Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khảo sát tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.53 KB, 104 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

4

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

5

6. Cấu trúc của luận văn

5

NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chính sách ngơn ngữ dân tộc
1.1. Một số cơ sở lý luận về chính sách ngơn ngữ dân tộc
1.1.1. Khái niệm “chính sách”


1.1.2. Khái niệm chính sách ngơn ngữ dân tộc

7
11

1.2. Kinh nghiệm xây dựng chính sách ngơn ngữ dân tộc của
một số quốc gia trên thế giới
1.2.1. Xu thế chung

14

1.2.2. Những kinh nghiệm cụ thể trong chính sách ngơn ngữ
dân tộc của một số nước trên thế giới

18

1.3. Các văn bản trực tiếp và gián tiếp liên quan đến chính sách
ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước thời gian gần đây

37

1.4. Tiểu kết chương 1

46

Chương 2: Cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc

47

2.1. Khái niệm cảnh huống ngôn ngữ

2.2. Cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc

51

2.2.1. Khái quát về vùng Tây Bắc

53


2.2.2. Cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc

55

2.2.3. Cảnh huống ngôn ngữ tỉnh Sơn La

62

2.3. Tiểu kết chương 2
Chương 3: Tình hình thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng
và Nhà nước tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây

63

3.1. Đặt vấn đề
3.2. Những thành tựu và tờn tại, bất cập trong thực thi chính sách
ngơn ngữ dân tộc tại tỉnh Sơn La trong những năm gần đây

63

3.2.1. Những thành tựu đã đạt được


73

3.2.2. Những tồn tại, bất cập
3.3. Những thành tựu và tồn tại, bất cập trong thực thi chính sách
ngơn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây

75

3.3.1. Những thành tựu đã đạt được

80

3.3.2. Những tồn tại, bất cập

92

3.4. Tiểu kết chương 3

94
98

KẾT LUẬN
Một số kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

2

101



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngơn ngữ dân tộc là vấn đề nhạy cảm , phức tạp trong cơng tác hoạch
định và thực thi chính sách của mỗi nhà nước. Nó có khả n ăng tác động đến
sự an - nguy của chế độ. Trong một đất nước đa dân tộc, giải quyết tốt vấn đề
ngôn ngữ dân tộc sẽ góp phần giúp nhà nước điều hoà được các mâu thuẫn xã
hội, duy trì được sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo
tiền đề cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước.
Để tham mưu cho Đảng và Nhà nước đưa ra những hiệu chỉ nh cần
thiết, kịp thời trong giải quyết những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ dân tộc ,
việc khảo sát, đánh giá cơng tác thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc trong
những năm qua là rất quan trọng . Đây là nhiệm vụ khơng chỉ của các cơ quan
chính quyền, mà còn của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu vấn đề này.
Việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về chính sách ngơn ngữ dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta trên phạm vi cả nước là một công việc to lớn, phức tạp và
cơng phu, địi hỏi những người khảo sát, nghiên cứu phải tiến hành khối lượng
công việc khổng lồ trải dọc theo chiều dài đất nước. Trong những năm qua, đã
có một số cơ quan , tổ chức và các nhà khoa học tiến hành phân tích, đánh giá
chung về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước . Tuy nhiên, do mỗi vùng
có cảnh huống ngơn ngữ riêng, nên cùng một chính sách ngơn ngữ dân tộc
nhưng lại phát huy và có những tác động, ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, việc
đánh giá phân tích q trình thực thi chính sách ngơn ngữ tại những vùng cụ
thể, xuất phát từ khía cạnh ngơn ngữ học xã hội, còn nhiều bỏ ngỏ. Trong khi
đó, Tây Bắc là một vùng có cảnh huống ngôn ngữ phức tạp . Cơng tác thực thi
chính sách ngơn ngữ dân tộc ở đây trong những năm gần đây mặc dù đã đạt

3



được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, dẫn đến nhiều vấn
đề phức tạp khác làm ảnh hưởng tới công tác đảm bảo an ninh , trật tự trên đị a
bàn. Đây chính là lý do tơi chọn đề tài luận văn “Khảo sát tình hình thực thi
chính sách ngơn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là thơng qua việc khảo sát tình hình thực thi
chính sách ngơn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây,
nhằm góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nướ c mà cụ thể là các nhà hoạch
định chính sách có được cái nhìn tồn diện về việc này và đưa ra những hiệu
chỉnh về chính sách ngơn ngữ dân tộc phù hợp hơn trong thời gian tới.
Từ mục đích trên luận văn có nhiệm vụ như sau:
- Hệ thống hóa những lí luận cơ sở về chính sách ngơn ngữ và chính
sách ngơn ngữ ở Việt Nam liên quan đến luận văn.
- Giới thiệu, phân tích cảnh huống ngôn ngữ ở vùng Tây Bắc.
- Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện và chính sách ngơn ngữ dân tộc
tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây.
- Từ kết luận về tì nh hì nh thực thi chí nh sách ngôn ngữ dân tộc tại Tây
Bắc, đề xuất kiến nghị, giải pháp trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá việc thực thi những
chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước tại vùng Tây Bắc trong
những năm gần đây, gồm địa bàn 12 tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên,
Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hoà Bình,
Lạng Sơn, Cao Bằng và các huyện phía Tây của 2 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An một trong những vùng có tình hình an ninh dân tộc tương đối phức tạp.

4


Tuy nhiên, do địa bàn rất rộng nên luận văn này chỉ khảo sát điểm, tức
là khảo sát trường hợp ở một số địa bàn nhất định trong vùng.

4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã
hội như điền dã, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp…, phương pháp diễn
dịch, quy nạp và các thủ pháp xử lí tư liệu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung cho
lý luận ngôn ngữ học xã hội nói riêng và cho ngôn ngữ học nói chung trong
việc nghiên cứu, đánh giá, đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tiễn liên
quan đến hoạch định chính sách xã hội.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và đề
xuất các kiến nghị nhằm giải quyết tốt vấn đề ngôn ngữ dân tộc cho Đảng và
Nhà nước tại vùng chiến lược Tây Bắc.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương I - Cơ sở lý thuyết: trình bày một số khái niệm cơ bản về chính
sách ngơn ngữ làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, giới thiệu
một số mơ hình chính sách ngơn ngữ dân tộc của một vài quốc gia trên thế
giới. Ngoài ra, chương này cũng dành một phần đáng kể nhằm giới thiệu các
văn bản trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chính sách ngôn ngữ dân tộc
của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời gian gần đây.
Chương II - Cảnh huống ngôn ngữ ở vùng Tây Bắc: trên cơ sở lý thuyết
cảnh huống ngôn ngữ, chương này tập trung giới thiệu những nét cơ bản về
cảnh huống ngôn ngữ ở vùng Tây Bắc (gồm lượng, chất và thái độ ngôn ngữ).

5


Trong đó chú trọng tới sự thay đổi cảnh huống ngôn ngữ ở vùng Tây Bắc
trong những năm gần đây. Để có những nhận xét, đánh giá cụ thể hơn về cảnh
huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc, luận văn tiến hành khảo sát cụ thể cảnh huống

ngôn ngữ ở Sơn La - tỉnh có cảnh huống ngơn ngữ điển hình trong vùng này.
Chương III - Tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng
và Nhà nước ta tại vùng chiến lược Tây Bắc trong những năm gần đây: khảo
sát tình hình thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc tại tỉnh Sơn La, kết hợp với
những số liệu về thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc vùng Tây Bắc để đưa
ra đánh giá, kết luận về những thành tựu đã đạt được , tồn tại, bất cập cũng
như phân tí ch nguyên nhân của những tồn tại , bất cập đó trong thực thi các
chính sách ngôn ngữ của Đảng v à Nhà nước tại vùng này. Kết hợp với xu thế
thay đổi cảnh huống ngôn ngữ, luận văn đưa ra những kiến nghị, đề xuất, giải
pháp với Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến
chính sách ngơn ngữ dân tộc , đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gì n
trật tự an toàn xã hội tại vùng chiến lược Tây Bắc trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hố và hội nhập quốc tế.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ DÂN TỘC
1.1. Một số cơ sở lý luận về chính sách ngơn ngữ dân tộc
1.1.1. Khái niệm “chính sách”
1) Để trang bị cơ sở lý luận thống nhất cho những vấn đề được đề cập trong
luận văn, trước tiên chúng ta cần làm rõ một số khái niệm.
Trước hết, muốn hiểu được thế nào là chính sách ngơn ngữ dân tộc,
khái niệm đầu tiên phải tìm hiểu là “chính sách”.
Xuất phát từ những góc độ khác nhau nên hiện nay có nhiều định nghĩa về
khái niệm “chính sách” khác nhau. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính
sách (chính trị) là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ;
được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.

Bản chất, nội dung và định hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của
đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Muốn định ra chính
sách đúng, phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai
đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường
lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể”.
Định nghĩa này đã nêu được các yếu tố tạo thành khái niệm chính sách
như nội dung, lĩnh vực, thời điểm cơ sở để hoạch định chính sách, việc thực
thi chính sách… nhưng dường như cịn thiếu một yếu tố là “chủ thể đưa ra
chính sách” - cái được thể hiện trong các định nghĩa khác về chính sách.
Các từ điển tiếng Nga, Anh khi định nghĩa từ “chính sách” (политика,
policy) hầu như đều đề cập đến chủ thể chính sách:

7


“Chính sách là hoạt động của các cơ quan cơng quyền và quản lý nhà
nước thể hiện cơ cấu xã hội và cấu trúc kinh tế của đất nước, đồng thời cũng
là hoạt động của các đảng phái và các tổ chức, nhóm xã hội khác nhằm đạt
được các lợi ích và mục đích của mình” (Толковый словарь под ред. C. И.
Ожегова и Н.Ю.Шведовой).
“Chính sách là phương hướng hoạt động của nhà nước hay các nhóm
xã hội nào đó trong một lĩnh vực và giai đoạn nhất định” (Новый толковословообразовательный словарь русского языка. Автор Т. Ф. Ефремова).
“Chính sách là hoạt động của các tầng lớp, đảng phái, nhóm xã hội,
được xác định bởi lợi ích và mục tiêu của họ, đồng thời là hoạt động của các
cơ quan công quyền và quản lý nhà nước, thể hiện bản chất kinh tế - xã hội
của xã hội đó. Chính sách đối nội bao gồm các quan hệ trong nội bộ đất nước;
cịn chính sách đối ngoại bao gồm các quan hệ giữa các nhà nước và giữa các
dân tộc” (Словарь иностранных слов).
“Chính sách” được hiểu là kế hoạch hành động, sự trình bày những ý
tưởng,… do một chính phủ, đảng chính trị, tổ chức doanh nghiệp,… đưa ra

hoặc áp dụng” (Advanced English Dictionary).
Theo các định nghĩa trên, chủ thể đưa ra chính sách là chính phủ
(government), các cơ quan cơng quyền và quản lý nhà nước (органов
государственной власти и государственного управления), đảng phái
(party, партия), các nhóm xã hội (общественные группировка), tổ chức
doanh nghiệp (business, организация), cá nhân (individual), v.v…
Trong “Từ điển tiếng Hán hiện đại”, từ “chính sách” được định nghĩa
“là những chuẩn tắc hành động do quốc gia hoặc chính đảng đặt ra nhằm thực

8


hiện đường lối ở một thời kỳ nhất định”. Theo đó, chủ thể đưa ra chính sách
là “nhà nước” hoặc “chính đảng”.
Trong khi đó, Wikipedia thì cho rằng, chủ thể duy nhất là chính phủ và
giải thích như sau:
- Chính sách là quyết định của chính phủ (nói rộng ra là của nhà nước),
chứ không phải là quyết định của một đảng hoặc một tổ chức chính trị hoặc
một cá nhân nào đó.
- Chính sách là quyết định của chính phủ nhằm giải quyết một vấn đề
nào đó liên quan đến sự phát triển của con người và xã hội thuộc phạm vi
quản lý nhà nước.
Chính sách là quyết định được thực thi chứ không phải là quyết định chỉ tồn
tại trên giấy tờ, tức là bao gồm cả chủ trương và hành động thực hiện chủ trương.
“Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện
nào đó của chính phủ; nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được
và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự
phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - mơi trường”
[xem 20, trang 103].
2) Ở Việt Nam, liên quan đến khái niệm chính sách cịn có hai khái

niệm là “đường lối” và “chủ trương”.
Đường lối là phương hướng có tính chỉ đạo lâu dài trong hoạt động
(thường của một quốc gia, một tổ chức chính trị lớn).
Chủ trương là những điều quyết định về phương hướng hoạt động.
Trong mối quan hệ với hai khái niệm này, chính sách là “chủ trương và
các biện pháp của một đảng phái, của một chính phủ trong một lĩnh vực chính

9


trị xã hội” (Đại từ điển tiếng Việt); chính sách là “sách lược và kế hoạch cụ
thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị và thực tế
đặt ra”. (Sách lược là những hình thức tổ chức và đấu tranh để giành thắng lợi
trong một cuộc vận động chính trị - Từ điển tiếng Việt).
3) Như vậy, chính sách cần được hiểu ở những góc nhìn nhất định: xem
xét nó một cách độc lập hay trong mối quan hệ với các phạm trù khác, chẳng
hạn như chính trị hay pháp quyền.
Nếu nhìn nhận chính sách như một hiện tượng tĩnh và tương đối độc lập
thì chính sách được hiểu là những tư tưởng, định hướng, mong muốn cần hướng
tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chẳng qua
chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, thể hiện chính sách mà thơi.
Tổng hợp các điều trên, có thể thấy, “chính sách” là một thuật ngữ
chính trị, bao gồm các yếu tố:
- Nội dung: gồm hai nội dung là những chuẩn tắc cụ thể và các biện
pháp/kế hoạch/chiến lược để thực hiện các chuẩn tắc đó.
- Phạm vi của chính sách: khơng có chính sách chung chung mà phải có
chính sách cho từng lĩnh vực cụ thể.
- Cơ sở của chính sách: thực tiễn, gắn với định hướng và trong mối
quan hệ với các chính sách khác.
- Thời gian và khơng gian: có tính giai đoạn, gắn với hồn cảnh cụ thể.

- Chủ thể đưa ra chính sách: chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường
lối chính trị chung. Dựa vào đường lối chính trị chung, cương lĩnh chính trị
của đảng cầm quyền mà người ta định ra chính sách. Như vậy, chính sách
ln gắn liền với quyền lực chính trị, với đảng cầm quyền và với bộ máy
quyền lực công - nhà nước.
10


Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, vì thế, chính
sách ở Việt Nam là do Đảng và Nhà nước Việt Nam hoạch định. Nguyên tắc tổ
chức thực thi quyền lực chính trị là “Đảng đề ra đường lối, chính sách, Nhà nước
cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật” [xem 20, trang 103].
1.1.2. Khái niệm chính sách ngơn ngữ dân tộc
1) Trước khi tìm hiểu khái niệm chính sách ngơn ngữ dân tộc, ta hãy
cùng tìm hiểu thế nào là chính sách ngơn ngữ.
Có thể khẳng định rằng, chính sách ngơn ngữ là chính sách thuộc phạm
vi/lĩnh vực ngơn ngữ, vì thế, khái niệm về chính sách ngơn ngữ phải đảm bảo
được các yếu tố cấu thành chính sách nói chung và những yếu tố cấu thành
chính sách ngơn ngữ nói riêng.
Từ khi thuật ngữ Chính sách ngơn ngữ (Language Policy) lần đầu tiên
xuất hiện trong tác phẩm “Ngôn ngữ học xã hội” (“Sociolinguistic”) bằng
tiếng Anh của tác giả J.A. Fishman đến nay, đã có nhiều định nghĩa về chính
sách ngơn ngữ. Chẳng hạn:
“Chính sách ngơn ngữ là hệ thống biện pháp nhằm tác động một cách có ý
thức để điều chỉnh mặt chức năng của ngôn ngữ và thông qua đó tác động đến
cấu trúc ngôn ngữ ở một chừng mực nhất định”. (V.A. Avrorin, 1970).
Chính sách ngơn ngữ “là một bộ phận hữu cơ trong chính sách dân tộc
của một nhà nước, một giai cấp hay một đảng phái nào đó” và là “bình diện
ngơn ngữ trong chính sách (cương lĩnh) của đảng và nhà nước về vấn đề dân
tộc”. (Avrorin, Isaev).

“Về mặt xã hội, chính sách ngơn ngữ là một bộ phận trong chính sách
đối nội của giai cấp thống trị nhà nước trong một quốc gia nhất định”. “Chính
sách ngơn ngữ có bình diện lý thuyết của nó, phụ thuộc vào chính sách của xã

11


hội (nhà nước) và bình diện thực tiễn, tức là tồn bộ các biện pháp ngơn ngữ
cụ thể được thi hành để thực hiện các quan điểm lý thuyết. Như vậy tơi hiểu
chính sách ngơn ngữ là tồn bộ các biện pháp, được định ra để tác động, điều
chỉnh có định hướng các q trình ngơn ngữ, được thực hiện bởi xã hội (nhà
nước)”. (Nikolskij, 1982).
“Nói đến chính sách ngơn ngữ là nói đến sự can thiệp có ý thức, có tổ
chức, có cơ sở khoa học của xã hội và sự hoạt động, phát triển của ngôn ngữ.
Nói cách khác, chính sách ngơn ngữ là sự lãnh đạo những yêu cầu ngôn ngữ học
của xã hội dựa trên sự hiểu biết khoa học về những quy luật của ngôn ngữ, đưa
ngôn ngữ vào quỹ đạo phát triển chung của xã hội, làm cho ngôn ngữ phục vụ ăn
khớp với sự phát triển của xã hội”. (Nguyễn Hàm Dương, 1985).
“Chính sách ngơn ngữ là hệ thống các quan điểm chính trị của một nhà
nước, một giai cấp, một đảng phái về các vấn đề ngôn ngữ và hệ thống các
biện pháp do nhà nước, giai cấp, đảng phái đó tiến hành nhằm tác động lên sự
hành chức và biến đổi của các ngơn ngữ và các hình thức tồn tại ngơn ngữ
theo những mục đích chính trị nhất định”. (Như Ý, 1985)
Như vậy, khái niệm “chính sách ngơn ngữ” cần phải được xây dựng
trên cơ sở của khái niệm “chính sách” đó là:
- Phải nằm trong mối tương quan chung với chính sách về các vấn đề
khác của cộng đồng như kinh tế, giáo dục, dân tộc…
- Phải được xây dựng trên thực tế của đời sống ngôn ngữ ở một giai
đoạn nhất định (tức là phải dựa trên cơ sở cảnh huống ngôn ngữ).
- Nội dung do hai bộ phận hợp thành: chủ trương chính trị về ngơn ngữ

và sự thực thi chủ trương đó.
- Có thể do nhà nước hoặc tổ chức chính trị nào đó đưa ra.

12


- Phạm vi có thể ở cấp địa phương hoặc cấp trung ương trong phạm vi
quốc gia hoặc một tổ chức liên minh xuyên quốc gia.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra một định nghĩa ngắn gọn như
sau về chính sách ngơn ngữ:
Chính sách ngơn ngữ là chủ trương chính trị và các biện pháp thực
hiện chủ trương đó về ngơn ngữ của nhà nước hoặc các tổ chức chính trị
trong phạm vi quốc gia hoặc xuyên quốc gia [xem 20, trang 103].
2) Trong một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ nhất định, hiếm khi chỉ có
một ngôn ngữ mà thường là có hai hay nhiều ngôn ngữ khác nhau cùng tồn tại.
Điều này xuất phát từ thực tế là các tộc người khác nhau cùng sinh sống đan xen.
Trong số những ngôn ngữ cùng tồn tại trong môi trường ấy, thế nào cũng có một
ngôn ngữ có vai trò và chức năng nổi trội, lấn át các ngơn ngữ cịn lại. Ngơn ngữ
đóng vai trị chủ đạo ấy thường là ngôn ngữ của đa số, nhưng cũng có thể là
ngôn ngữ của thiểu số - tùy thuộc vào đặc thù thể chế chính trị của quốc gia,
vùng lãnh thổ đó. Xung đột giữa các cộng đồng ngơn ngữ khác nhau để tranh
giành vị trí ngơn ngữ chủ đạo vẫn thường xảy ra. Điều này sẽ dẫn đến bất ổn về
chính trị, an ninh, trật tự kéo theo là kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Vì vậy, bên cạnh chính sách phát triển ngơn ngữ chủ đạo, người ta cũng
phải có chính sách đối với những ngơn ngữ thứ yếu cịn lại (thường là ngơn
ngữ của các dân tộc thiểu số).
Việt Nam có tất cả 54 dân tộc anh em cùng chung sống hịa bình, và
mỗi dân tộc có ngơn ngữ riêng của mình. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta chưa
có văn bản nào chính thức quy định tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, nhưng
trên thực tế có thể nói tiếng Việt đang hành chức là ngơn ngữ quốc gia thực

thụ, các ngơn ngữ cịn lại giữ vai trị thứ yếu. Vì vậy, bên cạnh chính sách

13


phát triển đối với tiếng Việt, Đảng và Nhà nước ta cũng có những chính sách
cụ thể quan tâm đến duy trì và phát triển ngơn ngữ của các dân tộc thiểu số.
Kết hợp định nghĩa về chính sách ngơn ngữ với những phân tích trên,
có thể đưa ra khái niệm về chính sách ngơn ngữ dân tộc như sau:
Chính sách ngơn ngữ dân tộc là chủ trương chính trị và các biện pháp
thực hiện chủ trương đó về ngơn ngữ dân tộc của nhà nước hoặc các tổ chức
chính trị trong phạm vi quốc gia hoặc xuyên quốc gia.
1.2. Kinh nghiệm xây dựng chính sách ngơn ngữ dân tộc của một số
quốc gia trên thế giới
1.2.1. Xu thế chung
Chính sách đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số là một trong hai nội
dung quan trọng, không thể thiếu trong chính sách ngơn ngữ của bất kỳ quốc
gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ nào. Các vấn đề đặt ra đối với chính sách này
thường xoay quanh việc bảo tồn và phát huy các ngôn ngữ dân tộc thiểu số,
gồm các nội dung như: việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số với tư cách là
tiếng mẹ đẻ; chữ viết các ngôn ngữ dân tộc thiểu số; giáo dục song, đa ngữ;...
Có thể nói rằng, không có mô hình chính sách ngơn ngữ dân tộc chung
cho mọi quốc gia, thậm chí, cho một nhóm các quốc gia có nền chính trị
giống nhau. Bởi mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ đều có cảnh huống ngôn ngữ
khác nhau, và các chế độ, điều kiện về chính trị, xã hội,… khác nhau. Vì thế,
chính sách ngơn ngữ dân tộc của mỗi quốc gia là khác nhau. Tuy nhiên, về
tổng thể, để xây dựng chính sách ngơn ngữ dân tộc, các nước đều phải dựa
trên những tiền đề về lý thuyết cũng như khung chung về nền tảng như cảnh
huống ngôn ngữ, điều kiện về chính trị, xã hội,… Do đó, việc học hỏi những
kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chính sách ngôn ngữ dân tộc của các nước


14


trên thế giới để áp dụng vào xây dựng chính sách ngôn ngữ dân tộc ở nước ta
là một điều rất cần thiết. Điều này giúp chúng ta đi đúng hướng, tránh được
những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra, góp phần tạo dựng một chính sách tổng
thể hồn thiện của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực ngôn ngữ.
Thế giới đang bước vào thế kỷ toàn cầu hóa, các nước công nghiệp
đang bước vào thời kỳ hậu công nghiệp, các nước đang phát triển thì bước
vào thời kỳ công nghiệp hóa. Một xu hướng đang diễn ra trên thế giới là, mỗi
quốc gia một mặt cần gắn kết các dân tộc trong nội bộ quốc gia, đồng thời tạo
mối quan hệ giữa các quốc gia trong quan hệ khu vực và quan hệ quốc tế, cụ
thể là xu hướng liên kết về chính trị, kinh tế, trong khi duy trì, bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc, bộ tộc trong một quốc gia đang là xu hướng tất yếu. Chẳng
hạn, Liên minh Châu Âu có quốc hội chung, thị trường kinh tế chung, đồng
Euro chung,… nhưng các nước vẫn duy trì quyền độc lập, bình đẳng về ngơn
ngữ của các thành viên; Chính phủ Pháp, một thành viên tích cực của EU, đã
ban hành một loạt nghị quyết nhằm ngăn chặn tiếng Anh bị lạm dụng trong
đời sống kinh tế nước Pháp; các nước trong khối ASEAN một mặt tạo ra
những điểm chung thống nhất về kinh tế nhưng mặt khác lại đa dạng về văn
hóa và ngôn ngữ;… [xem 20, trang 103].
Trước tình hình này, nhiều ý kiến cho rằng, các quốc gia cần có sự điều
chỉnh về chính sách ngơn ngữ nhằm đẩy mạnh q trình thống nhất về kinh tế,
đồng thời tôn trọng và phát triển văn hóa, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Điều
đó có nghĩa là, ở các quốc gia đa dân tộc, đa ngơn ngữ, chính sách ngơn ngữ
dân tộc cần xây dựng trên cơ sở dung hòa quyền lợi quốc gia và quyền lợi của
mỗi dân tộc, tạo nên sự thống nhất - đa dạng về ngôn ngữ. Xuất phát từ thực
tiễn đó, trong những năm gần đây, nhiều nước đã có những sự điều chỉnh
trong chính sách ngơn ngữ dân tộc.


15


Ở Pháp, nếu như từ năm 1794 đến 1951 có luật cấm sử dụng các ngôn
ngữ dân tộc thiểu số và các phương ngữ tiếng Pháp thì đến năm 1971 đã bỏ
luật cấm sử dụng các ngôn ngữ Boston, Basco, Katalan, Oxtan…
Ở Na Uy, suốt 50 năm, tiếng Saam bị cấm đốn, khơng được giảng dạy
cho người Saam thì ngày nay đã có trường học riêng dạy ngôn ngữ này và có
trung tâm văn hóa Saam.
Ấn Độ công khai đảm bảo các quyền ngôn ngữ dân tộc thiểu số cho các
tiểu bang: sự đảm bảo này được thể hiện bằng một thoả thuận của các bộ trưởng
chính yếu của các bang (1961), theo đó, nếu trong một lĩnh vực bất kỳ có 15% dân
số thuộc các nhóm thiểu số, thì các tài liệu chính thức phải được xuất bản bằng các
ngôn ngữ thiểu số. Nhưng thực tế, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thường bị lãng
quên trong giao tiếp chính thức cũng như trong các tài liệu chính thức.
Ở Mỹ, tuy không tuyên bố ngôn ngữ nào là ngôn ngữ quốc gia, nhưng
tiếng Anh (Anh Mỹ) là một ngôn ngữ nổi trội trong đời sống nước Mỹ. Tiếng
Anh là ngôn ngữ cơ bản được dùng trong giao tiếp của nhà nước, trong đối
ngoại, trong nền hành chính nội bang, liên bang và địa phương, trong các
trường học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, thể dục thể thao, giải
trí,… Ngay cả đơn từ như xin việc làm, đăng ký thất nghiệp, nhập học, xin
cấp bằng lái xe,… cũng phải bằng tiếng Anh. Cho nên những người sống trên
đất Mỹ không thể ngoảnh mặt với tiếng Anh mà ngược lại, coi tiếng Anh là
một ngôn ngữ bắt buộc. Ngay cả vùng New Mexico coi tiếng Tây Ban Nha là
ngôn ngữ chính thức và Hawaii coi tiếng Hawaii là ngơn ngữ chính thức thì
vẫn khơng thể bỏ qua tiếng Anh, bởi tiếng Anh được coi là “một nền văn hóa
ngơn ngữ đầy quyền uy, mạnh mẽ, áp đảo tất cả các ngơn ngữ khác”.
Như vậy, mặc dù là chính sách ngôn ngữ ẩn nhưng những người sinh
sống ở Mỹ đều phải hiểu rằng, ngôn ngữ giao tiếp chung mặc nhiên là tiếng


16


Anh, và nỗ lực muốn dùng một ngôn ngữ khác là không phù hợp theo một
cách thức nào đó. Do đó, chính sách ngơn ngữ của Mỹ hồn tồn khơng phải
là “trung hòa” như biểu hiện của nó mà dành đặc ân cho tiếng Anh.
Như đã biết, vào thập niên 60 của thế kỷ XX, với học thuyết “nồi
đúc” (melting pot), nước này cố gắng làm cho tất cả những người thuộc các
dân tộc khác nhau, các nền văn hóa khác nhau cư trú tại Mỹ trở thành một
dân tộc duy nhất và chung một thứ tiếng là tiếng Anh. Lý do là vì chính
phủ Mỹ cần thúc đẩy sự giống nhau để tạo sức mạnh cho sự thống nhất,
tránh chia rẽ. Phong trào “tiếng Anh duy nhất” (English-only) là một biểu
hiện rõ ràng của ý đồ chính trị ẩn sau chính sách ngơn ngữ dân tộc. “Thơng
qua sự giống nhau về ngơn ngữ để hình thành sự giống nhau về suy nghĩ,
tình cảm; phong tục tập quán cũng sẽ được nặn đúc theo hướng đồng hóa
lẫn nhau, và như vậy, với thời gian, những khác biệt gây ra xung đột sẽ
biến mất” (Atkin, 1887).
Có thể nói rằng, lịch sử chính sách ngơn ngữ của Mỹ cơ bản là một quá
trình ép buộc mọi người trong một phạm vi rộng sử dụng tiếng Anh đồng thời
hạn chế quyền sử dụng các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sau
nhiều biến cố quan trọng, đặc biệt là sau vụ khủng bố 11/9/2001, quan niệm
trước đây về vị trí thống soái của tiếng Anh ở Mỹ đã nhường chỗ cho quan
niệm về sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa.
Khuynh hướng ủng hộ sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa đặc biệt rầm
rộ ở Australia: năm 1973, Chính phủ Cơng Đảng Australia áp dụng chính
sách song ngữ tồn dân, theo đó, mọi cơng dân Australia phải nắm được ít
nhất hai ngơn ngữ là tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngồi (nếu như tiếng mẹ đẻ
là tiếng Anh) hoặc tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh (nếu tiếng mẹ đẻ không phải
là tiếng Anh).


17


1.2.2. Những kinh nghiệm cụ thể trong chính sách ngơn ngữ dân tộc
của một số nước trên thế giới
Chính sách ngôn ngữ dân tộc là một vấn đề mà bất kỳ quốc gia có chủ
quyền nào cũng rất quan tâm. Vì vậy trong thực tế, có rất nhiều chính sách
ngơn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không thể tham khảo tất cả các cách
giải quyết đã có trên thế giới mà phải có một sự lựa chọn nhất định. Việc lựa
chọn chính sách của một quốc gia nào đó để tham khảo, trước hết phụ thuộc
vào khả năng có hay chưa có tư liệu của nước ấy, sau đó là phụ thuộc vào
nước đó có cảnh huống ngôn ngữ giống ta hay không và cuối cùng là những
nước đó có láng giềng gần gũi với chúng ta không.
Đương nhiên, trong từng giai đoạn nhất định chúng ta sẽ phải tạo điều
kiện để từng bước bổ sung đầy đủ những kinh nghiệm của nhiều nước khác
nhau và đó chính là nhu cầu hồn thiện chính sách của chúng ta về vấn đề
này. Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước có cảnh huống ngôn ngữ
tương đối giống với Việt Nam:
1) Kinh nghiệm của Australia
Tính đến ngày 29/12/2011, dân số Australia có 22.804.610 người, hàng
ngày sử dụng nhiều ngôn ngữ. Sự đa dạng ngôn ngữ không phải là hiện tượng
mới có hiện nay của quốc gia này mà là sự đa dạng có từ trước khi người
Châu Âu chinh phục. Nơi đây, theo các nhà nghiên cứu, đã từng là xã hội đa
ngôn ngữ với khoảng 200 đến 250 ngôn ngữ khác nhau của người bản xứ.
Vào cuối thế kỷ XVII, tiếng Anh được đưa vào quốc gia này cùng với nhiều
ngơn ngữ khác nhau do dịng người nhập cư từ những vùng khác nhau trên thế
giới. Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, tiếng Anh là ngôn ngữ có quyền lực lớn nhất
và là ngôn ngữ để cho các tập thể không nói tiếng Anh dùng chung trong giao
tiếp với nhau, đồng thời ở đây đã có một số lượng khơng ít các ngơn ngữ bản


18


địa bị tiêu vong. Nhìn một cách tổng thể, Australia là một quốc gia có trạng
thái đa dạng ngôn ngữ và ở một chừng mực nhất định, nó gần giống với trạng
thái đa ngữ ở địa bàn các dân tộc thiểu số nước ta hiện nay.
Ngoài trạng thái đa dạng ngơn ngữ mà chúng ta vừa sơ bộ phân tích ở
trên, Australia còn là một quốc gia có địa lý gần gũi trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Sự gần gũi về mặt địa lý này phần nào có
ảnh hưởng lẫn nhau trong giao lưu khu vực. Chúng ta có thể qua cách xử lý
của một quốc gia có một điều kiện địa lý như vậy, chọn lọc những kinh
nghiệm cho mình, xây dựng và thực hiện một chính sách hợp lý để phát triển
ngơn ngữ văn hóa vùng dân tộc miền núi của nước ta.
Như vậy, trong những vấn đề mà chúng ta có thể lựa chọn làm kinh
nghiệm cho mình, có lẽ vấn đề dạy và học ngôn ngữ thứ hai trong một số cộng
đồng dân cư ở Australia là vấn đề đáng quan tâm nhất. Trường hợp này có thể
nói là trường hợp song ngữ của người thổ dân khi họ có ý thức duy trì tiếng mẹ
đẻ của họ và học thêm ngôn ngữ quốc gia. Ở nước này, người ta xây dựng một
chính sách ủng hộ việc mở rộng và nâng cao trình độ song ngữ, vừa có lợi cho
một cộng đồng người cụ thể, vừa có lợi cho xã hội nói chung. Nói một cách
khác, nhà cầm quyền Australia rất ủng hộ việc giảng dạy các ngôn ngữ bản địa
ở những vùng khác nhau cũng như các ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh.
Theo Josph Lo Bianco, việc thực hiện giáo dục song ngữ ở đất nước
này xuất phát từ bốn mục đích xã hội trực tiếp: a) làm giàu về văn hóa và tri
thức cho người học; b) góp phần phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp tri
thức về sản xuất và trao đổi sản phẩm; c) tạo ra sự bình đẳng và cơng bằng xã
hội cho những cá nhân trong cộng đồng quốc gia: d) nâng cao vị trí của quốc
gia trong khu vực và trên thê giới.
Tác giả này nhấn mạnh “phần nhiều việc học ngôn ngữ thứ hai được


19


tiến hành theo nhu cầu hơn là sự lựa chọn, các lợi ích về văn hóa và tri thức
vẫn là nguyên nhân chính khiến cho người Australia đảm bảo việc dạy ngôn
ngữ thứ hai được tiếp tục và đẩy mạnh”.
Có thể thấy một điều là những người xây dựng chính sách giáo dục
song ngữ bản địa ở nước này nhấn mạnh đến tính nhu cầu của người thụ
hưởng giáo dục. Như vậy, việc tiếng mẹ đẻ của một vùng cư dân bản địa nào
đó được đưa vào giảng dạy là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cư dân là chủ
thể của ngôn ngữ ấy, mà không phải là sự áp đặt chủ quan của những người
xây dựng chính sách. Cách đặt vấn đề như vậy là phù hợp với thực tiễn vì
việc học tiếng mẹ đẻ như một ngôn ngữ thứ hai không phải là một vấn đề đơn
giản. Nó vừa mất thời gian vật chất của người thụ hưởng giáo dục, nó vừa tốn
kém về chi phí để có thể thực hiện điều đó. Vì thế, nếu không xuất phát từ
nhu cầu nội tại của người thụ hưởng thì những khó khăn ấy sẽ nhân lên gấp
bội, do đó khó có thể thực hiện được.
Cùng với việc nhấn mạnh tính nhu cầu trong giáo dục song ngữ, người
ta còn thấy ở đây họ nhấn mạnh đến lợi ích về văn hóa tri thức của người thụ
hưởng giáo dục song ngữ, coi đây là nguyên nhân chính thúc đẩy, quy định
tính nhu cầu của người thụ hưởng sự giáo dục ấy. Rõ ràng, khi thực hiện giáo
dục tiếng mẹ đẻ cùng với ngôn ngữ quốc gia cho một bộ phận cư dân nào đó,
người ta không thể không tính đến lợi ích về văn hóa của họ. Lợi ích này càng
cao thì tính cấp thiết của nhu cầu này càng lớn và điều này cũng chỉ là hệ quả
của một vấn đề khác. Đó là tình trạng ngơn ngữ của một cư dân có một nền
văn hóa đa dạng và phong phú sẽ gánh trách nhiệm là công cụ phản ánh lợi
ích văn hóa ấy nặng hơn ngơn ngữ của một cư dân khác chưa có một sự đa
dạng và phong phú văn hóa như vậy. Có lẽ cùng một cách nhìn như vậy mà
Josph Lo Bianco viết rằng: “Trong quan hệ với các nhóm văn hóa truyền
thống đã có chữ viết, các kiến thức sâu sắc nhất chỉ có thể được lĩnh hội qua

20



×