Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chức năng, Nhiệm vụ của khách sạn Thương Mại và đặc điểm ngành kinh doanh của khách sạn Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.33 KB, 8 trang )

PHẦN I – Giới Thiệu Chung Về Khách Sạn Thương Mại
1.1 - Chức năng, Nhiệm vụ của khách sạn Thương Mại và đặc điểm ngành kinh
doanh của khách sạn Thương Mại.
1.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Thương Mại:
Khách sạn Thương Mại Hà Nội thuộc công ty Du lịch và xúc tiến Thương mại được
thành lập theo quyết định số 912/TCCB-TM ngày 10/09/1993 của Bộ trưởng Bộ
Thương Mại trên cơ sở sáp nhập giữa công ty Khách sạn và du lịch Hoa Lan (Bộ Nội
thương cũ) và Khách sạn Kinh tế đối ngoại (Bộ Ngoại thương cũ). Năm 1993, nước ta
thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đầu từ
vào lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam. Công ty Du lịch và xúc tiến Thương mại chủ
trương liên doanh với các đối tác nước ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận và học hỏi kinh
nghiệm trong kinh doanh. Công ty quyết định liên doanh với một đối tác của Malaysia
để thành lập khách sạn Sunway với phần vốn góp là 29%. Ngoài ra công ty Du lịch và
xúc tiến Thương mại còn xây dựng riêng một khách sạn, đó chính là Khách sạn Thương
mại như ngày nay và khách sạn này được xem là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty
Du lịch và xúc tiến Thương mại
Khách sạn Thương Mại được xây dựng tại số 25 Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội
có diện tích 3000m
2
và chính thức hoạt động vào tháng 1 năm 1995. Với 3 tòa nhà A,
B, C. Tòa nhà A có 5 tầng với 61 phòng nghỉ bao gồm 4 loại phòng. Hai tòa nhà B,C
có 3 tầng với 40 phòng nghỉ đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Khách sạn có 03 nhà
hàng với nhà hàng Hàn Quốc ở tầng 1, nhà hàng Trung Quốc ở tầng 2, và nhà hàng
Restaurant Bar được trang bị đầy đủ vật dụng như bàn ghế, tranh treo tường , cây xanh,
dụng cụ ăn uống … đảm bảo vệ sinh và bố trí đẹp mắt. Ngoài ra khách sạn còn có 12
phòng massage, phòng giải trí và phòng internet đều được bố trí ở tầng 2.
1.1.2 - Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn
Chức năng chính của khách sạn Thương Mại là: Kinh doanh lưu trú, Kinh doanh ăn
uống, Kinh doanh một số dịch vụ bổ sung như massage (vật lý trị liệu); internet; thể
thao; tổ chức hội nghị, hội thảo; nhận đặt tiệc; đặt vé máy bay …
Với sự lãnh đạo vững vàng của Ban điều hành và sự phục vụ tận tình của các nhân


viên, Khách sạn Thương mại đã, đang và sẽ làm hài lòng và hấp dẫn ngày càng nhiều
du khách đến đây.
1.2 - Cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Thương mại
1
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn
1.2.2 Chức năng của các bộ phận:
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn có thể thấy rằng bộ máy tổ chức quản
lý tương đối đơn giản, thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là bộ máy
tổ chức quản lý theo kiểu quản trị trực tuyến – chức năng.
- Giám đốc là người có quyền hành cao nhất nắm toàn quyền quyết định và chịu trách
nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn, Phó giám đốc có trách
nhiệm trợ giúp cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh,
đồng thời trực tiếp phụ trách công việc của khách sạn.
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất của khách sạn, tổ chức
xây dựng bộ máy cán bộ, quản trị nhân sự, xây dựng hệ thống tiền lương, tiền thưởng
và định mức lao động
- Phòng kế toán: Quản lý ngân quỹ, theo dõi tình hình thu, chi của khách sạn, quản lý
tất cả các hóa đơn, chứng từ của khách sạn, có trách nhiệm báo cáo tình hình ngân quỹ
cho nhà quản trị khi cần thiết
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt chính xác các số liệu về tình hình kinh
doanh của khách sạn theo từng thời kỳ nhất định, xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh,
chịu trách nhiệm về công tác quản lý tiếp thị, quảng cáo, tổ chức hội nghị tiệc cưới, hướng dẫn
du lịch.
Đứng đầu phòng ban là các trưởng, phó phòng. Họ có trách nhiệm thông báo cho Giám đốc
về tình hình hoạt động của đơn vị mình theo định kỳ. Ngoài ra họ còn có trách nhiệm giúp
Giám đốc đưa ra những ý tưởng kinh doanh phù hợp
Bên dưới các phòng chức năng là các bộ phận lao động trực tiếp, và đây cũng là những bộ
phận phù hợp cho chuyên ngành Cao đẳng kinh doanh khách sạn, du lịch: bộ phận lễ tân,
buồng, nhà hàng, bộ phận bếp, bảo vệ, kỹ thuật, tạp vụ với nhiệm vụ cụ thể như sau:

2
Phòng kế
toán tài vụ
Phòng tổ chức
hành chính
Lễ
tân
Kỹ
thuật
Bảo
vệ
Phòng nghiệp
vụ kinh doanh
Buồng
Tạp
vụ
Dịch
vụ
khác
Nhà
hàng
Phó giám đốc
Giám đốc
- Bộ phận lễ tân : Đây là bộ phận quan trọng nhất trong Khách sạn, có nhiệm vụ đặt và trả
phòng ( bao gồm cả thanh toán ) cho khách, giải quyết thắc mắc của khách hàng, liên lạc với
các bộ phận cần thiết để phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
- Bộ phận buồng: Bộ phận này có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ về nội ngoại thất phòng ở
Khách sạn. Hàng ngày phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ và báo cáo tình trạng, chất lượng, số lượng
các tiện nghi, đồ dùng trong phòng ở của khách để các bộ phận chức năng khác kịp thời xử lý.
- Bộ phận bếp: có nhiệm vụ chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách

- Bộ phận nhà hàng: là bộ phận đảm nhận việc phục vụ nhu cầu ăn uống của khách , phục vụ
buffet cho khách , đồng thời phục vụ tiệc và hội thảo khi cần thiết.
- Bộ phận bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khách sạn và sự an toàn cho du khách.
- Bộ phận kỹ thuật: thường xuyên theo dõi bồi dưỡng và sửa chữa thiết bị điện nước cho khách
sạn. Đảm bảo 24/24 điện, nước thông suốt trong khách sạn.
- Bộ phận tạp vụ : chịu trách nhiệm thu dọn vệ sinh toàn bộ khuôn viên của khách sạn.
Đứng đầu mỗi bộ phận là các tổ trưởng có trách nhiệm nhận chỉ thị từ cấp trên, bàn giao
công việc cho nhân viên của bộ phận mình, đồng thời trực tiếp giám sát, nhiệm thu sản phẩm
và báo cáo kết quả lên cấp trên.
 Với hình thức quản trị trực tuyến – chức năng này, Giám đốc không nhất thiết phải trực tiếp
quan sát tình hình hoạt động kinh doanh mà chỉ cần thông qua các phòng ban và các bộ phận là
có thết nắm bắt tình hình kinh doanh của khách sạn
PHẦN 2 – Lao Động Trong Khách Sạn Thương Mại
2.1 – Số lượng và cơ cấu lao động của Khách sạn Thương Mại
2.1.1 Số lượng lao động của khách sạn
Khách sạn có tổng cộng 104 nhân viên , có 36 nhân viên có trình độ đại học trong
đó có 9 người tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh , và trong tổng số 104
nhân viên của khách sạn thì có 5 nhân viên tốt nghiệp từ trường Đại học Thương Mại.
Có thể thấy rằng hầu hết nhân viên trong khách sạn đều có bằng tiếng Anh từ B trở
lên trong đó có 7 nhân viên có bằng tiếng Anh sau C, ngoài ra nhân viên lễ tân của
khách sạn có thể giao tiếp tốt tiếng Trung và tiếng Hàn
Khách sạn Thương mại có một đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo và được đào tạo
chính quy, có kiến thức và trình độ chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ, đáp ứng tốt nhất
các nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng có được cảm giác thoải mái thực sự.
2.1.2 Cơ cấu lao động của khách sạn
Bảng 2: cơ cấu lao động của khách sạn Thương mại
Các bộ phận
Số
Trình độ Trình độ ngoại ngữ
Hình thức

hợp đồng
3
lượng lao độngĐH CĐ TC
Bằng
B
Bằng
C
Sau
C
Ban giám đốc 2 2 - - - - 2
Phòng TC-HC 7 4 3 - 4 3 -
Phòng KT-TV 6 4 2 - 2 4 -
Phòng kinh doanh 6 4 2 - 3 1 -
Bộ phận lễ tân 8 6 2 - 2 4 2
Bộ phận buồng 20 2 5 13 19 1 -
Bộ phận nhà hàng 15 11 4 - 2 10 3
Bộ phận dịch vụ khác 15 1 7 7 10 5 -
Bộ phận bảo vê 15 - - 15 9 3 -
Bộ phận tạp vụ 5 - - 5 4 - -
Bộ phận kỹ thuật 5 2 3 - 5 - -
Tổng số lao động 104 36 28 40 60 31 7
2.2 – Yêu cầu về trình độ lao động của khách sạn:
2.2.1 – Yêu cầu về trình độ lao động của Khách sạn:
- Ở các cấp quản trị: các cấp quản trị của khách sạn thì có nhiệm vụ và chức năng là
quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn theo định kỳ, quản lý công việc
của các bộ phận , nắm bắt được các số liệu, theo dõi thu chi, quản lý tài chính vốn , xây
dựng chiến lược, chính sách kinh doanh, đưa ra các ý tưởng kinh doanh mới cho khách
sạn, đánh giá, đãi ngộ nhân viên…
+ Yêu cầu về trình độ hiểu biết: phải nắm vững các yêu cầu về kiến thức như kiến thức
về nền kinh tế bao gồm kinh tế vi mô, vĩ mô… Các kiến thức về cơ sở kinh doanh như

quản trị học, kế toán, tài chính tiền tệ, thống kê kinh doanh… Các kiến thức chung của
ngành quản trị kinh doanh như quản trị chiến lược, logistics kinh doanh…Và cuối cùng
là các kiến thức chuyên môn ngành như marketing du lịch, quản trị tác nghiệp doanh
nghiệp, quản trị dịch vụ khách sạn…
+ Yêu cầu về kĩ năng trong công việc: phải thành thạo các kỹ năng trong nghề nghiệp
như làm việc theo nhóm, quan hệ công chúng và xã hội …Mặt khác phải thành thạo các
kĩ năng công cụ như ngoại ngữ đạt chuẩn Toeic tương đương 550 điểm, sử dụng máy
tính tốt…
- Ở các bộ phận nghiệp vụ: có nhiệm vụ và chức năng là cầu nối giữa khách hàng và
khách sạn, họ là những người tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng, làm việc
theo các chỉ thị từ cấp trên giao xuống, và hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách
tốt nhất.
4
+ Yêu cầu về trình độ hiểu biết: phải nắm được các kiến thức về nền kinh tế, kiến thức
về cơ sở kinh doanh, tùy theo từng ngành, từng bộ phận nhưng phải hiểu biết về kiến
thức chuyên môn ngành ví dụ như lý thuyết , thực hành chế biến sản phẩm ăn uống …
+ Yêu cầu về kỹ năng trong công việc: tùy theo từng bộ phận nhưng phải sử dụng thành
thạo ngoại ngữ, trung bình phải đạt chuẩn ngoại ngữ tầm 450 điểm Toeic trở lên, sử
dụng tốt các kỹ năng bổ trợ cho công việc…
2.2.2 - Nhận xét về trình độ lao động của khách sạn:
Hiện nay thì các lao động làm việc ở các vị trí trong khách sạn đều đáp ứng tốt công
việc, đúng bậc đào tạo, trong 104 nhân viên của khách sạn thì có 36 nhân viên có trình
độ đại học, đại học trở lên, và đều giữ những vị trí then chốt quyết định đến kết quả
kinh doanh của khách sạn, ban lãnh đạo điều hành khách sạn là những người có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh cùng với trình độ
chuyên môn cao, đáp ứng tốt nhu cầu công việc, nhu cầu tuyển dụng của khách sạn và
đã lãnh đạo khách sạn đảm bảo sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt
khác ở các bộ phận nghiệp vụ thì các nhân viên khách sạn đều là những nhân viên được
đào tạo chính qui, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cùng với lòng yêu nghề và tinh
thần trách nhiệm đã và đang cùng với ban lãnh đạo khách sạn phát triển hoạt động kinh

doanh của khách sạn, họ đáp ứng tốt yêu cầu công việc, nhu cầu tuyển dụng của khách
sạn.
2.2.3 - Đánh giá về sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng của khoa khách sạn du lịch:
Trong quá trình hoạt động của mình từ năm 1995, khách sạn hiện nay đã sử dụng 5
người là cử nhân Đại học Thương Mại trong đó có 4 người tốt nghiệp chuyên ngành
Quản trị khách sạn, du lịch được bố trí vào bộ phận lễ tân và bộ phận du lịch, lữ hành; 1
người tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại được bố trí vào phòng tổ
chức hành chính. Và hiện nay thì chưa có sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng của khoa Khách
sạn- Du lịch làm việc tại đây.
2.2.4 - Yêu cầu đặt ra với chuyên ngành đào tạo cao đẳng kinh doanh khách sạn du
lịch
Phải đào tạo sinh viên để sinh viên khi ra trường đảm bảo được chuẩn về chất lượng, khả
năng đáp ứng công việc, chuẩn chất lượng đầu ra như sau:
- Đạt chuẩn về kiến thức của trình độ cao đẳng kinh doanh khách sạn du lịch, quản trị doanh
nghiệp khách sạn du lịch : đảm bảo nền kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình
đào tạo quốc gia ngành Quản trị kinh doanh, và tập trung nâng cao kiến thức ngoại ngữ, có
5

×