Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, KHOA HỌC LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.11 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ
Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (tr25)
1. Nêu tình hình đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất?
- Triều đình lục đục, tranh giành nhau ngai vàng.
- Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia đất nước thành 12
vùng.
- Làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá.
- Quân thù ngoài bờ cõi đang lăm le xâm lược.
2. Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất
nước?
- Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống
nhất đất nước (năm 968).
Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ
nhất (năm 981)
1. Trình bày tình hình đất nước ta trước khi quân Tống sang
xâm lược?
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại.
Con thứ là Đinh Toàn (6 tuổi) lên ngôi, không lo nổi việc nước.
Quân Tống lợi dụng thời cơ đó sang xâm lược nước ta.
Lúc đó, Lê Hoàn là người tài giỏi được mời lên làm vua.
1
3. Trình bày ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược.
- Giữ vững được nền độc lập của nước nhà.
- Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của
dân tộc.
4. Dựa vào nội dung và hình 2 của bài, hãy trình bày diễn biến
chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
Năm 981 quân Tống theo hai đường thủy và bộ ồ ạt tiến vào xâm
lược nước ta.


Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng
quân thủy bị đánh lui.
Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt ở Chi
Lăng (Lạng Sơn), buộc chúng phải rút quân.
Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt địch. Cuộc kháng chiến
thắng lợi.
Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
1. Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Đại La là: - Vùng đất ở trung tâm của đất nước,
- Đất rộng lại bằng phẳng,
- Dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú
tốt tươi.
2. Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa?
Đại La, Đông Kinh, Đông Quan, Hà Nội.
2
3. Vương triều Lý bắt đầu từ năm nào?
- Vương triều Lý bắt đầu từ năm 1009.
4. Nhà Lý rời đô ra Thăng Long vào năm nào? Đến nay là được
bao nhiêu năm?
- Nhà Lý rời đô ra Thăng Long vào năm 1010. Đến nay là được
1004 năm.
Bài 10: Chùa thời Lý
1. Vì sao dân ta tiếp thu đạo Phật?
vì đạo Phật dạy người ta phải thương yêu đồng loại, phải biết
nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử
tàn ác với loài vật,…Những điều này phù hợp với lối sống và cách
nghĩ của người Việt, nên sớm được người Việt tiếp nhận và tin
theo.
2. Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất
thịnh đạt?

- Nhiều nhà vua thời Lý cũng theo đạo Phật.
- Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình,
- Chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
3. Thời Lý, chùa được sử dụng vào việc gì?
- Nơi tu hành của các nhà sư và cũng là nơi tổ chức lễ bái của đạo
Phật.
- Là trung tâm văn hóa của các làng xã.
5. Chùa Giạm, chùa Một Cột, chùa Keo, chùa Phật Tích ở đâu?
3
Chùa Giạm, chùa Phật Tích ở Bắc Ninh; chùa Một Cột ở Hà Nội;
chùa Keo ở Thái Bình.
6. Mô tả 1 ngôi chùa mà em biết?
Chùa Một Cột còn gọi là chùa Diên Hựu. Chùa được dựng trên một
cột đá cao giữa hồ Linh Chiểu. Trong long hồ trồng nhiều sen. Trên
cột đá là hình tòa sen bằng gỗ, đỡ một ngôi chùa nhỏ.
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ
hai (1075 - 1077)
1. Khi biết quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai,
Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?
- chủ trương: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước
để chặn mũi nhọn của giặc”.
2. Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
3. Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào cuối năm 1076.
4. Lưc lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế
nào? Do ai chỉ huy?
Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự
chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta.
5. Dựa vào lược đồ, em hãy tường thuật lại cuộc chiến đấu bảo

vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của sông ta?
4
- Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách Quỳ cho quân đóng
bè tổ chức tiến công ta.
- Hai bên giao chiến ác liệt, phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng
như sắp vỡ.
- Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại
giặc.
- Quân giặc chống cự không nổi, vội tìm đường tháo chạy. Trận
Như Nguyệt ta đại thắng.
8. Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược lần thứ hai?
Số quân Tống bị chết đến quá nửa, số còn lại rút về nước.
Bài 12: Nhà Trần thành lập
1. Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đến cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Năm 1226, Lý
Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được
thành lập.
2. Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất
nước?
- Nhà Trần chú ý xây dựng lược lượng quân đội.
- Chăm lo bảo vệ đê điều.
- Khuyến khích nông dân sản xuất.
3. Tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua
và quan, giữa vua và dân chưa quá xa cách?
5
- Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến
thỉnh khi có việc cần cầu xin hoặc oan ức.
- Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca
hát vui vẻ.

Bài: 13: Nhà Trần và việc đắp đê
1. Nhà trần có những biện pháp gì và thu được kết quả như thế
nào trong đắp đê?
Biện pháp: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt
bão:
• Lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.
• Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê suốt
từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển.
• Khi có lũ lụt, tất cả mọi người đều phải tham gia bảo vệ đê.
• Các vua nhà trần cũng co khi tự mình trông nom việc đắp đê.
Kết quả: Hệ thống đê đã hình thành dọc theo sông Hồng và các con
sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hệ thống đê
điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống
nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ, nhờ công cuộc đắp
đê, trị thủy cũng làm cho nhân dân ta thêm doàn kết.
Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên
6
1. Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông Nguyên của
quân dân nhà trần được thể hiện như thế nào?
- Khi vua Trần mời các bô lão về hỏi ý kiến ở điện Diên Hồng, tất
cả đều hô vang “Đánh!”.
- Trần Hưng Đạo viết “Hịch tướng sĩ”
- Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”.
2. Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần
đã dùng kế gì để đánh giặc?
Kế “vườn không nhà trống”:
- Vua tôi nhà Trần chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long.
- Chờ cho quân giặc mệt mỏi và đói khát, quân ta tấn công quyết
liệt vào Thăng Long và giành được thắng lợi.

3. Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có
tác dụng như thế nào?
- Làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người,
không một chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân
địch hao tổn, trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng.
7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng
Bắc Bộ
Địa hình: - có dạng hình tam giác
- là đồng bằng lớn châu thổ lớn thứ hai của nước ta, do
sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.
- bề mặt khá bằng phẳng.
Sông ngòi: có nhiều sông ngòi, trong đó có 2 sông lớn nhất là sông
Hồng và sông Thái Bình
Vào mùa hạ mưa nhiều, nước các sông dâng cao thường
gây ngập lụt ở đồng bằng.
Để ngăn lũ người dân nơi đây đã cho đắp đê dọc hai
bên bờ sông.
Câu 2: Em hãy cho biết đê có tác dụng, vị trí, đặc điểm gì?
Tác dụng: ngăn lũ lụt
Vị trí: đọc hai bên bờ sông
Đặc điểm: dài, cao và vững chắc.
Câu 3: Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức vào thời gian
nào? Để làm gì? Trong lễ hội có những hoạt động nào?
8
- Thời gian: mùa xuân và mùa thu
- Để làm (mục đích): để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa
màng bội thu;
Để kỉ niệm, tế lễ các thần, thánh, người có

công với làng.
- Trang phục: Nam: áo the, khăn xếp
Nữ: áo tứ thân, váy đen, đội nón quai thao hoặc vấn
khăn mỏ quạ.
- Các hoạt động thường có: tổ chức tế lễ và các hoạt động vui
chơi giải trí như: Chọi gà, cờ người, thi thổi cơm, rước kiệu, tế lễ…
Câu 4: Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em
biết:Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng…
Câu 5: Nêu đặc điểm nhà ở của người dân Đồng bằng Bắc Bộ?
- Nhà thường xây bằng gạch, vững chắc.
- Xung quanh nhà thường có sân, vườn, ao.
- Nhà thường quay về hướng Nam.
- Ngày nay, nhà ở của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thường có
thêm các đồ dùng tiện nghi.
Câu 6: Đặc điểm làng xóm của Đồng bằng Bắc Bộ
- Trước đây làng thường có lũy tre xanh bao bọc.
- Làng có nhiều nhà quây quần với nhau.
- Mỗi làng thường có đền thờ thành hoàng làng, chùa, miếu.
Câu 7: Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc
Bộ.
9
-Cây trồng: lúa gạo, ngô, khoai, cây ăn quả, rau…
-Vật nuôi: Nuôi gia súc,gia cầm như: lợn, gà, vịt vào loại nhiều
nhất nước ta. Ngoài ra còn nuôi và đánh bắt cá, tôm.
Câu 8: Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
- Nhờ có đất phù sa màu mỡ,
- nguồn nước dồi dào,
- người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
Câu 9: Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh?
Đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Vào

các tháng mùa đông, nhiệt độ hạ thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trồng các loại rau xứ lạnh.
Câu 10: Kể tên một số nghề thủ công truyền thống của người
dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Một số nghề thủ công truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ: dệt lụa
ở Vạn Phúc, làm gốm sứ Bát Tràng, dệt chiếu cói Kim Sơn, chạm
bạc Đồng Sâm, sản xuất gỗ Đồng Kỵ
Câu 11: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
-Mua, bán hàng hóa là hoạt động diễn ra tấp nập nhất ở các chợ
phiên. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là những sản phẩm sản xuất
tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ
cho sản xuất và đời sống. Nhìn các hàng hóa bàn ở chợ, ta có thể
biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng những nghề gì.
- Chợ phiên của các địa phương gần nhau thường không trùng
nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến chợ mua và bán.
10
Câu 12: Nêu những ví dụ cho thấy Hà Nội là trung tâm chính
trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của nước ta.
Hà Nội là trung tâm chính trị: Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây
là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước ta
như: nhà Quốc hội,
Nội là trung tâm văn hóa, khoa học: Quốc Tử Giám ở Hà Nội là
trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập
trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tang, thư viện
hàng đầu của cả nước.
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội còn có các nhà máy, khu
công nghệ cao, làng nghề… làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại,
giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu
thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện…

Câu 13: Hãy nêu tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
của Hà Nội
-Hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, đền Ngọc Sơn, Văn
Miếu- Quốc Tử Giám, chùa Hương, làng cổ Đường Lâm,…
11
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC
1. Nước có những tính chất gì?
- Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không
vị, không có hình dạng nhất định.
- Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía,
- Thấm qua một số vật, hòa tan được một số chất.
2. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
- Hơi nước bay cao, gặp lạnh ngưng tụ lại thành nhưng hạt nước rất
nhỏ, tạo nên các đám mây.
- Các giọt nước có trong đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
3. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
Mây trắng
Mây đen
Mưa
Hơi nước
Nước
12
5. Nêu vai trò của nước trong
a. Sinh hoạt: Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống của
con người cũng như trong sinh hoạt và vui chơi như: Uống, nấu
cơm, tắm, lau nhà, giặt quần áo, đi bơi, đi vệ sinh, tắm cho súc vật,
rửa xe,…
b. Trong lao động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
- trồng lúa, tưới rau, trồng cây non, tưới hoa, tưới cây
- quay tơ, chạy máy bơm, chạy ô tô, chế biến hoa quả, làm đá, chế

biến thịt hộp, cá hộp,…
6. Vai trò của nước đối với đời sống của con người, động vật và
thực vật.
- Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực
vật. Mất nước từ mười đến hai mươi phần trăm (10-20%) nước
trong cơ thể, sinh vật sẽ chết.
- Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan và
tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật.
- Nước giúp cơ thể thải ra các chất thừa, chất độc hại.
- Nước còn là môi trường sống cuả nhiều động vật và thực vật.
7. Nêu dấu hiệu của nước bị ô nhiễm.
- có màu, có chất bẩn,
- có mùi hôi,
- có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc
chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
13
8. Nêu dấu hiệu của nước sạch.
- trong suốt, không màu, không mùi, không vị,
- không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức
khỏe con người.
9. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm?
Có nhiều nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm:
- Xả rác, phân nước thải bừa bãi: vỡ ống nước, lũ lụt,…
- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy,
không qua xử lí, xả thẳng vào sông hồ,…
- Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ… làm ô nhiễm không khí,
ô nhiễm nước mưa.
- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu… làm ô nhiễm nước biển.
10. Nêu một số cách làm sạch nước ở gia đình em.
- Dùng bể đựng cát sỏi để lọc

- Dùng bình lọc nước
- Dùng bông lót ở phễu để lọc
- Dùng nước vôi trong
- Dùng phèn chua
- Dùng than củi
- Đun sôi nước
11. Nêu cách bảo vệ nguồn nước.
- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: giếng nước, hồ
nước, đường ống dẫn nước,
- Không đục phá ống nước,
14
- Xây nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn. Nhà tiêu phải làm xa
nguồn nước.
12. Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
- Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì
vậy không được lãng phí nguồn nước
- Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước
cho nhiều người khác được dùng
13. Không khí có những tính chất gì?
- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
- Không có hình dạng nhất định
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
14. Không khí gồm những thành phần chính nào? khí ô xi và khí
ni tơ
Thành phần nào duy trì sự cháy? khí ô xi
Thành phần nào không duy trì sự cháy? khí ni tơ
Thành phần nào quan trọng nhất với con người? Khí ô xi
Câu 15. Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?
• Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,…là những nguyên nhân
làm ô nhiễm không khí.

Câu 16. Nêu một số cách để chống ô nhiễm không khí.
• Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí,
• giảm lượng khí độc hại của xe có động cơ và của nhà máy,
• giảm bụi, khói đun bếp,
• bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh…
15
Câu 17: Tại sao, chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi
uống? để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại
trong nước.
Câu 18: Không khí có ở đâu?
Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có
không khí.
16

×