Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

báo cáo thực tập Quản lý ký túc xá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU
PHẦN TỬ MÔ
HÌNH
KÝ HIỆU Ý NGHĨA
Biểu đồ USE CASE
Tác nhân
(Actor)
Một người / nhóm người hoặc một
thiết bị hoặc hệ thống tác động hoặc
thao tác đến chương trình.
Use-case
(“Ca” sử dụng)
Biểu diễn một chức năng xác định
của hệ thống
Mối quan hệ giữa
các use case
Use case này sử dụng lại chức năng
của use case kia
Use case này mở rộng từ use case kia
bằng cách thêm chức năng cụ thể
Use case này kế thừa các chức năng
từ use case kia
Biểu đồ LỚP
Lớp
(Class)
Biểu diễn tên lớp, thuộc tính, và
phương thức của lớp đó
Quan hệ kiểu kết
hợp


Biểu diễn quan hệ giữa hai lớp độc
lập, có liên quan đến nhau
Quan hệ hợp thành Biểu diễn quan hệ bộ phận – tổng thể
Quan hệ phụ thuộc
Các lớp phụ thuộc lẫn nhau trong
hoạt động của hệ thống
Biểu đồ TRẠNG THÁI
Trạng thái
Biểu diễn trạng thái của đối tượng
trong vòng đời của đối tượng đó
Trạng thái khởi
đầu
Khởi đầu vòng đời của đối tượng đó
Trạng thái kết thúc Kết thúc vòng đời của đối tượng
Chuyển tiếp
(transition)
Chuyển từ trạng thái này sang trạng
thái khác
Biểu đồ TUẦN TỰ
Procedure
(Phương thức)
Là một phương thức của B mà đối
tượng A gọi thực hiện.
Message
(Thông điệp)
Là một thông báo mà B gởi cho A.
Biểu đồ HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
Mô tả hoạt động gồm tên hoạt động
và đặc tả của nó

Trạng thái khởi
đầu
Trạng thái kết thúc
Thanh đồng bộ
ngang
Mô tả thanh đồng bộ ngang
Chuyển tiếp
Quyết định Mô tả một lựa chọn điều kiện
Các luồng
Phân tách các lớp đối
tượng khác nhau trong
biểu đồ hoạt động
Phân cách nhau bởi một đường kẻ
dọc từ trên xuống dưới biểu đồ
Biểu đồ THÀNH PHẦN
Thành phần
Mô tả một thành phần của biểu đồ,
mỗi thành phần có thể chứa nhiều
lớp hoặc nhiều chương trình con
Mối quan hệ phụ
thuộc giữa các
thành phần
Mỗi quan hệ giữa các thành
phần(nếu có)
Biểu đồ TRIỂN KHAI
Các node
(các thiết bị)
Biểu diễn các thành phần không có
bộ vi xử lý
Các bộ xử lý

Biểu diễn các thành phần có bộ vi xử

Liên kết truyền
thông TCP/IP
Giao thức truyền thông TCP/IP
thông qua kết nối mạng LAN
LỜI MỞ ĐẦU
Công việc quản lý là việc phổ biến và khá quan trọng trong xã hội hiện nay.Vì
vậy chất lượng quản lý và giảm thiểu chi phí là mục tiêu cho các nhà quản lý.
Để đạt mục tiêu đó, việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã trở nên
khá phổ biến.Với một phần mềm quản lý cơ bản, nguồn nhân lực được giảm thiểu tối
đa, tiết kiệm về kinh tế, bên cạnh đó tính chính xác cũng được đảm bảo hơn, dễ dàng
trong việc quản lý.
Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại hiện nay, ứng dụng tin học vào các ngành kinh tế góp phần quan
trọng trong sự thành công và tăng trưởng của từng ngành. Đặc biệt là việc ứng dụng
tin học vào các lĩnh vực quản lý của các hệ thống như bến xe, ngân hàng, công ty,
trường học… đã giảm thiểu được số lượng phí đầu tư cho nguồn nhân công, đồng thời
tăng hiệu quả tính chính xác trong việc quản lý.
Trường đại học Điện Lực với số lượng sinh viên tương đối nhiều. Việc quản lý
ký túc xá sinh viên của trường là rất khó khăn nếu không có sự ứng dụng của tin học.
Vì vậy, để có thể quản lý được ký túc xá sinh viên một cách chặt chẽ và hiệu quả cần
xây dựng một hệ thống quản lý bằng tin học. Đây là vấn đề rất cần thiết với nhà
trường.
Từ đó chúng em đi sâu nghiên cứu và xây dựng hệ thống “Quản lý ký túc xá”,
cùng với sự hướng dẫn của thầy Lê Mạnh Hùng.
Tên đề tài.
Xây dựng “hệ thống quản lý ký túc xá”.
Mục tiêu đề tài :
Thay thế việc ghi chép trên số sách bằng cách nhập, xuất và lưu trữ thông tin một

cách nhanh chóng, chính xác và an toàn trên máy tính.Đáp ứng kịp thời thông tin khi
người dùng cần đến.Tránh sai sót và giảm thiểu về thời gian công việc nhằm nâng cao
hiệu quả công việc quản lý.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Quy trình quản lý sinh viên ở ký túc xá.
- Các vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý số lượng sinh viên trong ký
túc xá, tình hình an ninh, tra cứu tìm kiếm sinh viên. Từ đó tiến hành xây
dựng cơ sở dữ liệu và khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý.
5
- Theo dõi và báo cáo tình hình cho ban quản lý ký túc, đáp ứng yêu cầu quản
lý của trung tâm dịch vụ trong thời điểm hiện tại và phát triển trong tương lai.
- Đề tài được khảo sát thực tế tại ký túc xá trường đại học Điện Lực, 235
Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát áp dụng:
 Phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp cô phụ trách quản lý ký túc xá, cô Nguyễn
Thị Bình - quản lý ký túc xá trường Đại học Điện Lực, để thu thập thông
tin và yêu cầu cần thiết cho hệ thống.
 Quan sát: Qua quan sát trực tiếp tại trường Đại học Điện Lực: Quan sát
được tổng quát hệ thống nhà ở ký túc xá và số phòng của mỗi khu nhà ở.
 Tài liệu: Thu thập các tài liệu như: Hợp đồng thuê nhà ở, biên lai thu tiền
phòng, danh sách tiền điện từng tháng.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: mục đích để chứng minh từng luận điểm của
đề tài có tính thuyết phục hơn.
Phương pháp mô hình hóa hệ thống theo hướng đối tượng:
 Hình dung hệ thống theo thực tế hay theo mong muốn của chúng ta.
 Chỉ rõ cấu trúc hoặc ứng xử của hệ thống.
 Tạo khuôn mẫu hướng dẫn nhà phát triển trong suốt quá trình xấy dựng hệ
thống.
 Ghi lại các quyết định của nhà phát triển để sử dụng sau này.

 Làm công cụ cho phép mọi thành viên phát triển dự án có thể hiểu và làm
việc với nhau.
6
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Lời nói đầu: Nêu rõ mục đích tại sao chọn đề tài này
Chương 1: Tổng quan về ký túc xá trường Đại học Điện Lực.
o Nhằm giới thiệu tổng quan về ký túc xá trường Đại học Điện Lực, bao
gồm: Quy mô, cơ cấu tổ chức, chức năng từng bộ phận, cơ sở vật chất
hiện tại của hệ thống quản lý ký túc xá.
o Mô tả hoạt động của việc quản lý ký túc xá.
o Nêu ra bài toàn cần tin học hóa và các yêu cầu cho phần mềm quản lý
o Sơ bộ về quy trình nghiệp vụ của hệ thống đưa ra.
Chương 2: Phân tích hệ thống
o Đưa ra đặc tả yêu cầu của phần mềm.
o Phân tích dữ liệu vào và các đặc tả yêu cầu, để nêu ra các biểu đồ use
case, biểu đồ trạng thái giữa các đối tượng, biểu đồ lớp các đối tượng.
Chương 3: Thiết kế hệ thống
o Thiết kế các kiến trúc và hoạt động của các chức năng hệ thống.
o Mô tả thành phần và triển khai của hệ thống.
o Thiết kế cơ sở dữ liệu
Chương 4: Chương trình
o Giao diện chương trình.
o Mô tả ngôn ngữ lập trình sử dụng và công nghệ sử dụng.
o Tổng kết những kết quả đạt được và những ưu, nhược điểm của phần mềm
xây dựng được.
Kết luận: Tổng kết đề tài và lời cảm ơn.
7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN
LỰC
1.1. Cơ sở lý thuyết khảo sát hiện trạng.

Đây là bước mở đầu của quá trình phát triển hệ thống, còn gọi là bước đặt vấn đề
hay nghiên cứu sơ bộ. Khảo sát thực tế để làm quen và thâm nhập vào chuyên môn
nghiệp vụ mà hệ thống đó phải đáp ứng, tìm hiểu các nhu cầu đặt ra với hệ thống đó,
tập hợp các thông tin cần thiết. Để chúng ta đi vào phân tích và thiết kế một cơ sở dữ
liệu hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
1.1.1. Mục đích khảo sát hiện trạng.
Chúng ta xây dựng hệ thống mới nhằm mục đích thay thế hệ thống cũ đã có phần
không phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Việc khảo sát nhằm để:
- Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống.
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống.
- Chỉ ra những chỗ hợp lý của hệ thống, cần được kế thừa và các chỗ bất hợp lý
của hệ thống, cần nghiên cứu khắc phục.
1.1.2. Nội dung khảo sát và đánh giá hiện trạng.
Tìm hiểu môi trường kinh doanh, nghiên cứu cơ cấu tổ chức của hệ thống chủ
quản của công ty.
Nghiên cứu các chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng làm việc trong công ty,
sự phân cấp quyền hạn.
Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ sổ sách, các tệp cùng với các phương thức xử
lý các thông tin trong công ty.
Thống kê các phương tiện và tài nguyên đã và có thể sử dụng.
Thu thập các đòi hỏi về thông tin, các ý kiến phê phán, phàn nàn về hiện trạng,
các dự đoán, nguyện vọng và kế hoạch tương lai.
Đánh giá, phê phán hiện trạng và đề xuất hướng giải quyết.
Lập hồ sơ tổng hợp về hiện trạng.
1.2. Tổng quan ký túc xá trường Đại học Điện Lực.
1.2.1. Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Điện Lực.
Tên trường: Trường Đại học Điện Lực.
Địa chỉ: 235 Hoàng Quốc Việt – huyện Từ Liêm – Hà Nội.
8
Điện thoại: 04 2245 2662.

Thư điện tử:
Website: .
Nhà trường có 2 nhiệm vụ chính cơ bản, đó là:
1. Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực
thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích
ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có
khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
2. Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với
nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của
Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.
Hàng năm số lượng tuyển sinh đại học và sau đại học chính quy của trường vào
khoảng hơn 2700 sinh viên trong đó phần lớn là sinh viên ngoại tỉnh nên nhu cầu về
nhà ở là rất lớn. Như vậy, mỗi năm các cán bộ ký túc phải quản lý hàng nghìn sinh
viên. Phương pháp quản lý những sinh viên này được thực hiện theo phương pháp thủ
công. Việc quản lý rất phức tạp và khó khăn nên cần được tin học hoá.
Hiện tại, trường Đại học Điện Lực có 2 dãy nhà kí túc: Nhà H và nhà K với 59
phòng ở. Các phòng được sử dụng cho sinh viên học hệ chính quy và các học viên học
tập ngắn hạn ở trường.
Với nhà H thì 10 người/1 phòng hoặc 6 người/ phòng và giá là
250.000VNĐ/người/tháng = 1.250.000VNĐ/1kỳ. Với nhà K tối đa là 10 người ở và
giá là 500.000VNĐ/người/tháng = 2.500.000VNĐ/1 kỳ.
Mỗi phòng đều có công tơ điện riêng. Điện được miễn phí 8 số/người/tháng, nếu
dùng quá thì trả thêm. Nước miễn phí.
1.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ký túc xá.
Nhà ăn
Ký túc xá
Ban giám
đốc
9

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý ký túc xá.
Chức năng quản lý của từng bộ phận
• Ban giám đốc : Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động quản lý ký túc xá.
• Nhà ăn : Phục vụ việc ăn uống cho sinh viên, nhân viên nhà trường và các thầy
cô giáo.
• Nhà nghỉ học viên : Quản lý học viên (học viên trong trường học với thời gian
ngắn hạn có nhu cầu ở lại trong trường).
1.2.3. Mô tả hoạt động.
• Đầu mỗi năm học, ban quản lý ký túc xá sẽ lên kế hoạch phân công kiểm tra khả
năng phòng ở của mỗi khu ký túc xá nhà trường. Đồng thời dựa vào danh sách
sinh viên được ở lại ký túc xá cuối mỗi năm học tổng kết được, ban quản lý ký túc
xá lên kế hoạch cho sinh viên ở ký túc xá (số lượng sinh viên cho phép đăng ký
và tình trạng các phòng ở). Sau đó tiến hành thông báo đến sinh viên việc tiếp
nhận sinh viên các khóa vào khu ký túc xá, phát mẫu đăng ký ở ký túc xá cho mỗi
lớp. Do hạn chế về phòng ở ký túc xá không đủ đáp ứng toàn bộ lượng sinh viên
nên luôn ưu tiên sinh viên thuộc diện chính sách và các sinh viên năm nhất.
• Ban quản lý ký túc xá phân công cán bộ tiếp nhận hồ sơ sinh viên đăng ký ở ký
túc xá.
• Ngày 25/5, ban quản lý thông báo cho sinh viên về việc đăng ký ở ký túc xá. Sau
khi tiếp nhận các hồ sơ và phiếu đăng ký ở ký túc xá, ban quản lý xem xét hồ sơ
và trả lời sinh cho sinh viên tối đa trong vòng 25 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ về
việc tiếp nhận hay không tiếp nhận sinh viên ở ký túc xá. Danh sách sinh viên
được ở ký túc xá sẽ được thông báo ngày 20/6.
o Trường hợp sinh viên đã đăng ký ở ký túc xá mà không được chấp nhận thì
phải thông báo và nêu rõ lý do cụ thể.
o Trong thời hạn tối đã 7 ngày từ ngày ra thông báo sinh viên được vào ký túc
xá, ban quản lý ký túc xá sẽ lên kế hoạch hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Nhà nghỉ
học viên
10

o Mức phí ký túc xá được ban giám hiệu quy định cụ thể là 250.000vnđ/1
tháng.
• Đơn xin ở ký túc xá có giá trị trong 1 kỳ hoặc 1 năm tùy theo sinh viên lựa chọn
đăng ký. Sau mỗi học kỳ, trước khi nghỉ hè, nghỉ tết sinh viên phải bàn giao lại
phòng cho ban quản lý ký túc xá. Sinh viên muốn ở lại phải là đơn đăng ký gửi
cho ban quản lý và phải được ban quản lý phê duyệt.
• Việc đăng ký tiếp tục ở tại ký túc xá phải được thực hiện đúng theo lịch do ban
quản lý ký túc xá đề ra.
• Sau khi hoàn thành mọi thủ tục đăng ký, sinh viên tiến hành đóng lệ phí ở ký túc
xá cho ban quản lý và nhận phòng và hợp đồng ở ký túc xá do ban quản lý ký túc
xá cấp.
• Tất các yêu cầu chuyển phòng của sinh viên trong ký túc xá phải được thông qua
sự phê duyệt của ban quản lý ký túc xá.
• Sinh viên thực hiện nghiêm túc các nội quy của ký túc xá đặt ra. Mọi trường hợp
vi phạm sẽ được ban quản lý ghi lại và tiến hành xử lý phạt hành chính hoặc cảnh
cáo(nặng thì có thể bị đuổi khỏi ký túc xá).
• Tiền điện nước sinh hoạt của sinh viên được quy định rõ :
o Miễn không thu tiền nước sinh hoạt của sinh viên.
o Mỗi phòng có một đồng hồ đo số điện sử dụng, mỗi sinh viên được miễn phí
10 số điện/1 tháng. Số điện dùng dư mỗi phòng phải nộp tiền cho ban quản lý
theo mức phí là 1.907vnđ/1 số.
11
1.2.4. Phân tích dữ liệu.
Hợp đồng thuê nhà ở.
Hình 1.2. Tài liệu “Hợp đồng thuê nhà”
Biên lai thu tiền phòng.
12
Hình 1.3. Tài liệu “Biên lai thu tiền phòng”
Phiếu thu tiền điện.
Hình 1.4. Tài liệu “Phiếu thu tiền điện”

1.2.5. Đánh giá hiện trạng.
• Những khó khăn chính.
13
Sau khi khảo sát và tìm hiểu ta thấy hệ thống quản lý kí túc xá sinh viên còn rất
nhiều bất cập. Trên thực tế hiện nay, kể từ khi sinh viên nhập trường và vào ở ký túc
xá cho đến lúc ra trường hoặc xin ra khỏi ký túc xá, mọi quy trình, thủ tục đều được
thực hiện trên giấy tờ và sổ sách thủ công. Với cách quản lý đó dẫn đến :
- Thiếu: Phương tiện quản lý.
- Kém: Chu trình quá lâu, quản lý bằng tay nên khó khăn trong việc quản lý và
tốn nhiều thời gian cũng như độ chính xác thấp. Hệ thống máy tính còn yếu,
chưa ứng dụng nhiều trong việc quản lý.
- Tốn: tốn nhiều nhân lực cho việc quản lý nhưng đem lại hiệu quả không cao,
tốn nhiều thời gian cho việc tổng hợp các báo cáo định kỳ.
- Khối lượng giấy tờ sử dụng và lưu trữ nhiều.
- Thông tin quản lý không đa dạng, khả năng bảo mật thấp.
- Thông tin về tình trạng phòng thường xuyên thay đổi, thực hiện thủ công khó
cập nhật chính xác và lãng phí giấy tờ.
- Việc tra cứu tìm kiếm thông tin gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian .
Xử lý thông tin còn thủ công, tốn sức người, công nghệ thông tin chỉ có vai trò
phụ trợ không rõ rệt.
Tuy nhiên, với cách quản lý đó yêu cầu, đòi hỏi trình độ không cao, cách quản lý
đơn giản.
• Mục tiêu.
Để khắc phục những nhược điểm trên thì việc ứng dụng tin học vào lĩnh vực
quản lsy nơi ở của sinh viên tại ký túc xá của trường sẽ cần thiết nhằm mục tiêu:
- Mang lại lợi ích nghiệp vụ: tăng khả năng xử lý, đáp ứng yêu cầu: tin cậy,
chính xác, an toàn, bí mật.
- Mang lại lợi ích kinh tế: giảm biên chế, chi phí hoạt động, tăng thu nhập…
- Mang lại lợi ích sử dụng: thuận tiện, nhanh chóng.
- Khắc phục được các khuyết điểm của hệ thống cũ, quản lý thông tin kịp thời,

tránh được việc phòng thừa ngưởi ở phòng thì thiếu.
1.2.6. Xác định yêu cầu phần mềm quản lý ký túc xá.
• Yêu cầu người dùng
Ban quản lý ký túc xá cần một phần mềm quản lý sinh viên và một số các
thông tin liên quan:
+ Thông tin về sinh viên hiện ở trong ký túc xá.
+ Kỷ luật và quy định đối với sinh viên.
+ Sinh viên đã nộp tiền nhà hay chưa.
14
+ Danh sách các phòng đóng tiền điện như thế nào.
+ Thông tin về nhân viên quản lý tất cả các nhà.
+ Cập nhật tình trạng phòng tự động, chính xác.
+ Quản lý độ ưu tiên cho sinh viên theo quy định của nhà nước.
Tìm kiểm, thông kê danh sách sinh viên, danh sách phòng nhanh chóng
• Yêu cầu hệ thống
Với mục đích tăng hiệu quả cho việc quản lý sinh viên ở ký túc xá, hệ thống
phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Hệ thống phải dễ sử dụng, khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng và
chính xác, các thao tác cần đơn giản.
+ Giao diện người dùng và máy được thiết kế một cách khoa học, thân thiện
người sử dụng, có tính thống nhất về phương pháp làm việc, cách trình
bày.
+ Hệ thống giúp có thể cập nhật tình trạng các phòng đã sử dụng hết hay
chưa sử dụng.
+ Hệ thống có thể đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm đa dạng. Cho biết thông
tin về một sinh viên, nhân viên, phòng bất kỳ, đưa ra được các báo cáo
thống kê nhanh chóng, dễ dàng và chính xác.
+ Cung cấp kịp thời các thông tin tổng hợp, báo cáo kết quả chính xác theo
yêu cầu.
+ Tự động hóa các công việc như tổng hợp, báo cáo, tra cứu, tìm kiếm các

thông tin.
+ Cho phép in báo cáo, xuất các loại hóa đơn, hợp đồng cần thiết.
1.2.7. Khái quát hệ thống mới.
Dựa trên các đặc tả yêu cầu và các khó khăn của hệ thống cũ gặp phải, hệ
thống mới đề xuất ra các giải pháp qua quy trình nghiệp vụ như sau:
Sinh viên gửi thông tin đăng ký ở ký túc xá cho ban quản lý ký túc xá. Bộ phận
này kiểm tra thông tin đăng ký và kiểm tra tình trạng phòng. Nếu hết phòng hoặc sinh
viên không đủ điều kiện đăng ký (vi phạm kỷ luật kí túc xá trước đây) thì từ chối cho
sinh viên ở kí túc xá. Ngược lại, sinh viên nộp tiền phòng và lập hợp đồng cho sinh
viên.
Trong thời gian ở ký túc xá, nếu sinh viên vi phạm kỉ luật thì được ghi lại vào
bảng kỉ luật và tiến hành xử lý kỉ luật với sinh viên đó.
15
Nếu sinh viên có yêu cầu chuyển phòng, ban quản lý ký túc xá kiểm tra thông tin
phòng trống và cập nhật thông tin chuyển phòng vào hồ sơ sinh viên, tình trạng
phòng…
Khi sinh viên muốn ngừng ở ký túc xá, ban quản lý ký túc xá xóa hồ sơ sinh viên
và các thông tin liên quan.
Nếu sinh viên muốn tiếp tục ở ký túc xá khi hợp đồng hết hạn thì phải đăng ký lại
cho ban quản lý ký túc xá.
1.3. Đặc tả các quy trình nghiệp vụ hệ thống mới.
1.3.1. Quản lý sinh viên.
- Nhân viên chọn “Quản lý sinh viên”.
- Hệ thống sẽ hiển thị tất cả các thông tin về sinh viên (cho phép nhân viên thêm,
cập nhật thông tin sinh viên và hợp đồng của sinh viên đó).
- Nhân viên thực hiện thao tác cần thiết.
- Hệ thống lưu, cập nhật lại thông tin của sinh viên.
Hình 1.5. Quy trình nghiệp vụ “ Quản Lý Sinh Viên”.
16
17

1.3.2. Quản lý danh mục.
- Nhân viên chọn danh mục cần thực hiện.
- Hệ thống hiển thị thông tin danh mục được chọn.
- Nhân viên thao tác trên danh mục (thêm , sửa , xóa).
- Hệ thống cập nhật lại những thay đổi .
Hình 1.6. Quy trình nghiệp vụ “ Quản Lý Danh Mục”.
18
1.3.3. Quản lý phòng.
- Nhân viên chọn “Quản lý phòng”.
- Hệ thống hiển thị danh sách tất cả các phòng.
- Nhân viên chọn phòng cần thao tác.
- Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết về phòng được chọn.
- Nhân viên xem thông tin, chỉnh sửa thông tin phòng.
- Hệ thống cập nhật lại những thay đổi.
Hình 1.7. Quy trình nghiệp vụ “ Quản Lý Phòng”.
19
1.3.4. Quản lý tiền điện.
- Nhân viên chọn “Quản lý tiền điện”.
- Hệ thống hiển thị danh sách tất cả các phòng.
- Nhân viên nhập thông tin số điện cho từng phòng.
- Hệ thống tự tính, cập nhật số tiền cho từng phòng.
Hình 1.8. Quy trình nghiệp vụ “ Quản Lý Tiền Điện”.
20
1.3.5. Tìm kiếm.
- Nhân viên chọn “Tìm Kiếm”.
- Hệ thống hiển thị giao diện tìm kiếm.
- Nhân viên chọn mục tìm kiếm và gõ thông tin cần tìm kiếm.
- Hệ thống tìm kiếm và hiển thị kết quả tìm kiếm .
Hình 1.9. Quy trình nghiệp vụ “ Tìm Kiếm”.
1.3.6. Thống kê.

- Nhân viên chọn mục cần thống kê.
- Hệ thống thống kê và hiện thị kết quả thống kê.
Hình 1.10. Quy trình nghiệp vụ “ Thống Kê”.
21
1.4. Mô hình hóa các lớp nghiệp vụ.
1.4.1. Xác định các lớp nghiệp vụ.
Hệ thống bao gồm các lớp nghiệp vụ sau :
1.4.1.1. Lớp Người dùng
- Lớp Người dùng biểu diễn các đối tượng người dùng trong hệ thống.Người dùng
trong hệ thống có thể là giáo viên, quản lý hệ thống (tùy thuộc vào “quyền” của
người dùng đó).
- Các thuộc tính của lớp Người dùng được trình bày ở bảng dưới đây :
Thuộc tính Mô tả
ID
MaNhanVien Mã nhân viên của người dùng,để có thể
quản lý được người dùng
TenDangNhap Tên đăng nhập của người dùng
MatKhau Mật khẩu của người dùng sẽ được sử
dụng để hệ thống xác nhận người dùng
khi người dùng đăng nhập vào hệ thống
Quyen Quyền xác định chức năng của Người
dùng trong hệ thống
1.4.1.2. Lớp Nhân viên.
- Lớp Nhân viên mô tả các đối tượng nhân viên thuộc hệ thống (nhân viên thực
hiện nhiệm vụ quản lý ký túc xá)
- Các thuộc tính lớp Nhân viên được mô tả ở bảng sau :
Thuộc tính Mô tả
MaNhanVien Mã nhân viên
TenNhanVien Tên nhân viên
GioiTinh Giới tính

NgaySinh Ngày sinh
DiaChi Địa chỉ
SoDienThoai Số điện thoại
HeSoLuong Hệ số lương
1.4.1.3. Lớp Sinh viên.
- Lớp Sinh viên mô tả các đối tượng sinh viên của hệ thống (Sinh viên đăng kí ở ký
túc xá)
- Câc thuộc tính lớp Sinh viên được mô tả ở bảng sau :
22
Thuộc tính Mô tả
ID
MaSinhVien Mã sinh viên
MaPhong Mã phòng sinh viên đăng kí ở tại ký túc

HoTen Họ tên sinh viên
Lop Lớp sinh viên theo học tại trường
NgaySinh Ngày sinh
QueQuan Quê quán
GioiTinh Giới tính
NienKhoa Niên khóa
LoaiUuTien Loại ưu tiên của sinh viên. Xét trên loại
ưu tiên của sinh viên để xếp phòng cho
sinh viên
1.4.1.4. Lớp Kỷ luật.
- Lớp kỷ luật mô tả các đối tượng là các Kỷ luật của sinh viên trong quá trình ở ký
túc xá.
- Các thuộc tính của lớp Kỷ luật mô tả ở bảng sau:
Thuộc tính Mô tả
ID
MaSinhVien Mã sinh viên của sinh viên vi phạm kỷ

luật
KyLuat Hình thức kỷ luật
ThoiGianXuLy Thời gian tiến hành kỷ luật
1.4.1.5. Lớp Hợp đồng.
- Lớp hợp đồng thể hiện các đối tượng là Hợp đồng ở ký túc xá của Sinh viên lập
với ban quản lý ký túc xá.
- Các thuộc tính của lớp Hợp đồng thể hiện ở bảng sau :
Thuộc tính Mô tả
MaHopDong Mã hợp đồng
MaSinhVien Mã sinh viên thực hiện hợp đồng
MaNhanVien Mã nhân viên lập hợp đồng
MaPhong Mã phòng sinh viên đăng ký ở tại ký túc

NgayBatDau Ngày bắt đầu hợp đồng
NgayKetThuc Ngày kết thúc hợp đồng
23
1.4.1.6. Lớp Phòng.
- Lớp Phòng thể hiện các đối tượng Phòng trong ký túc xá.
- Các thuộc tính lớp Phòng thể hiện trong bảng sau :
Thuộc tính Mô tả
MaPhong Mã phòng
LoaiPhong Loại phòng (phòng nam | phòng nữ)
SoSinhVienHienTai Số sinh viên hiện tại
SoSinhVienToiDa Số sinh viên tối đa, để xác đinh tình
trạng phòng đã đủ sinh viên hay chưa.
TinhTrang Tình trạng phòng (đủ | chưa đủ)
1.4.1.7. Lớp Tiền điện.
- Lớp Tiền điện thể hiện đối tượng Tiền điện do các sinh viên dung trong quá trình
ở ký túc xá.
- Các thuộc tính lớp Tiền điện được mô tả ở bảng sau :

Thuộc tính Mô tả
ID
MaPhong Mã phòng
Thang Tháng sử dụng điện
Nam Năm
ChiSoDau Chỉ số đầu
ChiSoCuoi Chỉ số cuối
SoDien Số điện sử dụng (bằng chỉ số đầu trừ chỉ
số cuối)
TongTien Tổng tiền
SoTienDong Số tiền đóng(sinh viên nếu chưa đóng
tiền thì thuộc tính này sẽ để trống)
1.4.1.8. Lớp Tiền phòng.
- Lớp Tiền phòng mô tả các đối tượng Tiền phòng do sinh viên đóng khi đăng kí ở
ký túc xá.
- Các thuộc tính của lớp Tiền phòng thể hiện ở bảng sau :
Thuộc tính Mô tả
ID
MaSinhVien Mã sinh viên
NienKhoa Niên khóa sinh viên đăng ký ở ký túc xá
SoTienDong Số tiền đóng
XacNhan Xác nhận của ban quản lý ký túc xá
24
1.4.1.9. Lớp Chuyển phòng.
- Lớp Chuyển phòng mô tả các đối tượng là các lần Chuyển phòng của sinh viên.
- Các thuộc tính lớp Chuyển phòng là :
Thuộc tính Mô tả
ID
MaSinhVien Mã sinh viên
MaPhongCu Mã phòng cũ

MaPhongMoi Mã phòng mới
NgayChuyen Ngày chuyển
1.4.1.10. Lớp Độ ưu tiên.
- Lớp Độ ưu tiên thể hiện các đối tượng là Độ ưu tiên của sinh viên theo chính sách
nhà nước quy định.
- Lớp Độ ưu tiên bao gồm các thuộc tính sau :
Thuộc tính Mô tả
LoaiUuTien Loại ưu tiên
TenUuTien Tên ưu tiên
1.4.1.11. Lớp Cơ sở vật chất.
- Lớp Cơ sở vật chất thể hiện các đối tượng là Cơ sở vật chất của từng phòng. Mọi
hư hại, phí sửa chữa sẽ được ghi lại và thanh toán với từng phòng xảy ra hư hỏng.
- Các thuộc tính của lớp Cơ sở vật chất thể hiện ở bảng sau :
Thuộc tính Mô tả
ID
MaPhong Mã phòng xảy ra hư hỏng trong quá
trình quản lý
LyDoPhatSinh Lý do phát sinh
NgayPhatSinh Ngày phát sinh
TienSuaChua Tiền sửa chữa
1.4.1.12. Lớp Quy định
- Lớp Quy định thể hiện các đối tượng là các giá trị tiền phòng, tiền điện… được
nhà trường quy định. Dựa vào đó để tính tiền điện, tiền phòng, …của sinh viên
khi ở ký túc xá.
- Các thuộc tính của lớp Quy định được mô tả ở bảng sau :
Thuộc tính Mô tả
25

×