Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

SKKN Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.28 KB, 43 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT
LÝ VÀO THỰC TẾ ĐỜI SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết
Chương trình Vật lý trung học phổ thông ở nước ta hiện nay rất phong phú,
bao gồm nhiều phần khác nhau như cơ học, nhiệt học, điện học, quang học, vật lý
phân tử và hạt nhân. Mỗi phần lại được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác
nhau.
Với một lượng kiến thức đồ sộ như vậy, chúng ta có quyền nghĩ rằng, học
sinh của chúng ta hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận
dụng kiến thức của các em vào trong thực tế đời sống, việc giải thích những hiện
tượng xảy ra hàng ngày chỉ là chuyện đơn giản, Nhưng điều đó đã không diễn ra
như những gì chúng ta nghĩ.
Thật bất ngờ khi một nam sinh lớp 10 (vào thời điểm gần cuối năm) cứ loay
hoay mãi mà không thể mở được cánh cửa phòng học chỉ vì cánh cữa mắc kẹt một ít
cát phía dưới, em lại cứ dùng tay đẩy gần bản lề (tác dụng lực gần trục quay). Nam
sinh này có học lực khá, những kiến thức về các dạng chuyển động, các lực cơ học,
ở trên lớp em có thể viết một cách đầy đủ và chính xác, các định luật Newton em
đều thuộc lòng Thế nhưng, khi vận dụng vào thực tế thì chưa được. Hoặc như
trường hợp một nữ sinh, sau khi trực nhật xong, em này hốt rác đi đổ nhưng động
tác hấc rác mạnh quá khiếng cán của dụng cụ hốt rác “gãy lìa” khỏi phần thân, …
Các kiến thức về cơ học nói riêng và kiến thức Vật lý nói chung lẽ ra phải là
một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó đã
không xảy ra. Kiến thức của các em dường như vẫn còn “nằm yên” trên những trang
vở, tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy,
làm cho chúng trở thành một trong những hành trang để các em bước vào cuộc sống.
Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12, kiến thức Vật lý mà các em lĩnh hội được
càng nhiều hơn. Với chương trình hiện nay, lí thuyết, bài tập kết hợp với những yêu
1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
cầu bắt buộc của các bài thí nghiệm thực hành, theo tôi là rất hợp lí, đáp ứng được
nhiều yêu cầu thực tiễn. Thế nhưng trên thực tế, liệu có bao nhiêu em có thể tự mình
lắp được bộ đèn nê-on? Bao nhiêu em mắc nối tiếp được hai bóng đèn 110V vào
mạng điện 220V? Bao nhiêu em giải thích được tại sao con chim đậu trên dây cao
thế lại không bị điện giật, Những điều đó thật đáng để chúng ta suy ngẫm.
Trăn trở với thực trạng đáng buồn trên, tôi đã giành nhiều thời gian để tìm
hiểu đâu là nguyên nhân và khắc phục tình trạng đó thế nào. Trăn trở mãi, cuối cùng
tôi đã tìm ra giải pháp khắc phục. Với ý tưởng đó tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ VÀO THỰC
TẾ ĐỜI SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Đề tài đưa ra được một số giải pháp nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức Vật lý vào thực tế đời sống cho học sinh trung hoc phổ thông.
Đề tài cũng góp phần nâng cao chất lượng giờ học Vật lý, khắc phục những
tồn tại trong dạy học Vật lý, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng
yêu cầu đào tạo con người toàn diện.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phần lý luận dạy học giành cho chương trình Vật lý phổ thông.
- Phần giáo án mẫu, đề kiểm tra mẫu, ngân hàng CHTT và BTĐT trong
chương trình Vật lý lớp 10 và 11.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
- Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu kỹ lý luận dạy học Vật lý ở trường phổ thông
trung học, nghiên cứu sử dụng bài tập định tính (BTĐT) và câu hỏi thực tế (CHTT)
trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông trung học, vấn đề đổi mới kiểm tra đánh
giá; tổng hợp kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và trao đổi chuyên môn với
đồng nghiệp.
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
- Thực nghiệm: Tiến hành khảo sát thực nghiệm qua hai bài kiểm tra 15 phút

và kiểm tra một tiết ở các lớp dạy tại trường THPT số 1 Tuy Phước năm học 2013-
2014.
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
- Nêu được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh trung học phổ
thông yếu kém trong việc vận dụng kiến thức Vật lý vào trong thực tế đời sống, qua
đó đưa ra được hai giải pháp nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức Vật lý
vào thực tế đời sống.
+ Đổi mới phương pháp dạy học, kiến thức gắng liền với thực tiễn.
+ Đổi mới trong việc ra đề kiểm tra, đề kiểm tra phải gắng với thực tiễn.
- Giới thiệu một số giáo án mẫu và đề kiểm tra mẫu.
- Xây dựng được ngân hàng câu hỏi thực tế và bài tập định tính phần cơ học.
II. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nêu được những giải pháp nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức
Vật lý vào thực tế đời sống cho học sinh phổ thông; các biện pháp tăng cường việc
sử dụng CHTT và BTĐT vào trong bài giảng, qua đó thu hẹp khoảng cách giữa lý
thuyết các em học được với thực tiễn cuộc sống.
Đề tài cũng tạo ra được một ngân hàng câu hỏi thực tế và bài tập định tính
phục vụ cho việc soạn giảng của giáo viên về lâu dài, cũng như giành cho học sinh
luyện tập.
2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
2.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN
Như đã nêu, thực trạng của vận đề là khả vận dụng kiến thức Vật lý vào thực
tế đời sống của học sinh trung học phổ thông là yếu kém. Có nhiều nguyên nhân dẫn
thực trạng này, nhưng có thể kể đến các nguyên nhân chính như sau:
Sự quá tải của chương trình: Nhiều bài học có nội dung kiến thức quá
nhiều, không thích ứng với thời lượng quy định của mỗi tiết học. Trong thời gian 45

phút của một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên chỉ đủ thời
4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
gian chuyển tải kiến thức đến học sinh, không còn thời gian để thực hiện các thí
nghiệm, liên hệ thực tế hoặc mở rộng, nâng cao kiến thức cho các em.
Chủ quan của giáo viên đứng lớp:
Một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa có sự đầu tư cho bài giảng, chưa coi
trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh, chưa có nhiều liên hệ thực tế, chưa vận dụng nhiều CHTT và BTĐT
vào trong giáo án, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội kiến
thức và đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế là yếu kém.
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên việc giảng dạy kiến thức Vật
lý cho học sinh ở nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn còn tiến hành theo lối “thông
báo - tái hiện”. Qua trao đổi tôi biết được có nhiều trường còn bỏ hẳn các tiết thí
nghiệm thực hành, điều này làm cho học sinh phổ thông có quá ít cơ hội để nghiên
cứu, quan sát và thực hành các thí nghiệm Vật lý. Hệ quả là khả năng thực hành của
các em trong thực tế đời sống là yếu kém.
Cách kiểm tra đánh giá hiện nay: Quá trình kiểm tra đánh giá ở một số
trường trung học phổ thông hiện nay còn khá đơn giản, nội dung các bài thi và kiểm
tra chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính
vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Với những kì thi như thi tốt nghiệp trung học phổ
thông và thi tuyển sinh đại học, nội dung các đề thi “tính thực tiễn” vẫn chưa thể
hiện rõ nét. Đối với môn Vật lý; một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là kiểm
tra đánh giá thông qua thí nghiệm thực hành, vấn đề này cũng chỉ giành cho kỳ thi
học sinh giỏi quốc gia.
Có thể nói đây là một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu
trên bởi vì đối với học sinh thì các em chỉ học những gì sẽ thi, còn đối với giáo viên
thì thường họ chỉ cũng chỉ dạy những gì sẽ thi.
2.2. GIẢI PHÁP
Với những nguyên nhân nêu trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp

nhiều năm tôi xin nêu ra hai giải pháp có thể thực hiện trong trường phổ thông như
sau:
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
2.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học, kiến thức gắng liền với thực tiễn
Việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải được tiến hành rộng khắp, các
hình thức dạy học theo lối “thông báo - tái hiện”, “dạy chay” cần phải từng bước
xoá bỏ, thay vào đó là các phương pháp dạy học mới, hiện đại hơn.
Xu hướng dạy học mới hiện nay là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
nhận thức của học sinh, kiến thức phải gắng với thực tiễn. Theo đó giáo viên phải:
- Vận dụng được nhiều phương pháp, sử dụng tốt các phương tiện dạy học,
Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa giáo viên và học sinh. Giáo
viên thường xuyên động viên, khen thưởng khi học sinh có thành tích học tập tốt.
Tăng cường việc sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong quá
trình dạy học. Đặc biệt, khai thác triệt để các tiết thí nghiệm thực hành Vật lý. Rèn
luyện cho học sinh kĩ năng thực hành; tập dượt để học sinh giải quyết vấn đề nhận
thức bằng phương pháp nhận thức của Vật lý.
- Đặc biệt tăng cường việc sử dụng CHTT và BTĐT vào bài giảng. Hiện nay,
có thể nói việc tăng cường sử dụng CHTT và BTĐT trong các giờ học Vật lý đang
là bước đi đúng hướng.
Một số biện pháp tăng cường sử dụng CHTT và BTĐT trong dạy học Vật lý
Tùy vào mục tiêu và nội dung cụ thể của từng bài học mà giáo viên có thể
chọn những phương pháp dạy học khác nhau hoặc phối hợp nhiều phương pháp
khác nhau. Tuy nhiên, dạy học Vật lý thì phương pháp thực nghiệm vẫn là phương
pháp chủ đạo, phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
Trong tiến trình dạy học theo phương pháp thực nghiệm, việc sử dụng các
CHTT và BTĐT và một cách hợp lí cả về thời điểm đưa ra câu hỏi lẫn mức độ của
câu hỏi sẽ có tác dụng rất lớn đến các hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy
được tính tích cực, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong mỗi
giai đoạn của quá trình thực hiện bài giảng có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản

sau:
* Giai đoạn nêu các sự kiện mở đầu
Sự kiện mở đầu nên chọn là những sự kiện xảy ra trong thực tế, gần gũi với
đời sống học sinh bằng cách sử dụng nội dụng của một số CHTT, những nội dung
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
đó phải đảm bảo được các yếu tố sau:
+ Có liên hệ chặt chẽ với nhau và với kiến thức muốn đề cập đến trong tiết
học.
+ Có thể mô tả được một cách ngắn gọn, xúc tích sao cho học sinh dễ dàng và
nhanh chóng nhận ra sự mâu thuẫn giữa sự kiện với những hiểu biết sẵn có.
* Giai đoạn làm bộc lộ quan niệm có sẵn của học sinh
Học sinh khi bắt đầu học Vật lý cũng đã có một số hiểu biết, một số quan
niệm nhất định về các hiện tượng, sự vật. Tuy nhiên do các quan niệm ban đầu của
các em được hình thành một cách tự phát, nên đa số những quan niệm đều sai lệch
so với những cái mà các em cần phải học.
Giáo viên nên đặt ra vấn đề bằng cách sử dụng những hình ảnh sát với thực tế
đời sống, vận dụng những CHTT, dẫn dắt HS sao cho các em mạnh dạn lí giải theo
sự hiểu biết của mình.
* Giai đoạn xây dựng mô hình – giả thuyết
Từ những hiện tượng thực tế phức tạp, giáo viên sử dụng các câu hỏi gợi ý
cho học sinh dự đoán về những nguyên nhân chính, những mối quan hệ chính chi
phối hiện tượng. Các CHTT và BTĐT dùng trong trường hợp này cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
+ Nội dung phải là một phần hay một mắt xích quan trọng của hiện tượng đã
nêu ra trong sự kiện mở đầu.
+ Các câu hỏi đặt ra phải có lôgíc theo trình tự diễn biến của hiện tượng đã
nêu ra trong sự kiện mở đầu.
+ Các câu hỏi phải có nội dung ngắn, số lượng câu hỏi vừa phải, tránh trường
hợp do phải trả lời nhiều câu hỏi mà sau khi trả lời xong từng câu hỏi, học sinh

không nhớ hết và không tự tổng hợp các câu trả lời để đưa ra những dự đoán định
tính được.
* Giai đoạn hỗ trợ cho học sinh suy ra hệ quả lôgic
Một trong những yêu cầu cơ bản là hệ quả suy ra phải đơn giản, có thể quan
sát hay đo lường được trong thực tế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, hệ quả lôgic
không thể “nhìn thấy” được trực tiếp mà phải tính toán gián tiếp qua việc đo các đại
7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
lượng khác hoặc hệ quả lôgic suy ra trong điều kiện lí tưởng, theo đó, hệ quả suy ra
từ giả thuyết chỉ là gần đúng.
* Giai đoạn xây dựng các phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả lôgic
Thí nghiệm kiểm tra không phải lúc nào cũng là những thí nghiệm có sẵn
trong phòng thí nghiệm, mà học sinh có thể vận dụng những thí nghiệm bằng những
vật dụng đơn giản, thường dùng trong thực tế đời sống, đôi khi những thí nghiệm
này mang lại hiệu quả rất cao vì chúng không phức tạp, dễ thực hiện và có tính trực
quan.
Để định hướng cho học sinh tự lực xây dựng những phương án thí nghiệm
loại này, giáo viên nên sử dụng các phép suy luận lôgic từ những CHTT và BTĐT
sáng tạo. Đây thực chất là cách biến BTĐT thành loại bài tập thí nghiệm.
* Giai đoạn củng cố và vận dụng tri thức
Trong giai đoạn củng cố, vận dụng kiến thức, việc sử dụng các CHTT và
BTĐT là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Các dạng bài tập và câu hỏi nên tập
trung vào ba dạng: Giải thích hiện tượng, dự đoán hiện tượng và nêu phương án chế
tạo thiết bị đáp ứng một yêu cầu của đời sống và sản xuất.
Tùy theo đối tượng học sinh, các CHTT và BTĐT có thể vận dụng ở các mức
độ sau:
– Mức độ 1: Dùng những BTĐT đơn giản, thuần túy suy luận kiến thức mà chưa
nhắm đến ý nghĩa của nó trong đời sống và sản xuất hàng ngày.
– Mức độ 2: Dùng những bài tập và câu hỏi ứng dụng, trong đó học sinh chỉ cần vận
dụng định luật vật lí để làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng.

– Mức độ 3: Dùng những bài tập và câu hỏi ứng dụng kĩ thuật đã được đơn giản hoá,
trong đó học sinh có thể phải áp dụng một vài định luật Vật lý để làm sáng tỏ
nguyên tắc kĩ thuật của ứng dụng.
– Mức độ 4: Dùng những bài tập và câu hỏi ứng dụng kĩ thuật, trong đó học sinh
không chỉ áp dụng các định luật Vật lý mà còn phải vận dụng những hiểu biết,
những kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực khác của Vật lý.
Cần lưu ý rằng, trong các bài học Vật lý không nên quá đi sâu vào các chi tiết kĩ
thuật mà chỉ yêu cầu học sinh suy nghĩ về những vấn đề có tính chất nguyên tắc.
8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
2.2.2. Đổi mới trong việc ra đề kiểm tra, đề kiểm tra phải gắng với thực tiễn
Theo tôi, đây là giải pháp có thể thực hiện được ngay ở các trường trung học phổ
thông, nó sẽ có tác dụng rất lớn trong nhận thức và phương pháp học tập của học
sinh cũng như cách dạy của giáo viên. Giải pháp này có thể thực hiện một cách đơn
giản bằng cách lồng ghép thêm một ít CHTT hay BTĐT vào trong đề kiểm tra hay
đề thi (tất nhiên vẫn phải bám sát theo ma trận đề). Như thế, với tỉ lệ điểm số không
cần lớn lắm trong bài kiểm tra ta vẫn có thể đưa việc vận dụng kiến thức vào thực
tiễn thành một trong những mục tiêu của quá trình học tập của học sinh.
2.3. MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HOẠ
2.3.1. GIÁO ÁN BÀI: CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC - BÀI TẬP VỀ
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
(Bài 32; Tiết 46; Chương trình vật lý 10 nâng cao)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm vững được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
- Hiểu đúng thuật ngữ chuyển động bằng phản lực trong bài này từ nội dung định luật
bảo toàn động lượng.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt hoạt động của động cơ máy bay phản lực và tên lửa vũ trụ.
- Vận dụng và giải những bài tập về định luật bảo toàn động lượng.

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn thông qua các ví dụ thực tế
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Dụng cụ thí nghiệm: Một ít thuốc pháo (lấy từ pháo hoa); giá chữ A có thể quay
quanh một trục thẳng đứng cố định; ống nhôm một đầu kín, một đầu hở; quẹt diêm.
- Hình vẽ tên lửa, máy bay phản lực.
2. Học sinh:
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài học ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Thế nào là hệ kín? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng?
Giải thích tại sao khi một người nhảy từ trên cao xuống mặt đất cứng, người đó phải
khuỵu chân lúc chạm đất?
TL: + Hệ kín: SGK (trang 144)
+ Định luật bảo toàn động lượng: SGK (trang 145)
+ Khi người nhảy từ trên cao xuống đất, ngay trước và sau khi chạm đất độ biến
thiên động lượng rất lớn. Khuỵu chân để kéo dài thời gian chân chạm đất, như vậy sẽ
giảm được lực tác dụng xuống đất và theo định luật III Newton lực do mặt đất tác dụng
lên chân người cũng giảm, tránh khỏi chấn thương.
3. Bài mới
- Sự kiện mở đầu (2’):
* Nêu vấn đề: Một nhà du hành vũ trụ đã ra ngoài không gian vũ trụ, sau khi làm việc
xong, nhà du hành muốn trở lại con tàu của mình. Làm thế nào có thể di chuyển về phía
con tàu, khi mà trong không gian vũ trụ không có vật nào có thể đạp chân lên đó mà
đẩy cả. Hãy tìm một phương án giúp các nhà du hành vũ trụ ?(để cho học sinh suy nghĩ
một phút)
* Định hướng: Để trả lời được câu hỏi này chúng ta phải nghiên cứu bài học chuyển
động bằng phản lực.

- Giới thiệu bài:
- Tiến trình bài dạy:
TL
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức
8’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tắc của chuyển động bằng phản lực.
- Yêu cầu HS tham khảo SGK
cho biết thế nào là chuyển
động bằng phản lực.
- Làm thí nghiệm kiểm chứng:
+ Giới thiệu thí nghiệm: Cho
một ít thuốc pháo đã chuẩn bị
trước (lấy từ pháo hoa) vào
một ống nhôm một đầu kín,
- Tham khảo SGK nêu
khái niệm chuyển động
bằng phàn lực
+ Nghe giới thiệu dụng
cụ.
1. Nguyên tắc chuyển
động bằng phản lực
Nguyên tắc: SGK


10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
một đầu hở; ống nhôm được cố
định trên một giá chữ A, gắng
giá chữa A vào một trục thẳng
đẳng sao cho ống nhôm cùng

với giá chữ A có thể quay
quanh trục (bán kính quay
khoảng 50cm).
+ Yêu cầu HS dự đoán điều gì
xảy ra khi đốt thuốc pháo.
+ Thực hiện thí nghiệm (đốt
thuốc pháo).
+ Kết quả: ống nhôm quay tròn
quanh trục.
+ Yêu cầu HS giải thích hiện
tượng.
- Giới thiệu cho HS về chuyển
động của súng giật khi bắn.
- Khi bước đi, ta tác dụng lên
mặt đất một lực ma sát nghỉ,
theo định luật III Newton, mặt
đất tác dụng trở lại chân ta một
phản lực, nhờ đó ta bước đi
được. Vậy đó có phải là
+ Dự đoán: thuốc pháo
cháy, phụt về phía sau,
ống nhôm chuyển động
tới trước.
+ Quan sát thí nghiệm.
+ Khi đốt, một phần của
hệ (thuốc pháo cháy) phụt
về một phía, phần còn lại
(ống nhôm) chuyển động
theo hướng ngược lại.
Nhờ giá chữ A và trục

quay nên ống nhôm được
định hướng quay tròn
quanh trục
- Ghi nhận
- Hoạt động nhóm tìm
phương án trả lời:
- Trình bày:
+ Không phải.
+ Giải thích: Vì chân ta
11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
chuyển động bằng phản lực
hay không? Yêu cầu HS hoạt
động nhóm giải thích.
+ Hãy phân biệt hai loại
chuyển động ấy?
- Yêu cầu HS trả lời câu C1.
- Yêu cầu HS trả lời câu C2.
tác dụng lên mặt đất lực
ma sát nghỉ, không có
phần nào của hệ chuyển
động về một phía cả.
+ Chuyển động bằng
phản lực thì phải có một
phần của hệ kín chuyển
động về một phía, còn
chuyển động bước đi là
chuyển động nhờ vào
phản lực.
- Khi ta bước từ thuyền

lên bờ tương tự như một
hần của hệ kín chuyển
động về một phía, phần
còn lại của hệ chuyển
động về phía ngược lại.
- Không phải, đây chỉ là
loại chuyển động nhờ vào
phản lực.
10’
Hoạt động 2: Động cơ phản lực. Tên lửa.
- Yêu cầu HS đọc phần 2a và
tìm hiểu hoạt động của động
cơ phản lực.
- Dùng tranh vẽ mô hình động
cơ phản lực có tua bin nén khí
và hướng dẫn cho HS tìm hiểu
hoạt động.
- HS tìm hiểu hoạt động
của động cơ phản lực và
ứng dụng của nó.
- Ghi nhận
2. Động cơ phản lực. Tên
lửa
a. Động cơ phản lực
Tua bin nén hút không khí
vào phần đầu đẩy ra phía
sau gặp nhiên liệu bốc
cháy, khí cháy phụt ra sau
tạo ra phản lực đẩy máy
bay tiến lên.

12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
- Yêu cầu HS đọc phần 2b và
tìm hiểu nguyên tắc hoạt động
của tên lửa?
+ Sự khác nhau giữa động cơ
phản lực và tên lửa?
- Giới thiệu cho HS về tên lửa
và ứng dụng của nó.
- Tìm hiểu hoạt động của
tên lửa.
+ Chỉ ra được sự khác
biệt giữa động cơ phản
lực và động cơ tên lửa.
- Ghi nhận.
b. Tên lửa
Nhiên liệu hòa trộn với
oxi mang theo bốc cháy,
khí cháy phụt ra sau tạo ra
phản lực đẩy tên lửa tiến
lên.
12’
Hoạt động 3: Bài tập về định luật bảo toàn động lượng.
- Yêu cầu HS đọc các đề bài.
- Yêu cầu HS tham khảo SGK
trình bày bài tóm tắt bài giải

- GV nhận xét, cho điểm.
+ Vậy hãy trả lời câu hỏi đầu
bài

- Yêu cầu HS đọc các đề bài.
- Yêu cầu HS tham khảo SGK
trình bày bài tóm tắt bài giải.
+ Điều kiện áp dụng định
- HS đọc đề bài.
- Trình bày:
+ Áp dụng định luật bảo
toàn động lượng.
MV+mv= 0 ⇒
mv
V
M
= −
+ Thay số được
V= -1,6m/s
HS: Để quay lại được tàu
thì người này ném những
vật dụng có trong người
về phía ngược với tàu.
- HS đọc đề bài.
- Trình bày:
+ Áp dụng định luật bảo
toàn động lượng.
, ,
1 1 2 2 1 1 2 2
m v m v m v m v
− = − +

1
2

m
0,6
m
=
+ Hệ kín.
3. Bài tập về định luật
bảo toàn động lượng
Bài 1:
V= -1,6m/s
Bài 2:

1
2
m
0,6
m
=
13
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
luật?
- GV chốt lại phương pháp
giải.
- Ghi nhận phương pháp
giải.
Phương pháp giải:
- Viết biểu thức định luật
bảo toàn động lượng.
- Suy ra đại lượng cần tìm.
6’
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức – Vận dụng.

- Yêu cầu HS nhắc lại nguyên
tắc chuyển động bằng phản
lực?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2
trang 153 SGK.
Gợi ý:
- Chuyển động như vậy có
phải chuyển động bằng phản
lực hay không?
- Nếu bơi như cá thì không
phải là chuyển động bằng
phản lực. Ở đây sứa và mực
có ngậm nước trong người
chúng, khi đẩy nước trong
người chúng về một phía thì
chúng sẽ chuyển động về phía
ngược lại.
HS: nhắc lại nguyên tắc
- Sứa và mực vẩy râu
(ống) để chuyển động
giống như cá.
- Phải.
- HS nhận ra sai lầm của
mình và thay đổi cách
suy nghĩ.

4. Dặn dò HS chuẩn bị cho Tiết: học tiếp theo (1’)
- Btập 4.8, 4.10, 4.11 SBT.
- Xem lại cách tính công và công suất đã học ở THCS.
- Đọc trước bài “Công và công suất”

IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG KIẾN THỨC



14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014


2.3.2. GIÁO ÁN BÀI: ĐỊNH LUẬT BÔILƠ - MARIỐT
(Bài 45; Tiết 63; Chương trình vật lý 10 nâng cao)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Quan sát và theo dõi thí nghiệm, từ đó suy ra định luật Bôilơ - Mariốt.
- Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất và nhiệt độ trên đồ thị.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng định luật để giải thích hiện tượng bơm khí (bơm xe đạp) và giải thích.
- Biết vẽ đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt trên các hệ trục tọa độ.
- Biết vận dụng định luật để giải một số bài toán.
3. Thái độ: khách quan khi theo dỏi và làm thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Dụng cụ thí nghiệm định luật Bôilơ - Mariốt (loại dùng trong thí nghiệm biểu diễn).
2. Học sinh:
- Mỗi nhóm chuẩn bị một bơm tiêm loại lớn (loại 40cm
3
dùng trong thú y) theo yêu cầu
của giáo viên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (4’): Phát biểu nội dung của thuyết động học phân tử chất khí? Số

Avôgađrô?
TL: + Thuyết động học phân tử chất khí: SGK (trang 218)
+ Số Avôgađrô là số phân tử hay nguyên tử có trong 1 mol chất, giá trị N
A
=
6,02.10
-23
mol
-1
.
3. Bài mới
- Sự kiện mở đầu (1’): Chất khí có tính dễ nén. Ta hãy khảo sát định lượng tính dễ nén
này. Giữ nguyên nhiệt độ khí, thay đổi áp suất tác dụng lên một lượng khí, thì thể tích
của lượng khí ấy biến đổi thế nào?
15
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
- Tiến trình bài dạy:
TL Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
16’
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí ngiệm.
- Yêu cầu các nhóm lấy bơm
tiêm đã chuẩn bị ra, nhốt một
lượng khí vào trong bơm
tiêm, dùng ngón tay bịt đầu
bơm tiêm, tay kia từ từ nén
bơm.
+ Hiện tượng gì xảy ra với
ngón tay bịt đầu bơm. Giải

thích?
+ Vậy khi nhiệt độ không đổi,
thể tích và áp suất khí trong
bơm thay đổi thế nào?
-Vậy, ta sẽ tìm hiểu mối quan
hệ định lượng giữa thể tích
và áp suất của một lượng khí
khi nhiệt độ không đổi.
+Yêu cầu học sinh đưa ra các
dự đoán dựa trên ví dụ trên.
- Để kiểm tra dự đoán đúng
hay sai ta phải làm thực
nghiệm.
- Thực hiện theo yêu cầu
của GV.
+ Càng nén bơm xuống thì
ngón tay bịt vào đầu bơm
tiêm càng có xu hướng bị
đẩy ra mạnh hơn.
+ Khi ấn bơm tiêm xuống
thì thể tích giảm, mật độ
phân tử khí tăng lên nên
dẫn đến áp suất tăng.
+ Thể tích giảm, áp suất
tăng.
Dự đoán: Khi nhiệt độ
của một lượng khí không
đổi, vì thể tích giảm thì áp
suất tăng nên có thể áp suất
tỉ lệ nghịch với thể tích.

16
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
+ Hãy nêu dụng cụ cần thiết?
- Trên cơ sở đó, giới thiệu với
các em đây là bộ dụng cụ thí
nghiệm, nó tích hợp cả áp kế
và bình kín có thước đo thể
tích khí.
+ Tiến hành thí nghiệm thế
nào?
- Bố trí và gợi ý cho HS thực
hiện (giữ thể tích 10cm
3
,
20cm
3
, 30cm
3
, 40cm
3
).
- Đặt bộ thí nghiệm lên bàn
GV (vị trí cả lớp cùng quan sát
được) Yêu cầu một HS tiến
hành thí nghiệm rồi đọc kết
quả, HS khác ghi số liệu lên
bảng (chỉ ghi cột p, cột V).
- Yêu cầu cả lớp tính tích pV,
GV điền lên bảng.
+ Nhận xét kết quả thí

nghiệm?
+ Nhiều thí nghiệm khác cũng
cho kết quả như vậy. Vậy dự
đoán của các em là đúng.
- Điều này đã được hai nhà Vật
lý là Bôilơ (người Anh) và
Mariốt (người Pháp) bằng
nhiều thí nghiệm chính xác
cùng tìm ra và phát biểu thành
+ Áp kế đo áp suất khí và
dụng cụ đo thể tích khí.
- Nghe giới thiệu dụng cụ
thí nghiệm.
+ Thay đổi thể tích khí, tìm
áp suất tương ứng.
- Tiếp nhận hướng dẫn thí
nghiệm.
- Hai HS lên thực hiện, cả
lớp giám sát.
- Kết quả
V(cm
3
) p(Pa) pV
20 1,00 20
10 2,00 20
40 0,50 20
30 0,67 20,1
+ Có thể coi tích pV không
đổi
1. Thí nghiệm

a. Bố trí thí nghiệm
b. Thao tác thí nghiệm

c. Kết luận
Có thể coi gần đúng
p
1
V
1
= p
2
V
2
= p
3
V
3
.
17
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
định luật.
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật và vận dụng.
- Yêu cầu HS phát biểu định
luật.
+ Điều kiện áp dụng định
luật?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
Vận dụng thuyết động học chất
khí, giải thích nội dung định

luật?
+ Gợi ý:
+ Khi thể tích khí giảm thì mật
độ phân tử khí thế nào?
+ Áp suất chất khí do đâu mà
có?
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập,
GV tóm tắt đề lên bảng.
- Phát biểu nội dung định
luật.
+ Khối lượng khí xác định
(không đổi), nhiệt độ không
đổi.
- Hoạt động nhóm:
- Trình bày:
+ Khi thể tích khí giảm,
mật độ phân tử khí tăng.
+ Áp suất chất khí là do va
chạm của phân tử khí lên
thành bình, nên khi mật độ
phân tử khí tăng thì áp suất
khí tăng. Vây áp suất khí tỉ
lệ nghịch với thể tích, nghĩa
là: pV = hằng số
- Đọc đề bài
2. Định luật Bôilơ -
Mariốt
- Định luật: SGK
- Biểu thức:

pV = hằng số
3. Bài tập vận dụng
18
p(atm)
O
V(l)
B
A
1
2
1,12
2,24
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
+ Tính thể tích của 0,1 mol
khí?
- GV vẽ trên đồ thị p-V điểm A
+ Tính áp suất p
1
của khí?
+ Vẽ trên đồ thị điểm B
+ Viết biểu thức biểu diễn sự
phụ thuộc của p theo V?
Gợi ý:
+ Viết biểu thức định luật cho
trạng thái đầu (p
0
, V
0
) và trạng
bất kì (p,V)?

+ Suy ra p, thay số?
+ Vậy đường biểu diễn p theo
V có dạng gì?
- Yêu cầu HS vẽ đường
hypebol qua A, B.
+ Đường biểu diễn đó được
gọi là đường đẳng nhiệt, Vậy
thế nào là đường đẳng nhiệt?

+ V
0
= 0,1x22,4 = 2,24(l)
- Vẽ đồ thị
+
0
1 0
1
V
p p 2 atm
V
= =
+ Chấm toạ độ tương ứng
và vẽ điểm B.
+ Biểu thức pV = p
0
V
0

+
0 0

p V
2,24
p
V V
= =
+ Hypebol.
- Vẽ đồ thị.
+ Đường biểu diễn sự phụ
thuộc của p theo V khi nhiệt
độ khí không đổi.
a. V
0
= 0,1x22,4 = 2,24(l)
b.
0
1 0
1
V
p p 2 atm
V
= =
c. Đồ thị
7’
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức – Vận dụng.
- Yêu cầu HS nhắc lại định
luật?
+ Hãy giải thích tại sao bóng
vỡ khi ta bóp mạnh nó?
- Nhận xét lời giải của các
nhóm.

- Nhắc lại định luật.
+ Vì khí thể khí trong bóng
giảm thí áp suất khí tăng
vượt quá giới hạn đàn hồi
của bóng nên bóng vỡ.
19
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
+ Tại sao trước khi tiêm thuốc
cho bệnh nhân, bác sỹ phải
vẩy cho hết bọt khí có trong
dung dịch thuốc tiêm rồi mới
tiêm cho bệnh nhân?
- Nhận xét phần trả lời và có
thế đánh giá cho điểm.
+ Vì các bọt khí khi đi vào
mạch máu sẽ chịu nén, thể
tích giảm nên áp suất tăng,
có thể gây vỡ mạch máu.

4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết: học tiếp theo (1’)
- Bài tập 6.10, 6.11 SBT.
- Xem lại nội dung thuyết động học phân tử và định luật Bôilơ - Mariốt.
- Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG KIẾN THỨC





20

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
2.4. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MINH HOẠ
Họ và tên: ………………………
Lớp: …
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Chọn câu phát biểu đúng :
A. Qui tắc mô men chỉ áp dụng cho vật có trục quay cố định.
B. Mô men lực chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực.
C. Ngẫu lực không có đơn vị đo.
D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, có giá khác
nhau cùng tác dụng vào một vật.
Câu 2. Một tấm ván nặng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván
cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Lực tác dụng mà tấm ván tác dụng lên
bờ mương B là:
A. 160N. B. 80N. C. 120N. D. 90N.
Câu 3. Lực 10N là hợp lực của cặp lực nào sau đây:
A. 5N, 4N. B. 3N, 15N. C. 2N,13N. D. 6N, 8N.
Câu 4. Chọn câu đúng:
A. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động quay.
B. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động thẳng.
C. Kết quả tác dụng lực không thay đổi, khi ta dịch chuyển lực trượt theo phương
(giá) của nó.
D. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển
động quay.
Câu 5. Cánh tay đòn của lực F đối với tâm quay O là :
A. khoảng cách từ O đến điểm đặt của lực F.
B. khoảng cách từ O đến ngọn của vec tơ lực F.
21
Trường THPT số 1 Tuy Phước
Tổ Vật lý - Tin học

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1 HK II
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Vật lý 10 - Nâng cao
Mã đề: 135
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
C. khoảng cách từ điểm đặt của lực F đến trục quay.
D. khoảng cách từ O đến giá của lực F.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Để lấy nước từ các giếng sâu lên người ta hay dùng hệ thống tay quay,
ròng rọc để cuốn dây gầu. Giải thích tại sao bán kính quay của tay quay phải lớn hơn
bán kính của ròng rọc.
Câu 2. (4 điểm) Một thanh chắn đường AB dài 7,8m có trọng lượng 2100N và có trọng
tâm G ở cách đầu A 1,2 m .Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang qua O ở cách
đầu A 1,5m . Để giữ thanh ấy nằm ngang phải tác dụng vào đầu bên phải lực F có giá
trị nào sau đây:
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. D Câu 2. A Câu 3. D Câu 4. C Câu 5. D
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. Từ qui tắc momen: (0,25 điểm)
F
1
d
1
= F
2
d
2
F
1

: lực tác dụng vào tay quay,
F
2
: lực căng của dây gầu. (0,25 điểm)
⇒ Khi d
1
lớn hơn d
2
thì F
1
nhỏ hơn F
2
(0,25 điểm)
Vậy chỉ cần lực nhỏ cũng có thể kéo được gầu nước nặng lên. (0,25 điểm)
Câu 2. (4 điểm)
P.OG = F.OB ⇒ F = 100 N
Họ và tên: ………………………
Lớp: ……
22
A
B
G
O
F
P
Trường THPT số 1 Tuy Phước
Tổ Vật lý - Tin học
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 1 HK II
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Vật lý 10 - Nâng cao

Mã đề: 135
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai thì
A. gia tốc tăng gấp hai. B. động lượng tăng gấp hai.
C. động năng tăng gấp hai. D. thế năng tăng gấp hai.
Câu 2. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây
( Lấy g = 9,8 m/s
2
). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,5 kg.m/s. B. 4,9 kg. m/s. C. 5,0 kg.m/s. D. 10 kg.m/s.
Câu 3. Một xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10 m nghiêng
30° so với đường ngang. Lực ma sát F
ms
= 10 N. Lấy g = 10m/s
2
. Công của lực kéo F
theo phương song song với mặt phẳng nghiêng khi xe lên hết dốc là
A. 100 J. B. 860 J. C. 5100 J. D. 4900 J.
Câu 4. Tác dụng một lực F không đổi, làm vật dịch chuyển từ trạng thái nghỉ được độ
dời s và vận tốc v. Nếu tăng lực tác dụng lên n lần thì với cùng độ dời s. Vận tốc của vật
đã tăng thêm bao nhiêu ?
A. n lần B. n
2
lần C.
n
lần D. 2n lần
Câu 5. Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm vào một chiếc xe
khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết sau khi va chạm 2 xe dính vào nhau,
vận tốc hai xe sau khi va chạm l là:

A. v
1
= v
2
= 20m/s B. v
1
= v
2
= 5m/s
C. v
1
= v
2
= 10m/s D. v
1
= 0 ; v
2
= 10m/s.
Câu 6. Một con lắc đơn có chiều dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc
45
o
rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với
phương thẳng đứng góc 30
o
. Lấy g = 10 m/s
2

A. 17,32 m/s B. 2,42 m/s C. 3,17 m/s D. 1,78 m/s
Câu 7. Ba lực đồng quy tác dụng lên vật rắn cân bằng có độ lớn lần lượt là 12N, 16N
và 20N. Nếu lực 16N không tác dụng vào vật nữa thì hợp lực tác dụng lên vật là:

A. 16N. B. 20N. C. 15N. D. 12N.
Câu 8. Hệ thức nào sau đây đúng với trường hợp tổng hợp 2 lực song song, cùng chiều:
A. F
1
d
1
= F
2
d
2
; F = F
1
-F
2
B. F
1
d
1
= F
2
d
2;
F = F
1
+F
2
C. F
1
d
2

= F
2
d
1
; F = F
1
-F
2
D. F
1
d
2
= F
2
d
1
; F = F
1
+F
2
Câu 9. Ngẫu lực là hệ hai lực song song
23
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào một vật.
B. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào một vật.
C. có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật.
Câu 10. Ở trường hợp nào sau dây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục ?
A. Lực có giá cắt trục quay. B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Hãy nêu ý tưởng đo vận tốc v của một viên đạn nhỏ khối lượng m
đang bay theo phương nằm ngang bằng phương pháp va chạm.
Câu 2. (2,5 điểm) Quả cầu khối lượng m
1
= 3 kg chuyển động với vận tốc 1 m/s đến va
chạm xuyên tâm đàn hồi với quả cầu m
2
= 2 kg đang chuyển động ngược chiều với vận
tốc 3 m/s.
a. Tìm vận tốc các quả cầu sau va chạm.
b. Tính động năng ngay sau va chạm.
Câu 3. (1,5 điểm) Một tấm ván nặng 270N được bắc qua một con mương. Trọng tâm
của tấm ván cách điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa phải là 1,60m. Hỏi lực mà tấm
ván tác dụng lên điểm tựa bên trái là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mã đề: 135
Câu 1. B. Câu 2. D Câu 3. C Câu 4. C Câu 5. C
Câu 6. D. Câu 7. A Câu 8. A Câu 9. B Câu 10. C.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1.
+ Cho viên đạn cắm vào bao cát khối lượng M (đủ dày để
viên đạn mắc vào bao cát) treo dưới một sợi dây dài
l
. (0,25đ)
Coi va chạm là mềm thì
+ Động lượng bảo toàn:
mv = (M + m)V
24

M
m
v
r
α
l
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014

( )
M m V
v
m
+
⇒ =
(1) (0,25đ)
+ Động năng bảo toàn:
( ) ( ) ( )
2
1
M m V M m g 1 cos
2
+ = + − αl


V 2g (1 cos )⇒ = − αl
(2) (0,25đ)
(1) và (2) ⇒
M m
v 2g (1 cos )
m

+
= − αl
(0,25đ)
Biết M,
l
và đo được góc α, ta tính được vận tốc ban đầu v của đạn.
Câu 2. (2,5 điểm)
a. Vân tốc ngay sau va chạm
Chọn chiều dương là chiều
1
v
r
Vận tốc các quả cầu ngay sau va chạm
( )
1 2 1 2 2
1
1 2
m m v 2m v
'
v
m m
− +
=
+
;
( )
2 1 2 1 1
2
1 2
m m v 2m v

'
v
m m
− +
=
+
(1 điểm)
Thay số ta được
1
'
v
= -2,2 m/s;
'
2
v
= 1,8 m/s (0,5 điểm)
b. Động năng các quả cầu:
2
1 1 1
1
,
W m v
2
=
;
2
2 2 2
1
,
W m v

2
=
(0,5 điểm)
Thay số được: W
1
= 7,26 J ; W
2
= 3,24 J (0,5 điểm)
Câu 3.
Thanh AB cân bằng nên P.OG = F.OB (0,5điểm)
P.OG
F
OB
⇒ =
(0,5 điểm)
Thay số được F = 20 N (0,5 điểm)
25

×