Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy ô tô Vinaxuki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.32 MB, 46 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian 5 năm học tại bộ môn Tự động hóa XNCN – trường ĐH
Bách Khoa HN, những sinh viên TĐH chúng em đã được trang bị những kiến
thức nền tảng, cơ bản làm hành trang chuẩn bị bước vào hoạt động trong lĩnh
vực Tự động hóa rất thú vị mà đầy thử thách. Một trong những bước chuẩn bị
quan trọng cuối cùng để có thể trở thành một người kĩ sư là tham gia thực tập tốt
nghiệp – cơ hội để sinh viên tiếp cận với hoạt động sản xuất công nghiệp thực
tiễn, cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức đã được học và tiếp thu thêm
những điều mới lạ, bổ ích từ thực tiễn.
Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Tạ Cao Minh, nhóm sinh viên
chúng em đã tiến hành thực tập tại nhà máy số 1 Công ty ô tô Xuân Kiên
Vinaxuki. Tại đây, chúng em đã tiến hành khảo sát chung chuỗi dây chuyền sản
xuất ô tô của nhà máy nhằm nắm được một cách tổng quan nhất một hệ thống
sản xuất công nghiệp với sản phẩm là ô tô. Sau thời gian tìm hiểu bao quát,
chúng em được chia thành các nhóm nhỏ, tiến hành khảo sát chi tiết hệ thống
cung cấp điện nhà máy, cung cấp điện các phân xưởng và đặc biệt là nghiên cứu
công nghệ, trang bị điện của một máy sản xuất cụ thể. Bên cạnh đó, chúng em
còn được tạo điều kiện tham gia trực tiếp vào một vài khâu sản xuất trong nhà
máy để làm quen với tác phong công nghiệp và thêm hiểu biết hơn về một sản
phẩm công nghệ cao là ô tô. Sau 5 tuần thực tập, những kiến thức, kinh nghiệm
và bài học chúng em thu được là rất lớn mà những gì nêu trong báo cáo này
không có điều kiện được trình bày hết.
Bản báo cáo được chia thành 5 chương, tương ứng với những nhiệm vụ
cần tìm hiểu, nghiên cứu và báo cáo lại của chúng em.
Chương 1 giới thiệu chung về công ty Vinaxuki với lịch sử, hoạt động sản
xuất và cơ cấu quản lý.
Chương 2 diễn giải các quy trình công nghệ sản xuất ô tô của công ty.
Chương 3 báo cáo về hệ thống cung cấp điện mạng cao áp cho toàn nhà
máy và mạng hạ áp cho phân xưởng lắp ráp.
Chương 4 phân tích chi tiết hệ thống trang bị điện hệ truyền động băng tải


phân xưởng lắp ráp.
Chương 5 đánh giá mức độ tự động hóa của nhà máy.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Có thể nói rằng, cho đến nay, đợt thực tập tốt nghiệp của chúng em đã
thành công tốt đẹp, thu được những kết quả đáng mừng. Có được điều này,
chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Tạ Cao Minh đã hết lòng
với chúng em từ liên hệ với công ty đến những hướng dẫn, chỉ bảo sâu xát trong
suốt quá trình thực tập và làm báo cáo. Chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến
ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Công ty ô tô Vinaxuki đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng em thực tập tại nhà máy bất chấp những khó khăn khách
quan mà công ty đang gặp phải.
Chúng em xin cảm ơn anh Nguyễn Quang Minh, giám đốc ngành Chế tạo
khuôn mẫu, anh Vũ Văn Duẩn, giám đốc Cơ – Điện công ty Vinaxuki là những
người phụ trách tận tâm, nhiệt tình đã chỉ bảo, giúp đỡ chúng em rất nhiều trong
kì thực tập. Chúng em cũng không quên cám ơn anh Tuấn, anh Kha, anh Huỳnh
và rất nhiều những kĩ sư, công nhân kĩ thuật của nhà máy đã rất nhiệt tình, thân
thiện giúp đỡ chúng em nắm bắt những kiến thức thực tế khi còn bỡ ngỡ.
Hơn hết, chúng em xin được cảm ơn những thầy cô trong Bộ môn TĐH
XNCN – những người đã dạy dỗ chúng em từ những sinh viên non nớt đến nay
đã sắp thành người kĩ sư đóng góp cho xã hội.
Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Bảo Huy
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY Ô TÔ XUÂN KIÊN – VINAXUKI … 1
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT, SƠ ĐỒ MẶT BẰNG VÀ QUY
TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA CÔNG TY ……………………… 5

2.1) Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ ………………………….… 5
2.2) Sơ đồ mặt bằng tổng thể và từng phân xưởng tại nhà máy số 1 ………… … 18
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TOÀN NHÀ MÁY VÀ PHÂN
XƯỞNG LẮP RÁP …………………………………………………………………. 23
3.1) Mạng cao áp toàn nhà máy…………………… …………………… ……. 23
3.2) Mạng hạ áp phân xưởng lắp ráp ………………………… …………….… 24
CHƯƠNG 4: HỆ TRUYỀN ĐỘNG BĂNG TẢI BIẾN TẦN – ĐỘNG CƠ KHÔNG
ĐỒNG BỘ PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP …………………………………………… 29
4.1) Mô tả công nghệ hệ thống băng tải phân xưởng lắp ráp…………… ………. 29
4.2) Trang bị điện hệ truyền động băng tải……………………………………… 33
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ ĐỘNG HÓA NHÀ MÁY SỐ 1 CÔNG TY
Ô TÔ VINAXUKI………………………………………………………………… 44

Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY Ô TÔ XUÂN KIÊN – VINAXUKI
1.1) Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Trên thực tế, công ty Vinaxuki được thành lập từ ngày 20 tháng 09 năm
1992 nhưng với hoạt động ban đầu là chuyên sản xuất các vật dụng kim loại như
xoong, nồi, bàn ghế, .v.v. phục vụ sinh hoạt và các sản phẩm y tế như giường
bệnh, tủ cho bệnh nhân, .v.v.
Năm 2003, công ty bắt đầu đầu tư nhà máy sản xuất khuôn ép và lắp ráp ô
tô. Tháng 04/2004, công ty chính thức được Thủ tướng Chính phủ cấp giấy phép
sản xuất, lắp ráp ô tô các loại. Nhà máy ô tô Xuân Kiên – Vinaxuki chính thức
bước vào thị trường ô tô Việt Nam.
Công ty ô tô Vinaxuki được tổ chức quản lý dưới dạng công ty gia đình.
Tên gọi Vinaxuki chính là tên gọi quốc tế hóa của Việt Nam Xuân Kiên trong
đó Xuân và Kiên là tên 2 người con của Tổng giám đốc Bùi Ngọc Huyên, đồng
thời là 2 Phó tổng giám đốc. Tên gọi Xuân Kiên và Vinaxuki được sử dụng
tương đương.

Hình 1.1: Biển hiệu Xuân Kiên ở mặt tiền nhà máy sản xuất ô tô số 1 –
Mê Linh – Hà Nội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công ty ô tô Xuân Kiên là công ty chuyên thiết kế , chế tạo thân, vỏ xe,
cabin, chassi, lắp ráp và kiểm định gần 40 loại xe ô tô khác nhau. Giai đoạn
1(2005- 2008) công ty chủ yếu sản xuất, lắp ráp các loại xe tải nhẹ, xe bán tải,
xe chở khách 8 chỗ ngồi, 29 chỗ ngồi. Trong giai đoạn 2 công ty tập chung vào
sản xuất và lắp ráp các dòng xe du lịch 4 chỗ ngồi và mở rộng quy mô sản xuất.
Hình 1.2: Xe tải và bán tải – sản phẩm truyền thống của công ty Vinaxuki
Hình 1.3: Sản phẩm ô tô du lịch 4 chỗ - bước đột phá mới của công ty
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công ty có trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế thử các mẫu xe mới, do
các kỹ sư được đào tạo trong nước và nước ngoài đảm nhiệm, cùng với sự giúp
đỡ của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Các mẫu xe mới sau khi được thiết kế, chế thử sẽ được Cục đăng kiểm
Việt Nam kiểm định chất lượng 16 thông số theo TCVN. Các mẫu xe mới sau
khi được kiểm định, đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn mới được cấp giấy phép sản
xuất hàng loạt và xuất xưởng.
Các thiết bị phục vụ nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp được đầu tư đồng bộ
hiện đại và tiên tiến của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Với sự đầu tư như vậy
công suất ước tính của nhà máy đạt trên 40 nghìn xe trên một năm, cung cấp cho
nhu cầu trong nước và tiến tới có thể xuất khẩu.
1.2) Cơ cấu quản lý hành chính của công ty
Vinaxuki được tổ chức theo mô hình công ty gia đình, những chức vụ cao
nhất và có quyền lực nhất (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán
trưởng, .v.v.) thuộc về những thành viên trong gia đình Tổng giám đốc Bùi
Ngọc Huyên – người sáng lập công ty. Kế toán trưởng là phu nhân của Tổng
giám đốc Huyên, con trai Bùi Ngọc Kiên và con gái Bùi Thanh Xuân là 2 Phó

tổng giám đốc phụ trách kĩ thuật và kinh tế.
Trực tiếp quản lý các ngành kĩ thuật chuyên môn là các Giám đốc: GĐ
ngành chế tạo khuôn mẫu, GĐ ngành dập ép, GĐ ngành Cơ – Điện, GĐ ngành
Sơn. Dưới quyền quản lý của Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế là các bộ
phận Kế toán, Hành chính, Marketing.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1.4: Sơ đồ quản lý hành chính công ty
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT, SƠ ĐỒ MẶT BẰNG VÀ
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA CÔNG TY
2.3) Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty như sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất
Khu vực nghiên cứu thị trường và thiết kế mẫu:
Đây là khâu chức năng của Trung tâm nghiên cứu – thiết kế - chế thử
có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thiết kế trên bản vẽ các mẫu xe phù hợp với
nhu cầu và thị hiếu của thị trường, từ đó đưa ra các thiết kế chi tiết về khuôn
mẫu, lắp ráp.
Chế tạo khuôn:
Công việc chế tạo khuôn mẫu vỏ xe được thực hiện theo quy trình sau:
Trước tiên bản vẽ thiết kế mẫu được đưa vào máy tính, xuất lệnh ra máy
phay CNC để phay các khuôn xốp. Phay khuôn mẫu vỏ xe ô tô là công nghệ
phức tạp, được thực hiện trên dàn máy CNC 5 trục AWEA của Đài Loan, nhập
về tháng 05/2008.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.2: Dàn máy CNC 5 trục AWEA phay khuôn mẫu
Sau khi phay, khuôn xốp được đưa tới nhà máy đúc ở Thái Nguyên để

đúc khuôn gang rồi vận chuyển trở lại để gia công áp lực dập ép vỏ xe.
Các khuôn mẫu chi tiết nhỏ được phay trực tiếp trên phôi thép bằng 3
máy phay Sunly VMC.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.3: Toàn cảnh hệ thống máy tính – máy phay CNC Sunly VMC
Ta nhìn rõ hơn một vài hình ảnh về quy trình phay khuôn mẫu trên hệ
thống máy phay Sunly VMC:
Sản phẩm được thiết kế bằng phần mềm MasterCam trên máy tính rồi
xuất lệnh, đổ trực tiếp xuống máy CNC:
Hình 2.4: Bản vẽ thiết kế mẫu logo công ty trên máy tính
Trong thực tế cần hiệu chỉnh máy với các hệ số kinh nghiệm của người
vận hành. Công việc này được các kĩ sư thực hiện trực tiếp trên bảng điều khiển:
Hình 2.5: Bảng điều khiển (trái) và kĩ sư công ty đang tiến hành hiệu
chỉnh máy (phải)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.6: Dao phay (phải) và mâm kẹp dao (trái)
Hình 2.7: Dao phay đang thực hiện phay chi tiết bánh răng
Gia công áp lực:
Các khuôn gang sau khi đúc ở Thái Nguyên được vận chuyển trở lại nhà
máy để đưa vào các máy ép thủy lực, tiến hành gia công áp lực để tạo ra sản
phẩm vỏ xe, thùng hàng, cánh cửa, .v.v.
Phân xưởng dập ép được trang bị 7 máy ép thủy lực, trong đó có 5 máy
500 tấn, 1 máy 1000 tấn và 1 máy 1400 tấn. Máy ép thủy lực bao gồm chày, cối
đặt chống nhăn theo các rãnh dẫn hướng.
Vấn đề của hệ thống máy ép này là mức độ tự động hóa chưa cao, việc gá
lắp phôi, lấy sản phẩm được công nhân trực tiếp thực hiện, máy được vận hành
bằng tay qua các nút ấn ở tủ điều khiển.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 11

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.8: Công nhân đang vận hành máy ép 500 tấn
Việc trực tiếp vận hành bằng tay các máy ép có lực ép rất lớn gây lên
những rủi ro, thiếu an toàn lao động (đã từng có tai nạn xảy ra), năng suất nhà
máy kém.
Để khắc phục hiện trạng đó, công ty Vinaxuki đã mạnh dạn đầu tư dây
chuyền robot công nghiệp của ABB để tự động hóa hoàn toàn khâu gá lắp phôi,
lấy sản phẩm, các chế độ vận hành máy sẽ được đặt tự động. Hiện dây chuyền
robot đang trong giai đoạn thi công nền móng, các robot đã được nhập về và
đang chứa trong kho:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.9: Robot ABB đang chứa trong kho chờ lắp đặt
Hàn:
Sản phẩm của khâu gia công áp lực là các chi tiết rời rạc: nóc cabin, vỏ
cabin, cánh cửa, thanh chắn, thùng hàng, .v.v. Các chi tiết này được đưa đến
phân xưởng hàn để nối lại thành các cụm chi tiết lớn cấu thành vỏ xe.
Công nghệ hàn mà Vinaxuki áp dụng chủ yếu là hàn điểm, biến áp hàn có
công suất 150kVA, các máy hàn được công nhân vận hành bằng tay. Đây có thể
coi là khâu có mức độ tự động hóa thấp nhất trong nhà máy.
Hình 2.10: Khung gá chi tiết (trái) và mỏ hàn (phải)
Hình 2.11: Công nhân đang thực hiện công đoạn hàn cabin xe
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơn điện ly và sơn tĩnh điện
Các chi tiết cabin, thùng xe, khung xe sau khi được hàn thành một cụm
chi tiết hoàn chỉnh cấu thành nên bộ khung – vỏ xe được hiệu chỉnh lại, đánh
via, rửa sạch rồi đưa vào dây chuyền sơn điện ly và sơn tĩnh điện. Dây chuyển
sơn của Vinaxuki được chuyển giao hoàn toàn công nghệ sơn của nước ngoài và
được các chuyên gia đánh giá là dây chuyền sơn hiện đại hàng đầu trong khu

vực (về kĩ thuật sơn).
Do đặc thù công nghệ sơn tĩnh điện là thực hiện trong buồng kín, môi
trường không khí tại hiện trường chứa nhiều bụi sơn độc hại nên trong quá trình
vận hành dây chuyền, chúng em không có điều kiện khảo sát kĩ dây chuyền sơn
tĩnh điện. Ngược lại, dây chuyền sơn điện ly được thiết kế mở, công nhân trực
tiếp vận hành các nguyên công nên chúng em được tạo điều kiện xem xét kĩ
lưỡng.
Công nghệ sơn điện ly được đánh giá là “cuộc chơi tốn kém của các
doanh nghiệp ô tô”. Theo quyết định 115 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
– Thương) các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất ô tô dưới 16 chỗ và
xe tải dưới 3.5 tấn bắt buộc phải có dây chuyền sơn điện ly phần khung và vỏ
xe. Tuy nhiên, ở Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp đầu tư được dây
chuyền sơn điện ly, một số doanh nghiệp ô tô liên doanh với nước ngoài cũng
phải chấp nhận đi thuê sơn. Trong khi đó, Vinaxuki – một doanh nghiệp 100%
vốn tư nhân trong nước lại dám mạnh dạn đầu tư dây chuyền sơn điện ly đạt
chuẩn khu vực.
Sơn điện ly là công nghệ rất cần thiết để đảm bảo độ bền cho xe ô tô, tác
dụng rõ nhất là bảo vệ phần khung, gầm không bị han gỉ do chịu ảnh hưởng của
hơi nước. Đối với những nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, việc
áp dụng công nghệ sơn điện ly cho ô tô là yêu cầu thiết yếu.
Một dây chuyền sơn điện ly đạt chuẩn phải tuân thủ đầy đủ các bước sau:
- Làm sạch bề mặt kim loại bằng cách bơm dầu hôi để lấy hết dầu mỡ
và vụn kim loại sinh ra trong các công đoạn hàn gắn. Sau đó vỏ xe
được nhúng vào bể dung dịch xút. Bước này sẽ giúp lấy đi khoảng 85-
90% dầu mỡ còn bám trên bề mặt kim loại.
- Tiếp đó, vỏ xe sẽ được nhúng vào bể nước để làm sạch làm xút bám
trên kim loại.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Vỏ xe được đưa vào bể dung dịch hoạt hoá để làm mịn.

- Vỏ xe được chuyển sang bể phốt phát kẽm, có tác dụng chống gỉ. Lớp
phốt phát này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc lớp sơn tĩnh
điện sau đó có "ăn" hay không.
- Vỏ xe được chuyển sang bể dung dịch kiềm để loại bỏ các yếu tố
không bền vững.
- Đây là khâu quan trọng nhất: Sơn điện ly. Vỏ xe sẽ được nhúng trong
bể sơn khoảng 6 phút, sao cho có một lớp sơn dày chừng 20-30 phần
nghìn milimét bám đều trên bề mặt kim loại. Tiếp đó vỏ xe sẽ được
làm sạch những sơn thừa bám trên bề mặt.
- Cuối cùng, vỏ xe được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ chừng 170 độ C trong
khoảng 40 phút. Sức nóng sẽ giúp lớp sơn điện ly bám chắc vào vỏ xe.
Tuân thủ chính xác quy trình công nghệ nêu trên, dây chuyền sơn điện ly
của công ty Vinaxuki bao gồm 14 bể:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.12: Lưu đồ công nghệ dây chuyền sơn điện ly
Phía ngoài của hệ thống bể sơn điện ly:
Hình 2.13: Hình ảnh phía ngoài hệ thống bể sơn điện ly
Bể sơn điện ly:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.14: Bể sơn điện ly
Công nghệ cơ bản của sơn điện ly là vật cần sơn (khung, thùng, vỏ xe) sẽ
được nhúng vào bể dung dịch sơn. Hệ thống sẽ được nối với nguồn điện một
chiều có điện áp trung bình khoảng từ 250 – 350V, dòng điện tương đối cao từ
800 – 1000A. Cực dương được nối vào thành bể (cũng chính là nối vào dung
dịch sơn), cực âm được nối vào vật cần sơn (khung, thùng, vỏ xe). Quá trình
điện hóa xảy ra, dung dịch sơn bị điện ly, các hạt sơn mang điện tích dương sẽ
chạy về âm cực (điện di) và kết tủa tại đó tạo ra lớp sơn bán thấm (semi-
permeable). Nước tại âm cực sẽ bị đẩy ra khỏi lớp màng bán thấm này, đó là lý

do tại sao lớp sơn này chống được nước / hơi nước và có khả năng chống lại các
va chạm vật lý, đó là công dụng chống bong, tróc của công nghệ sơn này.
Nguồn điện một chiều được tạo ra và điều chỉnh từ bộ chỉnh lưu
Thyristor, được san phẳng bởi các cuộn kháng lọc và được điều chỉnh để luôn
giữ ổn định dòng điện trong quá trình sơn.
Khung, thùng và vỏ xe được di chuyển và nhúng bằng các pa-lăng do
công nhân trực tiếp điều khiển bằng tay, mỗi công nhân phụ trách một sản
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phẩm, cầm bảng điều khiển đi theo sản phẩm từ đầu đến cuối dây chuyền. Đây
là điểm hạn chế của dây chuyền này tại nhà máy. Hệ thống vận chuyển và
nhúng nếu được tự động hóa sẽ tăng chất lượng sơn (đảm bảo chính xác về thời
gian), tăng năng suất và tránh độc hại cho công nhân khi phải tiếp xúc với môi
trường sơn và hóa chất.
Hình 2.15: Các nguyên công sơn được vận hành trực tiếp bằng tay
Lắp ráp và kiểm định
Lắp ráp và kiểm định là khâu kĩ thuật cuối cùng trước khi đưa ra thị
trường. Phân xưởng lắp ráp gồm 3 khu vực: khu lắp xe tải (xe 3.5 tấn); khu lắp
xe tải nhẹ và xe con; khu lắp cabin xe tải.
Cabin, khung và thùng xe sau khi hoàn thành công đoạn sơn được vận
chuyển tới phân xưởng lắp ráp. Cabin xe tải được đưa lên tầng 2 lắp riêng,
cabin, khung và thùng xe bán tải đưa vào khu vực lắp xe bán tải. Khung xe tải
được đưa vào khu vực lắp xe tải.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khu vực lắp xe tải nhẹ và xe con: Khung, thùng và cabin được đưa tới
bằng xe đẩy, sau đó treo lên bằng các pa-lăng, việc lắp ráp các bộ phận: máy,
cầu trước, cầu sau, nội thất, .v.v. được các công nhân thực hiện ở các phân đoạn.
Hình 2.16: Lắp ráp cabin xe tải nhẹ
Khu vực lắp xe tải: Tại khu vực này, xe được đặt trên băng truyền điều

chỉnh tốc độ chạy đều bằng hệ truyền động biến tần – động cơ. Khi xe chạy trên
băng truyền, các chi tiết, bộ phận lần lượt được lắp đến khi thành thân xe hoàn
chỉnh, ra khỏi băng truyền. Công đoạn cụ thể như sau:
- Chassis (khung gầm) xe được đưa đến bằng pa-lăng, đặt nằm ngửa
trên băng truyền 1. Tại đây lắp cầu trước và cầu sau của xe.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.17: Lắp cầu trước và cầu sau xe tải
- Sau đó khung xe được lật úp trở lại để lắp máy, bánh xe và các chi tiết
khác.
Hình 2.18: Nhấc máy lên để lắp vào khung xe
- Sau khi lắp xong các chi tiết cơ bản cấu thành thân xe, xe được chuyển
từ băng chuyền 1 xuống băng chuyền 2.
Hình 2.19: Thân xe được chuyển xuống băng truyền 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tại băng truyền 2, cabin xe được hạ từ khu vực lắp cabin xe tải xuống,
thực hiện lắp cabin vào thân xe.
Hình 2.20: Cabin được hạ xuống lắp vào thân xe
- Sau đó lắp nốt thùng xe, đưa xe ra khu vực kiểm định và bãi thử.
2.4) Sơ đồ mặt bằng tổng thể và từng phân xưởng tại nhà máy số 1
Sơ đồ mặt bằng tổng quan của nhà máy sản xuất ô tô số 1 tại Mê Linh –
Hà Nội như sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.21: Sơ đồ mặt bằng nhà máy sản xuất ô tô số 1
Trong đó:
1: Khối nhà hành chính
2, 3: Phân xưởng sản xuất khuôn mẫu
4,5: Phân xưởng dập ép

6: Phân xưởng hàn
7: Phân xưởng sơn
8: Phân xưởng lắp ráp
9: Khu vực kiểm định + kho chứa
10: Khu vực hiệu chỉnh vỏ và làm sạch
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
11: Trạm xăng dầu nội bộ
12: Nhà ăn
13: Trạm biến áp
14: Khu vực thử xe
15: Đường từ cổng chính vào
A: Khu vực xe bảo hành
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TOÀN NHÀ MÁY VÀ PHÂN
XƯỞNG LẮP RÁP
3.3) Mạng cao áp toàn nhà máy
Mạng điện cao áp nhà máy số 1 công ty Vinaxuki lấy điện từ lưới phân
phối khu vực 35kV. Cả nhà máy có 2 trạm biến áp:
- Trạm biến áp 1: Dung lượng 2000kVA; Điện áp sơ cấp / thứ cấp:
35kV/0.4kV.
- Trạm biến áp 2: Dung lượng 1000kVA; Điện áp sơ cấp / thứ cấp:
35kV/0.4kV.
Trước mỗi trạm biến áp có máy cắt. Sau biến áp, tại tủ phân phối trung
tâm có các biến dòng để giám sát và bảo vệ sự cố, có hệ thống tụ bù tập trung để
bù công suất phản kháng và aptomat tổng AT1, AT2 để cấp điện tới toàn nhà
máy.
Trạm 2000kVA cấp điện cho xưởng sơn và lắp ráp, trạm 1000kVA cấp
điện cho xưởng khuôn mẫu, dập ép, hàn và khu nhà hành chính. Giữa hai trạm
có aptomat liên lạc AT8. Khi hoạt động bình thường, áptomat AT8 mở. Khi xảy
ra sự cố, 1 trong 2 trạm biến áp mất điện, lúc đó đóng AT8 để cấp điện cho cả

nhà máy.
Để dự phòng trường hợp sự cố lưới khu vực, nhà máy có 2 máy phát dự
phòng chạy bằng xăng có công suất 150kW mỗi máy. Hai máy phát này nối vào
mạng cao áp nhà máy thông qua aptomat AT13, mỗi máy có riêng một aptomat
AT14 và AT15 tương ứng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trạm biến áp 1 cung cấp điện cho xưởng sơn và lắp ráp bao gồm 4 khu
vực: phân xưởng sơn, phân xưởng lắp ráp, khu vực kiểm định, hệ thống chiếu
sáng. Mỗi khu vực có một aptomat AT9, AT10, AT11, AT12 tương ứng.
Trạm biến áp 2 cung cấp điện cho xưởng khuôn mẫu, hàn và hành chính
bao gồm 5 khu vực: phân xưởng khuôn mẫu, phân xưởng dập ép, phân xưởng
hàn, khu vực hành chính, hệ thống chiếu sáng. Mỗi khu vực có một aptomat
AT3, AT4, AT5,AT6, AT7 tương ứng.
Các aptomat đều sử dụng loại ABE 803b của hãng MetaMEC LG với các
thông số kĩ thuật như sau:
- Dòng điện định mức In: 600A.
- Điện áp sử dụng định mức Ue và dòng cắt cho phép Icu tương ứng:
Ue Icu
600VAC 22kA
500VAC 25kA
415VAC 35kA
220VAC 50kA
- Khả năng quá áp tức thời: Ui = 690VAC.
- Tần số: 50/60Hz.
Hình ảnh aptomat ABE 803b cho phân xưởng lắp ráp (trong hình viết tắt
là xưởng cơ khí):
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 3.1: Aptomat ABE 803b cấp cho phân xưởng lắp ráp

3.4) Mạng hạ áp phân xưởng lắp ráp
Mạng hạ áp phân xưởng lắp ráp được cấp điện từ trạm phân phối trung
tâm qua aptomat AT1 loại ABE 803b (hình 3.1). Điện được đưa đến tủ phân
phối của phân xưởng lắp ráp, đi qua aptomat AT2 loại ABE 803b tới các cụm
tải động lực.
Xưởng cơ khí chia thành 1 cụm tải chiếu sáng và 6 cụm tải động lực,
trong đó có 1 hệ biến tần – động cơ điều khiển băng tải và 5 cụm palang.
Các aptomat từ AT3 đến AT9 nằm ở tủ phân phối phân xưởng, các
aptomat từ AT10 đến AT16 thuộc tủ động lực nằm tại hiện trường sản xuất. Các
aptomat này đều là loại ABE 103b của hãng MetaMEC LG với các thông số:
- Dòng điện định mức In: 100A.
- Điện áp sử dụng định mức Ue và dòng cắt cho phép Icu tương ứng:
Ue Icu
AC 600V 5kA
AC 480/500V 7.5kA
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Nhà máy ô tô Vinaxuki Trang 25

×