Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giá trị pháp lý của Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.03 KB, 14 trang )

I. LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................1
II. NỘI DUNG.......................................................................................................................1
1. Khái niệm của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật..................1
2. Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật........................2
3. Giá trị pháp lý của Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật..............5
4. Ví dụ minh hoạ..............................................................................................................6
KẾT LUẬN............................................................................................................................6
I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian qua, đặc biệt là hơn hai thập kỉ của thời kì đổi mới,
Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hoạt động xây dựng
pháp luật. Hiện nay, các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến hoạt
động xây dựng pháp luật đã dần dần xác lập được một qui trình tương đối
khoa học, hợp lí, dân chủ, đồng bộ về thủ tục, trình tự soạn thảo, ban hành
văn bản qui phạm pháp luật. Đặc biệt Nhà nước đã xác định rõ cơ chế phân
công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong qui trình xây dựng
văn bản từ giai đoạn lập chương trình, soạn thảo, thẩm tra, thẩm định đến
giai đoạn xem xét, thông qua, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản qui
phạm pháp luật. Thực tế chỉ ra rằng hoạt động thẩm định dự thảo văn bản
qui phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong quá trình ban hành văn bản
qui phạm pháp luật và các Báo cáo thẩm định dự thảo qui phạm pháp luật
luôn có giá trị pháp lí nhất định đối với các chủ thể có liên quan. Với mong
muốn tìm hiểu về vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL
và giá trị pháp lí của Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản QPPL, bài viết
này hướng vào giải quyết nội dung: “Vai trò của hoạt động thẩm định dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật và giá trị pháp lí của Báo cáo thẩm định
dự thảo văn bản qui phạm pháp luật. Cho ví dụ minh họa.”
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm
pháp luật
Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khái niệm thẩm định dự thảo văn
bản qui phạm pháp luật khác nhau, tuy nhiên, Qui chế thẩm định dự án, dự


1
thảo văn bản qui phạm pháp luật ban hành theo Quyết định số 05/2007/QĐ
– TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ định nghĩa hoạt động
thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật là hoạt động “xem xét, đánh
giá về nội dung, hình thức của dự án, dự thảo nhằm đảm bảo tính hợp hiến,
hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp
luật.” Đây có thể coi là cách tiếp cận thể hiện rõ nét nhất bản chất cũng
như đặc trưng của hoạt động thẩm định.
2. Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp
luật
Thẩm định dự thảo VBQPPL là đảm bảo khi VBQPPL được ban
hành sẽ đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung đảm
bảo không trái với qui định của cấp trên, phù hợp với thực tế của địa
phương và có tính khả thi cao.
Theo qui định tại Điều 36 Luật BHVBQPPL 2008, cơ quan có quyền
thẩm định là Bộ Tư pháp, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự
thảo Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trước khi trình Chính phủ. Theo
quy định của Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND 2004 và Nghị định
số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006, thì sở tư pháp và phòng tư pháp có
trách nhiệm thẩm định các VBQPPL do HĐND, UBND cấp tỉnh và UBND
cấp huyện ban hành.
Có thể nói, thẩm định dự thảo Luật là một khâu quan trọng trong quá
trình đưa ra một văn bản pháp luật vào với cuộc sống.
Thẩm định một dự thảo văn bản QPPL chính là phát biểu về tính
pháp lí của văn bản. Việc thẩm định bắt đầu từ câu hỏi liệu văn bản pháp
luật dự kiến và phạm vi điều chỉnh của văn bản dự kiến có đạt được mục
đích đề ra hay không. Sau đó, trọng tâm của việc thẩm định là câu hỏi liệu
VBQPPL có phù hợp với văn bản PL có thứ bậc hình thức cao hơn hay
không. Việc thẩm định tập trung vào tính hợp hiến, sự phù hợp với luật
pháp quốc tế. Ngoài ra còn phải thẩm định liệu việc ban hành ra một văn

2
bản pháp luật như vậy có mâu thuẫn gì với trật tự pháp luật đang hiện hành,
có đúng về mặt trật tự, thứ tự ưu tiên hình thức văn bản có được tôn
trọng… Thẩm định văn bản QPPL nếu trả lời được hết và đầy đủ các dự
liệu trên thì văn bản QPPL có khả năng áp dụng và thực hiện vào thực tiễn
sẽ rất cao và như vật tính khả thi của văn bản QPPL sẽ được đảm bảo.
Do đó vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật đã được ghi nhận và đánh giá cao dưới nhiều góc độ khác nhau,
thể hiện ở những phương diện sau đây:
Thứ nhất, thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật là một giai
đoạn quan trọng không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản qui
phạm pháp luật. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có thẩm
quyền chính thức xem xét, ban hành văn bản (đối với Nghị định của Chính
phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ) hoặc trước khi Chính phủ xem xét thông qua để
trình Quốc hội (đối với dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội) hoặc Ủy ban
Thường vụ Quốc hội (đối với dự án Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội) xem xét, ban hành...
Thứ hai, hoạt động thẩm định còn là căn cứ, cơ sở, chuẩn mực đánh
giá dự thảo văn bản qui phạm pháp luật góp phần đảm bảo tính khả thi của
văn bản pháp luật. Với tư cách là “cơ quan tham mưu”, là “người gác
cổng”, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm định dự thảo
văn bản qui phạm pháp luật có trách nhiệm đưa ra những đánh giá, xem xét
rất cơ bản và trung thực giúp cơ quan hữu quan tiếp cận được với dự thảo
văn bản qui phạm pháp luật một cách nhanh nhất, sâu nhất, có trọng tâm
nhất. Điều đó thực sự giúp trả lời nhanh chóng, chính xác và thỏa đáng câu
hỏi: “đồng ý hay không” đối với mỗi vấn đề của dự thảo, giúp văn bản qui
phạm pháp luật được thông qua thuận lợi. Mặt khác, cùng với việc cung
cấp thông tin về dự thảo dưới góc độ vừa mang tính toàn diện, vừa mang
tính chuyên môn thẩm định còn là cơ sở để giải thích, thuyết phục về

3
những ý đồ lập pháp, đồng thời là cơ sở để giải thích luật sau này. Chỉ có
thông qua công tác thẩm định, cơ quan có thẩm quyền mới đánh giá được
những mặt được cũng như chưa được của các dự thảo văn bản qui phạm
pháp luật và từ đó đảm bảo tính khả thi cũng như đề xuất những biện pháp
thích hợp để nâng cao chất lượng dự án, dự thảo. Nếu cơ quan có thẩm
quyền không thẩm định tốt tính khả thi của dự thảo, thì sẽ để lọt các văn
bản không có tính khả thi, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội,
làm ảnh hưởng lớn đến niềm tin của tổ chức và công dân đối với tính
nghiêm túc của pháp luật.
Thứ ba, thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật còn có ý
nghĩa vô cùng đặc biệt đối với cơ quan soạn thảo. Đóng vai trò là hoạt động
kiểm định lại kết quả làm việc của cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định góp
phần không nhỏ trong việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan này. Những
tham vấn trong các báo cáo thẩm định được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp
thu, kịp thời sửa đổi đã mang lại chất lượng cao hơn cho dự thảo cũng như
hiệu quả làm việc của cơ quan này. Từ đó, cơ quan chủ trì soạn thảo dần
dần hoàn thiện hơn cả về kĩ năng lẫn trách nhiệm trong quá trình soạn thảo
văn bản qui phạm pháp luật.
Thứ tư, thẩm định còn là cơ chế đảm bảo, nâng cao sự phối hợp và
giám sát lẫn nhau của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động ban hành
văn bản qui phạm pháp luật – một khía cạnh của hoạt động quản lí nhà
nước. Thẩm quyền thẩm định dự thảo văn bản pháp luật được giao cho một
số chủ thể nhất định nhưng hoạt động này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng
và ăn khớp của hầu hết các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng và ban
hành văn bản qui phạm pháp luật. Các bước từ chuẩn bị dự án, lập dự thảo
đến trình dự thảo đều ảnh hưởng đến khâu thẩm định dự thảo và ngược lại,
kết quả của việc thẩm định dự thảo cũng có tác động không nhỏ đến các
giai đoạn trên. Có thể đánh giá một cách chung nhất, các cơ quan có thể
ban hành văn bản qui phạm pháp luật nhanh chóng, thuận lợi là nhờ một

4
qui trình thẩm định tương đối khoa học, hợp lí. Nếu hoạt động thẩm định
không chuẩn xác hoặc được tiến hành không đảm bảo yêu cầu về mặt
chuyên môn sẽ mang lại cho các chủ thể có thẩm quyền khác trong hoạt
động soạn thảo những bức xúc, mâu thuẫn, ảnh hưởng đến chất lượng các
văn bản qui phạm pháp luật được ban hành. Ở một góc độ khác, khi có sự
tham gia của hoạt động thẩm định, các chủ thể có thẩm quyền trong soạn
thảo văn bản còn nâng cao được ý thức trách nhiệm của mình, từ đó hoàn
thành tốt và ngày càng hoàn thiện hơn nữa công việc được giao.
Như vậy, hoạt động thẩm định văn bản qui phạm pháp luật có vị trí
và vai trò rất quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật. Nó vừa góp
phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất vừa góp phần khắc
phục tính cục bộ trong quá trình xây dựng pháp luật, một trong những yếu
tố quan trọng để xây dựng Việt Nam thành Nhà nước pháp quyền Xã hội
chủ nghĩa trong tương lai.
3. Giá trị pháp lý của Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật
Theo quy định của Luật BHVBQPPL 2008, thẩm định là một khâu
bắt buộc trong quy trình ban hành VBQPPL. Tuy nhiên, quy định của pháp
luật cũng chỉ dừng ở đó mà không có quy định cụ thể giá trị pháp lý của
báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định chỉ được coi như một kênh ý kiến để
cơ quan ban hành tham khảo.
Về mặt pháp lý, rõ ràng báo cáo thẩm định không phải là VBQPPL
nên đương nhiên nó không có giá trị bắt buộc đối tượng phải thi hành và
cũng không có chế tài đối với những người không thi hành. Với địa vị pháp
lý như vậy, giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định hiện nay nhiều khi còn
chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, cơ quan soạn thảo có thể không tiếp
thu ý kiến thẩm định; không giải trình khi cơ quan thẩm định yêu cầu; thậm
chí không cần ý kiến của cơ quan thẩm định mà cũng không phải chịu chế
tài pháp lý nào.

5

×