Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ việt nam hiện nay - môn xã hội học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.57 KB, 17 trang )

Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Mục lục
1. Tính bức xúc của vấn đề ……………………………………………….2
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ………………………………………………3
3. Các khái niệm ………………………………………………5
3.1. Hôn nhân ………………………………………………5
3.2. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài………………………………………………5
4. Lí thuyết áp dụng …………………………………………… 6
5. Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt nam……………… 11
5.1. Khái niệm xu hướng …………………………………………….11
5.2. Xu hướng kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người ngoại quốc…………… 11
5.2.1. Xu hướng kết hôn với người Đài Loan……………………………………12
5.2.2. Xu hướng kết hôn với người Hàn Quốc…………………………………….13
6. Kết luận ………………………………………15
Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………16
1. Tính bức xúc của đề tài
Hôn nhân là một thiết chế, vì vậy bất kỳ sự tồn tại nào của nó cũng có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới sự ổn định của gia đình và toàn xã hội. Hôn nhân đối với người
Việt Nam từ xa xưa đến nay luôn là một vấn đề đại sự của cá nhân và gia đinh.
Chính vì thế, hôn nhân luôn được nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác
quan tâm.
1
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Một nhà Xã hội học dân số thuộc đại học Australia nhận xét “thiết chế hôn
nhân ở Việt Nam thu hút sự quan tâm đặc biệt từ hàng loạt các quan điểm khác
nhau”
Trong những năm gần đây, vấn đề hôn nhân của Việt Nam trở nên vô cùng
phức tạp và nhiễu loạn. Tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài là những
vấn đề đang gây bức xúc trong đời sống xã hội. Hàng chục ngàn phụ nữ
Việt Nam kết hôn với người nước ngoài mỗi năm tạo nên “cơn sốt” lấy chồng
ngoại. Những tổ chức môi giới tại các nước trong khu vực, đặc biệt ở Hàn Quốc


đang sử dụng nhiều hình thức chào mời kết hôn, rao giá cho các cuộc kết hôn với
phụ nữ Việt Nam, các loại quảng cáo như thế được đăng tải một cách công khai trên
báo chí hoặc nơi công cộng đang gây ra sự bất bình trong dư luận công chúng.
Trong lịch sử Việt Nam hôn nhân với nước ngoài có nhưng không nhiều.
Từ những năm 1990 trở lại đây do chính sách phát triển kinh tế và hòa nhập vào
cộng đồng thế giới, sự hôn nhân với nước ngoài ngày càng phổ biến và Việt nam là
nước gửi.
Hiện nay số cô dâu Việt nam ở các nước rất đông và ngày càng tăng nhanh
về số lượng. Theo báo cáo của năm 2007 thì số cô dâu Việt ở Malaixia chiếm hơn
5.000 người, Singapore chiếm hơn 5.000 người, tại Trung Quốc là khoảng 20.000
người, và đặc biệt tại Hàn Quốc trên 20.000. (Hội thảo di cư và hôn nhân ở châu Á.
Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới số 4/2007)
Theo số liệu báo cáo, từ 2003 -quý 1/2005 đã có trên 31.800 phụ nữ VN
kết hôn với người Trung Quốc, Đài Loan (chiếm 77%), Hàn Quốc.
Theo nguồn thông tin của Phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại thành phố Hồ Chí
Minh, đến tháng 7 năm 2005 số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan đã
lên đến khoảng 100 nghìn người.
Số liệu thống kê của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ cho thấy số vụ kết
hôn của phụ nữ Cần Thơ với người nước ngoài ngày càng tăng, tuy nhiên, theo thời
gian và cơ cấu thì các vụ kết hôn này có sự thay đổi. Từ 2000 đến 2003, trong khi
số phụ nữ kết hôn với người có quốc tịch Mỹ, Canađa và Ôxtrâylia có xu hướng
giảm thì số kết hôn với người Đài Loan và Hàn Quốc lại tăng lên rất nhanh (Năm
2000 có 2.502 vụ, 2001 có 2.610 vụ, năm 2002 có 2.817, năm 2003 có 3.165 vụ).
2
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Kết quả nghiên cứu năm 2004 và qua số liệu của các cơ quan hữu trách
cho thấy số phụ nữ kết hôn với người nước ngoài tại Đồng Tháp thời gian qua đã
tăng đột biến. Năm 1993, Đồng Tháp chỉ có 2 vụ kết hôn với người nước ngoài,
1998 có 210 vụ gấp 100 lần so với 5 năm trước. Năm 2003 có 1736 gấp 70 lần so
với 5 năm trước. Trong việc kết hôn với người nước ngoài, thì kết hôn với người

Đài Loan chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm 80,51%).
Kết hôn với người nước ngoài có rất nhiều lợi ích, tác động rất tích cực
đến sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, song cũng không thể phủ định những
tác động tiêu cực đến đời sống cũng như sự quản lí hôn nhân của nhà nước đối với
vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Theo đó, có rất nhiều hậu quả đáng đau lòng
về các cô dâu Việt nam lấy chồng ngoại quốc.
Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng kết hôn của phụ nữ Việt Nam có yếu tố
nước ngoài đang được đánh giá phát triển khá mạnh, đặc biệt là hôn nhân của phụ
nữ Việt Nam với người Đài Loan. Đây là lí do để tác giả đề tài quan tâm tới vấn đề
này.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay vấn đề hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam có yếu tố nước ngoài
được phát triển theo 2 con đường, hợp pháp và cả bất hợp pháp. Nhưng vẫn còn rất
ít những nghiên cứu hay những tài liệu về vấn đề này.
Trong giáo trình “Công pháp quốc tế”(NXB Công an nhân dân) có viết: “
cùng với sự tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác giữa người Việt Nam với
người nước ngoài, số lượng các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài đang ngày
càng tăng lên một cách nhanh chóng và phức tạp”.
Tác giả Trần Thị Hồng với bài viết “ Kết hôn với người nước ngoài thông
qua môi giới hôn nhân ở Việt Nam hiện nay” đã chỉ ra rất rõ rằng “có rất nhiều khó
khăn trong việc môi giới kết hôn và hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam có yếu tố nước
ngoài cũng như hậu quả của cuộc hôn nhân này”. Tuy nhiên thì bài viết này cũng
chưa chỉ rõ được vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài sẽ phát triển theo xu hướng
như thế nào?
Với bài viết “Cộng đồng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và hiện
tượng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan” của tác giả Nguyễn Thị Hồng đăng trên
3
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
tạp chí xã hội học số 2 năm 2007 cũng đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân khiến các cô
gái đồng bằng sông Cửu Long quyết định kết hôn với người nước ngoài. Mặc dầu

vậy, tác giả bài viết cũng chưa chỉ ra được những hậu quả mà hôn nhân có yếu tố
nước ngoài, ảnh hưởng của việc kết hôn đến với chính gia đình và cộng đồng có
người kết hôn với người ngoại quốc và cũng chưa thấy rõ được xu hướng phát triển
của vấn đề hiện nay.
Thạc sĩ Đinh Văn Quảng với đề tài : Thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn
với người nước ngoài, các giải pháp và đề xuất phối hợp giải quyết cũng đã nêu ra
được thực trạng kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài từ đó nêu ra
giải pháp điều chỉnh lại thực trạng này. Tuy nhiên, đề tài quá đi sâu vào các giải
pháp mà chưa thấy rõ được các mối quan tâm cũng như xu hướng phát triển của vấn
đề.
Với bài viết của Hoàng Bá Thịnh “Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố
nước ngoài”, tác giả đã phân tích những luồng dư luận/ý kiến trái ngược nhau về
vấn đề kết hôn với người nước ngoài, có phản đối (vì đi ngược với giá trị chuẩn
mực của hôn nhân Việt Nam) và có cả ý kiến ủng hộ (vì là những người tiên phong
trong cuộc sống). Qua đó đã phần nào thể hiện được nhận thức của người dân về
vấn đề này.
Trong tạp chí khoa học xã hội số 9 – 2008 “Hôn nhân Việt Nam – Hàn
Quốc: Những khía cạnh văn hóa - xã hội” của TS. Hoàng Bá Thịnh nói khá rõ về
thực trạng, nhân tố văn hóa – xã hội tác động đến hôn nhân Việt – Hàn, những khó
khăn của cô dâu Việt tại Hàn, những hậu quả của các cuộc hôn nhân.
Nghiên cứu của Trần Mạnh Cát (Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á) và Đỗ
Thị Bình (Viện gia đình và Giới) trong tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới “Hôn
nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan trong bối cảnh toàn cầu hóa” (tạp
chí nghiên cứu gia đình và giới số 2 - 2007) đã đề cập tới số lượng các cuộc hôn
nhân Việt – Đài, và bối cảnh bùng nổ hôn nhân Việt – Đài, độ tuổi, trình độ, hoàn
cảnh gia đình của các cô dâu và chú rể, quá trình đi đến hôn nhân của họ.
Nhìn chung còn rất nhiều các bài viết hoặc các đề tài nghiên cứu quan tâm
về vấn đề này, xong tất cả chỉ dừng lại quan điểm dư luận xã hội đồng tình hay ủng
hộ, những khó khăn hay nguyên nhân tại sao lại có tình trạng hôn nhân với người
4

Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
nước ngoài hoặc là đưa ra những giải pháp để giải quyết thực trạng trên mà chưa có
nghiên cứu nào nêu ra được xu hướng phát triển của vấn đề trên. Vì vậy, tác giả đề
tài chọn “ Xu hướng kết hôn của phụ nữ Việt Nam có yếu tố nước ngoài hiện nay”
làm đề tài nghiên cứu của mình. Hi vọng với hướng nghiên cứu mới này sẽ chỉ ra rõ
xu hướng phát triển của vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài thông qua thực trạng
vấn đề và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
3. Các khái niệm
3.1. Hôn nhân
Trong tập bài giảng Xã hội học gia đình của tác giả Lê Thái Thị Băng Tâm
có viết: “ Hôn nhân là một dạng liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt được tập quán
và pháp luật công nhận có giá trị lâu dài. Khái niệm hôn nhân không thể được rút
gọn về một tiêu chuẩn riêng như tính hợp pháp hay khả năng sinh học và xã hội. Vì
tính chất thể loại đặc biệt của nó được lí giải bởi cấu trúc bên trong đặc biệt và bởi
xã hội đã giao phó cho nó những chức năng đa dạng nhất; nó cho thấy những biến
đổi đa dạng nhất trong xã hội loài người. Dù tất cả sự khác biệt về văn hóa, dù có sự
khác biệt về mức độ trách nhiệm thì hôn nhân bất cứ ở đâu cũng được coi là một thể
chế xã hội để đảm bảo tính hợp pháp thường được xã hội bảo vệ và mức độ nhiều
hay ít chịu sự điều tiết của xã hội lí giải sự tiếp tục thừa kế và đòi hỏi sự tương trợ
và hợp tác lẫn nhau của cả đôi bên”. (G. Endrweit và G.Trommsdoff2002:222).
3.2. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Trong điều 8 (Giải thích từ ngữ) của Luật Hôn nhân và gia đình (năm
2000) có định nghĩa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, như sau:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và
gia đình: a) giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; b) giữa người nước
ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; c) giữa công dân Việt Nam với nhau mà
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc
tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
4. Lí thuyết áp dụng
Với đề tài này tác giả đề tài nghiên cứu sử dụng lí thuyết trao đổi xã hội.

Thuyết này được hình thành trên cơ sở thuyết lựa chọn hợp lí. Thuyết này cho rằng
con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử
5
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
dụng các nguồn lực một cách hợp lí nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối
thiểu.
Nguyên tắc cùng có lợi của Simmel cũng là cơ sở để phát triển lý thuyết trao
đổi xã hội hiện đại. Ông cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt
hơn theo đuổi mục đích cá nhân để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Mọi mối tương
tác giữa người với người đều được dựa vào cơ chế cho và nhận tức là trao đổi
những thứ ngang giá nhau.
Blau lại quan tâm nghiên cứu sự trao đổi xã hội trong mối quan hệ với cấu
trúc xã hội vĩ mô. Ông cho rằng sự trao đổi chỉ là ở một khía cạnh, một mặt của
hành vi xã hội nhưng lại có vai trò đặc biệt đối với sự hội nhập, đoàn kết, thống
nhất xã hội.
Tóm lại trên cơ sở nhận thức đúng hiện thực khách quan và coi đó là yếu tố
kích thích, mỗi cá nhân có sự phân tích lựa chọn những công cụ, phương tiện phù
hợp và đạt được mục tiêu tối ưu nhất cho hành động của mình. Hành động xã hội
của mỗi cá nhân luôn đi liền với sự lựa chọn hợp lý của chủ thể. Trong lý thuyết
trao đổi xã hội có 2 nguyên tắc quan trọng nhất là: Trong quá trình hành động con
người có xu hướng lựa chon những hành động mà người ta nhận thức được nó một
cách đầy đủ nhất. Người ta lựa chọn hành động sao cho bỏ ra chi phí tối thiểu và
nhận được phần thưởng tối đa. Chi phí và phần thưởng ở đây không đơn thuần là
vật chất mà còn là các quan hệ xã hội, lý tưởng xã hội và các giá trị tinh thần khác.
Áp dụng vào đề tài có thể thấy rõ được động cơ cá nhân muốn kết hôn vơi
người nước ngoài qua phân tích các định đề trao đổi xã hội của lí thuyết này.
Thứ nhất, thuyết này cho rằng trong quá trình lựa chọn hành động, con
người sẽ có hành động mà anh ta cho rằng anh ta đã nhận thức đầy đủ về nó. Khi đó
anh ta sẽ tính toán đến hiệu quả của hành động để đạt lợi ích tối đa và bỏ ra chi phí
tối thiểu.

Áp dụng vào đề tài: Hoàn cảnh gia đình khó khăn là một nhân tố thúc đẩy sự
lựa chọn của những người phụ nữ này. Họ đã tính toán những lợi ích từ việc kết hôn
6
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
với người nước ngoài chẳng hạn như khi kết hôn với người nước ngoài họ dễ dàng
được theo ra nước ngoài mà không cần những thủ tục rườm rà cũng như chi phí
giảm rất nhiều. Vì thế có một số gia đình đã đồng ý li hôn giả để cho vợ được kết
hôn với người nước ngoài.
Các bậc cha mẹ, các cô gái này coi việc đi lấy chồng nước ngoài cũng giống
như đi làm xa vậy, có cô nói lấy chồng nước ngoài nếu có điều kiện sẽ đi làm thêm,
nếu không thì cũng nhờ đồng lương cuả chồng, tiết kiệm để gửi tiền về. Vì vậy, các
cô muốn có chồng giàu để có điều kiện phụ giúp gia đình. Điều này cũng có thể coi
là nguyên nhân có tác động mạnh mẽ tới sự quyết định lựa chọn của các cô gái dù
không nhiều. Nó cũng được xem là phương cách xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Thứ hai, bản thân những chi phí, phần thưởng lợi ích đều mang giá trị. Con
người hành động là thực hiện trao đổi những giá trị vật chất cũng như các giá trị phi
vật chất.
Cũng có nhiều cô gái không thực sự muốn lấy chồng hay kết hôn với người
nước ngoài nhưng do vấn nạn buôn bán phụ nữ đang ngày càng gia tăng một cách
đáng kể. Tính chất thương mại trục lợi của hoạt động môi giới gia tăng. Trong hoạt
động kết hôn với người nước ngoài, dịch vụ môi giới hôn nhân được hưởng lợi
không nhỏ. Mỗi cuộc kết hôn, các chú rể Hàn Quốc “chi” từ 200 - 320 triệu đồng.
Số tiền này qua nhiều trung gian, nhiều chi phí và khi đến tay gia đình cô dâu chỉ
còn lại 3-4 triệu đồng. Nguồn thu đó trở thành động lực thúc đẩy hoạt động môi
giới diễn ra ngày càng tinh vi với các hình thức phong phú để thu hút các cô gái trẻ
và gia đình. Chính vì thế động lực thúc đẩy nhiều phụ nữ lấy chồng xứ người là do
sự bày vẽ của môi giới.
Thứ ba, hành động có xu hướng lặp lại nếu như nó đạt được một lợi ích nhất
định nào đó trong quá khứ.
Có nhiều phụ nữ thấy bạn bè mình lấy chồng người nước ngoài có một cuộc

sống đầy đủ sung túc, có tiền gửi về cho gia đình ở Việt Nam nên nảy sinh ý định
muốn được kết hôn với người nước ngoài. Các lợi ích đạt được do sự chia sẻ của
7
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
người đi trước. Và nhận ra được các nguồn lợi này nên các cá nhân có xu hướng
muốn đạt được.
Thứ tư, các lợi ích mang tính chất đền bù. Nghĩa là khi con người ở trạng
thái thiêu thốn thì các lợi ích đó rất có giá trị.
Thường những người phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc chủ yếu là xuất thân
từ nông dân, gia cảnh nghèo khó, đông con, nhà nghèo lại không có trình độ chuyên
môn, chủ yếu làm nghề nông, thiếu đất phải đi làm thuê. Mặt khác người dân do
thiếu những điều kiện căn bản nên cũng không tự mình tạo được công ăn việc làm
để tăng thu nhập. Một số hộ làm nghề dịch vụ buôn bán nhỏ nhưng cuộc sống vẫn
rất bấp bênh. Mỗi khi gặp những sự cố từ thiên tai hoặc trong nhà có người bị bệnh
nặng, họ lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Việc làm ăn bị thua lỗ, bị xiết nợ,
phải lẩn trốn nhà có người bị bệnh nặng và kéo dài, không có khả năng chi phí cho
giáo dục của con cái là những vấn đề thường gặp trong các gia đình này.
Theo Báo Cáo phát triển con người 2007- 2008 của Chương trình phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP), chỉ số chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam là 34,4 lần. Đây
là khoảng cách giàu nghèo gia tăng lớn nhất từ trước tới nay. Theo số liệu thống kê
của nước ta, nếu như năm 1993, thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất gấp
4,43 lần so với số hộ có thu nhập thấp nhất, thì năm 1996 con số này đã là 7,3 lần
và năm 2005 mức chênh lệch khoảng 9 lần.
Theo Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng
Thế giới tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, ngày 5-
6/6/2008 tại SaPa đã cho câu trả lời: Nghèo khổ mang gương mặt nông dân.
Như vậy, nghèo đói cũng là lí do chính dẫn đến việc kết hôn với người
ngoại quốc. Con người ta khi đang ở trong tình trạng tăm tối hoặc cảm giác thiếu
thốn không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần sẽ chấp nhận hành động nào mà
cá nhân đó thấy hành động đó sẽ bù đắp được cả về kinh tế lẫn giá trị tinh thần.

Thứ năm, trong quá trình hành động con người phải bỏ ra một chi phí nhất định và
đổi lại là lợi ích anh ta nhận được sẽ tương ứng với cái mà anh ta đã bỏ ra.
8
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Trong trường hợp này chẳng hạn như việc lựa chọn đối tượng người nước
nào sẽ có lợi nhất cho mình trong việc làm thủ tục đăng kí kết hôn.Nếu lấy chồng
Đài Loan, hai bên trai gái buộc phải có mặt phỏng vấn tại Sở Tư pháp và danh sách
phải niêm yết ở nơi cư trú.
Tiêu chuẩn hôn nhân có yếu tố nước ngoài của Hàn Quốc dễ dàng rộng mở
hơn rất nhiều nước khác trên thế giới. Cụ thể là cơ quan giải quyết thủ tục kết hôn
của Hàn Quốc không đòi hỏi phụ nữ Việt Nam đạt tới trình độ và hiểu biết nhất
định nào đó về ngôn ngữ, văn hóa bản địa, thời gian tiến hành các thủ tục kết hôn
cũng chóng vánh, tương đối đơn giản. Mặt khác các yêu cầu về thủ tục cho phép
phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc do phía Việt Nam quy định cũng khá
đơn giản thong thoáng
Tại đây, các cô gái chỉ việc mang hồ sơ đến Sở tư pháp để viết “ghi chú hôn
nhân”. Nếu các cặp vợ chồng này làm đăng ký kết hôn tại Lãnh sự quán Hàn Quốc
tại Việt Nam thì mỗi cô dâu cũng chỉ cần điền các thông tin cá nhân vào một mẫu
giấy in sẵn y như… tuyển dụng lao động.
Nhờ sự “thông thoáng” này các cô gái trẻ rất nhanh chóng được cấp visa để
lên máy bay về nhà chồng. Và làn sóng lấy chồng Hàn Quốc vì thế lan nhanh qua
các vùng quê, và xu hướng lấy chồng Hàn Quốc đang ngày càng gia tăng.
( />Tho/70040069/157/).
Cuối cùng, con người sẽ chống đối hoặc không tán thành khi lợi ích đạt
được không như anh ta mong đợi.
Thời gian gần đây, tại một số nơi ở ĐBSCL, việc kết hôn với người Đài
Loan bị xem như một “nạn” và bị lên án nhiều. Bởi vậy, những người dẫn mối quay
sang thị trường Hàn Quốc còn đầy tiềm năng.
Do tỷ lệ nam giới ở Hàn quốc cao hơn phụ nữ, phụ nữ của Hàn Quốc kén
chọn họ chẳng thà độc thân còn hơn là kết hôn với những người hoặc thấp quá hoặc

chỉ ngang mình về mặt giáo dục, văn hóa, xã hội.
9
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam tại một số tỉnh thì có sự mất cân bằng về giới tính giữa nam và
nữ do có quá nhiều nam giới chuyển đến các thành phố lớn để tìm việc làm. Năm
2004, ở đồng bằng sông Cửu Long số lượng nữ nhiều hơn nam là 365.300 người.
Đó cũng có thể coi là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ Việt nam lấy chồng Hàn
Quốc.
Biểu đồ: số lượng hôn nhân của phụ nữ Việt với nam giới Đài Loan và Hàn
Quốc
Nguồn: Theo số liệu thống kê từ Lãnh Sự Quán Hàn Quốc tại TP.HCM và
Văn phòng Kinh tế -Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM
Như vậy, khi lựa chọn bạn đời, người phụ nữ đã cân nhắc tính toán kĩ lưỡng
sẽ được lợi ích hay có bị phạt hay không? Từ đó có những lựa chọn đúng đắn nhất.
Kết luận, việc kết hôn của phụ nữ có yếu tố nước ngoài
có tính đến lợi ích mà cá nhân, gia đình đó đạt được, họ sẽ chấp nhận lấy một người
chồng có đủ khả năng bù đắp về những thiếu hụt của họ. Trên cơ sở nhận thức đúng
đắn, đầy đủ về hệ quả của các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài này và tác động
của sự phát triển kinh tế xã hội người dân sẽ có những hành vi hướng con em họ và
10
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
chính họ sẽ có sự lựa chọn đúng đắn khi quyết định kết hôn với một người nước
ngoài.
5. Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam
5.1. Khái niệm xu hướng
Một cách chung nhất có thể định nghĩa “xu hướng” như sau. Xu hướng
là sự tăng hay giảm một vấn đề nào đó được các cá nhân hay cộng đồng nào đó
quan tâm trong một lượng thời gian nhất định.
Việc xác định rõ xu hướng sẽ dễ dàng để thực hiện hoặc đưa ra những giải pháp phù
hợp nhất để giải quyết vấn đề.

Cùng với đó, việc xác định rõ xu hướng kết hôn của phụ nữ Việt Nam kết
hôn có yếu tố nước ngoài sẽ giúp các nhà chính sách đưa ra những quyết định để
làm giảm thiểu các hậu quả từ việc kết hôn này. Đồng thời, làm tăng tính tích cực từ
việc kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam ngày nay.
5.2. Xu hướng lấy chồng ngoại quốc của phụ nữ Việt Nam
Ở nước ta trong những năm gần đây hôn nhân có yếu tố nước ngoài ngày
càng gia tăng do tác động của quá trình hội nhập kinh tế của đất nước và nhất là kể
từ khi Nhà nước có chính sách mở cửa thì các quan hệ giao lưu dân sự, kinh tế ngày
càng nhiều.
Chỉ tính từ năm 1994, khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh Hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 184-CP ngày 30/11/1994 đến đầu năm
2001, đã có 66.141 trường hợp kết hôn với người nước ngoài, mà chủ yếu là phụ nữ
Việt Nam kết hôn với nam công dân thuộc 40 nước khác nhau trên thế giới.
Tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài là những vấn đề đang gây
bức xúc trong đời sống xã hội. Hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam kết hôn với người
nước ngoài mỗi năm tạo nên “cơn sốt” lấy chồng ngoại. Những tổ chức môi giới tại
các nước trong khu vực, đặc biệt ở Đài Loan, Hàn Quốc đang sử dụng nhiều hình
thức chào mời kết hôn, rao giá cho các cuộc kết hôn với phụ nữ Việt Nam, các loại
quảng cáo như thế được đăng tải một cách công khai trên báo chí hoặc nơi công
cộng đang gây ra sự bất bình trong dư luận công chúng.
Bảng: Số cô dâu Việt ở 1 số nước châu Á (2007)
11
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể khẳng định rằng tỉ lệ số cô dâu kết hôn với
người nước ngoài trong những năm qua là khá cao. Và cao nhất phải kể đến Đài
Loan với gần 11 nghìn người.
Sau đây là xu hướng kết hôn của phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc tại
một số nước tiêu biểu.
5.2.1. Tại Đài Loan
Đài Loan được coi là điểm nóng trong cơn sốt lấy chồng ngoại quốc của phụ nữ

Việt Nam. Theo thống kê bên phía Đài Loan cho biết, cho đến năm 2002 đã có
khoảng từ 65.000 đến 66.000 cô dâu là người Việt Nam. Hiện tượng này xảy ra tại
rất nhiều tỉnh thành khác nhau.
Tại tỉnh Đồng Tháp, số vụ kết hôn với nam giới tăng nhanh chóng. Tính đến hết
tháng 6 năm 2004 thì tỉnh Đồng Tháp đã giải quyết hơn 7 nghìn trường hợp kết hôn
với người Đài Loan, chiếm 77% số người kết hôn với người ngoại quốc tại tỉnh.
Bảng : Số trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan tại tỉnh Đồng Tháp từ
năm 1993 đến T6/2004
12
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Năm Số lượng
1993 2
1994 8
1995 13
1996 55
1997 132
1998 210
1999 903
2000 1140
2001 1573
2002 1518
2003 1536
T6/2004 763
Như vậy, chỉ với 2 trường hợp kết hôn với người Đài Loan năm 1993 thì đến nay
con số này đã tăng lên 763 trường hợp.
Điểm nóng của phong trào lấy chồng Đài Loan của Cần Thơ là huyện Thốt Nốt,
đặc biệt là xã Tân Lộc, nơi này còn có tên gọi là "Đảo Đài Loan”. Xã Thới Thuận
cũng là điểm nóng của Thốt Nốt. Theo thống kê tại xã từ 1999-2003 đã có tới gần
45% vụ kết hôn với người Đài Loan trên tổng số các cuộc kết hôn nói chung trong
xã (báo cáo của xã Thới Thuận về triển khai mô hình can thiệp tại xã Thới Thuận từ

ngày 2 đến ngày 5/10/2005).
Tại Cần Thơ, theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ cho thấy
số vụ kết hôn của phụ nữ Cần Thơ với người nước ngoài ngày càng tăng. Từ 2000
đến 2003, trong khi số phụ nữ kết hôn với người có quốc tịch Mỹ, Canađa và
Ôxtrâylia có xu hướng giảm thì số kết hôn với người Đài Loan và Hàn Quốc lại
tăng lên rất nhanh (năm 2000 có 2.502 vụ, 2001 có 2.610 vụ, năm 2002 có 2.817,
năm 2003 có 3.165 vụ).
5.2.2. Kết hôn với nam giới Hàn Quốc
13
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Theo số liệu của Bộ Tư pháp, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và công
dân Hàn Quốc phát sinh kể từ khi hai nước tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động. Thời điểm bùng phát số cặp vợ chồng Việt-Hàn bắt đầu từ
2004.
Bảng: số cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và nam giới Hàn Quốc
Năm Số ca kết hôn
2000 95
2001 134
2002 476
2003 1403
2004 2462
2005 5822
2006 10131
Nguồn: Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy kết hôn của cô dâu Việt Nam với chú rể
người Hàn Quốc bắt đầu năm 2003 với 1403 trường hợp. Số phụ nữ Việt Nam lấy
chồng Hàn Quốc và di trú đến Hàn Quốc đang gia tăng nhanh chóng. Số trường hợp
đã tăng lên trên 10 nghìn trường hợp.
6. Kết luận
Theo những gì đã phân tích ở trên, ta có thể nhận định rằng xu hướng kết

hôn với người nước ngoài càng ngày càng tăng lên một cách đáng kể. tuy các
14
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
trường hợp kết hôn với người Đài Loan đang giảm đi một cách đáng kể nhưng tỉ lệ
kết hôn với người hàn Quốc đang tăng lên một cách nhanh chóng. Con số hôn nhân
giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam đã tăng vọt từ 95 trường hợp năm
2000 lên đến 5.822 vào năm 2005, vượt qua Đài Loan với 3.212 trường hợp.
Và dựa vào những điều kiện kinh tế xã hội cũng như cá nhân mà các cá
nhân có xu hướng chấp nhận cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài đó.
Hiện tượng lấy chồng nước ngoài của phụ nữ Việt Nam là một biểu hiện đa
nguyên văn hóa, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cũng là xu hướng tất yếu không
ngăn cản được trong quá trình hợp tác kinh tế, văn hoá. Mỗi người Việt nam khi tim
hiểu thực trạng cô dâu Việt nam dù hạnh phúc mãn nguyện, hay bất hạnh, éo le, đều
mong muốn các cô sẽ có một cuộc sống bình ổn, may mắn hơn. Hy vọng cả Việt
Nam và các nước bạn sẽ tìm được biện pháp hữu hiệu nhất để trợ giúp các cô dâu
Việt nam nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống và gia đình và xã hội nước ngoài.
Hơn thế cũng cần thông qua nhiều biện pháp giúp các cô gái Việt nam định hướng
và chọn lựa chính xác hạnh phúc của mình khi quyết định làm dâu vùng đất lạ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
1. ( />Tho/70040069/157/).
2. Giáo trình Công pháp quốc tế. NXB Công an nhân dân
3. Giáo trình Xã hội học gia đình. Lê Thái Thị Băng Tâm
4. Đinh Văn Quảng. 2006. Thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
Các giải pháp đề xuất. Tạp chí dân số số 6 năm 2006.
5. Hoàng Bá Thịnh. Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
6. Hoàng bá Thịnh. 2008. Hôn nhân Việt Nam – Hàn Quốc: Những khía cạnh văn hóa xã
hội. Tạp chí khoa học xã hội số 9 năm 2008.
7. Nguyễn Thị Hồng. 2007. Cộng đồng nông thôn ĐB Sông Cửu Long và hiện tượng phụ

nữ kết hôn với người Đài Loan. Tạp chí xã hội học số 2- 2007.
8. Trần Mạnh Cát và cộng sự. 2007. Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan
trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới số 2-2007.
9. Trần Thị Hồng. Kết hôn với người nước ngoài thông qua môi giới hôn nhân ở Việt
Nam hiện nay.
10. Hội thảo di cư và hôn nhân ở Châu Á. Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới số 4-2007.
16
Xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam hiện nay
17

×