BÙI THỊ THÚY HẰNG
CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG
CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG TRONG
TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH SÂM
TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
-------------------------------
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Vào thời cổ đại, một số nhà ngôn ngữ học đã quan niệm ngữ pháp học lâu
nay chỉ gói gọn trong hai phần đó là: lý thuyết về từ và lý thuyết về câu. Tức mọi
người chỉ thừa nhận câu là đơn vị ngữ pháp cao nhất, không có đơn vị nào có cấp
bậc cao hơn câu, kể cả nhóm các câu kết hợp lại với nhau. Nhà ngôn ngữ học
người Pháp là E. Benveniste đã khẳng định: “ Nhóm các câu không tạo nên một
đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức cấp
độ câu là không có” [ 38, tr8
].
Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà ngôn ngữ đã bằng
lòng với việc nghiên cứu ngữ pháp học chỉ là dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhưng
cùng với năm tháng, quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều
hạn chế. Đây cũng chính là cơ hội để sang giữa trước và nửa sau thế kỷ hai
mươi, một số quan niệm về việc có đơn vị lớn hơn câu đã dần xuất hiện và gây
nhiều tranh luận. Cuối cùng, đã hình t
hành một bộ môn mới có tên gọi là Ngữ
pháp văn bản. Nó thực sự xua đi những quan niệm về việc ngự trị cao nhất của
câu trong ngôn ngữ học. Thăng trầm
trong suốt mấy mươi năm, mãi tới những
năm 70 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học văn bản mới thực sự phát triển rầm rộ.
Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản đã ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Phạm vi cũng như nội dung nghiên cứu cũng ngày càng
trở nên phong phú.
Việc làm đầu tiên, khi các nhà nghiên cứu bước ch
ân vào một mảnh đất mới
và màu mỡ như ngữ pháp văn bản là họ phải tìm hiểu những yếu tố nào làm kết
dính các câu, các nhóm câu để chúng tạo nên một văn bản hoàn chỉnh và thống
nhất. Nếu như Nguyễn Tài Cẩn và N. V. Stankevich đã nhận định:
“ […] Hoàn toàn có thể cho rằng chỉ với câu thì ta mới bắt đầu bước chân vào
địa hạt của thông báo.”. Như vậy, theo ông, thì câu chưa đủ năng lực để thể hiện
hết vai trò làm chức năng thông báo, hay còn gọi là chức năng giao tiếp mà phải
cần đến một đơn vị cao hơn đó là văn bản. Để truyền đạt một lượng thông tin
đầy đủ và chính xác, các câu và các nhóm câu phải xác lập vị trí quan yếu của
m
ình, chứ không đơn thuần xem nó như là sự kết hợp theo kiểu cộng các câu lại
với nhau để tạo nên văn bản.
Chính sự thiếu gắn kết của các câu là nguyên nhân làm cho văn bản rời rạc
hay nói cách khác là không bảo đảm được tính thống nhất và trọn vẹn chủ đề-
một yêu cầu cần có của một văn bản mạch lạc. Qua đây, chúng ta cũng phần nào
thấy được vai trò rất quan trọng của tính liên kết. Kh
i nói đến tính liên kết, chúng
ta thường nhắc đến liên kết nội dung hay còn gọi là tính mạch lạc và liên kết
hình thức hai mặt này luôn tồn tại song song và nó cũng là dấu hiệu để phân biệt
văn bản với phi văn bản. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến liên kết về hình thức,
tức là các phép liên kết được đánh dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Trong một văn bản, không phải đơn thuần sử dụng một phép liên kết là có
thể nói nó đã góp phần tạo lập văn bản, mà để có một văn bản, người nói, người
viết phải sử dụng rất nhiều các phương tiện liên kết. Và tùy vào nội dung của văn
bản mà người tạo lập văn bản sử dụng phép liên kết nào, để nhằm mục đích tránh
cho văn bản rườm r
à, lủng củng và dài dòng không cần thiết. Và nếu có phép
liên kết nào được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần thì chúng ta phải tự hiểu là tác
giả đang có ý nhấn mạnh về một nội dung nào đó hay một nhân vật nào đó.
Đọc qua khá nhiều tác phẩm, chúng tôi nhận thấy trong hầu hết các văn bản
có các phép liên kết như: phép nối và phép thế (thế đại từ) là được sử dụng phổ
biến và xuyên suốt trong một văn bản.
Vd : Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng
nhiên lại hỏi.
- Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn
bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả
Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời.
- Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa à?
- Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế.
Nhưng bây giờ chưa phải lúc.
- Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì?
Nhà họa sĩ phá lên cười:
- Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gặm nhấm người ta
? Tốt hơn là tránh
nó để làm việc đời.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Từ dùng để nối giữa các câu là: “và”, “nhưng”
Các đại từ được dùng làm
phương tiện liên kết trong phép thế là: “Tôi”,
“bác” thay thế cho “Nhà họa sĩ”; “đấy” thay cho “Sa Pa”; “Thế” thay cho một
mệnh đề “tôi cũng về ở hẳn đấy”; “nó” thay cho tính từ “buồn”.
Như vậy, điều làm nên một văn bản, với tư cách là một đơn vị giao tiếp
trước hết là liên kết. Mỗi một phép liên kết thì đóng một vai trò, chức năng riêng
biệt. Phép liên kết thay thế cũng vậy. Xuất hiện với tư cách là một phương tiện
dùng để liên kết và tránh sự lặp lại trong một văn bản, phép thế (hay còn gọi là
phép thay thế) xuất hiện gần như trong tất cả các văn bản. Nó được xem là một
phương tiên liện kết quan trọng và là sự lựa chọn thường nhật của người viết,
người tạo lập văn bản.
Từ trước đến nay, trong ngôn ngữ học chúng ta chỉ thường được nghe đến
phép thế, với cách gọi này nó mang nghĩa thay thế ở một phạm vi tương đối rộng
và ranh giới của nó là khá mơ hồ. Còn với tên gọi liên kết thay thế từ vựng, đã
giới hạn phạm
vi thay thế của nó là chỉ ở cấp độ từ và ngữ. Tuy vậy, cũng còn có
rất nhiều vấn đề bên trong cần được làm rõ. Chẳng hạn, việc thay thế giữa các từ
ngữ ở câu trước và câu sau hay giữa đoạn văn này với đoạn văn khác thường
xuyên có sự lặp lại, vậy có thể tạo nên một cấu trúc hay một mô hình chung nào
không? Những cấu trúc khác nhau liệu sẽ kéo theo các quan hệ ngữ nghĩa khác
nhau không? Hay sự thay thế giữa các từ chịu ảnh hưởng như thế nào của n
gữ
cảnh. Vai trò của ngữ cảnh trong việc thay thế các từ ngữ này ra sao? Và thực
chất chức năng thay thế trong tổ chức văn bản là gì?
Chính vì những lý do trên, mà chúng tôi đã chọn : “ Cấu trúc, ngữ nghĩa,
ngữ dụng của phép liên kết thay thế từ vựng trong tiếng Việt” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Trước đây, khi mọi người chưa nhận ra vai trò của các phương tiện liên kết
trong quá trình xây dựng một đơn vị ở cấp độ trên câu, đó là văn bản thì họ vẫn
cho rằng câu là đơn vị lớn nhất, không có đơn vị nào lớn hơn câu, cụ thể là quan
niệm của nhà ngôn
ngữ học người Pháp E. Benveniste: “Nhóm các câu không
tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vì
từ là không có” [38]. Nhưng về sau có nhiều quan niệm đưa ra có tính thuyết
phục cao đã chứng minh được sự có mặt của một đơn vị trên câu được gọi là văn
bản (text) hay diễn ngôn (discourse). Đơn vị này, gắn liền với ngôn ngữ học văn
bản hay phân tích diễn ngôn. Bộ môn này, nghiên cứu những vấn đề gì hay nói
cách khác nội dung mà nó quan tâm là những nội dung như thế nào? Có thể nói,
trong rất nhiều vấn đề thuộc về Ngữ pháp văn bản thì trong đó hiện tượng đầu
tiên được giới ngôn ngữ học văn bản chú ý đến là việc văn bản không phải là
một phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong văn bản có những sợi
dây liên hệ chặt chẽ. “Những sợi dây này
kéo dài từ câu nọ sang câu kia nhiều
đến nỗi tạo nên một mạng lưới dày đặc, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt
chẽ với những câu còn lại” [ dẫn theo Moskal’skaja 1981, tr5] [ 38, tr 13].
Như vậy, giữa các câu có những sợi dây liên hệ chặt chẽ ở đây được hiểu là
sự liên kết. Ngay từ khi có bộ môn Ngữ pháp văn bản thì tính liên kết đã được
nghiên cứu, trong đó được khảo sát sớm hơn hết là hiện tượng “lặp” hoặc
“điệp”. Lú
c ấy, khái niệm này được hiểu còn tương đối rộng rằng trong “lặp”
còn bao gồm việc lặp các từ cùng gốc, lặp cấu tạo từ, thế bằng đại từ, bằng từ
đồng nghĩa. Dễ thấy, vào thời điểm ấy, thế bằng đại từ và thế bằng đồng nghĩa
được x
em là thuộc về hiện tượng lặp. Và sau này, khi ngữ pháp văn bản đã phát
triển, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu hơn thì các yếu tố trong hiện
tượng lặp ở trên được tách ra là phương thức “lặp” và phương thức “thế”.
Đề tài của luận văn là tìm hiểu về phương thức thay thế từ vựng nên đây sẽ
là chủ đề chúng t
ôi dành cho nó một sự quan tâm đặc biệt.
Với sự xuất hiện trong mối quan hệ với các phương thức khác, phương thức
thế sau này được nghiên cứu tuy cũng không được cụ thể thành một phương thức
lớn hoàn toàn tách biệt với các phương thức khác, nhưng nằm rải rác trong các
sách ngữ pháp văn bản hay khi nghiên cứu về một phép liên kết nào đó, nó cũng
được các nhà ngôn ngữ nhắc đến như một phương thức nằm trong cùng một hệ
thống các phép liên kết khác. Cụ thể:
Như trong luận án tiến sĩ với tên đề tài “So sánh các biện pháp liên kết từ
vựng trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh”, ở chương hai Nguyễn Phú Thọ
(2007) đã liệt kê các phương thức liên kết trong tiếng Việt, trong đó có phương
thức thế để đối chiếu với cùng phương thức trong tiếng Anh. Trong phần giới
thiệu về phương thức này hay còn gọi là phép thế, tác giả đã trình bày có ba loại
thế: thế danh từ, thế động từ và thế mệnh đề. Trong thế danh từ chỉ ra có:
phương tiện thế là đại từ chỉ ngôi, phương tiện thế là đại từ chỉ không gian, đại
từ chỉ định, đại từ chỉ loại. Dễ thấy cách phân loại này, ảnh hưởng rất lớn từ
M.A.K Halliday & R. Hasan (1976). Có thể nói, luận án chỉ nhắc lại những kiến
thức đã đư
ợc nêu như trong các sách nghiên cứu đã nhắc đến về phép thế mà
không có một hướng phân tích nào khác để đi sâu hơn về phương thức này. Cũng
vì phạm vi đề tài nên hướng đi của luận án không thể có cách làm khác khi nói
về phép thế.
Trong các sách về ngữ pháp văn bản, không thể thiếu việc nêu ra các
phương thức liên kết và trong đó không thể không nhắc đến phương thức thế.
Như trong cuốn “Dẫn luận ngữ pháp chức năng” của M.A.K Halliday ông đã để
phép tỉnh lược song hành với phép thay thế. Ông có nêu: yếu tố thay thế được
dùng như là một phương tiện chiếm chỗ, chỉ ra thành phần nào đó bị lược bỏ ở
chỗ nào và chức năng ngữ pháp của nó là gì [ 28, tr 505]
. Theo ông, thế có ba
loại: thế bằng cú hay còn gọi là mệnh đề (so và not), thế động từ (do, does, did)
và thế danh từ (one/ones, same). Ông còn cho rằng tỉnh lược chẳng qua là thay
thế ở vị trí đó một yếu tố zêro.
Một nhà ngôn ngữ học có nhiều đóng góp cho việc tìm
hiểu về hệ thống liên
kết trong tiếng Việt, cụ thể là các phương tiện liên kết, phải nhắc đến
Trần Ngọc Thêm. Trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt”, khi
đề cập đến phương thức thay thế, ông đã chỉ ra hai loại phép thế là thế đồng
nghĩa và thế đại từ. Thế đồng nghĩa ông xếp vào phương tiện liên kết cho cả ba
loại phát ngôn là: phát ngôn tự nghĩa, pháp ngôn hợp nghĩa và ngữ trực thuộc.
Còn thế đại từ chỉ thuộc về phát ngôn hợp nghĩa hay phương thức liên kết hợp
nghĩa. Trong phép thế đồng nghĩa ông lại phân chia ra theo nhiều tiêu chí, thứ
nhất là theo độ phức tạp của hai yếu tố liến kết có: cả hai là từ (gồm:
thế đồng
nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa lâm thời), ít nhất có một là cụm từ (gồm: thế
đồng nghĩa phủ định và thế đồng nghĩa miêu tả); thứ hai theo độ ổn định của
quan hệ đồng nhất có: thế ổn định (gồm:
thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng
nghĩa phủ định), thế không ổn định (gồm: thế đồng nghĩa lâm thời và thế đồng
nghĩa miêu tả ). Như vậy, có thể nói được rằng, trên cứ liệu tiếng Việt, Trần
Ngọc Thêm là người tiên phong trong việc nghiên cứu về hệ thống liên kết nói
chung và phép thế nói riêng.
Với G. Brown –G Yule, hai tác giả này nêu lên quan niện về thay thế dựa
trên quan niệm của Halliday & Hasan. Cụ thể: “Halliday&Hasan thừa nhận một
mô hình rất đơn giản về đồng-quy chiếu. Họ chủ trương một quan điểm thay t
hế
đơn giản ở những nơi mà một biểu thức có thể được thay thế một cách đơn giản
bằng một biểu thức khác trong văn bản” [ 18 , tr 312]. Theo cách hiểu này, thì sự
thay thế diễn ra không có gì quá phức tạp theo lý giải của M.A.K Halliday đã
nêu trong “Cohesion in English”, thực chất hai ông cũng tán đồng ý kiến của
Halliday&Hasan là có thể thay thế yếu tố này bằng một yếu tố khác trong văn
bản. Cách hiểu về phương thức thay thế của G. Brown –G Yule chỉ đơn giản là
như vậy.
Diệp Quang Ban trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, đã hệ
thống hóa các quan điểm của M.A.K Halliday & R. Hasan và của Trần Ngọc
Thêm về hệ thống các phương tiện liên kết. Quan niệm của Diệp Quang Ban về
phương thức thế cụ thể như sau: đầu tiên ông xếp phép thế theo cách trình bày
của Trần Ngọc Thêm là nó thuộc vào liên kết hình thức trong sự so sánh với liên
kết nội dung. Sau đó, ông lại trình bày một phép thế nữa theo cách hiểu của
chính tác giả, đó là phép thế cùng với các phương thức khác như: Phép quy
chiếu, phép tỉnh lược, phép nối phép liên kết từ vựng là thuộc về “phi cấu trúc
tính” để phân biệt với tên gọi Liên kết hình t
hức và liên kết nội dung. Đây là
cách hiểu theo quan niệm của Halliday & Hasan.
Như vậy, có không ít các công trình đã nghiên cứu về phương thức thay thế,
nhưng hầu hết đều chỉ xem đây chỉ là một phương thức như bao phương thức
khác có cùng một vai trò là liên kết trong văn bản và để tạo lập văn bản. Qua tìm
hiểu, chúng tôi
thấy được chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu ba bình diện cơ
bản của phép thế như cách hình dung của luận văn này. Trên cơ sở kế thừa thành
quả của các công trình đi trước, luận văn của chúng tôi đứng ra nghiên cứu và
khảo sát cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng một cách hệ thống và toàn diện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng khảo sát của luận văn này là phương thức thay thế từ vựng. Nói
rõ hơn, tất cả các phương tiện thay thế ở cấp độ từ như: thay thế đại từ (nhân
xưng, chỉ xuất), tha
y thế không phải đại từ như: thế bằng từ gần nghĩa, đồng
nghĩa, hàm nghĩa…đều thuộc phạm vi khảo sát của chúng tôi. Và liên kết có thể
bao gồm các phát ngôn nằm gần nhau hoặc xa nhau hoặc có thể là thay thế c
ho
cả đoạn văn, tùy theo chức năng cụ thể. Như vậy, phép thay thế theo cách hình
dung của chúng tôi là bao gồm cả thay thế (substituation) và phối hợp từ vựng
(lexcical cohension) theo quan niệm của M.A.K Halliday & R. Hasan (1976).
3.2 Do phạm vi của một luận văn thạc sĩ, những khảo sát của chúng tôi được
khái quát từ 500 ví dụ được sưu tập. Và chúng tôi rất lấy làm tiếc là chưa đi sâu
miêu tả sự khác biệt của phương thức thế từ vựng giữa các phong cách chức
năng ngôn ngữ, mà bước đầu chỉ nhận diện, phân loại và miêu tả một cách chung
nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng t
ôi đã định hướng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
a, Phương pháp phân tích diễn ngôn: tất cả ngữ liệu đều được xem xét trong
những ngữ cảnh cụ thể, và trong một chừng mực nhất định, xuất phát điểm để
phân tích ngôn ngữ không chỉ bó hẹp ở phạm vi thụ ngôn và cả trong lĩnh vực
phát ngôn.
b, Phương pháp hệ thống cấu trúc: phép thay thế từ vựng là một hệ thống bao
gồm
nhiều tiểu hệ thống với những cấu trúc đan cài vào nhau và tùy theo các
mối quan hệ hoặc bên trong hoặc bên ngoài mà có thể tạm thời phân xuất để làm
nổi rõ một đặc điểm nào đó của chúng.
5. Đóng góp của luận văn
Như đã xác định, luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn đề
của lý thuyết mà chỉ đặt ra cho mình một mục đích khiêm tốn:
a, Góp phần xác lập rõ hơn phép thay thế từ vựng trên ba bình diện:
cấu trúc,
ngữ nghĩa và ngữ dụng.
b, Từ đó hy vọng rút ra được một số nhận xét thực tế về vai trò của phương thức
này trong việc tạo ra sự mạch lạc, liên kết cho văn bản.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn tập trung ở
hai chương:
Chương 1: Liên kết và liên kết thay thế
Chương này trình bày những tri thức đại cương mà khi khảo sát phương
thức thay thế không thể không nhắc đến. Đây là phần lý thuyết, xuất phát điểm
để luận văn dựa vào mô tả một cách chi tiết ở những phần tiếp theo.
Chương 2: Phương thức thay t
hế từ vựng trong tiếng Việt.
Chương này tập trung khảo sát các mặt cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của
phép thế tiếng Việt qua việc phân tích những ngữ liệu cụ thể.
CHƯƠNG 1: LIÊN KẾT VÀ LIÊN KẾT THAY THẾ
1.1. Mạch lạc và liên kết
1.1.1 Mạch Lạc (Coherence)
Chúng ta hãy xem xét một ví dụ (1) sau:
“ Cái giống cỏ hoang sống đến khốc liệt và dai dẳng (1). Còn những ngày
chang chang nắng, nắng tưởng vỡ mặt người, nắng như nung như đốt, lá quằn
quại lả đi nhưng cỏ không hề biết đến cái chết, giấu mình trong đất trong nhau
(2). Tôi từng ngạc nhiên đi trên núi trọc Tây Bắc hằng ngày đường, đá sừng
sững đá, bỗng hoa mắt gặp từng bụi cỏ mọc cheo leo sườn vực, như suốt đời tự
nhiên ở đấy, không cần ai biết, không thiết ai chăm (3). Lá cỏ gặp mưa khỏi nói,
ào ạt bung mạnh, xanh ngăn ngắt, non mỡ màng (4).”
Đoạn văn trên đã thể hiện tính mạch lạc hay chưa? Và làm t
hế nào để xác
định được tính mạch lạc của đoạn văn?
Trong cuốn “ Từ điển tu từ-phong cách, thi pháp học” của Nguyễn Thái
Hòa, ông có nêu: Trong các văn bản ( khoa học, nghệ thuật chính luận…)
mạch văn phải được ưu tiên hàng đầu. Đó là:
- Tính liên tục về thời gian
( tuyến tính) của lời nói.
- Tính lôgic của tư duy: Xếp đặt sự kiện theo chiều hướng nào, ví dụ: nhân->
quả ( quả-> nhân), dữ kiện -> kết luận ( kết luận -> dữ kiện), tóm
lại là trật tự lập
luận hàm ẩn hay hiển ngôn
- Tính hiệu lực của cảm xúc: nhằm gây một ấn tượng duy nhất, thống nhất
[tr136].
Còn trong cuốn “ Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang Ban,
thì lại đưa ra một số hướng xác định như sau:
- Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài- chủ đề.
- Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lôgic của sự triển khai mệnh đề.
- Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lôgic giữa các câu (mệnh đề).
- Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn
từ [tr52].
Nếu xét từng tiêu chí một thì đoạn văn trên vẫn được x
em xét là có tính
mạch lạc. Chẳng hạn: nó có tính liên tục về thời gian ( tuyến tính) của lời nói (
tôi quan sát nó hàng ngày, vào những ngày nắng gắt cho đến những lúc mưa về.
Tức theo dõi sự sinh trưởng của cỏ.); Về tính lôgic của tư duy, thì văn bản sắp
đặt sự kiện theo hướng hiển ngôn ( lối diễn dịch); Còn ở tiêu chuẩn cuối, có thể
nói văn bản thể hiện tính hiệu lực của cảm
xúc rất cao, đó là sự khâm phục của
tác giả về sự trường tồn và sự vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của loài cỏ hoang
để tồn tại. Nó xuyên suốt từ câu (1) đến câu (4) để thể hiện một cảm xúc thống
nhất.
Nếu xét theo hướng của Diệp Quang Ban, thì văn bản trên chưa thể hiện
được rõ tính mạch lạc. Nhưng nếu xét ở tiêu chí một thì nó thể hiện đư
ợc đề tài-
chủ đề, với lối văn diễn dịch có câu mở đầu là chủ đề “Cái giống cỏ hoang sống
đến khốc liệt và dai dẳng”. Diệp Quang Ban có trích lời của Halliday và Hasan,
tính thống nhất đề tài- chủ đề có tầm quan trọng nhất định đối với việc tạo lập và
giải thuyết văn bản. Mặc dù, đề tài- chủ đề không phải là tiêu chuẩn cần và đủ để
có văn bản. Tính thống nhất đề tài- chủ đề là kết quả của mạch lạc. Như vậy,
theo Halliday và Hasan thì để có một văn bản t
hì yếu tố thống nhất đề tài-chủ đề
chưa phải là quyết định mà bên cạnh đó còn có những yếu tố khác. Còn để có
tính mạch lạc thì sự thống nhất đề tài là một trong nhiều yêu cầu. Xét tiêu chí
hai, chúng ta thấy ý ở câu (1) và câu (2) vẫn có sự liên kết về nội dung nhưng
sang đến câu thứ (3) nếu là ý triển khai cho câu chủ đề để làm rõ sức sống khốc
liệt và dai dẳng của giống cỏ hoang thì bắt đầu đã có sự không ăn nhập giữa ý
câu (2) và câu (3) vì đơn thuần ý ở câu (3) chỉ là việc nhớ lại của nhân vật “tôi”
khi đi trên núi trọc Tây Bắc và bắt gặp giống cỏ hoang này. Đến câu (4) lại
không thấy sự liên kết về hình thức lẫn nội dung so với ba câu trên. Như vậy, tuy
có tính thống nhất chủ đề-đề tài nhưng về tính hợp l
ôgic trong việc triển khai đề
tài thì ở văn bản này đã không đáp ứng được. Về tiêu chí thứ ba, hiểu một cách
đơn giản là giữa các câu có mối quan hệ với nhau như thế nào? Đó là mối quan
hệ nguyên nhân-kết quả, suy luận, khái quát, song hành….Vì không thể hiện
được tính hợp lôgic trong việc triển khai đề tài nên trong tiêu chí này, chúng ta
cũng không xác định được giữa các vế câu là quan hệ gì.
Như vậy, đoạn văn t
rên không thể được xem là một văn bản. Vì rằng để là
một văn bản nó cần bao gồm rất nhiều các yêu cầu nhưng một trong những yêu
cầu cần đầu tiên là phải có tính mạch lạc. Một văn bản có tính mạch lạc là các
phân đoạn, các phần, các câu trong văn bản đều hướng đến một sự thống nhất về
chủ đề và hoàn chỉnh về đề tài. Trong văn bản, các phần, các đoạn, các câu được
nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, rõ ràng, hợp lý, trước sau bổ sung cho
nhau nhằm l
àm cho chủ đề liền mạch. Có như vậy, dụng ý của tác giả mới như ý,
còn người đọc cảm thấy hứng thú khi tiếp nhận.
Tính mạch lạc, theo như I. R. Galperin gọi với cái tên khác là mối liên hệ
bên trong [ 33, tr147]. Với cách gọi này, làm
cho mục đích của tính mạch lạc
được thể hiện rất rõ. Mạch lạc đôi khi là thể liên tục, tức nó thể hiện các ý theo
mạch liên tục từ ý câu này nối tiếp đến ý câu sau, và cứ như thế đến hết văn bản.
Vd 2: “ Cái giống cỏ hoang sống đến khốc liệt và dai dẳng. Thử dứt một nắm
cỏ, đặt trong lòng bàn tay, rồi ngẫm nghĩ, sao nó lại có mặt giữa điệp trùng màu
xanh cây lá cõi đời. Rễ cỏ thì đấy, một đống lùi xùi xoải ngang mặt luống,
chỉ cần chút xíu đất dính vào là nghiễm nhiên sống, thoi thóp mọc mầm. Lá cỏ
gặp mưa khỏi nói, ào ạt bung mạnh, xanh ngăn ngắt, non mỡ màng.
Còn những ngày chang chang nắng, nắng tưởng vỡ mặt người, nắng như
nung như đốt, lá quằn quại lả đi nhưng cỏ không hề biết đến cái chết, giấu mình
trong đất, trong nhau.”
(Lý Biên Cương- Nghe gió hun hút thổi)
Như vậy, văn bản mạch lạc được nhận diện không đơn giản l
à qua sự thống
nhất chủ đề, tính hợp lôgic của sự triển khai mệnh đề, trong trình tự hợp lôgic
giữa các câu (mệnh đề), hay trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động
ngôn từ. Nói rõ hơn, để một văn bản trở thành một chỉnh thể thống nhất, nó tức
một văn bản phải bao gồm
nhiều yếu tố. Ví dụ phản đề trên đây, trong thực tế
nói năng sẽ không xảy ra, nhưng qua phân tích, chúng ta có thể nhận thấy nói tới
văn bản không thể không đề cập đến liên kết.
1.1.2. Liên kết (Cohesion)
Liên kết (cohesion) gốc La tinh là Integratio có nghĩa là: phục hồi, bù đắp;
Integer: nguyên vẹn; theo định nghĩa của Đại bách khoa toàn thư Xô viết, là khái
niệm của lý thuyết hệ thống, có nghĩa là tình trạng gắn bó các phần đơn lẻ khác
biệt thành một chỉnh thể, cũng có nghĩa là quá trình dẫn đến tình t
rạng ấy
[30, tr 249].
Trong ví dụ (1) đó là các câu đúng về ngữ pháp, được xếp đứng cạnh nhau
và sự sắp xếp đó không tuân theo một tiêu chí nào thì không thể có tính mạch lạc
và cũng không có được tính liên kết. Nhưng nếu có tính liên kết, cụ thể bằng các
phương tiện liên kết giữa câu trước với câu sau, giữa đoạn này với đoạn kế tiếp
mà không tạo nên một chủ đề thống nhất nào thì tồn tại sự liên kết cũng vô
nghĩa.
Qua ví dụ đúng (2) đưa ra, các phép liên kết được tác giả lựa chọn, sử dụng
phù hợp đã làm cho đoạn văn trở nên mạch lạc và cuối cùng là nêu bật được một
chủ đề.
Cụ thể ở ví dụ 2 tính mạch lạc được thể hiện qua các phương tiện liên kết
như: phép thế (giống cỏ nó), phép lặp ( cỏ, lá cỏ), phép liên tưởng (giống cỏ
lá, rễ…)….
Liên
kết ( hay còn gọi là phép liên kết) là một trong những tính chất quan
trọng nhất của văn bản. Nó giúp cho văn bản thể hiện được tính mạch lạc và tạo
cho văn bản một lượng thông tin (nghĩa) xuyên suốt và nhất quán.
Để văn bản trở nên mạch lạc thì sự có mặt của các phương tiện liên kết là rất
cần thiết. Và để tạo được sự liên kết, yêu cầu người viết (người nói) phải làm
cho
nội dung các câu, các đoạn liên kết với nhau phải thống nhất và đan kết vào nhau
thật chặt chẽ. Đồng thời, giữa các câu, các đoạn phải sử dụng các phương tiện
liên kết phù hợp. Có như vậy, lượng thông tin và hiệu quả giao tiếp mới đạt được
tới mức tối đa.
Vd 3: Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày Tết, câ
y sấu Hà Nội gợi nhớ,
gợi thương trong tấm lòng những người xa xứ. Tôi có chị bạn đã theo chồng về
Nam ngót hai chục năm, mỗi lần có dịp vẫn không quên nhắn bạn gửi cho ít trái
sấu xanh Hà Nội. Ngày hè, mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi
thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn kèm với cà pháo giòn tan. Thức ăn
giản dị ấy đã là nỗi khát khao của chị bạn tôi (
và cả nhiều người khác) mỗi bữa
cơm trong cái thành phố phương Nam nóng ngột mà cái mát lạnh của những cốc
trà đá không làm dịu nổi.
(Theo Nguyễn Tuân, Cây sấu Hà Nội trong Cây Hà Nội)
Ở vị dụ trên, tác giả đã sử dụng ba phép liên kết. Đó là phép lặp ( từ “sấu”,
đại từ nhân xưng “tôi”, từ “chị bạn”, “Hà Nội”), phép thay thế từ vựng ( thế
bằng đại từ chỉ xuất “ấy” ( thế mệnh đề “bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn
kèm với cà pháo giòn tan” Thức ăn giản dị ấy), phép liên kết liên tưởng
(ngày hè nóng, trái sấu..)
Để dễ hình dung hơn về liên kết, chúng ta có thể nói nếu li
ên kết giữa các
câu, các đoạn để tạo nên tính mạch lạc cho văn bản là có quan hệ tuyến tính,
quan hệ ngang, thì việc sử dụng các phương tiện liên kết là sự thể hiện của mối
quan hệ dọc, quan hệ liên tưởng.
Vd (4): Tôi đang trông xuống mặt nước hồ. Các con sóng dập dềnh những
chiếc lá khô. Trời xanh ngắt còn nước hồ thì xanh rêu. Bị kéo tay, tôi quay lại.
Trước mặt tôi là đứa bé gái trạc 8,9 tuổi. Tóc nó đỏ quạch. Ánh lên khuôn mặt
lắm lem của nó là đôi mắt trong veo. Đôi mắt vẫn nguyên vẹn sự hồn nhiên của
một đứa trẻ thơ. Nó đứng im lặng giơ chiếc ống bơ cáu bẩn ra trước mặt chúng
tôi chẳng nói một câu nào. Tôi
lúng túng nhìn cái Hậu. Cái Hậu cũng lúng túng
nhìn tôi.
(Trần Hữu Tòng-Lời ru của bà)
Trong ví dụ này, chúng ta thấy ở phép thế đại từ nhân xưng, từ được thay thế
là “đứa bé gái trạc 8,9 tuổi” từ để thay thế là “nó”. Nếu tác giả không muốn nói
“đứa bé gái trạc 8,9 tuổi” mà nói là “đứa con gái trạc 8,9 tuổi” hay “một đứa
trẻ thơ”. Sự thay thế như trên, sẽ làm cho mạch văn thay đổi, giọng điệu và tình
cảm của t
ác giả cũng như của người đọc sẽ thay đổi theo chiều hướng thiếu thiện
cảm.
Như vậy, sử dụng phép liên kết phù hợp là một yêu cầu có tính nguyên tắc
đối với người tạo lập văn bản, nhưng lựa chọn các từ ngữ để thay thế, liên kết
nội dung các câu cho lôgic và thống nhất được chủ đề quả thật là không phải dễ.
Nếu mạch lạc là sự liên kết bên trong, thì liên kết là hình thức để thể hiện các
nội dung bên trong ấy ra bên ngoài cho chủ đề của văn bản được hiển hiện. Và
giữa hai tính chất này bao giờ cũng có mối quan hệ.
1.1.3. Mối quan hệ giữa mạch lạc và liên kết
Trước khi tìm
hiểu mối quan hệ về mạch lạc và liên kết, chúng ta thử xem
xét câu hỏi vốn là mối quan tâm của nhiều người và cũng là sự tranh luận của
nhiều nhà ngôn ngữ học. Đó là , trong văn bản tính mạch lạc hay liên kết cái nào
là quan trọng và quyết định đến sự tạo lập văn bản?
Theo quan niệm của K.Wales: “Để có một văn bản hoặc một diễn ngôn nào
đó là có mạch lạc thì nó phải có nghĩa và cũng phải có tính chất một chỉnh thể
và phải được định hình tốt. Mạch lạc được coi là một trong những điều kiện
hoặc những đặc trưng hàng đầu của một văn bản: ngoài mạch lạc, một văn bản
không đích thực là một văn bản ”. Theo K.Wal
es mạch lạc để trong sự đối chiếu
với liên kết thì trong một văn bản có thể có mạch lạc mà không cần đến liên kết,
còn một số văn bản có liên kết mà không có mạch lạc thì dù sao cũng khó bề là
một văn bản. Ông dẫn ví dụ sau:
Vd (5): Một người đàn ông bước vào một quán “bar”. Các quán “bar” bán
bia ngon. Thứ (bia) này được chế biến ở Đức. Đức đã đi vào cuộc chiến tranh
với Anh.
(Wales, li
ên kết và mạch lạc trong văn học)
Theo chúng tôi, quan niệm trên của K.Wales là rất phiến diện. Vì có những
văn bản tuy không có tính liên kết nhưng nó vẫn được xem là một văn bản.
Vd (6): A: Ngày 8-3 bạn mua gì tặng Lan?
B: Hoa hồng sẽ là ý nghĩa nhất.
Bạn A hỏi mua gì cho Lan? Bạn B có thể trả lời đầy đủ là: Mình nghĩ nên
tặng Lan một bó hoa hồng là ý nghĩa nhất. Nhưng dựa vào sự tương tác hội thoại
với câu trả lời ngắn gọn, không một phép liên kết nào nhưng văn bản vẫn đạt
được cái đích giao tiếp và chủ đề vẫn thống nhất.
Tương tự, Widdowson, Edmonson, Green cũng có cùng quan điểm với
K.Wales. Ông không thừa nhận mạch lạc có vai trò quyết định trong việc làm
cho một chuỗi câu trở thành một văn bản. Mạch lạc vẫn là nhân tố hàng đầu.
Trái ngược với quan điểm của các nhà ngôn ngữ trên, theo M.A.K Halliday
và R. Hasan yếu tố quan trọng quyết định một tập hợp câu có tạo nên hay không
tạo nên văn bản tùy thuộc vào quan hệ liên kết bên trong và giữa các câu với
nhau, điều này tạo ra tính văn bản. “ […
] Tính văn bản được tạo ra nhờ quan hệ
liên kết” [ 38, tr 296].
Đi theo cùng hướng với Halliday và Hasan, Trần Ngọc Thêm cũng nhận
định: “ Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một
chuỗi câu trở thành văn bản.” [ 38, tr 19].
Ngoài ra, các tác giả còn cho rằng mạch lạc được thể hiện ở những mức độ
khác vừa phân biệt với liên kết lại vừa thuộc về liên kết. Nếu hiểu theo hướng
như các tác giả trên thì mạch lạc và li
ên kết không cùng một mục đích hướng tới
văn bản mà có hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau.
Trên thực tế, trong một văn bản chúng ta không thể xét tính mạch lạc hay
tính liên kết là quyết định cho sự hình thành một văn bản. Mà chúng ta nên nhìn
nhận giữa hai tính chất này có một mối quan hệ gắn kết, quy định lẫn nhau, bổ
trợ cho nhau để tạo nên văn bản. Như đã nói ở trên
, nếu mạch lạc là sự liên kết
bên trong thì liên kết là sự liên kết bên ngoài, cụ thể là có thể được thể hiện bằng
các phương tiện hình thức.
Khi tiếp nhận một văn bản, điều mà phần đông người tiếp nhận quan tâm
đến thường là nội dung của văn bản mà ít ai quan tâm đến tác giả đã sử dụng các
liên kết nào để tạo nên một sự thống nhất về chủ đề, cho dù, tính liên kết đã
đóng một vai trò rất quan trọng trong văn bản. Một văn bản có nội dung, chủ đề
nhưng về phương diện liên kết không phù hợp thì
văn bản sẽ trở nên hỗn độn.
Nhưng nói ngược lại, nếu tính liên kết có vai trò chính trong việc gắn kết các
câu, các đoạn thành văn bản như các nhà ngôn ngữ học như Halliday và Hasan
và Trần Ngọc Thêm đã nhận định thì phần nội dung của văn bản đã không còn
là yếu tố được chú ý như từ trước đến nay chúng ta vẫn thường nói.
Tính
mạch lạc ngoài việc gắn kết với tính liên kết, thì đôi khi sự tồn tại của
nó còn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Còn liên kết, không nhất thiết là yếu tố cần thiết
để tạo nên văn bản vì có những văn bản mạch lạc vẫn không có các phương tiện
liên kết. Nói một cách khách quan, thì trong một văn bản cần và
đủ cả tính mạch
lạc và tính liên kết. Sử dụng các phương tiện liên kết giúp cho văn bản mạch lạc
và chủ đề được làm rõ. Và các phương tiện liên kết sẽ có hiệu quả hơn khi
kết nối các câu, các đoạn, các ý lại để tạo nên một văn bản xuyên suốt mạch lạc
và có chủ đề.
Quả nhiên, đúng như I.R.Galperin (1987) đã nhận định về mối quan hệ giữa
mạch lạc và liên kết trong văn bản: “Mạch lạc là những hì
nh thức liên kết riêng
biệt, đảm bảo thể liên tục, nghĩa là sự liên tục lôgic về thời gian, không gian, sự
lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ thể..”. Trong
nhận định của I.R.Galperin, nổi lên là sự nhấn mạnh của ông về tính không bị
ngắt quãng trong văn bản và sự hỗ trợ của các yếu tố hình thà
nh văn bản.
1.2. Liên kết nội chiếu và liên kết ngoại chiếu
1.2.1 Liên kết nội chiếu
Theo G. Brown và G Yule, nội chiếu (endophora) tức là hướng người
nghe nhìn vào trong văn bản để tìm được cái quy chiếu đến. Nói cách khác, liên
kết nội chiếu là sự quy chiếu với văn bản, tức sự quy chiếu diễn ra giữa hai yếu
tố (hoặc hơn hai yếu tố) trong cùng một văn bản.
Vd 7: Bà ơi! Cây hạnh, cây đức là gì ạ?
Bà ngừng tay quạt, thong t
hả trả lời cháu:
- Bà chỉ biết các cụ ngày xưa truyền lại rằng, cây hạnh là loại cây mơ, cây đào
có hoa đẹp, có quả ăn ngon lại lành. Các cụ ví nó như tính nết tốt của người
ngoan đó cháu ạ. Còn cây đức các cụ ám chỉ con người ăn ở có nhân, có nghĩa.
Đức-hạnh là hai tính quý nhất của con người đấy cháu ạ. Người có đức hạnh là
người hiền hậu, nết na, biết thương người, biết kính trên nhường dưới, sống thật
thà, ngay thẳng, không tham l
am…Các cụ xưa dạy rằng ông cha mà giữ mình
như thế rồi lưu truyền cho con cháu nền nếp ấy là nhà có phúc đấy cháu ạ. Cũng
ví như ông cha trồng được cái cây quý để con cháu hưởng lộc, ăn quả ấy mà.
Cháu ơi ông nội cháu ngày trước cũng dạy học trò câu ấy đấy.
(Trần Hữu Tòng- Lời ru của bà)
Trong đoạn văn trên, có ba yếu tố: nó, cái cây quý, đức-hạnh cùng quy
chiếu đến cây hạnh, cây đức, tính nết của người ngoan. Có
thể hình dung quá
trình liên kết như sau:
Cây hạnh
Nó
Cây hạnh, cây đức
Cái cây quý
Tính nết tốt của người ngoan
Đức- hạnh
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy, quy chiếu nội hướng chính là sự
liên kết trong văn bản. Nó giúp cho ý câu trên được giải thích rõ hơn và giúp cho
ý câu sau được tiếp tục triển khai. Dễ thấy, trong liên kết nội chiếu có bao gồm
liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu. Đây là hai hình thức liên kết khái quát
trong một văn bản.
1.2.2 Liên kết ngoại chiếu
Liên kết ngoại chiếu ( exophora) luôn được đặt trong sự phân biệt với liên
kết nội chiếu (nội >< ngoại). Nếu liên kết nội chiếu là hướng đến các yếu tố
trong một văn bản thì liên kết ngoại chiếu lại nhì
n ra ngoài văn bản để xác định
cái được quy chiếu đến.
Vd 8: Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó
Vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão bằn
bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải
buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi
nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có
việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm
trong một cái bát
như một nhà giàu. Lão ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn. Những
buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại
gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho trẻ con. Rồi lão chửi yêu
nó, lão nói
với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này:
- Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố
cậu đi có lẽ đã được ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm…
Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết
cậu. Liệu hồn cậu đấy!
(Nam Cao-Lão Hạc)
Trong ví dụ trên, yếu tố thể hiện liên kết ngoại chiếu là từ “bố cậu”. Người
đọc sẽ không hiểu “bố cậu” là ai? Đọc tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, người
đọc sẽ hiểu được hai từ “bố cậu” ở đây là chỉ “con trai lão Hạc” người đã đem
con Vàng về nuôi.
Hay trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão sau:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
( “Tỏ lòng” Trần Trọng Kim dịch)
Vũ Hầu là ai? Nếu người đọc không xem phần chú giải sau sách, hoặc
không biết về câu chuyện Khổng Minh Gia Cát Lượng, quân sư nổi tiếng đã giúp
Lưu Bị khôi phục nhà Hán thì chúng ta không hiểu được nhà thơ Phạm Ngũ Lão
đang nói về ai và có ngụ ý gì khi thẹn mình với Vũ Hầu.
Hai ví dụ trên là hai dẫn chứng cho liên kết ngoại chiếu. Nhưng để hiểu
được đối tượng được quy chiếu đến ngoài văn bản phải cần đến một ngữ cảnh.
Như vậy, nội chiếu là quan hệ đồng nhất hay tương tự xác lập được giữa những
đơn vị ngữ pháp trong cùng một văn bản. Ngoại chiếu, là mối quan hệ xác lập
được giữa các từ ngữ trong phát ngôn với vật, việc, hiện tượng cụ thể bên ngoài
phát ngôn. Hay nói cách khác, ngoại chiếu được xét theo quan hệ với ngữ cảnh
của tình huống.
1.3. Liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu.
1.3.1 Liên kết hồi chiếu (anaphora)
Xét ví dụ 9 sau:
Mấy chục năm sau, thực dân Pháp xâm lược chiếm toàn nước ta. Việc
đầu tiên của bọn giặc cướp nước là tìm một nơi hẻo lánh, xa đất liền để làm chỗ
tù đày, giam cầm những người yêu nước Việt Nam chống lại chúng. Chúng đã
chọn đảo Côn Sơn. Số người bị kết án từ mười năm tù trở lên bị đưa ra đấy.
(Viết năm 1957, Người cập-rằng hầm x
ay lúa)
Thực dân Pháp xâm lược
Bọn giặc cướp nước, chúng
Côn Sơn
đấy
Các yếu tố được biểu diễn theo sơ đồ trên là thể hiện cho liên kết hồi chiếu.
Yếu tố được quy chiếu là danh ngữ “ thực dân Pháp xâm lược” và danh từ địa
danh “Côn Sơn”, còn yếu tố thay thế là “Bọn giặc cướp nước”, “chúng”. Nhìn
trên sơ đồ, theo hình mũi tên chúng ta có thể dễ hình dung ra liên kết hồi chiếu
có hướng đi tiến về trước. Hay nói cách
khác, yếu tố giải thích bao giờ cũng
xuất hiện trước, còn yếu tố được giải thích bao giờ cũng xuất hiện sau. Chính vì
vậy, muốn hiểu được các yếu tố xuất hiện sau chúng ta phải quay trở lại với yếu
tố xuất hiện ở câu trước nó.
Vd 10 : Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn-Ki-hô-tê bẻ
một cành khô, rút cái mũi sắt ở cái chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo.
Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão, bắt
chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm ròng ở trong
rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương. Xan-chô-Pan-xa thì
không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu
như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiếng chim hót
đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác. Vừa ngủ dậy,
bác vớ lấy ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước, nên buồn rầu vì
xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy.
Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến
người yêu cũng đủ no rồi.
(Xéc-van-tét, Đôn Ki-hô-tê, Phùng Văn Tửu dịch.)
Yếu tố giải thích Yếu tố được giải thích
Đôn-ki-hô-tê Lão
Chàng
Đuyn-xi-nê-a Nàng
Tình nương
Người yêu
Xan-chô-pan-xa Bác
Các danh từ thân tộc như: Lão, chàng quy chiếu với danh từ riêng
Đôn-ki-hô-tê; nàng, tình nương, người yêu quy chiếu với danh từ riêng
Đuyn-xi-nê-a; “bác” quy chiếu với danh từ riêng Xan-chô-pan-xa là thể hiện
liên kết hồi chiếu. Các yếu tố đư
ợc giải thích là những yếu tố đứng sau. Các yếu
tố còn lại, đứng về phía bên phải là những yếu tố giải thích. Như vậy, muốn hiểu
được yếu tố đứng sau, chúng ta phải quay về các yếu tố đứng trước để tìm câu
trả lời, lời giải thích.
1.3.2 Liên kết khứ chiếu (Cataphora)
Nếu ngoại chiếu phân biệt với liên kết nội chiếu, thì liên kết khứ chiếu cũng
được đặt trong sự đối sánh với liên kết hồi chiếu. Liên kết khứ chiếu, các yếu tố
được giải thích lại đứng ở câu
trước còn các yếu tố giải thích lại đứng ở sau.
Trong liên kết khứ chiếu, yếu tố được giải thích đứng trước tuy tạo ra một sự mơ