Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Sự điểu chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong nhiệm kỳ của Tổng thống R.Nixon ( 1969-1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HƢƠNG




SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ
CỦA TỔNG THỐNG R.NIXON (1969 – 1973)




LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ










Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HƢƠNG





SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ
CỦA TỔNG THỐNG R.NIXON (1969 – 1973)



Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thiện Thanh





Hà Nội-2014

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý rất tận tình và
nghiêm túc từ TS Trần Thiện Thanh, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô vì tất cả những
hướng dẫn và sự giúp đỡ của Cô trong suốt thời gian em học tập và hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc của tôi tới gia đình và bạn bè, những người luôn quan tâm,
động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu.


Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014
Học viên



Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 10
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 10
5. Đóng góp của luận văn. 11
6. Bố cục luận văn. 12
PHẦN NỘI DUNG 14
CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN CUỐI THẬP
NIÊN 1960 – ĐẦU THẬP NIÊN 1970 14
1.1. Tình hình thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. 14
1.1.1. Thế cân bằng quân sự Mỹ - Liên Xô. 14
1.1.2. Trung Quốc và mâu thuẫn Trung Quốc – Liên Xô. 19
1.2. Thực trạng nƣớc Mỹ và chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. 23
1.2.1. Nƣớc Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam. 23
1.2.2. Sự suy giảm tƣơng đối địa vị kinh tế của Mỹ. 32
1.3. Tình hình Nhật Bản cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970. 36
CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN
TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R. NIXON (1969 – 1973) 45
2.1. Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ 45
2.2. Những điều chỉnh chính sách trong quan hệ đồng minh với Nhật Bản. 48
2.2.1. Trên phƣơng diện chính trị - an ninh: gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh
và hợp tác song phƣơng và trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản 48
2.2.2. Trên phƣơng diện kinh tế: Điều chỉnh tỷ giá đồng Yen/USD và hạn chế
xuất khẩu hàng dệt len, sợi tổng hợp của Nhật Bản sang Mỹ. 75
CHƢƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN 83

3.1. Đối với nƣớc Mỹ. 83
3.2. Với Nhật Bản. 90
3.3. Với mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản. 98
3.4. Với quan hệ quốc tế và Việt Nam. 102
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Phụ lục 1: The Nixon Doctrine 123
Phụ lục 2: Joint Statement Following Discussions With Prime Minister Sato
of Japan. November 21, 1969 134
Phụ lục 3: Agreement Between the United States of America and Japan

Concerning the Ryukyu Islands and the Daito Islands
Washington and Tokyo (simultaneously), 17th June,1971 138
Phụ lục 4: Address to the Nation Outlining a New Economic Policy:
"The Challenge of Peace." August 15, 1971 143
Phụ lục 5: Joint Statement of Japanese Prime Minister Sato and
U.S. President Nixon 150
Phụ lục 6: Joint Statement of Japanese Prime Minister Tanaka and 152
Phụ lục 7: Joint Communique of Japanese Prime Minister Tanaka and
U.S. President Nixon 155
Phụ lục 8: Một số hình ảnh 160


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ
KÍ HIỆU
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
Đơn vị đo trong dệt may: Square Yard Equal: yd
2
SYE
Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)
ODA
Organization for EconomicCooperation and Development (Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế )
OECD
Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ ( National Security Council)
NSC

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa với tốc độ nhanh chóng nhƣ hiện nay, mỗi
cá thể đều phải tìm cách thích nghi với một thực tế là môi trƣờng xung quanh
thay đổi không ngừng. Mỗi quốc gia cũng vậy, phải đƣa ra những chiến lƣợc
và sách lƣợc phù hợp với biến đổi phức tạp của mối quan hệ với các chủ thể
khác nhau trong quan hệ quốc tế. Việc hoạch định chính sách đối ngoại của
mỗi quốc gia đều xuất phát từ ―lợi ích quốc gia‖, phân tích tình hình thực tế của
từng đối tƣợng, từng mối quan hệ trong bối cảnh chung của toàn thế giới và
khu vực, từ đó tìm ra những đƣờng hƣớng chính sách đem lại lợi ích lớn nhất
cho mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của các quốc gia
không chỉ là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn ở tầm vĩ mô, rút ra những bài học
cho việc hoạch định chính sách của mỗi nƣớc, mà còn giúp các thực thể khác
trong quan hệ quốc tế thích nghi với môi trƣờng thực tế của mình.
Từ lâu, chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn luôn có tác động to lớn
với thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của các nƣớc này
luôn đƣợc các học giả trên thế giới quan tâm, đặc biệt là chính sách đối ngoại
của Mỹ. Trong chính sách đối ngoại của Mỹ, mảng chính sách với Nhật Bản
trong thế kỉ XX lại càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử
và quan hệ quốc tế. Điều đó xuất phát từ những điều đặc biệt của lịch sử hai
nƣớc. Không ai có thể phủ nhận rằng Mỹ là một trong những nƣớc có ảnh
hƣởng lớn nhất trên thế giới. Còn ở châu Á, Nhật Bản cũng có tầm ảnh hƣởng
quan trọng trong khu vực. Mối quan hệ của hai nƣớc cũng trải qua những
thăng trầm: từng là kẻ thù của nhau trong thế chiến thứ hai (1939 – 1945)
nhƣng sau khi bƣớc ra khỏi cuộc chiến một thời gian lại trở thành đồng minh
và quan hệ liên minh Mỹ - Nhật Bản vẫn đƣợc duy trì, củng cố cho tới nay.
Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại, liên minh Mỹ - Nhật Bản cũng có
những thời kì đứng trƣớc những thách thức gay gắt buộc mỗi nƣớc phải đƣa
ra những điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của thực tế trong và ngoài nƣớc.

2

Giai đoạn 1969 – 1973 trong nhiệm kì của Tổng thống R. Nixon là một giai
đoạn nhƣ vậy. Mỹ đã phải điều chỉnh chính sách đối ngoại với Nhật Bản thể
hiện chủ yếu trên hai phƣơng diện là an ninh – chính trị và kinh tế. Vì sao Mỹ
phải điều chỉnh chính sách đối ngoại với Nhật Bản? Sự điều chỉnh đó có phá
vỡ hay vẫn nằm trong liên minh Mỹ - Nhật Bản? Sự điều chỉnh đó tác động
nhƣ thế nào tới chính nƣớc Mỹ, với Nhật Bản và với khu vực châu Á trong đó
có Việt Nam? Những vấn đề đó hầu nhƣ chƣa đƣợc các học giả trong nƣớc
đi sâu nghiên cứu. Do vậy, vấn đề này đòi hỏi có sự phân tích tổng thể và sâu
sắc để đi đến những giải đáp thỏa đáng.
Đó cũng chính là những lí do khiến tôi lựa chọn vấn đề “Sự điều chỉnh
chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong nhiệm kì của Tổng thống
R. Nixon (1969 – 1973)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Lịch sử
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong phạm vi nguồn tài liệu mà cá nhân tiếp cận đƣợc, xin tóm tắt lịch
sử nghiên cứu vấn đề này ở trong và ngoài nƣớc nhƣ sau:
Ở nước ngoài, có thể thấy số lƣợng các công trình nghiên cứu về chính
sách đối ngoại của Mỹ là rất nhiều, chứng tỏ đây là một chủ đề nghiên cứu rất
đƣợc các học giả quan tâm. Trong số đó, có thể phân chia thành hai nhóm nhƣ
sau: Nhóm thứ nhất là những nghiên cứu tổng quan về nƣớc Mỹ và những
lĩnh vực cụ thể trong đó có các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của
Mỹ nói chung; nhóm thứ hai là nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại
của Mỹ với Nhật Bản nói chung và trong nhiệm kì của Tổng thống R. Nixon
(1969 – 1973) nói riêng.
Với nhóm thứ nhất, một số sách về tiến trình lịch sử nƣớc Mỹ và văn
hóa Mỹ nhƣ “An outline of American History” (Khái lƣợc lịch sử nƣớc Mỹ,
1994) của Howard đã đƣợc xuất bản bằng tiếng Việt năm 2000, hay cuốn
“America” (Nƣớc Mỹ, 2000) của George Brown Tindall và David
Emory…nghiên cứu lịch sử và văn hóa Mỹ trên phạm vi thời gian và không


3
gian rộng tạo cơ sở cho việc phân tích quá trình hoạch định chính sách đối
ngoại của Mỹ, tuy nhiên phần về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Ngoài ra, có khá nhiều học giả nghiên cứu về chính
sách đối ngoại của Mỹ trong và sau chiến tranh lạnh, xin nêu một vài tác
phẩm tiêu biểu: Năm 1973, cuốn “U.S. foreign Policy in a changing world”
của Elan M. Johns, Jr. đƣợc xuất bản tại New York. Năm 1983, cuốn
“Foreign Policy Making and the American Political System” của hai tác giả
James A. Nathan và James K. Oliver của Đại học Delaware đƣợc xuất bản tại
Toronto, Canada. Cuốn sách tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa việc
hoạch định chính sách đối ngoại với hệ thống chính trị Mỹ trong thời kì từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 80. Năm 1994, cuốn The
American Age - U.S. foreign policy at home and abroad của Walter Lafeber
đƣợc xuất bản với 2 tập I và II. Ở tập II, tác giả đã dựng lại một cách tổng thể
chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ đặc biệt là trong thế kỉ XX trong đó
cũng bao hàm những chính sách liên quan đến Nhật Bản. Ngoài ra, trong tác
phẩm “Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu” của học giả Lý Thực Cốc đƣợc
dịch và xuất bản năm 1996 đã phân tích những biến đổi của tình hình chính trị
thế giới, nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu. Một
tác phẩm đáng chú ý khác là “ Nước Mỹ nửa thế kỉ - Chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh” của Thomas McCommick đã
đƣợc dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 2004. Cuốn sách đã phân tích có hệ
thống chính sách đối ngoại của Mỹ trong nửa thế kỉ - trong và sau chiến tranh
lạnh, đồng thời tác giả đã đi sâu phân tích căn nguyên của những điều chỉnh
chính sách đối ngoại trong thời gian đó….
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên
cứu của các học giả Mỹ, Anh, Trung Quốc…về chính sách đối ngoại của Mỹ
song đa phần là những công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng, nhiều chủ thể
trong quan hệ với Mỹ. Phần về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản
trong các công trình đó chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhƣng cũng cung cấp những hiểu


4
biết tổng quát về bối cảnh lịch sử của việc hoạch định và điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Mỹ. Những hiểu biết đó giúp tôi nhìn nhận vấn đề một
cách bao quát và đa chiều hơn.
Với nhóm thứ hai, nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Mỹ
với Nhật Bản cũng có khá nhiều công trình dƣới dạng sách tham khảo, bài
viết. Trƣớc hết là một cuốn sách đáng tin cậy của cựu Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản
Edwin O.Reischeur xuất bản năm 1965 và tái bản năm 1969 tại Mỹ với nhan
đề “The United States and Japan”. Cuốn sách viết về mối quan hệ Mỹ - Nhật
Bản từ 1945 – 1952 đến giữa những năm 1960, bên cạnh đó là những mối
quan hệ trƣớc chiến tranh Mỹ - Nhật Bản và một số vấn đề khác trong quan
hệ hai nƣớc. Năm 1974, cuốn sách “United States – Japanese relations: The
1970’s” của tác giả Priscilla Clapp viết về mối quan hệ của Mỹ - Nhật Bản
trong thập niên 1970 trên các phƣơng diện quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa
Mỹ và Nhật Bản, triển vọng của mối quan hệ này. Năm 1976, cuốn
“Managing an Alliance: The politics of U.S. – Japanese relations” cũng của
Priscilla Clapp cùng nhóm tác giả I.M. Destler, Sato Hideo, đƣợc xuất bản tại
Washington. Cuốn sách này đã phân tích những vấn đề tồn tại trong quan hệ
hai nƣớc trong hơn hai thập niên sau Thế chiến II và quá trình hoạch định
chính sách đối ngoại giữa hai nƣớc trong giai đoạn này. Đặc biệt, cuốn sách
“U.S. – Japanese relations throughout History: The Clash” đƣợc phát hành
năm 1998 của tác giả Walter Lafeber đƣợc xem là một cách tiếp cận mới
trong các nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Tác giả đã phân tích mối
quan hệ hai nƣớc dƣới góc nhìn của sự va chạm, xung đột của các lợi ích giữa
hai nƣớc trong tiến trình lịch sử từ cuối thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX. Năm
2001, một tác phẩm khá hệ thống về mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản là
“Partnership The United States and Japan 1951 – 2001” do nhà nghiên cứu
Akira Iriye của trƣờng Đại học Havard chủ biên. Trong cuốn sách này, một số
bài viết của các tác giả khác đƣợc tập hợp đem đến cái nhìn tổng thể về mối

quan hệ giữa hai nƣớc trong nửa thế kỉ. Một số khía cạnh đƣợc đi sâu phân

5
tích nhƣ mối quan hệ giữa hai nƣớc đặt trong bối cảnh khu vực châu Á – Thái
Bình Dƣơng, mối quan hệ của hai nƣớc và nhân tố Trung Quốc trong thập
niên 50 của thế kỉ XX, về hoạt động và đóng góp của các đại sứ Mỹ tại Nhật
Bản trong giai đoạn 1945 – 1972 …
Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản giai đoạn
1969 – 1973 cũng đƣợc khai thác trong các công trình viết về chính sách đối
ngoại của nƣớc Mỹ với các nƣớc khác nhƣ cuốn “The Alliance: America –
Europe – Japan: Makers of the Postwar World” của Richard J.Barnet năm
1983 đi sâu phân tích vai trò của Eisenhower, De Gaulle, Dulles, Kenedy,
Johnson, Nixon, Kissinger …trong các sự kiện quan trọng của thế kỉ XX. Hay
cuốn “Alignment despite Antagorism: The United States – Korea – Japan
security triangle” của Victor D. Charles xuất bản năm 1999 nghiên cứu các
mối quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên và Nhật Bản qua các thời kì 1969 –
1971, 1972 – 1974, 1975 – 1979 và những năm 1980 với những sự kiện an
ninh – chính trị nổi bật trong các thời kì này. …Các phân tích trên là nguồn
tham khảo để xem xét các chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong
tổng thể các mối quan hệ phức tạp và đa chiều.
Một số khía cạnh khác của quan hệ Mỹ - Nhật Bản cũng đƣợc đi sâu
khai thác nhƣ vấn đề kinh tế, an ninh – chính trị. Có thể kể đến các công
trình đề cập quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật Bản nhƣ “The U.S – Japanese
economic relationship: Can it be improved?” của Hayashi Kichiro năm
1989, “Collaborating to compete: Using strategic alliances and acquisition
in the global marketplace” của Joel Bleeke và David Ernst năm 1992,
“United States trade policy: A work in progress” của Charles Pearson năm
2004, …Các nghiên cứu về khía cạnh an ninh – chính trị Mỹ - Nhật Bản
cũng khá nhiều nhƣ cuốn “Forecast for Japan: security in the 1970’s” do
James William Morley chủ biên đƣợc Nhà xuất bản Princeton University

phát hành năm 1972. Tác giả đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả khác
khái quát về mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ khi xác lập liên minh năm 1952

6
cho tới thập niên 1960 qua đó dự báo về mối quan hệ an ninh – chính trị Mỹ
- Nhật Bản trong thập niên 1970. Hay cuốn “Japan, the United States and
prospects for the Asia – Pacific century: three scenariors for the future”
của Richard P.Cronin xuất bản năm 1992 phân tích tác động của hành động
bành trƣớng của Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng đến chính sách đối
ngoại của Mỹ. Năm 1994, cuốn “Japan among the powers 1890 – 1990”
của Sydney Giffard đƣợc Nhà xuất bản New Haven and London phát hành
trong đó có chƣơng đề cập một số khía cạnh trong mối quan hệ Mỹ - Nhật
Bản trong giai đoạn 1952 – 1972…
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trực tiếp về sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản giai đoạn 1969 – 1973 khá hạn chế, chủ
yếu đề cập tới học thuyết Nixon hoặc chính sách đối ngoại nói chung của
Tổng thống Nixon nhƣ: “A new trategy for peace: A report to the Congress
by Richard Nixon President of the United States February 18, 1970” do Nhà
Trắng phát hành năm 1970 hay chỉ là những bài tiểu luận tập hợp trong cuốn
“U.S. foreign Policy in a changing world: The Nixon Administration, 1969 –
1973” của Alan M. Jones, Jr xuất bản năm 1973, trong đó chính sách của Mỹ
với Nhật Bản củng chỉ đƣợc điểm qua trong tổng thể chính sách đối ngoại của
Mỹ. Cuốn hồi kí của Henry Kissinger đƣợc Lê Ngọc Tú dịch, Nhà xuất bản
Công an nhân dân phát hành năm 2004 với nhan đề “Cuộc chạy đua vào Nhà
Trắng: Vào nhà trắng những tháng năm từ 1968 đến 1973” cũng ghi lại
những năm tháng từ 1969 – 1973 Kissinger cùng Tổng thống R. Nixon hoạch
định chính sách đối ngoại của Mỹ với các nƣớc khác trên thế giới…
Một nguồn khai thác nữa là các công trình viết về Nhật Bản trong đó đề
cập chính sách của Mỹ nhƣ “Postwar Japan: 1945 to the Present” của John
Livingston, Joe Moore, Felica Olfather đƣợc xuất bản tại New York năm

1973, “The foreign policy of modern Japan” của R.A. Scalapino xuất bản tại
California năm 1977 bàn về các quyết định và quá trình hoạch định chính
sách đối ngoại của Nhật Bản. Gần đây, năm 2010 cuốn “A history of Japan

7
from Stone age to superpower” của Kenneth Henshall đã khái lƣợc lại quá
trình vận động của lịch sử Nhật Bản đặc biệt từ 150 năm trở lại đây, con
đƣờng Nhật Bản trở thành một siêu cƣờng và ảnh hƣởng to lớn của Nhật Bản
với thế giới. Năm 2012, Nhà xuất bản Tri thức phát hành cuốn sách của nhà
nghiên cứu Nhật Bản nổi tiếng của Đại học Havard Akira Iriye “Ngoại giao
Nhật Bản – Sự lựa chọn của Nhật Bản trong thời đại toàn cầu hóa” (Lê Thị
Bình và Nguyễn Đức Minh dịch), trong đó, tác giả đã phân tích sự điều chỉnh
chính sách đối ngoại của Nhật Bản qua các thời kì từ 1940 – 1990 bao hàm
những chính sách đối với Mỹ.
Ngoài ra, trên một số website của Mỹ cũng có những tƣ liệu về các bài
diễn thuyết của Tổng thống Nixon, Học thuyết Nixon, các báo cáo thƣờng
niên của Tổng thống trƣớc Quốc hội Mỹ, các số liệu kinh tế của Mỹ, các Hiệp
ƣớc, Thông cáo chung giữa Mỹ và Nhật Bản…dƣới dạng tƣ liệu nhƣ:
1. www.nixonlbrary.gov/
2. www.niraikanai.wwma.net/
3. www.presidency.ucsb.edu/
4. www.ioc.u-tokyo.ac.jp/
5.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài mà bản thân tôi tiếp cận
đƣợc đa phần đều là những nghiên cứu tổng hợp chính sách đối ngoại của Mỹ
trong và sau chiến tranh lạnh. Chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ
1969 – 1973 đƣợc đề cập khá ít, chƣa đƣợc tách riêng, đi sâu nghiên cứu một
cách hệ thống.
Ở trong nước, trong ba thập niên trở lại đây, việc nghiên cứu chính
sách đối ngoại của các nƣớc lớn trong quan hệ quốc tế thu hút đƣợc sự quan

tâm rất lớn của các học giả. Điều đó thể hiện ở số lƣợng các công trình và
phạm vi nghiên cứu từ phạm vi không gian rộng, thời gian dài đến những
nghiên cứu chuyên sâu trên phạm vi hẹp hơn.

8
Nhiều công trình nghiên cứu tổng quan về lịch sử thế giới, quan hệ
quốc tế và chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn…đã đƣợc xuất bản và đƣợc
đánh giá là những công trình đáng tin cậy nhƣ “Lịch sử thế giới hiện đại từ
1945 – 1995” của tác giả Nguyễn Anh Thái chủ biên, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia phát hành năm 1998; “Quan hệ quốc tế thế kỉ XX” của Nguyễn
Quốc Hùng do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2000;…Đây là những
công trình nghiên cứu khái quát, trong đó có một phần nhỏ đề cập chính sách
đối ngoại của các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản
Với nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của
Mỹ với Nhật Bản, năm 1994 học giả Lê Bá Thuyên hoàn thành Luận án
PTSKH “Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó trong quan hệ quốc
tế hiện nay”. Luận án nghiên cứu bản chất chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ và
quá trình vận động của nó trong thời kì chiến tranh lạnh, nội dung và quá trình
điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. Về chính sách đối ngoại của Mỹ với
Nhật Bản sau chiến tranh lạnh nổi bật có cuốn “Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau
chiến tranh lạnh” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1995. Tác
giả Ngô Xuân Bình đã đi sâu phân tích logic các sự kiện xảy ra và những biến
đổi của tình hình quốc tế cũng nhƣ các vấn đề nội bộ của Nhật Bản. Bên cạnh
đó, công trình này cũng đề cập khía cạnh hợp tác về an ninh – quân sự, quan
hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản và tác động của mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản
với châu Á – Thái Bình Dƣơng trong thời kì sau chiến tranh lạnh. Nằm trong
giới hạn thời gian tƣơng tự, năm 2007 Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của Hoàng
Thị Yến đƣợc hoàn thành với đề tài “Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản thời kì
sau chiến tranh lạnh và tác động tới khu vực Đông Á”.
Đặc biệt, năm 2008, nhà nghiên cứu Trần Thiện Thanh của Trƣờng Đại

học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã bảo vệ thành công Luận án Tiến
sĩ Lịch sử với đề tài “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong
nửa đầu thế kỉ XX”. Luận án nghiên cứu lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ
với Nhật Bản từ 1905 đến 1952, quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của

9
Mỹ với Nhật Bản và những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa hai nƣớc,
những thành công và hạn chế của việc thực hiện chính sách này. Có thể nói,
đây là một công trình nghiên cứu hệ thống và toàn diện nhất về chính sách đối
ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX.
Một số công trình khác tập trung nghiên cứu chính sách kinh tế đối
ngoại của Mỹ nhƣ “Báo cáo về kinh tế Mỹ và chiến lược toàn cầu của đế
quốc Mỹ” của Viện Kinh tế học do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam xuất
bản năm 1969. Báo cáo đã phân tích những cơ sở kinh tế cho chiến lƣợc toàn
cầu của Mỹ, nội dung kinh tế của chiến lƣợc toàn cầu, ý đồ kinh tế của Mỹ
với các khu vực trên thế giới…Năm 1979, Nhà xuất bản Sự thật phát hành
cuốn “Khủng hoảng đồng đôla” đề cập đến nguyên nhân, biểu hiện của
khủng hoảng đồng đôla của Mỹ và những giải pháp khắc phục hậu quả của
cuộc khủng hoảng đó. Năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành
cuốn “Hoa Kỳ kinh tế và quan hệ quốc tế” của Nguyễn Thiết Sơn. Tác giả đã
phân tích và nghiên cứu nền kinh tế Mỹ cùng những mối quan hệ kinh tế của
đất nƣớc này: Chính sách kinh tế Mỹ đối với Liên Bang Nga và Trung Quốc
trong những năm 90. Chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. Chiến tranh Iraq và giới
hạn sức mạnh của Mỹ
Ngoài ra, có một số bài viết trên các tạp chí nhƣ “Tìm hiểu chính sách
đối ngoại của Nhật Bản từ sau thế chiến hai đến nay” của Trần Anh Phƣơng
đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 – 2005; “Triển
vọng quan hệ Mỹ - Nhật Bản và tác động đến khu vực Đông Nam Á” của tác
giả Nguyễn Thái Yên Hƣơng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3 – 2006;
“Điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới”

của tác giả Nguyễn Duy Dũng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số
10 – 2006; “Mỹ và Đông Á: nhìn từ lịch sử và hiện tại” (2006) của Nguyễn
Quốc Hùng…
Nhƣ vậy, trong thời gian gần đây, số lƣợng các công trình nghiên cứu
về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, các

10
nghiên cứu đa số tập trung vào thời gian nửa đầu thế kỉ XX và sau chiến tranh
lạnh. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX đến trƣớc khi chiến tranh lạnh kết thúc
chƣa đƣợc nghiên cứu toàn diện, phần lớn là nghiên cứu khái quát. Đặc biệt,
vấn đề sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong giai
đoạn 1969 – 1973 hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu cụ thể và hệ thống. Đây vừa
là thuận lợi song cũng là khó khăn cho ngƣời nghiên cứu trong quá trình thực
hiện Luận văn này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Những nhân tố chủ yếu tác động tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại
của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969 – 1973.
- Nội dung và những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật
Bản từ 1969 – 1973.
- Tác động của sự điều chỉnh chính sách đó đối với hai chủ thể nghiên
cứu và một số đối tƣợng khác có liên quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Nhật Bản thuộc khu vực Đông Á nên luận văn sẽ đề cập
tới cả chính sách đối ngoại của Mỹ với khu vực này vào những thời điểm có
liên quan.
- Thời gian: từ 1969 – 1973: trong nhiệm kì của Tổng thống R.Nixon.
- Về vấn đề nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách
đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong giai đoạn từ 1969 – 1973 cũng nhƣ tác
động qua lại trong quan hệ hai nƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu,

bản thân học viên chƣa có điều kiện nghiên cứu trên phạm vi rộng nên luận
văn tập trung vào sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản trên hai lĩnh
vực chủ yếu là chính trị - an ninh đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tư liệu.

11
- Các tƣ liệu gốc: Học thuyết của các tổng thống Mỹ và văn kiện của các
cơ quan chính phủ Mỹ đƣợc tập hợp dƣới dạng văn bản.
- Các sách chuyên khảo, hồi kí của một số chính khách, đại sứ.
- Các công trình tham khảo khác của các học giả trong và ngoài nƣớc với
hai ngôn ngữ chính là tiếng Việt và tiếng Anh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm các quan điểm về sự vận động
của lịch sử loài ngƣời, quy luật vận động, quy luật mâu thuẫn, các nguyên lí,
mối liên hệ phổ biến nhƣ mâu thuẫn, đấu tranh… để đánh giá các vấn đề
trong xu thế phát triển của lịch sử, tổng hòa các mối quan hệ và dƣới tác động
của các yếu tố trong và ngoài nƣớc trong những thời điểm cụ thể.
- Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng để lí giải các hiện tƣợng lịch sử, tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh chính sách, những yếu tố tác động và
vai trò của những nhân tố đó.
- Phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phƣơng pháp phân tích, so
sánh, các lý thuyết xung đột quốc tế, cạnh tranh, quyền lực trong quan hệ
quốc tế.
Từ đó có thể rút ra đƣợc những nhận thức về nguồn gốc các sự kiện,
tính chất, đặc điểm của quan hệ Mỹ - Nhật Bản trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài.
5. Đóng góp của luận văn.
- Dựng lại một bức tranh tổng thể về chính sách đối ngoại của Mỹ với

Nhật Bản giai đoạn 1969-1973 một cách khách quan, trung thực.
- Tập trung lí giải, phân tích các yếu tố tác động, nội dung cơ bản của
chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ đó rút ra nhận xét về những tác
động của chính sách đó.
- Luận văn đƣợc xây dựng theo hƣớng một chuyên đề nên sẽ góp phần
vào nghiên cứu chung về Mỹ và lịch sử quan hệ quốc tế, sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập của những ngƣời quan tâm đến

12
quan hệ Mỹ - Nhật Bản, chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản và lịch sử
Nhật Bản trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
6. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục theo quy định của một luận văn thạc sĩ, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN CUỐI THẬP
NIÊN 1960 – ĐẦU THẬP NIÊN 1970
Chƣơng này nêu và phân tích những yếu tố tác động đến sự điều chỉnh
chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm cuối thập niên
1960 đầu thập niên 1970 nhƣ: Tình hình thế giới và khu vực châu Á – Thái
Bình Dƣơng với thế cân bằng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô, nhân tố Trung
Quốc và mâu thuẫn Trung Quốc – Liên Xô; Thực trạng nƣớc Mỹ với sự suy
giảm địa vị kinh tế, sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam,
chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ đặc biệt là Học thuyết Nixon; Tình hình Nhật Bản
cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970 với đặc điểm nổi bật là tốc độ phát
triển ―thần kì‖ về kinh tế và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến
thâm hụt mậu dịch của Mỹ…Qua đó thấy đƣợc những tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp của từng yếu tố đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với
Nhật Bản từ 1969 – 1973.
CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN

TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R. NIXON (1969 – 1973)
Tập trung vào sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản trên hai
phƣơng diện: Chính trị - an ninh và Kinh tế. Về phƣơng diện Chính trị - an
ninh, Mỹ tiếp tục duy trì mối quan hệ đồng minh chiến lƣợc với Nhật Bản
thông qua việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh và trao trả quần đảo
Okinawa cho Nhật Bản. Về phƣơng diện kinh tế, Mỹ buộc phải gây áp lực
khiến Nhật Bản phải hạn chế xuất khẩu hàng dệt len và sợi nhân tạo sang Mỹ

13
và định giá lại đồng Yen so với USD. Qua đó rút ra một số nhận xét về hai sự
điều chỉnh đó.
CHƢƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN
Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những
năm 1969 – 1973 không chỉ có tác động tới bản thân hai chủ thể của mối quan
hệ này là Mỹ và Nhật Bản mà còn có tác động sâu sắc đến mối quan hệ liên
minh Mỹ - Nhật Bản, tới quan hệ quốc tế và Việt Nam trong thời kì đó.
Những tác động này có mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế với từng chủ thể. Trên
phƣơng diện an ninh – chính trị, việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh Mỹ
- Nhật Bản và Mỹ trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản có những tác
động tích cực tới cả hai chủ thể của mối quan hệ đồng thời cũng góp phần
vào hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, việc Okinawa đƣợc
trao trả cho Nhật Bản cũng tạo nên một số thay đổi với một bộ phận quân
nhân Mỹ cũng nhƣ cƣ dân Nhật Bản tại Okinawa. Trên phƣơng diện kinh tế,
Mỹ buộc phải gây áp lực khiến Nhật Bản phải hạn chế xuất khẩu hàng dệt len
và sợi nhân tạo sang Mỹ và định giá lại đồng Yen so với USD khiến quan hệ
hai nƣớc trải qua một giai đoạn khó khăn với các cuộc đàm phán kéo dài và
bế tắc. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những
năm 1969 – 1973 tuy không vƣợt ra khỏi khuôn khổ liên minh Mỹ - Nhật Bản
nhƣng đã đánh dấu một thời kì mối quan hệ liên minh hai nƣớc bị thách thức

bởi các vấn đề về kinh tế. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh này đã thúc đẩy sự trở
lại bằng con đƣờng ―phi quân sự‖ của Nhật Bản ở Đông Nam Á, ngƣợc lại,
Mỹ rút dần sự hiện diện trong khu vực. Theo đó, mối quan hệ giữa Việt Nam
với Nhật Bản bƣớc vào một thời kì mới.
KẾT LUẬN


14
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU
CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN
CUỐI THẬP NIÊN 1960 – ĐẦU THẬP NIÊN 1970
1.1. Tình hình thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng.
1.1.1. Thế cân bằng quân sự Mỹ - Liên Xô.
―Hiện giờ, trên thế giới có hai dân tộc lớn, họ có những điểm xuất phát
không giống nhau nhƣng dƣờng nhƣ sẽ tiến tới cùng một mục đích, đó là
ngƣời Nga và ngƣời Mỹ. Theo một sự sắp đặt thần bí nào đó của thƣợng đế,
một ngày nào đó mỗi dân tộc sẽ nắm trong tay một nửa nhân loại.‖ [6, tr.11]
Lời tiên tri đó của Alexis Tocqueville từ năm 1835 hoàn toàn chính xác. Một
thế kỉ sau đó, Mỹ và Liên Xô đã đóng vai trò trụ cột, quyết định thắng lợi của
phe Đồng minh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Bƣớc
ra khỏi cuộc chiến, Mỹ và Liên Xô trở thành hai cƣờng quốc có ảnh hƣởng
lớn nhất trên thế giới, chi phối sự phát triển của lịch sử thế giới gần nửa thế kỉ
trong cuộc chiến tranh lạnh.
Một trong những căn nguyên đầu tiên của cuộc chiến tranh lạnh bắt
nguồn từ những hiện tƣợng tâm lí khá đặc biệt. Chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc, phát xít Đức, Ý, Nhật Bản đã đầu hàng. Tuy nhiên, với chính quyền
Mỹ, một mối đe dọa tiếp theo tới lợi ích quốc gia của Mỹ theo cách suy nghĩ
của ngƣời Mỹ mối đe dọa này không kém phần nguy hiểm so với mối đe dọa
từ chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện: đó là chủ nghĩa Cộng sản mà đại diện là

Liên Xô. Thực ra sự thù địch của Mỹ và cả các nƣớc tƣ bản khác với Liên Xô
đã nhen nhóm từ ngay khi Cách mạng tháng mƣời Nga thành công và sau đó
là thành lập nhà nƣớc Liên bang xô viết. Trong những năm Chiến tranh thế
giới thứ hai, cả thế giới đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của Hồng quân Liên
Xô. Điều đó khiến Mỹ trở lại với sự thù địch trƣớc đó của mình với Liên Xô.
Việc nƣớc Mỹ đang ở vị trí chi phối thế giới về kinh tế nhƣng về tƣ tƣởng lại
lo sợ sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản chính là một hiện tƣợng tâm lí khá

15
đặc biệt. Đến năm 1947, với ―Chiến lƣợc toàn cầu‖ Mỹ đã chính thức phát
động cuộc ―chiến tranh lạnh‖ nhằm vào Liên Xô. Từ đây, cả Liên Xô và Mỹ
bƣớc vào một thời kì đối đầu hết sức căng thẳng kéo dài hơn 4 thập niên.
Trong 4 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nắm trong tay thế
độc quyền về vũ khí hủy nguyên tử. Đối mặt Liên Xô, một nƣớc đóng vai trò
quyết đinh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới
nhƣng lại là nƣớc chịu tổn thất nặng nề nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai:
khoảng 27 triệu ngƣời chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000
xí nghiệp bị tàn phá nặng nề, [23, 10] Ngƣợc lại, nƣớc Mỹ ít bị tác động
trực tiếp của bom đạn chiến tranh, số thƣơng vong cũng ít hơn rất nhiều với
khoảng 30 vạn ngƣời. Nhờ buôn bán vũ khí Mỹ còn thu về hơn 114 tỉ đôla.
Về kinh tế, khoảng nửa sau những năm 40, sản lƣợng công nghiệp Mỹ chiến
tới hơn một nửa tổng sản lƣợng công nghiệp thế giới (riêng năm 1948 là hơn
56%). Năm 1949, sản lƣợng nông nghiệp Mỹ bằng hai lần sản lƣợng của các
nƣớc Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Ngoài
ra, Mỹ có một kho vàng khổng lồ chiếm ¾ dự trữ vàng của thế giới, nền kinh
tế của Mỹ chiếm 40% tổng sản phẩm của kinh tế thế giới. New York đã thay
London trở thành trung tâm tài chính của thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ cũng
chiếm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển [23, 42]. Về quân sự, năm 1946
hải quân và không quân Mỹ đứng đầu thế giới, lục quân xếp thứ hai, quân đội
Mỹ có mặt ở 56 quốc gia trên khắp thế giới. Đặc biệt, trong bốn năm đầu sau

khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ là nƣớc duy nhất trên thế giới
nắm trong tay vũ khí nguyên tử. Rõ ràng, sức mạnh kinh tế và quân sự của
Mỹ là số 1 thế giới. Nhiều ngƣời cho rằng thời kì sau chiến tranh thứ hai là
―thời đại của Mỹ‖. Tuy nhiên, bằng quyết tâm của mình, nhân dân Liên Xô đã
hoàn thành trƣớc thời hạn kế hoạch 5 năm (1946-1950) trong 4 năm 3 tháng,
căn bản khôi phục sản xuất đạt mức trƣớc chiến tranh. Và trong những năm
50 đến những năm 70, Liên Xô vƣơn lên thành cƣờng quốc công nghiệp thứ
hai thế giới, đi đầu trong những ngành công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân.

16
Đặc biệt, từ năm 1949, khi Liên Xô cũng thử thành công bom nguyên tử, thế
độc quyền vũ khí hạt nhân trƣớc đó của Mỹ đã bị phá vỡ. Có thể thấy, khác
với các thể chế cân bằng quyền lực trƣớc đó, thời kì này vũ khí hạt nhân có
vai trò quyết định trong cuộc chạy đua Mỹ – Xô. Từ sự đối lập về tƣ tƣởng,
chính trị đã dần dẫn đến sự đối đầu về quân sự, chạy đua vũ trang với nhau.
Sự đối đầu về quân sự tăng cả về chất và lƣợng trong hai thập niên
1950 và 1960. Số đầu đạn hạt nhân của Mỹ năm 1950 là trên dƣới 1000
nhƣng đến 1960 là 20000. Năm 1955, Liên Xô hầu nhƣ không có đầu đạn hạt
nhân thì đến 1960 đã có trên 3000. Tổng số vũ khí hạt nhân năm 1960 của Mỹ
là 19 triệu megaton,của Liên Xô lên tới 18 triệu megaton. Ngân sách dành cho
việc sản xuất vũ khí hạt nhân của Liên Xô tăng vƣợt bậc: năm 1950 bằng nửa
của Mỹ thì đến 1963 tốc độ tăng phi mã lên tới 54,7 tỉ USD so với Mỹ 52,2 tỉ
USD.[14, tr.118]. Tiếp đó, năm 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân
tạo. Năm 1961 Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ có ngƣời lái… Thêm vào
đó, sự mở rộng ảnh hƣởng của Mỹ (thông qua ―Kế hoạch Marshall‖ và khối
NATO) và Liên Xô (thông qua tổ chức SEV và VACSAVA) đã làm cho tình
trạng đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô không còn là phạm vi quốc gia mà trở
thành cuộc đối đầu giữa hai hệ thống thế giới. Tuy nhiên việc quân sự hóa thế
giới với vũ khí hạt nhân một cách vô vọng nhƣ vậy bắt đầu làm nảy sinh câu
hỏi về mục đích và kết quả của nó. Đặc biệt, vào tháng 5-1960, máy bay do

thám U2 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Liên Xô càng làm cho Mỹ lo sợ về
sức mạnh quân sự của Liên Xô. Quan hệ hai nƣớc lên đến đỉnh điểm của sự
căng thẳng và tƣởng nhƣ thế giới tiến gần hơn bao giờ hết tới một thảm họa
về một cuộc chiến tranh hạt nhân trong những ngày cuối tháng 10 năm 1962.
Nguy cơ đó liên quan tới một đất nƣớc mới nổi ở Mỹ Latinh, Cuba.
Chúng ta biết rằng Mỹ và Liên Xô không chỉ chạy đua vũ trang mà còn đối
đầu và tranh giành ảnh hƣởng gay gắt ở khu vực ―thế giới thứ ba‖ này. Chiến
tranh Triều Tiên là một ví dụ, và bây giờ đến lƣợt Cuba. Sau thất bại ở Vịnh
Con Lợn năm 1961, chính quyền Kenedy đã thực hiện chính sách ủng hộ các

17
lực lƣợng chống F.Castro nhằm lật đổ chính quyền Cuba. Ngƣợc lại, Chủ tịch
Hội Đồng Bộ trƣởng Liên Xô N.Khruschev kiên quyết bảo vệ Cuba. Trong
khi đó, Chủ tịch Cuba F.Castro rất muốn đƣợc Liên Xô bảo vệ bằng vũ khí
hạt nhân để chống lại Mỹ. Trong các loại vũ khí mà Mỹ và Liên Xô sử dụng,
tên lửa tầm trung đƣợc xem là vũ khí trọng tâm trong việc thực hiện mục đích
của cả hai nƣớc. Do lo ngại các tên lửa Jupiter của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể
hƣớng vào Liên Xô nên nƣớc này đã chuyển những vũ khí tƣơng tự đến Cuba
để những tên lửa đó có thể hƣớng vào chính nƣớc Mỹ. Tạp chí Times đã công
thức hóa chính sách này thành những yếu tố bản chất: ―Tên lửa đạn đạo tầm
trung + NATO = Tên lửa đạn đạo liên lục địa‖[6, tr.386]. Tƣơng tự, phía Liên
Xô công thức sẽ là: ―Tên lửa đạn đạo tầm trung + Cuba = Tên lửa đạn đạo
liên lục địa‖. Ngày 4/10/1962, tàu chuyên chở Indigirka của Liên Xô cập cảng
Mariel với: 36 đầu đạn của các loại tên lửa tầm trung 200 – 700 nghìn tấn đã
đƣợc chuyển đến trƣớc, 6 quả bom nguyên tử cho loại máy bay ném bom
hạng trung IL-28…Phía Liên Xô cũng thừa nhận, tại thời điểm nổ ra cuộc
khủng hoảng, ít nhất 158 vũ khí hạt nhân chiến lƣợc và chiến thuật đã có mặt
ở Cuba, 42 trong số đó có thể đánh tới một số vùng của nƣớc Mỹ.[6, tr.401 –
402]. Ngày 14/10, một máy bay U2 của Mỹ đã chụp ảnh những tên lửa tầm
trung đã nằm trên bệ phóng ở Cuba. Ngày 16/10, Tổng thống Kenedy triệu

tập một nhóm quan chức cấp cao thƣờng gọi là Ủy ban điều hành (Excom) để
thảo luận về các chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng. Cuối cùng Excom
cũng đƣa ra 4 giải pháp: Một là, giải quyết vấn đề bằng con đƣờng ngoại giao
và không phản ứng bằng quân sự. Hai là, rút các tên lửa của Mỹ ở Thổ Nhĩ
Kỳ, đổi lại, Liên Xô sẽ rút các tên lửa khỏi Cuba. Ba là, Mỹ sẽ tấn công các
mục tiêu tên lửa bằng không quân, nếu cần sẽ kèm theo một cuộc xâm lƣợc
của Mỹ. Bốn là, hình thành một thế bao vây để cô lập Cuba và buộc
Khruschev và Castro rút các tên lửa. Sau khi cân nhắc, Tổng thống Kenedy
lựa chọn giải pháp thứ tƣ, nếu giải pháp này thất bại thì mới có thể tính đến
việc phản ứng bằng quân sự. Trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày

18
22/10, Tổng thống tuyên bố đã thiết lập một vành đai bao vây Cuba trên biển,
yêu cầu gỡ bỏ các tên lửa và cảnh báo: Nếu bất kì vũ khí nào hƣớng vào Mỹ,
ông sẽ đáp trả đầy đủ bằng một cuộc tấn công nhằm vào chính Liên Xô. Cơ
quan Chiến lƣợc hàng không của Mỹ tiếp tục thực hiện lệnh không vận lớn
nhất trong đó có lực lƣợng ném bom B52 và bom hạt nhân, 5 quân đoàn khác
chuẩn bị tiến vào Cuba. Ngày 27/10, 12 trong tổng số 25 tàu Liên Xô đang
trên đƣờng tới Cuba đã buộc phải thay đổi hành trình trở về Liên Xô, số còn
lại không mang theo tên lửa. Cùng ngày, Moscow yêu cầu 15 tên lửa của Mỹ
buộc phải rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ phải cam kết không xâm lƣợc Cuba,
đổi lại các tên lửa ở Cuba sẽ đƣợc vô hiệu hóa.
Câu hỏi ai đã thắng trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba có lẽ không
phải là quan trọng nhất. Hơn hết, loài ngƣời đã tránh đƣợc một thảm họa vô
cùng lớn. Từ đây, cả Liên Xô và Mỹ đều học đƣợc một bài học quan trọng về
việc có nên hay không nên sử dụng vũ khí hạt nhân. Hai nƣớc đã đạt đƣợc các
thỏa thuận về vũ khí hạt nhân: Hiệp ƣớc ngừng thử hạt nhân từng phần năm
1963 và Hiệp ƣớc không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 từ đó tiến tới
mong muốn các nƣớc khác không trở thành cƣờng quốc hạt nhân.
Đến đây, có thể nói quan hệ Mỹ - Xô đã dần đi vào ổn định, khả năng

chiến tranh hạt nhân giữa hai cƣờng quốc đã lùi xa. Xu thế đối đầu và chạy
đua vũ trang bằng bất kì giá nào đang bị xói mòn. Mầm mống của xu thế mới
đã mở ra: xu thế hòa dịu, đối thoại. Điều này đã tác động không nhỏ tới việc
hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ khi Tổng thống R.Nixon nhậm chức
năm 1969. Xu thế đó là cơ sở quan trọng dẫn đến những điều chỉnh chính
sách của Mỹ thể hiện qua Học thuyết Nixon.Điểm nổi bật của Học thuyết
Nixon là giảm căng thẳng. Chính sách này có lợi cho cả hai phía trong việc
tập trung vào phát triển kinh tế trong hoàn cảnh nhiều trung tâm mới nổi lên
nhƣ Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Một bƣớc tiến khác của chính sách đó
là Hiệp ƣớc SALT I đƣợc kí giữa Tổng thống R.Nixon và lãnh đạo Liên Xô
L.Brezhnev.

19
1.1.2. Trung Quốc và mâu thuẫn Trung Quốc – Liên Xô.
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đại diện cho hai
cực đối đầu nhau thì liên minh Trung – Xô thực sự là một trở ngại lớn cho
mục tiêu bá quyền của Mỹ. Một nƣớc Trung Quốc XHCN đất rộng ngƣời
đông, thử thành công bom nguyên tử năm 1964 lại đứng về phía Liên Xô là
điều mà Mỹ không bao giờ mong muốn. Vì vậy, sự chia rẽ, bất đồng giữa hai
nƣớc cho thấy sự suy yếu, chia rẽ trong phe các nƣớc XHCN là một lợi thế
tạm thời cho Mỹ trong cuộc chạy đua sức mạnh giữa hai phe. Sự bất đồng
Xô-Trung từ những năm 1950 bắt nguồn từ sự đánh giá khác nhau về vai trò
lịch sử của J. Stalin - nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc Liên Xô trong gần 3
thập kỷ (1924 - 1953) và vị trí của hai Đảng, hai Nhà nƣớc lớn XHCN trong
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ năm 1960 đến 1969, những bất
đồng và mâu thuẫn trong nội bộ giữa Liên Xô và Trung Quốc (sau hai Hội
nghị năm 1957 và 1960) không những không dịu đi mà ngày càng trầm trọng,
công khai. Những cuộc tranh luận gay gắt và bất đồng giữa hai đảng này xoay
quanh các vấn đề lí luận, đƣờng lối chung của phong trào cộng sản quốc tế đã
dẫn đến sƣ phân liệt thực sự của phong trào cộng sản. Sự phân liệt và tập hợp

lực lƣợng của hai đảng ngày càng trở nên ráo riết, công khai. Một số Đảng
cộng sản ở một số nƣớc cũng bị chia rẽ về tổ chức thành hai đảng theo hai
khuynh hƣớng nói trên. Hơn nữa, Liên Xô và Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn
về vấn đề lãnh thổ và biên giới. Một trong số đó là về Cộng hòa Nhân dân
Mông Cổ. Lãnh đạo Trung Quốc luôn có ý định sáp nhập Mông Cổ vào Trung
Quốc. Điều này vấp phải sự phản đối của Liên Xô và chính Mông Cổ. Tháng
9-1964, Trung Quốc yêu cầu xét lại các vùng lãnh thổ Châu Á mà các hoàng
đế Trung Hoa đã để mất vào tay Nga Hoàng ở thế kỷ XIX. Tháng 8-1968, sau
sự kiện quân đội khối Vácxava do Liên Xô lãnh đạo vào thủ đô Praha và cứu
chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, Chu Ân Lai lần đầu tiên đã gọi Liên Xô là ―đế

×