Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

đạo đức kinh doanh đối thủ cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.29 KB, 4 trang )

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.Khái niệm chung về cạnh tranh.
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc giành lợi
thế về yếu tố sản xuất, khách hàng nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường.
- Đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh là những doanh nghiệp bán những sản phẩm
có thể "thay thế" hoặc "bổ sung" được cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
2. Những vấn đề đạo đức liên quan đến đối thủ cạnh tranh.
2.1 Cạnh tranh lành mạnh.
- Là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh
doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực
của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương châm của cạnh tranh
lành mạnh là “không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng”.
- Có thể thấy, kinh doanh như một cuộc chơi nhưng không giống như chơi thể thao,
chơi bài hay chơi cờ, khi mà phải luôn có kẻ thua – người thắng (lose – win); trong
kinh doanh, thành công của doanh nghiệp không nhất thiết đòi hỏi phải có những kẻ
thua cuộc. Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp chỉ thành công khi những người khác
thành công (sự “cộng sinh của hai bên”). Đây là sự thành công cho cả đôi bên nhiều
hơn là cạnh tranh làm hại lẫn nhau. Tình huống này được gọi là “cùng thắng” (win –
win).
- Ở Việt Nam có câu “buôn có bạn, bán có phường” có nghĩa là không nhất thiết các
doanh nghiệp cạnh tranh cùng một mặt hàng phải sống chết với nhau mà thông thường
phải liên kết với nhau thành các phố kinh doanh cùng một mặt hàng như phố hàng
trống, hàng mã….
• Cạnh tranh giữa Coca Cola và Pepsi:
- Thị trường ngày càng đa dạng thì cạnh tranh cũng thế. Nhưng cạnh tranh lành mạnh,
cạnh tranh cùng thi đua sản xuất nâng cao chất lượng của doanh nghiệp, không dùng
1
thủ đoạn hạ thấp đối thủ “ không thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng”
luôn nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Điển hình cho hình thức cạnh tranh này là
giữa Pepsi và Coca- Cola. Như Pepsi- Một trong những sản phẩm thay thế Coca Cola


nhưng không làm mất đi danh tiếng của Coca Cola mà còn tùy vào sự ưa thích của
mỗi người, có thể họ giảm đi số lượng không bằng trước kia nhưng thương hiệu vẫn
còn và còn bay xa hơn nữa. Cùng với đó là sự phát triển nâng cao về chất lượng cũng
như mẫu mã của hai sản phẩm này luôn được thị trường thế giới và Việt Nam ưa
chuộng.
• Nhãn hiệu kẹo dừa Thanh Long.
- Nếu một lần tới Bến Tre mọi người sẽ không thể nào quên kẹo dừa Thanh Long 35
năm danh tiếng. Vậy một câu hỏi đặt ra “ Tại sao họ lại nổi tiếng trong khi Bến Tre
còn nhiều hang kẹo dừa khác?”. Câu trả lời cũng khá đơn giản, điều mà ai cũng nhận
thấy đạo đức của người lãnh đạo là bà Hai Tỏ- người dân Bến Tre gọi bà với cái tên
thân thương, bà xứng đáng với hình ảnh người lãnh đạo tài đức vẹn toàn. Trong kinh
doanh kẹo dừa, Thanh Long luôn cạnh tranh về mẫu mã chất lượng nhưng không bao
giờ hạ giá quá mức khi mà họ hoàn toàn có thể chiếm số lượng khách hàng làm ảnh
hưởng đến các công ty kẹo khác trên đất xứ Dừa mà cạnh tranh để hoàn thiện đồng
thời cùng các doanh nghiệp khác phát triển xây dựng một thương hiệu “kẹo dừa” Bến
Tre, quê hương Đồng Khởi “anh hùng”.
2.2 Cạnh tranh không lành mạnh.
- Cạnh tranh không lành mạnh là bất cứ hành động nào trong hoạt động kinh tế trái
với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Và cũng gần như
sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc
chiến. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy
sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi.
- Trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp thường
xuyên phải cạnh tranh khốc liệt trong tình huống đối đầu để duy trì sự phát triển và
2
gia tăng lợi nhuận. Do đó các nhà kinh doanh cho rằng cạnh tranh thuộc phạm trù tư
bản nên quan điểm về cạnh tranh trước kia được hầu hết các nhà kinh doanh đều nhầm
tưởng “cạnh tranh” với nghĩa đơn thuần theo kiểu “thương trường là chiến trường”.
Mục đích của nhà kinh doanh là luôn luôn mang lại những điều có lợi cho doanh
nghiệp mình. Đôi khi đó là sự trả giá của người khác. Đây là tình huống “cùng thua”

(lose – lose). Không ít cơ sở sản xuất, doanh nghiệp còn sử dụng những chiêu thức
"đen" nhằm hạ thấp và loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một lĩnh vực
ngành nghề để độc chiếm thị trường.
• Cạnh tranh của công ty Vedan.
- Thực tế bên cạnh những hình thức cạnh tranh lành mạnh, thì có rất nhiều hoạt
động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại đối thủ kinh doanh hoặc khách
hàng. Mà điển hình là vụ việc vì vụ lợi mà công ty Vedan đã gây hại cho môi
trường một cách hết sức không thể chấp nhận được. Vì muốn cạnh tranh với
các công ty khác trong cùng một lĩnh vực mà công ty Vedan đã tìm cách hạ giá
thành sản phẩm bằng cách cắt giảm chi phí cho hệ thống xử lí nước thải. Vedan
đã thải trực tiếp nước thải từ nhà máy ra song Thị Vải làm ô nhiễm nghiêm
trọng tới môi trường sống cũng như thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ dân sống
lân cận sông Thị Vải. Bên cạnh đó Vedan còn làm ảnh hưởng tới nguồn cung
cấp nước sạch cho các thành phố và các tỉnh lân cận gây ảnh hưởng tới sưc
khỏe của các người dân xung quanh khi ngày nào cũng phải hứng chịu những
mùi độc hại khó chịu từ sông bốc lên, ngoài ra còn nhiễm độc nguồn nước gây
hại cho người sử dụng.
- Với sự thiếu trách nhiệm, vô ý thức của Vedan khi chỉ nghĩ đến lợi nhuận cá
nhân của công ty mình, thì người tiêu dùng đã phản ứng mạnh mẽ lại hiện
tượng sự việc này khi kêu gọi tẩy chay Vedan. Trước sự phản ứng mạnh mẽ
quyết liệt của người tiêu dùng, chính quyền các doanh nghiệp Vedan đã công
khai xin lỗi, thừa nhận lỗi lầm và xin bồi thường. Mặc dù người dân và người
3
tiêu dùng đã chấp nhận lời xin lỗi và chịu để Vedan bồi thường nhưng ấn tượng,
hình ảnh xấu của Vedan trong người tiêu dùng và người dân mãi mãi còn lưu
lại. Hiện tại và trong tương lai Vedan khó có chỗ đứng trên thị trường Việt
Nam.
3. Một số giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh với đối thủ cạnh tranh.
Với Nhà nước:
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động.

+ Khuyến khích và có các chế tài xử phạt hợp lí.
+ Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện luật.
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục.
• Với doanh nghiệp:
+ Huấn luyện về đạo đức.
+ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
+ Tự nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Xây dựng bộ quy tắc ứng xử thống nhất.
4

×