Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.12 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Họ và tên: Trần Hoài Phong
MHV: CH1101027 Lớp: CH06
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60 48 01
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ TRI THỨC
TPHCM – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Họ và tên: Trần Hoài Phong
MHV: CH1101027 Lớp: CH06
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60 48 01
GVPT: GS TSKH Hoàng Kiếm
TPHCM – 2015
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin và các Thầy Cô của trường đặc biệt là Thầy Hoàng Kiếm. Thầy đã dành rất nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn cho lớp rất tận tình và kỹ lưỡng, để em hoàn thành tốt bài khóa luận này, em thật sự biết ơn thầy rất nhiều.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình tham gia đóng góp ý kiến. Cảm ơn các công ty đã cung cấp các số liệu góp phần quan trọng đến kết quả của luận văn.
Cuối cùng em xin kính chúc Quý Thầy Cô và bạn bè, đồng nghiệp luôn luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được thật nhiều thành công trong công việc.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Sinh viên: Trần Hoài Phong
MỤC LỤC
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
MỞ ĐẦU
Công nghệ tri thức là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa
học nhằm tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích, dự báo các sự vật hiện


tượng trong thế giớ khách quan.
Trong đó lĩnh vực kinh tế tài chính nói chung và lĩnh vực chứng khoán nói riêng là một
trong những đề tài nhận được rất nhiều mối quan tâm ngày nay. Nhận thấy TTCK Việt
Nam đang diễn biến phức tạp, VN-Index có lúc như rơi tự do, có lúc biến động bất
thường khó đoán, nên đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích thị
trường chứng khoán Việt Nam” đã được chọn trong khóa luận này nhằm mục đích
ứng dụng những thành tựu sáng tạo trong công nghệ thông tin vào việc tìm kiếm bằng
chứng thực nghiệm để góp phần làm rõ hơn sự tác động của các nhân tố vĩ mô và vi
mô đã tác động lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tác động như thế nào và
liệu các tác động của các biến có giống nhau hay khác nhau và nếu khác nhau thì khác
nhau ra sao, biến nào ảnh hưởng lớn nhất đến TTCK tại Việt Nam. Để giúp cho các
nhà đầu tư nhận biết được giá thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động mạnh
như thế nào bởi các biến số vĩ mô, vi mô nào việc tiến hành phân tích định lượng trong
đó ứng dụng công nghệ thông tin bằng phần mềm spss sẽ giúp chúng ta đo lường được
mức độ ảnh hưởng của các biến vĩ mô, vi mô đến giá chứng khoán.
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 5
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập với thị trường chứng khoán (TTCK) non trẻ,
đầy biến động. Nền kinh tế Việt Nam muốn được tăng trưởng bền vững, kiểm soát
được lạm phát thì trong đó vai trò của TTCK là vô cùng quan trọng. TTCK vừa là một
kênh chuyển tải vốn cho nền kinh tế, vừa như một hàn thử biểu đo “sức khoẻ” của nền
kinh tế. Vì vậy, việc ổn định và phát triển kinh tế không thể tách rời với việc ổn định
và phát triển TTCK.
Cùng với đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phân tích thị trường chứng
khoán vẫn còn rất mới đối với phần lớn nhà đầu tư. Nếu một nhà đầu tư có thể ứng
dụng được những sáng tạo trong công nghệ thông tin vào việc phân tích thị trường
chứng khoán thì họ đã có những ưu thế vô cùng to lớn trong quá trình thực hiện phân
tích đầu tư một trong những loại thị trường đầu tư tiên tiến nhất.

Thật vậy, mặc dù TTCK biến động rất bất thường nhưng chúng không thể tránh được
một số quy luật chung. Tuy nhiên, để phát hiện ra các quy luật này là một điều vô cùng
phức tạp và khó khăn. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
cũng như các nghiên cứu sáng tạo việc phát hiện ra cá quy luật này đã ngày càng dễ
dàng hơn. Nhờ các ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra được
các quy luật tồn tại trong các dữ liệu mà chúng ta thu thập. Trong đó TTCK là một
trong những lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm.
Giá của chứng khoán có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vi mô, vĩ mô, tâm lý nhà
đầu tư, …. Bên cạnh các yếu tố mang tính ngẫu nhiên ảnh hưởng khác nhau cho từng
chứng khoán thì chúng ta còn có các yếu tố tác động mang tính hệ thống cho toàn bộ
các chứng khoán. Đó có thể là giá vàng, lãi suất, …. Ta gọi chung là các yếu tố vĩ mô.
Hoặc là do chính sách cổ tức của công ty, tốc độ phát triển, nợ dài hạn, … Ta gọi
chung là các yếu tố vi mô.
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 6
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
Vì vậy, đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích thị trường chứng
khoán Việt Nam” được chọn trong khóa luận này, em hy vọng các kết quả của nó sẽ
phần nào giúp cho phổ biến được vai trò quan trọng cũng như những lợi ích vô cùng to
lớp nếu ta có thể áp dụng được những tinh hoa sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông
tin vào việc phân tích thị trường chứng khoán nói riêng cũng như mọi mặt trong đời
sống xã hội nói chung.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu bao gồm:
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô, vi mô đến
giá chứng khoán ở Việt Nam.
Giới thiệu quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phân tích rút ra tri
thức từ cơ sở dữ liệu về nền kinh tế Việt nam.
1.3 Đối tượng và phậm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biến vĩ mô: lãi suất, cung tiền, sản lượng công

nghiệp, tỷ giá, và chỉ số giá tiêu dùng CPI của nền kinh tế và các biến vi mô như tốc độ
tăng trưởng, chính sách cổ tức, nợ dài hạn, tăng trưởng về tài sản với giá chứng khoán
trên TTCK Việt Nam.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung của đề tài giới hạn trong thị trường chứng khoán Việt Nam và nền kinh tế
Việt nam.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
• Đề tài đã khẳng định thêm, góp phần làm tăng ý nghĩa cơ sở lý luận về ảnh
hưởng của các biến kinh tế vĩ mô, vi mô lên giá chứng khoán tại Việt Nam.
• Phản ánh vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
quá trình phân tích và rút ra tri thức sáng tạo.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 7
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 200 - 2011
a. Giai doạn 2000 - 2005:
Giai đoạn 2000 - 2005: Chỉ có 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng
và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Giai đoạn này thị trường
chưa có nhiều giao dịch, chỉ nổi bật vào năm 2001 khi VNIndex cao nhất đạt 571.04
điểm. Một số điểm nổi bật của thị trường giai đoạn này là: với trên 800 phiên giao dịch
liên tục, trị giá giao dịch đạt trên 13.000 tỷ đồng, tính đến hết năm 2005 tổng giá trị thị
trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập
quốc nội (GDP).
b. Giai đoạn 2006:
Hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn giao dịch: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh,
trung tâm giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Năm 2006 chỉ số Vn-Index tại sở giao
dịch Tp. Hồ Chí Minh tăng 144% , tại sàn giao dịch Hà Nội tăng 152,4%. VN-Index
cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm
2006 (chiếm 22,7% GDP). Giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ
đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường.

Hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch. Trên thị trường phi tập
trung, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịch trên sàn
giao dịch chứng khoán Hà Nội. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm
2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005
và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500
điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006.
c. Giai đoạn 2007:
Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát
triển, hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm
HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex
đạt 927,02 điểm, HASTC -Index dừng ở mức 323,55 điểm. Sau 1 năm hoạt động
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 8
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; HASTC-Index tăng 33,2% so với mức
điểm vào cuối năm 2006.
Tính đến ngày 28/12/2007, sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM đã thực hiện được 248
phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương
với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và
2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị
trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị
trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao
dịch so với năm 2006.
d. Giai đoạn 2008:
Những điểm nổi bật của giai đoạn này là VN Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu
sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự
thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành, các nhà đầu tư luôn
thận trọng trong giao dịch.
Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06/2008 - Thị trường giảm mạnh do tác động của
kinh tế vĩ mô:

Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị. Các thông tin
tác động xấu chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế như: lạm phát, chính sách thắt
chặt tiền tệ, giá xăng dầu tăng và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng. Những chủ
trương và biện pháp hỗ trợ trong giai đoạn này: Ủy ban chứng khoán nhà nước
(UBCKNN) thu hẹp biên độ giao dịch, công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Bảo Việt -
SCIC tham gia mua vào cổ phiếu, ngân hàng thương mại được vận động ngừng giải
chấp, tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, phần lớn
các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, thị trường vẫn tiếp tục sụt
giảm. VN Index giảm điểm 71/103 phiên. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm
điểm liên tiếp từ giữa tháng 04 đến đầu tháng 06/2008. Sau 103 phiên giao dịch,
VNIndex giảm mất 550,52 điểm- tương đương 59,77%. Trong lịch sử hoạt động của
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 9
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thiệp vào thị trường bằng nhiều biện pháp
năm 2008. Tổng cộng trong năm 2008, UBCKNN đã 4 lần thay đổi biên độ dao động
giá trên cả 2 sàn chứng khoán.
Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09/2008 - giai đoạn phục hồi trong ngắn hạn
Từ tháng 06 tới đầu tháng 09 thị trường chứng khoán phục hồi trong ngắn hạn nhờ vai
trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt là SSI với
sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được những phiên
tăng điểm mạnh VNIndex và HASTC-Index liên tiếp tăng điểm. VNIndex tăng được
168,55 điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu cổ
phiếu và cổ phiếu quỹ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên.
Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12/2008 - Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm
Giai đoạn này VN Index rơi trở lại xu hướng giảm. Tổng kết cả giai đoạn này,
VNIndex mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt
15,82 triệu cổ phiếu và cổ phiếu quỹ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên. Nguyên
nhân của sự sụt giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế
giới trong giai đoạn này.
e. Giai đoạn năm 2009:

Năm 2009 được đánh giá là một năm tăng trưởng của TTCK Việt Nam. Tính từ ngày
1/1/2009 đến ngày 31/12/2009, VNIndex tăng thêm 171,96 điểm từ 312,49 điểm lên
494,77 điểm, tương đương mức tăng 58%. HNX-Index có mức tăng trưởng trong năm
là 60,9%. Tính cả năm 2009, giá trị giao dịch toàn thị trường trên HOSE là 423.299 tỷ
đồng với 10.432 triệu cổ phiếu được chuyển giao, tính trung bình một cổ phần được
giao dịch ở mức giá 40.577 đồng, so với năm 2008 là 41.832 đồng. Trên sàn Hà Nội,
tổng giá trị giao dịch là 197.524 tỷ với 5.765 triệu đơn vị được chuyển giao, tương
đương với mức giá trung bình là 34.263 đồng, so với năm 2008 là 37.310 đồng.
Chỉ số VN-Index năm 2009 cộng với giá trị giao dịch đạt 423.299 tỷ đồng với 251
phiên giao dịch trong năm, tính trung bình mỗi phiên tại HOSE đạt 1686 tỉ đồng, trong
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 10
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
khi năm 2008 là 502 tỉ đồng. Tại sàn giao dịch Hà Nội, giá trị giao dịch trung bình mỗi
phiên là 787 tỉ, so với năm 2008 là 230 tỉ đồng.
f. Giai đoạn năm 2010:
Năm 2010 cũng là một năm giao dịch đầy biến động của TTCK Việt Nam. Nửa đầu
năm, thị trường biến động trong biên độ hẹp 480 - 550, thanh khoản ở mức trung bình.
Nguyên nhân của sự biến động này là do sự thận trọng của nhà đầu tư, sự khan hiếm
của dòng tiền. Chính phủ áp dụng những biện pháp hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản
xuất. Lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởng tăng lên nhanh chóng. Do đó dòng
tiền trên thị trường càng trở nên khan hiếm.
g. Giai đoạn đầu năm 2011
Từ đầu năm 2011 TTCK chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn của kinh
tế vĩ mô, đặc biệt là chủ trương cắt giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất trên tổng dư
nợ của ngành ngân hàng xuống 22% (30-6-2011) và 16% (31-12-2011). Tính từ đầu
năm đến nay (01/11), VnIndex tụt giảm 14,9% và chỉ số HNX Index giảm 39,6%. Xu
hướng suy giảm của thị trường chứng khoán chiếm ưu thế trong 10 tháng từ đầu năm
2011 Thanh khoản của thị trường cũng giảm sút mạnh, khối lượng giao dịch cổ phiếu
bình quân phiên từ mức 25-30 triệu CP (quí 1) giảm xuống mức 15-18 triệu CP. Tháng
7 xuất hiện những phiên giao dịch tại HOSE và HNX mà khối lượng giao dịch nhiều

cổ phiếu rớt giá - dưới 100 cổ phiếu trong 1 phiên giao dịch. Thị trường UPCOM cũng
hầu như bị đóng băng với khối lượng giao dịch rất ảm đạm không đáng kể.
Tháng 7, TTCK Việt Nam càng giao dịch càng đi xuống. Trong nửa đầu của tháng này,
TTCK Việt Nam tiếp tục chiều hướng xuống trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ
trợ. VN Index lập đáy vào ngày 12/08 với con số 383,92 điểm, còn đáy của HNX Index
lại được thiết lập sau đó 1 phiên giao dịch với con số thấp kỷ lục 65,78 điểm Tuy
nhiên trong tháng 8 cũng có những tín hiệu khả quan của thị trường đó là niềm tin vào
thị trường dần được phục hồi, giao dịch ngày càng trở nên sôi động hơn qua từng Lãi
Suất ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 8 phiên, dòng
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 11
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
tiền có dấu hiệu trở lại thị trường chứng khoán với nhiều phiên giao dịch của nhà đầu
tư. Tính thanh khoản thị trường giai đoạn này tăng.
Sau một loạt những biện pháp mạnh mẽ của ngân hàng nhà nước như tạo kỳ vọng vào
khả năng kiềm chế và ổn định lạm phát, thu hút dòng tiền đổ mạnh vào hai sàn giao
dịch. Trong đợt hồi phục này VN Index tăng điểm liên tiếp lên đến 13 phiên. Chỉ số
này chạm đến đỉnh với con số 470,67 điểm (15/09) còn HNX Index thiết lập mức cao
nhất trước đó 2 ngày, với con số 79,25 điểm. Nhưng sau khi đạt đỉnh, VnIndex liên tục
trồi sụt với các phiên tăng giảm xen kẽ với tốc độ giảm điểm ngày càng mạnh, và thời
điểm này thanh khoản thị trường cũng đi xuống theo chiều giảm của VnIndex.
2.2 Kinh tế lượng
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 12
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
2.2.1 Kinh tế lượng là gì?
Kinh tế lượng được dịch từ chữ “Econometrics” có nghĩa là “Đo lường kinh tế” do A.
K Ragnar Frisch (giáo sư kinh tế học người Na Uy được giải thưởng Nobel về kinh tế
năm 1969) sử dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 1930.
Kinh tế lượng cung cấp các phương pháp phân tích về mặt lượng mối quan hệ giữa các
chỉ tiêu kinh tế cùng với sự tác động qua lại giữa chúng dựa trên cơ sở các số liệu thu
nhập từ thực tế nhằm củng cố các giả thiết kinh tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn

hơn.
Từ nhiều năm nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như công nghệ
tri thức, Kinh tế lượng đã được áp dụng rộng rãi trong kinh tế cũng như nhiều lĩnh vực
khác. Kinh tế lượng đã được sử dụng bằng nhiều công cụ thống kê toán, ngôn ngữ toán
học và các phần mềm trên máy tính một cách chặt chẽ và có tính khái quát cao.
Một số quan điểm về kinh tế lượng
- Kinh tế lượng là khoa học nghiên cứu những vấn đề thực nghiệm của các quy luật
kinh tế.
- Kinh tế lượng vận dụng thống kê toán kết hợp với số liệu kinh tế để tìm kết quả bằng
số của những mô hình toán do những nhà kinh tế đề xuất.
- Kinh tế lượng là một phương pháp phân tích định lượng các vấn đề kinh tế dựa vào
việc vận dụng đồng thời lý thuyết và thực tế, kết hợp với các phương pháp suy đoán
tích hợp.
- Kinh tế lượng là tập hợp các công cụ nhằm mục đích dự báo các biến số kinh tế.
Tóm lại, kinh tế lượng là một môn khoa học về đo lường các mối quan hệ kinh tế diễn
ra trong thực tế. Kinh tế lượng ngày nay là sự kết hợp giữa các lý thuyết kinh tế hiện
đại, thống kê toán học và sự phát triển của công nghệ thông tin nhằng định lượng các
mối quan hệ kinh tế, dự báo khả năng phát triển hay diễn biến của các hiện tượng kinh
tế và phân tích các chính sách kinh tế.
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 13
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
2.2.2 Mô hình kinh tế lượng:
Việc xây dựng mô hình kinh tế lượng bao gồm các bước như sau:
- Phát biểu lý thuyết hoặc giả thiết về các mối quan hệ giữa các biến kinh tế.
- Xác định đặc trưng của mô hình toán kinh tế cho lý thuyết hoặc giả thiết. Lý thuyết
kinh tế chỉ cho biết quy luật về các mối quan hệ giữa các biến kinh tế nhưng không nêu
cụ thể dạng hàm. Kinh tế lượng phải dựa vào các học thuyết kinh tế để định dạng các
mô hình cho các trường hợp cụ thể.
- Xác định đặc trưng của mô hình kinh tế lượng cho lý thuyết hoặc giả thiết.
- Thu thập dữ liệu: các mô hình kinh tế lượng được xây dựng xuất phát từ số liệu thực

tế. Trong thống kê hay kinh tế lượng người ta thường dùng số liệu mẫu vì không có đủ
điều kiện để thu nhập số liệu của tổng thể mà chỉ thu nhập được các số liệu của mẫu
- Ước lượng tham số của mô hình kinh tế lượng. Các ước lượng này là các giá trị thực
nghiệm của các tham số trong mô hình. Chúng không những cho nhữn giá trị bằng số
mà còn phải thỏa mãn các điều kiện tính chất mà mô hình đòi hỏi.
- Kiểm định giả thiết: dựa vào lý thuyết, kinh nghiệm và các nghiên cứu trước đây để
phân tích kiểm định các kết quả thu được có phù hợp với lý thuyết kinh tế và điều kiện
thực tế của vấn đề đang nghiên cứu hay không. Nếu không phù hợp ta cần quay lại
những bước trên xem cáo sai sót không. Nếu phù hợp ta có thể sử dụng mô hình để dự
báo và đưa ra các quyết định.
- Sử dụng mô hình để dự báo và ra các quyết định chính sách.
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 14
Lý thuyết hoặc giả thiết
Thu thập số liệu
Ước lượng thông số
Kiểm định giả thiết
Diễn dịch kết quảXây dựng lại mô hình
Dự báo, ra quyết định
Lập mô hình
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
2.2.3 Phân tích hồi qui
Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một
hay nhiều biến khác (các biến giải thích) với ý tưởng là ước lượng (hay dự đoán) giá trị
trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị biết trước của các biến giải thích.
Biến phụ thuộc: biến được giải thích, biến được dự báo, biến được hồi quy, biến phản
ứng, biến nội sinh.
Biến độc lập: biến giải thích, biến dự báo, biến hồi quy, biến tác nhân hay biến kiểm
soát, biến ngoại sinh.
Sau đây là một và ví dụ về phân tích hồi quy
Ngân hàng XYZ muốn tăng lượng tiền huy động. Ngân hàng này muốn biết mối quan

hệ giữa lượng tiền gửi và lãi suất tiên gửi, cụ thể hơn họ muốn biết khi tăng lãi suất
thêm 0,1% thì lượng tiền gửi sẽ tăng trung bình là bao nhiêu.
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 15
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
Một nhà nghiên cứu nông nghiệp muốn biết năng suất tôm sú nuôi trong hệ thống thâm
canh phụ thuộc thế nào vào diện tích ao nuôi, mật độ thả tôm giống, chi phí hoá chất
xử lý môi trường, trình độ nhân công. Từ phân tích hồi quy này ông ta đề ra các chỉ
tiêu kỹ thuật phù hợp cho loại hình này.
Thu nhập X (XD)
Phân tích hồi qui giải quyết các vấn đề sau đây
- Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của biến động lập.
- Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc.
- Dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị của các biến độc lập.
- Kết hợp các vấn đề trên.
2.2.4 Vai trò của công nghệ thông tin
Vì kinh tế lượng liên quan đến việc xử lý một khối lượng số liệu rất lớn nên chúng ta
cần đến sự trợ giúp của công nghệ thông tin và một chương trình hỗ trợ tính toán kinh
tế lượng. Hiện nay có rất nhiều phần mềm chuyên dùng cho kinh tế lượng hoặc hỗ trợ
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 16
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
xử lý kinh tế lượng. Đó là những sản phẩm được đúc kết từ sự phát triển công nghệ
thông tin và công nghệ tri thức vào phục vụ cho việc hỗ trợ tính toán kinh tế lượng.
Excel
Nói chung các phần mềm bảng tính (spreadsheet) đều có một số chức năng tính toán
kinh tế lượng. Phần mềm bảng tính thông dụng nhất hiện nay là Excel nằm trong bộ
Office của hãng Microsoft. Do tính thông dụng của Excel nên mặc dù có một số hạn
chế trong việc ứng dụng tính toán kinh tế lượng, giáo trình này có sử dụng Excel trong
tính toán ở ví dụ minh hoạ và hướng dẫn giải bài tập.
Phần mềm chuyên dùng cho kinh tế lượng
Hướng đến việc ứng dụng các mô hình kinh tế lượng và các kiểm định giả thiết một

cách nhanh chóng và hiệu quả chúng ta phải quen thuộc với ít nhất một phần mềm
chuyên dùng cho kinh tế lượng. Hiện nay có rất nhiều phần mềm kinh tế lượng như:
Phần mềm Công ty phát triển
AREMOS/PC Wharton Econometric Forcasting Associate
BASSTAL BASS Institute Inc
BMDP/PC BMDP Statistics Software Inc
DATA-FIT Oxford Electronic Publishing
ECONOMIST WORKSTATION Data Resources, MC Graw-Hill
ESP Economic Software Package
ET New York University
EVIEWS Quantitative Micro Software
GAUSS Aptech System Inc
LIMDEP New York University
MATLAB MathWorks Inc
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 17
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
PC-TSP TSP International
P-STAT P-Stat Inc
SAS/STAT VAR Econometrics
SCA SYSTEM SAS Institute Inc
SHAZAM University of British Columbia
SORITEC The Soritec Group Inc
SPSS SPSS Inc
STATPRO Penton Sofware Inc
Trong số này có hai phần mềm được sử dụng tương đối phổ biến ở các trường đại học
và viện nghiên cứu ở Việt Nam là SPSS và EVIEWS. SPSS rất phù hợp cho nghiên
cứu thống kê và cũng tương đối thuận tiện cho tính toán kinh tế lượng trong khi
EVIEWS được thiết kế chuyên cho phân tích kinh tế lượng.
2.3 Phần mềm SPSS
SPSS (Statistical Product and Services Solutions) là một phần mềm thống kê, thường

được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế và xã hội đặc biệt là trong tâm lý học, tiếp thị
và xã hội học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu thị trường.
SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích thống kê với giao
diện thân thiện cho người dùng trong môi trường đồ hoạ, sử dụng các trình đơn mô tả
và các hộp thoại đơn giản.
Thế hệ đầu tiên của SPSS được đưa ra từ năm 1968 và mới nhất là thế hệ 18 được giới
thiệu từ tháng 8 năm 2009, có cả phiên bản cho các hệ điều hành Windows, Mac, và
Linux / Unix.
SPSS được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu thị trường, nghiên cứu y khoa,
công ty điều tra, chính phủ, các nhà nghiên cứu giáo dục và những lĩnh vực khác. Một
số phần mềm có chức năng thống kê khác như Microsoft Office Excel, STATA,
SAS, Eviews…
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 18
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
Chức năng chính của SPSS:
- Nhập và làm sạch dữ liệu;
- Xử lý biến đổi và quản lý dữ liệu;
- Tóm tắt, tổng hợp dữ liệu và trình bày dưới các dạng biểu bảng, đồ thị, bản đồ;
- Phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê và diễn giải kết quả.
Nội dung chủ yếu của SPSS:
Nội dung của SPSS rất phong phú và đa dạng bao gồm từ việc thiết kế các bảng biểu
và sơ đồ thống kê, tính toán các đặc trưng mẫu trong thống kê mô tả, đến một hệ thống
đầy đủ các phương pháp thống kê phân tích như:
- So sánh các mẫu bằng nhiều tiêu chuẩn tham số và phi tham số (Nonparametric Test),
các mô hình phân tích phương sai theo dạng tuyến tính tổng quát (General Linear
Models), các mô hình hồi quy đơn biến và nhiều biến, các hồi quy phi tuyến tính
(Nonlinear), các hồi quy Logistic;
- Phân tích theo nhóm (Cluster Analysis);
- Phân tích tách biệt (Discriminatory Analysis);
- Và nhiều chuyên sâu khác (Advanced Statistics).

Một số ứng dụng chính của SPSS:
Những nội dung nói trên, SPSS có thể là đủ để giúp các nhà khoa học thực hiện việc xử
lý số liệu nghiên cứu nói chung và trong nghiên cứu các mảng chuyên ngành khác
nhau của mình, chẳng hạn:
- Ứng dụng SPSS trong nghiên cứu tâm lý học: tâm lý tội phạm, tâm lý học sinh-sinh
viên…;
- Ứng dụng SPSS trong nghiên cứu xã hội học: ý kiến của người dân trong việc xây
dựng lại khu chung cư, thống kê y tế…;
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 19
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
- Ứng dụng SPSS trong nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và định hướng phát triển sản
phẩm, mở rộng thị trường; sự hài lòng của khách hàng ;
- Ứng dụng SPSS nghiên cứu đa dạng sinh học, trong phát triển nông lâm nghiệp…
Với SPSS, bạn có thể phân tích được thực trạng, tìm ra nhân tố ảnh hưởng, dự đoán
được xu hướng xảy ra tiếp theo, giúp bạn đưa ra các quyết định một cách chính xác,
giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và cải thiện kết quả tốt hơn.
2.3 Sơ lược các nghiên cứu trước đây
2.3.1 Các nghiên cứu về tác động của các biến vĩ mô lên giá chứng khoán
Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lãi suất được quan tâm rất nhiều, Fama (1981) lập
luận rằng lạm phát kỳ vọng tương quan ngược chiều với giá chứng khoán, và do vậy
khi xét yếu tố lãi suất, giá chứng khoán cũng có tương quan ngược chiều như thế. Cùng
trên một lập trường đó, Bakshi và Chen (1996) cũng lập luận rằng có một sự tương
quan ngược chiều như thế giữa lạm phát và giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, Caporale và Jung (1997) thử nghiệm một mối quan hệ giữa lạm phát kỳ
vọng và giá cổ phiếu, và thấy rằng có một mối tương quan tích cực nào đó tồn tại. Điều
này hoàn toàn trái ngược với Fama.
(Alam Uddin, 2009) xem xét các mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu (thực
nghiệm bằng chứng từ các nước phát triển và đang phát triển). Các dữ liệu được sử
dụng trong bài nghiên cứu này là dữ liệu hàng tháng giai đoạn 1988-2003, bao gồm 15
quốc gia và được lấy từ các số liệu thống kê tài chính quốc tế (IFS). Các biến là giá cổ

phiếu, lãi suất, thay đổi giá cổ phiếu, và thay đổi lãi suất. Để kiểm tra ngẫu nhiên của
thị trường, mối quan hệ tuyến tính giữa các biến phụ thuộc và độc lập được xác định
thông qua chuỗi thời gian và phương pháp tiếp cận là phân tích hồi quy. Kết quả cho
thấy ở tất cả 15 quốc gia lãi suất có mối quan hệ nghịch biến với giá cổ phiếu.
Islam và Watanapalachaikul (2003) đã nghiên cứu và cho thấy các biến vĩ mô vĩ mô
(lãi suất, giá trái phiếu, tỷ lệ ngoại hối, tỷ lệ giá thu nhập, vốn hóa thị trường, và chỉ số
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 20
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
giá tiêu dùng) tác động mạnh đến giá chứng khoán trong giai đoạn 1992-2001 ở Thái
Lan.
Omran (2003) đã kiểm tra tác động của lãi suất thực đến thị trường chứng khoán Ai
Cập, cả về hoạt động và tính thanh khoản của thị trường. Kết quả cho thấy lãi suất thực
tác động đến hiệu suất thị trường chứng khoán.
Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang (2006) đã kiểm định tác
động của các biến như lạm phát (CPI), tỷ giá hối đoái ,lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài
hạn, tăng trưởng kinh tế (GDP), Cung tiền (M1) đến chỉ số giá chứng khoán trên thị
trường chứng khoán NewZealand (NZSE40). Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa
các biến kinh tế vĩ mô như lãi suất ngắn hạn, cung tiền và tăng trưởng kinh tế với chỉ
số giá chứng khoán NZSE40 giai đoạn 1990-2003.
Md. Mohiuddin, Md. Didarul Alam and Abdullah Ibneyy Shahid (2008) kiểm định mối
quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô là tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất, cung tiền và chỉ số sản
lượng công nghiệp với chỉ số giá chứng khoán Bangladesh. Kết quả nghiên cứu không
tìm mấy mối tương quan nào giữa chỉ số giá chứng khoán Bangladesh với các yếu tố vĩ
mô trong mức ý nghĩa thống kê.
Suliaman D. Mohammad, Adnan Hussain, Adnan Ali (2009) nghiên cứu tác động các
yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Karachi. Trong nghiên cứu này tác giả sử
dụng số liệu hằng quý để quan sát các yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, dự trữ
ngoại hối, chỉ số sản xuất công nghiệp, chi tiêu tổng tài sản cố định, cung tiền M2 và
chỉ số giá bán buôn tác động đến chỉ số giá chứng khoán Karachi (Karachi Stock
Exchange-KSE) giai đoạn năm 1986-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số sản

xuất công nghiệp, dự trữ ngoại hối, chỉ số giá bán buôn có tác động cùng chiều lên chỉ
số giá chứng khoán trong khi tỷ giá hối đoái, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, lãi suất và
cung tiền M2 có tác động nghịch chiều. Tất cả các hệ số tương quan đều có ý nghĩa
thống kê ngoại trừ biến chi tiêu tổng tài sản cố định.
Gupta, Jyoti P., Chevalier, Alain and Sayekt, Fran đã xem xét các mối quan hệ giữa lãi
suất, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu ở Jakarta, Indonesia. Khi nền kinh tế Indonesia
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 21
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
đang trong thời điểm khó khăn và có nhiều báo cáo mâu thuẫn nhau về tác động của lãi
suất và tỷ giá trên giá thị trường chứng khoán. Nghiên cứu được tiến hành cho một
khoảng thời gian 5 năm từ 1993 đến 1997, được chia thành ba thời kỳ phụ. Tùy thuộc
vào thời gian phụ được xem xét, không thường xuyên theo một hướng từ mức giá đóng
cửa cổ phiếu lãi suất và ngược lại, kết quả cho thấy tỷ giá có tác động đến giá chứng
khoán.
Janrattanagul, Jakkaphong nghiên cứu vai trò của yếu tố kinh tế vĩ mô trong việc giải
thích lợi nhuận trên Sở Giao dịch chứng khoán của Thái Lan (SET). Nghiên cứu sử
dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 12 năm 2008, phân tích được
dựa trên chỉ số SET và trả về chỉ số thành phần hơn là lợi nhuận của cổ phiếu duy nhất.
Các dữ liệu kinh tế vĩ mô được sử dụng trong nghiên cứu này là chỉ số Dow Jones trở
lại, chỉ số Nikkei lại, sự thay đổi trong sản xuất công nghiệp như là một proxy của
GDP, tỷ lệ lạm phát, thay đổi lãi suất, thay đổi trong cung tiền, thay đổi tỷ giá hối đoái,
và sự thay đổi trong giá dầu quốc tế. Nhiều mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng
để phân tích các mối quan hệ giữa sự thay đổi trong dữ liệu kinh tế vĩ mô và thị trường
chứng khoán Thái Lan. Nghiên cứu các tìm thấy rằng sự thay đổi trong dữ liệu kinh tế
vĩ mô có ảnh hưởng đáng kể trong việc giải thích sự chuyển động của Sở Giao dịch
chứng khoán của chỉ số Thái Lan (SET). Thay đổi trong chỉ số Dow Jones, Nikkei và
cung tiền được tìm thấy để có một tác động tích cực, trong khi tỷ lệ lạm phát có tác
động tiêu cực trong việc giải thích sự chuyển động thị trường chứng khoán Thái Lan.
Trong một nghiên cứu khác, Janrattanagul, Jakkaphong phân tích và giải thích các mối
quan hệ cân bằng dài hạn giữa một tập hợp của các biến số kinh tế vĩ mô lựa chọn và

Sở giao dịch chứng khoán của Thái Lan Index (SETI), nơi mà SETI đại diện cho biến
động giá cho tất cả các giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Thái Lan. Phân tích thực nghiệm sử dụng dữ liệu hàng tháng trong vòng 20 năm qua từ
tháng một năm 1990 đến tháng 12 năm 2009 và các biến kinh tế vĩ mô lựa chọn được
sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm việc cung cấp tiền (M1), chỉ số sản xuất công
nghiệp như các proxy của GDP, lãi suất, và giá tiêu dùng chỉ số. Nhà nghiên cứu sử
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 22
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
dụng nhiều công cụ thống kê và kỹ thuật trong nghiên cứu các mối quan hệ này, bắt
đầu từ thử nghiệm cho các đơn vị gốc (ADF và PP kiểm tra), áp dụng ý tưởng của
Johansen đồng hội nhập, và sửa lỗi vector mô hình. Kết quả thực nghiệm chứng minh
rằng các nhóm của các biến số kinh tế vĩ mô lựa chọn đồng tích hợp (I1) và không thực
hiện một mối quan hệ cân bằng dài hạn mối quan hệ tích cực lớn là được tìm thấy trong
cung tiền, trong khi tỷ lệ lạm phát tiêu cực liên quan đến các phong trào chỉ số thị
trường chứng khoán Thái Lan. Kết quả cho thấy rằng cung tiền, tỷ lệ lạm phát cũng
như chỉ số sản xuất công nghiệp đều ảnh hưởng đến giá chứng khoán.
(Ahmad, Rehman, Raoof, 2010) xem xét mối quan hệ giữa lãi cổ phần, lợi nhuận, và tỷ
giá trong nền kinh tế Pakistan. Các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1998 - 2009.
Các biến là tỷ lệ lãi suất ngắn hạn, tỷ giá và lãi cổ phần. Bằng phương pháp hồi quy
phân, kết quả cho thấy sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí kinh doanh là nguyên nhân
làm giảm lợi nhuận và giảm lãi suất có tác động tích cực trên thị trường chứng khoán
và cũng làm tăng lợi tức đầu tư.
Adam, Anokye M. and Tweneboah, George nghiên cứu vai trò của các biến số kinh tế
vĩ mô đến sự chuyển động giá cổ phiếu ở Ghana. Các số liệu được sử dụng là các chỉ
số chứng khoán đại diện cho thị trường chứng khoán Ghana, đầu tư trực tiếp nước
ngoài , tín phiếu kho bạc (ví như lãi suất), chỉ số giá tiêu dùng (như là một thước đo
lạm phát) , và tỷ giá hối đoái. Tác giả phân tích mối quan hệ giữa chỉ số thị trường
chứng khoán và các biến kinh tế với các dữ liệu quý cho các biến trên từ 1991, quý 1
đến 2006, quý 4. Kết quả chỉ ra rằng lãi suất là yếu tố quyết định quan trọng của sự
chuyển động giá cổ phiếu ở Ghana.

Mahmood, Wan Mansor and Mohd Dinniah, Nazihah kiểm tra mối quan hệ tác động
giữa giá chứng khoán và các biến số kinh tế trong 6 nước Châu Á-Thái Bình Dương
của Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Nhật Bản, và Úc. Các dữ liệu hàng
tháng về chỉ số giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số sản xuất
công nghiệp kéo dài từ tháng 1 năm 1993 đến tháng 12 năm 2002 được sử dụng. Kết
quả cho thấy ở Hồng Kông cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cổ phiếu.
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 23
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
Humpe, Andreas and Macmillan, Peter xem xét một số của các biến số kinh tế vĩ mô
ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ở Mỹ và Nhật Bản. Kết quả cho thấy, đối với Mỹ, giá cổ
phiếu liên quan đến sản xuất công nghiệp và có quan hệ ngược chiều đến cả hai chỉ số
giá tiêu dùng và tỷ lệ lãi suất dài hạn. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận
giữa giá chứng khoán Mỹ và cung tiền. Tuy nhiên, đối với các dữ liệu Nhật Bản giá cổ
phiếu bị ảnh hưởng nhiều bởi sản xuất công nghiệp và của cung tiền.
Kaul (1990) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát dự kiến và thị trường chứng
khoán và cho thấy mối tương quan ngược chiều của hai yếu tố này.
Ripley (1973) tìm thấy trong 19 nước phát triển mà giá cổ phiếu đã bị ảnh hưởng bởi
sự chuyển động lãi suất.
Jaffe và Mandelker (1976) và Nelson 1976) trong bài nghiên cứu của mình đã chỉ rõ
hơn mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa giá thị trường chứng khoán và lạm phát dự kiến
Ho (1983) tiến hành một nghiên cứu 6 quốc gia Úc, Hồng Kông, Nhật Bản, Việt Nam,
Singapore và Thái Lan. Ông sử dụng các chỉ số giá cổ phiếu và hai đo lường cung tiền
M1 và M2. Bài nghiên cho thấy chỉ có hai thị trường Nhật Bản và Việt Nam, giá chứng
khoán bị tác động bởi cả hai yếu tố cung tiền M1 và M2. Ở các thị trường Hồng Kông,
Úc và Thái Lan chỉ có M2 tác động đến giá chứng khoán.
Kwon và Shin (1999) nghiên cứu và kết luận rằng thị trường chứng khoán Hàn Quốc
phản ánh các biến kinh tế vĩ mô như chỉ số sản xuất, tỷ giá, cán cân thương mại và
cung tiền trên các chỉ số giá cổ phiếu.
Choudhry (1998) điều tra các mối quan hệ giữa thu nhập từ chứng khoán và lạm phát
trong các nước lạm phát cao như Argentina, Chile, Mexico và Venezuela. Kết quả

nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa thu nhập chứng khoán và tỷ lệ lạm phát.
Ngoài ra, Chatrath và những người khác (1997) khi xem xét thị trường Ấn độ, cũng tìm
thấy mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thu nhập từ chứng khoán.
Aydemir và Demirhan (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và tỷ giá,
sử dụng dữ liệu từ ngày 23 tháng 2 năm 2001 đến 11 Tháng 1, 2008 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Và
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 24
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam
kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tương tác giữa tỷ giá và chỉ số thị trường
chứng khoán.
Kurihara (2006) nghiên cứu và cho thấy rằng tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, tỷ giá hối đoái, lãi suất,
tài khoản thanh toán và cung tiền.
Hsing (2004) đã thông qua một mô hình cấu trúc VAR, quan sát các biến như lãi suất
thực, tỷ giá, chỉ số thị trường chứng khoán và thấy rằng có một mối tương quan ngược
chiều giữa giá chứng khoán và lãi suất.
Arango (2002) thu thập dữ liệu và phân tích định lượng, kết quả cho thấy rằng giá cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán Bogota và lãi suất cho vay có mối tương quan với
nhau.
Qua các kết quả nghiên cứu đã tham khảo, lãi suất và chỉ số chứng khoán luôn có
tương quan tỷ lệ nghịch ở hầu hết các quốc gia nghiên cứu. Ngoài ra, giá chứng khoán
còn chịu tác động bởi các yếu tố vĩ mô khác. Ở Việt Nam, lãi suất ảnh hưởng đến chỉ
số giá chứng khoán như thế nào và mức độ phụ thuộc của giá chứng khoán vào lãi suất
bao nhiêu khi lãi suất thay đổi, phân tích định lượng sẽ cung cấp những chỉ số cụ thể
cho mối tương quan này.
2.3.2 Các nghiên cứu về tác động của các biến vi mô lên giá chứng khoán
Baskin, 1989 đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và sự biến động
giá cổ phiếu. Ông thêm một số biến độc lập để kiểm tra mối liên hệ giữa biến động giá
chứng khoán và cổ tức. Các biến độc lập là biến động về thu nhập, kích thước công ty,
nợ và tăng trưởng. Các biến độc lập này không chỉ có ảnh hưởng rõ ràng đến biến động
giá cổ phiếu mà còn ảnh hưởng đến tỷ suất cổ tức. Ví dụ, sự biến động thu nhập có thể

ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu và nó sẽ ảnh hưởng đến chính sách cổ tức tối ưu
của các công ty. Hơn nữa, với giả định cho rủi ro hoạt động không đổi, mức độ nợ có
thể ảnh hưởng thuận chiều tới tỷ suất cổ tức. Kích thước của công ty cũng được xem
như là có ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu của công ty. Đó là giá cổ phiếu của
Học viên: Trần Hoài Phong Trang 25

×