kiến
thức bản địa về cây thuốc.
Khuyến khích người dân gây trồng các loài thực vật sử dụng làm thuốc, Hỗ trợ
thêm về kĩ thuật cũng như công nghệ mới, cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho
việc gây trồng mang lại hiểu quả cao.
Thử nghiệm nhiều mô hình trồng Đẳng sâm và Giảo cổ lam ở những vị trí khác
nhau, thuận lợi hơn.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta một tài nguyên thực vật làm thuốc đa dạng và
nhiều giá trị sử dụng. Vì vậy từ ngày xưa đến nay con người đã biết sử dụng để làm
thuốc chữa bệnh. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm nên Việt Nam có hệ
thực vật phong phú và đa dạng. Rừng Việt Nam với hơn 7.000 loài được mô tả thì có
tới 3.830 loài có dược tính được sử dụng làm thuốc (Theo thống kê của Viện Dược
liệu - Cây thuốc Việt Nam). Theo Võ Văn Chi, năm 2012 đa thống kê được 4.700 loài
cây làm thuốc, con số đó chắc hẳn còn chưa đầy đủ, bởi vì kho tàng cây thuốc và kinh
nghiệm chữa bệnh từ cây cỏ của đồng bào các dân tộc vô cùng lớn mà chúng ta chưa

khai thác được nhiều.Trong đó, có những cây thuốc và một số động vật loài quí hiếm
chữa được những bệnh nan y và cũng là nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển
công nghiệp dược phẩm. Trong gần 1.000 loài được khai thác thì có tới 500 - 700 loài
là sản phẩm từ rừng thuộc các tỉnh miền núi. Trong y học cổ truyền đã sử dụng 136 vị
thuốc thì đã có 52 vị thuốc chủ yếu sử dụng nguồn dược liệu trong nước và khai thác
từ rừng tự nhiên.
Cây thuốc có giá trị để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, giúp con người có cơ
thể khoẻ mạnh để lao động, để tạo ra của cải vật chất, làm tăng thu nhập và nâng cao
chất lượng cuộc sống. Có sức khoẻ là có tất cả. Ngoài ra, nếu biết bảo tồn và khai thác
hợp lý thì đó còn là một nguồn thu nhập trong phạm vi hộ gia đình và các cộng đồng
địa phương. Nếu tổ chức trồng cây thuốc trên quy mô lớn để tạo ra nguồn hàng hoá
trên thị trường thì nó còn góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Trên thế
giới, nhiều nước đã xuất khẩu dược liệu và thu được nguồn ngoại tệ đáng kể. Ví dụ ở
Trung Quốc, vị thuốc Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) có giá tới 2000-5000
USD/Kg. Hoặc ở Triều Tiên, cây Nhân sâm đã mang lại một nguồn lợi kinh tế khá lớn
cho những cơ sở trồng trọt và sản xuất thuốc từ cây này. Hằng năm, công ty Hồng sâm
(Hàn Quốc) đã sử dụng trên 6.000 tấn Nhân sâm, để tạo ra giá trị sản phẩm trên 460
triệu USD. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát
triển của cây trồng nói chung. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với
việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát. Đất đai ở miền núi nước ta, đặc biệt trên dãy
Trường Sơn rộng lớn, còn rất nhiều đất hoang chưa được khai thác sử dụng để phát
triển kinh tế. Nhiều địa phương trong nước ta đã có truyền thống trồng cây thuốc, như
Quế (ở Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi…), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao
Bằng, Hà Giang, Lai Châu), Hoè (ở Thái Bình), vv. Có những làng chuyên trồng cây
thuốc như Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây, nhiều loài
cây thuốc ngắn ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như Ác ti sô, Bạc
hà, Cúc hoa, Địa liền, Gấc, Hương nhu, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Mã đề, Sả, Thanh cao
hoa vàng, Ý dĩ… cho thấy việc phát triển trồng cây thuốc ở nước ta có nhiều tiềm
năng và cho hiệu quả kinh tế cao. Cần giúp cho người dân biết cách chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, kết hợp trồng rừng với trồng cây thuốc ở những nơi có khí hậu và đất đai

phù hợp, để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tích cực trong việc xoá
đói giảm nghèo cho người dân ở vùng núi. Theo kinh nghiệm ở Sa Pa, thu nhập từ
trồng cây thuốc đạt 14-24 triệu đồng/ha/năm, trong khi thu nhập từ cây lương thực chỉ
đạt 2,4- 4,8 triệu đồng/ha/năm (N.B. Hoạt, 2002).
Tài nguyên cây thuốc nói chung ở nước ta đang bị suy giảm do nhiều nguyên
nhân khác nhau: Cách thu hái, khai thác chưa phù hợp; Nhiều loài bị khai thác không
đúng với bộ phận sử dụng của chúng hoặc khai thác đúng bộ phận nhưng lại khai thác
kiệt. Ví dụ như Lá khôi thì chỉ cần thu hái lá mà không cần đào cả thân, rễ. Những cây
lấy quả hạt như Trám, Tai chua, Dẻ, chỉ thu hái quả mà không cần phải đốn cả cây.
Lịch thu hái một số loài cây thuốc không đúng thời vụ: trong hoạt động sản xuất cũng
như tự nhiên thì các loài cây sẽ cho các sản phẩm có chất lượng cao trong một thời
gian, mùa vụ nhất định, do đó mà khi thu hái con người phải biết vận dụng để mang
lại hiệu quả cao nhất. Cường độ khai thác cây thuốc quá cao; Phát đốt chặt phá rừng
làm nương rẫy: Việc đốt nương làm rẫy là phong tục truyền thống lâu đời của đồng
bào các dân tộc thiểu số vùng cao. Một số hộ dân vẫn chặt đốt rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng hoặc rừng sản xuất được giao. Việc đốt nương làm rẫy nói chung và đốt
rừng trái phép đều là nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng trong đó có các
loài cây thuốc. Khai thác gỗ: Đối với những loài khai thác gỗ thì cũng là nguyên nhân
suy thoái cây thuốc. Do vậy song song với việc bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài
nguyện hiện có trong tự nhiên cần có các hoạt động phục hồi và phát triển thông qua
các hình thức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu hay trồng mới các loài cây
thuốc, trong đó ưu tiên các loài bị đe dọa và các loài có giá trị kinh tế cao.
Phát triển cây thuốc có thể tạo ra nhiều cơ hội mới về việc làm và thu nhập cho
người dân miền núi trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số tại khu du lịch sinh thái
trọng điểm của huyện A Lưới là thác A Nôr xã Hồng Kim. Để việc phát triển cây
thuốc theo hướng tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch sinh thái có trọng điểm, có
cơ sở khoa học và thực tiễn cần thiết phải có hoạt động nghiên cứu đánh giá về nguồn
tài nguyên hiện có, tuyển chọn các loài cây chủ lực tại địa phương và dẫn giống một
số loài có giá trị kinh tế và phù hợp thị hiếu của du khách để thử nghiệm gây trồng tại
chỗ.

Vì những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đa dạng tài
nguyên cây thuốc và lựa chọn các loài tạo sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái tại
làng Việt Tiến – Anôr, xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới.
Thế giới thực vật rất phong phú, quanh cuộc sống con người có rất nhiều loài cây
có khả năng chữa bệnh rất kì diệu, từ lâu đã được dân gian chú ý.
Nhân dân vùng Tây Á, cách đây 3000 năm đã biết sử dụng thực vật để làm thuốc
chữa bệnh. Và họ cũng đã xây dựng một hệ thống chữa bệnh gồm 250 loài cây thuốc,
một khoáng chất là diêm sinh và các loài sản phẩm từ động vật như sữa bò, sữa dê,
mật ong… các bộ phận sử dụng làm thuốc cũng đã dạng như rễ cây, thân cây, nhựa
các loại cây non, lá, quả và hạt. Phương pháp sử dụng ở dạng ngâm, sắc, dạng thuốc
đắp, thuốc thoa…
Tại Trung Hoa, dược thảo được ghi nhận từ năm 168 trước Công nguyên, từ hơn
2000 năm đã có một nền y học Trung Hoa uyên bác, truyền lại bằng tài liệu và được
sắp đặt có hệ thống. Vào thế kỉ thứ II ở Trung Quốc người ta đã biết dùng thuốc là các
loài cây cỏ để chữa bệnh như: sử dụng nước chè (Thea sinensis L.) đặc để rửa vết
thương và tắm ghẻ. Năm 1595 nhà dược học Lý Thời Trân thu góp kinh nghiệm tứ xứ
soạn ra cuốn “ Bản thảo cương mục” đây là tập dược liệu vĩ đại và lớn nhất của Trung
Quốc. Tập này gồm 52 cuốn, trong đó có ghi tất cả 12000 vị thuốc và đơn thuốc.
Trong cuốn này có 1892 vị thuốc, phân ra 1094 vị thuốc thảo mộc , 444 vị thuốc động
vật và 354 vị khoáng chất. Cuốn này đã được dịch ra các tiếng Nga, Nhật Bản, Việt
Nam Năm 1977 quốc gia này đã xuất bản một dược thư gồm trên 5000 dược thảo.
Lịch sử y học Trung Hoa cùng xuất hiện cùng với lịch sử của dân tộc. Phục Hi, Thần
Nông, Hoàng Đế đều là những bậc thầy nổi danh của Trung Hoa.
Ở các nước khác như Pháp, Anh, Đức, Mỹ nền y học cổ truyền cũng phát triển
mạnh. Tại Đức, một ủy ban gồm nhiều bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia về chất độc đã hoàn
thành một tài liệu với trên 400 chuyên đề tả công dụng, tác dụng phụ, phân lượng của
nhiều dược thảo.

Ở Mỹ, dược thảo rất thông dụng với thổ dân bản xứ. Năm 1716, nhà thám hiểm
người Pháp Lafitau đã tìm ra sâm Mỹ ở vùng New World. Hiện nay sâm là tài nguyên
xuất cảng quan trọng của Hoa Kì. Hộ đồng thực vật mỹ dựa vào hai công trình của
Đức và Anh, đã soạn thảo một tài liệu nói về 26 dược thảo thông dụng.
Trong những năm gần đây xu thế thời đại có xu hướng trở về với y học cổ truyền.
theo tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng như nhiều nhà khoa học có tên tuổi trên thế
giới đưa ra ý kiến : “Các dân tộc đều có một nền y học cổ truyền do cha ông để lại”.
Để tồn tại, loài người đã tìm thấy trên mãnh đất chôn nhau cắt rốn của mình có biết
bao nhiêu thứ thuốc mà thiên nhiên đã dành sẵn cho mình. Vậy nên dùng cây nhà lá
vườn mà chữa bệnh”. Đúng như người thầy thuốc vĩ đâị của Việt Nam Tuệ Tĩnh nói:
“Nam dược trị nam nhân”
[10]
. (Trương Xuân Nam, 1987)
Theo đánh giá chung của WHO thì có tới 80% dân số toàn thế giới vẫn thường
xuyên sử dụng cây thuốc cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu (Inglis, 1994). Đặc biệt
trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên khá đáng kể, đang tạo ra
thị trường sôi động ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Mỹ có khoảng 35 triệu người dùng
thuốc đông y và phương pháp châm cứu, xoa bóp. Ở Trung Quốc, doanh thu từ các
cây thuốc tăng lên nhanh chóng, hằng năm tiêu thụ 700000 tấn dược liệu, sản phẩm
thuốc y học dân tộc đạt giá trị 1,7 tỷ USD vào năm 1986, chiếm 33,1% thị trường
thuốc năm 1995. Tại Nhật Bản năm 1979 nhập 21000 tấn, năm 1980 tăng lên 22640
tấn dược liệu, tương đương 50 triệu USD, chiếm 12% giá trị tổng sản lượng thuốc. Ở
Cameroon, vỏ một loại cây làm thuốc là Prunus (họ Roáceae) được khai thác để xuất
khẩu trong những năm 1990, có đến 3000 tấn loại này được xuất khẩu hàng năm cho
giá trị cỡ 220 triệu
[16]
.
Do nhu cầu về cây thuốc ngày càng cao, thêm vào đó khai thác mà chưa chú trọng
tới bảo tồn nên các nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị suy giảm. Hiện nay, phong
trào dùng cây thuốc để phòng và chữa bệnh trên thế giới đã đặt ra một vấn đề cần lưu

tâm là hai phần ba trong số 50000 loài cây thuốc được sử dụng khai thác từ cây hoang
dại có sẵn nhưng không được trồng bổ sung. Theo một nghiên cứu của nhà thực vật
học người anh Alan Haminton, thành viên của Qũy Thế Giowis Bảo vệ thiên nhiên
(WWF), có tới 4000 – 10000 loài cây cỏ dùng làm thuốc có nguy cơ tuyệt chủng.
Nguyên nhân không phải hoàn toàn do sự phát triển của y học cổ truyền mà theo tác
giả là do thị trường dược thảo Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm trong
vòng 10 năm nay. Trên quy mô toàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc hằng năm ước
tính lên tới 16 tỷ Euro. Trong số các cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng, ông Alan
Haminton đã nêu ra trong bản báo cáo cho Hiệp hội Đời sống cây cỏ Quốc tế hai cây
thuốc có tên sau: Cây Nothatodytes foctida – nguồn gốc Sri Lanka, được dùng làm
thuốc chống ung thư và cây Mộc Hương Saussurea lappe – nguồn gốc Ấn Độ, được
dùng trị các bệnh ngoài da.
Trong tương lai, để phục vụ cho sức khỏe con người, cho sự phát triển không nừng
của xã hội, để chống lại các bệnh nan y cần có sự kết hợp giữa Đông – Tây y, giữa học
hiện đại với y học cổ truyền. Chính là sự kết hợp này sẽ bổ sung cho nhau để tiến tới
phương pháp điều trị hợp lý nhất với những vị thuốc bài thuốc công hiệu an toàn cho
người bệnh. Quan trọng hơn, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc.
hiện nay, các nước trên thế giới đang hướng đến chương trình quốc gia kết hợp sử
dụng, bảo tồn và phát triển cây thuốc.
2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài
nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện đã biết
khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và
hơn 2000 loài Tảo. Trong đó có nhiều loài làm thuốc. Về động vật cũng đã biết 224
loài thú; 828 loài chim; 258 loài bò sát, lưỡng cư và khoảng 5.500 loài côn trùng.
Theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu gần đây được ghi nhận được 3948 loài
thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75
loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Kết quả này cũng đã cho thấy
nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Con số này có thể sẽ còn tăng thêm, nếu đi
sâu điều tra cụ thể hơn một số nhóm động - thực vật tiềm năng, mà trong đó số loài

Tảo, Rêu, Nấm và Côn trùng làm thuốc mới được thống kê còn quá ít.
Trong tổng số 3948 loài cây thuốc, gần 90 % là cây thuốc mọc tự nhiên, tập tung
chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10 % là cây thuốc trồng. Theo số liệu
thống kê của ngành Y tế, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30 - 50 tấn các loại dược
liệu khác nhau để sử dụng trong y học cổ truyền làm nguyên liệu cho công nghiệp
Dược và xuất khẩu. Trong đó, trên 2/3 khối lượng này được khai thác từ nguồn cây
thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Riêng từ nguồn cây thuốc tự nhiên đã
cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm. Khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ
bao gồm từ hơn 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện
nay. Bên cạnh đó, còn nhiều loài dược liệu khác vẫn được thu hái, sử dụng tại chỗ
trong cộng đồng và hiện chưa có những con số thống kê cụ thể.
Theo kết quả điều tra của viện dược liệu trong thời gian 2001 2005, số loài cây
thuốc ở vùng trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy Trường Sơn như sau: Đắc Lăk
(751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (841 loài), Lâm Đồng (756 loài).
Ở Việt Nam, tập dược liệu đầu tiên được xuất bản năm 1429 thời Lê Thái Tổ. đó là
cuốn “Bản thảo thực vật toàn yếu” do Phạm Chu Tiên biên soạn. Tập dược liệu có giá
trị thứ hai là cuốn “ Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh. Trong cuốn Nam dược thần
hiệu tác giả đã nêu rõ giá trị của các vi thuốc nam. Theo ông đối với người nam, thuốc
nam thích hợp và tốt hơn cả. Trong sách ông kê tên, công dụng và cách dùng 630 vị
thuốc kèm theo tập 13 đơn thuốc và 37 cách chữa các chứng sốt. Có thể nói rằng Tuệ
Tĩnh là người đầu tiên khai sáng cho nên y học Việt Nam.
Tiếp theo có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ông đã có 40 năm nghiên cứu và
mất 30 năm để viết nên pho sách lớn “ Hải thượng y tôn tâm lĩnh” năm 1884, gồm 28
tập, 66 quyển. Ngoài viết sách ông còn mở trường đào tạo y sinh, truyền bá tư tưởng
và quan niệm của mình về y học. Cùng thời với Hải Thượng Lãn Ông có hai trạng
nguyên Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh biên soạn tập “ Vạn phương tập nghiệm” gồm
8 quyển xuất bản năm 1763. Tập “ Nam bang thảo mộc” xuất bản năm 1858, trong đó
tác giả ghi 100 cây thuốc theo kinh nghiệm bản thân.
Trong những năm gần đây để đưa ngành dược hội nhập với khu vực và toàn cầu,
Đảng và nhà nước tổ chức nhiều hội nghị dược liệu lần thứ nhất được tổ chức trọng

thể tháng 3/ 2003 tại Hà Nội với tiêu đềm “Phát triển dược liệu đến năm 2015 và tầm
nhìn 2020”; Hội ngành dược năm 2008 đề ra mục tiêu xây dựng cho ngành dược
thành một ngành kinh kĩ thuật mũi nhọn.
Kho tàng kiến thức của nhân dân ta về cây thuốc rất phong phú, có nhiều tác giả đã
đi sâu nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm về cây thuốc, xuất bản ra những cuốn sách có
giá tri thực tiễn và kho học to lớn như:
Giáo sư Đỗ Tất Lợi với công trình “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”; qua
12 lần xuât bản và bổ sung( từ năm 1962- 2004) đã mô tả đặc điểm sinh thái, đặc điểm
nhận biết, đặc tính sinh học và phân tích thành phần hóa học, công dụng cách sử dụng
của hơn 1000 loài thuốc chữa bệnh. Năm 1968, với công trình này tác giả đã được hội
đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học. Năm
1996, công trình được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kĩ
thuật và Huân chương Độc lập hạng nhì.
Năm 1996, Võ Văn Chi xuất bản cuốn “ Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã mô tả kĩ
3200 cây thuốc Việt Nam trong đó có 3100 đề mục xếp theo vần tiếng Việt. ông còn là
tác giả của hang loạt tác phẩm như: “Từ điển thực vật và khoáng vật làm thuốc Việt
Nam” (NXB Y học 1998), “Từ điển thực vật thông dụng” (2 tập, NXB Khoa học
2003,2004), “Cây cỏ có ích ở việt nam”(NXB Giáo dục, 1999- 2000) và nhiều cuốn
sách có giá trị khác.
Trần Văn Ơn (1999) đã đưa ra kết quả tổ chức chọn lọc một số hộ tham gia sưu
tầm cây thuốc và gây trồng bằng hom giống tại nhà với sự hỗ trợ của dự án bảo tồn
cây thuốc ba nước Đông Đương thuộc trường Đại học Dược Hà Nội, trong báo cáo:
“Thử nghiệm gây trồng cây thuốc nam bằng hom tại Ba Vì”
Năm 2006, nhóm 12 tác giả của hai đơn vị Đại học Dược Hà Nội và Viện Nghiên
cứu Dược liệu Việt Nam biên soạn cuốn sách “ Cây thuốc và động vật là thuốc ở Việt
Nam”, gồm 3 tập giới thiệu về đặc điểm, phân bố sinh thái, tác dụng dược lý, thành
phần hóa học, công dụng, cách trồng và một số bài thuốc thông dụng của các loài cây,
con được giới thiệu trong sách giúp cho việc tra cứu, nghiên cứu dễ dàng và thuận
tiện.
Nhóm tác giả Lê Thị Diên, Đỗ Xuân Cẩm, Trần Minh Đức, Dương Viết Tình,

Nguyễn Viết Tuân ở Trường Đại Học Nông Lâm Huế năm 2006 đã biên soạn cuốn
sách “ Kĩ thuật gây trồng và bảo tồn một số loài cây thuốc nam” nhằm bảo tồn và phát
triển nguồn dược liệu, cung cấp cho người dân những thông tin về đặc điểm nhận biết,
kĩ thuật gây trồng cũng như sơ chế một số loài cây thuốc nam có giá tri kinh tế, giúp
người dân nâng cao thu nhập từ rừng.
Lương y Vương Thừa Ân (2007) với tuyển tập “Thuốc quý quanh ta” giới thiệu
cách phân biệt, chế biến bảo quản sử dụng thuốc, ý nghĩa và công dụng của các vi
thuốc, những bài thuốc hay từ những cây thuốc đơn giản xung quanh con người.
Mặc dù có nguồn tài nguyên thực vật vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược
liệu làm thuốc từ xa xưa nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn và gìn giữ, xây dựng và phất
triển nguồn gen, giống cây thuốc còn hạn chế. Theo số liệu của cơ quan chức năng
năm 2000, nguồn dược liệu nuôi trồng trong nước chỉ đạt 26%, một con số rất khiêm
tốn trong khi tiềm năng của nước ta vô cùng lớn. Dược liệu sử dụng chủ yếu dựa vào
nhập khẩu thông qua con đương tiểu ngạch chiếm tỉ lệ lớn (54%) mà chất lượng chưa
được kiểm tra và quản lý chặt chẽ, chon en vấn đề “ dược liệu hay là rác” đang đặt ra
hết sức cấp thiết. Trong những năm qua, bộ y tế cũng đã phê duyệt một số đề tài khoa
học về cây dược liệu có tiêm năng cung cấp nguồn dược liệu để nghiên cứu, bào chế
thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân như phát triển cây Sâm Việt
Nam, cây Thanh Hao hoa vàng, Trinh nữ hoàng cung… Tuy nhiên, một số loài cây
thuốc quý có giá trị kinh tế và chữa bệnh như Ngũ Gia Bì, Vàng Đắng, Ba Kích, Lan
Kim Tuyến… trước kia vẫn còn phong phú nhưng đến nay bị suy giảm nghiêm trọng
hoặc được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Theo viện dược – bộ y tế, hiện ở Việt Nam có
khoảng 600 loài cây thuốc quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Chính vì vậy, để bảo tồn nguồn nguyên liệu cây thuốc đáp ứng được nhu cầu hiện
tại và trong tương lai,phải ra sức phát triển cây thuốc để tiến dần tới tự cung tự cấp,
bảo vệ sức khỏe của nhân dân, thực hiện khâu hiệu “ có thuốc tại chỗ và không ngừng
tăng cường nguồn hàng xuất khẩu”
[15]
. Phải coi trọng dược liệu như cây công nghiệp
cao cấp. phải phát triển dược liệu có kế hoạch, cần chú ý giữa việc khai thác trong tự

nhiên, đảm bảo tái sinh với việc nghiên cứu gây trồng các loài cây làm thuốc.
3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại địa phương và lựa chọn được các loài
cây trồng chủ lực tạo mô hình và sản phẩm hàng hóa góp phần phát triển du lịch sinh
thái cho huyện miền núi A Lưới nói chung và xã Hồng Kim nói riêng.
b. Mục tiêu cụ thể
1/ Xây dựng được danh lục các loài cây thuốc trên địa bàn làng Việt Tiến – A Nôr;
2/ Tìm hiểu kiến thức bản địa và tình hình khai thác sử dụng tài nguyên cây thuốc của
người dân địa phương;
3/ Lựa chọn được các loài cây thuốc có thể phát triển gây trồng theo hướng sản xuất
hàng hóa phục vụ du lịch sinh thái và tăng thu nhập cho người dân địa phương;
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các loại thực vật được sử dụng làm dược liệu và kiến thức bản địa của người dân
địa phương trong việc khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc.
b. Phạm vi nghiên cứu
+ Lĩnh vực nghiên cứu: Bảo tồn và phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, đa dạng hóa cây
trồng, phát triển sinh kế và văn hóa bản địa.
+ Địa bàn nghiên cứu:
khu vực khu DLST A Nôr thuộc làng Việt Tiến, xã Hồng
Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
1/. Nghiên cứu đặc điểm cơ bản vực nghiên cứu
a. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
• Điều kiện tự nhiên
o Vị trí địa lý

o Địa hình, đất đai
o Khí hậu, thủy văn
o Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên sinh vật rừng (các loại rừng, tài nguyên động thực vật rừng )
 Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng DLST
 Các nguồn TNTN khác (khoáng sản, nguồn nước, tiềm năng năng lượng )
• Điều kiện kinh tế, xã hội
o Dân cư (dân số, lao động, dân tộc )
o Mức sống, thu nhập và cơ sở hạ tầng
o Ngành nghề và các hoạt động kinh tế
o Các đặc trưng về văn hóa (phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội )
b. Hiện trạng tài nguyên rừng và hoạt động DLST
• Hiện trạng tài nguyên rừng
o Diện tích và phân bố các loại rừng
o Quy hoạch sử dụng rừng, đất lâm nghiệp và giao đất, giao rừng
o Kết quả hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong những năm gần đây
• Hoạt động phát triển du lịch sinh thái
o Các chủ trương và chính sách của địa phương về phát triển DLST
o Hình thức tổ chức DLST
o Các loại hình sản phẩm và dịch vụ du lịch sinh thái
o Những kết quả đạt được
o Những thuận lợi và khó khăn
2/. Đánh giá tính đa dạng loài cây thuốc tại Khu DLST A Nôr, xã Hồng Kim;
• Đa dạng về thành phần loài và các taxon phân loại
• Đa dạng về dạng sống, vùng phân bố của các loài cây thuốc
• Đa dạng về công dụng và bộ phận sử dụng
• Số lượng loài đặc hữu và các loài có giá trị bảo tồn
3/. Tìm hiểu kiến thức bản địa của người dân địa phương trong việc khai thác, sử
dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc;
• Mức độ hiểu biết về loài cây thuốc và công dụng làm thuốc

• Kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng các loài cây thuốc
• Kiến thức bản địa và ý thức trong bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc
• Các mối đe dọa nguồn tài nguyên cây thuốc ở góc độ nhận thức của người dân
địa phương.
4/. Tuyển chọn các loài cây thuốc có triển vọng gây trồng theo mục tiêu phát triển
DLST và sinh kế
• Xây dựng tiêu chí tuyển chọn loài cây thuốc cho mục tiêu phát triển gây trồng
tại địa phương
• Lập danh sách các loài cây thuốc được lựa chọn
• Đề xuất các loài cần ưu tiên phát triển và tư liệu hóa các thông tin về loài
5/. Xây dựng vườn sưu tập cây thuốc và mô hình thử nghiệm gây trồng một loài
cây chủ lực trong số các loài được lựa chọn.
a. Xây dựng vườn sưu tập cây thuốc
• Xác định mục tiêu và lợi ích của vườn sưu tập; những nguyên tắc khi lựa chọn
và xây dựng vườn sưu tập.
• Đề xuất danh mục các loài cần sưu tập
• Xác định quy mô vườn sưu tập
• Lựa chọn địa điểm và sơ bộ thiết kế không gian vườn sưu tập.
b. Thử nghiệm gây trồng loài cây chủ lực theo mục tiêu sản xuất hàng hóa
• Lựa chọn loài cây trồng
• Tìm hiểu kỹ thuật trồng
• Bố trí mô hình trồng thử nghiệm
• Đánh giá kết quả bước đầu của mô hình
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Nghiên cứu các tài liệu về cây thuốc, bài thuốc dân gian ở Việt Nam, tham khảo
các đề tài, công trình nghiên cứu về cây dược liệu ở miền trung và tại tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Thu thập tài liệu, số liệu tại vùng nghiên cứu
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

3.4.2.1 Phương pháp điều tra thực địa
- Tiến hành điều tra theo tuyến và các tuyến sẽ đi qua các sinh cảnh rừng để xác
định tài nguyên cây dược liệu tại vùng.
- Đồng thời tiến hành thu thập mẫu vật và xử lý sơ bộ ngoài thực địa
- Chụp ảnh đặc tả các loài bắt gặp tại hiện trường
3.4.2.2 Phương pháp phỏng vấn
- Tiến hành điều tra phỏng vấn hộ gia đình về các loài cây làm thuốc, công dụng
và bộ phận sử dụng trong việc phòng chữa bệnh; khả năng khai thác dựa vào
cộng đồng địa phương; các loài đáp ứng nhu cầu sử dụng và khả năng trồng của
cộng đồng.
- Tiến hành phỏng vấn chuyên gia: các nhà đông y trên địa bàn xã, cán bộ kiểm
lâm, người đi rừng, các nhà nghiên cứu có am hiểu chuyên sâu về cây dược
liệu.
- Xác định tên địa phương của loài sau khi phỏng vấn người dân và các nhà đông
y.
3.4.2.3 Phương pháp xử lý và tra cứu mẫu thực vật
- Mẫu thực vật sau khi xử lý và giám định sơ bộ ở thực địa, tiến hành xử lý bằng
cách sấy, ép trong phòng thí nghiệm.
- Tra cứu về đa dạng loài, dạng sống, công dụng của các loài thực vật thu thập
dựa vào các tài liệu dược liệu liên quan
3.4.2.4 Phương pháp bố trí mô hình
- Bố trí mô hình trồng thử nghiệm
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Xử dụng phần mềm Excel và thống kê toán học trong phân tích xử lý số liệu
của đề tài.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý
Hồng Kim là xã nằm ở phía Bắc của huyện A Lưới, cách trung tâm của huyện
A Lưới 3 km về phía Nam . Có vị trí địa lý như sau:
+Phía Bắc giáp xã Bắc Sơn.
+Phía Nam giáp thị trấn huyện A Lưới.
+Phía đông giáp xã Hồng Hạ.
+Phía tây giáp xã Hồng Bắc.
b. Địa hình và đất đai
* Đặc điểm địa hình: Xã Hồng Kim kéo dài theo hướng Bắc - Bắc, xã có
đường Hồ Chí Minh chạy qua theo hướng Bắc - Nam nối liên với các xã trong huyện.
Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi phân bố ở phía Nam và Bắc và phía tây, độ cao
trung bình là 1500m so với mức nước biển, nơi cao nhất là khu vực núi Đông Nai cao
1700 m, còn lại là những đồi núi thấp. Dựa vào đặc điểm địa hình của xã được chia
làm hai bộ phận chính đó là:
- Vùng đất thấp chạy theo sông Tà rinh.
- Vùng núi thấp và trung bình chiếm diện tích lớn, được phân bố đều từ Bắc
đến Nam.
Ngoài ra, độ dốc cũng được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong tiềm năng tự
nhiên lãnh thổ, nó ảnh hưởng đến quá trình xói mòn và kỹ thuật canh tác.
* Đặc điểm đất đai: Hồng Kim có diện tích đất tự nhiên 4.066,1 ha, trong đó
đất nông nghiệp 3895,59 ha, chiếm 95,33 %; đất phi nông nghiệp 76,59 ha, chiếm
1,88 %; đất chưa sử dụng 108,61 ha, chiếm 2,7 %. Đất đai chủ yếu là đất feralit vàng
nâu phất triển trên đất đá mẹ phiến sa thạch. Ngoài ra còn có các loại đất vàng nâu
trên dốc tụ, phù sa không bồi tụ, đất vàng nhạt phát triển trên đá cats và có chứa một ít
đất xám bạc màu.
Tài nguyên đất xã Hồng Kim khá đa dạng và thích hợp với nhiều loài cây
trồng. Song tính chất không đồng đều tạo nên sự canh tác phân tán, manh múm, điều
kiên cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó quy trình canh tác không đúng làm
giảm độ phì và gây thoái hóa đất.
c. Khí hậu, thủy văn

*Đặc điểm khí hậu:
Xã Hồng Kim nằm trong khu vực thuộc khí hậu miền trung chịu ảnh hưởng của
gió mùa, hình thành hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa hè gió tây nam nắng nóng kéo dài
từ tháng tư đến tháng chín, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh kéo
dài từ tháng mười đến tháng ba năm sau, xen giữa hai mùa có gió đông nam ẩm và gió
tây bắc khô rét. Nhiệt độ trung bình năm là 21
o
C. Nhiệt độ cao nhất là 38,5
o
C, thấp
nhất là 10
o
C. Lượng mưa bình quân là 3120mm, hấp nhất là 2520mm, cao nhất là
4570mm. Số ngày mưa trong năm là 210 ngày, thường tập trung cao vào tháng 10, 11,
12. Độ ẩm trung bình là 68%. Hướng gió chính là Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng
9, hướng gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
* Đặc điểm thủy văn: Do nhận được lượng mưa hằng năm lớn nên trên địabàn
xã Hồng Kim có mạng lưới khe sông suối khá dày đặc như suối Ta Rình, suối A
Noorr mặc dù lưu vực không rộng lắm nhưng các con sông suối nhỏ đã phục vụ đắc
lực cho việc tưới tiêu cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nơi đây.
Ở đây lũ chỉ xảy ra trong 3 tháng gần cuối mùa mưa ( tháng 9, 10, 11), tức là lũ
xảy ra chậm hai tháng và kết thúc trước một tháng so với mùa mưa. Điều này chứng
tỏ ở đây thảm thực vật rừng che phủ tốt và tầng đất dày, dễ thấm nước nên có tác dụng
điều tiết dòng chảy khu vực, chính vì vậy về mùa khô nhờ có nước ngầm cung cấp
nên các con sông suối ở đây ít khô cạn.
d. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên rừng:
Hiện nay xã Hồng Kim có diện tích rừng 3800,16 ha với rừng tự nhiên 3486,6 ha,
trong đó có 408,52 ha đất rùng sản xuất, 489,90 ha đất rùng phòng hộ và 2890,38 ha
rùng đặc dụng. Rừng giàu đạt 2182,1 ha, rừng trung bình đạt 1251,8 ha và rừng phục

hồi có 52,7 ha. Do yếu tố địa hình phức tạp và thảm thực vật ở đây còn khá tốt nên
trong vùng có nhiều loài động vật hoang dã sinh sống.
UBND xã đã triển khai theo Nghị quyết của HĐND xã về việc giao đất, giao rừng cho
nhóm cộng đồng, nhóm hộ gia đình, cá nhân tự quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng. Dự
án BCC đầu tư trồng rừng sinh kế 15 ha (keo, bơi lơi), Trồng làm giàu rừng 40 ha,
trong đó: rừng cộng đồng thôn 3: 31ha, rừng cộng đồng thôn 4: 09 ha ( Dự án BCC),
Chủ yếu trồng cây Lim, Gõ, Sên. Chủ yếu là giao cho cộng đồng các thôn, kết quả
giao rừng cộng đồng cho các thôn như sau: thôn 1 được giao 68,8 ha, thôn 2 được
giao 69,5 ha, thôn 3 được giao 58,3 ha, thôn 4 được giao 63,8 ha, thôn 5 được giao
79,5 ha và thôn 6 được quản lý 58 ha.
Cây keo: Diện tích các hộ tự mua giống để trồng mới là 20 vào diện tích đất
rừng đã khai thác.
Cây mây: Diện tích năm 2014 là 17,5 ha, trồng tại rừng cộng đồng thôn 3, chủ
yếu là trồng ( thuộc Dự án BCC đầu tư).
Đánh giá tình hình quản lý bảo vệ rừng. Trong quá trình triển khai giao rừng, Hạt
Kiểm lâm huyện A Lưới nhận thấy ngoài đối tượng nhận rừng là tổ chức, cộng đồng
dân cư thôn, hộ gia đình cá nhân còn có một lực lượng cần đưa vào để giao rừng đó là
các hộ gia đình liên kết lại với nhau theo dòng tộc, anh em, bà con trong gia đình
Do đối tượng nhận là hộ gia đình thì không đủ nguồn lực lao động, Cộng đồng dân cư
thôn tham gia nhận đăng ký nhận rừng khoảng 50% số hộ trong cộng đồng nên không
đủ cơ sở triển khai. Với thực tế trên, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới đã xin ý kiến của
Ban chỉ đạo giao rừng cho thuê rừng huyện, tỉnh cho chủ trương giao rừng cho đối
tượng là nhóm hộ. Với cơ cấu như sau:
- Đối với cộng đồng dân cư thôn: Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng, có trưởng
ban, phó ban và thành viên là các hộ gia đình trong cộng đồng, trong đó các thành
viên trong cộng đồng được chia làm các tổ BVR, mỗi tổ từ 10 đến 15 thành viên, có tổ
trưởng, tổ phó.
- Đối với nhóm hộ gia đình: Bầu trưởng nhóm, phó nhóm.
Trong quá trình triển khai, do làm tốt công tác tuyên truyền nên người dân rất
phấn khởi, tham gia tích cực. Với kết quả giao rừng đến nay, nhìn chung đa số chủ

rừng đã nắm rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mình. Với sự hướng dẫn của Kiểm
lâm địa bàn các chủ rừng đã tự tổ chức quản lý hiệu quả diện tích rừng được giao, đã
tổ chức ngăn chặn và phản ánh thông tin về tình hình công tác quản lý bảo vệ rừng kịp
thời cho cơ quan chức năng như Hạt Kiểm lâm, UBND xã.
- Tình hình quản lý và sử dụng diện tích đã giao rừng, cho thuê rừng của tổ chức,
cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ gia đình:
+ Các chủ rừng đã triển khai họp và phổ biến cho các thành viên trong cộng
đồng, nhóm hộ biết về vai trò, trách nhiệm khi được nhận rừng để bảo vệ.
+ Các tổ chức, cộng đồng dân cư và các nhóm hộ gia đình nhận rừng đã xây
dựng được phương án quản lý rừng, phân công lực lượng tham gia tuần tra rừng
thường xuyên hàng tháng, tuy nhiên việc tuần tra đôi lúc còn mang tính hình thức,
không thường xuyên, hiệu quả không cao, một số nơi không tổ chức tuần tra kiểm
soát do không có kinh phí.
* Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái nổi tiếng nhất là khu du lịch sinh thái A Nôr. Khu này có diện
tích trên 10 ha, mây mù bao phủ qanh năm gợi cho du khách cảm giác gần gũi với
cảnh vật ở nơi đây. Thác A Nôr cách trung tâm huyện chỉ 03 km về phía Đông Bắc.
Phong cảnh tuyệt đẹp với 03 thác nước không xa nhau, cao 8m, 60m và 120 m, tựa
như những bức màn nhung trắng muốt Thác A Nôr đang còn giữ nguyên dáng vẻ
hoang sơ, thời tiết ở đây mát dịu tạo cho du khách tham quan huởng một cảm giác
trong lành, mát mẻ. Nằm trong hướng du lịch tham quan thác A Nôr, du khách có thể
di chuyển ra hướng Bắc khoảng 10 km, sẽ thích thú khi ngắm cảnh đèo Pê Ke. Nơi
đây mỗi khi buổi sớm hoặc lúc hoàng hôn mây mờ trắng xóa cùng với sương núi đã
tạo nên một khoảng không gian bềnh bồng trông đẹp mắt.
Bên cạnh đó kết hợp với nhữnh thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp như suối nước
nóng Tôm Trung, thác Pông Chất, hang động Kềnh Crâm ( xã A Roàng), hồ mặt nước
ngầm A Co (xã Phú Vinh, Hồng Thượng), đèo Pê Ke (xã Hồng Vân, Hồng Thủy), hầm
A Roàng (xã A Roàng) cùng nhiều ngọn thác, con suối róc rách thơ mộng, nhiều con
sông uốn lượn bao quanh thung lũng A Lưới rộng lớn như sông A Sáp, A Lin, Tà
Rình Chạy dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh là những dãy rừng nguyên sinh đan

xen với rừng tái sinh trồng mới, tài nguyên rừng ở đây đa dạng phong phú từ hoa
cảnh, chim muông Hiện tại, Hồng Kim đang được chú trọng xây dựng và bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái phát triển theo hướng bền vững.
* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác:
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt ở xã Hồng Kim chủ yếu nhờ vào nguồn
nước trời và nước của các con sông suối cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
của nhân dân. Diện tích mặt nước chuyên dùng là: 13,53 ha trong đó diện tích nuôi
trồng thủy sản 7,3 ha. Nguồn mặt nước của xã Hồng Kim chủ yếu từ suối A Nôr , Tà
Rình. Nhìn chung tài nguyên nước mặt ở đây thuận tiện cho việc xây dựng các hồ đập
tự chảy.
+ Nguồn nước ngầm: là tài nguyên quan trọng bổ sung cho nguồn nước mặt.
Hồng Kim là nơi có nước ngầm khá phong phú, mực nước ngầm trong khu vực khá
cao, rất thuận tiện cho việc đào giếng giải quyết nước sạch cho sinh hoạt của đồng bào
trong vùng.
- Tài nguyên khoáng sản: theo tài liệu của Cục Địa Chất và Khoáng Sản, Bộ Tài
nguyên và Môi trường thì trên địa bàn xã chủ yếu là cát,sạn phục vụ sản xuất vật liệu
xây dựng.
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
a. Dân cư
Tổng số hộ xã đang quản lý là: 479 hộ, với 1.869 nhân khẩu, trong đó: Nam 917
người, nữ 947 người, nhân khẩu 14 tuổi trở lên: 1.372 người. Cơ cấu lao động theo
các ngành: Dịch vụ: 7 %, Nông lâm nghiệp: 93 %. Lao động ở đây có trình độ chuyên
môn thấp, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm là chính chứ không theo phương pháp
khoa học nên năng suất còn rất thấp.
Cuộc sống của người dân ở đây rất thấp, số hộ nghèo đói vẫn còn cao so với mặt bằng
chung của toàn huyện. chương trình xóa đói giảm nghèo được phổ biến toàn huyện
tuy nhiên tình trạng đói nghèo vẫn còn cao.
b. Ngành nghề và các hoạt động kinh tế
1). Sản xuất nông lâm ngư nghiệp và thủy lợi

- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng năm 2014 là 114 ha, giảm 26 so với cùng kỳ; đã
tiếp nhận giống lúa DV 108, tổng số lượng 2.600 kg theo NĐ 42/TTg của Chính phủ
về việc hỗ trợ giống cho nhân dân vụ Đông – Xuân, đã cấp cho toàn thể nhân và đến
nay đã lập danh sách các hộ mua giống lúa vụ Đông – Xuân năm 2014-2015.
Lúa nước: Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông – Xuân và Hè - Thu: 43 ha, sản
lượng lúa năm 2014 đạt: 457.520 kg, tăng 29.240 kg so với cùng kỳ năm 2013; trong
đó: Năng suất lúa bình quân vụ Đông - Xuân đạt 50,8 tạ/ha, giảm 0.4 tạ/ha so với
cùng kỳ năm 2013 ; năng suất vụ Hè - Thu đạt 55,6 tạ/ha, tăng 7,2tạ/ha so với cùng kỳ
năm 2013.
Cây ngô: Tổng diện tích trồng vụ Đông – Xuân năm 2013 - 2014: 6 ha, giảm 4
ha so với cùng kỳ năm 2013; năng suất bình quân 58,2 tạ/ha, tăng 8.2 tạ/ha so với
cùng kỳ năm 2013; sản lượng đạt 34.920 kg, giảm 15.080 kg so với cùng kỳ năm
2013
Cây sắn: Tổng diện tích sắn KM94 và sắn địa phương 50 ha, giảm 10 ha so với
cùng kỳ năm 2013; Năng suất đạt 90 tạ/ha, giảm 10 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2013;
sản lượng đạt 450.000 kg, giảm 150.000 kg so với cùng kỳ năm 2013.
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2014 đạt: 527.360 kg, tăng 94.080 kg so
với cùng kỳ năm 2013; sản lượng lương thực bình quân đạt: 282kg/đầu người/năm,
tăng 48 kg so với cùng kỳ năm 2013.
Rau các loại:
- Diện tích khoai các loại là: 03 ha.
- Diện tích rau màu khác là: 06 ha.
Chương trình trồng chuối hàng hoá: UBND xã đã tiếp nhận giống chuối chuối
1.730 cây, trong đó: Dự án BCC 200 cây, đến nay, diện tích trồng mới chuối là 7 ha.
Tỷ lệ sống đạt 90%.
2). Về chăn nuôi thú y
Về chăn nuôi: Năm 2014, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn
nuôi vệ sinh chuồng trại, xây dựng chuồng trại cho gia súc, gia cầm với phương châm
ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Dự án BCC đầu tư làm Mô hình nuôi
gà 200 con cho 01 hộ làm điểm tại thôn 6 (thôn 5), Chương trình xây dựng nông thôn

mới đã đầu tư MH nuôi gà là 03 hộ với số lượng 405 con, trong đó: thôn 1: 01; thôn 4:
0; thôn 5: 01 hộ và hỗ trợ xây dựng chuồng trại bò cho 9 hộ (thôn : 01 hộ, thôn 3: 01,
thôn 4: 03 hộ, thôn 5: 03 hộ, thôn 6: 01 hộ); Chương trình nông thôn mới đã đầu tư
MH nuôi lợn 18 con/6 hộ (thôn 1: 01 hộ, thôn 3: 01 hộ, thôn 4: 01 hộ, thôn 5: 02 hộ,
thôn 6: 01 hộ); tiếp nhận dê từ Hội chất độc da cam huyện do Hiệp hội người Việt
sinh sống tại Cộng Hòa Sec hỗ trợ là 14 con dê cho người bị nhiệm chất độc da cam
trên địa bàn xã, đến thời điểm nay thì tổng số dê con sống là 07 con, chết 07 con do
bị dịch bệnh lở mồm lòng móng. Tổng đàn gia súc và gia cầm trên địa bàn xã đến
tháng 12 năm 2014 là: 5.532 con. Trong đó:
- Gia súc: 927 con,
+ Lợn: 582 con, tăng 153 con so với năm 2013.
+ Đàn bò: 193 con, tăng 6 so với năm 2013.
+ Đàn trâu: 70 con, tăng 11 con so với cùng kỳ năm 2013.
+ Dê: 82 con, giảm 20 con so với cùng kỳ năm 2013.
- Gia cầm: 4.605 con, tăng 1.605 con so với cùng kỳ năm 2013.
Thú y: Trong tháng 3 năm 2014 đã tiêm phòng Vắc xin phòng bệnh với tổng số
liều: Tụ huyết trùng trâu, bò: 220 liều, lợn 220 liều, vắc xin Lở mồm long móng: 300
liều, dại chó: 60 liều, vắc xin Tam liên lợn là: 170 liều. Và tiếp tục tiêu độc, sát trùng
chuồng trại tại các hộ có chăn nuôi gia súc bệnh lở mồm long móng 06/06 thôn vào
ngày 8 đến 10 tháng 12 năm 2014.
3). Về thủy sản:
UBND xã về kiểm tra, rà soát lại diện tích nuôi cá và đã lập danh sách các hộ
nuôi cá trình lên UBND huyện. Tổng diện tích ao cá 10,04 ha và bà con đã thả cá
20.000con/ 8 ha; Trong đó, thả trong tháng 5 năm 2014 và MH nuôi cá với tổng số
lượng con 14.000 con/7 hộ ( thôn 3: 02 hộ, thôn 2: 01 hộ, thôn 4: 02 hộ, thôn 5: 02 hộ)
và 16.100 con cá thuộc chương trình đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi của huyện hỗ
trợ cho 23 hộ nghèo hưởng lợi.
4). Về công tác thủy lợi và nước sinh hoạt
Về công tác thủy lợi: Thường xuyên kiểm tra đập thủy lợi Kim Sơn, thủy lợi A
Tia, A Cul

Nước sinh hoạt: Hiện nay, hộ gia đình trên toàn xã đang dùng nước sạch và
nước hợp vệ sinh là 479 hộ/479 hộ, tỷ lệ đạt 100%, trong đó hộ sử dụng nước sạch là
407 hộ, đạt 96,2%, hộ sử dụng nước giếng là 46 hộ, chiếm 10% , hộ sử dụng nước từ
trên cao chảy xuống là 26 hộ, chiếm 5,42%.
5). Lâm nghiệp
UBND xã đã triển khai theo Nghị quyết của HĐND xã về việc giao đất, giao
rừng cho nhóm cộng đồng, nhóm hộ gia đình, cá nhân tự quản lý, chăm sóc và bảo vệ
rừng. Dự án BCC đầu tư trồng rừng sinh kế 15 ha (keo, bơi lơi), Trồng làm giàu rừng
40 ha, trong đó: rừng cộng đồng thôn 3: 31ha, rừng cộng đồng thôn 4: 09 ha ( Dự án
BCC), Chủ yếu trồng cây Lim, Gõ, Sên.
Cây keo: Diện tích các hộ tự mua giống để trồng mới là 20 vào diện tích đất
rừng đã khai thác.
Cây mây: Diện tích năm 2014 là 17,5 ha, trồng tại rừng cộng đồng thôn 3, chủ
yếu là trồng ( thuộc Dự án BCC đầu tư).
b6. Công tác khuyến nông lâm
Mô hình thu gom rơm khô làm thức ăn gia súc: Đã tổ chức tập huấn kỹ thuật và
chỉ đạo 3 hộ làm mô hình thu gom rơm và xây dựng được 4 cây rơm dự trữ tại các
thôn.
6. Công tác phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai
Đã kiện toàn BCĐ phòng chống bão lụt và xây dựng các phương án di dời các
hộ gia đình sống tại vùng sung yếu ngập lụt và sạt lỡ trên địa bàn.
c. Các đặc trưng về văn hóa, xã hội và môi trường
1) Văn hóa - giáo dục:
- Tỷ lệ thôn đạt chuẩn văn hóa có 2/6 thôn với 335 hộ đạt 73,64% hộ trên toàn xã.
- Phổ cập giáo dục THCS: Đạt
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học ( phổ thông, bổ túc,
nghề ): 65%.
2). Y tế:
- Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Tỷ lệ tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 45 %.

3). Môi trường:
- Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: 75 %.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95 %
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình ( nhà tắm, hố xí, bể nước ) đạt chuẩn 5,6 %.
- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: (Có 01 hộ ở thôn A Tia 3).
- Xử lý chất thải: Chưa có.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn môi trường: Không
- Nghĩa trang: đã quy hoạch và có địa điểm nhưng chưa thiết kế, đóng cột mốc cụ
thể từng khu vực (Đã xác định 03 khu vực).
- Tình hình chung về môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn xã: nước sinh
hoạt chủ yếu là nước giếng và nước tự chảy chưa qua xử lý; các công trình vệ sinh
tỷ lệ còn thấp, hố xí đa số chưa đảm bảo vệ sinh; việc thu gom rác thải đang chỉ
mới thực hiện được ở từng hộ gia đình trên địa bàn xã, còn ở các thôn thì chưa bảo
đảm; nghĩa địa tuy đã quy hoạch nhưng chưa có quy chế quản lý cụ thể.
4.2. ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI KHU DLST A NÔR
4.2.1 Đa dạng về thành phần loài và các taxon phân loại
Kết quả điều tra, định danh mẫu vật và kế thừa các dữ liệu nghiên cứu trước
đây đã thống kê tại địa bàn nghiên cứu có 302 loài cây thuốc, thuộc 4 ngành, 123 họ
và 264 chi. Chi tiết thể hiện tại Phụ lục 1.
Sự đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc nam theo hệ thống sinh tại địa bàn
nghiên cứu thể hiện như tại bảng 4.1.
Mặc dù kết quả nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ nguồn tài nguyên cây thuốc
nam tại địa bàn nghiên cứu nhưng qua số liệu điều tra nghiên cứu trên, ban đầu đã
nhận định được sự đa dạng và phong phú của tài nguyên cây thuốc nam cũng như
tiềm năng của chúng. Tuy nhiên, thành phần cây thuốc nam phân bố không đều, giữa
các bậc taxon còn có sự chênh lệch khá lớn về số bộ của mỗi ngành, số họ của mỗi bộ
và số chi của mỗi họ. Trong đó, ngành Ngọc lan chiếm số lượng loài nhiều nhất có
đến 285 loài chiếm 94,37 %, thuộc 114 họ chiếm 92,68 %; ngành Thông đất có số
lượng loài ít nhất, mỗi ngành chỉ có 3 loài, chiếm 0,99 % và ngành Thông có 5 loài
chiếm 1,64 % thuộc 4 chi, 2 họ khác nhau. Ngành Dương xỉ có 9 loài, chiếm 2,98,

thuộc 7 chi, 5 họ.
Bảng 4.1. Sự phân bố các taxon cây thuốctrong các ngành thực vật
Stt Ngành Họ Chi Loài
SL TL% SL TL% SL TL%
1
Polypodiophyta (Thông đất)
2 1,63 2 0,76 3 0,99
2
Polypodiophyta (Dương xỉ)
5 4,07 7 2,65 9 2,98
3
Pinophyta (Thông)
2 1,63 4 1,52 5 1,64
4
Magnoliophyta (Ngọc lan)
114 92,68 251 95,08 285 94,37
Tổng cộng
123 100 264 100 302 100
( Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra thực địa, 2015)
Có thể nhận thấy rằng, sự đa dạng của ngành Ngọc lan cũng kèm theo sự đa
dạng công dụng làm thuốc của các loài cây thuộc ngành này, cũng thấy được người
dân tập trung chủ yếu sử dụng các loài cây thuốc thuộc ngành này. Có đến 285 loài
(chiếm 94,37%) thuộc ngành Ngọc lan được người dân khai thác và sử dụng. So với
ngành Ngọc lan, các ngành khác có số lượng loài được khai thác sử dụng rất ít chỉ có
3 loài thuộc ngành Thông đất, ngành Thông có 5 loài chiếm 1,64%; ngành Dương xỉ
có 9 loài chiếm 2,98%.
Trong ngành Ngọc lan, sự phân bố các loài theo 2 lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida) cũng có sự khác nhau rõ nét.
Bảng 4.2. Sự phân bố các taxon cây thuốc trong các ngành Ngọc lan
Stt Ngành Họ Chi Loài

SL TL% SL TL% SL TL%
1
Magnoliopsida
90 78,95 210 83,67 241 84,56
2
Liliopsida
24 21,06 41 16,33 44 15,44
Tổng cộng
114 100 251 100 285 100
( Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra thực địa, 2015)
Trong ngành Ngọc lan cũng có sự phân hóa cho thấy sự phong phú và đa dạng
của các loài cây thuốc trong ngành này. Lớp hai lá mầm có 241 loài chiếm 84,56 %,
thuộc 210 chi 90 họ. lớp một lá mầm có số lượng loài làm thuốc ít hơn rất nhiều, chỉ
có 44 loài thuộc 41 chi 24 họ.
4.2.2 Đa dạng về dạng sống và phân bố của các cây thuốc được người dân miền
núi sử dụng làm thuốc
4.2.2.1 Đa dạng về dạng sống của các cây thuốc
Đối với mỗi loài cây đều có sự thích nghi với môi trường sống khác nhau
chúng thể hiện qua dạng thân. Vì vậy việc phân tích sự đa dạng về dạng thân của các
cây làm thuốc định hướng cho chúng ta nguồn dược liệu, bảo tồn, gây trồng, khai thác
và sử dụng. Kết quả điều tra, phân loại và phân tích sự đa dạng của các cây thuốc về
dạng sống tại thôn Việt Tiến- A Nô, xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế có thể phân ra 7 dạng sống khác nhau được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3. Đa dạng về dạng sống của các cây thuốc
Stt Dạng sống Số lượng loài Tỉ lệ %
1 Thân gỗ 87 28, 80
2 Bụi 55 18,21
3 Dây leo 49 16,23
4 Thân thảo 111 36,75
Tổng 302 100

( Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra thực địa, 2015)
Qua bảng 4.3, có thể thấy được rằng thực vật là thuốc tại địa bàn nghiên cứu có
dạng sống rất đa dạng và phong phú. Từ các loài thực vật thân gỗ, cây bụi, thân thảo
đến dạng dây leo, phụ sinh kí sinh. Trong 4 nhóm dạng sống thì nhóm cây thân thảo
được có công dụng làm thuốc nhiều nhất, với 111 loài chiếm 36,75 % trong tổng số
các dạng sống, tiếp đến là nhóm cây thân gỗ có đến 87 loài chiếm 28,80 % và dạng
cây bụi chiếm 18,21 %; thấp nhất là nhóm dây leo có 49 loài chiếm 16,23 % . Như
vậy có thể thấy rằng, việc khai thác sử dụng cây làm thuốc tại địa bàn nghiên cứu
phân bố khắp các tầng của cấu trúc rừng. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng cây làm
thuốc tại địa phương nghiên cứu không ảnh hưởng đến cấu trúc rừng vì các loài khai
thác nhiều tập trung vào nhóm cây thân thảo, cây bụi. Nhưng, việc khai thác cây làm
thuốc với cường độ tập trung, không có định hướng kế hoạch phục hồi, bảo tồn và
phát triển thì nguy cơ mất đa dạng sinh học rất cao.
4.2.2.2 Đa dạng về phân bố của các loại cây thuốc
Qua quá trình điều tra thực địa, cũng như phỏng vấn người dân địa phương sau
đó lại được kiểm chứng lại thông tin qua họp nhóm với những người hiểu biết tại địa
phương cũng như tham khảo thông tin trên sách báo chúng tôi đã xác định được nơi
phân bố, sinh sống của các loài cây thuốc và tỉ lệ của các loài cây thuộc sống ở mỗi
dạng môi trường sống khác nhau, bước đầu chúng tôi điều tra trên 5 dạng sinh cảnh
sau: 1- Rừng tự nhiên, 2- Rừng trồng, nương rẫy hay trảng cây bụi; 3- Bãi hoang, bờ
ruộng, trảng cỏ, ven đường, 4- Ven suối, vùng đất ngập nước, và 5- Vườn nhà.
Bảng 4.4. Phân bố cây thuốc theo sinh cảnh.
Stt Phân bố Số loài Tỉ lệ %
1 Rừng tự nhiên 156 50,00
2 Rừng trồng, nương rẫy hay trảng cây bụi 169 55,96
3 Bãi hoang, bờ ruộng, trảng cỏ, ven đường 147 48,68
4 Ven khe suối, đất ngập nước 80 26,49
5 Trong vườn hộ gia đình 112 37,09
Tổng số 100,00
( Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra thực địa)

Qua bảng 4.4 cho thấy rừng tự nhiên là dạng sinh cảnh có 156 loài cây thuốc
phân bố chiếm 50,00% tổng số loài cây điều tra được. Điều đó cũng cho thấy rằng
rừng tự nhiên đa dạng về thực vật rừng cũng đa dạng về cây thuốc, người dân sinh
sống gắn liền với rừng thì khi cần có thể vào rừng để lấy cây thuốc để chữa bệnh. Ở
mô hình rừng trồng, nương rẫy hay trảng cây bụi các loài cây thuốc chiếm số lượng
169 loài chiếm 55,96 %. Còn ở vườn hộ thì có số loài là 112 chiếm 37,09 %, người
dân cũng có thể tận dụng những cây có vị thuốc gần nhà để sử dụng, đó là cách nhanh
nhất không phải đi vào rừng xa, hoặc có thể một số loài cây thuốc quý, hay thường
dùng được người dân đem từ rừng về trồng ở vườn nhà để tiện sử dụng khi cần. Ven
khe suối, đất ngập nước có số lượng loài cây thuốc ít với 80 loài, chiếm 26,49 %.
4.2.3 Đa dạng về công dụng và bộ phận sử dụng
4.2.3.1 Đa dạng về công dụng
Sự đa dạng các loài cây thuốc keo theo sự đa dạng của công dụng và giá trị
chữa bệnh của các loài cây thuốc nam. Theo kinh nghiệm và mục đích sử dụng chữa
bệnh bằng cây thuốc nam của nhân, đề tài chúng tôi phân loại theo 9 nhóm công dụng
và giá trị sử dụng của chúng, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5. Phân loại cây thuốc tại địa bàn nghiên cứu theo giá trị sử dụng.
Stt Nhóm công dụng và giá trị Số lượng Tỉ lệ %
1 Trị bệnh thận, viêm gan 40 13,25
2 Trị sốt rét, hạ nhiệt, cảm, hô hấp 57 18,87
3 Bồi bổ sức khỏe, an thần, thần kinh 18 5,96
4 Trị đau bụng, tiêu chảy, lỵ, thương hàn 108 35,76
5 Trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, sưng đau 91 30,13
6 Trị đau lưng, xương khớp, tê liệt, bong gân 29 9,60
7 Trị độc rắn, côn trùng cắn 17 5,63
8 Dùng cho phụ nữ 24 7,95
9 Công dụng khác 31 10,26
( Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra thực địa)

×