PHầN Mở ĐầU
I- Lý do chọn đề tài:
Chương trình toán tiểu học ,phần số học về số tự nhiên chiếm một vai trò khá quan trọng ,nó xuyên
suốt từ ngay buổi đầu lớp1 cho đến gần hết bậc tiểu học .Mà lớp1 là lớp nền tảng đầu tiên cho các lớp học
sau này .Việc dạy-học số tự nhiên cho HS lớp1 nắm được một cách vững vàng là vấn đề hết sức quan
trọng .Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải tìm hiểu kĩ về nội dung và phương pháp dạy học số tự
nhiên ở lớp1 nói chung và tìm hiểu nội dung ,phương pháp dạy học các số tự nhiên trong phạm vi 20 theo
sách giáo khoa lớp1 nói riêng .Để hy vọng tìm ra những biện pháp hữu hiệu ,đích thực nhất đem lại hiệu
quả cao nhất trong quá trình dạy học các số tự nhiên trong phạm vi 20 của lớp Một .
Với đề tài "Tỡm hiểu nội dung và phương phỏp dạy học cỏc số tự nhiờn trong phạm vi 20 theo sách
giáo khoa lớp 1" là việc làm rất cần thiết đối với bản thân tôi .Có tìm hiểu kĩ nội dung ,phương pháp dạy học
thì mới có biện pháp dạy học tốt trong từng bài học ,từng tiết học , từng đối tượngHS.
Là người giáo viên hiện đang giảng dạy lớp1 của chương trình đổi mới sách giáo khoa ,tôi luôn luôn
trăn trở làm thế nào để tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học toán các số trong phạm vi 20 theo SGK
Toán lớp1 kĩ lưỡng để tìm ra những phương pháp mới thật phù hợp với tình hình thực tế hiện nay phù hợp
với đối tượng của HS lớp1. Đó là một lí do khi tôi quyết định chọn đề tài này.
II-Mục đích nghiên cứu:
"Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các số tự nhiên trong phạm vi 20 theo SGK Toán lớp 1
".Để tìm ra biện pháp mới phù hợp với chương trình và thực tế đối tượng HS lớp 1 hiện nay
III- Nôi dung nghiên cứu:
Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các số tự nhiên trong phạm vi 20 theo SGK Toán lớp 1
IV-Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu sách giáo khoa và sách giáo viên Tóan lớp 1.
Một số tài liệu tham khảo khác như: Các Tạp chí giáo dục Tiểu học về môn Toán,Sách phương pháp
dạy học Toán ở tiểu học hệ 12+2. Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Toán tiểu học .
Sách Chương trình tiểu học.Thường xuyên dự giờ để học hỏi.
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận
I-Cơ sở lí luận:
Dạy học Toán lớp một nhằm giúp HS:
-Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm về các số tự nhiên, về phép
cộng, phép trừ số tự nhiên
-Thực hành và rèn luyện các kĩ năng thực hành: Đọc, đếm, viết, so sánh các số tự nhiên trong phạm
vi đã học
Chương trình Toán 1 là một bộ phận của chương trình Toán tiểu học. Chương trình này kế thừa và
phát triển thành tựu về dạy học Toán ở nước ta. Thực hiện đổi mới về giáo dục Toán ở lớp1 nói riêng và ở
tiểu học nói chung để đáp ứng những yêu cầu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đất nước đầu thế kỉ 21.
Trọng tâm của môn Toán lớp1 là số học về số tự nhiên cùng với ứng dụng thiết thực của chúng trong
thực hành và ở dạng đơn giản.
II- Cơ sở toán học:
1-Các nội dung của chương trình được phối hợp một cách chặt chẽ, hữu cơ với nhau, quán triệt tính thống
nhất của toán học.
-Sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm và hợp lí, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số
Đối với số tự nhiên, mỗi tập hợp số , các kiến thức sau được xem là cơ bản nhất
+Khái niệm ban đầu về số
+So sánh số
+Các phép tính trên các số cộng trừ
2-Các kiến thức và kĩ năng được hình thành chủ yếu bằng hoạt động thực hành, luyện tập giải một hệ thống
các bài toán
3-Quá trình dạy học toán phải góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, phương
pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động sáng tạo của HS
-Nội dung và phương pháp dạy học toán ở lớp1 đặc biệt có những sắc thái riêng, chủ yếu dựa vào
các phương tiện trực quan, hình thức tổ chức hoạt động học tập sinh động, hấp dẫn
III- cơ sở tâm lí:
Như chúng ta đã biết, việc nhận thức của học sinh chủ yếu bằng cảm tính. Sự chú ý của các em còn
phân tán, lại thiếu khả năng phân tích, dễ bị lôi cuốn vào cái trực quan, do đó thiếu khả năng tổng hợp. Vì
vậy phương pháp dạy học trực quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học toán lớp1 . Mặt khác,
việc phát triển trí tuệ năng lực, chú ý trí nhớ của trẻ em kém phần bền vững, vì vậy không nên kéo dài phần
nội dung bài học làm cho trẻ chóng mệt mỏi. Phải sử dụng kết hợp đan xen, vận dụng linh hoạt các phương
pháp phù hợp với nội dung của từng bài học, từng tiết học để giúp HS tập trung chú ý cao, hứng thú học
tập
Chương 2
Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các số tự nhiên trong phạm vi 20 theo sách toán giáo khoa
lớp1
A-Các số đến 10:
-Học các số đến 10
-Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10
-Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau)
-Đọc, đếm viết, so sánh các số đến 10
-Sử dụng các dấu >,<,=
-Bước đầu giới thiệu phép cộng, phép trừ.
-Bảng cộng trừ trong phạm vi 10.
-Số 0 trong phép cộng ,phép trừ
-Mối quan hệ giữa phép cộng ,phép trừ
-Tính giá trị biẻu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng trừ
B.Các số đến 20:
-Nhận biết về số lượng
Đọc,đếm ,viết ,so sánh các số trong phạm vi 20
Sử dụng dấu >,<,=
Phép cộng ,trừ trong phạm vi 20(không nhớ)dạng 14+3 ,17-3,17-4
-Số 0 trong phép cộng ,trừ
-Mối quan hệ giữa phép cộng ,trừ
-Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng ,trừ
*Nội dung toán lớp 1 được thể hiện chủ yếu bằng các hình vẽ ,các tên bài học ,bài luyện ,các "lệnh"ở
đầu mỗi bài học hoặc bài luyện tập để giúp giáo viên và cha mẹ HS.Hướng dẫn HS học tập và thực
hành.Khi HS chưa biết đọc,không yêu cầu HS đọc .
Phiếu học của Toán 1 gồm phần bài học và các phần bài thực hành
có ghi theo thứ tự bắt đầu từ số 1.Khác với các sách giáo khoa Toán trước đây phần bài học trong 1 phiếu
của toán1 thường không nêu các kiến thức có sẵn mà thường chỉ nêu các tình huống (bằng hình ảnh) để
HS hoạt động và tự phát hiện .
1.Dạy học sinh về cách ghi và đọc các số tự nhiên trong phạm vi 20.
-Nắm chắc hệ thống các kí hiệu để ghi các số từ 10 đến 20,phân biệt được số , chữ số
-Nắm chắc cấu tạo số
-Biết cách ghi số tự nhiên bằng chữ số.Hiểu,nắm chắc giá trị của mỗi chữ số tuỳ thuộc vào vị trí của
chúng trong cách viết số
-Nắm được cách đọc các số tự nhiên
2.Dạy học so sánh ,xếp thứ tự các số tự nhiên và đặc điểm của dãy số tự nhiên
+Dạy học về so sánh 2 số tự nhiên
Trong vòng 10 số đầu,khi hình thành khái niệm về số tự nhiên. HSlớp 1 lĩnh hội khaí niệm số tự nhiên
đồng thời cả 2 mặt :mặt bản số và mặt số thứ tự .Sau đó khi học về số tự nhiên liên tiếp từ 1đến 10 ,các HS
đã có khái niệm về "số liền trước","số liền sau"và các quan hệ đó được cụ thể hoá về mặt định lượng bằng
khái niệm "thêm 1","bớt 1",khái niệm "lớn hơn","bé hơn" và biết cùng dấu >,< để diễn tả các quan hệ so
sánh giữa 2 số ,chẳng hạn 3 <4, 4>3
Như vậy việc dạy-học so sánh 2 số tự nhiên trong vòng các số đến 10 được kết hợp chặt chẽ với việc
hình thành các số mới :mỗi lần dạy số mới đếu có so sánh với số trước khi sắp xếp chúng thành dãy.
Khi yêu cầu HS ghi lần lượt các số mới theo thứ tự hình thành của nó thành một đãy các
từ:một,hai,ba,bốn Hs dễ dàng nhận thức ra rằng thứ tự các từ này trùng hợp với thứ tự các từ khi đếm
Trong vòng các số đến 20 ,các nhận thức trên cần được củng cố qua việc vận dụng vào học các số
mới và vào làm các bài tập.
-Biết cách so sánh 2 số tự nhiên bất kì
-Tiếp tục củng cố nhận thức về số liền trước ,liền sau (số đứng sau ,đứng trước )và cụ thể hoá sự
sắp xếp các số tự nhiên (đến 20)thành tia số .Biết sử dụng tia số để so sánh 2 số ,để cộng ,trừ các số trong
vòng 20 số đầu
+Dạy -học xếp thứ tự các số tự nhiên .Nhận thức về xếp thứ tự các số tự nhiên bất kì qua kinh
nghiệm các vòng số .
-Khi so sánh 2 số tự nhiên ,HS qua trực giác hoá ,qua kinh nghiệm nhận thức rằng :giữa 2 số tự
nhiên tuỳ ý (trong vòng các số đến 20)bao giờ cũng xảy ra 1 trong 3 trường hợp lớn hơn ,bé hơn và bằng
nhau.
+Dạy học về dãy số tự nhiên và đặc điểm của nó
§ ở dãy số tự nhiên có số bé nhất là 0
§ Trong tập hợp số tự nhiên , giữa 2 số tự nhiên bất kì ,xảy ra và chỉ xảy ra 1 trong 3 trường hợp lớn
hơn,bé hơnvà bằng nhau.
3.Dạy phép cộng và phép trừ
+Dạy khái niệm ban đầu về phép cộng và phép trừ
Khái niệm ban đầu về phép cộng ,phép trừ các số tự nhiên được giới thiệu trong quá trình dạy các số
trong phạm vi 10. Những hiểu biết về phép cộng ,phép trừ được củng cố và nêu đậm nét dần ở các vóng số
tiếp sau.
1.Khái niệm ban đầu về phép cộng được giới thiệu vào thao tác hợp
2.Phép trừ 2 số tự nhiên được giới thiệu trong quan hệ với phép cộng với tư cách là phép tính ngược
với phép cộng
3.Sau khi giới thiệu về phép cộng ,phép trừ, cần giúp HS nắm được ý nghĩa của mỗi phép tính và biết
được khi nào cần dùng đến phép tính cộng hoặc trừ. Sách giáo khoa Toán Một đã nêu các dạng toán có nôị
dung thực tế gần gũi với đời sống của học sinh tiểu học (lớp 1) để giúp học sinh thông qua giải các bài toán
mà hiểu dần về ý nghĩa của phép tính và tác dụng của việc học phép tính cộng và trừ
ở lớp Một, chỉ dạy HS sử dụng các thuật ngữ "Phép cộng, dấu +; phép trừ, dấu -".Sau khi HS có
những hiểu biết ban đầu về phép cộng, phép trừ, làm quen với thực hiện các phép tính này.
*Dạy HS thực hiện phép cộng và tính cộng:
Hình thành kĩ năng tính và giúp HS làm tính thành thạo là một trong những trọng tâm của dạy phép
cộng, phép trừ.
1-Dạy thực hiện phép tính trong phạm vi các bảng tính:
Để thực hiện phép cộng, phép trừ hai số tự nhiên bất kì lớn hơn 0, HS cần học thuộc các bảng cộng
và trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.Và nắm chắc kĩ thuật (tính) thực hiện phép tính .Vì vậy lập các bảng
tính sẽ giúp HS làm tính trong phạm vi các bảng tính và chuẩn bị cho cộng, trừ các số
a-Khi lập từng công thức trong bảng tính nên sử dụng các đồ dùng trực quan và tổ chức học sinh
hoạt động theo sơ đồ nêu. Cách tổ chức HS hoạt động theo sơ đồ quen thuộc sẽ thành lập được 4 công
thức cộng và trừ:
2 +3 = 5
3 +2 = 5
5 -2 = 3
5 -3 = 2
b-Để giúp HS ghi nhớ và vận dụng được các công thức cộng trừ đã học, cần tổ chức cho HS hoạt
động theo nhiều hình thức khác nhau; làm bài tập về tính, về giải toán, về tái hiện từng phần của công thức,
tái hiện toàn bộ cả bảng cộng , bảng trừ Ngoài các bài tập trong SGK , nên tổ chức các trò chơi học tập để
giúp học sinh thuộc, vận dụng nhanh bảng cộng trừ
c-Bước đầu hình thành từng công thức , từng bảng tính. Có thể cho phép một số HS sử dụng bộ đồ
dùng học toán , đốt tay hỗ trợ khi làm tính. Sau đó phải hạn chế sử dụng các "dụng cụ" như đã nêu trên ,
tiến tới phải làm tính (trong phạm vi các bảng tính) hoàn toàn tự động , tức là lập tức ghi đúng kết quả
d-Khi lập bảng tính và hình thành từng công thức tính đã sử dụng tính chất giao hoán , mối quan hệ
giữa phép cộng và phép trừ thì khi dạy HS học thuộc các bảng tính cũng sử dụng tính chất giao hoán của
phép cộng để hạn chế ghi nhớ quá nhiều trường hợp
2-Dạy HS thực hiện phép tính:
a-Cộng trừ nhẩm:
KHi dạy HS tính nhẩm, chủ yếu là yêu cầu HS nắm quy tắc để thực hành tính nhẩm GV có thể tổ
chức cho HS họat động để hiểu một số quy tắc nhưng cũng có thể chỉ nêu quy tắc rồi cho HS vận dụng
thực hành ngay
b-Dạy cộng trừ viết:
Dạy cộng trừ viết chủ yếu là kĩ thuật tính và thực hành theo kĩ thuật tính trong các trường hợp khác
nhau
Để chuẩn bị cho dạy cộng trừ viết ngay từ vòng các số đến10 đến 20 , khi dạy cộng trừ nhẩm trong
hoặc ngoài bảng tính , GV nên tập cho Hs đặt tính và ghi kết quả theo cột dọc.
*Dạy học các số tự nhiên đến 10
Có khái niệm ban đầu về số tự nhiên như tính chất chung của tập hợp tương đương .
Biết gọi tên và dùng kí hiệu để đánh dấu chúng . Nắm được 10 chữ số để ghi các số từ 0 đến 9 mà
sau này gọi tắt là 10 số đầu.
Biết so sánh, sắp xếp các số đến 10
Biết dùng dấu >, <, = để diễn đạt quan hệ so sánh .
Biết cộng trừ các số trong phạm vi 10
Nắm được cấu tạo số và phân tích các số đến 10
*Nội dung và phương pháp:
Khái niệm só tự nhiên: Đối với HS lớp Một, việc hình thành khái niệm số tự nhiên phải vận dụng
đồng thời cả hai mặt của nó.Mặt trên, thể hiện ở chỗ dùng phép tương ứng 1-1 , làm cho HS nắm được
rằng đó là cái chung của các tập hợp tương đương. Mặt dưới ở chỗ sử dụng phép đếm mà HS lớp một đã
biết từ trước .
Hơn nữa, chú ý rằng khái niệm"Số" chỉ được hoàn chỉnh khi nó được đặt trong quan hệ ( so sánh) với
nhau và trong quan hệ phép toán đại số.
1-Dạy số 1,2,3:
*Số 1 là số tự nhiên mà HS nhỏ đã nhận thức được từ trước qua thực tiễn
Giới thiệu số 1 qua các bước sau:
Ø Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ 1 phần tử (từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát )
Chẳng hạn: Mô hình 1 con chim , bức ảnh một bạn gái , tờ bìa vẽ chấm tròn Mỗi lần cho Hs quan sát 1
nhóm đồ vật. Chẳng hạn:GV chỉ vào bức ảnh và nói:"Có 1 bạn gái " và gọi Hs nhắc lại:"Có 1 bạn gái"
Ø Bước2: Hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng 1.Chẳng
hạn:Chỉ lần lượt vào từng nhóm đồ vật và nêu :1 con chim bồ câu, 1 bạn gái, 1 chấm tròn đều có số
lượng là 1, ta dùng số 1 để chỉ số lượng của nhóm đồ vật đó, số một viết bằng chữ số như sau: 1, đọc là
một
-Dựa trên cách trình bày ở SGK, củng cố thêm về1 bước kĩ năng trừu tượng hoá , khái quát hoá
*Dạy số 2,3: Tương tự như dạy số 1
-Thao tác với các đồ dùng trực quan , hình thành các tập hợp .
-Sử dụng phép tính tương ứng 1-1 hình thành khái niệm tập hợp tương đương. Sơ đồ hoá :Phát hiện
và nhận thức (giữa ) cái chung giữa các tập hợp đó đi đến nhận thức về cái mới.
-Trên cơ sở đã hình thành số 1, bước đầu hình thành khái niệm: Cấu tạo số 2"Số 2 bằng số 1 thêm
1", " Số 3 bằng số 2 thêm 1"
2-Dạy các số 1,2,3,4,5:
-HS có khái niệm ban đầu về số 4,5
-Biết đọc viết số 4,5 . Biết đếm từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1
-Nhận biết số lượng các nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật và thứ tự của mỗi dãy số 1,2,3,4,5
*Giới thiệu từng số 4,5:
-Tương tự như giới thiệu các số 1,2,3 . Tiếp đó hướng dẫn Hs đếm và xác định thứ tự các số
-Cho HS viết số còn thiếu vào ô trống của 2 nhóm ô vuông dòng dưới của mô hình và đọc theo các
số ghi trong từng nhóm ô vuông
*So sánh 2 số đã học:
-Giới thiệu dấu < và cách đọc:
+HS nhận biết quan hệ bé hơn: Hướng dẫn HS quan sát để nhận biết số lượng của từng nhóm trong 2
nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó.Rồi viết công thức. Ví dụ:1<2, 2<5, 3<5 , 2<4 ,4<5 .Gọi
Hs đọc: "Một bé hơn hai"
-Giới thiệu dấu > :
+HS nhận biết quạn hệ lớn hơn:Hướng dẫn HS quan sát để nhận biết số lượng của từng nhóm đối
tượng rồi so sánh các số chỉ số lượng đó.Chẳng hạn: Hướng dẫn HS xem lần lượt từng tranh của bài học
hoặc quan sát trên mô hình và trả lời từng câu hỏi như:
Ví dụ: Tranh ở SGK Toán 1 trang1 9:
Đối với tranh bên trái:"Bên trái có mấy con bướm?"(bên trái có 2 con bướm)."Bên phải có mấy con
bướm?"(bên phải có 1 con bướm) "2 con bướm có nhiều hơn 1 con bướm không?".Cho HS nhìn tranh và
nhắc lại:"2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm" Các tranh vẽ khác các thao tác tương tự như trên. Rồi viết
ra công thức: 2>1, 3 > 1, 3 > 2, 4 > 2, 5 > 3, rồi gọi HS đọc
*GV hướng dẫn HS nhận xét sự khác nhau của dấu < và dấu > (khác về tên gọi và cách sử dụng)
*Khi so sánh 2 tập hợp tương đương , củng cố khái niệm bằng nhau và giới thiệu dấu "="
*Khi qua mỗi bước trên đều yêu cầu Hs nêu ví dụ và luyện tập
*Khi dạy đến mỗi số tiếp theo lại củng cố nhận thức về vị trí tương đối của nó đối với các số đã học .Củng
cố về vị trí và quan hệ của các số liên tiếp bằng cách đếm xuôi và đếm ngược và bằng cách viết số đã hình
thành dãy
3-Dạy số 6,7 8,9:
-HS có khái niệm ban đầu về các số 6,7,8,9
-Biết đọc, viết các số 6,7,8,9; biết đếm và so sánh các số trong phạm vi 6,7,8,8 .Nhận biết số lượng
trong phạm vi 6(7,8,9) , vị trí của số 6(7,8,9) trong dãy số từ 1 đến 6(7,8,9)
a-Giới thiệu số 6:
Ø Bước 1: Lập số 6
Hướng dẫn HS xem tranh và nói:" Có 5 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em?""5
em thêm 1 em là sáu em. Có tất cả là 6 em"Gọi HS nhắc lại:" Có sáu em"Tương tự như vậy cho HS làm các
thao tác như trên 3,4 lần đề khắc sâu kiến thức
Ø Bước2: Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết:
Ø Bước3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1,2,3,4,5
-Hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 6 và ngươc lại
-HS nhận ra số 6 lìên sau số 5 ở dãy số 1,2,3,4,5,6
b-Giơi thiệu số 7: Tương tự như các bước ở số 6
Ø Bước 1: Lập số 7
Ø Bước 2: Giới thiệu số 7 in và số 7 viết
Ø Bước 3: Nhậ n biết thứ tự số 7 trong dãy số 1,2,3,4,5,6,7. Cho HS đếm từ 1đến 7 và ngược lại
c-Giới thiệu số8:Tương tự các bước của dạy bài số 6, 7
Ø Bước 1: Lập số 8
Ø Bước 2: Giới thiệu số 8 in và số 8 viết
Ø Bước 3: Nhận biết thứ tự số 8 trong dãy số 1,2,3,4,5,6,7,8. Cho HS đếm từ 1đến 8 và ngược lại
d-Giới thiệu số 9:Tương tự các bước của dạy bài số 6, 7
Ø Bước 1: Lập số 9
Ø Bước 2: Giới thiệu số 9 in và số 9 viết
Ø Bước 3: Nhận biết thứ tự số 9 trong dãy số 1,2,3,4,5,6,7,8,9. Cho HS đếm từ 1đến 9 và ngược lại
*Khi dạy học về cấu tạo của các số trên, GV luôn hương dẫn HS nên sử dụng các mẫu vật (hình vuông,
hình tam giác, que tính, hình tròn ) để tự tìm cách tách ra thành 2 nhóm và phát biểu các kết quả tìm được
Chẳng hạn GV nói: 6 gồm 1 và 5, 6 gồm 2 và 4
7 gồm 1và 6, 7 gồm 2 và 5
8 gồm 1 và 7, 8 gồm 2 và 6
9 gồm 1 và 9, 9 gồm 2 và 7
*Hướng dẫn HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 9 Bằng cách yêu cầu Hs làm các bài tập dạng
điền dấu >, < , = vào ô trống;
>
<
=
Ví dụ: 6 5 7 6 9 8
4 6 7 8 7 9
7 3 8 5 3 6
4-Dạy số 0:
HS có khái niệm về số 0( không)
-Biết đọc , viết số 0; nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9 , biết so sánh số 0 với các số đã
học
Trong SGK, số 0 không được hình thành trên quan điểm coi nó là đặc trưng các tập hợp rỗng mà coi
nó là kí hiệu của kết quả (hiệu) phép trừ 2 số bằng nhau.
.Hình thành số 0:
-Gv hướng dẫn HS làm các thao tác bớt dần lần lượt 1 đơn vị trong nhóm số lượng đồ vật . Mỗi lần
bớt như vậy lại hỏi:" Còn lại bao nhiêu ?" cho đến lúc không còn cái nào nữa
.GIới thiệu cho HS số 0 in và số 0 viết:
.Nhận biết vị trí cuả số 0 trong dãy từ 0 đến 9
*GV hướng dẫn đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 9 và ngược lại
Cho HS thấy được 0 là số tự nhiên bé nhất và đứng liền trước số 1
5-Dạy số 10:
-Có khái niệm ban đầu về số 10
- Biết đoc viết số 10; đếm và so sánh các số trogn phạm vi 10, vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến
10
a-Giới thiệu số 10:
Ø Bước1: Lập số 10
-Gv hướng dẫn HS trên cơ sở đã( biết ) học về số 9 rồi làm động tác thêm vào 1 đơn vị nữa
Ví dụ: Có 9 hình vuông , rồi thêm 1 hình vuông nữa.Hỏi:" Tất cả có bao nhiêu hình vuông?" (Mười). Cho hS
nhắc lại:" Chín hình vuông thêm 1 hình vuông được mười hình vuông "
Ø Bước 2: Giới thiệu cách ghi số 10
Ø Bước 3: Nhận biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10
-Hướng dẫn HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10 và ngược lại
-Giúp Hs nhận ra số 10 đứng liền sau số 9
-Cho HS biết cấu tạo của số 10 bằng cách tách nhóm đồ vật thành 2 rồi nêu kết quả như ở các số trước
Chẳng hạn: "10 gồm 9 và 1; 10 gồm 8 và 2 "
So sánh số 10 với các số đã học bằng cách làm bài tập dạng viết dấu >, <, =
Ví dụ: Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm :
10 9 10 7
6 10 5 10
6-Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng trong phạm vi 3đến 10:
-Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3,4,5,6,7,8,9,10
-Biết làm tính cộng trong phạm vi đã học
1-Giới thiệu phép cộng , bảng cộng trong phạm vi đã học
a-Hướng dẫn học sinh phép cộng:
Chẳng hạn: phép cộng và bảng cộng trong phạm vi 3
1 + 2 =2
2 + 1 =3
1 + 2 =3
Tương tự phép cộng và bảng cộng trong phạm vi 4 đến 10
*GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong bài học (hoặc mô hình tương ứng) để nêu thành vấn đề ( bài
toán cần giải quyết)
b-Hướng dẫn HS học phép cộng theo 3 bước:
Bước1: Hướng dẫn HS tự quan sát hình vẽ và tự nêu ra vấn đề cần giải quyết
Sau 3 bước , GV giữ lại công thức và cho HS đọc lại
*Qua các phép cộng, GV giới thiệu phép cộng 1số với 0
-Hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ trong bài học (hoặc mô hình tương ứng) và nêu bài toán:
Chắng hạn như:" Lồng thứ nhất có 3 con chim, Lồng thứ hai có 0 con chim .Hỏi cả 2 lồng có mấy con
chim?"
Gợi ý HS nêu: "3 con chim, thêm 0 con hcim là 3 con chim","3 cộng 0 bằng 3" 3 + 0 = 3
-Giới thiệu phép cộng 0 + 3 = 3.
Tiến hành tương tự như phép cộng 3 + 0 = 3
7-Hình thành khái niệm ban đầu về phép trừ trong phạm vi từ 3 đến 10:
-Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 3,4 5,6,7,8,9,10
+Hướng dẫn Hs học phép trừ :
Chẳng hạn: Phép trừ và bảng trừ trong phạm vi 3
2- 1 =1 3 -1 =2 3 -2 = 1
Tương tự với phép trừ và bảng trừ trong phạm vị 4, 5,6,7,8,9
*Hướng dẫn HS nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa cộng và trừ
-Cho HS xem sơ đồ , nêu các câu hỏi để HS trả lời và nhận biết: 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn thành 3
chấm tròn. 3 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn 2 chấm tròn
Viết: 2 + 1 = 3 1+ 2 = 3
3 -2 = 1 3 -1 = 2
*GV hướng dẫn HS "phép trừ một số trừ đi 0 cho kết quả là chính số đó", nắm được " Số 0 là kết quả của
phép tính trừ 2 số bằng nhau". Biết thực hành tính trong trường hợp này.
a-Giới thiệu phép trừ 2 số bằng nhau:Chẳng hạn : 1 -1 = 0
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong bài (hoặc mô hình tương ứng) và nêu bài toán:. Ví dụ:"
Trong chuồng có 1 con vịt, 1 con chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vật?
Gợi ý hS nêu: " 1 con vịt bớt 1 con vịt còn 0 con vịt"
"1 trừ 1 bằng 1"
Viết: 1 -1 = 0
HS nhận xét: "Một số trừ đi số đó thì bằng 0"
b-Giới thiệu phép trừ " một số trừ đi 0"
Giới thiệu phép trừ 4 - 0 = 4
-GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong bài học và nêu vấn đề, chẳng hạn như:"Tất cả có 4 hình vuông,
không bớt hình nào.Hỏi còn lại mấy hình vuông?" (GV nêu: Không bớt hình nào là bớt 0 hình vuông)
Gợi ý hS nêu: " 4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn 4 hình vuông", " 4 trừ 0 bằng 4"
Viết lên bảng: 4 - 0 = 5. HS đọc:
Từ đó, HS nhận xét: "Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó "
8-Dạy học bảng cộng,bảng trừ trong phạm vi 10
a-Ôn tập các bảng cộng ,bảng trừ trong phạm vi 10 đã được học
HS học thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 10,các bảng trừ trong phạm vi 10 đã học ở các tiết trước
-GV hướng dẫn HS nhận biết quy luật sắp xếp các công thức tính trên các bảng đã cho
-Có thể cho HS tính nhẩm 1 số phép tính cụ thể trong phạm vi 10.
Ví dụ: 4+5 = ; 2+8 = ; 10-2 = ; 9-2 = ; 8-4 = ;
b-Thành lập và ghi nhớ bảng cộng ,trừ trong phạm vi 10:
-HS tự làm tính điền kết quả vào chỗ chấm
-Hướng dẫn HS nhận biết cách sắp xếp các công thức tính trên bảng vừa thành lập và nhận biết quan hệ
giữa phép cộng và phép trừ
-Hướng dẫn HS vận dụng các bảng cộng ,trừ vừa học để thực hiện phép tính
* Về tổng kết việc dạy -học các số đến 10
Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản nhất ,nêu trong yêu cầu của việc dạy -học vòng số này bao gồm:
a-Làm cho HS nắm được 10 kí hiệu (10chữ số) để ghi 10 số đã học (từ số 0 đến số 9).Mỗi số đó có 1 kí
hiệu (chữ số) riêng của nó .Đồng thời làm cho HS từng bước phân biệt được số và chữ số (thông qua ví dụ
mà tự nêu )
b-Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ các số trong phạm vi 10, kĩ năng nhớ bảng cộng ,trừ
các số trong phạm vi 10 .Hướng dẫn HS hệ thống hoá các phép cộng ,trừ các số đến 10 đã học và sắp xếp
chúng thành bảng để nhớ thuộc lòng .Khi lập các bảng cộng ,kết hợp củng cố việc vận dụng tính chất giao
hoán để rút gọn bảng cộng (đối với HS khá) hay hoàn chỉnh bảng đó (đối với HS yếu )
c-Để chuẩn bị cho việc học về phép cộng ,trừ qua 10,bước đầu hình thành nhận thức về cấu tạo số và phân
tích số .Củng cố kĩ năng phân tích số đã học thành tổng 2 số (qua luyện tập)
d-Bước đầu sử dụng kĩ năng sử dụng các quan hệ (và dấu tương ứng ) "lớn hơn", "bé hơn" ,"bằng nhau"
để sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 10qua một số bài tập thích hợp .Dựa trên việc xếp thứ tự các số
đến 10 thành dãy ,củng cố nhận thức về nội dung của thao tác "thêm một ", "bớt một" và diễn đạt chúng
thành ngôn ngữ phép tính "+1" ,"-1" .Từ đó ,củng cố nhận thức về quan hệ giữa 2 số tự nhiên xếp liền nhau
(trước và sau )
*Dạy các số tự nhiên từ 11 đến 20
1-Dạy học Mười một ,Mười hai:
HS nhận biết được : số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị
số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị
Biết đọc ,viết các số đó .Bước đầu nhận biết số có hai chữ số
a-Giới thiệu số 11:
-HS lấy bó 1 chục que tính và 1 que tính rời .Được tất cả bao nhiêu que tính?
-Mười que tính và một que tính là mười một que tính
-Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị .Số 11 là số có 2 chữ số
b-Giới thiệu số 12:
-Lấy 1 bó chục que tính và 2 que tính rời .Được tất cả bao nhiêu que tính ?
-Mười que tính và 2 que tính là mười hai que tính
GV ghi : 12 - HS đọc :Mười hai
-Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị là số có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau
-Khi HS thực hành cho HS đếm số lượng đồ vật rồi điền số vào chỗ trống
-HS thực hành theo yêu cầu bài tập ở sách giáo khoa
2-Dạy học Mười ba ,Mười bốn ,Mười lăm
a-Giới thiệu số 13
-HS lấy 1 bó chục que tính và 3 que tính rời .Được tất cả bao nhiêu que tính ?
-Mười que tính và 3 que tính là 13 que tính
GV ghi 13 -HS đọc Mười ba
-Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị .Số 13 có hai chữ số là 1 và 3 viết liền nhau từ trái sang phải
b-Giới thiệu số 14 và số 15:
Tiến hành tương tự như số 13
Ø Số 14 -GV viết 14 - HS đọc :Mười bốn
- Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị .Số 14 có hai chữ số là 1 và 4
viết liền nhau từ trái sang phải
Ø Số 15 -GV viết 15 - HS đọc :Mười lăm
-Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị .Số 15 là số có hai chữ số 1 và 5 viết liền nhau ,từ trái sang phải
*Khi HS thực hành phần này chủ yếu thực hành bài tập ở sách giáo khoa với các dạng bài .
-Tập viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
Ví dụ : Viết số
-HS đếm số con vật, đồ vật ở tranh vẽ phần bài học để viết số vào ô trống hoặc nối với ô có số tương ứng
với nhóm đồ vật hay điền số vào mỗi vạch của tia số
3-Dạy học: mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín
-Học nhận biết mỗi số(16,17,18,19) gồm 1 và một số đơn vị(6,7,8,9)
-Nhận biết mỗi số đó có hai chữ số
a-Giới thiệu số 16:
+Lấy bó 1 chục que tính và 6 que tính rời. Được tất cả bao nhiêu que tính?
+Mười que tính và 6 que tính là 16 que tính
+HS nói: Mười sáu que tính gồm 1 chục que tính và 6 que tính
+HS viết số 16: Viết 1 rồi viết 6 vào bên phải
+GV: Số 16 có hai chữ số là1 và 6. Chữ số 1 chỉ 1 chục, chữ số 6 chỉ 6 đơn vị
+HS nhắc lại
b-Giới thiệu số 17,18,19: Tương tự như số 16
*Dạy học cấu tạo các số từ 11 đến 19:
Các số từ 11 đến 19 được hình thành theo cách gộp:
· 1 chục và 1 đơn vị để có số 11
· 1 chục và 2 đơn vị để có số 12
· 1 chục và 3 đơn vị để có số 13
· 1 chục và 4 đơn vị để có số 14
· 1 chục và 5 đơn vị để có số 15
· 1 chục và 6 đơn vị để có số 16
· 1 chục và 7 đơn vị để có số 17
· 1 chục và 8 đơn vị để có số 18
· 1 chục và 9 đơn vị để có số 19
4-Dạy học hai mươi- hai chục:
10 15
-HS nhận biết số lượng 20; 20 còn gọi là hai chục
-Biết đọc , viết số 20
a-Giới thiệu số 20:
-HS lấy 1 bó chục que tính , rồi lấy thêm 1bó chục que tính nữa.Dược tất cả baonhiêu que tính?
+HS: 1 chục que tính và 1 chục que tính là 2 chục que tính. Mười que tính và mười que tính là hai
mươi que tính
+GV nói: Hai mươi còn gọi là hai chục
+HS viết số20: Viết chữ số 2 rồi viết chữ số 0 bên phải chữ số 2
Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Số 20 có hai chữ số là chữ số 2 và chữ số 0
*Khi thực hành cho HS viết các số từ 10 đến 20 và từ 20 đến 10; phân tích các số từ 10 đến 20
Ví dụ: Viết theo mẫu: Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị
Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị
-HS viết các số liền trước , liền sau của 1số
Ví dụ: Số liền sau của 14 là
Số liền trước của 14 là
*Dạy -học các số đến 20 cần được củng cố qua việc vận dụng vào học các số mới và vào làm bài
tập.Trong vòng số này cần đạt 2 yêu cầu :
+Biết so sánh 2 số tự nhiên bất kì (trong vòng số 20) bằng 2 cách:Vận dụng cấu tạo số hay vận dụng
phép đếm
+Tiếp tục củng cố về số liền trước và số liền sau , số đứng trước, số đứng sau, cụ thể hoá sự sắp
xếp các số tự nhiên đến 20 thành các số .Biết sử dụng tia số để so sánh 2 số và để cộng trừ các số trong
vòng 20 số đầu
5-Phép cộng dạng 14 + 3:
HS tính cộng (không nhớ trong phạm vi 20)
Tập cộng nhẩm dạng 14 + 3
a-Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14+3
-Hs lấy 14 que tính (gồm 1bó chục và 4que rời) rồi lấy thêm 3 que nữa . Có tất cả bao nhiêu que tính?
-Đặt bó 1 chục que tính ở bên trái và 4 que tính rời ở bên phải . Rồi lấy thêm 3 que rời nữa đặt dưới 4 que
rời
-Muốn có baonhiêu que tính , ta gộp 4 que rời và 3 que rời thành 7 que rời. Có 1 bó chục và7 que rời là 1 7
que tính
*Hướng dẫn HS đặt tính và tính theo cột dọc:
§ Bước 1: Viết số 14 rồi viết số 3 , sao cho 3 thẳng cột với 4
§ Bước 2 : Viết dấu cộng bên trái giữa 2 số
§ Bước 3: Kẻ vạch ngang
14 Cộng từ phải sang trái
+ 3 4 cộng 3 bằng 7. Viết 7
17 Hạ 1 viết 1
14 cộng3 bằng 17(14+3=17)
-Khi hướng dẫn HS thực hành các bài tập ở SGK, chủ yếu rèn luyện tính nhẩm:
14 + 1 = 11 + 5 =
6-Phép trừ dạng 17- 3, 17 - 7:
-HS biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.Tập trừ nhẩm dạng
17-3, 17-7
a-Giới thiệu phép trừ dạng 17 - 3:
-Thực hành trên que tính:
+Lấy 17 que tính (gồm 1 bó chục và 7 que rời) rồi tách thành 2 phần: phần bên trái có 1 bó chục que
tính và phần bên phải có 7 que rời
+Từ 7 que tính rời tách ra 3 que tính, còn lại bao nhiêu que tính?(Số que còn lại gồm bó 1 chục và 4
que tính rời . Vậy còn lại 14 que tính)
-Hướng dẫn cách đặt tính và làm tính trừ:
+Đặt tính: tương tự phép cộng
+Cách tính: 17 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
- 3 Hạ1, viết 1
14
17 từ 3 bằng 14 (17 - 3 = 14)
b-Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 - 7:
Tương tự như dạng 17 - 3
Qua dạng bài này, HS thực hành phần bài tập ở SGK. Chú ý rèn kĩ năng tính nhẩm của HS.
Phần kết luận
Qua quá trình "Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các số tự nhiên trong pham vi 20 theo
sách giáo khoa Toán lớp Một", tôi nhận thấy rằng:
*Về mặt nội dung:
-Kiến thức sách giáo khoa toán 1 đa dạng ,phong phú , đầy đủ, chương trình phù hợp với đối tượng
của HS lớp Một
-Cấu trúc từ bài này sang bài kia lô-gich, chặt chẽ từ thấp đến cao. Qua mỗi dạng bài có phần luyện
tập để củng cố nội dung của bài học
*Về mặt phương pháp:
Chủ yếu là phương pháp trực quan , phân tích thảo luận nhóm, luyện tập thực hành, tự kiểm tra đánh
giá
Nội dung và phương pháp dạy học các số tự nhiên trong phạm vi 20 nhằm giúp cho giáo viên nắm vững
hơn về mặt kiến thức nội dung và phương pháp để dạy học toán trong phạm vi trên
Nội dung và phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp một nên học
sinh tiếp thu bài tốt. Chính vì vậy bản thân tôi không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu thêm theo đề tài trên để
việc dạy học đạt kết quả tốt hơn.
Trong quá trình tìm hiểu nội dung và phương pháp nêu trên, mặc dù bản thân có nhiều cố gắng để
tìm hiểu nghiên cứu ,nhưng chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong quý thầy cô quan tâm giúp
đỡ để bản thân tôi được tiến bộ hơn.
Đà Nẵng tháng 6- 2012