A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận:
Hiếu học là truyền thống quí báu của dân tộc ta, từ ngàn xưa ông cha ta đã coi
trọng sự nghiệp giáo dục trong đời sống xã hội, trong sự phát triển của đất nước,
luôn coi giáo dục có quan hệ đến việc hệ trọng của quốc gia, đến an nguy, thịnh, suy
của dân tộc. Các thế hệ cha ông đi trước cho rằng việc “ Quốc kế dân sinh” phải lấy
giáo dục làm đầu. Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏi giáo dục. Chăm
lo cho giáo dục là chăm lo cho con người, mà con người là nhân tố quyết định đến
sự phát triển của xã hội. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng và
Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Những
thành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong 10 năm đổi mới
(1986 – 1996) đã tạo tiền đề để nước ta phấn dấu và vạch ra mục tiêu cụ thể “ Từ
nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp”. Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành
TW Đảng khoá VIII (Tháng 2 /1996) đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục
đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đã đề ra 4
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong đó: “Đổi mới
công tác quản lý giáo dục” là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo. Muốn nâng cao chất lượng GD-ĐT thì việc nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên trong nhà trường là một biện pháp cơ bản nhất. Bởi chúng ta đều nhận
thức được rằng lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục góp phần quyết định
nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu đào tạo đó chính là đội ngũ giáo viên
1
trong nhà trường. Từ xưa, ông cha ta đã nhận định rằng “ Không thầy đố mày làm
nên”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Trung học cơ sở là cầu nối giữa Tiểu
học với Trung học phổ thông, là nơi vận dụng và triển khai các hoạt động giáo dục
theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng. Bậc giáo dục THCS có
một vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển GD-ĐT thời kỳ công nghiệp hoá
- hiện đại hoá đất nước. Không còn con đường nào khác cần phải tiếp tục cải tiến
đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV nói chung, đội ngũ CBGV trường
THCS nói riêng về tất cả các mặt phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn lý luận,
nghiệp vụ quản lý và hiểu biết về văn hoá xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trong nhà trường THCS sự phát triển nhân cách của học sinh không phụ
thuộc và một giáo viên nào mà phụ thuộc vào cả tập thể sư phạm nhà trường đặc
biệt là đội ngũ giáo viên những người trực tiếp giảng dạy. Vì vậy muốn nhà trường
phát triển đi lên không ngừng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ là vấn đề cần
thiết và cấp bách. Bất kỳ trường tiên tiến nào cũng phải có một tập thể giáo viên
vững mạnh. Trong tất cả các điều kiện thiết yếu của nhà trường thì yêu cầu về một
đội ngũ cán bộ giáo viên là yêu cầu quan trọng không thể thiếu được. Bởi một nhà
trường có một cơ sở vật chất kháng trang nhưng đội ngũ giáo viên yếu kém, không
phát huy được vai trò trách nhiệm của mình thì sự đầy đủ về vật chất cũng trở nên
vô nghĩa, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường không thể nâng cao được.
Chính vì vậy tập thể giáo viên có vai trò quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ
chính trị của mỗi nhà trường, khẳng định uy tín của nhà trường nên việc nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên có vị trí đặc biệt quan trọng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Giáo dục nói chung và giáo dục ở bậc học THCS nói riêng ở huyện
Triệu Sơn – Thanh Hoá trong những năm gần đây có nhiều bước tiến bộ rõ rệt
2
trên tất cả các mặt. Tuy nhiên đội ngũ CBGV THCS ở Triệu Sơn vẫn còn
nhiều hạn chế nhất định.
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, về trình độ lý luận: Trước năm
học 2008 – 2009 đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu, vừa yếu vừa không đồng bộ
cả về số lượng và chất lượng. Một số giáo viên còn chưa đạt tiêu chuẩn về chuyên
môn nghiệp vụ. Số giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn ít được cập nhật về
lý luận, nghiệp vụ chuyên môn và thực tiễn giáo dục hiện đại, giáo viên đã thiếu lại
phân bố không đồng đều số giáo viên dạy khá, giỏi thường tập trung ở các trường
trung tâm như Thị trấn, Dân Lý, Hợp Thành, Tân Ninh, Dân lập , Dân Lực, Dân
Quyền... số giáo viên yếu thường tập trung ở các trường vùng trung du, vùng miền
núi và vùng sâu vùng xa của huyện, số giáo viên này dược đào tạo từ nhiều hệ 7+3,
10 +3 hàm thụ cao đẳng, đại học sư phạm tại chức, liên thông ... Vì vậy đã ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của huyện nói chung.
Đối với trường THCS Khuyến Nông năm học 2008 – 2009 đội ngũ giáo viên
của nhà trường tuy đã tương đối đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu thực hiện
chương trình của Bộ GD&ĐT quy định. Tuy vậy, chất lượng của một số bộ phận
giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng
dạy nhưng đi theo lối mòn của phương pháp cũ (do lịch sử để lại) và một số giáo
viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và cuộc sống, phương
pháp sư phạm còn non nớt, ít chịu học hỏi. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chất
lượng giáo dục của nhà trường. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (nhất là
chất lượng chuyên môn) để đủ sức đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục
trong tình hình mới trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với trường THCS nói chung
và trường THCS Khuyến Nông nói riêng. Từ những lý do trên là một cán bộ quản lý
của trường THCS tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THCS Khuyến Nông- Triệu
3
Sơn – Thanh Hoá ” để nghiên cứu với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình
vào sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài nêu ra và giải quyết những vấn đề sau:
1- Một số cơ sở lý luận liên quan đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên.
2- Cơ sở thực tiễn về công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn
đội ngũ hiện nay.
3- Thực trạng vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo
viên trường THCS Khuyến Nông- Triệu Sơn nói riêng.
4- Nguyên nhân của thực trạng trên.
5- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường THCS
Khuyến Nông trong giai đoạn hiện nay.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn đội
ngũ giáo viên trường THCS Khuyến Nông- Triệu Sơn và một số trường THCS trên
địa bàn huyện và trong tỉnh Thanh Hoá năm học : 2008- 2009.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp xử lý số liệu thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
- Lựa chọn và xác lập đề cương, kế hoạch từ ngày: 15/ 10 đến 01/ 11/ 2009
- Tìm hiểu thực tế, thu thập thông tin, số liệu : 02/ 11 đến 10/ 11/ 2009
- Xử lý thông tin, viết và duyệt bản thảo : 11/ 11 đến 23/ 11/ 2009
- Bổ sung và hoàn thành đề tài : 05/ 12 đến 15/ 12/ 2009
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ CBGV TRƯỜNG THCS
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Đội ngũ:
Theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì đội ngũ được hiểu
đó là “tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực
lượng”.
- Đội ngũ trong trường THCS gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên, đội ngũ giáo
viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
mà kế hoạch đào tạo, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại
của nhà trường. Vì vậy việc chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm
vụ trọng tâm được ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý nhà trường. Chính vì thế
người cán bộ quản lí trường học nhận thức đựơc vị trí công tác này, đầu tư công sức
và trí tuệ cho công tác này sẽ thu được những thành công trong công tác quản lý nhà
trường. Quản lý trường học chủ yếu là tác động đến tập thể giáo viên và phối hợp
hoạt động của họ trong quá trình thực hiện mục tiêu.
2. Chuyên môn:
Theo tác giả Hoàng Phê thì từ “chuyên môn” được hiểu theo 2 nghĩa sau:
2.1. Chuyên môn chỉ lĩnh vực riêng, những kiến thức nói riêng và chung của một
nghành khoa học kĩ thuật đi vào chuyên môn, trình độ chuyên môn (chuyên môn dạy
học).
2.2. Chuyên môn chỉ làm hoặc hầu như chỉ làm một việc gì. Ví dụ: cửa hàng chuyên
bán đồ gỗ, nhà máy chuyên sản xuất bánh kẹo ….
3. Bồi dưỡng:
5
3.1. Bồi dưỡng là làm gì cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ. Bồi dưỡng sức
khoẻ, tiền bồi dưỡng.
3.2. Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.
Như vậy bồi dưỡng đội ngũ là làm cho năng lực và phẩm chất đội ngũ ngày
một tăng thêm hoặc phát triển.
4. Chất lượng: Là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật một
sự việc. Ví dụ đánh giá chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng giảng dạy …
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Cơ sở lý luận;
Bác Hồ kính yêu đã gửi gắm lòng mong muốn vào thế hệ trẻ “ Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các em”. Lời căn dặn đó cũng có nghĩa là những mầm non tương lai của
đất nước phải phấn đấu trở thành “ Những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường,
sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hoá tinh hoa
nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng
đồng và phát huy tích cực của cá nhân, làm chủ trí thức khoa học và công nghệ hiện
đại, có tính tổ chức kỷ luật cao, có sức khoẻ là những người kế thừa sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội”.
Lực lượng duy nhất giúp thế hệ trẻ thắp sáng ngọn lửa tri thức, thực hhiện lời
dạy của Bác Hồ chính là những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là đội ngũ
những thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy.
Chúng ta biết rằng trong sự nghiệp trồng người thì sự đóng góp của đội ngũ
giáo viên là hết sức quan trọng, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước, nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,
6
giỏi về chuyên môn, có tính nhân văn cao thì mới có chất lượng giáo dục cao, tạo sự
chuyển biến của đội ngũ giáo viên hiện nay mới đảm bảo thực hiện nội dung và
phương pháp giáo dục. Đây là vấn đề then chốt của sự nghiệp giáo dục mà chúng ta
phải trăn trở vượt qua mọi khó khăn để giải quyết cho bằng được”.
Như vậy đội ngũ cán bộ giáo viên, lực lượng quyết định sự nghiệp giáo dục
đào tạo của đất nước. Chất lượng giáo dục của nhà trường cao hay thấp phụ thuộc rất
lớn vào tay nghề của giáo viên. Nói đến chất lượng trước mắt, chất lượng sau này,
chất lượng giáo dục, chất lượng đào toàn diện phổ thông. Chúng ta chủ yếu dựa vào
đội ngũ giáo viên, thầy giáo, cô giáo và nhà trường là nơi tiếp nối duy trì bản sắc văn
hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoá văn hoá nhân loại.
Chính các thầy cô giáo trong nhà trường sáng tạo ra giá trị cao quý nhất. Đó
là những con người có đủ phẩm chất và năng lực để tạo ra mọi giá trị khác cho cuộc
sống của bản thân, cho gia đình, cộng đồng và cho đất nước.
Bất kỳ một nhà trường nào muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đều
phải chú ý đên việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo
viên. Nghị quyết TW 2 khoá VIII khẳng định: “ Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết
định giáo dục”.
Thực tế trong những năm gần đây nhu cầu giáo dục ở nhà trường đã trở nên
rất đa dạng và biến đổi do những tác động về sự biến đôir toàn cầu về kinh tế văn hoá
xã hội. Sự phát triển về dân số và sự thay đổi về cơ cấu lao động xã hội vấn đề bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên đã được xác định là một trong sáu chương trình mục
tiêu của ngành giáo dục đó là: “ Từ Bộ đến Sở giáo dục đào tạo phải xây dựng được
kế hoạch tổng thể về đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống mạng lưới các trường sư phạm ở địa phương, kết hợp
chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên vừa để phục vụ cho những năm
trước mắt vừa đón đầu nhu cầu những năm 2000 cả về số lượng và chất lượng. Nâng
tỉ lệ hàng năm số giáo viên THCS được đào tạo các hệ cao đẳng, đại học có đủ phẩm
7
chất và năng lực nhằm bổ sung đội ngũ có trình độ nghiệp vụ cao và cấp quản lý giáo
dục THCS từ hiệu trưởng đến cấp Phòng, Sở. Cũng như cần tăng cường cho các
trường trọng điểm những giáo viên giỏi đã qua quá trình đào tạo chuẩn, 100% giáo
viên dạy các chương trình chỉnh lý thay sách đổi mới phải qua đào tạo hoặc huấn
luyện ngắn để nẵm vững và có khả năng dạy chương trình đó”.
Như vậy việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ cán bộ
giáo viên trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của giáo dục Trung học nói chung và
của người cán bộ quản lý trường THCS nói riêng.
Đẩy mạnh chất lượng đội ngũ giáo viên là đẩy mạnh tiến trình đào tạo những
con người toàn diện, những con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp phát triển. Chính vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý
phải có biện pháp toàn diện, những phẩm chất và năng lực tốt, tìm ra những biện pháp
tối ưu phù hợp để khai thác những yếu tố có lợi, những hạt nhân trong đội ngũ cũng
như hạn chế những bất lợi yếu kém. Có như vậy mới góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện nhằm đáp ứng được những yêu cầu chung của đất nước
trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay.
2. Vai trò của đội ngũ CBGV ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Hiện nay trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới
của đất nước, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Vai trò và chức năng của người
giáo viên càng nặng nề. Trước hết chức năng truyền đạt thông tin của người giáo viên
thay đổi: Vừa mang tính định hướng, vừa mang tính hướng dẫn học sinh lựa chọn và
xử lý thông tin cần thiết, Hơn nữa như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, ban chấp hành
TW Đảng khoá VII đã coi học sinh là nhân vật trung tâm trong nhà trường, điều đó có
nghĩa là người giáo viên trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thực của
học sinh, quá trình hình thành phẩm chất năng lực cần thiết cho lao động và sinh hoạt
trong một xã hội không ngừng biến đổi. Dạy học không chỉ là dạy chữ mà còn là dạy
8
người. Vì thế vai trò của đội ngũ giáo viên càng trở nên quan trọng trong giai đoạn
hiện nay.
3. Cơ sở thực tiễn về công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn đội
ngũ hiện nay
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới của đất
nước vai trò và chức năng của giáo viên ngày càng nặng nề hơn. Trước hết là chức
năng truyền đạt thông tin của người giáo viên thay đổi: Vừa mang tính định hướng,
vừa mang tính hướng dẫn học sinh lựa chọn và xử lý thông tin cần thiết. Hội nghị lần
thứ 4 ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã xác định “học sinh là nhân vật trung tâm
trong nhà trường”. Điều đó có ý nghĩa là người giáo viên trở thành người tổ chức,
hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh, quá trình hình thành những phẩm chất
năng lực cần thiết cho lao động và sinh hoạt trong xã hội không ngừng biến đổi. Dạy
học không chỉ dạy chữ mà còn là dạy người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “
Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người giáo viên là chăm lo dạy dỗ con em của
nhân dân lao động thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt,
người cán bộ tốt của nước nhà”.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra như vũ bão đã và
đang tạo nên những biến đổi to lớn và sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã
hội loài người. Trí thức tăng nhanh “ có ngành chỉ sau 5 năm lượng tri thức đã tăng
lên gấp 2 lần” trước tình hình đó người giáo viên hơn bao giờ hết cần cập nhật kiến
thức của mình để đủ năng lực dạy học. Thế hệ trẻ ngày nay đã và đang phát triển với
tốc độ nhanh cả về năng lực và trình độ vì họ được tiếp xúc ngàu càng nhiều với các
phương tiện thông tin đại chúng hiện đại. Vì vậy người giáo viên không ngừng nâng
cao trình độ của mình. Tự học, tự rèn là con đường quan trọng nhất, tham gia các hình
thức chuyên đề có liên quan đến môn học, về khoa học giáo dục và tham gia hội thảo
khoa học chuyên môn, tăng cường dự giờ thăm lớp … để đáp ứng nhu cầu giáo dục
9
hiện nay. Vì vậy bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên là yêu
cầu cấp bách đối với các nhà trường THCS hiện nay.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN
MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG THCS KHUYẾN NÔNG- TRIỆU
SƠN NĂM HỌC: 2008- 2009.
I. Khái quát về tình hình địa phương
1. Tình hình huyện Triệu Sơn:
Là một huyện bán sơn địa của tỉnh Thanh Hoá, phía Bắc giáp huyện Thọ
Xuân và Thiệu Hoá, Phía Tây giáp huyện Như Thanh, Thường Xuân phía Nam giáp
huyện Nông Cống, phía Đông giáp Đông Sơn. Với diện tích tự nhiên 195.000 ha, dân
số 126.000 người gồm 36 xã và 1 thị trấn, cư dân phân bố không đồng đều, tập trung
nhiều ở vùng đồng bằng, các trung tâm, riêng xã Bình Sơn diện tích rộng nhưng dân
số lại thưa.
Về kinh tế xã hội: Triệu Sơn được phân bố theo 2 vùng rõ rệt: Vùng đồng
bằng và vùng đồi núi ở phía Tây, cơ cấu kinh tế từng bước được định hướng theo các
ngành nghề: Nông – Lâm nghiệp – Dịch vụ không đồng đều giữa các vùng trong
huyện, trong đó đặc biệt khó khăn là vùng đồi núi. Những điều kiện kinh tế xã hội đã
ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển giáo dục và đào tạo. Sự phát triển kinh tế xã hội
không đều dẫn đến sự phát triển không đều về giáo dục và đào tạo.
Về số lượng giáo viên THCS còn thiếu nhiều nhất là giáo viên các môn đặc
thù như: nhạc, hoạ, TD. Trong tổng số giáo viên THCS thì số lượng giáo viên huyện
ngoài chiếm một phần không nhỏ như Thành phố Thanh Hoá, Đông Sơn, Thọ Xuân,
Bỉm Sơn, Nông Cống... Sự phân bố giáo viên không đồng đều, chẳng hạn các xã vùng
đồi núi tập trung nhiều giáo viên xã hội, giáo viên tự nhiên thường tập trung ở vùng
trung tâm, đồng bằng. Sự phân bố không đồng đều dẫn đến tình trạng vừa thừa lại
vừa thiếu giáo viên, không đồng bộ.
10
Về chất lượng chuyên môn: Tỷ lệ Giáo viên khá giỏi về chuyên môn cũng
như về nghiệp vụ giảng dạy còn ít, tỷ lệ giáo viên trung bình và yếu còn nhiều ( gần
10%). Đặc biệt số giáo viên thực hiện chương trình SGK từ khối 6 – Khối 9 chưa đáp
ứng về yêu cầu về đổi mới nội dung phương pháp. chất lượng đội ngũ giáo viên phân
bố không đều theo các độ tuổi, đội ngũ giáo viên khá, giỏi phần lớn tập trung ở độ
tuổi 27 – 45, số giáo viên TB, yếu tập trung trên độ tuổi trên 45 mà nhiều nhất ở độ
tuổi 46 trở lên. chất lượng đội ngũ tập trung không đều ở các nhà trường đội ngũ giáo
viên khá giỏi phần lớn tập trung ở các trường tiên tiến cấp tỉnh và cấp huyện. Ngược
lại một số giáo viên Trung bình, yếu tập trung nhiều ở các trường yếu kém của huyện.
2. Tình hình xã Khuyến Nông:
Là một xã nằm ở xa trung tâm huyện Triệu Sơn, là xã thuần nông 90% dân số
làm nghề nông nghiệp, diện tích tự nhiên là 6.3 km2, dân số gần 8.200 nhân khẩu và
1850 hộ được hình thành trên 14 thôn, sống rải rác trên phạm vi gần hơn 6 km2. Điều
kiện đi lại giữa các thôn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là từ làng cuối xã đến trung
tâm xã gần 3km nên học sinh đi lại rất vất vã. Tuy nhiên về giáo dục, Khuyến Nông là
một xã có truyền thống hiếu học từ xưa đến nay. Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn
nhưng các mặt hoạt động chính trị, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng luôn là đơn vị
khá trong huyện. Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho dạy và học của các nhà trường
trong xã, từng bước ổn định và không ngừng phát triển.
* Về thuận lợi:
Khuyến Nông là một xã có truyền thống hiếu học từ xưa tới nay, được các
cấp lãnh đạo địa phương và nhân dân quan tâm, tạo điều kiện cho các nhà trường
nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm 2000 trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo
dục tiểu học.
Năm 2007 trường THCS được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập THCS.
* Về khó khăn:
11
Là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế của
địa phương còn gặp nhiều hạn chế, phụ huynh HS nghèo nên sự quan tâm còn ít, chưa
thực sự quan tâm đến con em mình và sự nghiệp giáo dục …
II. Tình hình nhà trường :
1-Tình hình chung:
Trường THCS Khuyến Nông năm học 2008 – 2009 có:
* Về học sinh:
Tổng số lớp: 14 với 520 học sinh. Trong đó:
Khối 6 = 3 lớp = 113 HS
Khối 7 = 4 lớp = 145 HS
Khối 8 = 4 lớp = 141 HS
Khối 9 = 3lớp = 121 HS
* Về đội ngũ Giáo viên: Tổng số 35 CBGV, NV (Trường hợp đồng 3 GV)
Trình độ đào tạo: Chuẩn = 45% . Trên chuẩn = 52%. Chưa chuẩn = 3%.
(Hiện đang thiếu GV Thể dục, Nhạc, Tin, Thư viện –TB ; dư GV Văn, T.Anh )
Về cơ sở vật chất: Năm học 2008 – 2009, trường có 7 phòng học cao tầng, 4
phòng học cấp 4, có đủ bàn ghế cho HS và CBGV, 1 kho đồ dùng DH, 3 phòng của
BGH, 1 phòng Hội đồng, 2 nhà để xe cho HS và GV, có nhà vệ sinh cho HS và GV,
có sân tập thể dục riêng (Chưa đạt chuẩn quốc gia về CSVC).
* Thực trạng về chất lượng đội ngũ:
Đội ngũ giáo viên trong trường cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu các bộ môn,
hầu hết các đồng chí giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực
chuyên môn tương đối đồng đều, vững vàng nhiệt tình trong giảng dạy và các hoạt
động khác của nhà trường, có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn mực,
chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hầu hết
các đồng chí giáo viên đều nắm rõ mục tiêu của GD-ĐT THCS, gương mẫu, nhiệt
tình trong các hoạt động giảng dạy. Nhiều đồng chí giáo viên giỏi cấp trường, cấp
12
huyện. Bên cạnh đó còn một bộ phận giáo viên mới ra trường tuổi nghề còn ít, tuổi
đời còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác và một bộ phận giáo
viên có tuổi đời cao, có thâm niên trong nghề nghiệp, tuy nhiệt tình trong công tác
nhưng chậm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa đáp ứng được nhu cầu .
Về đạo đức và lòng yêu nghề tinh thần trách nhiệm của đội ngũ: Nghề dạy
học là nghề có tính đặc thù riêng, đối tượng của dạy học và giáo dục là con người,
phát triển và hoàn thành nhân cách cho học sinh vì vậy nhân cách, các phẩm chất đạo
đức của người thầy, tác động trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cách
của học sinh, nhiều công trình nghiên cứu cho rằng phẩm chất nhân cách của người
thầy giáo là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, đặc biệt ở
lứa tuổi thiến niên thì điều đó càng có ý nghĩa quan trọng. Với tinh thần đó tôi cho
rằng việc xác định thực trạng đạo đức nhân cách của người giáo viên nhằm tìm ra giải
pháp tối ưu để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên là cần thiết. Thực tế về
phẩm chất đạo đức của giáo viên nhà trường hiện nay đều là những người thầy- cô
giáo có đạo đức tốt, tác phong sư phạm mẫu mực có lối sống trong sáng giản dị được
học sinh, cha mẹ học sinh và các cấp lãnh đạo kính trọng.
Về chuyên môn, nghiệp vụ: Đa số các CB giáo viên trong trường có trình độ
chuyên môn đạt yêu cầu trở lên (trong đó có 80% số giáo viên được xếp loại khá, tốt).
Tuy vậy vẫn còn một số đồng chí có năng lực chuyên môn chưa đạt yêu cầu, chưa say
mê, nhiệt tình trong giảng dạy, phương pháp sư phạm còn non yếu, không chịu khó tự
học nâng cao trình độ chuyên môn cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nhà
trường.
* Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ.
Trước năm học 2008 – 2009 đội ngũ giáo viên của nhà trường thiếu nhiều về
số lượng, bất cập về cơ cấu bộ môn cho nên giáo viên phải dạy nhiều giờ, và dạy chéo
ban vì thế giáo viên không thời gian đầu tư vào chuyên môn, nghiên cứu tài liệu, trao
13
đổi kinh nghiệm nghiên cứu dự giờ trên lớp đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
tình trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của trường chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trình độ đào tạo ban đầu của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, từ 7+3,
10+3 hàm thụ cao đẳng (Hiện tại còn 1 GV Hoá-Sinh chưa chuẩn).
Hoạt động chỉ đạo thanh - kiểm tra của Phòng giáo dục đối với mỗi trường
chưa thường xuyên luyên tục (2- 3 năm Phòng giáo dục mới thanh- kiểm tra 1 lần)
đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên nhiều khi chưa thực hiện
hết chức năng của mình, lơ là trong thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn và đã
được ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện.
Tình hình kinh tế chính sách cán bộ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
lượng đội ngũ.
Về kinh tế: Nhiều giáo viên trong trường kinh tế còn khó khăn, chồng làm
nông nghiệp, nghề tự do lại phải nuôi các con ăn học….
Về chính sách: Lâu nay ở huyện Triệu Sơn đều thực hiện theo kiểu “cao
bằng”, giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh quyền lợi kinh tế rất ít ỏi không hơn gì giáo viên
trung bình. Nếu đạt giáo viên giỏi cấp huyện chỉ được thưởng 100.000đ đến 20 nghìn,
chính sách ưu đãi đối với giáo viên chưa đầy đủ, việc trả thừa giờ, tăng giờ chưa đảm
bảo đúng quy định của nhà nước (có trường trả 4.120đ/ tiết, có trường 10.000đ/ tiết,
trả hợp đồng cho GV khác 540.000đ/ tháng).
Việc nâng cao ý thức học tự bồi dưỡng của mỗi cán bộ giáo viên còn hạn chế
đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn trong nhà
trường.
Tóm lại: Chất lượng chuyên môn đội ngũ ở trường THCS Khuyến Nông đã
đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí nhưng bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, thời kỳ đổi mới toàn diện đồng bộ của ngành giáo dục thì đội ngũ
cán bộ quản lý phải tìm ra những biện pháp thích hợp để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
đáp ứng được yêu cầu đạt ra hiện nay.
14