A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết , bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng, là nền tảng
đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn bộ nhân cách học sinh.
Trong nền giáo dục của thế giới nói chung cũng như nền giáo dục ở Việt
Nam nói riêng thì bậc tiểu học là bậc học đặc biệt quan trọng. Việc tổ chức quá
trình hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam ở thời
đại mới này là một việc làm công phu, nghiêm túc, không được phép sai lầm. Nó
là nền móng vũng chắc cho các em tiến xa hơn cho những cấp học tiếp theo.
Toán học với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới
thực có hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho
đời sống, sinh hoạt và lao động . Đó cũng là những công cụ cần thiết để học các
môn học khác. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất to lớn, nó có
nhiều khả năng phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới
hiện thực như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh.
Môn Toán trong trường Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Vì nó
không những giúp HS hiểu được nhiều vấn đề liên quan tới bí ẩn của khoa học
mà nó còn ứng dụng rất nhiều trong thực tế.
Không những vậy, môn Toán còn rèn luyện cho HS những suy nghĩ, cách
suy luận,... cách giải quyết vấn đề, phát triển tri thông minh, tính sáng tạo ..., tạo
nên một con người mới đáp ứng được với nhu cầu phát triển của đất nước và thế
giới.
Vì thế, dạy học hình thành kĩ năng tính toán có vai trò rất quan trọng. Nó
được sử dụng hàng ngày hầu hết các hoạt động thực tiễn và có thể nói kĩ năng
tính toán là cầu nối giữa toán học và thực tiễn.
Cùng với việc hình thành kĩ năng tính toán số tự nhiên, các phép tính nhân,
chia số thập phân cũng được dạy ở chương II của sách giáo khoa Toán 5. Đây là
chương trọng tâm của chương trình. Những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phép
tính nhân, chia số thập phân có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
Trong nhà trường, nhiệm vụ của người giáo viên là phải lựa chọn phương
pháp dạy học hợp lí cho từng môn học vào từng đối tượng nhằm nâng cao chất
lượng học tập của học sinh.Nhằm đào tạo được những lớp người kế tục xã hội
có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Giáo dục tiểu học ở nước ta đang thực
hiện đồng bộ những đổi mới toàn diện, góp phần phổ cập giáo dục có chất
lượng. Do lớp 5 là cuối bậc Tiểu học nên đòi hỏi kiến thức sâu rộng và hết sức
quan trọng.
Qua thực tế, bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh lớp 5 còn yếu về kĩ năng
nhân, chia số thập phân do nhiều nguyên nhân: Các em không thuộc quy tắc,
không thuộc bảng nhân chia, một số em thuộc quy tắc nhưng không biết cách
thực hiện như thế nào cho đúng. Để học sinh tiếp thu tri thức có hệ thống, đó là
việc rất quan trọng và cần thiết của người giáo viên hiện nay nhằm giúp các em
thực hiện tốt phép nhân và phép chia số thập phân để vận dụng vào tính và giải
toán có liên quan góp phần phát triển trí tuệ, óc thông minh, sáng tạo.
Đối với HS tiểu học, việc thực hiện các phép tính nhân, chia số thập phân
không phải là một công việc dễ dàng. Nó không những khó đối với HS mà ngay
cả giáo viên cũng còn gặp khó khăn trong giảng dạy vì đây là một nội dung
khó, do đó giáo viên chưa thể hiện được trọn vẹn ý tưởng của bài học.
-Kiến thức số học về các phép tính nhân, chia số thập phân là một nội dung
trọng tâm của dạy học toán lớp 5 bập tiểu học về số và phép tính.
-Học sinh học xong lớp 5, cần đạt yêu cầu về mảng kiến thức này như:
+Biết nhân, chia các số thập phân.
+Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để tính giá trị
biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, tính bằng cánh thuận tiện
nhất.
+Ngoài ra, phần kiến thức này là một bộ phận của tập số Q (tập số hữu tỉ )
mà số thập phân là sự biểu diễn của phân số thập phân trong hệ số thập phân.
-Khi dạy hình thành về khái niệm số thập phân, đây là việc làm khó đối với
phần lớn giáo viên khi chưa nắm vững lý thuyết về tập hợp số.
-Việc hướng dẫn học sinh thực hiện bốn phép tính với số thập phân thực tế
nhiều giáo viên còn gặp nhiều lúng túng và học sinh gặp không ít khó khăn để
tiếp thu dễ dàng kiến thức này.
Chẳng hạn : Khi nhân hai số thập phân sau:
7,625,16
×
học sinh có thể đặt tính như sau:
16,25 16,25 16,25
×
×
×
6,7 6,7 6,7
Chọn cách đặt tính nào là cơ bản và đạt hiệu quả là kĩ năng sư phạm của
giáo viên cần có khi giảng dạy về số thập phân…
- Giúp cho GV hiểu biết đầy đủ và có hệ thống nội dung chương trình cũng
như phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả chuẩn kiến thức và kĩ năng của học
sinh về số thập phân và các phép tính số thập phân.
- Tạo điều kiện cho GV sử dụng phương pháp giảng dạy sử dụng tốt hơn.
- Giúp HS học tốt có hiệu quả các kiến thức về số thập phân và các phép tính
số thập phân.
Chính từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu nội dung và phương
pháp dạy học các phép tính nhân, chia số thập phân ở lớp 5” với mong muốn có
thêm hiểu biết sâu rộng hơn về nội dung kiến thức đồng thời nắm được phương
pháp dạy học cơ bản nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện trên lớp mảng
kiến thức này.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
-Đề tài nghiên cứu nhằm giúp cho giáo viên hiểu biết đầy đủ và có hệ thống
về “kinh nghiệm hướng dẫn nội dung và phương pháp khi dạy về số thập phân
và các phép tính với số thập phân,
-Việc đổi mới chương trình SGK bật tiểu học sau năm 2000 kiến thức toán
học của các lớp nói chung và lớp 5 nói riêng có nhiều điểm thay đổi, Vì thế đề
tài cũng giúp cho giáo viên tiếp cận những nội dung đổi mới ở chương trình số
thập phân và các phép tính với số thập phân.
Qua nghiên cứu, giúp cho học sinh thấy được sự cần thiết để thay đổi
phương pháp giảng dạy để thực hiện dạy học có hiệu quả phần kiến thức về số
thập phân và các phép tính với số thập phân.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nhằm nêu lên những vấn đề chung liên quan đến việc nghiên cứu đề
tài”Đổi mới nội dung chương trình SGK và phương pháp giảng dạy ở bậc tiểu
học”.
-Tìm hiểu làm sáng tỏ nhiều nội dung toán học liên quan đến việc dạy số
thập phân và các phép tính với số thập phân.
-Định hướng một số giải pháp thiết thực và cụ thể hóa nhằm giúp cho giáo
viên và học sinh dạy và học phần kiến thức này đạt hiệu quả cao.
Đối tượng nghiên cứu:
-Các phương pháp giảng dạy của giáo viên khi dạy học phần số thập phân
và các phép tính với số thập phân trong năm học vừa qua.
-Tình hình học tập của học sinh và chất lượng đạt được khi học phần kiến
thức về số thập phân.
III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do trình độ và thời gian có hạn, nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu
vấn đề Hướng dẫn học sinh lớp 5A trường Tiểu học Long Thành Bắc “C” nắm
vững và thực hiện tốt phép nhân số thập phân và phép chia số thập phân nhằm
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói riêng và chất lượng giáo
dục trong nhà trường nói chung.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài có kết quả, tôi tiến hành nghiên cứu các phương pháp sau :
a/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Giáo viên đọc trước nội dung kiến thức bài học trong SGK lớp 5 môn
Toán để nắm được vấn đề chính của bài dạy.
-Giáo viên tìm đọc những tài liệu có liên quan như:
Phương pháp dạy học toán tập hai (phần thực hành giải toán.), sách số học
và lôgic toán, sách giáo viên Toán 5, toán tuổi thơ, tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên, tài liệu về dổi mới phương pháp dạy học, chuẩn kiến thức kĩ năng để
nắm vững mục tiêu chương trình.Xây dựng một cách khoa học, có hệ thống,giúp
học sinh dễ dàng nắm được kiến thức cơ bản.
b/ Phương pháp quan sát điều tra:
-Tình hình giảng dạy của bản thân.Các phương pháp cơ bản dùng dạy học
toán 5 trong năm học.
-Qua quan sát tình hình học tập của học sinh và chất lượng đạt được sau khi
học xong chương trình lớp 5 (theo dõi phần kiến thức thuộc phạm vi nghiên cứu
của đề tài ), qua điều tra trực tiếp,Giáo viên nắm được thực trạng, kết quả học
tập của các em và rút ra được nguyên nhân khiến học sinh thực hiện phép tính
sai. Qua đó giáo viên có thể phát hiện xem học sinh có phương pháp học tập
đúng hay sai, với kiến thức cơ bản để giúp các em vận dụng vào việc đặt tính.
Từ đó giáo viên đề ra biện pháp thích hợp thích hợp để dạy học sinh làm bài.
c/ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm:
Qua bài làm, tập vở ... của học sinh, giáo viên xác định được khả năng nhận
thức, trình độ tiếp thu, thái độ học tập của học sinh. Từ đó giáo viên rút ra được
những lỗi sai phổ biến.
-Phương pháp thực nghiệm:
Vận dụng đề tài nghiên cứu vào chương trình giảng dạy các năm học tiếp
theo, theo định hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học toán được đề
cập trong đề tài.
V/ THỜI GIAN LÀM ĐỀ TÀI
Từ tháng 10/2010 đến tháng 11/2010
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1-Cơ sở khoa học:
Nói đến hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp
dạy và phương pháp học, hai hoạt động đó diễn ra song song. Nếu chỉ chú ý tới
với truyền thụ tri thức cho học sinh mà không chú ý đến việc tiếp thu và hình
thành kỹ năng, kỹ xảo như thế nào thì quá trình dạy học sẽ không thể mang lại
kết quả cao. Khi học sinh không tiếp thu được tri thức khoa học, ắt sẽ không
hình thành được những kỹ năng, kỹ xảo. Từ đó không thể có hành động đúng
đắn, đáp ứng yêu cầu thực tế khi xảy ra những tình huống mà không biết xử lý.
1.2-Cơ sở toán học:
- Trên cơ sở của lý thuyết toán học hiện đại về tập hợp.Thì tập hợp số hữu tỷ
Q là nền tảng của bản chất toán học của phân số và số thập phân.
+ Dẫn chứng một số kiến thức có liên quan ta thấy:
1.Định nghĩa: Một số hữu tỷ được gọi là phân số thập phân nếu nó đại diện
bởi một phân số có mẫu số là lũy thừa của 10.
2.Ví dụ:
100
3127
=
x
là một phân số thập phân và 100 = 10
2
2
37
=
x
là một phân số biểu diễn được dưới dạng thập phân vì :
ta có:
10
185
5
5
2
37
=×=
x
là phân số thập phân.
3.Biểu diễn phân số thập phân.
Trước hết xét phép chia một số tự nhiên cho một lũy thừa của 10 chẳng hạn
chia 3741 cho 10
2
Ta có: 3741= 3
×
10
3
+ 7
×
10
2
+ 4
×
10 + 1
Do đó:
2110
2
101104107103
10
3741
−−
×+×+×+×=
(Ở đây, ta dùng lũy thừa nguyên âm của 10 để chỉ lũy thừa của
10
1
)
Như vậy, ta đã biểu diễn được thương 3741 chia cho 10
2
thành tổng theo các
lũy thừa của 10,tương tự như trường hợp biểu diễn số tự nhiên theo lũy thừa của
10, theo nguyên tắc ghi số tự nhiên trong hệ thập phân, ta cũng ghi được thương
2
10
3741
dưới dạng:
41,37
10
3741
2
=
Dấu phẩy dùng để phân cách giữa lũy thừa nguyên âm của 10 với lũy thừa
không âm của10 trong sự biểu diễn trên.
Ta nói 37,41 là một số thập phân, đó là sự biểu diễn của
2
10
3741
trong hệ thập
phân. Số thập phân được tạo thành gọi là số thập phân hữu hạn.
-Cách biểu diễn trên còn được dùng ngay cả với các số hữu tỉ không phải là
phân số thập phân.
Ví dụ:
11
1934
=
x
Ta có:
432102
101108101108105107101
11
1934
−−−−
×+×+×+×+×+×+×=
Và theo nguyên tắc ghi số ta có thể viết:
...8181,175
11
1934
=
Ta thấy hai chữ số 81 lặp lại vô hạn lần, vì thế ta quy ước viết :
( )
81,175
11
1934
=
Và gọi 175,(81) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn (81) gọi là chu kì.
Một số thập phân hữu hạn cũng có thể coi là một số thập phân vô hạn tuần hoàn
với chu kì là(0).
4. Các phép toán trên số thập phân
Mỗi số thập phân là một số hữu tỉ. vì vậy xây dựng các phép toán về số thập
phân bằng cách đưa về phép toán tương ứng với số hữu tỉ. Chẳng hạn:
Cho
4,6
=
r
;
8,4
=
s
. Tìm tích của
sr
×
.
Ta có:
10
64
4,6
=
và
10
48
8,4
=
;
72,30
100
3072
1010
4864
10
48
10
64
==
×
×
=×=×
sr
Vậy
72,308,44,6
=×=×
sr
1.3-Cơ sở tâm lý:
Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp, tuy đã phát triển tư duy toán học như: khái
quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp…nhưng chỉ dừng lại ở mức độ
đơn giản cụ thể. Cho nên để học sinh tiếp thu được phần kiến thức về số thập
phân GV cần bám sát mô hình trực quan. Đó là bảng đo dộ dài dựa vào mối
quan hệ này mà hình thành cho học sinh về số thập phân một cách đơn giản và
có hiệu quả thiết thực. Và chúng ta cũng làm như thế khi hướng dẫn về các phép
tính với số thập phân.
1.4-Cơ sở thực tiển:
Môn Toán là môn học tự nhiên rất trừu tượng, lôgic và hoàn toàn gắn với
thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Vì thế, nếu học sinh không thực hiện phép tính
đúng thì sẽ không nắm được những kiến thức cơ bản vận dụng vào giải toán có
lời văn. Việc học các môn học khác cũng như việc ứng dụng vào cuộc sống
xung quanh rất khó khăn.
Môn Toán đóng vai trò quan trọng trong tất cả các môn học khác. Giúp
phát triển tư duy lôgic, những thao tác trí tuệ cần thiết giúp con người trong hoạt
động thực tiễn đạt hiệu quả như mong muốn.Trong giờ Toán, bên cạnh việc tìm
và sáng tạo phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng
học sinh, chúng ta cần phải giúp các em có phương pháp lĩnh hội tri thức toán
học, làm cho các em chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức toán học. Học
sinh có phương pháp học toán phù hợp với từng dạng bài thì kết quả học Toán
cũng sẽ cao, hiểu bài sâu. Điều đó kích thích tinh thần học tập ngày càng hăng
say.
-Chất lượng học toán của học sinh lớp 5 vào đầu năm học.
+ Kiến thức: Học sinh học môn toán từ lớp 1 đến lớp 5 đã bị phân hóa trình
độ nên đầu năm lớp 5 kiến thức và kĩ năng học sinh về môn toán không đồng
đều nhất là số học.Nên khi bước sang học về số thập phân và các phép tính với
số thập phân học sinh thường lúng túng, nhiều học sinh không nắm vững cấu tạo
hàng lớp của số thập phân.
+Kĩ năng:Trong thực hành thường là quy trình tính (kĩ thuật tính) thiếu
vững chắc hay quên đặt dấu phẩy về phép tính nhân, chia thì thao tác tách dấu
phẩy ở tích hay đánh dấu phẩy ở thương khi bắt đầu chia sang phần thập phân
thì thường ghi sai vị trí.
Ngoài ra còn một bộ phận học sinh chưa có thói quen kiểm tra kết quả sau
khi làm bài.
*Xây dựng bài:Năng lực tự giác học tập của học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ tập
trung ở một số em khá giỏi, đa số các em học tập trung bình quen học tập thụ
động.
* Luyện tập: Học sinh biết được cách làm bài tập vận dụng, các bài tập nâng cao
thường làm sai, kĩ năng tính còn chậm, thiếu kiểm tra, sau khi rút kinh nghiệm
một số em lại không sửa chữa kết quả.
CHƯƠNG II:
NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC PHÉP TÍNH NHÂN,CHIA SỐ THẬP PHÂN
2.1- Nội dung Các phép tính nhân, chia số thập phân.
• Phép nhân các số thập phân có tới ba tích riêng và phần thập phân của
tích có không quá ba chữ số.
• Phép chia các số thập phân trong đó số chia có không quá ba chữ số
(cả phần nguyên và phần thập phân).
• Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, nhân một
tổng với một số.
• Thực hành tính nhẩm trong một số trường hợp đơn giản:
+ Nhân không nhớ một số thập phân có không quá 2 chữ số với một
số tự nhiên có 1 chữ số.
+ Chia không có dư một số thập phân có không quá 2 chữ số cho một
số tự nhiên có 1 chữ số.
• Tính giá trị của biểu thức số thập phân có không quá ba dấu phép tính.
• Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi.
2.2- Mức độ cần đạt
2.2.1. Bổ sung về phân số
- Nhận biết được phân số thập phân; biết đọc, viết các phân số thập phân.
- Nhận biết được hỗn số và biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số; biết
đọc, viết hỗn số; biết chuyển một hỗn số thành một phân số.
2.2.2.Các phép tính nhân, chia số thập phân
- Biết thực hiện phép nhân có tích là một số tự nhiên, số thập phân có không
quá ba chữ số ở phần thập phân, trong một số trường hợp:
+ Nhân một số thập phân với một số tự nhiên có không quá hai chữ số,
mỗi lượt nhân có nhớ không quá hai lần.
+ Nhân một số thập phân với một số thập phân , mỗi lượt nhân có nhớ
không quá hai lần.
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,... hoặc với 0,1; 0,01;
0,001;... biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một
tổng với một số và sử dụng trong thực hành tính.
- Biết thực hiện phép chia, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân có không
quá ba chữ số ở phần thập phân, trong một số trường hợp:
+ Chia số thập phân cho số tự nhiên.
+ Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số
thập phân
+Chia số tự nhiên cho số thập phân.
+Chia số thập phân cho số thập phân.
- Biết chia nhẩm một số thập phân cho 10,100,1000,... hoặc cho 0,1; 0,01;
0,001;...
- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm; biết viết một số phân số dưới dạng
tỉ số phần trăm.
Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số; giải được các bài toán đơn giản có
nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị một tỉ số phần trăm của một
số; biết tìm một số phần trăm của một số.
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC PHÉP TÍNH NHÂN,CHIA SỐ THẬP
PHÂN
Phương pháp
- Mục đích việc dạy học Toán 5 là cần căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng
của chương trình và sách giáo khoa để thiết kế các hoạt động, là tìm cách thức
gọn nhẹ, đơn giản, cần phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh.
- Trong giờ học cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động học tập, làm cho giờ
học sôi nổi, học sinh tự tin, thoải mái. Qua đó giúp các em tiếp thu tốt kiến thức
và vận dụng tốt vào các bài thực hành.
- Muốn vậy, giáo viên cần phải bố trí thời gian hợp lý cho từng hoạt động và
dành nhiều thời gian cho phần luyện tập thực hành,
- Trong cùng một lớp học, chắc chắn trình độ nhận thức của học sinh không
đồng đều. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với mọi
đối tượng học sinh.
- Đặc biệt giáo viên cần chú ý đưa ra những bài tập thực hành ở nhiều mức
độ khác nhau, từ dễ đến khó, sao cho tất cả các học sinh trong lớp đều vận dụng
tốt lý thuyết vào bài tập, giúp học sinh khá, giỏi không nhàm chán.
- Để giúp giáo viên giảng dạy tốt môn Toán 5, có rất nhiều phương pháp,
trong đó có một số phương pháp đặc trưng như:
+ Học sinh tự phát hiện vấn đề thông qua các ví dụ, hình ảnh có trong
sách giáo khoa, qua đồ dùng học tập, qua cách nêu vấn đề của giáo viên....
+ Giải quyết vấn đề được thông qua bằng hình vẽ, bảng, sơ đồ, mô hình,
vật thật,...
+ Thảo luận nhóm
+ Tự nêu kết luận giúp các em tự rút ra được nhận xét, quy tắc, tính
chất,...
2.1. Kiến thức chung về nhân, chia số thập phân:
Hiểu ý nghĩa của phép nhân, phép chia các số thập phân.
Cách thực hiện các phép tính nhân, chia các số thập phân cơ bản như là thực
hiện các phép tính nhân, chia các số tự nhiên.
Trường hợp dạy các kiến thức này, GV cần đưa ra vấn đề tạo sự nghi vấn để
kích thích học sinh tìm cách giải quyết, GV cần gợi cho học sinh sử dụng các
kiến thức đã học để giải quyết vấn đề từ đó suy luận ra quy trình hình thành cách
thực hiện các phép tính về số thập phân.
Riêng trường hợp “Chia số tự nhiên cho số thập phân”, và “chia số thập phân
cho số thập phân”.
Ngoài mối liên hệ giữa số tự nhiên và số thập phân GV cần lưu ý đến tính
chất của phép tính.
Ví dụ 1: Thực hiện phép chia 57 : 9,5 = ?
Ta có: 57 : 9,5 = (57x10) : (9,5 x 10)
Nên suy ra: 57 : 9,5 = 570 : 95
Ví dụ 2: 23,56 : 6,2 = ?
Ta có: 32,56 : 6,2 = (23,56x 10) : (6,2x10)
Nên suy ra: 23,56 : 6,2 = 235,6 : 62
GV giúp học sinh nắm được kiến thức căn cứ vào tính chất cơ bản sau: Khi
nhân số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương tìm được
sẽ không thay đổi. Từ đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ khi thực hiện biến đổi phép
tính khi thực hành.
3.1-Phép nhân số thập phân:
Trước khi dạy phép nhân số thập phân cần ôn lại cho học sinh phép nhân số
tự nhiên, ôn về phép nhân hai phân số thập phân.
Sau đó đưa bài toán cụ thể, hướng dẫn học sinh giải bài toán.
Khi thực hiện các phép tính nhân số thập phân GV cần lưu ý học sinh cách
đặt tách dấu phẩy ở tích.