Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nghiên cứu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đối với môi trường sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.78 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Trong năm gần đây, nền kinh tế việt nam liên tèc phát triển và tăng trưởng
nhanh , một phần không nhỏ là nhờ những nguồn vốn từ nước ngoài trực tiếp đầu
tư vào các khu công nghiệp và chế xuất. Thế nhưng luật pháp việt nam lại còn quá
non trẻ, đặc biệt là bộ luật về bảo vệ môi trường hiện nay còn nhiều thiếu xót,
chưa mang tình giáo dục cũng như các hình thức phạt vi phạm vẫn còn nhẹ, chính
vì thế các doanh nghiệp đã lợi dụng những khe hở, sự tắc trách của cán bộ môi
trường để thực hiện những hành vi xả thải không qua xử lý làm ảnh hưởng môi
trường sinh thái nghiêm trọng.
Những hành động đó đã cho thấy doanh nghiệp không còn quan tâm tới đạo
đức kinh doanh của mình mà chỉ cho thấy họ khát khao lợi nhuận.
Bài nghiên cứu của nhóm có tiêu đề” nghiên cứu đạo đức kinh doanh của
doanh nghiệp đối với môi trường sinh thái”. Nhóm đã lấy ra ví dụ những công ty
bỏ qua đạo đức kinh doanh của mình để trục lợi, huỷ hoại môi trường sinh thái
nghiêm trọng ,đó chính là công ty Vedan. Trong thời gian nghiên cứu nhóm em
cũng đã cố gắng tìm kiếm 1 doanh nghiệp có những hành động tích cực bảo vệ
môi trường nhưng hầu như chỉ là những doanh nghiệp đánh bóng tên tuổi của
mình qua những hành động để PR trên truyền thông.
Bài chia làm 4 phần:
Phần 1: Đạo đức môi trường là gì?
Phần 2:Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp
Phần 3:Thực trạng chung của môi trường việt nam
Phần 4:Một số ví dụ thực tiễn
1
Phần5:Một số những giải pháp theo quan điểm “Đức Trị”
Phần 1 : Đạo đức môi trường là gì?
Đạo đức môi trường không chỉ là những hành vi mang tính chuẩn mực đơn
thuần, mà nó khác với các hành vi chuẩn mực khác (hành vi chuẩn mực được thực
hiện một cách bắt buộc) là nó được chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) thực hiện một
cách tự giác, thực hiện với tinh thần trách nhiệm. Chẳng hạn, một người trong
công viên ăn quà xong bỏ rác vào thùng rác vì anh ta nhìn thấy tấm biển “Nếu vứt


rác bừa bãi sẽ bị phạt 100.000 đồng”. Đây chưa phải là hành vi mang tính đạo đức
môi trường vì nó được thực hiện một cách bắt buộc, miễn cưỡng. Song, hành vi
vứt rác vào thùng rác của anh ta sẽ được coi là hành vi mang tính đạo đức khi anh
ta không nhìn thấy tấm biển phạt, khi anh ta tự ý thức được sự cần thiết phải bỏ
rác vào thùng, nếu không sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và anh ta thực hiện hành
vi này hoàn toàn mang tính tự giác.
Khi nói đến đạo đức môi trường trước hết là nói tới những hành vi ứng xử
của con người đối với môi trường. Bởi vì, đạo đức của con người phải được thể
hiện qua hành vi cụ thể hàng ngày của con người. Những suy nghĩ, tình cảm và
thái độ mang tính đạo đức của con người phải thể hiện qua các hành vi cụ thể thì
chúng ta mới nhận biết và đánh giá được. Do vậy, suy cho cùng, nghiên cứu đạo
đức môi trường là nghiên cứu hành vi ứng xử của con người đối với môi trường.
Điều đáng nói ở đây là những hành vi ứng xử của con người đối với môi
trường phải là những hành vi mang tính chuẩn mực. Điều này có nghĩa là đây là
2
những hành vi thực hiện các chuẩn mực nhằm bảo vệ môi trường. Ở nước ta các
chuẩn mực này là :
a. Các công ước quốc tế về môi trường đã được Chính phủ ta chấp thuận.
Từ giữa những năm 1980, Việt Nam đã bắt đầu hiện đại hoá hệ thống pháp luật
của mình và đi vào tuyến với các quốc gia khu vực châu Á. Một phần của quá
trình cải cách này là Việt Nam đã ký nhiều Công ước quốc tế, trong đó có những
Công ước về môi trường.
b. Các luật và đạo luật về bảo vệ môi trường. Có thể nêu ra một số luật và
đạo luật về bảo vệ môi trường hoặc liên quan đến bảo vệ môi trường như :
-Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 10/1/1994. Luật
bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005. Trong Luật bảo vệ
môi trường đã qui định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà
nước, các tổ chức xã hội và cá nhân đối với việc bảo vệ môi trường.
- Luật Đất đai được thông qua 14/7/1993 và Luật Đất đai sửa đổi tháng
9/2003.

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng thông qua ngày 19/8/1991.
- Pháp lệnh Tài nguyên khoáng sản thông qua ngày 28/7/1996.
- Luật khoáng sản thông qua ngày 20/3/1996.
- Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thông qua ngày 25/4/1989
c. Các Nghị định của Chính phủ, các Chỉ thị, Quyết định của các Bộ ngành
về vấn đề bảo vệ môi trường.
d. Các Qui định của UBND các tỉnh, thành phố và của các Sở tài nguyên
môi trường các địa phương về vấn đề cụ thể bảo vệ môi trường ở địa phương.
3
e. Ngoài các văn bản pháp qui trên còn có các Qui định của các cộng đồng
dân cư về bảo vệ môi trường (tổ dân phố, khu dân cư ở đô thị, của các thôn xóm ở
nông thôn): các qui ước hay hương ước, luật tục
Có thể nói các chuẩn mực luật pháp về bảo vệ môi trường là rất đa dạng và
nhiều. Đây là những tiêu chí chính thức quan trọng để đánh giá đạo đức môi
trường của các tổ chức và cá nhân. Nói cách khác, các chuẩn mực này là cơ sở để
đánh giá hành vi ứng xử của các nhân, tổ chức với môi trường có phù hợp với đạo
đức không.
4
Phần 2: Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp
Ở đây nhóm em chỉ xin trình bày về một khía cạnh đó chính là môi trường
sinh thái.
Doanh nghiệp đó phải đảm bảo hoạt động của mình
không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức
là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình
sản xuất của mình.
Hiện các chương trình về trách nhiệm xã hội được các Cty thực hiện một
cách độc lập trong phạm vi chương trình quảng bá và quản lý thương hiệu. Vì thế,
việc tuyên truyền trách nhiệm xã hội và thực hiện trách nhiệm xã hội lại diễn ra
một cách không đồng đều. Vấn đề trách nhiệm xã hội chỉ đặt ra trên lĩnh vực thuế
và ủng hộ người nghèo, còn vấn đề môi trường liên quan đến phát triển bền vững

trên thực tiễn cuộc sống còn khá mờ nhạt.
Vai trò của doanh nghiệp không chỉ hạn chế ở việc tạo công ăn việc làm cho
xã hội, tạo ra các giá trị vật chất và lợi nhuận. Dường như sau khi đạt được trình độ
phát triển nhất định, doanh nghiệp mới thấy cần đặt ra cho mình những nhiệm vụ
mới để thể hiện sự văn minh trong kinh doanh của mình, đó là tham gia tích cực
vào đời sống xã hội. Không thể chờ đến sự trưởng thành của doanh nghiệp, mà
ngay từ đầu cần phải tính đến yếu tố môi trường, bởi trong quá trình sản xuất kinh
doanh, hậu quả mà nó để lại cho môi trường sống của con người là không nhỏ.
5
Thực tiễn về tổn hại sinh thái do các doanh nghiệp gây ra được chia thành
những hình thức sau: tổn hại sức khỏe và đời sống của dân cư; tổn hại đến nguồn
tài nguyên thiên nhiên; tổn hại hoặc ảnh hưởng xấu đến tài sản; các chi phí khắc
phục hậu quả và các biện pháp phòng ngừa; trách nhiệm tiềm năng về sinh thái.
Nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới từ lâu đã đưa ra chính sách sinh thái rất cụ
thể, nhờ đó mà thương hiệu của họ luôn được giữ vững và lợi nhuận vô hình từ
việc thực hiện trách nhiệm sinh thái là không nhỏ.
Nhiều doanh nghiệp đã đi tìm cho mình sự tăng trưởng thông qua việc thực
hiện trách nhiệm xã hội. Họ cho rằng, “nếu hoạt động của họ trở nên công khai hơn
cho các bên hữu quan (các cổ đông, các nhà cung ứng, khách hàng, các nhà đầu tư,
nhà nước, cộng đồng xã hội, v.v.) và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội dựa trên
chiến lược kinh doanh của mình, thì họ sẽ đạt được khả năng cạnh tranh lớn, thu
hút và giữ được nhân tài và tìm được khả năng mới cho việc kinh doanh”.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thấy được lợi thế của việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm tổn hại
môi trường và đồng thời vi phạm đạo đức kinh doanh. Không cần phải tìm đâu xa,
chỉ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nước những tháng gần đây
cho thấy, ý thức sinh thái, nói cụ thể hơn là đạo đức sinh thái của các doanh nghiệp
ở nước ta thấp tới mức không thể chấp nhận được.
6
Phần 3: Thực trạng môi trường ở Việt Nam

Môi trường sinh thái ở những khu công nghiệp, chế xuất đang bị huỷ hoại
nghiệm trọng do các doanh nghiệp hầu như xả nước thải không qua xử lí để tiết
kiệm chi phí.
Một số các số liệu mà nhóm em đã thu thập được qua báo chí:
Niềm vui trước sự tăng trưởng GDP luôn đi kèm với nỗi lo lắng cho sự phát
triển bền vững của đất nước do các doanh nghiệp và cả sự sinh hoạt của người dân
kém ý thức đã làm cho tình trạng môi trường sống Việt Nam ngày càng tồi tệ đến
mức đáng báo động.
Nếu chỉ tính sự hủy diệt môi trường sống do các doanh nghiệp đưa chất thải
vào nguồn nước, đất và không khí năm 2008 thì chỉ sau một thời gian không lâu
nữa, chính nhiều tộc người Việt Nam đang sống nơi ô nhiễm sẽ bị biến mất khỏi
danh sách các dân tộc Việt Nam. Một trong những căn bệnh quái ác của nhân loại
hiện nay là ung thư thì ở Việt Nam hiện có hẳn “những làng ung thư”, một căn
bệnh được công nhận là có nguồn gốc từ sự tác động của môi trường sống
Trong tổng số 183 KCN trong cả nước, có trên 60% KCN chưa có hệ thống
xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được
thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng
yêu cầu về bảo vệ môi trường Việc các Cty như Vedan, Miwon vi phạm nghiêm
trọng những quy định bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng, là tiếng
chuông thức tỉnh cho cộng đồng phải quan tâm đến môi trường.
7
Có một thực tế là khoảng 80% doanh nghiệp hiện nay còn thờ ơ với nhiệm
vụ này. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm
ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào
“cạm bẫy”: trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp “bẩn”. Ví như, ngành
cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng… nguy hại đến môi
trường. Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển
giao công nghệ hiện đại, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người lao
động. Tương tự như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ ạt ra đời,
dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi, trong khi đá vôi là phễu

lọc cho nguồn nước ngầm…
Theo PGS-TS Phan Đăng Tuất PGS-TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách Bộ Công thương: dự báo tổn thất kinh tế do
ô nhiễm môi trường thời điểm 2010 sẽ là 0,3% GDP và đến 2020 sẽ là 1,2% GDP.
Do đó, nếu không có biện pháp kịp thời để khắc phục, dự báo đến năm 2010, ô
nhiễm môi trường tại Việt Nam sẽ không những không giảm mà còn có nguy cơ
tăng hơn so với hiện nay.
Không thể đổ lỗi cho chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh tăng trưởng
kinh tế mà lỗi ở chính các cấp thực hiện việc cấp phép cũng như ý thức sinh thái,
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thấp, đặc biệt là những doanh nghiệp
liên doanh góp vốn tỷ trọng cao đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp, vô trách nhiệm
trước môi trường sống của nhân dân sở tại và đồng thời bất chấp cả luật pháp
quốc tế để trục lợi.
Theo Đại tá Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng cục Cảnh sát môi trường-C36,
Bộ CA: “Tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, hỏi chỉ số tăng trưởng GDP thì
có ngay, nhưng hỏi phát triển bền vững thế nào, hay các chỉ số bảo vệ môi trường
8
ra sao, thì không có câu trả lời” hoặc “có nơi nói “ăn còn chưa đủ, đừng nói
chuyện môi trường”.
9
Phần 4:Một số ví dụ thực tiễn
Có thể nói trong thời gian qua rất nhiều các doanh nghiệp đã vi
phạm đạo đức kinh doanh,xả thải gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới môi
trường sinh thái cũng như môi trường sống của những người dân cạnh
khu vực bị ô nhiễm.Nghiêm trọng nhất là vào năm 2008 vụ việc Công ty
Vedan xả thải hàng nghìn mét khối nước thải từ các nhà máy của mình
không qua xử lý trực tiếp xuống sông Thị Vải ở tỉnh Đồng Nai, đã huỷ
hoại nặng nề môi trường sinh thái của dòng sông cũng như ảnh hưởng
tới toàn bộ các hộ dân sinh sông hai bên bờ.
Dưới đây là một số những dữ liệu liên quan đến vụ án ô nhiễm môi

trường của VEDAN:
 Sau khi vụ việc công ty VEDAN “đầu độc” sông Thị Vải
được đưa ra ánh sáng, ngày 19 tháng 9 năm 2008, Bộ Tài
nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm
của VEDAN, bao gồm:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với
nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với
các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.
10
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với
các nhà máy khác của công ty.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các
tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi
trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây
dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công
suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600
tấn/tháng.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây
dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công
suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh
bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200
tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700
tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không
qua thiết bị hạn chế môi trường.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi

trường.
11
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy
định trong giấy phép.
Nhận định: Những hành vi trên cho thấy một điều rõ ràng công
ty VeDan đã hoàn toàn bỏ qua đạo đức kinh doanh của mình, để
nhằm trục lợi hay vì mục tiêu lợi nhuận mà sẵn sàng huỷ hoại
cả một môi trường sống rộng lớn .Họ - công ty VeDan đã đặ lợi
ích của cộng đồng dưới lợi nhuận, không hề quan tâm tới những
người dân sống bên dòng sông bị họ làm cho ô nhiễm .
Công ty đã không có những động thái tích cực trong việc khắc
phục những hành động sai trái, vô đạo đức của mình.
Rõ ràng Vedan là một công ty không có đạo đức kinh doanh.
 Những ảnh hưởng của việc làm Vedan tới Môi trường,
Cộng Đồng,Khách hàng và các bên hữu quan khác.Nhóm
xin đưa ra tác động tới môi trường sinh thái,cộng đồng
trong bài nghiên cứu này:
• Môi trường sinh thái:
Việc Công ty VEDAN xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định
và có chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
12
trường sống bên ngoài, nhất là dòng sông Thị Vải, vốn dĩ không còn xa
lạ gì với công luận và dư luận người
dân quanh khu vực này.
Chỉ cần một cái lắc tay nhẹ nhàng,
toàn bộ nước thải, lẽ ra đi vào hệ thống vận hành, sẽ đổ thẳng xuống
dòng sông vô tội, mà bằng mắt thường khó mà phát hiện được. Theo dư
luận người dân quanh khu vực, hầu như hệ thống này chỉ làm việc vào
quá nửa khuya, lúc mọi người đã yên giấc.
Vào giữa năm 2006, khi Thanh tra Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài

nguyên và Môi trường, đã phát hiện dù có xây dựng 3 hệ thống xử lý và
xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là
nhằm đối phó, đúng hơn là ngụy
trang với cơ quan chức năng Trung
ương và địa phương. Theo nhận
định của đoàn thanh tra, hệ thống
này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc xử lý kỹ
thuật, nếu không nói là làm cho có.
Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường,
nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại,
đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát
hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Tại đây, chất rắn
13
lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá trị COD vượt 1,8 - 2,8 lần,
giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép làm cho các sinh vật nước giảm
hoạt động hoặc chết.Trong đó, COD (Chemical Oxygen Demand - nhu
cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học
trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ, DO là lượng oxy hoà tan trong
nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ
sinh, côn trùng v.v ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển
hoặc do quang hợp của tảo.
Vùng hạ lưu cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông khu
vực này không thể sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu. Nồng độ oxy tự
do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10
ppm, và dao động mạnh phụ thuộc
vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất,
sự quang hợp của tảo và v.v… Nước
bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu
nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn
đêm, cả khi thủy triều.

Theo tính toán sơ bộ của các nhà chuyên môn, với tổng lượng nước
thải hàng ngày vào khoảng hơn 4.000 m3 của một công ty sản xuất tầm
cỡ như VEDAN, nếu “không thèm” xử lý một ngày, có thể bỏ túi hàng
trăm triệu đồng. Vậy mà VEDAN còn kì kèo mức độ “đóng góp” ô
nhiễm môi trường trên sông Thị Vải
14
Theo phân tích số liệu, các nhà khoa học của VEDAN đã đưa ra mức
độ thiệt hại trên lưu vực sông Thị Vải, do VEDAN gây ra là 65%. Còn
trước đó, Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP.HCM)
đã đưa ra con số thiệt hại do VEDAN gây ra là 89%.
15
• Cộng Đồng:
Từ nhiều năm nay công ty VEDAN đã xả hàng nghìn mét khối
nước thải không qua xử lý khiến con sông Thị Vải trở nên đen ngòm, nổi
váng với mùi hôi thối bốc lên khó chịu gây hủy hoại môi sinh trên sông
khiến hơn 7000 hộ dân đang sống ở vùng ven sông rơi vào tình trạng
sống dở chết dở.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai (gọi tắt là Cảng
Đồng Nai), ông Nguyễn Mạnh Tiến còn cho rằng nước sông Thị Vải ô
nhiễm làm sức khỏe của hầu hết cán bộ, công nhân viên làm việc tại khu
vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ thường xuyên mắc các chứng
bệnh như viêm xoang, nhức đầu, sức khỏe giảm sút dẫn đến đau ốm liên
tục vì mùi hôi thối của nước sông. Cũng theo ông Tiến, các hãng tàu
nước ngoài cũng khẳng định nước ô nhiễm đã ảnh hưởng đến sức khỏe
của thủy thủ, thuyền viên của họ.
Không chỉ sát hại môi trường, độc chất của VEDAN còn khiến
nhiều người dân sống dọc lưu vực sông Thị Vải mắc các chứng bệnh lở
loét chân tay… kéo dài.
Nước sông ô nhiễm khiến các hộ dân ven sông Thị Vải sống khó
khăn hơn khi “đánh bắt bấp bênh, nuôi trồng thất bát”. Ngày trước khi

dòng sông này còn chưa bị ô nhiễm thì các hộ dân sông ven sông Thị
Vải sinh sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,
nhưng từ khi nguồn nước của sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng khiến cho
16
cuộc sống của họ trở nên khó khăn rất nhiều. Sông Thị Vải bị ô nhiễm
khiến cho các sinh vật sống trên con sông này chết dần chết mòn, tôm cá
ngày càng khan hiếm. Cuộc sống của những người dân sông bằng nghề
đánh bắt trên sông Thị Vải trở nên bấp bênh. Họ phải chật vật xoay xở,
phải đi tìm những công việc khác để nuôi sống bản thân và gia đình. Với
những hộ dân xây đầm để nuôi trồng thủy sản ở vùng ven sông Thị Vải
thì việc nước sông bị ô nhiễm đã gây nên tổn thất nặng nề cho họ. Họ
điêu đứng vì cá của họ chết hàng loạt, nổi và dạt trắng bờ. Cá không bán
được phải đi cho người khác làm phân hoặc phải đốt gây thiệt hại nặng
nề cho người dân đẩy họ rơi vào cảnh nợ nần khó trả. Nhiều hộ dân vì
bức bách kế sinh nhai trong khi tiền bồi thường còn chưa thấy nên họ
liều quay trở lại làm tôm nhưng lại thất bại, tiếp tục thua lỗ.
Chính vì thế, thật không ngoa để nói rằng hành vi xả nước thải ra
sông Thị Vải của công ty VEDAN là hành vi vô đạo đức khi học họ chỉ
nghĩ đến cái lợi của công ty mình mà không nghĩ cho cộng đồng. Công
ty hành xử hoàn toàn vô trách nhiệm trong việc khắc phục hậu quả. Họ
đã chấp nhận bồi thường thiệt hại cho các hộ dân ven sông Thị Vải dựa
trên những giá trị thực tế được xác định nhưng khi được đưa ra số liệu
xác thực thì họ lại “cò kè, trả giá” với số tiền phải bồi thường. Hành
động này của họ cho thấy được bản chất con buôn của công ty VEDAN
gây bất bình trong cộng đồng các doanh nghiệp và toàn xã hội. Tuy
nhiên, do người dân khiếu kiện quá nhiều nên sau khi thỏa thuận riêng rẽ
với đại diện của người dân tại 3 tỉnh, VEDAN đã chấp nhận bồi thường
220 tỷ cho hơn 7000 hộ dân. Hiện nay tuy nguồn nước đã bớt ô nhiễm,
17
không còn đen nữa nhưng người dân nơi đây lại phải đối mặt với sự ô

nhiễm không khí khi mà bốn ống khói từ nhà máy VEDAN cứ phảng
phất, cay nồng khiến những người dân sống quanh đó cảm thấy rất ngột
ngạt, gây thiệt hại cho cây trồng.
Những khoản lợi mà VEDAN bỏ túi chính được đánh đổi bằng sức
khoẻ, sinh mạng của người dân không những ở khu vực này mà còn lan
rộng khi nước sông Thị Vải được chảy đi khắp nơi. Sự ô nhiễm này nó
đã giết chết môi trường sống của các loài thủy sản và thực vật quanh
đây.
Kết Luận:
Vụ việc của VeDan đã gây nhức nhối trong dư luận , cũng
như đánh lên một hồi chuông cảnh tỉnh chính quyền trong
việc lơ là kiểm tra và giám sát việc các doanh nghiệp xử lí
nước thải hay bảo vệ môi trường dẫn tới những hậu hoạ như
thế này.Ngoài ra những thể chế pháp luật, những hình phạt
của luật pháp việt nam còn quá nhẹ, không mang tính răn đe
hay giáo dục đối với các doanh nghiệp về vấn đề môi trường.
Kết cục nặng nhất cho Vedan chính là việc sản phẩm của họ
bị tẩy chay , vì người tiêu dùng sau khi đọc được những bài
báo về vụ ô nhiễm của công ty, đã cảm thấy như chính mình
bị lừa dối, gián tiếp huỷ hoại môi trường và cuộc sống của
18
đồng bào mình. Sản phẩm bị tẩy chay, thương hiệu và hình
ảnh bị mất sau bao năm gây dựng, đó chính là bài học đắt giá
cho những doanh nghiệp khác khi mất đi đạo đức kinh doanh
của mình.
• Vụ công Ty BP & tràn dầu vịnh Mexico
Một thảm hoạ môi trường khác do sự tắc trách của công ty BP dẫn tới
việc hàng triệu gallon dầu tràn ra biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
môi trường biển, các loài động vật cũng như các bên hữu quan.
Khi thảm họa xảy ra, người ta ước tính mỗi ngày có tới hơn

750.000 lít dầu thô bị rò rỉ từ giàn khoan, mặt biển bị dầu loang rộng tới
khoảng 9.000km2. Hắc ín và dầu loang không chỉ gây ô nhiễm môi
trường mà còn trực tiếp phá hủy các hệ sinh thái cửa sông Mississippi và
vùng đầm lầy ngập mặn dọc duyên hải bang Louisiana của Mỹ.
Không chỉ ảnh hưởng đến các hệ
sinh thái ven biển, lượng dầu bị rò ra
từ khu vực giàn khoan của BP còn
khiến đất đai tại một số hòn
đảo bị ô nhiễm nặng nề,
thảm thực vật bị héo úa rồi
chết dần chết
19
mòn. Các loài chim di trú – những vị khách dừng chân ở vùng đất này
sau một hành trình dài mỏi mệt – cũng bị ảnh hưởng.
Qua khảo sát, các cơ quan chức năng phát hiện có một tỷ lệ không
nhỏ người dân bang Louisiana, Alabama, Texas, Flo, lở loét, cùng những
dấu hiệu bất thường trong gan, phổi, máu, tuyến giáp hoặc hệ thần
kinh… Nguyên do chính được đưa ra lý giải cho các triệu chứng trên là
hiện tượng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm hệ sinh thái từ những vệt dầu
loang trong thảm họa lịch sử.
Cùng với đó, ngành công nghiệp cá và du lịch của các bang nói
trên của Mỹ cũng hứng chịu tác động khi sản lượng đánh bắt tôm, cua,
cá và các loài hải sản khác của ngư dân mỗi ngày một kém. Thậm chí,
nhiều nơi đã ngừng thu mua hải sản có xuất xứ từ đây vì lo ngại nhiễm
độc. Nước biển và những bãi cát ven bờ cũng nhuốm
đầy dầu và hắc ín, làm phá
sản ngành
du lịch địa phương… Chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất là bang Louisiana, với ước tính thiệt
hại ban đầu không dưới 4 tỷ USD, chưa kể

chi phí thực tế đối với hệ sinh thái và
sinh kế người dân chưa được đánh giá một
cách đầy đủ.
20
BP có thực sự khắc phục hậu quả hay không?
Sau hơn 1 năm thu hồi và khắc phục dâu loang , thì công ty đã cho
biết thu hổi được 90% lượng dầu loang trên biển nhưng thật sự thì số
lượng dầu tràn ra từ những dàn khoan bị nổ của BP đã ngấm vào các
thảm thực vật trên các đảo,các vùng duyên hải của Mỹ thì làm sao mà có
thể khắc phục được.Những người dân bị ảnh hưởng bởi vụ việc thì làm
sao công ty có thể trả lại sức khoẻ cho họ được.Rồi thì hàng nghìn loài
chim khi bay qua ngang khu vực dầu loang bị dính dầu không thể bay
được, không thể kiếm ăn được.
Đáng nói nhất phải kể tới việc BP sử dụng hơn 4 triệu lít hóa chất
phân tán dầu Corexit phun xuống khu vực dầu tràn nhằm giảm thiểu tác
hại của dầu loang. Tuy được cho là không ảnh hưởng đến môi trường
biển nhưng các chất phân tán này lại ảnh hưởng đến sinh vật thông qua
con đường tích tụ sinh học – một dạng tích lũy độc tố trong cơ thể sinh
vật, gây nguy hại cho sự sống của các loài hải sản cũng như cho sức
khỏe con người.
21
Phần 5: Giải pháp theo quan điểm đức trị
Quan điểm Đức trị hoàn toàn trái ngược với quan điểm pháp
trị.Nếu lấy pháp trị để xử phạt,để răn đe những hành vi sai trái làm tổn
hại môi trường thì quan điểm Đức trị lại giáo huấn người ta làm việc
thiện , giáo dục tư tưởng của con người từ trong suy nghĩ để họ coi việc
bảo vệ cộng đồng và môi trường sống là việc trên hết không phải lách
luật để có lợi nhuận.Tuy nhiên những việc làm này thì thường tốn thời
gian, hiệu quả nhìn thấy sẽ chậm nhưng lại được cái về lâu về dài
Việc bảo vệ môi trường sống của cộng đồng và sinh thái không

phải việc làm của mình doanh nghiệp mà là của toàn cộng động, của mỗi
con người chúng ta
Nhà nước nên tích cực tuyên truyền việc bảo vệ môi trường sống
và sinh thái sâu rộng trong toàn xã hội chứ không phải chỉ đơn giản là
khẩu ngữ hay băng rôn.Cần có việc làm cụ thể , những cuộc họp với
dân, lắng nghe dân trình bày về môi trường từng khu vực và mời các nhà
khoa học đến làm rõ những vấn đề môi trường cho dân nghe.
Các doanh nghiệp nên có những tuyên ngôn,slogan liên quan đến
đạo đức kinh doanh để áp dụng vào cho doanh nghiệp của mình cụ thể.
Để từ những nhà quản lý đến nhân viên ý thức được hành động của mình
ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng.
22
23
Bài nghiên cứu được hoàn thành nhờ vào sự đóng góp
và sưu tầm tài liệu của các thành viên trong nhóm cũng
như sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn.Chúng em xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Ao Thu Hoài.
Do sự hiểu biết còn hạn chế cùng với thời gian hoàn
thành gấp rút, nên bài tiểu luận của chúng em không tránh
khỏi những thiếu sót. Mong rằng chúng em sẽ nhận được
những sự góp ý của cô.
Xin chân thành cảm ơn cô!
24

×