ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MÙ CHỮ VÀ TÁI
MÙ CHỮ Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Hà Nội-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*
NGUYỄN THỊ HUYỀN
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MÙ CHỮ VÀ TÁI
MÙ CHỮ Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Luận văn Thạc sỹ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 02 40
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS.Trần Trí Dõi
Hà Nội-2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi, không có sự sao chép ở bất cứ nguồn tài liệu, đề tài luận
văn, luận án hay công trình nghiên cứu khoa học của tác giả nào khác.
Ngƣời cam đoan
Học viên
Nguyễn Thị Huyền
LỜI CẢM ƠN
Để luận văn này đƣợc hoàn thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới GS.TS. Trần Trí Dõi – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học
đã dạy bảo và giúp đỡ nhiệt tình cho em trong suốt thời gian học cao học tại
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND phƣờng
Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thu thập tƣ liệu tại địa phƣơng.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Huyền
BẢNG VIẾT TẮT
- PCGDTH-XM: Phổ cập giáo dục Tiểu học và Xóa mù
- GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
- THCS: Trung học cơ sở
- MC: Mù chữ
- TM: Tái mù chữ
- MHT: Mù chữ hoàn toàn
- KHT: Mù chữ không hoàn toàn
- THT: Tái mù chữ hoàn toàn
- CHT: Tái mù chữ chƣa hoàn toàn.
- LHQ: Liên hợp quốc
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Nội dung nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Bố cục của đề tài 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1. Khái quát về hiện tƣợng Mù chữ và Tái mù chữ 8
1.1.1.Những quan niệm về mù chữ và tái mù chữ trên thế giới 8
1.1.2. Quan niệm về mù chữ và tái mù chữ ở Việt Nam…………………………18
1.2. Khái quát về địa bàn khảo sát 22
1.2.1. Khái quát về tỉnh Điện Biên 22
1.2.2. Khái quát về thành phố Điện Biên Phủ 24
1.2.3. Khái quát về địa bàn phường Nam Thanh 26
Chƣơng 2: TÌNH TRẠNG MÙ CHỮ VÀ TÁI MÙ CHỮ Ở PHƢỜNG
NAM THANH, THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ 28
2.1.Tổng hợp kết quả khảo sát tại phường Nam Thanh 28
2.2. Tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở phường Nam Thanh chia theo đơn vị
bản 32
2.3 .Tình trạng mù chữ và tái mù chữ chia theo giới tính 36
2.4. Tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở phường Nam Thanh chia theo độ
tuổi 40
2.4.1. Kết quả của cuộc khảo sát. 40
2.4.2. Số liệu báo cáo xóa mù theo độ tuổi của địa phương. 46
2.5. Tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở phường Nam Thanh chia theo thành
phần dân tộc 48
2.6. Tiểu kết 52
2
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH
TRẠNG MÙ CHỮ VÀ CHỐNG TÁI MÙ CHỮ VÙNG DÂN TỘC
MIỀN NÖI VIỆT NAM 55
3.1. Vấn đề cấp thiết của xóa mù và chống tái mù 55
3.2. Một số kiến nghị về giải pháp 56
3.2.1. Mù chữ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà ở
vùng dân tộc thiểu số 56
3.2.2. Một số đề xuất 60
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 76
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo cách hiểu truyền thống, mù chữ (illiteracy) là tình trạng ngƣời
không biết đọc, biết viết. Đây là một tình trạng không chỉ có ở Việt Nam mà
có ở nhiều quốc gia trên thế giới và là một trong những vấn đề mang tính
cấp bách của nhân loại. Hiện nay thế giới còn gần khoảng 774 triệu ngƣời
mù chữ.
Những nƣớc có tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết cao nhất là Úc (99,9%)
tiếp đến là Áo, Bỉ, Canada…Những nƣớc có tỉ lệ ngƣời biết đọc, biết viết
thấp nhất là Brkina (12,8%), Niger (14,4%)….Việt Nam có số ngƣời biết
đọc, biết viết là 90,3%, đứng vị trí 82/175 nƣớc, đứng sau Mexico, Trung
Quốc, Sri Lanka và đứng trƣớc Zimbabwe, Jodan.
Tại Hội nghị triển khai dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực
hỗ trợ sang kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ tại Việt Nam” diễn ra vào
ngày 19 tháng 12 năm 2007 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho
biết nƣớc ta không chỉ có hiện tƣợng mù chữ mà còn xuất hiện cả hiện tƣợng
tái mù chữ (Reilliteracy). Điều đáng chú ý là số ngƣời tái mù chữ lại có xu
hƣớng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một thực trạng rất đáng lo
ngại ở nƣớc ta cần đƣợc quan tâm.
Nếu hiện tƣợng mù chữ, tái mù chữ không bị đẩy lùi thì nó sẽ có ảnh
hƣởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta, đặc biệt đối
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Theo Quyết định số 692/QĐ – TTg ngày 04 tháng 05 năm 2013 của
Thủ tƣớng Chính phủ thì Điện Biên là một trong số 14 tỉnh có điều kiện kinh
4
tế - xã hội khó khăn và có tỷ lệ ngƣời mù chữ cao nên đƣợc hỗ trợ Đề án
“Xóa mù chữ đến năm 2020”. Điều này cho thấy hiện tƣợng mù chữ và tái
mù chữ đang là một vấn đề xã hội mang tính cấp bách ở tỉnh Điện Biên.
Thêm vào đó, theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo
thành phố Điện Biên Phủ năm 2012, ở thành phố Điện Biên Phủ tỷ lệ ngƣời
mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 là 0.01%; tỷ lệ ngƣời mù chữ trong độ
tuổi từ 26 đến 35 là 0.24%; tỷ lệ ngƣời mù chữ trong độ tuổi từ 36 trở lên là
1.01%. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy mặc dù thành phố Điện Biên Phủ là
trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Điện Biên; là nơi có điều
kiện và cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục tốt nhất của tỉnh; là nơi có nhiều
trƣờng tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia,
ngoài ra còn có các trƣờng trung cấp, cao đẳng và các Trung tâm học tập
cộng đồng nhƣng tình trạng mù chữ vẫn còn tồn tại.
Xuất phát từ thực tiễn cấp bách nói trên, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Khảo sát tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở thành phố Điện
Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”: Trường hợp chọn thí điểm địa bàn phường
Nam Thanh để tiến hành khảo sát với mong muốn nhằm tìm hiểu vấn đề
này một cách có hệ thống trên cả hai lĩnh vực lý luận và thực tiễn để có
đƣợc một cách nhìn gần với thực tế hơn và từ đó đề xuất ra những biện
pháp khắc phục sao cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố
Điện Biên Phủ nói riêng và cả nƣớc nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Mù chữ và tái mù chữ là một trong những hiện tƣợng của ngôn ngữ học
xã hội, phản ánh trình độ phát triển của một xã hội. Chính vì thế, mục đích
nghiên cứu của đề tài là:
- Tìm hiểu thực trạng mù chữ và tái mù chữ ở 6 bản của phƣờng Nam
Thanh.
5
- Từ đó, góp phần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mù
chữ và tái mù chữ ở thành phố Điện Biên Phủ nói riêng và ở Việt Nam nói
chung.
- Ngoài ra, thông qua việc điều tra thu thập tƣ liệu phục vụ cho đề tài đã
đƣa ra những trải nghiệm thực tế, có cơ hội đƣợc nhìn thấy và lắng nghe suy
nghĩ, thái độ của ngƣời dân đối với những vấn đề ngôn ngữ ở địa bàn mà họ
đang sinh sống để từ đó đề xuất ra những giải pháp khắc phục tình trạng mù
chữ và tái mù chữ cho đồng bào dân tộc miền núi.
3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề
cụ thể sau:
- Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến vấn đề mù chữ và tái mù chữ.
- Điều tra khảo sát và đánh giá tình trạng mù chữ và tái mù chữ của ngƣời
dân đang sinh sống tại 6 bản: Noong Chứn, Pom Loi, Khá, Co Cáng, Noong
En và Hoong En thuộc phƣờng Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh
Điện Biên.
- Kiến nghị về các giải pháp xóa mù và chống tái mù chữ ở vùng dân tộc
miền núi nói riêng và Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng khảo sát đƣợc tiến hành ở đây là tất cả những ngƣời thuộc độ
tuổi đến trƣờng học chữ trở lên (tức 6 tuổi trở lên) trong một đơn vị cƣ trú để
nhận diện tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở cộng đồng cƣ dân vùng dân tộc
miền núi.
Thành phố Điện Biên Phủ là một thành phố vùng cao Tây Bắc trực
thuộc tỉnh Điện Biên. Vì thế, phạm vi khảo sát đƣợc chúng tôi tiến hành là
những đối tƣợng từ 6 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống tại các bản : Co Cáng,
6
Pom Loi, Khá, Noong Chứn, Noong En, Hoong En, phường Nam Thanh,
thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Sau khi tiến hành khảo sát ở những địa điểm trên, chúng tôi thu đƣợc
601 phiếu (trong đó có 1 phiếu không hợp lệ đó là đối tƣợng đƣợc điều tra
dƣới 6 tuổi). Đây là kết quả khảo sát điền dã trên địa bàn thành phố Điện
Biên Phủ vào tháng 1/2013 của đoàn sinh viên khoa Ngôn ngữ học để thực
hiện Đề tài Nhóm A, Mã số: QGTĐ.12.09 do GS. TS Trần Trí Dõi chủ trì.
Nhƣ vậy, số liệu này là một phần kết quả của đợt nghiên cứu điều tra điền dã
nói trên thuộc địa bàn một thành phố của tỉnh Điện Biên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để luận văn đƣợc hoàn thành, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học nhƣ sau:
Trƣớc hết, đó là phƣơng pháp nghiên cứu điều tra điền dã để thu thập
tài liệu và số liệu từ thực tiễn. Ở từng địa bàn khảo sát, mỗi ngƣời dân có
một phiếu phỏng vấn với những thông tin về cá nhân (nhƣ tên, tuổi, giới
tính, đã đi học chƣa…) cùng một bài đọc tiếng Việt và bài toán ở trình độ
tiểu học nhằm kiểm tra khả năng đọc – hiểu, viết cũng nhƣ tính toán của
họ.Từ đó, trên cơ sở những tiêu chí về mù chữ, chúng tôi phân loại, xử lý và
phân tích số liệu để tìm ra những khác biệt của tình hình mù chữ và tái mù
chữ theo từng đặc trƣng về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc và địa bàn.
Đặc biệt, chúng tôi còn tiến hành đối chiếu số liệu xử lý đƣợc với những con
số thống kê của Phòng Giáo dục thành phố Điện Biên Phủ, qua đó, rút ra
những nhận xét cần thiết.
Những thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội cũng nhƣ thực tế trải
nghiệm trong nghiên cứu điền dã sẽ là căn cứ cho những phân tích về
nguyên nhân khó khăn cho công tác xóa mù chữ và chống tái mù chữ tiếng
7
phổ thông cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Cuối cùng, chúng tôi sẽ rút
ra những nhận xét tổng quát cho vấn đề.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành tập hợp những tài liệu có liên quan
đến đề tài nhƣ sƣu tầm và phân tích những tài liệu từ sách báo, tạp chí,
internet…
Khi khảo sát điền dã, chúng tôi áp dụng những tiêu chí của Việt Nam
đã nói ở trên. Chúng tôi cho rằng, những tiêu chuẩn trong quy định của nhà
nƣớc ta về cơ bản là phù hợp với thực tế giáo dục của xã hội ta hiện nay,
nhất là đối với vùng dân tộc miền núi.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố
cục của Luận văn gồm có 3 chƣơng sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: Tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở thành phố Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Một số đề xuất về giải pháp khắc phục tình trạng mù chữ
và chống tái mù chữ ở vùng dân tộc miền núi của Việt Nam.
8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về hiện tƣợng Mù chữ và Tái mù chữ
1.1.1.Những quan niệm về mù chữ và tái mù chữ trên thế giới
1.1.1.1. Quan niệm của UNESCO
UNESCO là cơ quan phụ trách khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên
hợp quốc (LHQ). Vì thế, quan niệm của cơ quan này là sự thể hiện nhận
thức chung của cộng đồng thế giới về hiện tƣợng giáo dục này. Theo tinh
thần định nghĩa mà UNESCO thể hiện, có thể hiểu mù chữ là không có khả
năng đọc và viết. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này cũng đƣợc phát
triển theo thời gian phù hợp với sự phát triển của xã hội và thế giới.
Năm 1958, UNESCO đã đƣa ra định nghĩa ban đầu về mù chữ. Theo
đó, “Một ngƣời không biết chữ nếu họ không có hai khả năng đọc và viết
một tuyên bố ngắn và đơn giản liên quan đến cuộc sống hằng ngày của họ”.
Với nội hàm nhƣ thế, tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp
quốc ủng hộ một ý tƣởng “giáo dục cơ bản” nên tập trung chủ yếu vào hai
kỹ năng là đọc và viết. Nhƣ vậy, có thể thấy vào thời gian này đối với
UNESCO, mù chữ là một thuật ngữ khá “chung chung” là đọc và viết. các
Bộ Giáo dục của các nƣớc thành viên LHQ, giáo dục về xóa mù chữ đã đƣợc
làm nổi bật khi nhấn mạnh mối liên hệ giữa xóa mù chữ với phát triển xã
hội; và lần đầu tiên UNESCO đề xuất chức năng biết đọc, biết viết là
phƣơng tiện để con ngƣời phát triển kinh tế - xã hội trong một quốc gia. Với
quan niệm nhƣ thế, vấn đề xóa mù chữ đƣợc hiểu là nó đã vƣợt ra ngoài giới
hạn của nội hàm biết chữ thô sơ trƣớc đây là chỉ đơn giản là dạy học, dạy
viết mà nó gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Tiếp theo vào năm 1978, UNESCO đã thông qua định nghĩa về “mù
chữ chức năng”; theo đó, một ngƣời đƣợc coi là “mù chữ chức năng” nếu họ
9
không thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà biết đọc, biết viết là điều
kiện cần cho hiệu quả hoạt động của các nhóm hoặc cộng đồng đó và cũng
không thể sử dụng kỹ năng đọc, viết và tính toán cho sự phát triển của chính
mình và của cả cộng đồng. Nhƣ vậy, với quan niệm về “mù chữ chức năng”,
UNESCO coi nội hàm “biết chữ” ở mức độ rộng và phức tạp hơn, trong đó
nếu “biết chữ” nhƣng không qua kỹ năng ấy để phục vụ cho sự phát triển
của chính cá nhân mình và của cả cộng đồng thì bản thân các cá nhân ấy
đƣợc coi là ở (hay thuộc) tình trạng mù chữ.
Và vào thời điểm hiện nay, tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của
Liên hiệp quốc đã định nghĩa về khái niệm biết chữ một cách cụ thể hơn.
Theo đó, sự biết viết, sự biết đọc hay khả năng biết chữ của một ai đó là
“Khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được
in ra và viết ra liên kết cùng các văn cảnh khác nhau”. Để giải thích rõ hơn
khái niệm biết đọc, biết viết mở rộng nói trên, tổ chức năng đã đề nghị phân
biệt 3 loại “mù chữ” trong thế kỷ mới, bao gồm:
- Loại thứ nhất là những ngƣời “không biết chữ”, do đó “không đọc
sách đƣợc”. Đó là những ngƣời “mù chữ” cũ, “không biết chữ” theo nghĩa
truyền thống của khái niệm này.
- Loại thứ hai là những ngƣời có thể “biết chữ” nhƣng vẫn không phân
biệt đƣợc những phù hiệu, tín hiệu mà xã hội hiện đại đang sử dụng phục vụ
cho xã hội (ví dụ nhƣ: bảng đèn hiệu giao thông, biển báo nhà vệ sinh nam,
nữ v.v). Đây là những kiểu ngƣời có thể “đọc” hay “viết” chữ nhƣng cũng
không “hiểu” đƣợc những quy định của xã hội hiện đại.
- Và loại thứ ba là những ngƣời “biết chữ” nhƣng không biết hay không
có khả năng sử dụng máy tính, một công cụ phổ biến hiện nay trong xã hội
để thực hiện học tập, giao lƣu, quản lý công việc.
10
Trong ba loại “mù chữ” ấy, hai loại mù chữ sau đƣợc coi là kiểu mù
chữ thiên về “chức năng” hay tính năng”. Những ngƣời này, tuy đã đƣợc
giáo dục cơ bản về ngôn ngữ, nhƣng ở phƣơng diện thƣởng thức khoa học –
kỹ thuật hiện đại, họ cũng thiếu năng lực nhƣ giống những ngƣời mù chữ
“không biết đọc” nhƣ trƣớc đây. Vì thế, ở một mức độ nào đó, họ cũng là
những ngƣời vẫn đƣợc coi còn “mù chữ”. Theo những gì đƣợc trình bày ở
trên thì UNESCO nhấn mạnh đến việc áp dụng ngôn ngữ phù hợp với những
chức năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết. Tƣơng ứng, bốn kỹ năng này có lẽ
ứng với các kỹ năng chủ yếu trong cuộc sống là có thể hiểu, có thể diễn đạt
lại và có thể sáng tạo hay tái tạo lại.
Khi nhìn nhận sự biết đọc và biết viết bao hàm cả sự sáng tạo, định
nghĩa của UNESCO đã cố gắng bao quát các hoạt động nhận thức và truyền
đạt của ngƣời biết chữ. Có lẽ vì thế mà định nghĩa này mang tính cụ thể và
gần gũi với cuộc sống hiện nay hơn. Từ nội dung khái niệm về “biết chữ”,
chúng ta có thể nhận biết khái niệm “mù chữ” gồm hai yếu tố cơ bản là: a,
“không biết chữ” (không biết đọc, không biết viết, không hiểu nội dung, khả
năng truyền đạt lại nội dung của một “văn bản” nào đó); b, “không biết tính
toán”, tức là chƣa có thể thực hiện đƣợc những phép đơn giản.
1.1.1.2.Quan niệm về mù chữ ở một số quốc gia
Trên thế giới, những quan niệm về biết chữ của các quốc gia thƣờng có
xu hƣớng lấy những điều mà UNESCO quy định làm định hƣớng xử lý. Tuy
nhiên, ở những quốc gia khác nhau vẫn có một số chi tiết khác biệt nhất định
do điều kiện của quốc gia đó. Do vậy, UNESCO đã thực hiện một cuộc khảo
sát ở 105 quốc gia từ năm 1993 đến năm 2004 nhằm xác định và nhận biết
sự khác nhau trong các định nghĩa quan niệm về biết chữ giữa các nƣớc khác
nhau. Theo kết quả công bố rộng rãi trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, có
khoảng 80% các nƣớc xác định nội dung “biết chữ” chỉ là “khả năng đọc
11
hoặc viết một câu đơn giản trong ngôn ngữ quốc gia hoặc một ngôn ngữ bản
địa”. Điều này có nghĩa là, tuy nhiên cộng đồng thế giới có một quan niệm
riêng phù hợp với tính chất hay đặc điểm xã hội của nhiều quốc gia trong
một thời gian nào đó.
Chẳng hạn nhƣ ở Pháp, khái niệm mù chữ là “analphabétisme” hay
“Illettrisme”. Đầu những năm 80 của thế kỷ trƣớc, “mù chữ” đã đƣợc xem
xét ở quốc gia này trong mối tƣơng quan với hàng loạt các vấn đề xã hội
khác, mà vấn đề xã hội liên quan nhiều hơn cả là vấn đề dân nhập cƣ đến từ
châu Phi. Bởi vì trong thực tế bộ phận dân cƣ này còn nhiều bất cập trong
việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai trên đất pháp. Năm 1981, trong một báo cáo
về vấn đề nghèo đói, ngƣời ta đã nêu bật thực tế rằng nhiều ngƣời Pháp
nghèo đói còn hạn chế trong việc đọc và viết. Tổ chức “ATD Quart –
monde” đƣợc thành lập cùng thời gian với sự xuất hiện của quan niệm “biết
chữ” nhằm phân biệt một bộ phận ngƣời nghèo Pháp hạn chế trong việc đọc
và viết với những công nhân có tay nghề cao nhập cƣ nhƣng lại hoàn toàn
mù chữ. Trongh tình hình xã hội nhƣ thế ở Pháp, thuật ngữ biết chữ đƣợc sử
dụng ở nƣớc Pháp để mô tả một ngƣời nào đó đã hoàn thành khóa học ở
trƣờng tiểu học.
Ở một quốc gia châu Âu khác là Anh, trong mọt thời gian dài, ngƣời ta
quan niệm rằng “literate/literacy (biết chữ)” có nghĩa là để chỉ một ngƣời có
sự thông thạo về văn chƣơng, hay rộng hơn nữa là để chỉ một ngƣời đã nhận
đƣợc sự giáo dục tốt, đƣợc học hành đầy đủ. Từ cuối thế kỷ XIX nó mới
đƣợc dùng với một nghĩa khác là để chỉ khả năng cơ bản trong việc đọc và
viết. Trái nghĩa với “literate/literacy” là “illiterate/illteracy (mù chữ)” và từ
này có một phạm vi nghĩa tƣơng đối rộng. Chẳng hạn, một ngƣời đƣợc coi là
mù chữ khi anh ta không có khả năng đọc một danh sách mua sắm hoặc
không thể nắm bắt hay hiểu đƣợc một ám chỉ của Shakespeare hay Keats.
12
Và sau đó là mù chữ tính năng (chức năng) mà giới hạn của nó là thƣờng để
chỉ một ngƣời có thể đọc hoặc viết ở một mức độ nào đó nhƣng ở dƣới một
mức tối thiểu cần thiết để vận dụng trong một tình huống xã hội hay yêu cầu
trong một công việc ổn định. Gần đây, ý nghĩa của từ biết chữ và mù chữ đã
đƣợc mở rộng hơn ý nghĩa ban đầu với việc có thể đọc, viết và bất kỳ lĩnh
vực nào của kiến thức. Ví dụ, “mù chữ địa lý” là không thể xác đinh quốc
gia trên bản đồ thế giới.
Ở Trung Quốc, nội dung khái niệm này còn đƣợc quy định rất cụ thể.
Théo đó, ngƣời đƣợc coi là biết chữ nếu anh ta biết ít nhất là 2000 ký tự
(những ngƣời sinh sống tại các khu vực đô thị) và 1500 ký tự (đối với những
ngƣời sống ở khu vực nông thôn). Việc quy định này, nhƣ vậy, là phụ thuộc
vào đặc điểm xã hội – giáo dục của đất nƣớc Trung Quốc.
Với những ví dụ minh họa ở trên, chúng ta có thể nói , không có một
định nghĩa thống nhất, đúng cho mọi quốc gia cho dù đó là định nghĩa của
UNESCO. Vì thế, dựa trên quan niệm chung là UNESCO đƣa ra về khái
niệm mù chữ, mỗi quốc gia sẽ xây dựng cho mình một định nghĩa riêng, phù
hợp với trình độ, đặc điểm ngôn ngữ và điều quan trọng là phải phù hợp với
xã hội của quốc gia đó trong giai đoạn lịch sử hiện tại.
1.1.2.Quan niệm về hiện tượng mù chữ và tái mù chữ ở Việt Nam
Với logic nhƣ vậy, chúng ta sẽ thấy rằng, Việt Nam cũng có quan niệm
về “mù chữ” theo cái cách của quốc gia mình”. Trong tiếng Việt, từ “mù”
dùng để chỉ hiện tƣợng mắt của một ngƣời nào đó không có khả năng nhìn
thấy” (người mù, mù mắt). Do đó, từ mù chữ là một cách nói hình ảnh ẩn dụ,
chỉ khả năng một ai đó không đọc đƣợc, không hiểu đƣợc con chữ hay văn
bản. Theo GS.TS. Trần Trí Dõi: “Có thể hiểu ai đó tuy nhìn bằng mắt nhƣng
khi nhìn vào “chữ” không khác gì không nhìn thấy vì không hiểu đƣợc giá
trị của “âm” và “nghĩa” của chữ có trƣớc mắt mình. Còn tái mù chữ là hiện
13
tƣợng “mù chữ trở lại” sau một thời gian đã biết chữ”. Nhƣ vậy, hiện tƣợng
tái mù chữ không đƣợc định nghĩa một cách riêng rẽ, cụ thể, tách bạch mà
đƣợc nhận diện thông qua việc định nghĩa hiện tƣợng mù chữ. Về cách hiểu
về hiện tƣợng mù chữ ở Việt Nam cũng có những cách hiểu hay giải thích và
quan niệm khác nhau.
1.1.2.1. Quan niệm của một số tác giả trong nước
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên , mục từ “mù
chữ” đƣợc giải thích là tình trạng: “Không biết đọc, biết viết (tuy ở tuổi đáng
lẽ đã được học, đã biết chữ)”[Hoàng Phê (2007),tr.798]. Theo nội hàm định
nghĩa trong từ điển nhƣ thế, khái niệm “mù chữ” ở đây đƣợc diễn giải là
“những ngƣời đến tuổi đi học mà không biết đọc, không biết viết thì là
những ngƣời mù chữ”.
Nhƣ vậy, theo định nghĩa của “Từ điển tiếng Việt”, hợp thành khái
niệm mù chữ sẽ bao hàm hai nội dung làm thành tiêu chí nhận diện là không
biết đọc và không biết viết. Nhƣng với hai nội dung trên, rõ ràng, cách hiểu
về mù chữ là chƣa phản ánh đƣợc hết nội hàm của khái niệm này. Bởi vì,
nếu xác định khái niệm “mù chữ” đồng nghĩa với khái niệm “không biết
chữ”, ngƣời ta sẽ thấy hai nội dung “không biết đọc, không biết viết” sẽ
không hoàn toàn tƣơng ứng với khái niệm “không biết chữ”. Bởi vì, khái
niệm “biết chữ” (literacy) phải là biết đọc, biết viết và phải hiểu âm / chữ
mình đọc đƣợc (tức là hiểu chữ). Theo đó, khái niệm “không biết chữ” theo
logic sẽ là sự phủ định khái niệm “biết chữ”. Tuy nhiên, trong thực tế định
nghĩa khái niệm “biết chữ” không phải là một công việc đơn giản. Bởi vì
ngƣời ta phải xem xét nó trong mối quan hệ với những hiện tƣợng xã hội
khác và tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia và thích ứng với từng giai đoạn
lịch sử cụ thể. Vì thế, có thể nói khái niệm “mù chữ” trong một mức độ nhất
định phụ thuộc vào chính sách giáo dục của một nhà nƣớc cụ thể.
14
Qua cách giải thích mục từ “mù chữ” nhƣ đã nêu trên, chúng ta có thể
thấy rằng từ “mù chữ” trong “Từ điển tiếng Việt” đã đƣợc định nghĩa thông
qua cách phủ định khái niệm ngƣợc lại với nó, đó là “biết chữ”. Cách giải
thích nhƣ vậy chỉ mới xét thuần về mặt “chữ nghĩa”. Nó đáp ứng đƣợc yêu
cầu của môt cuốn từ điển tƣờng giải ở mức độ phổ thông, song lại chƣa phản
ánh hết đƣợc nội dung của hiện tƣợng mù chữ. Do đó, nếu muốn tìm hiểu
sâu về hiện tƣợng này thì không thể lấy đây làm căn cứ đánh giá một cách rõ
ràng đƣợc.
Tác giả Phạm Tất Thắng trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ thực hiện tại
Viện ngôn ngữ học về “Tình hình mù chữ, tái mù chữ và vấn đề xóa mù chữ
ở Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc
tế”, [43; tr.7-8] đã đề nghị rằng khái niệm “mù chữ” trong từ vựng tiếng Việt
cần phải đƣợc phân biệt trong hai trƣờng hợp sử dụng khác nhau. Trƣờng
hợp thứ nhất, “mù chữ” chỉ một hiện tƣợng xã hội thuộc địa hạt giáo dục, đó
là “tình trạng không biết chữ”. Trƣờng hợp thứ hai, “mù chữ” chỉ một trạng
thái thuần túy bệnh lý hay bệnh học. Đối với trƣờng hợp thứ nhất, ngƣời ta
có thể khắc phục đƣợc bằng việc “đi học chữ”, tức đến trƣờng học chữ; còn
đối với trƣờng hợp thứ hai, do là một chứng bệnh lý nên cần điều trị theo y
khoa.
Những tác giả thực hiện “đề tài cấp Bộ” cũng giải thích thêm rằng hai
trƣờng hợp trên thực chất là hai tên gọi (hay hai từ) đồng âm, tức là những
từ có âm đọc giống nhau nhƣng ý nghĩa lại khác nhau. Theo đó, một tên gọi
là ẩn dụ từ vựng, một tên gọi khác là tên gọi có quy chiếu biểu vật. Nếu xét
trong quan hệ với tiếng Anh, tên gọi thứ nhất có từ tiếng Anh tƣơng ứng là
“illiteracy”, tên gọi thứ hai là “word-blindness” (hay dyslexia, alexia). Các
từ tiếng Anh này đƣợc giải thích: “illiteracy” đƣợc định nghĩa là trái với
“literacy”, còn “literacy” đƣợc định nghĩa là “cái năng lực đọc và viết”.
15
“Dyslexia” đƣợc định nghĩa “(thuộc lâm sàng) một chứng bệnh ảnh hƣởng
đến khả năng đọc. Sự giải thích trên giúp ngƣời ta có thể phân biệt hai từ
đồng âm khác nghĩa này trong các ngữ cảnh sau đây: a,Một là tên gọi bệnh
mù chữ nằm cùng hệ thống với tên gọi nhƣ bệnh mù màu (colour –
blindness); b, Hai là tình trạng “không biết chữ” là một cái “nạn” chứ không
phải một thứ “bệnh”.
Nhóm tác giả thực hiện “đề tài cấp Bộ” nói trên còn giải thích thêm
rằng theo cách gọi ẩn dụ của từ “mù chữ”, trong thời đại công nghệ hóa hiện
nay, ngƣời Việt Nam còn có cách nói “mù máy tính” (computer illiteracy)
thay cho cách dịch đáng phải có là “không biết về máy tính” hay “ dốt về
máy tính”, “mù pháp luật” (legal illiteracy) thay cho cách dịch “không biết
về pháp luật” hay “không hiểu pháp luật”, thậm chí còn có cách nói “mù tịt
về điện” với nghĩa là “mù” hay “không có” kiến thức về điện
Nhƣ vậy, cho đến nay, chúng ta thấy, có lẽ cũng chỉ có những tác giả
nói trên “quan niệm” về khái niệm “mù chữ” một cách tƣờng minh nhƣ vậy.
Còn phần lớn, ngƣời ta nói đến khái niệm này một cách tự nhiên, với ý nghĩa
nhƣ “Từ điển tiếng Việt” đã định nghĩa.
1.1.2.2. Quan niệm của nhà nước Việt Nam và Bộ GD&ĐT
Cho đến nay, Chính phủ và bộ GD&ĐT Việt Nam chƣa đƣa ra một định
nghĩa cụ thể nào về khái niệm “mù chữ” và “tái mù chữ”. Tuy nhiên, ngƣời
ta có thể nhận biết quan niệm về hiện tƣợng này của Nhà nƣớc và Bộ Giáo
dục và Đào tạo Việt Nam khi theo dõi những Thông tƣ hay Quyết định,
Hƣớng dẫn đã đƣợc ban hành từ khi có thể chế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đến nay liên quan đến hoạt động “xóa mù” và PCGDTH ở Việt Nam.
a. Về khái niệm “mù chữ”
Nhƣ chúng ta đã biết, ở nƣớc ta sau khi thành lập nƣớc Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, nhà nƣớc đã phát động một phong trào “Bình dân học vụ” để
16
xóa nạn “mù chữ”. Tuy nhiên, có thể nói vào lúc đó nội dung của khái niệm
“mù chữ” chƣa đƣợc xác định một cách tƣờng minh cụ thể. Chỉ đến năm
1956, nội dung của khái niệm này mới xuất hiện trong văn bản hành chính
chính thức của cơ quan quản lý nhà nƣớc là bộ Giáo dục. Về khái niệm mù
chữ và tái mù, theo Quyết định năm 1956 của Bộ Giáo dục về “Quy định
tiêu chuẩn công nhận thoát nạn mù chữ”, nội dung của nó là:
“Điều 1: Được coi là đã thoát nạn mù chữ những người có trình độ
đọc và viết chữ quốc ngữ như sau:
- Đọc: đọc chữ viết, chữ in không phải đánh vần từng tiếng và đọc
được đúng các con số có hàng nghìn.
- Viết: viết chính tả một bài dài độ 80 tiếng trong 45 phút, không mất
nhiều lỗi và biết viết các con số có hàng nghìn.
Điều 2: Các dân tộc miền núi đã có văn tự riêng mà đọc, viết chữ
dân tộc đến trình độ quy định ở trên thì được công nhận là đã thoát nạn mù
chữ”.
Nhƣ vậy, theo nội dung của quy định đầu tiên này, một ngƣời đƣợc
xem là biết chữ (tức là đã “xóa mù chữ”/ “thoát nạn mù chữ”) khi ngƣời đó
có trình độ tƣơng đƣơng với trình độ đi học lớp 1 đến lớp 3 của cấp Tiểu
học. Cũng trong quy định này, Nhà nƣớc Việt Nam ghi nhận công tác xóa
mù chữ có thể thực hiện bằng chữ viết của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Có
nghĩa là thay vào trình độ biết chữ phổ thông, nếu một ngƣời dân tộc thiểu
số biết đọc, viết chữ dân tộc mình cũng sẽ đƣợc coi nhƣ đã thoát nạn mù
chữ. Những nội dung nói trên đƣợc quy định cách đây gần 60 năm và về
nguyên tắc, vẫn đƣợc lƣu giữ cho đến hiện nay.
Cụ thể, Thông tƣ số 14 - GDĐT ngày 5 tháng 8 năm 1997 hƣớng dẫn
về “Tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra, đánh giá kết quả chống mù chữ và
17
phổ cập giáo dục Tiểu học” ở Việt Nam đã quy định chuẩn công nhận biết
chữ đối với cá nhân và cơ sở xã, phƣờng là nhƣ sau:
“1. Đối với cá nhân:
- Người được công nhận biết chữ phải được kiểm tra công nhận hết
mức 3 chương trình chống mù chữ (hoặc hết lớp 3 tiểu học).
2. Đối với đơn vị cơ sở (xã, phường).
- Phải có 90% trở lên số người trong độ tuổi 15-35 được công nhận
biết chữ. Riêng miền núi, vùng có khó khăn phải có 90% trở lên số người
trong độ tuổi 15-25 được công nhận biết chữ.
3. Đối với tỉnh, huyện và đơn vị tương đương.
- Lấy đơn vị cơ sở (xã, phường) để tính công nhận đạt chuẩn.
- Phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở (xã, phường) được công nhận đạt
chuẩn.
- Riêng miền núi, vùng có khó khăn phải có 80% trở lên số đơn vị cơ sở
(xã, phường) được công nhận đạt chuẩn.”
Nhƣ vậy, từ năm 1997, trình độ chuẩn biết chữ với cá nhân là lớp 3 của
chƣơng trình xóa mù hoặc lớp 3 tiểu học. Nếu chƣa đạt đến trình độ này thì
cá nhân đó vẫn trong diện mù chữ. Những nội dung tiếp theo nêu rõ tiêu
chuẩn đánh giá các cấp địa phƣơng đƣợc công nhận là đạt chuẩn xóa mù ở
độ tuổi rõ ràng từ 15 – 35. Độ tuổi này hiện nay vẫn đƣợc lấy làm căn cứ cho
nhiều báo cáo, thống kê về PCGDTH- XM ở nƣớc ta.
Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 05 năm 2007 của
Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Chương trình xóa mù chữ và
giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ” và Quyết định số 79/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 30 tháng 12 năm 2008 “Quy định đánh giá và xếp loại học viên học
Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ” đã quy định
cụ thể về các giai đoạn thực hiện chƣơng trình xóa mù. Những quy định này
18
là cơ sở cho việc xác định ngƣời biết chữ và khẳng định lại trình độ tiêu
chuẩn xếp loại biết chữ, mù chữ ở mỗi giai đoạn (I và II) trong những năm
gần đây ở Việt Nam. Cụ thể:
“Giai đoạn I: Xóa mù chữ (Lớp 1, 2, 3. Giai đoạn này (gồm 3 môn học:
Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội) dành cho những người chưa đi học
bao giờ, bỏ học giữa chừng lớp 1, 2, 3 hoặc những người mù chữ trở lại.
Giai đoạn II: Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (Lớp 4, 5) Giai đoạn
này (gồm 4 môn học: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học) dành
cho những người mới được công nhận biết chữ hoặc những người bỏ học
giữa chừng ở lớp 4, lớp 5”.
“Học viên học hết chương trình lớp 3 và được xếp loại học lực đạt yêu
cầu thì được Thủ trưởng các cơ sở giáo dục tổ chức lớp học xóa mù chữ xác
nhận vào học bạ: Xác nhận biết chữ”.
Về khái niệm tái mù chữ, Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03
tháng 05 năm 2007 có đề cập đến nói về việc ngƣời thuộc diện tái mù chữ
bằng khái niệm “ những người mù chữ trở lại”. Theo đó, họ phải học lại
chƣơng trình xóa mù tƣơng đƣơng những ngƣời chƣa từng đi học giai đoạn
I. Nhƣ vậy, nội dung của khái niệm này khi áp dụng cho cá nhân có thể đƣợc
hiểu nhƣ: ngƣời đã từng đi học và đƣợc xác nhận biết chữ nhƣng nay khi
kiểm tra lại thì không còn đạt đƣợc trình độ đó nữa.
Tóm lại, theo các quy định của Bộ GD & ĐT đã công bố, tiêu chí để
xác định một cá nhân mù chữ hay tái mù chữ đƣợc xác định là:
a, Những ngƣời đã học từ lớp 1-3 tiểu học đạt yêu cầu đƣợc coi là “xóa
mù” Còn ở tuổi này mà bỏ học giữa chừng thì phải đƣợc xem là ngƣời “mù
chữ”. Tiêu chuẩn này là để phân biệt số học sinh ở tuổi tiểu học vẫn đang đi
học (đƣợc coi là “không mù chữ - xóa mù)” và số ngƣời ở độ tuổi đến trƣờng
từ lớp 1-3 tiểu học trở lên nhƣng không đến trƣờng thì phải coi là “mù chữ”.
19
b, Những ngƣời tự học (chƣa bao giờ đến trƣờng) mà không đạt trình
độ tƣơng đƣơng với lớp 3 tiểu học thì cũng đƣợc coi là ngƣời mù chữ.
c, Những ngƣời có thể đã học đến lớp 5 nhƣng khi kiểm tra lại không
đạt trình độ lớp 3 tiểu học thì đƣợc xem là ngƣời tái mù chữ. Điều này có
phần khác với quan niệm cho rằng, tái mù chữ là ngƣời không còn giữ
nguyên trình độ nhƣ lúc đầu đã đƣợc đào tạo ở bất kỳ cấp học nào.
Rõ ràng, nhƣ vậy tiêu chuẩn đánh giá ngƣời biết chữ từ sau năm 1956
đến nay, về cơ bản, cũng không có gì thay đổi so với Quyết định 317/QĐ
ngày 26 tháng 05 năm 1956 của Bộ Giáo dục. Tiêu chuẩn đánh giá ngƣời
biết chữ trong thời kỳ này đƣợc xem là tƣơng đƣơng với ngƣời đã “đủ kiến
thức” lớp 3 bậc tiểu học. Cái khác là nó nằm trong mối quan hệ với mặt
bằng giáo dục ở mức cao hơn. Đó là hệ thống giáo dục Tiểu học gồm 5 lớp
(từ lớp 1 đến lớp 5) và là thời kỳ nƣớc ta đã phổ cập giáo dục bậc Tiểu học.
Có thể nói, tiêu chuẩn xác định và đánh giá ngƣời biết chữ hay mù chữ nhƣ
thế là dựa trên tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của nƣớc Việt
Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Một điều cần chú ý là, những Quyết định và Thông tƣ đã ban hành của
Bộ GD&ĐT không chỉ giới hạn ở vấn đề “mù chữ” đối với chữ quốc ngữ,
hiểu rộng ra là “mù chữ” tiếng Việt (ngôn ngữ “phổ thông” theo cách gọi
trƣớc đây và hiện nay là ngôn ngữ quốc gia). Những văn bản của Bộ
GD&ĐT còn đề cập đến vấn đề “mù chữ” liên quan đến chữ viết của ngôn
ngữ các dân tộc thiểu số. Theo đó, nhƣ “Điều 2” trong quyết định 317/QĐ
ngày 16/05/1956 của Bộ Giáo dục đã ghi rõ: “Các dân tộc Miền núi đã có
văn tự riêng mà đọc, viết chữ dân tộc đến trình độ quy định ở trên thì đƣợc
công nhận là đã thoát nạn mù chữ”. Rõ ràng, nhƣ tinh thần của quyết định
này, ngƣời Việt Nam nếu đọc, viết chữ dân tộc đến trình độ quy định nhƣ
đối với chữ “quốc ngữ” thì cũng có thể coi là ngƣời đã xóa đƣợc mù chữ.
20
Nhƣ vậy, ở Việt Nam, nếu chỉ giới hạn ở vấn đề “mù chữ” quốc ngữ là chƣa
thấy hết đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ của một xã hội đa dân tộc.
Chúng ta cũng biết rằng, ngày 24 tháng 03 năm 2014 Chính phủ vừa
mới ban hành Nghị định số 20/2014/NĐ-CP về “Phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ”. Trong chƣơng 3 của Nghị định, điều 17 quy định “Đối tƣợng xóa mù
chữ là những ngƣời trong độ tuổi từ 15 – 60 chƣa biết chữ”; đồng thời, điều
19 xác định:
“1- Ngƣời đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1
chƣơng trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn
thành lớp 3 chƣơng trình giáo dục tiểu học.
2 – Ngƣời đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2
chƣơng trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn
thành chƣơng trình giáo dục tiểu học”.
Nhƣ vậy, so với tiêu chuẩn “xóa mù chữ” trƣớc đây, Nghị định năm
2014 của Chính phủ quy định có “hai mức độ xóa mù chữ” tƣơng đƣơng
với hai “chuẩn biết chữ”. Trong đó, “chuẩn biết chữ mức độ 1” là “hoàn
thành lớp 3 chƣơng trình giáo dục tiểu học”; còn “chuẩn biết chữ mức độ 2”
là “hoàn thành chƣơng trình giáo dục tiểu học”.
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các tiêu chí của GS.TS. Trần
Trí Dõi, ngƣời chủ trì đề tài nhóm A, mã số QGTĐ.12.09 :“Nghiên cứu tình
hình mù chữ và tái mù chữ vùng dân tộc thiểu số: trường hợp tỉnh Điện
Biên”để nhận diện các đối tƣợng thuộc diện “mù chữ” và “tái mù chữ” ở địa
bàn phƣờng Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Nội
dung của các tiêu chí này nhƣ sau:
a, Người được nhận diện là mù chữ khi: