Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TUYÊN BỐ SỨ MẠNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL. XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỨ MẠNG VỚI MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH VIETTEL ĐẠT ĐƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.06 KB, 14 trang )

Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
Page 1 of 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUÂN MÔN HỌC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TUYÊN BỐ SỨ MẠNG CỦA CÔNG
TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL. XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN
HỆ GIỮA SỨ MẠNG VỚI MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ KINH
DOANH VIETTEL ĐẠT ĐƯỢC
Nhóm Sinh Viên Thực hiện
STT Họ và tên
Ngày tháng năm
sinh
MSSV Chữ ký
1 Đặng Đình Cường 07/05/1975 1088210296
2 Lê Văn Dũng (Nhóm trưởng) 29/11/1981 1088210303
3 Ngô Duy Đông 11/07/1982 1088210171
4 Trần Văn Đức 02/06/1984 1088210311
5 Trần Nguyên Hòa 03/11/1982 1088210188
6 Nguyễn Duy Linh 15/09/1978 1088210203
7 Phạm Hữu Quốc Tuấn 06/01/1984 1088210126
8 Châu Thế Vinh 14/03/1983 1088210421
LỚP: T2,4,6, SCN-GĐC201-VB2K11
NIÊN KHÓA 2007-2010
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Lời mở đầu
1. Tóm tắt lý thuyết


2. Phần Nội dung chính
3. Nhận xét, đánh giá và đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Page 2 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Page 3 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
Lời mở đầu
Hiện này nhân loại đang sống trong một thế giới “phẳng”, một thế giới mà mọi khoảng
cách về lãnh thỗ giữa các quốc gia đang mờ dần, công nghệ thông tin đang làm mờ dần
khoảng cách, sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, …Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực hội nhập
toàn diện với thị trường khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập đánh dấu bằng các mốc sự
kiện: gia nhập ASEAN, bắt đầu thực hiện cam kết AFTA, chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh
APEC, và trở thành thành viên WTO Các hoạt động hội nhập mở ra nhiều cơ hội kinh
doanh cùng không ít thách thức.
Trên đường bước tới thành công, DN Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc vị trí quan
trọng của quản lý, điều hành có phương pháp và hệ thống. Để tiếp tục tiến lên khi thị trường
đã chật chội, với nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp hơn, các DN trong nước hoặc phải đổi
mới từ bên trong bằng cải tổ phương pháp quản trị, cách thức triển khai công việc, khai phá
lĩnh vực mới để hình thành ưu thế cạnh tranh; hoặc phải nỗ lực duy trì sự hiện diện trên thị
trường ngày càng nhiều sức ép hơn và lợi suất biên giảm dần là khó tránh khỏi. Do đó, các
DN ngày càng nhận thức rõ hơn vị trí quan trọng của quản lý và điều hành DN có phương
pháp và hệ thống. Thực tế trong thời gian gần đây sự quỵ ngã do không thích ứng với sự hội
nhập của khá nhiều các doanh nghiệp trước đây đã từng “vang bóng một thời” và sự thành
công của các doanh nghiệp biết áp dụng cách quản trị mới cho thấy tầm quan trọng của quản
trị chiến lược trong thế giới “ phẳng” này.
Trong số các doanh nghiệp có những bước thành công đáng kể đó không thể không
nhắc đến “gã nhà quê làm thương hiệu” theo cách gọi của các chuyên gia. Thương hiệu
VIETTEL ra đời đã góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trên thị trường viễn thông Việt

Nam. Từ vị trí nhà cung cấp dịch vụ di động ra đời thứ tư trên thị trường, chỉ hơn 3 năm,
theo số liệu công bố của Bộ Thông tin truyền thông hôm 03/6/2008, VIETTEL đã vươn lên
đứng đầu về số lượng khách hàng – trong lịch sử của ngành viễn thông thế giới chưa có một
tiền lệ nào tương tự. Vậy điều gì đã tạo nên những thành công thần kỳ của VIETTEL? Trong
đề tài này nhóm chúng tôi cùng nhau tìm hiểu một trong những nhân tố quan trọng tạo nên
thành công đó của công ty Viễn thông quân đội Viettel đó là đó là phân tích tuyên bố sứ
mạng của công ty Viễn thông quân đội Viettel qua đó xác định mối liên hệ giữa sứ mạng với
mục tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này.
Page 4 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
Phần 1: Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các định nghĩa cơ bản trong quản trị chiến lược
Sứ mệnh (Mission): Là chức năng chính của doanh nghiệp, hay trả lời câu hỏi tại sao doanh
nghiệp tồn tại
Tầm nhìn (Vission): Những mục đích chính doanh nghiệp muốn đạt được trong thời gian
dài hạn (1-5 năm)
Mục tiêu (Objective): là những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, khả thi, trong một thời gian ngắn
hạn hơn. Mục tiêu làm cụ thể hoá tầm nhìn của doanh nghiệp.
1.2. Xác định sứ mạng của tổ chức
Sứ mạng là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích. Nó phân biệt doanh nghiệp
này với doanh nghiệp khác. Những tuyên bố như vậy cũng có thể gọi là phát biểu của một
doanh nghiệp về triết lý kinh doanh, những nguyên tắc kinh doanh, những sự tin tưởng của
công ty. Tất cả những điều đó xác định khu vực kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là loại
sản phẩm, dịch vụ cơ bản, những nhóm khách hàng cơ bản, nhu cầu thị trường, lãnh vực kỹ
thuật hoặc là sự phối hợp những lãnh vực này. Sứ mạng chứa đựng tổng quát thành tích
mong ước tuyên bố với bên ngoài công ty như là một hình ảnh công khai mà doanh nghiệp
mong ước.
1.3. Vai trò của sứ mạng (nhiệm vụ)
Để quản trị chiến lược có hiệu quả thì điều quan trọng là bản sứ mạng (nhiệm vụ) phải
được cung cấp tư liệu chính xác và đầy đủ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các doanh

nghiệp hoạt động có hiệu quả cao thường có các bản sứ mạng toàn diện hơn so với các công
ty có kết quả thấp. Các tổ chức phát triển một cách thận trọng các bản sứ mạng là vì:
- Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí về chí hướng trong nôi bộ một tổ chức.
- Tạo cơ sở để huy động các nguồn lực của tổ chức
- Đề ra các tiêu chuẩn để phân bổ các nguồn lực của tổ chức
- Hình thành khung cảnh và bầu khí kinh doanh thuận lợi
- Đóng vai trò tiêu điểm để mọi người đồng tình với mục đích và phương hướng của tổ
chức
- Tạo điều kiện chuyển hóa mục đích của tổ chức thành các mục tiêu thích hợp
- Tạo điều kiện chuyển hóa các mục tiêu thành các chiến lược và các biện pháp hoạt
động cụ thể khác.
Page 5 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
1.4. Tiến trình phát triển một bản sứ mạng (nhiệm vụ)
Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm phát triển một bản sứ mạng gồm các
bước sau:
- Chọn một số bài viết về các bản sứ mạng và yêu cầu tất cả các nhà quản trị phải đọc nó
và xem đó là các thông tin cơ bản.
- Yêu cầu các nhà quản trị phải soạn một bản sứ mạng cho tổ chức.
- Các nhà quản trị cấp cao sẽ hợp nhất thành một văn bản duy nhất và phân phát bản sứ
mạng dự thảo này cho tất cả các nhà quản trị.
- Sửa chữa, bổ sung và cần có một cuộc họp để xem xét lại văn bản dự thảo.
Khi mà tất cả các nhà quản trị tham dự và góp ý vào văn bản sứ mạng chung, các tổ
chức có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được sự chấp thuận của các nhà quản trị trong việc
soạn thảo các chiến lược, việc thực hiện và các hoạt động đánh giá. Như thế tiến trình phát
triển một bản sứ mạng (nhiệm vụ) đem đến một cơ hội lớn cho các nhà chiến lược để đạt
được sự hỗ trợ cần thiết từ tất cả các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
1.5. Tính chất của sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh
a. Bản tuyên bố thái độ
Bản sứ mạng là một bản công bố về thái độ và triển vọng hơn là một bản báo cáo chi

tiết chuyên môn. Nó thường có một phạm vi rộng do các lý do chủ yếu là:
- Bản sứ mạng tốt cho phép tạo ra và xem xét đến một loạt các mục tiêu khả thi có thể
được lựa chọn và các chiến lược mà nó không hạn chế tính sáng tạo trong hoạt động
quản trị.
- Bản tuyên bố sứ mạng cần phải rộng nhằm điều hòa một cách hiệu quả sự khác biệt
giữa các cổ đông khác nhau, các cá nhân và nhóm người, họ có phần góp vốn đặc biệt
trong công ty và có quyền đòi hỏi đối với công ty.
b.Giải quyết những quan điểm bất đồng
Vì sao một số nhà chiến lược không muốn phát triển bản sứ mạng (nhiệm vụ) kinh
doanh của họ? Câu hỏi: “Công việc kinh doanh của chúng ta là gì?” có thể khiến tạo ra một
số tranh luận. Việc đưa ra câu hỏi này thường để lộ ra sự khác biệt giữa các nhà quản trị
chiến lược trong tổ chức. Việc thương lượng thỏa hiệp và thỏa thuận sau cùng về các vấn đề
quan trọng là cần thiết trước khi đặt trọng tâm vào các hoạt động soạn thảo chiến lược riêng
biệt.
Page 6 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
Bất đồng giữa các nhà chiến lược bên trong tổ chức đối với các mục đích và nhiệm vụ
cơ bản có thể tạo ra bất đồng trong các hoạt động về sau nếu không được giải quyết.
Do đó việc đưa ra câu hỏi “việc kinh doanh của chúng ta là gì?” và trả lời câu hỏi đó
trong một bản sứ mạng tốt sẽ giải quyết được những quan điểm bất đồng.
c. Định hướng khách hàng
Bản sứ mạng (nhiệm vụ) tốt phản ánh việc dự đoán khách hàng. Thay vì phát triển một
sản phẩm rồi sau đó cố tìm được thị trường tiêu thụ, triết lý hoạt động của tổ chức nên chú
trọng đến việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu thụ rồi sau đó cung cấp những sản phẩm hay
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó. Bản sứ mạng (nhiệm vụ) tốt sẽ cho thấy lợi ích sản phẩm
hay dịch vụ của doanh nghiệp với người tiêu dùng của họ.
d.Tuyên bố chính sách xã hội
Những vấn đề xã hội đòi hỏi các nhà chiến lược không chỉ xem xét đến cái mà tổ chức
có trách nhiệm với các đối tượng khác nhau của họ mà còn xem xét đến các nghĩa vụ mà
công ty có đối với người tiêu thụ, các chuyên gia về môi trường, các nhóm thiểu số, cộng

đồng và các nhóm khác.
Vấn đề trách nhiệm xã hội phát sinh khi công ty xác định sứ mạng của họ. Ảnh hưởng
của xã hội đối với tổ chức kinh doanh ngày càng rõ rệt hơn. Các chính sách xã hội tác động
trực tiếp đến khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, thị trường công nghệ, khả năng sinh lời, tự
đánh giá về mình và hình ảnh công cộng. Chính sách xã hội của một tổ chức nên được hợp
thành một thể thống nhất vào tất cả các hoạt động quản trị chiến lược, bao gồm cả việc phát
triển bản sứ mạng.
Các công ty nên cố gắng dự phần vào các hoạt động xã hội có lợi ích kinh tế.
1.6. Nội dung cơ bản của sứ mạng (nhiệm vụ)
Một bản sứ mạng hiệu quả nên có 9 đặc trưng hoặc 9 bộ phận hợp thành. Vì bản sứ
mạng thường là phần dễ thấy nhất và công khai nhất của tiến trình quản trị chiến lược, điều
quan trọng là nó phải bao gồm tất cả các thành phần quan trọng này. Các bộ phần hợp thành
và câu hỏi tương ứng mà bản sứ mạng nên trả lời được đưa ra như sau:
1.6.1. Khách hàng: Ai là người tiêu thụ của công ty?
1.6.2. Sản phẩm hoặc dịch vụ : Dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì?
1.6.3. Thị trường: Công ty cạnh tranh tại đâu?
1.6.4. Công nghệ:Công nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của công ty hay không?
Page 7 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
1.6.5. Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi:Công ty có
ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không?
1.6.6. Triết lý: Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên của công ty.
1.6.7. Tự đánh giá về mình: Năng lực đặc biệt (năng lực lõi) hoặc lợi thế cạnh tranh chủ
yếu của công ty là gì?
1.6.8. Mối quan tâm đối với hình ảnh công cộng: Hình ảnh công cộng có là mối quan tâm
chủ yếu đối với công ty hay không?
1.6.9. Mối quan tâm đối với nhân viên: Thái độ của công ty đối với nhân viên như thế
nào?
Phần 2: Nội dung chính của đề tài
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty viễn thông quân đội Viettel

● Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
● Điện thoại: 04.2556789
● Fax: 04.2996789
● Email: ;
● Website: www.viettel.com.vn.
● Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng
Quyết định thành lập doanh nghiêp Nhà nước số 336/QĐ-QP ngày 27/07/1993 của Bộ Quốc
phòng và số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
● Chặng đường phát triển
o 1/6/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
o 1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten
cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m).
o 1995: Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ
viễn thông ở Việt Nam.
o 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công
nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi
quang.
o 2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP
(VoIP) trên toàn quốc.
Page 8 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
o 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
o 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
o 2003:
- Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).
- Cổng vệ tinh quốc tế.
o 2004:
- Cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
- Cổng cáp quang quốc tế.

o 2005: Dịch vụ mạng riêng ảo.
o 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
o 2007:
- Doanh thu 1 tỷ USD.
- 12 triệu thuê bao.
- Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet.
● Ngành nghề kinh doanh:
o Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông;
o Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông
tin, Internet.
o Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử viễn thông, công nghệ
thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện;
o Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền
tải điện;
o Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;
o Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông;
o Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận chuyển;
o Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử, thông tin và các sản phẩm điện
tử, công nghệ thông tin.
o Sản xuất bột giấy, giấy và bìa;
o In ấn;
o Dịch vụ liên quan đến in;
o Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho ngành bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ
thương mại;
Page 9 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel

o Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng ngành in.
o Dịch vụ cung cấp thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế trên mạng Internet và mạng viễn
thông (trừ thông tin nà nước cấm và dịch vụ điều tra).

2.2. Nội dung chính
2.2.1. Tầm nhìn của Viettel
“Mở ra một thời kỳ mới cho viễn thông di động Việt Nam, thời kỳ không cho phép bất cứ
một nhà mạng nào nằm ngoài cuộc cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích của khách hàng”
2.2.2. Tuyên bố sứ mạng (Triết lý kinh doanh) của Viettel
● Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể
riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
● Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã
hội.
● Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung
Viettel.
2.2.3. Triết lý thương hiệu Viettel
● Luôn đột phá, đi đầu, tiên phong.
● Công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt.
● Liên tục cải tiến.
● Quan tâm đến khách hàng như những cá thể riêng biệt.
● Làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội.
● Trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp.
2.2.4. Nhận diện thương hiệu Viettel
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn muốn nói với
mọi người rằng, Viettel luôn luôn biết lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của
mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của Công ty, khách hàng và đối tác.
Đây cũng chính là nội dung của câu khẩu hiệu (slogan) của Viettel: Hãy nói theo cách của
bạn (Say it your way).
Nhìn logo Viettel, ta thấy nó đang chuyển động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy được
thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tính logic, luôn luôn sáng
tạo, đổi mới.
Page 10 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau thể hiện sự gắn kết, đồng lòng,

kề vai sát cánh của các thành viên trong Công ty. Khối chữ được đặt ở chính giữa thể hiện
triết lý kinh doanh của Viettel là nhà sáng tạo và quan tâm đến khách hàng, chung sức xây
dựng một mái nhà chung Viettel.
Ba màu của logo là: xanh, vàng đất và trắng thể hiện cho thiên, địa, nhân. Sự kết hợp
giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu
Viettel.
2.2.5. Quan điểm phát triển
● Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
● Phát triển có định hướng và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng.
● Đầu tư nhanh và phát triển nhanh.
● Kinh doanh hướng vào thị trường.
● Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển.
2.3. Phân tích bản tuyên bố sứ mạng của công ty Viettel
(So sánh nội dung của bản tuyên bố sứ mạng với các nội dung ở phần lý thuyết)
2.4. Xác định mối liên hệ giữa sứ mạng với mục tiêu và kết quả kinh doanh của công
ty Viettel
Với sứ mạng đã đặt ra, Viettel cho đến thời điểm này đã hoàn thành quá tốt và từ sứ
mạng này Viettel cũng đã đạt được những mục tiêu nhất định từ những mục tiêu ngắn hạn
cho đến dài hạn. Điều đó dẫn đến những thành công vượt bậc trong kết quả hoạt động kinh
doanh của Tổng Công ty Viễn Thông Quân đội này. Điều đó đã được thể hiện qua những
hành động mà Viettel đã thực hiện được trong suốt thời gian qua.
Với slogan “say it your way” (hãy nói theo cách của bạn) đã khắc họa rõ nét yêu cầu
đầu tiên của triết lý kinh doanh của Viettel đó là: “Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan
tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ
ngày càng hoàn hảo”. Một trong những yêu cầu cực kì quan trọng quá trình xây dựng thương
hiệu là đưa ra điểm khác biệt giữa Viettel với các công ty viễn thông khác. Trong nhiều năm
ngành viễn thông là một ngành độc quyền với sự thống trị hoàn toàn của Tổng Công ty Bưu
Chính Viễn Thông (VNPT). Những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông như điện thoại
cố định, điện thoại di động, Internet … bị gọi là thuê bao và bị coi như những con số chứ
không như những con người. Điều này dường như ít người chú ý tới bởi họ chỉ có một nhà

Page 11 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
cung cấp, không có cơ hội để lựa chọn, cũng không có quyền phàn nàn. Nhưng chưa hết, do
sự thống trị của một mình VNPT, cách quản lý khách hàng cũng rất khác, họ coi khách hàng
là một đám đông và phục vụ theo cách phục vụ đám đông. Khi đưa ra ý tưởng về tầm nhìn
câu thương hiệu, Viettel đã mong muốn “Khách hàng Viettel phải được tôn trọng hơn, họ
phải được phục vụ riêng chứ không phải kiểu phục vụ đám đông. Họ là những khách hàng
chứ không phải là những con số”. Về mặt ý tưởng, Viettel thực sự đã tạo nên một cú “đi
ngược truyền thống” và đưa ra những vấn đề nhạy cảm mà mọi người để tâm đến. Từ vấn đề
này, chúng ta có thể nhận thấy Viettel đã vận dụng đựơc nguyên tắc cực kì quan trọng trong
lĩnh vực quân sự đó là : “Lấy dân làm gốc”, và có lẽ Tổng Công ty Viễn Thông Quân đội đã
vận dụng ý tưởng này vào việc phát triển triết lý kinh doanh của mình đó là lấy khách hàng
làm gốc cho mọi vấn đề, dịch vụ tốt theo yêu cầu khách hàng, coi khách hàng như nhũng cá
thể riêng biệt cần được phục vụ tốt thì kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng sẽ
nhanh chóng phát triển dù còn nhiều khó khăn phía trước.
Bên cạnh một slogan ấn tượng, đầy ý nghĩa thì logo của Viettel cũng thể hiện sự tôn
trọng rất cao đối với khách hàng: “Nếu bạn tôn trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong
dấu ngoặc kép. Điều này cũng rất thích hợp với slogan “Say it your way” được đưa ra trước
đó. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của khách hàng cũng như nhân viên
mình”. Với ý tưởng dấu ngoặc kép logo của Viettel được thiết kế với hình elipse biểu tượng
cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (đặc điểm Văn hóa Phương Tây) và cũng
biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (đặc điểm Văn hóa Phương Đông). Ba màu
trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa) và màu trắng
(nhân).
Trong năm 2008, Viettel đã dành 28 tỉ đồng để hoạt động xã hội. Đây là số tiền lớn
nhất từ trước đến nay của công ty này. Đây cũng thể hiện triết lý kinh doanh gắn với trách
nhiệm xã hội của Viettel. Trong năm qua, Viettel đã tặng hơn 3000 suất quà với tổng trị giá
900 triệu đồng trong chương trình “ấm áp tình thân” đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
các chiến sĩ biên giới, hải đảo đón tết xa nhà trong dịp tết Mậu Tý. Công ty cũng đã dành hơn
10 tỷ đồng cho hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa trên toàn quốc, tài trợ các chương trình có

tiếng vang lớn như: Chúng tôi là chiến sĩ, Như chưa hề có cuộc chia ly, Chương trình mổ tim
nhân đạo: Trái tim cho em, chương trình phẫu thuật nụ cười Ngoài ra, Viettel đã phát động
chương trình hỗ trợ hàng tháng cho mỗi sinh viên Việt Nam, Campuchia 25000 – 30000
đồng, mỗi chiến sĩ biên phòng và hải đảo 50000 đồng sử dụng điện thoại di động, miễn phí
Internet đến 39000 trường và 25 triệu học sinh, sinh viên; chương trình đưa Internet về 100%
Page 12 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
xã, chương trình hỗ trợ mỗi hộ nông dân nghèo 15000 đồng một tháng để gọi điện thoại cố
định. Đến hết năm 2008, Viettel đã đưa Internet băng rộng đến được trên 6000 trường học và
điện thoại cố định đến trên 1,5 triệu hộ gia đình…
Với việc tuyên bố về sứ mạng kinh doanh và hoàn thành xuất sắc tuyên bố đó, Viettel
cũng đã nhanh chóng đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình đó chính là trở thành nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông di động tốt nhất ở Việt Nam và đã có những bước chân đầu tiên bước
ra thị trường thế giới. Với thị trường trong nước, ngày 24/06/2008, Viettel Telecom đã tổ
chức lễ công bố đạt 20 triệu khách hàng tại Hà Nội và các Chi nhánh viễn thông trên toàn
quốc. Đây là một trong những mốc son quan trọng đánh dấu sự phát triển nhanh chóng
nhưng đầy vững chắc của mạng di động Viettel, khi chỉ sau chưa đầy 4 năm chính thức cung
cấp dịch vụ trên thị trường di động, Viettel chiếm giữ vị trí số một về số lượng thuê bao,
vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ. Công lao được ghi nhận trong những năm qua là đã
góp phần rất quan trọng làm thị trường viễn thông trở nên sôi động và phát triển với tốc độ
nhanh chóng, cước viễn thông giảm mạnh. Hiện nay Viettel xếp thứ 40 trên thế giới về số
thuê bao di động. Năm 2009, Viettel sẽ nỗ lực đạt con số 30 triệu thuê bao, lọt vào top 30
mạng di động lớn nhất thế giới. Để thực hiện quyết tâm này, ngày 19/02/2009 mạng di động
Melfone của Viettel đã được khai trương tại Campuchia. Tuy đây là thị trường hết sức khó
khăn vì mật độ diện thoại tại đây là đã 20% so với khi bắt đầu ở Việt Nam chỉ là 5% do vậy
thị trường còn rất ít, song Viettel đã chuẩn bị những cơ sở cần thiết để có thể nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông số 1 tại Campuchia, từng bước hiện thực hóa mục tiêu dài hạn là trở thành
một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới và khu vực.
Tính từ khi Viettel tham gia vào thị trường viễn thông, cước điện thoại quốc tế đã
giảm đi 5 lần, cước điện thoại đường dài trong nước đã giảm đi 3 lần, phí hòa mạng điện

thoại di động và phí thuê bao đều giảm đáng kể. Với cách block 6 giây, cước cuộc gọi chung
đã giảm 4 – 5 lần so với năm 2000. Cước thuê kênh quốc tế giảm 10 lần so với năm 2000.
Với sự đóng góp của Viettel thị trường điện thoại di động nước ta đã bùng phát. Từ năm
2004 đến nay, tồng số thuê bao di động đã phát triển từ 3 triệu thuê bao lên 25 triệu thuê bao,
trong đó khách hàng của riêng Viettel chiếm 40%. Hiện nay, Viettel được coi là một trong 20
mạng di động trên thế giới có tốc độ phát triển nhanh nhất. Về dung lượng mạng lưới hiện tại
tổng đài Viettel có thể đáp ứng nhu cầu của hơn 40 triệu khách hàng. Viettel hiện là mạng có
số trạm BTS nhiều nhất, vùng phủ sóng rộng nhất và dung lượng kênh vô tuyến lớn nhất Việt
Nam.
Page 13 of 14
Đề tài nhóm môn Quản Trị Chiến Lược Phân tích đánh giá tuyên bố sứ mạng của công ty Viễn thông Quân đội- Viettel
Với tất cả những đóng góp lớn lao đó thông qua việc thực thi một cách nghiêm túc
triết lý kinh doanh, mục tiêu ngắn hạn và tầm nhìn của mình, Viettel đã từng bước gặt hái
đựơc những thành công vang dội. Kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển vượt
bậc. Đầu năm 2009, Tổng Công ty Viễn Thông quân đội đã công bố mức doanh thu đạt được
trong năm 2008 là 33000 tỉ đồng, tăng 32% so với kế hoạch và gấp đôi năm 2007. Đây là
năm thứ 4 liên tiếp Viettel đạt mức tăng trưởng năm sau gấp đôi năm trước. Doanh thu của
Viettel hiện nay bằng trên 60% doanh thu của VNPT và lớn gấp 10 lần doanh nghiệp viễn
thông đứng thứ 3 là EVN Telecom. Lợi nhuận đạt 86000 tỉ đồng. Như vậy, trong bối cảnh
kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác có kết quả kinh doanh không lỗ
đã được coi là thành công thì kết quả trên của Viettel là sự thành công rất lớn. Mới đây,
Viettel được Informa plc xác định giá trị thương hiệu khoảng 536 triệu USD, trở thành công
ty duy nhất Việt Nam lọt vào danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới (đứng
thứ 83/100), xếp trên cả thương hiệu SingTel (Singapore). Bên cạnh đó, Tập đoàn truyền
thông Terrapin (Anh), sở hữu tạp chí Total Telecom, đã bình chọn Viettel là 1 trong 4 Nhà
cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất ở các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ giải
thưởng viễn thông thế giới (WCA)
3. Nhận xét, đánh giá và đề xuất
(Tóm tắt, đưa ra nhận xét chung về mối liên hệ giữa: Mục tiêu – Sứ mạng – KQHĐ KD của
Viettel.)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược và chính sách kinh doanh – PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP,
Th.S PHẠM VĂN NAM
2.
3. Website:
4. Website :
5. ………
Page 14 of 14

×