Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hợp đồng trong sản xuất dưa chuột bao tử của hộ nông dân tại hiệp hoà, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ THÙY




ðÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN KHẢ NĂNG THAM GIA
HỢP ðỒNG TRONG SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ CỦA HỘ NÔNG
DÂN TẠI HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH





HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ THÙY



ðÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN KHẢ NĂNG THAM GIA
HỢP ðỒNG TRONG SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ CỦA HỘ NÔNG
DÂN TẠI HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Chuyên ngành :Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60.34.01.02


Người hướng dẫn khoa học: TS. ðỗ Quang Giám




HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp ñỡ cho khả năng tham gia
luận văn ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài
phần ñã trích dẫn).



Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thùy










Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành ñến các thầy, cô giáo
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh ñã
truyền ñạt cho tôi những kiến thức bổ ích và ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi thực
hiện bài luận văn này.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. ðỗ Quang
Giám – Bộ môn Kế toán quản trị & Kiểm toán, Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh –
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện ñề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, HðND và UBND huyện, các phòng, ban
chuyên môn thuộc huyện Hiệp Hòa, các xã, thị trấn, trạm Khuyến nông, ñã cung cấp
những số liệu cần thiết và giúp ñỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại ñịa bàn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia ñình, bạn bè
ñã không ngừng ñộng viên, giúp ñỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình
học tập và rèn luyện.
Dù ñã cố gắng nhưng trình ñộ, năng lực bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo
của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo, và các anh
(chị) học viên góp ý ñể nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2013
Học viên



Nguyễn Thị Thùy


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
PHẦN I: MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 4
1.3.1 Ý nghĩa khoa học của ñề tài 4
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 4
1.4 ðối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Thời gian và phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
2.1 Cơ sở lý luận về hợp ñồng sản xuất 6
2.1.1 Một số khái niệm 6
2.1.2 Phân loại và các hình thức của hợp ñồng sản xuất 7
2.1.3 Khả năng tham gia hợp ñồng trong sản xuất nông nghiệp 15
2.1.4 Các tác nhân tham gia hợp ñồng 17
2.1.5 Nội dung sản xuất, thu gom nông sản thông qua hợp ñồng 23
2.1.6 Tác dụng của sản xuất theo hợp ñồng 24
2.2 Cơ sở thực tiễn của ñề tài 26
2.2.1Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới về sản xuất và tham gia hợp ñồng trong sản
xuất nông nghiệp 26

2.2.2 Kinh nghiệm ở Việt Nam về sản xuất và tham gia hợp ñồng trong sản xuất nông nghiệp 30
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv

PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 33
3.1.1 ðặc ñiểm về ñiều kiện tự nhiên huyện Hiệp Hòa 33
3.1.2 ðặc ñiểm dân số và lao ñộng việc làm của huyện 36
3.1.3 ðiều kiện về cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện 38
3.1.4 Phát triển kinh tế của huyện 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Chọn ñiểm nghiên cứu 42
3.2.2 Chỉ tiêu nghiên cứu 42
3.2.3 Thu thập tài liệu 42
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 43
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa chuột bao tử trên ñịa bàn huyện 46
4.1.1 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử trên ñịa bàn huyện 46
4.1.2 Tình hình tiêu thụ dưa chuột bao tử trên ñịa bàn huyện 50
4.1.3 Tình hình thu gom DCBT của doanh nghiệp trên ñịa bàn 52
4.2 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ DCBT theo Hð trong các hộ ñiều tra 54
4.2.1 ðặc ñiểm của mô hình sản xuất DCBT theo Hð trong các hộ ñiều tra 54
4.2.2 Thực trạng sản xuất DCBT của các hộ ñiều tra trên ñịa bàn huyện 57
4.2.3 Thực trạng tiêu thụ DCBT của các hộ ñiều tra trên ñịa bàn huyện 58
4.2.4 Thực trạng thu gom DCBT của doanh nghiệp ñối với các hộ ñiều tra trên ñịa bàn 60
4.3 ðánh giá các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tham gia hợp ñồng trong sản xuất
DCBT của hộ nông dân huyện Hiệp Hòa 69
4.3.1 Khả năng tham gia hợp ñồng trong sản xuất DCBT trong các hộ ñiều tra 69
4.3.2 Mô tả các biến số trong mô hình Logit 71
4.3.3 Các nhân tố chung 72

4.3.4 Mô hình logit ñánh giá các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tham gia sản xuất
DCBT theo Hð của hộ nông dân trên ñịa bàn 75
4.4 Một số giải pháp thúc ñẩy khả năng tham gia sản xuất DCBT theo hợp ñồng của
các bên 78
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v

4.4.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên ñịa bàn 79
4.4.2 Giải pháp về chính sách khuyến khích, hỗ trợ ñối với chủ thể tham gia hợp ñồng 79
4.4.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ 80
4.4.4 Các giải pháp khác về tổ chức quản lý, xử lý vi phạm, hợp ñồng kinh tế 81
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
5.1 Kết luận 83
5.2 Kiến nghị 85
5.2.1 ðối với nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan 85
5.2.2 ðối với chính quyền ñịa phương 85
5.2.3 ðối với các doanh nghiệp 86
5.2.4 ðối với các hộ nông dân 86
5.2.5 ðối với ñại lý thu gom và HTX 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: ðặc ñiểm một số hình thức sản xuất theo hợp ñồng trên thế giới 13
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng ñất huyện Hiệp Hoà năm 2012 34
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2011 – 2012 40
Bảng 4.1: Diện tích dưa chuột bao tử trên ñịa bàn huyện Hiệp Hòa, 2010 – 2012 46
Bảng 4.2: Diện tích DCBT chia theo mùa vụ trên ñịa bàn huyện Hiệp Hòa giai ñoạn
2010 – 2012 47

Bảng 4.3: Năng suất và sản lượng DCBT của huyện giai ñoạn 2010 – 2012 49
Bảng 4.4: Năng suất, sản lượng DCBT chia theo mùa vụ trên ñịa bàn huyện Hiệp Hòa
giai ñoạn 2010 – 2012 50
Bảng 4.5: Tình hình tiêu thụ DCBT trên ñịa bàn huyện giai ñoạn 2010 – 2012 51
Bảng 4.6: Tình hình thu gom dưa nguyên liệu của doanh nghiệp trên ñịa bàn 53
Bảng 4.7: Bảng thực trạng sản xuất DCBT của các hộ ñiều tra trong vụ ñông năm 2012 58
Bảng 4.8: Thực trạng tiêu thụ DCBT của các hộ ñiều tra trên ñịa bàn huyện vụ ñông
năm 2012 59
Bảng 4.9: Phân tích ma trận SWOT mô hình sản xuất Doanh nghiêp – HTX – hộ nông dân 63
Bảng 4.10: Phân tích ma trận SWOT mô hình sản xuất Doanh nghiêp – ñại lý thu gom
– hộ nông dân 65
Bảng 4.11: Giá thu gom DCBT của hộ nông dân theo Hð của doanh nghiệp trên ñịa
bàn, năm 2010 - 2012 67
Bảng 4.12: Bảng ñánh giá tiêu chuẩn chất lượng DCBT 68
Bảng 4.13: Bảng số liệu khả năng tham gia sản xuất DCBT theo hợp ñồng của các hộ
ñiều tra năm 2012 70
Bảng 4.14: Mô tả các biến ñộc lập sử dụng trong mô hình 71
Bảng 4.15: Một số thông tin chung về các hộ trên ñịa bàn xã ðoan bái và Hợp Thịnh
năm 2012 72
Bảng 4.16: Bảng thống kê mô tả các biến số trong mô hình Logit 75
Bảng 4.17. Kết quả ước lượng mô hình Logit về các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng
tham gia sản xuất theo hợp ñồng của các hộ ñiều tra năm 2012 76

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ðỒ, ðỒ THỊ

Hình 2.1: Sơ ñồ mô hình chế biến - tiếp thị tập trung 8
Hình 2.2: Sơ ñồ mô hình hợp ñồng ña phương ở Trung quốc 10

Hình 3.1: Bản ñồ hành chính huyện Hiệp Hoà 33
Hình 4.1: Hệ thống thu gom dưa chuột bao tử trên ñịa bàn huyện 52
Hình 4.2: Mạng lưới thu gom DCBT từ hộ ND thông qua HTX 61
Hình 4.3: Sơ ñồ mạng lưới thu gom DCBT từ hộ nông dân thông qua ñại lý thu gom 64
Biểu ñồ 3.1: Cơ cấu sử dụng ñất huyện Hiệp Hoà năm 2012 35
Biểu ñồ 3.2: Cơ cấu lao ñộng phân theo ngành kinh tế năm 2012 37
ðồ thị 4.1: Thực trạng tiêu thụ DCBT của các hộ ñiều tra trên ñịa bàn huyện 59
ðồ thị 4.2: Giá thu gom DCBT của hộ từ năm 2010 - 2012 68
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bình quân : BQ
Chính Phủ : CP
Công nghiệp hóa : CNH
Contract farming
(Sản xuất nông sản theo Hð)
: CF
Dưa chuột bao tử DCBT
Dịch vụ : DV
Doanh nghiệp : DN
ðơn vị tính : ðVT
Hiện ñại hóa : HðH
Hợp ñồng : Hð
Hợp tác xã : HTX
Kinh tế - xã hội : KT - XH
Lao ñộng : Lð
Nông nghiệp : NN
Sản xuất : SX

Sản xuất kinh doanh : SXKD
Thương mại : TM
Tiểu thủ công nghiệp : TTCN
Trung học cơ sở : THCS
Trung học phổ thông : THPT
Uỷ ban Nhân dân : UBND
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1

PHẦN I
MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm làm ra luôn là thách thức và là
mối quan tâm, lo lắng của Chính phủ các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ sản phẩm nông
nghiệp do các hộ nông dân, phần lớn thuộc ñối tượng nghèo trong xã hội làm ra, nếu
không ñược tiêu thụ tốt và có lợi cho họ, thì thu nhập và ñời sống của họ sẽ bị ảnh
hưởng xấu, trách nhiệm sẽ có phần thuộc về Chính phủ.
Sản xuất, tiêu thụ nông sản theo hợp ñồng ñang trở thành xu thế phổ biến của
sản xuất hàng hóa và ñược coi là phương tiện quan trọng trong tiêu thụ ñối với người
nông dân. Theo Eaton và Shepherd (2001) cho rằng sản xuất theo hợp ñồng là “thoả
thuận giữa những người nông dân với các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp
kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trên thỏa
thuận giao hàng trong tương lai, giá cả ñã ñược ñịnh trước”. Theo Sykuta và Parcell
(2003), sản xuất theo hợp ñồng trong nông nghiệp ñưa ra những luật lệ cho việc phân
bổ ba yếu tố chính: lợi ích, rủi ro, và quyền quyết ñịnh. ðiều này có nghĩa là giá ñã
ñược thỏa thuận phải ñảm bảo người bán thu ñược lợi ích nhất ñịnh và người mua có
thể mua hàng với mức giá có thể chấp nhận ñược. Việc ký hợp ñồng phân chia như
vậy ñược xem là giải pháp tối ưu cho cả hai bên.
Sản xuất theo hợp ñồng ñã ñược áp dụng ở nhiều nước trên thế giới (ðặng Kim
Sơn, 2011). Ở Thái Lan các Công ty tư nhân cung cấp vật tư nông nghiệp, vốn tín

dụng, hỗ trợ kỹ thuật, mua nông sản và tổ chức tiếp thị. Ở Indonesia nhà nước xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ trồng mới vườn cây, sau ñó khuyến khích các
Công ty tư nhân tham gia ñầu tư theo hình thức hợp ñồng (Hð) ñể tiếp tục phát triển
chương trình này. Ở Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, sản xuất các sản phẩm nông
sản. Do ñó, việc ký kết hợp ñồng sản xuất không chỉ là mối quan tâm của người quản
lý, người sản xuất mà còn là mối quan tâm của nhà khoa học. Từ tầm quan trọng của
hợp ñồng sản xuất (HðSX) mang lại, ðảng và Nhà nước ta ñã ban hành chính sách
khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp ñồng từ Quyết ñịnh
80/2002/Qð - TTg (Qð - 80) ngày 24/06/2002 (Thủ tướng Chính phủ, 2002). Quá
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2

trình triển khai thực hiện Qð - 80 trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam như
là sự khởi ñầu của chính sách về HðSX của hộ nông dân với doanh nghiệp. Nội dung chủ
yếu của quyết ñịnh này ñó là nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế ký kết hợp ñồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người sản xuất,
trách nhiệm của các ngành, tổ chức liên quan chủ yếu gồm : Nhà nước, nhà khoa học,
nhà doanh nghiệp, nhà nông. Tuy nhiên mối liên hệ liên kết kinh tế giữa các doanh
nghiệp chế biến với nông dân luôn là vấn ñề thời sự trong ñời sống kinh tế xã hội.
Tình trạng các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu trong ngành sản xuất, tranh nhau mua
nguyên liệu trong ngành mía ñường, ñiều, thuốc lá tình trạng “ñược mùa rớt giá” là nỗi
lo của nông dân, tình trạng nông sản hàng hoá do nông dân sản xuất ra khó tiêu thụ.
Tất cả những hiện tượng ñang diễn ra cho thấy mối quan hệ liên kết kinh tế giữa doanh
nghiệp chế biến với nông dân còn nhiều bất cập, theo ñánh giá của nhiều nhà khoa học
thì nông dân hiện ñang bơ vơ, Nhà nước chưa giữ vai trò là “nhạc trưởng”, doanh
nghiệp thì mạnh ai người ấy làm, nhà khoa học chưa có cơ hội ñể phát huy hết khả
năng của mình. Mặc dù trong thực tiễn còn nhiều bất cập nhưng Qð – 80 là những căn cứ
pháp lý cần thiết ñể thực hiện thương mại nông nghiệp ở những ngành hàng có ñiều kiện
(Minh Hoài, 2006).
Thời gian gần ñây việc tiêu thụ nông sản thông qua ký kết hợp ñồng gặp nhiều

trở ngại, bởi phía doanh nghiệp không còn hứng thú, còn nông dân cũng không mặn
mà ký hợp ñồng của các doanh nghiệp. Chính sự gắn kết chưa chặt chẽ giữa các bên
tham gia ký kết HðSX ñã tạo nên ñội quân tư thương ngày càng hùng mạnh (ñại lý,
ñiểm thu gom nhỏ lẻ, tư thương chuyên chở) phá vỡ mối quan hệ giữa người sản xuất
và nhà tiêu thụ chế biến. Những bất cập trong tiêu thụ nông sản và cung cấp vật tư
nông nghiệp ở vùng sản xuất không tập trung hiện nay, ñặt ra vấn ñề cần xây dựng cơ
chế phối hợp từ sản xuất ñến tiêu thụ một cách chặt chẽ thông qua hợp ñồng là rất cần
thiết. Theo ñó, giữa các doanh nghiệp, các ñại lý thu gom và nông dân có thể thỏa
thuận tham gia chuỗi cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản trên cơ sở hợp ñồng mang
tính nguyên tắc về giao nhận sản phẩm. Việc tiêu thụ nông sản theo hợp ñồng sẽ góp
phần tạo sự ổn ñịnh, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm ở vùng sản xuất không
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3

tập trung, giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới hình thành các
tiểu vùng sản xuất tập trung.
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng ðông Bắc nằm trong vùng trung du và miền
núi phía Bắc, có lợi thế về sản xuất rau màu ở một số huyện như Hiệp Hòa, Tân
Yên,… Nơi ñây ñã hình thành một số cụm công nghiệp và một số vùng sản xuất rau
nguyên liệu phục vụ cho chế biến nông sản. ðiều kiện tự nhiên về ñất ñai, khí hậu tốt,
rất thích hợp cho việc trồng rau chế biến, ñặc biệt là dưa chuột bao tử (DCBT). Trong
những năm qua, tỉnh ñã ñẩy mạnh thực hiện việc triển khai chính sách sản xuất theo
Hð giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân tiêu thụ các sản phẩm nông sản ñạt hiệu
quả và có tính bền vững cao. Qua ñó góp phần không nhỏ làm tăng giá trị sản xuất
nông nghiệp cụ thể là tăng giá trị hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, trong HðSX
còn ẩn chứa những mâu thuẫn từ nhiều khía cạnh như cơ chế, chính sách, tính ñồng
kiểm soát, lợi ích giữa các bên tham gia.
Xuất phát từ những vấn ñề thực tế trên, chúng tôi lựa chọn ñề tài: “ðánh giá
các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tham gia hợp ñồng trong sản xuất dưa chuột
bao tử của hộ nông dân tại Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, ñánh giá các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tham gia hợp ñồng trong
sản xuất dưa chuột bao tử của hộ nông dân, nguyên nhân và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng
tới khả năng tham gia hợp ñồng. Trên cơ sở ñó, ñề tài ñưa ra ñề xuất các biện pháp nhằm
thúc ñẩy hình thức sản xuất và tiêu thụ dưa chuột bao tử theo hợp ñồng trên ñịa bàn tỉnh
Bắc Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan những vấn ñề lý luận và thực tiễn về sản xuất theo hợp ñồng và
khả năng tham gia sản xuất theo hợp ñồng của hộ nông dân với doanh nghiệp.
- ðánh giá các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tham gia hợp ñồng trong sản
xuất dưa chuột bao tử của hộ nông dân tại Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- ðề xuất các giải pháp thúc ñẩy hình thức sản xuất – tiêu thụ dưa chuột bao tử
theo hợp ñồng một cách ổn ñịnh.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4

1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học của ñề tài
- Nắm rõ Quyết ñịnh 80/2002/Qð - TTg về chính sách nhằm khuyến khích áp
dụng hình thức hợp ñồng trong sản xuất, kinh doanh nông sản.
- Kết quả nghiên cứu ñề tài là cơ sở ñể ñẩy nhanh tiến trình xây dựng thành
công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực thi phong trào
cánh ñồng mẫu lớn ñã mang lại hiệu quả cao. Qua ñó, sản xuất theo hợp ñồng là phong
trào rất phù hợp, tiết kiệm ñược nhiều chi phí.
- ðề tài nghiên cứu chỉ ra ñược lợi ích của các bên tham gia của hợp ñồng sản
xuất từ ñó ñưa ra một số kiến nghị giải pháp ñể ñẩy mạnh khả năng tham gia hợp ñồng
sản xuất.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
- Hợp ñồng sản xuất sẽ góp phần tạo sự ổn ñịnh trong tiêu thụ nông sản, nâng

cao giá trị và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp,
tiến tới hình thành các tiểu vùng sản xuất tập trung ở tỉnh Bắc Giang.
- Xác ñịnh lợi ích của các bên tham gia. Nông dân có thị trường tiêu thụ ổn ñịnh,
sản xuất có lãi. Doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ñể phát triển sản xuất, kinh doanh.
1.4 ðối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài:
- Là sản xuất nông sản theo hợp ñồng;
- Sản phẩm là dưa chuột bao tử;
- Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp cũng như các nhân tố bên trong và
bên ngoài. ðể tập trung các ñối tượng ñó ñề tài khảo sát các tác nhân tham gia hợp
ñồng là các doanh nghiệp; HTX; hộ thu gom; chính quyền ñịa phương và các hộ nông
dân sản xuất dưa chuột bao tử trên ñịa bàn thuộc vùng sản xuất rau theo hợp ñồng ở
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2 Thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Thông tin ñược thu thập trong niên vụ 2011 -2012. ðề
tài nghiên cứu ñược tiến hành từ tháng 6/2012 – 6/2013.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5

- Giới hạn về không gian nghiên cứu:
ðề tài nghiên cứu ñược thực hiện tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. ðề tài
với trọng tâm là tập trung vào vùng sản xuất chuyên canh rau chế biến ñặc biệt là hộ nông
dân trồng DCBT, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tham gia hợp ñồng
trong sản xuất DCBT của hộ nông dân với doanh nghiệp.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
ðề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau:
+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ DCBT trên ñịa bàn nghiên cứu.
+ Các hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ DCBT theo hợp ñồng.
+ Các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tham gia hợp ñồng trong sản xuất dưa

chuột bao tử của hộ nông dân với doanh nghiệp.



















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về hợp ñồng sản xuất
2.1.1 Một số khái niệm
- Hợp ñồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay ñổi hoặc chấm
dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể.

- Hợp ñồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa
thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các
chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay ñổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
của các bên trong khả năng tham gia hoạt ñộng thương mại.
- Sản xuất theo hợp ñồng: Eaton và Shepherd (2001) ñịnh nghĩa sản xuất theo
hợp ñồng là “thoả thuận giữa những người nông dân với các doanh nghiệp chế biến
hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông
nghiệp dựa trên thỏa thuận giao hàng trong tương lai, giá cả ñã ñược ñịnh trước”.
- Sản xuất nông sản theo hợp ñồng (contract farming - CF) hay hệ thống hợp
ñồng (contract system): là hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa nông dân và doanh
nghiệp chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp ñồng hai chiều qui ñịnh các ñiều
kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hoá.
Bản chất của việc ký kết hợp ñồng nông sản chính là thiết lập các "quy tắc" của
cuộc chơi. ðiều ñó có nghĩa là, các bên ñưa ra luật lệ giao dịch qua việc thương lượng
ñể ñi ñến phân bổ ba yếu tố chính giữa các bên tham gia hợp ñồng: giá trị, rủi ro và
quyền quyết ñịnh.
Một hợp ñồng thành công là hợp ñồng mà việc phân bổ ba yếu tố này ñược thực
hiện theo cách mà các bên tham gia cùng có lợi, cùng chia sẻ rủi ro và nâng cao chất
lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất. Nếu không có sự chi phối của 3 yếu tố ñó thì
không cần hợp ñồng, bởi khi ñó doanh nghiệp có thể mua bán trao tay (giao ngay)
hoặc tự thành lập ra ñồn ñiền ñể cung cấp cho mình. Tuy nhiên, cách này sẽ làm tăng
các chi phí khác như thuê ñất, giám sát, tập huấn kỹ thuật canh tác, rủi ro mùa vụ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7

2.1.2 Phân loại và các hình thức của hợp ñồng sản xuất
2.1.2.1 Phân loại hợp ñồng
 Phân loại hợp ñồng theo “ñộ sâu” của các hình thức thỏa thuận
Các hình thức của hợp ñồng rất ña dạng, theo Minot (1986); Eaton và Shepherd
(2001) có thể phân loại hợp ñồng theo “ñộ sâu” của các hình thức thỏa thuận thành ba

hình thức cơ bản: (1) Hợp ñồng tiếp cận ñầu ra về thị trường, (2) hợp ñồng quản lý sản
xuất và (3) hợp ñồng cung cấp ñầu dịch vụ ñầu vào.
- Hợp ñồng tiếp cận về ñầu ra thị trường: là một hình thức thỏa thuận và cam
kết trước của nhà thu gom (doanh nghiệp) về việc ñảm bảo thu gom sản phẩm cho nhà
sản xuất (nông dân) với giá cả, số lượng và chất lượng tại một thời ñiểm nhất ñịnh
trước khi một loại cây trồng hay vật nuôi ñược thu hoạch. Nông dân phải ñảm bảo
cung cấp sản phẩm ñúng số lượng, chất lượng và thời gian cho doanh nghiệp. Hình
thức này chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi giá cả trên thị trường ổn ñịnh và không có
sự dao ñộng lớn, các thông tin về giá cả phải ñược doanh nghiệp dự ñoán chính xác
cũng như trình ñộ sản xuất của nông dân phải cao ñể ñảm bảo ñược số lượng và chất
lượng sản phẩm như ñã ký trong hợp ñồng. Hình thức này ñã làm giảm ñược chi phí
giao dịch cho hai bên trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng.
- Hợp ñồng quản lý sản xuất: ñây là một hình thức mà người nông dân phải
chấp nhận thực hiện theo các yêu cầu kỹ thuật, qui trình sản xuất, các chế ñộ ñầu vào,
thời ñiểm mùa vụ và các khâu xử lý sau thu hoạch do nhà doanh nghiệp ñặt ra. Ngoài
việc ñảm bảo thu gom lại sản phẩm cho nông dân, doanh nghiệp thường chịu trách
nhiệm chuyển giao kỹ thuật và giám sát quá trình sản xuất của nông dân. Chi phí
chuyển giao kỹ thuật và giám sát sản xuất cho nông dân ñược bù ñắp thông qua việc
mua lại ñược sản phẩm có chất lượng cao hơn và ñúng thời gian. Hình thức này giúp
nông dân giảm chi phí trong việc tìm kiếm thông tin về kỹ thuật sản xuất, còn doanh
nghiệp thì giảm chi phí và rủi ro trong việc tìm kiếm sản phẩm có chất lượng.
- Hợp ñồng cung cấp dịch vụ ñầu vào: theo hình thức này doanh nghiệp cung cấp
trước ñầu vào sản xuất cần thiết cho nông dân như giống, phân bón, … dưới các hình thức
tín dụng. Bên cạnh ñó, doanh nghiệp cũng thực hiện việc cung cấp kỹ thuật và theo dõi quá
trình sản xuất của người dân. Hình thức Hð này ñảm bảo cho doanh nghiệp kiểm soát ñược
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8


toàn bộ qui trình sản xuất của người dân từ ñầu vào cho ñến ñầu ra. Người nông dân gần

như trở thành một “nhân viên” của doanh nghiệp. Việc thu gom lại sản phẩm của nông dân
sẽ ñảm bảo cho doanh nghiệp trong việc thu hồi lại ñược tín dụng ñã ứng trước cho người
dân. Hình thức này giúp cho cả hai bên giảm ñược chi phí giao dịch trong việc tìm kiếm
thông tin về thị trường, khách hàng và chất lượng sản phẩm ñầu vào.
 Phân loại hợp ñồng theo hình thức tổ chức thực hiện
Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hợp ñồng rất ña dạng, tùy thuộc vào
từng loại nông sản và tiềm lực sản xuất của hai bên mà áp dụng hình thức tổ chức phù
hợp nhất. Eaton và Shepherd (2001) cho rằng có 5 mô hình tổ chức sản xuất nông
nghiệp theo hợp ñồng: (1) mô hình tập trung, (2) mô hình trang trại hạt nhân, (3) mô
hình ña thành phần, (4) mô hình phi chính thức, và (5) mô hình trung gian.
(1) Mô hình chế biến - tiếp thị tập trung











Hình 2.1: Sơ ñồ mô hình chế biến - tiếp thị tập trung
ðây là mô hình liên kết theo chiều dọc: Công ty thu gom nông sản từ các hộ nông
dân, tiến hành chế biến, ñóng gói và tiếp thị sản phẩm. Hợp ñồng này chỉ có hai bên tham
gia trực tiếp là doanh nghiệp kinh doanh chế biến và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp.
Trong những hợp ñồng kiểu này, lượng sản phẩm thu gom của mỗi nông dân
ñược phân bổ ngay từ ñầu mùa vụ và chất lượng ñược giám sát một cách chặt chẽ.
Trong các mô hình loại này, số hộ nông dân tham gia hợp ñồng có thể tới hàng chục
Công ty chế biến kinh doanh nông sản


Hợp ñồng
Các hộ
nông dân
Ban qu
ản lý v
à

ñiều hành
ð

i ng
ũ cán b


kỹ thuật
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9

ngàn hộ. Hình thức "hợp ñồng hai bên tập trung" có thể áp dụng cho các nông sản như
thuốc lá, bông, mía ñường, chuối, cà phê, chè, và cao su. ðồng thời cũng có thể áp
dụng ñối với gia cầm, bò sữa. ðây là hình thức rất phổ biến ở các nước châu Phi và
với ngành mía ñường của Thái Lan. Mức ñộ tham gia của các Công ty trong hợp ñồng
loại này có thể:
- Rất thấp như chỉ cung cấp giống cây con, mọi chi phí và kỹ thuật khác nông
dân tự lo, nông dân coi mình gần như các nông dân tự do khác.
- Rất cao: cung cấp tất cả các dịch vụ từ làm ñất, gieo trồng, phân bón, thuốc trừ
sâu, thậm chí cả thu hoạch, và nông dân cảm thấy họ như là một công nhân của Công
ty làm việc trên cánh ñồng của chính mình.
Phạm vi trách nhiệm của Công ty trong Hð cũng thay ñổi tùy theo tình hình cụ

thể tại mỗi thời ñiểm và khả năng tài chính của Công ty. Ví dụ như ở Philipin, một
Công ty sản xuất ñồ hộp rau khi phát hiện thấy phân bón và các hoá chất trong Hð bị
dùng sai mục ñích và nhiều hộ nông dân ñã bán sản phẩm ra thị trường bên ngoài ñã
quyết ñịnh ngừng việc cung cấp vật tư cho nông dân Hð. Ở Kênya năm 1999, một Công
ty ñường của nhà nước rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính ñã buộc phải ngừng cung
cấp phân bón cho nông dân theo Hð.
(2) Mô hình chế biến - tiếp thị có ñồn ñiền làm hạt nhân
Mô hình này là một dạng biến tấu so với mô hình tập trung, Công ty sở hữu và
quản lý một ñồn ñiền nằm gần nhà máy chế biến. ðồn ñiền này thường có diện tích
tương ñối lớn ñể ñảm bảo cung cấp phần lớn nguyên liệu cho nhà máy, tuy nhiên cũng
có trường hợp chỉ có diện tích nhỏ với vai trò nông trại trình diễn và thử nghiệm.
Mô hình này hoạt ñộng như sau: ñầu tiên Công ty trồng thử cây trồng mới, áp
dụng thủ công nghệ và kỹ thuật canh tác mới ở ñồn ñiền này. Sau một thời gian thử
nghiệm sẽ giới thiệu rộng rãi cho nông dân áp dụng sản xuất sản phẩm nông sản mới.
Thông thường mô hình này thường áp dụng cho những cây lâu năm như cà phê, chè,
cao su, tiêu, ñiều


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10


(3) Mô hình chế biến - tiếp thị nhiều bên















Hình 2.2: Sơ ñồ mô hình hợp ñồng ña phương ở Trung quốc
Hình thức Hð nhiều bên có sự tham gia của nhiều tổ chức với hộ nông dân. Các
tổ chức khác nhau ñảm nhận những trách nhiệm riêng về các khâu như cung cấp vốn,
cung cấp vật tư, chỉ ñạo kỹ thuật sản xuất, chế biến và tiếp thị. Ví dụ ở Mexico, Kênya
và một số nước khác, CP có thể ñầu tư vào CF thông qua liên doanh với các Công ty
tư nhân. Hình thức Hð nhiều bên cũng rất phổ biến ở Trung quốc, các cơ quan của
Chính phủ, UBND thị trấn và các Công ty nước ngoài sẽ cùng tham gia vào Hð với
nông dân hoặc với từng hộ cá nhân.
Vai trò trong những hợp ñồng nhiều bên như sau:
- Các tổ chức tín dụng hay ngân hàng tham gia và ñảm nhận nhiệm vụ cấp vốn
tín dụng cho nông hộ.
Liên doanh
Chịu trách nhiệm về chế biến
Công ty nước ngoài chịu
trách nhiệm về công nghệ


Công ty trong nước
Chi nhánh tại ñịa phương
Chịu trách nhiệm về quản lý
Hợp ñồng sản xuất nông sản
Các uỷ ban cấp xã
Chịu trách nhiệm lựa chọn hộ

nông dân tham gia hợp ñồng
Hộ nông
dân
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11

- Các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ hỗ trợ dịch vụ khuyến nông và cung
cấp tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Các Công ty chịu trách nhiệm thu gom nguyên liệu và tổ chức chế biến.
- Nông dân có thể thông qua nông hội chịu trách nhiệm sản xuất nguyên liệu.
- Trong nhiều trường hợp, các hiệp hội ngành hàng tham gia làm trọng tài giám
sát trách nhiệm của mỗi bên trong hợp ñồng. Hiệp hội ñứng ra hoà giải mâu thuẫn giữa
các bên, nhất là giữa nông dân và Công ty chế biến tiếp thị.
Hợp ñồng nhiều bên chia sẻ cụ thể trách nhiệm từng khâu nên có ưu ñiểm là
giảm bớt rủi ro cho các bên tham gia. Tuy nhiên, khó khăn cơ bản của hình thức này là
phải phối hợp tốt giữa các bên trong hợp ñồng, nếu không phối hợp chặt chẽ các bên
sẽ không làm tròn trách nhiệm của mình, nhất là ñối với những bên mà quyền lợi ít bị
ảnh hưởng do phá vỡ Hð.
(4) Hợp ñồng phụ
Hình thức hợp ñồng phụ là hợp ñồng trong ñó các Công ty chế biến sử dụng
môi giới trung gian. Mô hình này ñược áp dụng phổ biến ở các nước ðông Nam Á. ở
Thái Lan, các Công ty chế biến thực phẩm và sản xuất rau tươi lớn thông qua hợp
ñồng phụ, thu gom nông sản từ “người ñi thu gom” trung gian. Tại Malayxia, trên một
nửa các hộ nông dân tham gia hợp ñồng với một số Công ty ñã thuê lại những người di
cư khác ñể khả năng tham gia hợp ñồng. Thông thường, nhiều hộ nông dân lớn ñã thuê
lại các hộ tiểu nông nhỏ (Glover, 1992).
Hợp ñồng phụ dẫn ñến nguy cơ Công ty không nắm ñược quyền kiểm soát quá
trình sản xuất và nông dân không hưởng ñược giá thu gom trực tiếp của Công ty. Kết
quả là việc chỉ ñạo kỹ thuật cũng như cung cấp vật tư nông nghiệp của Công ty mờ
nhạt ñi và nhiều khi không ñến ñược nông dân, ngược lại, số liệu về sản xuất nguyên

liệu cũng bị bóp méo. Tóm lại, nếu không ñược quản lý chặt chẽ, hợp ñồng phụ cung
cấp nguyên liệu cho nhà máy có thể làm mất mối liên hệ trực tiếp giữa Công ty chế
biến và nông dân. Dẫn ñến làm giảm thu nhập của nông dân, giảm chất lượng nguyên
liệu và gây ra những ñột biến về cung cấp nguyên liệu cho Công ty chế biến.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12

(5) Mô hình hợp ñồng trung gian
Mô hình này áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc Công ty tư nhân ký hợp ñồng
thời vụ hoặc ngắn hạn với nông dân, nhất là với cây ngắn ngày nhu rau, hoa, dưa
hấu và những loại nông sản không ñòi hỏi phải chế biến nhiều. Vật tư ñầu vào ñược
cung cấp chủ yếu là giống và một số loại phân hoá học cơ bản, kỹ thuật ñược chuyển
giao cũng chỉ giới hạn ở phân loại và quản lý chất lượng sản phẩm. Trong hình thức
này, người hợp ñồng sau khi thu gom nông sản chỉ phân loại, ñóng gói rồi ñem bán
buôn hoặc bán lẻ trực tiếp, mức ñầu tư của Công ty rất ít. Thông thường ở các nước
phát triển những người trung gian này ñóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông thôn,
thu gom cho các siêu thị hoặc cho các Công ty Nhà nước.
Trong hình thức hợp ñồng này, kỹ thuật chủ yếu ñược hỗ trợ bởi các cơ quan
khuyến nông của nhà nước. Doanh nghiệp ñầu tư ứng trước một phần nhỏ vốn cho
nông dân hoặc thoả thuận với một tổ chức tín dụng cho nông dân vay với sự làm
chứng của Công ty.
Dựa trên tính hoàn thiện của các ñiều khoản hợp ñồng, người ta chia làm 2 loại
hợp ñồng ñầy ñủ và hợp ñồng không ñầy ñủ. Hợp ñồng ñầy ñủ là hình thức liên kết
cao hơn, trong tất cả các nội dung của giao dịch ñược ghi trong hợp ñồng. Tuy nhiên,
hợp ñồng không ñầy ñủ cho phép các bên giải quyết các vấn ñề của giao dịch mà họ
không chắc chắn khi ký hợp ñồng. Cũng do hợp ñồng không ñầy ñủ nên tính ràng
buộc, tính cam kết của loại hợp ñồng này không cao.
Cũng có thể dựa trên quan hệ hợp ñồng theo chuỗi giá trị, có thể chia hợp ñồng làm 2

loại : hợp ñồng sản xuất và hợp ñồng tiêu thụ. Hai dạng hợp ñồng này khác nhau ở
trách nhiệm quản lý, sở hữu sản phẩm và cung cấp yếu tố ñầu vào. Trong mỗi kiểu hợp
ñồng này, có một loạt các ñiều khoản như việc ñịnh giá, dự trữ, vận chuyển và xác
ñịnh chất lượng. Hình thức hợp ñồng có nhiều dạng khác nhau phù hợp tùy mỗi loại
cây con nông sản.




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13

Bảng 2.1: ðặc ñiểm một số hình thức sản xuất theo hợp ñồng trên thế giới

Cơ cấu, mô
hình
Nhà ñầu tư Các ñặc ñiểm chung
Chế biến-
tiếp thị tập
trung
Doanh nghiệp tư
nhân
Các tổ chức phát
triển quốc gia
Sản xuất theo hợp ñồng trực tiếp, phổ biến tại
các nước ñang phát triển, áp dụng với các cây
trồng có giá trị cao. Nội dung hợp ñồng chặt
chẽ, cam kết cung cấp nguyên liệu và quản lý
ñầu vào cho nông dân.
Rủi ro ñầu tư cao ñối với người tài trợ; rủi ro

vừa p hải ñối với nông dân
Chế biến -
tiếp thị có
ñồn ñiền hạt
nhân
Các tổ chức phát
triển quốc gia.
Các ñơn vị tập
thể/tư nhân
Doanh nghiệp tư
nhân
Sản xuất theo hợp ñồng trực tiếp. Giới thiệu
các cây trồng lâu năm. Cần chuyển giao kỹ
thuật thông qua phương pháp thuyết minh.
Thích hợp với các kế hoạch tái ñịnh cư.
Nội dung hợp ñồng chặt chẽ, cam kết cung cấp
nguyên liệu ñầu vào cho nông dân, rủi ro ñầu
tư cao ñối với người tài trợ, rủi ro vừa phải ñối
với nông dân .
Chế biến-
Tiếp thị
nhiều bên
Các tổ chức khác
nhau cùng tài trợ
Các tổ chức phát
triển quốc gia.
Các tổ chức
marketing của Nhà
nước
Khu vực doanh

nghiệp tư nhân
Chủ ñất

Thường gặp ở cả các nền kinh tế bao cấp cũng
như các nền kinh tế ñịnh hướng thị trường.
Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
nhà tài trợ sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong
quản lý nội bộ. Thông thường, hợp ñồng cam
kết cung cấp nguyên liệu và quản lý ñầu vào
cho nông dân, rủi ro ñầu tư cao ñối với người
tài trợ, rủi ro vừa phải ñối với nông dân .
Hợp ñồng
phụ
Các nhà tài trợ
thường thuộc lĩnh
vực tư nhân.
Các tổ chức phát
triển quốc gia
Kiểm soát của các nhà tài trợ ñối với nguyên
liệu ñầu vào và kỹ thuật rất khác nhau. Họ
không quản lý ñược hoạt ñộng sai phạm nếu
nông dân làm. ðây có thể là cách tiếp cận tiêu
cực ñối với hệ thống sản xuất theo hợp ñồng.
Hợp ñồng
trung gian
Các doanh nghiệp,
tập ñoàn nhỏ, Hợp
tác xã của nông dân

Sản xuất trực tiếp không thường xuyên. Áp

dụng ñối với cây trồng ngắn ngày bán cho
người bán buôn hoặc siêu thị. Nông sản chỉ
cần sơ chế hoặc không cần chế biến, nông dân
ñầu tư rất ít. Các hợp ñồng thoả thuận bằng
miệng hoặc không chính thức. ðây là phương
thức sản xuất nhất thời, rủi ro vừa hoặc cao ñối
với cả người tài trợ lẫn nông dân.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14

2.1.2.2 Các hình thức của hợp ñồng
 Hợp ñồng miệng (unwritten contract)
Hợp ñồng miệng là các thỏa thuận không ñược thể hiện bằng văn bản giữa các
tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt ñộng, một số công việc nào ñó. Hợp
ñồng miệng cũng ñược hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và
ñịa ñiểm giao nhận hàng.
Cơ sở của hợp ñồng bằng miệng là niềm tin, ñộ tín nhiệm, và trách nhiệm cam
kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp ñồng. Hợp ñồng bằng miệng thường
ñược thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn
bè,…), hoặc giữa các tác nhân ñã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất- kinh doanh
với nhau, và trong suốt thời gian hợp tác sản xuất- kinh doanh luôn thể hiện ñược
nguồn tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các ñối tác.
Tuy nhiên, hợp ñồng bằng miệng thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc
về số lượng, giá cả, ñiều kiện giao nhận hàng hóa. Hợp ñồng bằng miệng cũng có thể
có hoặc không có ñầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư, cũng như các hỗ trợ và giám sát
kỹ thuật. So với hợp ñồng bằng văn bản, thì hợp ñồng miệng lỏng lẻo và có tính chất
pháp lý thấp hơn.
 Hợp ñồng bằng văn bản (written contract)
Liên kết theo hợp ñồng là quan hệ mua bán chính thức ñược thiết lập giữa các
tác nhân trong việc mua nguyên vật liệu hoặc bán sản phẩm. Theo Eaton& Shepherd

(2001), hợp ñồng là sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ
sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với giá ñược
xác ñịnh trước.
Theo Michael Boland (2002), liên kết dạng hợp ñồng là hình thức một Công ty
cam kết mua hàng hóa sản phẩm từ một nhà sản xuất với một mức giá ñược xác ñịnh
trước khi mua. Mối quan hệ hợp ñồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ sự ñiều
chỉnh của những văn bản thỏa thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này
có thể là về giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng ñầu vào, các dịch vụ kỹ
thuật, cung cấp tài chính… ñược thỏa thuận trước khi bán. Liên kết dạng hợp ñồng tạo
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
15

ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia
hợp ñồng.
2.1.3 Khả năng tham gia hợp ñồng trong sản xuất nông nghiệp
Nghiên cứu của ðỗ Quang Giám và Trần Quang Trung (2013) về khả năng
tham gia sản xuất chè theo hợp ñồng của các hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang năm
2010 với các công ty chè quốc doanh trên ñịa bàn cho thấy có tới 43% sản lượng chè
tươi của hộ ñược tiêu thụ thông qua hình thức này. Tác giả sử dụng hàm Logit ñể ước
lượng khả năng tham gia, kết quả chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng tích cực ñến khả
năng tham gia sản xuất chè theo hợp ñồng gồm trình ñộ học vấn chủ hộ, tuổi chủ hộ,
diện tích chè của hộ và ñiều kiện hạ tầng giao thông vận chuyển chè tươi của hộ ñến
ñiểm thu mua của công ty. Trong khi các nhân tố hạn chế khả năng này gồm vốn sản
xuất của hộ và khoảng cách từ nơi thu hái ñến ñiểm thu mua chè của công ty. Hơn nữa,
có tới 32,6% số hộ ñiều tra có khả năng tham gia sản xuất theo hợp ñồng rất cao,
khoảng 8,7% số hộ có khả năng tham gia tương ñối cao, 10,9% số hộ có vẻ bàng quan
với việc tham gia, 17,4% số hộ ít có khả năng tham gia và 30,43% số hộ rất ít có khả
năng tham gia.
Theo Nguyễn Xuân Dũng (2009), việc sản xuất và thu mua nông sản theo hợp
ñồng giữa doanh nghiệp và nông dân ñã góp phần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên

kết, gắn sản xuất với thị trường, ñồng thời tạo ñộng lực ñưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, tăng hiệu quả ñầu tư. ðối với nông dân, mối liên kết mới tạo ñiều kiện nâng
cao khả năng thâm canh cây trồng, sản xuất có hiệu quả hơn. Về phía doanh nghiệp,
việc thu mua nguyên liệu chủ ñộng hơn, tránh ñược những thời ñiểm khủng hoảng
thừa hoặc thiếu nguyên liệu, nên việc sản xuất kinh doanh có kế hoạch hơn, sản phẩm
có khả năng cạnh tranh cao hơn. Khi doanh nghiệp và nông dân ñảm bảo hài hòa lợi
ích thì mối quan hệ làm ăn sẽ bền chặt hơn và tình trạng phá vỡ hợp ñồng khó có thể
xảy ra.
ðối với mặt hàng là cây ăn quả như vải, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, bưởi và
xoài. Hình thức tiêu thụ trái cây chủ yếu là bán qua thương lái. Thương lái thường thỏa
thuận với các hộ thu mua cả vườn và ñến ngày thu hoạch thương lái sẽ trực tiếp thu
hoạch và thanh toán nhà vườn theo giá cả thị trường tại thời ñiểm thu hoạch. Với mặt

×