Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phân mảnh ruộng đât và các tác động tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.98 KB, 41 trang )

BÁO CÁO
Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phân mảnh ruộng đât và các tác động tại Việt Nam
Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG)
Đại học Copenhagen (UoC)
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI)
Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP)
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD)
Thực hiện theo chương trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ARD),
Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.
1
MỤC LỤC
1. Giới thiệu
Đất đai manh mún là một trong những vấn đề lớn của các nước đang phát triển trên
toàn thế giới, sự gia tăng dân số nông thôn một cách nhanh chóng đi kèm với chính
sách thừa kế hiện tại làm đất đai ngày càng bị chia nhỏ. Việt Nam hiện là một trong
những nước có mức độ manh mún đất đai rất cao theo tiêu chuẩn của thế giới, số liệu
thống kê năm 2004 cho thấy nước ta có khoảng 75 - 100 triệu mảnh đất (Hung .ccs
2004; World Bank 2003), trung bình một hộ sở hữu 5 mảnh khác nhau và khoảng
10% số mảnh đất có diện tích nhỏ hơn 100m
2
. Diện tích đất canh tác trung bình của
một hộ khác nhau giữa các vùng, tuy nhiên hầu hết các hộ nông thôn Việt Nam có
diện tích đất ít hơn 1 héc ta, một số tỉnh như Hà Tây cũ diện tích đất nông nghiệp
trung bình của một hộ chỉ là 2400m2.
Đất đai manh mún có tác động rất xấu lên năng suất và tăng trưởng nông nghiệp, nó
cản trở việc áp dụng các phương tiện cơ giới như máy cày hay máy gặt, đồng thời
làm giảm khả năng phát triển các loại cây trồng mà chỉ mang lại lợi nhuận ở quy mô
lớn nhất định. Bên cạnh đó nó cũng làm tăng nhu cầu về lao động do những hạn chế
về cơ giới hóa cũng như đòi hỏi thời gian di chuyển giữa các mảnh đất và thời gian


đắp bờ phân cách giữa các thửa. Sản xuất nông sản tập trung cũng chỉ có thể áp dụng
đối với những mảnh đất có quy mô lớn nhất định do đòi hỏi cao về chi phí đầu tư
ban đầu và lượng hàng hóa tối thiểu khi giao dịch với các doanh nghiệp.
Chúng ta cũng cần phân loại rõ về phân mảnh đất, phân mảnh đất có 2 loại là phân
mảnh đất nói chung và phân mảnh đất cấp hộ. Phân mảnh đất quy mô chung là phân
mảnh ở cấp vùng khi mật độ dân số quá cao, đất canh tác nông nghiệp của một vùng
bị chia nhỏ cho rất nhiều hộ nông dân khác nhau. Phân mảnh đất của hộ gia đình là
đất canh tác nông nghiệp của một hộ bị chia làm nhiều mảnh khác nhau. Báo cáo của
chúng tôi sẽ tập trung phân tích những yếu tố gây ra tình trạng đất đai manh mún
hiện nay cũng như ảnh hưởng của đất đai manh mún đến sản xuất nông nghiệp, số
liệu được sử dụng trong báo cáo là bộ số liệu VARHS trên địa bàn 12 tỉnh bao gồm
cả các số liệu cấp xã, cấp hộ và số liệu đến từng mảnh đất.
Điều đầu tiên phải nhắc đến là các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được một kết
luận rõ ràng về tác động của phân mảnh đất nói chung. Một lý thuyết cổ điển của
kinh tế phát triển đề cập đến mối quan hệ nghịch đảo của năng suất và quy mô sản
xuất của hộ (e.g. Carter 1984, Benjamin 1995), nếu một hộ quy mô nhỏ có năng suất
cao hơn các hộ có quy mô lớn, thì đất đai manh mún lại có lợi cho việc tăng năng
suất. Thêm vào đó, trong rất nhiều trường hợp thì việc phân chia đất đai bình đẳng
thường có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế chính trị của một quốc gia. Nói một
cách khác, ở một mức diện tích nào đó thì nó có tính kinh tế theo quy mô. Vì quy mô
canh tác của các hộ nông dân ở Việt Nam là rất nhỏ nên giả thuyết về lợi nhuận tăng
là khá chính xác. Đặc biệt, lý thuyết về mối quan hệ nghịch đảo của năng suất và quy
mô sản xuất thường dựa trên quan điểm rằng hộ có quy mô sản xuất lớn cần thuê
nhiều lao động hơn, mà năng suất của lao động thuê ngoài thấp hơn lao động gia
đình do những khó khăn trong việc giám sát. Tuy nhiên ở Việt Nam rất ít hộ nông
dân phải đi thuê lao động do lao động gia đình có thể làm hết công việc, lao động
thuê ngoài nếu có chủ yếu là vào thời điểm vụ mùa và chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, lí
thuyết về mối quan hệ nghịch đảo của năng suất và quy mô sản xuất có thể không áp
dụng được ở Việt Nam.
Xét về ảnh hưởng của phân mảnh đất cấp hộ, rõ ràng việc phần mảnh càng cao thì

càng ảnh hưởng đến việc sản xuất của hộ, do việc phải di chuyển lao động và vật tư,
máy móc qua lại giữa các thửa, duy trì bờ bao giữa các thửa đất. Tuy nhiên, đất đai
phân tán trong một số trường hợp lại có tác dụng làm giảm các rủi ro khi mất mùa,
lũ lụt… Điều này cũng giúp các hộ nông dân yên tâm hơn khi thử trồng trọt một loại
cây mới và áp dụng các công nghệ mới từ đó làm tăng năng suất. Do đó tác động của
phân mảnh đất nói chung và phân mảnh đất của hộ là chưa rõ ràng và cần phải có
những phân tích thực nghiệm.
Đối với trường hợp của Việt Nam, một trong các yếu tố chính gây ra tình trạng manh
mún đất đai là các chính sách phân phối đất đai trong thời kỳ cải cách ruộng đất, khi
nhà nước muốn phân phối đất một cách công bằng. Cũng không thể không nhắc đến
áp lực của tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng và thói quen chia đều đất đai cho tất
cả con trai khi thừa kế. Quá trình giảm thiểu mức độ manh mún đất đai có thể được
thực hiện thông qua thị trường mua bán, cho thuê ruộng đất hoặc qua các chương
trình dồn điền đổi thửa của chính phủ hoặc cộng đồng. Do đó chúng tôi cũng đi vào
nghiên cứu tác động của thị trường đất đai cũng như các chương trình của chính phủ
vào việc giảm phân mảnh đất nói chung và phân mảnh đất của hộ.
Báo cáo này được sắp xếp theo trình tự: Phần 2 trình bày các số liệu được sử dụng,
các định nghĩa về biến độc lập, và mô tả thống kê. Phần 3 mô tả phân tích đa biến ở
cấp hộ gia đình về ảnh hưởng của manh mún đất đai đến kết quả đầu ra, đầu vào và
lợi nhuận trong nông nghiệp. Phần 4 thể hiện kết quả chính của phân tích. Phần 5
điều tra các yếu tố quyết định của liên phân mảnh và phân mảnh trong nội bộ nông
hộ. Phần 6 kết luận.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Cải cách ruộng đất
Cải cách ruộng đất theo nghĩa hẹp có nghĩa là sự phân phối lại ruộng đất cho trang
trại và nông hộ quy mô nhỏ. Quan niệm truyền thống trong việc cải cách ruộng đất là
quan niệm về công công bằng và bền vững xã hội ở khu vực nông thôn. Chương
trình cải cách ruộng đất được thực hiện dựa trên ba hướng tác động gồm chính trị, xã
hội và kinh tế (Kinh 1974, Dorner 1972). Dorner (1977) nghĩ rằng mối quan hệ về sở
hữu và thị trường đất nông nghiệp không thể giải quyết được vấn đề về công bằng và

hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp vì thị trường nông nghiệp không sôi nổi và
bị ảnh hưởng bởi nhiều mối quan hệ và các điều kiện phi thị trường ở nông thôn
trong khi đó hiệu quả sản xuất phụ thuộc không chỉ quyền sở hữu liên quan mà còn
phụ thuộc yếu tố tổ chức sản xuất.
Để hạn chế thất bại của thị trường nông nghiệp và đảm bảo công bằng xã hội, chính
phủ phải điều chỉnh giới hạn về quy mô bằng cách chia nhỏ các thửa đất thông qua
mô hình cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất ở Việt Nam năm 1954 và 1993 mang
lại nhiều kết quả đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Dang Kim Son (1999) chỉ ra
rằng chính phủ đã chia lại khoảng 818 nghìn ha đất cho khoảng hơn 2 triệu hộ năm
1954, tổng sản xuất lương thực tăng, trong đó gạo tăng 1,4 lần trong năm năm từ
1955 đến 1959. Hầu hết người nông dân đều thích sự manh mún này vì họ có thể
giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa sản xuất và có thế tiếp cận nhiều mảnh đất với
chất lượng khác nhau.
Sự tăng dân số mạnh mẽ gây ảnh hưởng xấu đến cải cách ruộng đất. Dân số gia tăng
đòi hỏi sự tăng năng suất trong khi chính sách chia đất thành nhiều mảnh nhỏ dẫn
đến phân tán và manh mún đất đai, điều này mang lại thách thức lớn nếu muốn cải
cách và cải thiện năng suất. Đây là “bẫy sản xuất quy mô nhỏ” (Dang Kim Son,
2008). Manh mún đất đai làm cho sản xuất kém hiệu quả và hạn chế hiện đại hóa
nông nghiệp và gia tăng các chi phí không mong muốn. Cùng với năng suất thấp, chi
phí sản xuất cao hàm ý sự tăng chi tiêu của người tiêu dùng và tăng khoảng cách
giữa khu vực nông thôn và thành thị (McPherson (1983), Simmons (1987), World’s
Development Report (2008)).
2.2. Thực trạng manh mún đất đai và tích tụ ruộng đất ở Việt Nam
Để giảm tình trạng manh mún đất đai, có hai phương pháp phổ biển: tích tụ đất đai
và tập trung đất đai. Theo FAO (2003), tích tụ và tập trung đất đai sẽ tạo ra một khu
vực cạnh tranh trong nông nghiệp bằng cách tận dụng các lợi thế của sản xuất trên
quy mô lớn và khắc phục hạn chế do manh mún đất đai. Thêm vào đó, tích tụ và tập
trung đất đai khuyến khích hình thành vùng chuyên môn hóa sản xuất và dễ dàng
thực hiện các chính sách cho ngành nông nghiệp. FAO (2003) và Bentley (1987)
cho rằng tích tụ và tập trung đất đai sẽ nâng cao chất lượng đất và giảm xói mòn và

suy thoái đất đai.
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn (1999),
70.36% hộ nông thôn có diện tích canh tác khoảng 0,5 ha trong đó chỉ có 3,46% số
hộ có diện tích canh tác lớn hơn 3 ha. Từ năm 2004 đến 2006, tỉ lệ hộ có diện tích
lớn hơn 3,6 ha tăng lên 4.6 lần. Tỉ lệ các hộ có diện tích trung bình thấp hơn 0,5 ha
(94,2% trên khắp khu vực nông thôn) tập trung chủ yếu ở khu vực lưu vực sông
Hồng. Tình trạng manh mún và phân tán đất đai rất phổ biến ở khu vực này. Hộ gia
đình canh tác trên các mảnh đất nhỏ với số lượng trung bình khoảng 4,5 mảnh/hộ.
Nếu so sánh với con số 4,9 mảnh/hộ (Brandt,2004), sự chênh lệch này là không đáng
kể, đây là thách thức cho vùng lưu vực sông Hồng vì khu vực này có mật độ dân số
cao trên cả nước (1332,94 người/km2)
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập trung và tích tụ ruộng đất
Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tích tụ
và tập trung ruộng đất. Quyền được đặt ra bởi pháp luật. Quyền sở hữu dất không
chỉ là quyền sử dụng đất mà còn bao gồm tất cả các quyền khác được quy định trong
luật đất đai. Quyết định cuối cùng về sử dụng đất đai thuộc về chính phủ và bị hạn
chế bởi các chính sách về sử dụng nguồn đất nông nông nghiệp, bảo vệ môi trường
hoặc nhà nước có thể thu hồi lại đất cho các mục đích công cộng. Sự minh bạch
trong việc xây dựng quyền sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong hình thành và
phát triển vốn phát triển kinh tế. De Soto (2000) quả quyết rằng thành công của
những nền kinh tế phát triển phụ thuộc vào việc xác định rõ ràng các quyền sở hữu
về vốn và đất đai. Trái ngược với các nước phát triển, các nước đang phát triển có hệ
thống luật pháp quy định rõ ràng về quyền đối với tài sản như đất đai.
Một trong những lợi thế của bảo hộ quyền sử dụng đất là khuyến khích sự phát triển
của thị trường bất động sản. Quá trình phát triển dẫn đến nhu cầu thương mại bất
động sản, bảo hộ quyền sử dụng đất sẽ giảm các hậu quả của thông tin thiếu cân
xứng, và khuyến khích đầu tư vào đất đai, góp phần phân bổ hiệu quả đất cho nông
hộ. Bảo hộ quyền sử dụng đất cũng gia tăng tìn dụng từ các nguồn đầu tư chính thức.
Thiết lập quyền sử dụng đất đai được coi là một trong những vấn đề quan trọng trong
chính sách đất đai. Theo Deininger and Feder (1998), thiết lập quyền sử dụng đất đai

là cơ bản theo nội dung của chính sách đất đai như tạo ra lợi ích, quyền lợi và trách
nhiêm và các mối quan hệ khác đối với đất.
Thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tích tụ và tập
trung đất đai, cải thiện việc sử dụng đất hiệu quả, đặc biệt đối với các nước đang
phát triển. Một cơ chế rõ ràng và bền vững về quyền sử dụng đất sẽ cải thiện năng
suất và chức năng của thị trường. Bảo hộ quyền sử dụng đất sẽ cho phép chuyển đổi
đất cho mục đích khác hiệu quả hơn. Về mặt lý thuyết, thị trường bất động sản có
hiệu quả khi phân bổ đất cho những người có kĩ năng quản lý tốt hơn (Bardhan and
Udry 1999, Deininger 2003). Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thị trường đất cho
thuê hoạt động có hiệu quả hơn thị trường buôn bán đất ở các nước đang phát triển.
Một ví dụ điển hình về sự thành công của thị trường đất cho thuê là kinh nghiệm từ
Trung Quốc. Thị trường này góp phần đa dạng hóa khu vực nông thôn và gia tăng
thu nhập. Một số nghiên cứu thực hiện bởi Benjamin và Brandt (2002), Deininger và
Jin (2005) đã chỉ ra rằng thị trường đất cho thuê ở Trung Quốc đã thay đổi cơ cấu
nghề nghiệp ở khu vực nông thôn. Trước khi cho thuê đất, 60% dân số phụ thuộc vào
nông nghiệp như là nguồn chính của thu nhập, sau khi cho thuê đất con số này giảm
xuống còn 17%. Lợi nhuận ròng từ thuê đất tăng 60% bao gồm lợi ích của các bên
trong hợp đồng. Năm 2003 Trung Quốc phê chuẩn luật về đất đai ở khu vực nông
thôn với mục đích chính là làm cho quyền sở hữu đất được rõ ràng hơn và bảo hộ
cho thị trường bất động sản ở khu vực nông thôn. Nông dân kí kết hợp đồng mới với
thời hạn sử dụng đất lên tới 30 năm. Sự phát triển của thị trường đất cho thuê thúc
đẩy tích tụ và tập trung đất đai, khuyến khích sự hình thành các vùng sản xuất
chuyên môn hóa với giá trị thương mại cao. Trường hợp của Trung Quốc chỉ ra vai
trò của thị trường cho thuê đất trong việc thúc đẩy năng suất nông nghiệp và thu
nhập. Tuy nhiên, nghiên cứu của Naughton (2007) cho rằng cạnh tranh thiếu công
bằng ở khu vực nông thôn đã kết thúc do sự hình thành của thị trường đất cho thuê.
Thay đổi quyền sở hữu và di cư khỏi khu vực nông thôn với quy mô lớn sẽ cơ cấu lại
nông thôn Trung Quốc, quá trình thay đổi cơ cấu này đã từng xảy ra ở các nước phát
triển trong thời kì đầu của công nghiệp hóa.
Thị trường đất đặt biệt là thị trường đất cho thuê có thể hỗ trợ việc tăng năng suất và

thu nhập cho hộ nông thôn. Thêm vào đó, thị trường đất góp phần chuyển đổi đất
cho người có kĩ năng quản lý tốt hơn và mang lại cơ hội cho người nông dân tham
gia vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, ở một số nước, quyền về đất đai
không được bảo hộ và bị giới hạn bởi hệ thống pháp luật. Điều này làm ảnh hưởng
đến hợp đồng giao dịch đất đai và phân bổ lao động không hiệu quả, gia tăng bất
bình đẳng trong tiếp cận đất đai. Hệ thống phúc lợi xã hội và tiếp cận tín dụng là cần
thiết để giảm mua bán đất đai giữa các nông dân khi có các cú sốc xảy ra.
2.4. Tác động của tích tụ và tập trung ruộng đất
Thứ nhất, tích tụ và tập trung đất đai ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là một trong bốn yếu tố đầu vào quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Áp
lực của gia tăng dân số, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ cùng với quá
trình đô thị hóa làm giảm quỹ đất. Đặc biệt ở những nước đang phát triển, diện tích
canh tác giảm trở thành yếu tố cản trở sự phát triển bền vững của khu vực nông
nghiệp.
Có thể nhận thấy hệ thống quản lý và phương thức trồng trọt là những yếu tố quan
trọng trong việc đẩy mạnh năng suất ở các nước đang phát triển. Cơ cấu của ngành
nông nghiệp của mỗi nước đều rất khác nhau, nguyên nhân chính do lịch sử phát
triển, tuy nhiên, cơ cấu cũng có sự giống nhau ở chỗ hạn chế tăng năng suất. Ở nhiều
nước, quy mô canh tác rất nhỏ và đất đai manh mún. Tình trạng này có thể thấy rõ ở
các quốc gia Châu Á nơi có mật độ dân số cao với nhiều mảnh đất bị chia nhỏ; khi
số hộ gia tăng, đất đai sẽ được tiếp tục chia và điều này dẫn đến kém hiệu quả trong
sử dụng đất. Trái ngược với các quốc gia ở Châu Á, các nước Mỹ Latin lại có chủ
trương tập trung đất. Nhiều trang trại lớn được quản lý bởi một nhóm các nông dân
giàu có. Ở Brazil. 90% đất thuộc về 15% dân số. Trong trường hợp này, đất đai cũng
được sử dụng kém hiệu quả.
Hiện nay, có nhiều tranh cãi quanh mối quan hệ giữa tập trung ruộng đất và năng
suất. Tập trung ruộng đất sẽ tạo ra các trang trại lớn có thể tận dụng các lợi thế của
quy mô lớn như là thực hiện cơ giới hóa để tăng năng suất (Jensen 1977, Kislev and
Peterson 1982). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng càng tăng lương trong khu vực phi
nông nghiệp thì càng nhiều lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang phi nông

nghiệp. Điều này cho thấy các nước đang phát triển không cần phải lo lắng về vấn đề
bất bình đẳng trong phân phối đất đai nếu thị trường bất động sản ổn định và kiểm
soát được. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (2008), tập trung ruộng đất cho sản
xuất phụ thuộc vào khả năng dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp
cũng như phụ thuộc vào thị trường bất động sản và hệ thống pháp luật liên quan đến
đất đai.
Một trong những thách thức lớn nhất trong việc giải quyết vấn đề tăng trưởng nông
nghiệp ở các quốc gia có tình trạng manh mún và phân tán đất đai cao là đẩy mạnh
tích tụ và tập trung ruộng đất. Quá trình này bị ngăn chặn bởi một nền nông nghiệp
kém phát triển nơi mà sản xuất thực hiện bởi hiệu ứng đám đông không phải bởi sản
xuất hàng loạt. Nếu ngành nông nghiệp muốn bắt kịp các ngành khác thì nó phải có
ảnh hưởng đến phần còn lại của nền kinh tế. Như vậy để có thêm đất nông nghiệp,
lao động phải bị đấy ra khỏi khu vực nông nghiệp.
Thứ hai, tích tụ và tập trung ruộng đất ảnh hưởng đến khác biệt xã hội ở khu vực
nông thôn.
Các nước đang phải đối mặt với những thách thức khi tích tụ và tập trung đất chủ
yếu là các nước có sự mất cân bằng lớn trong thu nhập. Rủi ro trong thị trường kinh
tế buộc người dân phải hứng chịu khoản nợ khổng lồ và phải thế chấp hoặc bán đất
của họ và trở thành người làm thuê. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa và hạn chế của quyền sở hữu đất sẽ dễ dàng thay đổi mục đích sử dụng đất.
Nông dân bị tước đoạt đất và không có cơ hội tham gia vào các khu vực khác và do
đó khoảng cách nông thôn và thành thị ngày càng lớn.
Một trong những yếu tố làm giảm tác động của tích tụ và tập trung đất về sự khác
biệt xã hội là thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp. Báo cáo của Ngân hàng thế giới
(2008) cho rằng thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp cao hơn khu vực nông nghiệp.
Di cư đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tập trung ruộng đất và giảm bất bình
đẳng ở khu vực nông thôn Hanson (2005). Nghiên cứu cho rằng quá trình chuyển đổi
đô thị hóa tạo ra thu nhập tốt hơn là cách để xóa đói giảm nghèo. Những người trẻ và
có trình độ dễ dàng di cư và tạo ra sự khác biệt hơn đối với người nông dân bị mất
đất và không có cơ hội tham giá vào các hoạt động phi nông nghiệp. Bởi vậy, vai trò

của giáo dục trong đẩy mạnh tập trung ruộng đất là tạo ra cơ hội để thay đổi nghề
nghiệp và cải thiện thu nhập.
Benerjee và Iyer (2005) giả định rằng các nước có sự bất bình đẳng cao trong vấn đề
sở hữu đất đai, cơ cấu và phân bổ lại đất là giải pháp thiết yếu để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, phân bổ lại đất đai không cẩn thận gây ra ảnh
hưởng tiêu cực. Đẩy chủ sở hữu đất ra khỏi mảnh đất của họ hoặc thay đổi mục đích
sử dụng trước khi có một khuôn khổ pháp lý tốt cho người sử dụng đất hoặc quốc
hữu hóa đất đai là nguyên nhân khiến cho người dân nghèo đi (Binswanger 1996 và
Deininger 1999). Nếu đất đai được phân bổ lại thông qua cải cách ruộng đất qua đó
nâng cao kĩ năng quản lý, áp dụng công nghệ cao, tiếp cận tín dụng là điều kiện cần
thiết để đảm bảo khả năng cạnh tranh của chủ sở hữu đất mới.
3. Phân tích định lượng
3.1. Bộ số liệu
Bộ số liệu được sử dụng trong báo cáo là bộ số liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực của
hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên địa bàn 12 tỉnh của Việt
Nam trong khoảng thời gian từ 7 – 9/2008 đến 6-8/2010. Cuộc điều tra này điều tra
lại những hộ đã được chọn trong phiếu điều tra thu nhập và chi tiêu trong 2 năm
2002 và 2004 trong điều tra Mức sống hộ gia đình (VHLSS). Các tỉnh được chọn
dựa để đánh giá tác động của các chương trình hỗ trợ của Danida tại Việt Nam, 12
tỉnh được lựa chọn đều nằm trong diện BSPS (chương trình hỗ trợ thương mại) của
Danida, 5 tỉnh nằm trong chương trình ARD (Phát triển nông thôn). Những tỉnh
thuộc diện hỗ trợ phát triển nông thôn là những tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc và Tây
Nguyên, những tỉnh này đều là những tỉnh nghèo với dân cư thưa thớt. Mẫu được
chọn điều tra mang tính đại diện về mặt thống kê ở cấp tỉnh nhưng không ở mức
quốc gia.
Vòng điều tra năm 2008 của VARHS tiến hành điều tra 2278 hộ được chọn mẫu
trong VHLSS 2002 và 2004, trong đó có 2233 hộ được tiếp tục điều tra trong năm
2010 (tỷ lệ sai số là 2%). Trong số đó có 2113 hộ sở hữu hoặc đang canh tác đất
nông nghiệp. Điều tra hộ thu thập thông tin chi tiết về diện tích đất nông nghiệp, số
mảnh đất, các đặc điểm của đất, đầu vào và đầu ra của nông nghiệp, hoạt động mua

bán đất và các thông tin chung của hộ. Bảng hỏi xã thu thập thông tin liên quan đến
việc sử dụng đất, các chương trình tích tụ ruộng đất và các biến khác.
3.2. Các biến chính
Mục tiêu của báo cáo là phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phân mảnh đất ở quy
mô hộ và ở quy mô chung, do đó chúng tôi tiến hành các phân tích cấp hộ và phân
tích theo từng mảnh đất để tập trung vào phân tích tác động của quy mô đất nông
nghiệp đến năng suất, đầu vào của lao động, cơ giới hóa và lựa chọn mùa vụ. Một
lựa chọn khó khăn là việc đo lường diện tích đất của hộ theo diện tích đất mà hộ sở
hữu hay diện tích đất mà hộ đang canh tác (diện tích đất canh tác là diện tích đã cộng
diện tích thuê thêm hoặc trừ đi diện tích cho thuê). Do quan tâm chính của đề tài là
đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất nông nghiệp nên chúng tôi đã chọn sử
dụng diện tích đất đang canh tác, sự khác biệt giữa hai lựa chọn này là không lớn vì
chỉ có khoảng 5% đất của hộ là cho thuê hoặc đi thuê. Chúng tôi cũng tính cả đất
vườn ao liền kề đất ở vào loại đất canh tác nếu hộ đang trồng trọt hoặc chăn nuôi
trên diện tích đất đó.
Đo lường phân mảnh đất ở quy mô hộ thường phức tạp hơn, số mảnh, diện tích từng
mảnh và khoảng cách địa lý giữa các mảnh đều phải được tính đến. Nhưng vấn đề
chính là chúng ta vẫn chưa biết được trong những yếu tố trên thì yếu tố nào có ảnh
hưởng lớn nhất. Ví dụ, nếu vấn đề lớn nhất đối với phân mảnh đất quy mô hộ là việc
phải di chuyển quá nhiều giữa các mảnh và từ nhà tới các mảnh đất thì khoảng cách
địa lý giữa các mảnh có tác động rất lớn. Ngược lại, nếu vấn đề chính lại là chi phí
để làm bờ, bao, hàng rào cho các mảnh … thì khoảng cách lại ít quan trọng hơn. Ở
phân tích quy mô hộ, chúng tôi đưa ra 3 cách tính phân mảnh đất quy mô hộ. Cách
đầu tiên là tính số mảnh đất hộ đang canh tác. Cách thứ hai là sử dụng chỉ số
Simpson về phân mảnh, được tính bằng công thức
2
1
1
N
i

i
s
=


, trong đó s
i
là tỷ lệ diện
tích mảnh thứ i trong tổng diện tích đất canh tác và N là tổng số mảnh đất mà hộ
đang canh tác, giá trị Simpson càng cao thì mức độ phân mảnh đất của hộ càng lớn.
Cách tính này có xem xét đến sự khác biệt về diện tích các mảnh nhưng không tính
đến khoảng cách địa lý giữa các mảnh. Cách đo lường cuối cùng là tính tổng khoảng
cách từ nhà tới các mảnh, cách này không tính đến diện tích từng mảnh nhưng phản
ánh được khoảng cách địa lý giữa các mảnh.
Quan tâm chính của đề tài là những tác động của phân mảnh đất đến năng suất nông
nghiệp. Để chỉ ra được điều này chúng ta cần phải định nghĩa rõ ràng về năng suất
nông nghiệp. Nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng giá trị đầu ra trên một héc ta, thu
nhập trên 1 héc ta và lợi nhuận trên 1 héc ta để đo lường năng suất. “Thu nhập” ở
đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra trừ giá trị đầu vào, trong khi đó “lợi nhuận”
được định nghĩa là giá trị sản phẩm đầu ra trừ giá trị sản phẩm đầu vào và chi phí lao
động gia đình. Kết quả dưới đây cho thấy rõ tác động của phân mảnh đất đối với
từng cách đo lường trên là rất khác nhau. Theo kinh tế học thì lợi nhuận dường như
là phương pháp đo lường hiệu quả tốt nhất, năng suất, sản lượng đầu ra hay thu nhập
đều chưa phản ánh đầy đủ về năng suất vì nó không phải ánh được chi phí đầu vào
của sản xuất. Tuy nhiên có nhiều trường hợp các nghiên cứu lại không sử dụng lợi
nhuận để đo lường năng suất vì chỉ tiêu lợi nhuận rất khó tính toán. Thông thường
các trang trại hay nông hộ ở các nước đang phát triển – trong đó có Việt Nam – sử
dụng lao động gia đình là chính. Để ước tính được giá trị lao động gia đình là khá
khó khăn, cách thường được sử dụng là tính ngày công lao động gia đình nhân với
lương lao động phổ thông trong nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên cách tính này

có nhược điểm là không phản ánh được tính mùa vụ của lao động nông nghiệp, trong
thời kỳ gieo trồng và thu hoạch cần rất nhiều lao động, đặc biệt là đối với cây lúa –
loại cây lương thực chính ở Việt Nam. Chi phí thuê nhân công lao động nông nghiệp
vào thời điểm này cao hơn rất nhiều so với những thời điểm khác trong năm. Do đó,
tiền lương này được tính trong thời kỳ cao điểm, trong khi vào những thời điểm khác
thì người nông dân gần như không có nhu cầu thuê lao động ngoài. Bên cạnh đó,
trong quá trình điều tra, đặc biệt là trong các cuộc điều tra như VARHS, khi hỏi hộ
dân về số ngày công làm việc nông nghiệp, người trả lời nếu chỉ làm nông nghiệp
thuần túy thường trả lời luôn là cả năm, bao gồm cả những thời điểm nông nhàn. Đo
lường giá trị lao động của đối tượng này bằng tiền công lao động phi nông nghiệp thì
quá cao, do đó chúng tôi giải quyết vấn đề này bằng cách giả định chi phí lao động
trong thời kỳ cao điểm bằng với lao động phi nông nghiệp và giá lao động vào thời
kỳ nông nhàn là bằng 0. Thông thường các hộ nông dân Việt Nam trồng 2 vụ một
năm, giả sử mỗi một lần gieo trồng và thu hoạch là 15 ngày thì thời kỳ cao điểm là
khoảng 60 ngày/năm. Do đó, chúng tôi định giá lao động nông nghiệp trong 60 ngày
đó bằng giá lao động ngoài và bằng 0 trong thời gian nông nhàn.
Số liệu thống kê mô tả trong bảng 2 cho thấy lợi nhuận trung bình theo cách tính này
là gần như bằng 0, đúng với giả định ở trên. Chúng tôi cũng tính toán ảnh hưởng của
hiệu suất lao động đầu vào trong nông nghiệp, xét trên phương diện kinh tế học vĩ
mô thì khi nền kinh tế tăng trưởng liên tục như ở Việt Nam sẽ có một lượng lớn lao
động di chuyển từ khu vực nông nghiệp sang các ngành khác. Quá trình di chuyển
này sẽ đòi hỏi các ngành này tiếp nhận một lượng lớn lao động không có tay nghề.
Để đo lường tổng lao động đầu vào thì đo lường số ngày công lao động là chính xác
nhất, tuy nhiên điều tra VARHS lại không thống kê số ngày công lao động mà chỉ
tính tổng giá trị lao động thuê ngoài, do đó chúng tôi phải tính số ngày công lao động
bằng cách chia tổng chi phí lao động cho tiền lương bình quân của lao động thủ công
trong nông nghiệp, tuy nhiên đối với hầu hết các hộ gia đình thì lao động chính vẫn
là lao động gia đình chứ không phải lao động đi thuê.
3.3. Đặc điểm vùng
Điều kiện sản xuất nông nghiệp của các vùng tại Việt Nam là rất khác nhau, để có

thể bóc tách được tác động của yếu tố này chúng tôi chia 12 tỉnh được điều tra trong
VARHS ra làm 4 nhóm vùng, lần lượt là Đồng bằng phía Bắc (bao gồm Hà Tây cũ,
Phú Thọ và Nghệ An); Miền núi phía Bắc (bao gồm Lào Cai, Điện Biên và Lai
Châu); Tây Nguyên (bao gồm Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) và Đồng bằng
phía Nam (bao gồm Quảng Nam, Khánh Hòa và Long An). Việc phân vùng này
mang nhiều tính giả định vì một số tỉnh như Nghệ An hay Phú Thọ đều có cả khu
vực đồng bằng và miền núi, nhưng hầu hết dân số của 2 tỉnh này đều sống ở đồng
bằng nên chúng tôi xếp vào khu vực Đồng bằng phía Bắc. Ngoài ra thì cách phân
chia này đã phản ánh khá rõ những đặc điểm quan trọng nhất của phía bắc – phía
nam và miền núi – đồng bằng. Hầu hết các phân tích trong bài đều chia rõ từng khu
vực để thấy được sự khác biệt.
3.4. Số liệu thống kê mô tả
Bảng 1 thể hiện các số liệu thống kê mô tả về tình trạng phân mảnh đất quy mô
chung và quy mô hộ trong năm 2010 chia theo tỉnh và vùng. Chúng ta có thể thấy rõ
sự phân mảnh đất nghiêm trọng ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc. Ở khu
vực Đồng bằng Bắc bộ, trung bình một hộ dân chỉ có khoảng ¼ héc ta đất canh tác,
diện tích đất đó bị chia làm 5,5 mảnh khác nhau. Tình trạng phân mảnh đất của các
hộ ở Miền núi phía Bắc thậm chí còn nghiêm trọng hơn do đặc thù địa hình đồi núi.
Đất đai ở khu vực phía Nam ít phân mảnh hơn, diện tích trung bình của các trang trại
vừa nhỏ hơn lại ít bị chia nhỏ. Điều này chủ yếu là do đặc thù về địa lý và lịch sử.
Do đặc thù về mật độ dân số nên đất đai ở khu vực phía Bắc manh mún hơn rất nhiều
so với khu vực phía Nam (Gourou 1936, Popkin 1979). Tuy nhiên, như đã được đề
cập ở phần giới thiệu thì nguyên nhân chính của tình trạng manh mún đất đai lại là
nguyên nhân về lịch sử khi nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất tại chương trình
Khoán 10 năm 1988. Nguyên tắc phân chia đất trong thời kỳ này là công bằng với
mọi người, do đó mỗi người đều sở hữu nhiều mảnh đất khác nhau trong đó có tốt,
có xấu, có gần, có xa … Do chương trình này thực hiện mạnh nhất ở khu vực phía
Bắc nên khu vực này bị ảnh hưởng nhiều nhất (Ravallion and De Walle 2008a). Bên
cạnh đó những lý do về chính sách thừa kế cũng như hoạt động của thị trường đất đai
cũng một phần gây ra tình trạng manh mún, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này ở

phần 4 dưới đây.
Số liệu thống kê ở bảng 2 là đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, chia theo 5
loại trang trại theo kích cỡ. Đây là bước đầu tiên để phân tích ảnh hưởng của phân
mảnh đất quy mô chung. Bảng A1 ở phần phụ lục thể hiện kết quả chia theo vùng.
Giá trị của sản phẩm đầu ra, giá trị đầu vào phi lao động, số ngày công và lợi nhuận
đều bị tác động bởi các hộ đột biến. Do đó, để loại bỏ tác động của các hộ đột biến
này chúng tôi loại bỏ 1% hộ cao nhất và 1% hộ thấp nhất, cách làm này cũng đã
được sử dụng trong một nghiên cứu của Hsieh &Klenow năm 2009.Kết quả cho thấy
tác động rõ rệt của kích cỡ trang trại, giá trị của đầu ra trên 1 héc ta giảm dần khi
diện tích đất canh tác tăng lên. Điều này có thể do nhiều lý do, trong đó lý do khả dĩ
nhất là do chất lượng đất, và trong mô hình không thể hiện được biến này. Giá trị đầu
vào phi lao động không bị ảnh hưởng nhiều bởi kích thước trang trại, dễ thấy nhất là
diện tích trang trại có tác động rất mạnh đến số lao động trên một héc ta và tác động
này là ngược chiều. Những trang trại quy mô nhỏ nhất có nhu cầu về lao động trên
một héc ta cao hơn gấp 5 lần so với những trang trại có diện tích lớn nhất.
Kết quả cũng cho thấy lợi nhuận (được định nghĩa ở trên) tăng lên khi diện tích trang
trại tăng lên. Ước tính chung là đối với các trang trại nhỏ hơn 0,5 héc ta thì đều làm
ăn thua lỗ. Kết quả này cũng giống với kết quả của một điều tra ở Ấn Độ, khi mà
diện tích trang trại có tác động mạnh và ngược chiều đến lợi nhuận trong nông
nghiệp (Foster & Rosenzweig 2010) nhưng lại trái với suy đoán thông thường của
mọi người.
Bảng 2 cũng thể hiện kết quả phân tích về quá trình cơ giới hóa của hộ nông dân dựa
trên 2 loại máy chính là máy cày và máy gặt, và hạn chế đối với cây trồng (tỷ lệ đất
trồng cây hàng năm và tỷ lệ đất trồng cây lâu năm). Kết quả cho thấy diện tích trang
trại có tác động ngược chiều khá mạnh lên khả năng sở hữu máy cày của hộ, khẳng
định lại nhận định rằng phân mảnh đất là nguyên nhân cản trở cơ giới hóa nông
nghiệp. Mặt khác, các trang trại có quy mô trung bình có khản năng sở hữu máy gặt
hơn so với những trang trại quy mô lớn và quy mô nhỏ. Điều này có thể do các trang
trại nhỏ và vừa chủ yếu trồng lúa do đó cần đến máy gặt, trong khi các trang trại có
quy mô lớn thường là các trang trại trồng cây lâu năm. Quy mô trang trại cũng có

mối liên hệ chặt chẽ với đa dạng hóa mùa vụ (dĩ nhiên trong một số trường hợp đất
bắt buộc trồng lúa thì hộ nông dân không có quyền thay đổi (Markussen, Tarp and
Van den Broeck 2011). Những trang trại quy mô nhỏ thì có xu hướng trồng lúa nhiều
hơn các loại cây lâu năm.
Bảng 3 thể hiện các số liệu thống kê tương tự như bảng 2 nhưng các hộ được phân
nhóm theo mức độ phân mảnh đất của hộ chứ không phải quy mô. Bảng 3 là kết quả
phân tích theo vùng, đây là phân tích đầu tiên trong quá trình phân tích phân mảnh
đất quy mô hộ, ở đây được đo lường bằng số mảnh đất canh tác của hộ. Trừ yếu tố
đa dạng hóa mùa vụ thì phân mảnh đất không có ảnh hưởng mạnh như diện tích đất
ở trong bảng 2. Bên cạnh đó, tác động của phân mảnh đất quy mô hộ trong một số
trường hợp có thay đổi. Giá trị sản phẩm đầu ra trên một héc ta là thấp nhất đối với
các hộ chỉ có một mảnh đất, cao nhất đối với các hộ có hai mảnh đất và giảm dần khi
số mảnh đất tăng lên. Xu hướng thay đổi của đầu vào phi lao động và lợi nhuận trên
một héc ta cũng diễn ra tương tự. Lợi nhuận trên một héc ta tăng lên đối với các hộ
có trên 4 mảnh đất, những hộ có 1 mảnh cũng là những hộ sử dụng nhiều lao động
nhất, các hộ sử dụng lao động nhiều thứ hai lại là những hộ có từ 9 mảnh đất trở lên.
Trong khoảng còn lại thì nhu cầu lao động có xu hướng tăng lên nhưng không tăng
liên tục, do đó, nếu bỏ qua các hộ chỉ có một mảnh đất – thường có diện tích rất nhỏ
- thì chúng ta có thể kết luận phân mảnh đất của hộ sẽ dẫn đến yêu cầu về lao động
nhiều hơn và năng suất sẽ giảm xuống. Mối quan hệ giữa số mảnh đất và khả năng
sở hữu máy cày không cố dịnh, hộ sở hữu càng nhiều mảnh đất thì tỷ lệ sở hữu máy
gặt càng nhiều, điều này không nói lên nhiều điều, tuy nhiên chúng ta cần phải cân
nhắc trước khi đưa ra những kết luận chỉ từ các số liệu thống kê mô tả.
Phân mảnh đất quy mô hộ có tương quan chặt và thuận chiều với việc trồng lúa.
Ngược lại, các hộ có đất đai manh mún có xu hướng ít trồng các loại cây lâu năm
hơn so với các hộ ít manh mún.
3.5. Phân tích hồi quy đa biến tác động của phân mảnh đất
Để kiểm soát được ảnh hưởng của biến thứ ba làm sai lệch các nhận định về tác động
của phân mảnh đất, chúng tôi sử dụng mô hình đa hồi quy sử dụng bộ số liệu thời
gian VARHS 2008-2010. Trong phần này, chúng tôi tiến hành hồi quy cấp hộ đối với

lợi nhuận, giá trị sản phẩm đầu ra, giá trị đầu vào lao động và phi lao động. Đối với 3
biến cuối cùng chúng tôi sử dụng hàm logarit để giảm thiểu tác động từ các số liệu
đột biến. Tuy nhiên, do việc tính toán lợi nhuận có rất nhiều dữ liệu âm do đó chúng
tôi không sử dụng hàm logarit đối với mô hình hồi quy lợi nhuận. Mô hình hồi quy
được sử dụng trong báo cáo là hồi quy yếu tố ngẫu nhiên, biến giả của tỉnh được đưa
vào hồi quy nhưng chúng tôi không liệt kê ở đây. Sai số chuẩn được nhóm theo cấp
xã, biến kiểm soát bao gồm đất và đặc điểm hộ, cơ cấu trồng trọt và biến năm.
Bảng 4 là kết quả hồi quy cho lợi nhuận trên 1 héc ta. Hồi quy 1, 2 và 3 sử dụng số
liệu của tất cả các vùng và mỗi hồi quy đều sử dụng 3 cách đo lường phân mảnh đất
quy mô hộ (số mảnh đất, chỉ số Simpson và tổng khoảng cách). Kết quả lần này
đồng nhất với kết quả đã đưa ra từ bảng 2: các trang trại có quy mô lớn hơn thì mang
lại lợi nhuận trên 1 héc ta nhiều hơn, khẳng định lại rằng các chương trình dồn điền
đổi thửa có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Một điều khá
thú vị là tác động của quy mô trang trại mạnh hơn và chỉ có ý nghĩa ở phía Bắc. Điều
này chỉ ra rằng vấn đề dồn điền đổi thửa ở phía bắc cấp thiết hơn so với phía Nam vì
đất đai khu vực này có quy mô nhỏ hơn rất nhiều (Xem bảng 1) và thị trường đất ở
khu vực này cũng hoạt động kém hiệu quả (Brandt 2006, Khai ccs, 2010). Khá ngạc
nhiên là hồi quy từ 1 đến 3 đều cho thấy phân mảnh đất của hộ có tác động thuận
chiều lên lợi nhuận – trái ngược hẳn so với nhận định từ trước (Marsh, Macauley &
Hung 2007). Điều này có thể được giải thích là do biến chất lượng đất chưa được
kiểm soát chặt, và các trang trại có đất đai manh mún thì có chất lượng đất tốt hơn.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng mô hình hồi quy đã bao gồm cả các biến kiểm soát cho
tưới tiêu, độ dốc và đất xấu (đất cằn, đất bị sói mòn ). Một cách giải thích khác
như đã nói ở phần giới thiệu là các trang trại có đất đai manh mún thì thường tránh
được các đợt bùng phát dịch bệnh, lụt lội và các thiên tai khác, và do đó các nông
dân sở hữu những mảnh đất này có khả năng thí nghiệm các giống cây trồng mới hay
kỹ thuật nuôi trồng mới mang lại lợi nhuận cao hơn cho diện tích đất của họ.
Kết quả hồi quy cho giá trị sản phẩm đầu ra thể hiện ở bảng 5. Nhận định về tác
động của quy mô đất ở bảng 2 tiếp tục được khẳng định, các trang trại nhỏ có giá trị
sản phẩm đầu ra trên 1 héc ta cao hơn rất nhiều, kết quả này là thống nhất ở tất cả

các vùng. Hai trong ba cách tính mức độ phân mảnh đều cho kết quả thuận chiều của
phân mảnh đất lên giá trị sản phẩm đầu ra.
Bảng 6 là kết quả hồi quy đối với giá trị đầu vào phi lao động, trái với kết quả ở bảng
2, kết quả hồi quy lại cho thấy diện tích trang trại có tác động nghịch và có ý nghĩa
đến chi phí đầu vào, trong khi đó mức độ phân mảnh đất của hộ cũng có ý nghĩa
nhưng tác động là thuận chiều. Do đó, chi phí đầu vào phi lao động có thể là lý do
các trang trại quy mô lớn có lợi nhuận lớn hơn các trang trại quy mô nhỏ.
Bảng 7 là kết quả hồi quy đối với đầu vào lao động, tương tự như kết luận tại bảng 2,
bảng 7 cũng cho thấy mối tương quan mạnh và ngược chiều của diện tích trang trại
đến đầu vào lao động ở tất cả các vùng. Mức độ phân mảnh đất cũng có tác động
mạnh và thuận chiều đến lượng đầu vào lao động ở 2 trên 3 cách đo lường mức độ
phân mảnh, kết quả này cũng tương tự với kết luận từ bảng 3 là các trang trại càng
manh mún thì càng cần nhiều lao động hơn.
Kết luận quan trọng nhất chúng ta rút ra được từ những phân tích trên là phân mảnh
đất của hộ cũng như phân mảnh đất nói chung đều có tác động mạnh đến đòi hỏi về
lao động trong nông nghiệp, và phân mảnh đất quy mô chung có tác động ngược
chiều đến lợi nhuận. Nói cách khác, trang trại có quy mô càng lớn thì năng suất càng
cao, tuy nhiên các trang trại bị chia làm nhiều mảnh lại có xu hướng có lợi nhuận cao
hơn so với các trang trại ít bị manh mún.
3.6. Phân tích ở cấp mảnh đất
Bộ số liệu điều tra VARHS được sử dụng trong báo cáo là bộ số liệu duy nhất ở Việt
Nam có các số liệu chi tiết không chỉ ở cấp hộ mà còn đến từng mảnh đất. Trong báo
cáo chúng tôi sử dụng những số liệu này để tính toán chi tiết ảnh hưởng của phân
mảnh đất của hộ. Đối với 5 mảnh đất lớn nhất của hộ chúng tôi có dữ liệu về sử dụng
các đầu vào phi lao động đến từng mảnh, tuy nhiên chỉ là tình trạng sử dụng của hộ,
không có số lượng chi tiết, số liệu về đầu vào lao động cũng không chi tiết đến dừng
mảnh. Do đó chúng tôi sử dụng sản lượng để làm biến đầu ra. Trước tiên chúng tôi
tính toán giá trị tổng sản lượng trên một m2, sau đó chúng tôi tập trung vào những
mảnh đất trồng lúa và tính toán sản lượng lúa trên 1 m2, các biến này đều có các đột
biến (có lẽ chủ yếu là sai sót trong quá trình thu thập và nhập liệu) do đó chúng tôi

loại 1% những giá trị cao nhất và 1% những giá trị thấp nhất tương tự như cách làm
ở trên. Chúng tôi cũng sử dụng 3 cách tính mức độ phân mảnh đất của hộ. Cách tính
thứ nhất dựa vào diện tích của mảnh đất, nếu như đất đai manh mún làm giảm khả
năng cơ giới hóa nông nghiệp thì các mảnh đất nhỏ phải có năng suất thấp hơn các
mảnh đất lớn hơn. Cách thứ hai được sử dụng là khoảng cách từ mảnh đất đến nhà ở
của hộ, nếu đất đai manh mún làm tăng thời gian di chuyển của hộ thì các mảnh ở xa
hơn sẽ có năng suất thấp hơn. Cách tính thứ ba là sử dụng biến giả mảnh đất có giáp
một mảnh khác thuộc sở hữu của hộ không.
Kết quả hồi quy được trình bảy ở bảng 8, chúng tôi sử dụng khá nhiều biến kiểm
soát, bao gồm tỷ lệ đất trồng cây hàng năm, tỷ lệ đất trồng cây lâu năm, tình trạng sở
hữu, các hạn chế về mùa vụ, thời điềm hộ nhận được mảnh đất, số vụ một năm, tưới
tiêu, những đầu tư cải tạo đất/nước, mảnh đất có bị thiên tai gì trong năm vừa rồi
không, độ dốc của mảnh đất và các vấn đề khác (đất cằn, đất bị sói mòn …). Mô
hình hồi quy 2 và 4 cũng sử dụng rất nhiều những chỉ tiêu thuộc đầu vào phi lao
động như cây giống, con giống, phân bón hóa học … Tuy nhiên do chỉ có dữ liệu đối
với 5 mảnh lớn nhất của hộ nên có một số mảnh sẽ bị bỏ qua, vì thế chúng tôi đưa
một số chỉ tiêu không phải đầu vào vào mô hình 1 và 3, tuy nhiên do hạn chế về
không gian nên một số biến kiểm soát chúng tôi không đưa vào kết quả. Biến năm
cũng được đưa vào, một điểm quan trọng khác là nhân tố cố định hộ cũng được đưa
vào để trung hòa các ảnh hưởng của đặc điểm hộ lên năng suất, ví dụ như lao động,
kỹ năng của hộ …
Kết quả của cả mô hình hồi quy với tổng giá trị sản phẩm đầu ra và năng suất lúa đều
cho thấy diện tích của mảnh đất có ý nghĩa thống kê và có tác động nghịch. Có thể
giải thích điều này là do các mảnh đất có quy mô nhỏ được bón phân tốt hơn, tuy
nhiên mô hình đã đưa vào rất nhiều những biến kiểm soát liên quan đến độ màu mỡ
của đất. Kết quả không đưa ra được bằng chứng rõ rệt nào cho nhận định rằng việc
dồn điền đổi thửa sẽ làm tăng năng suất. Kết quả này cũng giống với kết luận rút ra
từ bảng 5, khi đất đai của một hộ bị manh mún nhưng lại cho giá trị sản lượng đầu ra
nhiều hơn.
Tuy nhiên khi nhìn vào biến khoảng cách từ nhà ở đến mảnh đất thì kết quả lại rất rõ

rệt, những mảnh đất ở xa nơi ở của hộ có năng suất thấp hơn hẳn so với những mảnh
còn lại. Biến giả các mảnh đất giáp nhau không có ý nghĩa thống kê. Gợi ý chính
sách rõ rệt nhất chúng ta có thể rút ra được từ kết quả trên đó là việc thực hiện các
chương trình dồn điền đồi thửa nên tập trung vào việc giảm thời gian di chuyển tới
các mảnh đất hơn là tập trung vào dồn các mảnh nhỏ thành một mảnh lớn.
Kết quả đối với các biến kiểm soát cũng khá thú vị, mô hình cho thấy việc sở hữu
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) có ý nghĩa thống kê và tác động thuận
chiều, trong khi hạn chế về mùa vụ cũng có ý nghĩa thống kê nhưng tác động lại là
ngược chiều (Markussen, Tarp & Van den Broeck). Kết luận này khẳng định lại tầm
quan trọng của quyền sở hữu tài sản đất đối với việc tăng năng suất.
Qua phân tích hồi quy theo mảnh đất, chúng ta có được cái nhìn chi tiết hơn so với
mô hình hồi quy cấp hộ về tác động của đất đai manh mún. Kết luận chung nhất
chúng ta rút ra được là không có bằng chứng nào cho thấy các mảnh đất nhỏ hơn có
năng suất thấp hơn (thậm chí kết quả còn cho thấy bằng chứng ngược lại), trong khi
các mảnh ở xa hơn lại có năng suất thấp hơn hẳn so với các mảnh ở gần.
3.7. Các nhân tố tác động đến phân mảnh đất
Sau khi nghiên cứu tác động của phân mảnh đất, chúng ta tiếp tục đi sâu nghiên cứu
các nguyên nhân dẫn đến phân mảnh đất ở Việt Nam. Một luận điểm quan trọng cần
được nêu ra là liệu việc phát triển thị trường mua bán và cho thuê đất đai có thể thúc
đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất hay không. Một câu hỏi quan trọng khác
là liệu quá trình cải tổ đất đai của nhà nước có hiệu quả hay không. Vì mục tiêu
chính của việc cải tổ đất đai là biến các trang trại quy mô nhỏ thành các trang trại có
quy mô lớn và trên thực tế đã có nhiều chương trình dồn điền đổi thửa được thực
hiện ở nhiều tỉnh, huyện, xã … và mục tiêu của phân tích chúng tôi là đánh giá tác
động của những chương trình này.
Phân mảnh đất nói chung
Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các chương trình tích tụ ruộng đất chúng
tôi sử dụng bộ số liệu phỏng vấn xã trong 2 năm 2008 và 2010. Bảng hỏi cấp xã của
VARHS thu thập các thông tin của xã về phân bổ đất, hoạt động của thị trường mua
bán đất và các đặc điểm chung của xã. Báo cáo sử dụng tỷ lệ hộ sở hữu diện tích đất

trên 2 héc ta (bộ số liệu cấp xã không có số liệu về diện tích đất canh tác thực tế của
hộ) để đo lường mức độ tích tụ đất đai. Kết quả mô hình hồi quy được trình bày ở
bảng 9, biến có tính giải thích nhiều nhất là số hợp đồng mua bán đất của hộ được
chứng nhận tại xã. Các xã có đất đai manh mún thường có nhiều mảnh đất hơn và do
đó hoạt động trao đổi cũng diễn ra mạnh hơn. Do đó, mô hình cho thấy các dự án
tích tụ ruộng đất có tương quan nghịch với hoạt động của thị trường mua bán đất đai.
Để loại bỏ được tác động này thì chúng tôi đưa ra nhân tố cố định xã vào mô hình.
Với mô hình hồi quy nhân tố cố định thì nhân tố duy nhất làm thay đổi kết quả là
thời gian. Mô hình sẽ trả lời câu hỏi: Liệu hoạt động của thị trường đất đai (hoặc các
biến giải thích khác) có giúp tích tụ đất đai hay không? Một câu hỏi quan trọng khác
là ngoài tác động trực tiếp của thị trường đất đai, việc phát triển kinh tế thị trường
nói chung có tác động gì đến quá trình tích tụ đất đai. Cụ thể là nếu các hộ nông dân
có thể tìm được việc làm phi nông nghiệp, và việc làm đó là chắc chắn, có thu nhập
cao thì họ có sẵn sàng rời bỏ khu vực nông nghiệp và bán đất đai của họ đi hay
không. Vì thế mô hình hồi quy cũng bao gồm những biến để xác định các cơ hội việc
làm phi nông nhiệp bao gồm: địa phương có chợ kiên cố hay không, lương bình quân
của thợ xây nam, số doanh nghiệp trên 1000 dân. Chúng tôi cũng đưua thêm một
biến về mật độ dân số vào mô hình (số hộ dân trên 1 héc ta đất nông nghiệp).
Kết quả hồi quy nhân tố cố định cho thấy thị trường mua bán đất có tác động mạnh
trong việc thúc đẩy tích tụ ruộng đất. Các xã có số giao dịch mua bán đất càng nhiều
thì tỷ lệ hộ sử hữu từ 2 héc ta đất trở lên càng cao. Một điểm thu vị là tác động này
chỉ xuất hiện ở khu vực phía Nam, kết quả ở bảng 9 cho thấy thị trường đất đai chỉ
có tác động tích tụ đất đai ở khu vực phía Nam, điều này có thể do thị trường ở phía
Bắc không hoàn hảo (Khai et. al. 2010). Một trong những rào cản đổi với thị trường
đất đai là hạn điền 2 héc ta, bỏ hạn điền này có thể sẽ dẫn đến những thay đổi trong
kết quả ở bảng 8.
Kết quả đưa ra những bằng chứng không rõ ràng về khả năng thúc đẩy tích tụ ruộng
đất khi tăng khả năng tiếp cận thị trường. Không có chỉ số không thuộc nông hộ nào
có ý nghĩa thống kê, mặc dù biến tiền lương thợ xây đã gần có ý nghĩa thống kê ở
hồi quy số 2.

Đất đai manh mún ở cấp hộ
Để đánh giác các nhân tố gây ra phân mảnh đất của hộ, chúng tôi tiếp tục sử dụng
mô hình hồi quy cấp hộ và sử dụng biến chỉ số Simpson làm chỉ số đo lường mức độ
manh mún đất đai của hộ và xem xét xem liệu các chương trình dồn điền đổi thửa
hay việc phát triển thị trường mua bán đất ảnh hưởng như thế nào lên biến này. Để
giảm ảnh hưởng của các biến nội sinh nên chúng tôi tiếp tục sử dụng mô hình hồi
quy nhân tố cố định. Đặc biệt là các chương trình dồn điền đổi thửa được thực hiện
mạnh ở các xã có tình trạng đất đai manh mún nghiêm trọng, làm cho tương quan
giữa 2 biến này lại trở thành thuận chiều. Do đó mô hình hồi quy theo chỉ số
Simpson bao gồm cả các nhân tố cố định cấp hộ. Việc đánh giá tác động của thị
trường đất đai cũng khá phức tạp, rõ ràng là khi các hộ nông dân cho thuê hoặc đi
thuê đất thì họ sẽ có thêm một mảnh đất mới và mức độ manh mún đất đai lại tăng
thêm. Nhưng ngược lại việc mua bán cũng làm giảm phân mảnh đất trong trường
hợp mảnh đất được thuê/mua liền kề với một mảnh đất khác của hộ hoặc nó nằm ở
gần nơi ở của hộ, do đó mô hình sẽ có biến chỉ số phản ánh việc mua hoặc bán đất
của hộ trong 2 năm vừa qua. Để xác định được chính xác tác động của giao dịch mua
bán đất đai lên tình trạng manh mún, chúng tôi kiểm định tổng hệ số của biến mua &
bán (cho thuê và đi thuê) đất, nếu tổng hệ số này là dương có nghĩa là thị trường mua
bán đất làm gia tăng mức độ manh mún, và nếu là âm thì chúng ta có thể kết luận nó
làm thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất.
Kết quả ở bảng 10 cho thấy đúng như dự đoán, các chương trình dồn điền đổi thửa
có tác dụng làm giảm chỉ số Simpson. Tuy nhiên đối với mô hình hồi quy đối với tất
cả các vùng thì tác động này lại không có ý nghĩa thống kê, chỉ trừ ở khu vực Đồng
bằng phía Bắc, ở 3 vùng còn lại thì biến này đều không có ý nghĩa thống kê. Nếu xét
tổng thể thì tác động của các chương trình dồn điền đổi thửa là không lớn, tuy nhiên
xét riêng ở khu vực đồng bằng phía Bắc – nơi có đất đai manh mún nhất cả nước –
thì các chương trình này đã có hiệu quả.
Đối với thị trường mua bán và cho thuê đất, kết quả cũng thể hiện đúng như dự đoán
về tác động ngược chiều của việc cho thuê và bán đất đến tình trạng manh mún đất
đai, trong khi đó việc đi mua hoặc thuê đất có tác động thuận. Tác động nghịch của

việc đi thuê và mua thấp hơn tác động xuôi chiều của việc cho thuê và bán ở tất cả
các vùng. Khác biệt này có ý nghĩa trong mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên và
gần có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy nhân tố cố định, từ kết quả này chúng
ta cũng không đưa ra được nhiều kết luận về ảnh hưởng của thị trường mua bán đất
đai đến việc dồn điền đổi thửa.
4. Kết luận và gợi ý chính sách
4.1. Kết luận
Báo cáo đã đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố gây ra cũng như tác động của phân
mảnh đất cả ở quy mô cả nước nói chung và quy mô hộ nói riêng ở khu vực nông
thôn Việt Nam. Kết luận quan trọng nhất rút ra được đối với tác động của phân mảnh
đất đó là tác động lớn đến lao động nông nghiệp. Kết luận này tuy không mới nhưng
kết quả ước tính về mức độ ảnh hưởng thì rất đáng quan tâm – khi mà các trang trại
có quy mô nhỏ nhất cần lượng lao động trên 1 héc ta cao gấp 5 lần so với các trang
trại có quy mô lớn nhất. Điều này khẳng định lại 1 điều rằng quá trình tích tụ đất đai
sẽ giải phóng một lượng lớn lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn Việt Nam,
với tiến trình công nghiệp hóa hiện nay thì việc tích tụ ruộng đất chắc chắn sẽ là
chiến lược mũi nhọn của nước ta trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh đối với các sản
phẩn công nghiệp xuất khẩu.
Một kết quả đáng chú ý khác là tác động thuận chiều của quy mô trang trại đến lợi
nhuận của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù việc sử dụng giá lao động thị
trường để áp vào giá lao động nông nghiệp còn chưa hợp lý, tuy nhiên xu hướng
chung trong tương lai là giá cả lao động sẽ tăng khi nhu cầu về lao động tăng lên. Do
đó tác động của quy mô trang trại đến lợi nhuận trong tương lai sẽ càng ngày càng
mạnh. Kết quả cũng cho thấy việc dồn điền đổi thửa và tích tụ đất đai làm thúc đẩy
quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp ở một số mảng nhất định, và tích tụ đất đai
cũng có xu hướng làm đa dạng hóa mùa vụ của hộ nông dân.
Về thị trường mua bán, cho thuê đất và các chương trình dồn điền đổi thửa của nhà
nước. Kết quả cũng cho thấy thị trường đất đai có tác động vừa phải đền việc làm
tăng tỷ lệ sở hữu các trang trại quy mô lớn, tuy nhiên kết quả này chỉ đúng ở khu vực
phía Nam, trong khi khu vực phía Bắc thì vấn đề dồn điền đổi thửa cấp thiết hơn

nhiều, do đó nhà nước cần tập trung đẩy mạnh hoạt động của thị trường đất đai khu
vực phía Nam. Tuy nhiên dồn điền đổi thửa và tích tụ đất đai không chỉ phụ thuộc
vào thị trường đất, để khuyến khích các hộ nông dân bán đất của mình thì nhà nước
cần tự do hóa thị trường lao động và cải thiện các chế độ về bảo hiểm, nhà ở, việc
làm cho các hộ dân này, vì trong nhiều trường hợp có rất nhiều hộ nông dân quyết
định giữ đất như là một cách bảo hiểm rủi ro. Đối với tình trạng manh mún đất đai
của các hộ thì kết quả của các chương trình dồn điền đổi thửa của nhà nước vẫn còn
rất hạn chế. Tuy nhiên đối với khu vực phía Bắc – nơi tình trạng đất đai manh mún
diễn ra nghiêm trọng nhất – thì các chương trình này lại khá hiệu quả. Nói cách khác,
không có bằng chứng rõ ràng về tác động của thị trường mua bán, cho thuê đất đai
lên tình trạng đất đai manh mún của hộ, nhưng có một số kết quả cho thấy thị trường
cho thuê đất cũng có tác dụng trong việc giảm sự manh mún.
Nhìn chung, các chương trình dồn điền đổi thửa và tích tụ đất đai là cách hữu hiệu để
giảm sử dụng lao động và tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Thị trường đất đai có
khả năng sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai nhưng trong hiện tại nó chỉ có tác dụng
ở khu vực phía Nam. Giảm tình trạng manh mún đất đai của hộ thì không quan trọng
bằng việc tăng diện tích đất canh tác bình quân của hộ. Mặt khác, nếu đặt mục tiêu
giảm nhu cầu về lao động và đa dạng hóa mùa vụ thì dồn điền đổi thửa sẽ là một
cách hợp lý. Các chương trình dồn điền đổi thửa có vai trò khá quan trọng, mặc dù
chi phí cho các chương trình này là khá lớn so với lợi ích nó mang lại. Đề xuất chính
của chúng tôi là nhà nước nên tập trung vào việc giảm khoảng cách từ hộ dân tới các
mảnh đất hơn là gộp các mảnh đất nhỏ thành một mảnh đất lớn.
4.2. Gợi ý chính sách
Thay đổi tư duy: rút mạnh lao động ra khỏi nông nghiệp phục vụ cho phát triển các
hoạt động phi nông nghiệp nông thôn. Phát triển kinh tế dịch vụ nông thôn.
Các giải pháp dành cho các lao động chuyển khỏi nông nghiệp bao gồm: xây
dựng và điều chỉnh các khung chế độ bảo hiểm lao động để đảm bảo họ được chăm
sóc sức khỏe khi gặp rủi ro, bảo hiểm xã hội để đảm bảo họ được nhận lương hưu
khi về già, thành lập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho họ trong trường hợp
xảy ra tranh chấp, từng bước nới lỏng chế độ hộ khẩu để những lao động có khả

năng có thể hòa nhập được vào cuộc sống đô thị. Các giải pháp này nhằm bảo đảm
sự ổn định thu nhập và nghề nghiệp cho các lao động rời khỏi nông nghiệp, để họ
yên tâm với các công việc phi nông nghiệp và không có ý định quay lại sản xuất
nông nghiệp nữa, từ đó sẵn sàng chuyển nhượng, hoặc cho các hộ có nhu cầu thuê lại
quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, cần từng bước hình thành và phát triển thị trường lao động
chính thức, nơi người lao động có thể tự do lựa chọn và tìm kiếm việc làm phù hợp,
công khai minh bạch các thông tin về lao động việc làm.
Miền Nam: Thông thoáng thủ tục thị trường chuyển nhượng và thuê đất, giảm thuế
chuyển nhượng, có các chính sách đặc biệt ưu đãi cho trang trại
Như đã nói ở trên, khu vực miền Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long vấn đề cần ưu tiên trước hết chính là tập trung ruộng đất. Thúc đẩy tập trung
ruộng đất ở khu vực này có thể tiến hành thông qua việc làm thông thoáng thủ tục
chuyển nhượng và cho thuê đất, giảm thuế chuyển nhượng. Điều 7, Chương 2, Nghị
định 19/2000/NĐ-CP quy định mức thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông
nghiệp là 2%, nhà nước có thể miễn hoặc giảm khoản thuế này, tuy nhiên chỉ áp
dụng việc miễn giảm thuế chuyển nhượng đối với những hộ nông dân trực canh để
tránh việc sau khi chuyển nhượng hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp vào mục
đích khác. Vì mức thuế chuyển nhượng cao, thủ tục rắc rối nên hiện nay rất nhiều
các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được làm bằng giấy
viết tay, trong khi đó theo luật đất đai hiện hành (Điều 127 Luật đất đai 2003, Nghị
định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP) và
Điều 124, 134 Luật dân sự quy định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc
phải thông qua chứng nhận của công chứng nhà nước. Nhà nước có thể có những
chương trình hỗ trợ những hộ đã mua bán đất bằng giấy viết tay làm sổ đỏ để họ yên
tâm hơn trong việc sản xuất.
Miền Bắc và miền Trung cần huy động cộng đồng cho tập trung ruộng đất, trong đó
người dân tự sắp xếp, quy hoạch; Nhà nước hỗ trợ đo đạc, quy hoạch, cơ sở hạ
tầng, công nhận và cấp sổ đỏ.
Cần trao quyền thực sự cho các cộng đồng địa phương, Nhà nước ban hành văn bản

chính thức giao nhiệm vụ cho các cộng đồng nông thôn những nơi chính quyền địa
phương có khả năng và nhu cầu dồn điền đổi thửa. Để cho các địa phương bàn bạc,
xây dựng giải pháp và thực hiện công tác dồn đổi ruộng cho nhau. Sau khi đã thực
hiện xòn việc dồn điền đổi thửa, Nhà nước sẽ tổ chức đăng kí và hỗ trợ cấp giấy
chứng nhận lại cho các “chủ đất”. Hỗ trợ bằng kinh phí, khoa học kỹ thuật, xây dựng
cơ sở hạ tầng nông nghiệp như mương máng, đướng xá, lưới điện nhằm giúp các
cộng đồng nông thôn hoàn thành dự án chuyển đổi của họ. Một trong những mô hình
dồn điền đổi thửa hình thành được vùng sản xuất lớn là vùng trồng vải tại huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Vào năm 1993, người nông dân tại địa phương khi nhận
thấy trồng vải thu được lợi nhuận cao, họ đã tự bàn bạc vận động nhau để trao đổi
các mảnh đất. Sau khi việc trao đổi đất đai giữa các hộ hoàn tất, chính quyền địa
phương đã đứng ra xác nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cho các
hộ. Kết quả quả quá trình này là việc hình thành nên một vùng sản xuất vải thiều
hàng hóa nổi tiếng trong những năm vừa qua.
Thừa kế đất chỉ giao cho một người hoặc đánh thuế lũy tiến theo số người được
hưởng thừa kế
Pháp luật thừa kế được quy định trong Chương XXII, XXIII, XXIV, XXV (Phần thứ
tư: Thừa kế), Chương XXXII (Phần thứ năm: Quy định về chuyển quyền sử dụng
đất) - Bộ luật dân sự 2005 và Pháp lệnh thừa kế. Chương 13 của Luật dân sự được
dành riêng để nói về thừa kế quyền sử dụng đất, theo đó luật không có quy định nào
về giới hạn số người được thừa kế, do đó cần phải bổ sung điều khoản đối với đất
nông nghiệp chỉ cho phép một người được nhận thừa kế hoặc đánh thuế lũy tiến theo
số người được hưởng thừa kế để hạn chế tình trạng đất đai ngày càng phân mảnh.
Bỏ hạn điền
Hạn điền là một trong những chính sách của nhà nước làm cản trở tiến trình tích tụ
và tập trung ruộng đất, để có thể phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chúng ta cần
nới lỏng hạn điền cho cả đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm và đất rừng, hạn điền
hợp lý đối với đất trồng cây hàng năm là vào khoảng từ 6- 8 ha.
Bỏ quy định duy trì đất lúa
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay đã khá phát triển và thị trường nông sản quốc tế

mở rộng, chúng ta có thể mua lương thực từ các nước bạn hết sức dễ dàng do đó an
ninh lương thực không còn là một vấn đề lớn đối với chính phủ. Diện tích đất lúa để
đảm bảo an ninh lương thực hiện nay có thể được chuyển đổi sang các loại cây trồng
khác mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.
Tăng thời hạn sử dụng đất
Thời hạn sử dụng đất dài hơn giúp các hộ nông dân yên tâm hơn khi đầu tư các
khoản lớn vào trang trại của họ, chủ yếu là các khoản đầu tư cho hạ tầng. Hạn điền
hợp lý với đất trồng cây hàng năm là 50 năm.
Hỗ trợ hình thành Hội nông dân chuyên nghiệp (nông dân trực canh, có trên 5ha
đất), có chính sách ưu đãi tín dụng, thuế, hạ tầng, máy móc thiết bị. Đánh thuế cao
với người ngoài Hội mua đất nông nghiệp.
Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang
trại có nêu rõ những ưu đãi của nhà nước đối với những hộ nông nghiệp làm ăn lớn
để khuyến khích việc tích tụ ruộng đất bao gồm hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, ngoài ra cũng có những hỗ trợ
về đất đai như giao đất, hỗ trợ về thuế như miễn thuế thu nhập theo Nghị định số
51/1999/NĐ-CP, hỗ trợ về đầu tư tín dụng theo quy định tại Quyết định số
67/1999/QĐ-TTg, hỗ trợ về lao động, hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ về thị trường. Tuy
nhiên những chính sách hỗ trợ này vẫn chưa đi vào thực tế, các hộ nông dân quy mô
lớn vẫn phải tự mình hoạt động mà chưa nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước,
chính vì thế nhà nước cần đẩy mạnh thực hiện các chính sách này.

×