Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 141 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGÔ THỊ THU TRANG


NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng




Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGÔ THỊ THU TRANG



NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng




Hà Nội – 2014

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn tốt nghiệp Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân là
công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Đức
Phương.
Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong khóa luận là trung thực và có xuất
xứ rõ ràng.


Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn



Ngô Thị Thu Trang












LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS Đoàn Đức Phương, người thầy đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới tất cả các thày giáo, cô giáo trong
trường, các thày giáo, cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi vốn kiến thức và tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trường, giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng giúp đỡ,
chia sẻ với tôi những điều kiện, kiến thức học tập để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu
trong gia đình đã ủng hộ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn




Ngô Thị Thu Trang





MỤC LỤC:

Mở đầu: ……… ….…………………………………………… ……… …… 1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….………1
2. Lịch sử vấn đề …………………… ……………………………….…. 3
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu…… ………… ……… 12
4. Phương pháp nghiên cứu……………………… …………………… 13
5. Cấu trúc luận văn …… …………… ……………………………. ….14
Chương 1: Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Kim Lân 14
1. Hành trình sáng tác của Kim Lân…………………………………….…14
1.1. Sáng tác của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945 …… .15
1.2. Sáng tác của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám 1945 … ……19
2. Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân …………… .…………………… 21
2.1. Quan niệm của Kim Lân về con người … …………………… …22
2.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp ………………………….……33
2.3. Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn ……… ……………… 44
Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân ………… ….……….….… 48
1. Nhân vật trong tác phẩm văn học …………………… …… ……….48
2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân …….………… ………50
2.1. Nhân vật mang thân phận bé mọn, thua thiệt ……………… …50
2.2. Nhân vật nặng lòng với quê hương bản xứ ……….………….…60
2.3. Nhân vật có sức sống tiềm tàng …………….…….………….…67
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân …….…73

3.1. Tạo dựng chân dung nhân vật ……………………….…………73
3.2. Đặt nhân vật vào những tình huống thử thách, …… ………… 79
3.3. Khắc họa đời sống nội tâm nhân vật …………….……………. 81
3.4. Xây dựng nhân vật mang tính chất tự truyện …….…………….87
Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân … .……………… ……. 93


1. Cốt truyện trong tác phẩm văn học … ………….……………………. 93
2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân …… ….………… 95
2.1. Cốt truyện tuyến tính ………………… …… ……………… 95
2.2. Cốt truyện gấp khúc ………………………….……………… 99
2.3. Cốt truyện khung ……………………….…………… ……. .103
2.4. Cốt truyện tâm lý ……………………….……………………. 106
3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn của Kim Lân … 111
3.1. Trình bày … … ………………………………… ……… 111
3.2. Vận động ………………….………………….…… … …… 116
3.3. Kết thúc………………………………….… …… …………. 124
Kết luận: ………………….…………………… …… ………………… 127
Thư mục tham khảo



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm những
nhà văn viết không nhiều nhưng lại tạo được những dấu ấn đặc biệt. Nhắc đến
ông, cả bạn đọc và bạn văn đều cảm nhận một điều gì đó gần gũi, thân thiết mà
cũng rất đáng nể trọng. Cái tên Kim Lân đã được công chúng biết và nhớ đến từ

rất sớm, khi ông cho đăng Đứa con người vợ lẽ trên báo Trung Bắc chủ nhật
năm 1942. Hơn tám mươi năm cuộc đời và gần sáu mươi năm đau đáu với
nghiệp văn nhưng gia tài ông để lại không nhiều, chỉ khoảng ngoài ba mươi tác
phẩm, mà chủ yếu lại chỉ là truyện ngắn. Vỏn vẹn chừng ấy “đứa con tinh thần”
nhưng “đứa” nào cũng có một chỗ đứng, thậm chí vị trí trang trọng, trong lòng
độc giả.
Nhớ đến Kim Lân là nhớ đến phong vị làng quê Bắc Bộ. Cái hồn quê xứ
sở ấy đã thấm đẫm trên từng trang văn của ông. Đó là hơi thở của vẻ đẹp văn
hóa tao nhã, nên thơ vùng văn vật, là sức sống bền bỉ, dẻo dai của những con
người đồng ruộng vượt lên từ lam lũ cuộc đời, cũng là những ánh lửa của niềm
tin yêu, lạc quan mà nhà văn gửi gắm. Không những vậy, nhớ đến Kim Lân, bạn
đọc cũng không thể quên cái lối kể chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm, cứ như đang
chuyện trò gần gũi, thân thiết, đặc biệt là cái cách ông xây dựng thế giới nhân
vật và tổ chức cốt truyện trong tác phẩm. Mọi nỗi niềm muốn tâm sự với cuộc
đời, bao mơ ước muốn sẻ chia, gây dựng, và cả tài năng độc đáo đều bộc lộ qua
thế giới nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn. Nó cũng bình dị
và sâu sắc như chính con người ông vậy. Chính bởi thế, truyện ngắn Kim Lân
không những tạo nên một bản sắc rất riêng cho người sáng tạo ra nó mà còn góp
phần không nhỏ vào việc hoàn thiện và hiện đại hóa một thể loại văn học vẫn
còn mới mẻ của văn đàn dân tộc từ những buổi đầu của thế kỷ XX.


2
Kim Lân cũng là một trong số không nhiều nhà văn luôn có tác phẩm
được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn phổ thông qua các thời
kỳ. Trước năm 1995, ông có hai tác phẩm được đưa vào chương trình dạy học là
Làng (lớp 9 Phổ thông Cơ sở) và Vợ nhặt (lớp 12 Phổ thông Trung học). Sau
năm 1995, trong chương trình chỉnh lý sách giáo khoa, hai tác phẩm kể trên vẫn
được giữ nguyên vị trí tại chương trình giảng dạy ở các khối lớp. Đặc biệt, tác
phẩm Vợ nhặt có mặt trong cả ba bộ sách: Văn học 12 chưa phân ban và Ngữ

Văn 12 thí điểm ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ngữ Văn 12 thí điểm ban
Khoa học Tự nhiên. Hiện nay, khi chương trình Ngữ Văn phổ thông đã có sự
thống nhất thì Làng và Vợ nhặt vẫn là các tác phẩm được giảng dạy như trước.
Vợ nhặt vẫn có mặt trong hai bộ sách Chương trình chuẩn và Chương trình
nâng cao. Cùng với đó, cái tên Kim Lân và Vợ nhặt cũng xuất hiện khá thường
xuyên trong các đề thi tốt nghệp Trung học Phổ thông và đề thi tuyển sinh Đại
học nhiều năm gần đây. Có thể thấy, Kim Lân là một nhà văn luôn có một vị trí
quan trọng trong đời sống văn học dân tộc.
Trong thế giới tác phẩm của Kim Lân, nhân vật và cốt truyện luôn là yếu
tố tạo dấu ấn đặc biệt với bạn đọc. Đây cũng là hai phương diện không thể tách
rời nhau trong một truyện ngắn nói chung. Nhân vật chính là phương tiện để nhà
văn khái quát hiện thực đời sống một cách hình tượng, cũng là nơi để họ thể
hiện nhận thức của mình về muôn mặt cuộc đời. Và cốt truyện lại là phương
diện để nhân vật ấy bộc lộ những tính cách thông qua một hệ thống các sự kiện
được tạo dựng. Khi viết truyện, Kim Lân luôn có ý thức tạo dựng nhân vật một
cách kỹ lưỡng và xây dựng cốt truyện hợp lý, sao cho vấn đề truyền tải đến bạn
đọc được hiệu quả nhất.
Việc tìm hiểu nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân sẽ giúp
bạn đọc phần nào thấy rõ hơn những thông điệp, tư tưởng của nhà văn về cuộc
sống cũng như tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của ông.


3
Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nhân vật và cốt truyện
trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
Là cây bút truyện ngắn sớm có chỗ đứng vững chãi trên văn đàn dân tộc,
cũng là nhà văn được bạn đọc trân trọng và yêu mến trong suốt thời gian qua,
Kim Lân và tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng bàn luận, nghiên cứu của
rất nhiều học giả, độc giả khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng

tôi chỉ xin hệ thống những ý kiến, nhận định nổi bật về tác giả, tác phẩm và
những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài.
Năm 1942, Kim Lân trình làng văn tác phẩm đầu tay Đứa con người vợ
lẽ trên tờ báo Trung Bắc chủ nhật. Rồi sau đó là hàng loạt truyện ngắn khác như
Đứa con người cô đầu, Người kép già, Đôi chim thành… Rất nhanh, tên tuổi
ông đã để lại một dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả. Và có lẽ, người nghiên cứu
sớm nhất về truyện ngắn Kim Lân chính là nhà văn Nguyên Hồng. Trong cuốn
Những nhân vật ấy đã sống với tôi, ông đã hồi tưởng lại: “Từ giữa những năm
1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân… Thoạt tiên tôi chẳng
những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình
như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương,
hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện
của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái
gì đó chân chất của đời sống con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều
rung cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình…” [18, tr. 82]. Như vậy,
tác phẩm của ông đã có một ấn tượng sâu sắc về nội dung tư tưởng và giọng
điệu với bạn đọc.
Sau hàng loạt truyện ngắn của Kim Lân ra đời, cùng với thời gian, các nhà
nghiên cứu đã có cái nhìn dày dặn và cụ thể hơn về tác phẩm cũng như tài năng
nghệ thuật của ông. Sáng tác của Kim Lân đã được giới phê bình quan tâm trên
rất nhiều bình diện.


4
Nổi bật hơn cả và cũng sớm hơn cả là hướng nghiên cứu tập trung vào nội
dung sáng tác của Kim Lân. Đây cũng là điều tất yếu, bởi vấn đề nhà văn phản
ánh cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa những điều trăn trở, quan tâm của
họ trước cuộc đời. Điều làm nên ấn tượng “gần gũi” với Nguyên Hồng từ tác
phẩm của Kim Lân cũng không là gì xa lạ ngoài thế giới mà nhà văn phản ánh:
đời sống của những con người “nghèo hèn, khổ đau”.

Sau này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong một bài viết đăng trên Tạp
chí Văn học số 6 với nhan đề: Văn xuôi Kim Lân đã nói cụ thể hơn về nội dung
truyện ngắn của tác giả này: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của
những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những
người nông dân miền xuôi mất nhà mất đất xiêu dạt lên miền ngược, táp vào
một xóm chợ bến sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trai, tiếp
tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hằng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những
nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp
xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của
chính các nhân vật ấy” [1].
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong một bài viết: Kim Lân – nhà văn
của những kiếp người đầu thừa đuôi thẹo cũng khẳng định: “Hình như những
mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và
Kim Lân đã làm việc này một cách tự nguyện” [67].
Năm 1983, trong bài viết Khải luận cho cuốn Tổng tập văn học Việt Nam,
tập 30A, Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn
khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”.
Ông cũng cho rằng, “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán
ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ được trình bày cặn kẽ, mà
chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt
Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [32, tr. 64].


5
Như vậy, cái nhìn về nội dung truyện ngắn Kim Lân của Nguyễn Đăng
Mạnh đã có sự mở rộng tới một phạm trù nữa, đó là cái thú “phong lưu đồng
ruộng” như chính từ dùng của nhà văn. Từ đó, tác giả cũng đưa ra cái nhìn tổng
quát về toàn bộ nội dung truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám
1945: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa, đuôi thẹo, được đưa từ các
xó xỉnh tối khuất lên mặt trang giấy trắng chứa nhân thế, nhân tình hoặc những

trang tuy nghiêng về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành
mạnh…, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân
trước Cách mạng tháng Tám, những người sống vất vả, nghèo khổ nhưng vẫn
yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa” [32, tr. 369]. Với nhận xét này,
Nguyễn Đăng Mạnh đã phác họa thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân là
thế giới của những con người gắn với không gian đồng ruộng làng quê Bắc Bộ,
có số phận, có tính cách đặc thù. Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật tạo dựng nên thế
giới nhân vật ấy lại chưa được tác giả đề cập kỹ lưỡng trong bài viết.
Cùng thống nhất với các quan điểm trên, nhà nghiên cứu Hoài Việt đưa ra
nhận xét về hai đề tài chính trong truyện ngắn của Kim Lân: “Chính cái vốn
sống phong phú của ông đã dẫn ông tới với hai đề tài chủ yếu trong nghiệp văn
của ông: số phận những người thấp cổ bé họng trong xã hội cũ và phong tục
tập quán, những thú vui, trò chơi nơi thôn dã” [59]. Ngoài ý kiến về hai đề tài
chủ yếu trong truyện ngắn của Kim Lân, ông còn chỉ ra nguồn gốc thành công
của nhà văn là ở cái tâm và cái tài. Cái tâm của ông là lòng thương xót con
người hay con vật, là sự chân thật, thẳng thắn, ghét sự khuất tất, ám muội. Cái
tài là “con mắt nhìn, cái óc nghĩ, cây bút viết ra”.
Trong cuốn Từ điển văn học, phần giới thiệu về Kim Lân cũng được Trần
Hữu Tá đánh giá: “Thế giới nghệ thuật của ông chỉ tập trung ở khung cảnh làng
quê cùng với cuộc sống, thân phận người nông dân (…) Những con người của
quê hương ông, thân thiết ruột thịt với ông, từ cuộc sống đói nghèo lam lũ trực
tiếp bước vào tác phẩm, tự nó toát lên ý nghĩa hiện thực, mặc dù nhà văn chưa


6
thật tự giác về điều đó” [47, tr. 369]. Cũng tại cuốn sách này, tác giả cũng khái
quát về truyện ngắn sau Cách mạng của nhà văn: “Kim Lân vẫn tiếp tục viết về
làng quê Việt Nam. Ông thường viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn
khó đến cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ và sự đổi đời của họ nhờ
Cách mạng” .

Như vậy, mặc nhiên, các nhà nghiên cứu đều đồng nhất một quan điểm
về thế giới nhân vật cũng như đề tài trong truyện ngắn Kim Lân là thế giới của
nông thôn, thế giới của người nông dân thuần hậu, chất phác. Có lẽ, cái không
khí náo nhiệt chốn Hà thành, nơi một thời gian dài nhà văn gắn bó cho tới cuối
đời, đã không hề lan chiếm góc nhỏ nào trong tâm thế sáng tạo nghệ thuật của
ông. Tác phẩm của ông, con người ông vẫn quyết làm một đốm lửa khác biệt
giữa cuộc đời để lưu giữ cái hồn quê – hồn Việt cho bạn đọc. Ngay chính Kim
Lân là người cũng đã từng khẳng định điều đó: “Đó là những câu chuyện về bản
thân tôi, tâm tư và số phận của tôi cũng như những người gần gũi trong làng
xóm của tôi”[63].
Bất cứ bạn đọc nào khi tiếp cận tác phẩm của Kim Lân cũng đều cảm
nhận được một không khí gần gũi, bình dị mà tinh tế, tài hoa của một cây bút
truyện ngắn bậc thầy, ẩn sau đó là dáng dấp của một con người lịch lãm, hào hoa
xứ Kinh Bắc. Mỗi trang văn của ông đều là thành quả của một cái nhìn kỹ
lưỡng, tỉ mỉ, say sưa về cuộc sống và con người vùng Bắc Bộ và một lối diễn đạt
đặc thù của “đứa con đẻ của đồng ruộng” (Nguyên Hồng). Nhận xét về phương
diện này, Lại Nguyên Ân đã có những đánh giá xác đáng: “Chất giọng thường
xuyên trong truyện ngắn của Kim Lân là chất giọng thật sự văn xuôi. Nó không
thích hướng vào chất trữ tình, không thích rống lên thống thiết. Nó thích phô
bày cái nôm na thật thà, đáng yêu nhưng cũng đáng tức cười của những sự thật
xung quanh chứ không thích phủ lên các sự thật ấy một sự cảm động đến rưng
rưng. Chính là do thích phô bày nôm na thật thà của những con người và sự vật
xung quanh nên văn xuôi của con người này đã chú trọng khai thác các khả


7
năng miêu tả của các ngôn ngữ (…). Nhà văn rất chú ý miêu tả lời ăn tiếng nói
của họ và đã biến thứ ngôn ngữ sống của những cư dân sống thực đó thành một
đối tượng nghệ thuật rất đáng lắng nghe, nếu ta biết nghiệm ra cái vẻ đẹp đích
thực của lời ăn tiếng nói ấy” [1].

Năm 1997, trong bài Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc của truyện
ngắn Kim Lân, tác giả Bảo Nguyên cũng đã chỉ ra thành công của nhà văn ở các
phương diện: sử dụng ngữ âm và từ vựng: “Kim Lân đã dùng hàng loạt từ láy:
xác xơ, heo hút, ngăn ngắt, úp súp, sù sì, dật dờ, thê thiết (…) Từ láy đã góp
phần tích cực tạo ra âm điệu trầm, nhịp ngôn ngữ chậm, có tác dụng nhấn mạnh
những đặc tính cần miêu tả (…) Ông lựa chọn những từ ngữ còn mang hơi thở
của cuộc sống hàng ngày, để diễn đạt chúng đúng cái cuộc sống miền quê với
những con người quê giản dị và đáng yêu (…) Trong việc sử dụng từ ngữ, Kim
Lân đặc biệt chú ý những thành ngữ, những từ đệm vốn là những từ ngữ cửa
miệng của người dân: “giời đất cha mẹ ơi”, “cụ bảo thì là dân ta”, “dầu bây
giờ đắt gớm”(…) Những từ ngữ này đặt đúng hoàn cảnh đã tạo ra tác dụng vừa
khắc hoạ tính cách nhân vật vừa gợi nên nét đời thường rất phù hợp với cuộc
sống miền quê”[42].
Bên cạnh đó, khi nhận xét về giọng văn của Kim Lân, ngoài việc thống
nhất với đánh giá của Lại Nguyên Ân, Bảo Nguyên rất tinh tế khi bổ sung thêm:
“Giọng văn chủ đạo của ông thường trầm sáng như giọng ca dao, cổ tích. Nhịp
văn của ông chậm gọn… Đó là một thứ giọng đệm phù hợp với quang cảnh
nông thôn, với văn minh nông nghiệp (…) Yêu thương, ca ngợi là nét giọng chủ
đạo trong các truyện ngắn Kim Lân. Song ở mỗi truyện, ở mỗi hoàn cảnh, ở mỗi
nhân vật, trong từng điều kiện, Kim Lân sử dụng các giọng khác nhau để miêu
tả. Giọng phẫn uất lẫn mỉa mai trong Đứa con người vợ lẽ giọng cảm thương
và mỉa mai trong Con chó xấu xí giọng cảm thông lẫn kính phục trong Thượng
tướng Trần Quang Khải - Trạng Vật. (…) Trong các truyện tâm lí xã hội của
Kim Lân ta thường bắt gặp một giọng kể, giọng tả đồng tình, cảm thương”. Từ


8
những ý kiến đánh giá trên, tác giả đã đưa ra kết luận khái quát: “Ngữ âm từ
vựng, giọng điệu được bàn tay nhà nghệ sĩ tài ba Kim Lân đã sắp đặt tạo ra một
thứ ngôn từ mang đậm chất “văn xuôi ”. Đó là một đoá hoa tạo nên sức hút ban

đầu cho các độc giả. Đó là phong cách giản dị mà độc đáo của Kim Lân” [42].
Ngoài ra, vấn đề nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân cũng được các nhà
nghiên cứu chú tâm ở các phương diện. Lại Nguyên Ân đã từng có những tổng
kết rất xác đáng về các kiểu truyện ngắn của nhà văn: “Bằng vào hai tập Vợ
nhặt và Nên vợ nên chồng, có thể kể được khoảng ba kiểu truyện chính. Kiểu
phổ biến hơn cả có thể gọi là những truyện ngắn tính cách. Nhiệm vụ nghệ thuật
mà nhà văn vẽ ra ở đó là vẽ ra một con người (…) Hơi khác chút ít với kiểu
truyện tính cách này, Vợ nhặt là truyện ngắn không chú tâm hẳn vào nhân vật
nào (…) Diễn biến của truyện không nhằm khám phá một nét tính cách nào của
một trong số các nhân vật. Cái được chủ yếu ở đây là miêu tả một tình huống.
Đây có thể gọi là ước lệ là truyện ngắn tình huống (…) Có một kiểu truyện nữa
mà Kim Lân viết rất ít. Tôi muốn nói truyện ngắn Con chó xấu xí từng được đặt
làm cái tên chung cho tập truyện Vợ nhặt hồi in lần đầu thành sách. Đây là
truyện có hơi hướng ngụ ý” [1]. Trong bài viết này, ông cũng bày tỏ điều ông
tâm đắc ở Kim Lân chính là cách nhà văn dụng công xây dựng các chi tiết: “Ông
là một nhà văn kỹ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu và tài hoa
trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh”. Nhận định này cũng đã được chính nhà
văn thừa nhận. Năm 1994 trong bài Nghĩ về nghề văn, Kim Lân bộc bạch: “Khi
sáng tác truyện ngắn, đối với tôi chi tiết vô cùng quan trọng. Trong truyện ngắn
của tôi đầy ắp chi tiết. Tôi nói bằng chi tiết. Truyện của tôi viết ra không ai kể
lại được .(…) Truyện Làng, Vợ nhặt, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi-kê,
Ông lão hàng xóm nếu kể cốt truyện ra thì tẻ nhạt không có gì đáng chú ý cả.
Chi tiết lấn át cốt truyện, chi tiết thể hiện một cách tinh tế nhất và rõ ràng nhất
tính cách nhân vật cũng như hoàn cảnh sống của nhân vật”.


9
Với những gì đã thể hiện trên trang văn của mình, Kim Lân đã sớm được
đánh giá cao trên văn đàn dân tộc. Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của
Kim Lân, Hà Minh Đức viết trong Nhà văn nói về tác phẩm: “Kim Lân là một

trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim
Lân đã tạo được cách viết độc đáo… Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều
nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc” [8, tr. 31]. Cả đời
văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn. Truyện của ông thường tập trung
miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân. Nhưng thế giới nghệ
thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống và sự hấp dẫn. Trên báo Văn
nghệ, số 34, Trần Ninh Hồ có viết: “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác
nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng
chợt nhớ của đời người, khó mà diễn đạt thành lời… Mỗi lần mở những trang
viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của
con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới
dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn” [17].
Phong Lê trong bài Kim Lân và những phận người bé mọn còn cho rằng,
ông chính là chứng nhân cho một giai đoạn rực rỡ của văn học dân tộc: “Ông là
người cùng thế hệ và là người cùng hoạt động với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô
Hoài…Những tên tuổi trên, đã cùng ông gắn với sự khởi đầu cho nghiệp viết
vào thời kỳ cuối của văn học hiện thực 1945;và sau này có quan hệ gắn bó với
nhau trong từng khu vực công việc hoặc phạm vi nghề nghiệp, vì một nền văn
nghệ mới. Tất cả đều là chứng nhân, là đại diện cho cả một hành trình lớn của
văn học Việt Nam hiện đại (thế kỷ XX), đi qua mốc lịch sử 1945; và ông là thuộc
trong số rất ít người đi trọn cuộc hành trình đó để vượt sang thế kỷ XXI- ở tuổi
ngót 90”. [27]
Trong cái nhìn của những người viết văn sau này, Kim Lân thực sự là một
“bậc đàn anh”, là người đáng để họ ngưỡng mộ, học hỏi. Trong Nghề văn cũng
lắm công phu (tái bản năm 2003), Nguyễn Khải đã từng tâm sự: “Về văn xuôi là


10
nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam
Cao và Kim Lân. Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông

làm chuẩn”. Thậm chí, khi đọc Làng, Vợ nhặt, ông còn cho rằng: “Đó là thần
viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ” [19, tr. 21].
Có thể thấy rằng, Kim Lân là một trong số các nhà văn có chỗ đứng trang
trọng trong con mắt của độc giả. Tác phẩm của ông, dù không nhiều, luôn được
bạn đọc và giới nghiên cứu quan tâm. Càng ngày, các bài viết về Kim Lân càng
đa dạng, phong phú. Những năm gần đây, sáng tác của Kim Lân cũng được lựa
chọn nghiên cứu trong nhà trường qua nhiều công trình luận văn công phu, tỉ mỉ.
Đơn cử một số công trình tiêu biểu như:
Nguyễn Quốc Thanh khi nghiên cứu Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật
trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân, (Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh) đã
rút ra được nhiều ý kiến xác đáng: “Đọc truyện Kim Lân, người đọc luôn cảm
nhận được ở tác phẩm của ông thường toát lên cảm hứng ca ngợi những giá trị
tốt đẹp của cuộc sống, cảm hứng yêu thương trân trọng con người và cuộc sống
của con người. Nguồn mạch cảm hứng ấy xuất phát từ cái tâm của con người
nhân ái, cái tâm của người cầm bút. Cái tâm ấy bình dị, chất phác mà sâu sắc
như con người ông” [53, tr. 98]. Tác giả nghiên cứu cũng cho rằng, nghệ thuật
trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân có những nét rất đặc thù:“vận dụng các
kiểu trần thuật trong phương thức trần thuật khách quan (với kiểu trần thuật
lạnh lùng) và phương thức trần thuật chủ quan (với kiểu người trần thuật xưng
tôi đóng vai trò dẫn truyện và kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn
truyện vừa là một nhân vật).
Nguyễn Thị Nha Trang cũng đã đưa ra những nhận định rất sâu sắc trong
công trình Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân (Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh). Ở đây, người viết đã khái quát được những nội dung và
phương thức tự sự chủ đạo trong văn xuôi nghệ thuật Kim Lân: “Thế giới và
cuộc sống con người trong văn xuôi nghệ thuật Kim Lân về căn bản là thế giới


11
được nhìn từ quê hương, hay mang hình bóng quê hương đồng bằng Bắc Bộ vốn

dung dị và kín đáo, thân thuộc của nhà văn” và “Phương thức tự sự trong văn
xuôi nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu là tự sự mang tính tự truyện, đặc biệt là sự
kết hợp hình thức trần thuật chủ quan với hình thức trần thuật khách quan, lấy
trung tâm chú ý của sáng tạo nghệ thuật là xây dựng nhân vật, sự hòa phối kỹ
thuật trong việc xây dựng tình huống và cốt truyện; ngôn ngữ và giọng điệu
thuần hậu, chân tình” [58, tr. 96].
Khổng Thị Minh Hạnh khi nghiên cứu Cái nhìn thời gian, không gian
nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân, (Đại học Sư phạm Thái Nguyên) cho
rằng: “Từ tiếng gọi tha thiết của miền quê hương Kinh Bắc cộng với vốn sống và
cái tài, cái tâm của một nhà văn hết lòng say mê sự sống, Kim Lân đã đem đến
một cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu trước cuộc sống và con người làng
quê” [12, tr.102]. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân, theo tác
giả, chủ yếu là những kiểu “không gian bối cảnh, không gian sự kiện, không
gian tâm lý”. Tương tự, thời gian nghệ thuật bao gồm kiểu “thời gian sự kiện,
thời gian sinh hoạt và thời gian tâm lý.”
Trên đây là một số trong rất nhiều công trình nghiên cứu về con người và
văn chương Kim Lân. Có thể thấy, dù tiếp cận và nghiên cứu ở những góc độ
khác nhau, các nhà nghiên cứu đều thống nhất một số quan điểm như sau:
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông là một trong những cây
bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại với lối viết độc đáo, ấn
tượng.
- Thế giới nghệ thuật của nhà văn tập trung ở khung cảnh cuộc sống, con
người làng quê.
- Kim Lân là nhà văn có tấm lòng nhân hậu, có lối viết giản dị mà kỹ lưỡng.
Vấn đề nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân đã được các
nhà nghiên cứu đề cập tới trong các công trình kể trên. Tuy nhiên, nó chỉ xuất
hiện riêng lẻ như là một vài nhận định trong tổng thể các bài viết.


12

Trên tinh thần tiếp thu và vận dụng những thành quả nghiên cứu của lớp
người đi trước, luận văn của chúng tôi xin tiếp tục nghiên cứu một cách toàn
diện hơn về Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân, với mong muốn
góp thêm chút tiếng nói nhỏ thể hiện tấm lòng yêu quý và trân trọng những sáng
tạo nghệ thuật của nhà văn.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm nhân vật và cốt truyện trong
truyện ngắn Kim Lân. Từ đó tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách
thức tổ chức cốt truyện của nhà văn.
Mục đích của luận văn khi nghiên cứu Nhân vật và cốt truyện trong
truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm vài ý kiến trong việc
tìm hiểu tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn từ hai phương
diện nhân vật và cốt truyện. Qua đó, góp thêm phần khẳng định vị trí của ông
trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, khắc sâu thêm tấm lòng yêu quý của bạn
đọc với nhà văn.
Trong chương trình dạy học Ngữ Văn hiện hành, Kim Lân cũng là tác giả
có tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học: Trung học Cơ sở và Trung
học Phổ thông. Vì vậy, khi thực hiện công trình này, chúng tôi cũng mong muốn
đóng góp thêm một vài ý kiến vào công việc học tập và giảng dạy truyện ngắn
Kim Lân ở nhà trường.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: các truyện ngắn của Kim Lân đã được
xuất bản:
Làng, truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ, 1948, NXB Văn nghệ, Hà Nội, 1955.
Nên vợ nên chồng, tập truyện ngắn, NXBVăn nghệ, Hà Nội, 1955.
Ông lão hàng xóm (cùng Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Bổng), NXB Văn nghệ,
Hà Nội, 1957.


13
Anh chàng hiệp sĩ gỗ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1958 .

Vợ nhặt, tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà nội, 1984.
Ông Cản Ngũ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984.
Tuyển tập Kim Lân, NXB Văn học, Hà Nội, 1996.
Kim Lân - Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội nhà văn, 2004.
Kim Lân tuyển tập, NXB Văn học, 2012
Tuy nhiên, để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tìm
hiểu qua một số truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích các tác phẩm của Kim Lân trên
hai phương diện chủ yếu: nhân vật và cốt truyện, từ đó tổng kết, đánh giá về
các kiểu nhân vật, kiểu cốt truyện và nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà
văn.
- Phương pháp loại hình: xem xét sáng tác của nhà văn từ góc độ loại hình thể
loại, loại hình văn bản nghệ thuật.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu các vấn đề nghiên cứu về truyện ngắn Kim
Lân với truyện ngắn của một số tác giả khác để đi tìm những sự tương đồng
và khác biệt.
- Phương pháp thống kê, phân loại: thu thập và phân loại các dấu hiệu nghệ
thuật nổi bật trong sáng tác của Kim Lân xoay quanh vấn đề nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Kim Lân.
- Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân.
- Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân.



14

Chƣơng 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
CỦA KIM LÂN

2.1. Hành trình sáng tác của Kim Lân
Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 01 tháng 08 năm
1920 tại một miền quê giàu truyền thống văn hóa, làng Phù Lưu, xã Tân Hồng,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xứ Kinh Bắc quê hương ông vốn là đất nghìn
năm văn hiến, nơi từng phát tích vương triều, nơi có bề dày lịch sử, có truyền
thống văn hóa lâu đời với những hội hè, đình đám… cũng là nơi có những làn
điệu dân ca quan họ ngọt ngào, sâu lắng đắm mê lòng người. Cậu bé Tài đã
được nuôi dưỡng tài năng trong một không gian sinh thành đậm chất văn hóa
nghệ thuật như thế. Và chính cái bút danh của ông cũng phần nào là hệ quả tất
yếu từ không gian đó. Kim Lân chính là sự lựa chọn rút ngắn từ tên một nhân vật
trong vở tuồng nổi tiếng mà ông đam mê từ những buổi hội làng thuở bé: Đổng
Kim Lân trong vở tuồng Sơn Hậu.
Là con của một người vợ lẽ trong một gia đình bình dân, hồi nhỏ, cậu bé
Tài chỉ được học hết bậc Tiểu học. Rồi cụ thân sinh mất, cậu phải đi phụ việc
cho các lớp thợ đàn anh để giúp gia đình kiếm sống bằng rất nhiều nghề khác
nhau. Những tháng ngày lang bạt này cũng chính là một nguồn tư liệu dồi dào
về muôn mặt cuộc sống, thôi thúc một anh Tài với lòng ham viết, thích viết cầm
bút để khẳng định một điều gì đó với cuộc đời, với xung quanh.
Kim Lân đến với Cách mạng khá sớm. Năm 1944, ông đã được giác ngộ
và tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, ông tiếp
tục cống hiến tích cực cho đất nước. Môi trường sống mới này cũng giúp ông có
cái nhìn dày dặn và sâu sắc hơn về con người trong cuộc sống.
Và bản sắc văn hóa quê hương, trải nghiệm cuộc đời cùng với niềm yêu
thích văn chương đã hun đúc nên một con người, một nhà văn Kim Lân khá kín



15
đáo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc, đặc biệt, gắn bó máu thịt với
mảnh đất dưỡng nuôi mình.
Gia tài văn chương của Kim Lân không nhiều. Ông bắt đầu viết truyện
ngắn từ năm 1942 và viết đều tay cả sau Cách mạng tháng Tám. Ông là một
trong số ít nhà văn trung thành suốt đời với một thể loại sáng tác: truyện ngắn,
thể loại “tập cho người viết nhiều nết quý” nhưng cũng là một hình thức khó
khăn với những đòi hỏi riêng biệt. Kim Lân để lại khoảng trên 30 tác phẩm. Tuy
không đồ sộ, nhưng truyện ngắn của ông luôn có một dấu ấn đặc biệt trong đời
sống văn học dân tộc. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà
nước về văn học nghệ thuật.
2.1.1. Sáng tác của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945
Truyện ngắn đầu tay của Kim Lân có tên là Đứa con người vợ lẽ. Viết
xong, ông gửi cho báo Trung Bắc chủ nhật và được đăng trên số 120 ra ngày 26-
7-1942. Câu chuyện phản ánh tình trạng đa thê và thân phận tủi nhục của những
đứa con người vợ lẽ, một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội thời ấy. Tác
phẩm ngay lập tức đã có một tiếng vang nhất định bởi tính chân thực và khái
quát của nó. Cũng không khó để bạn đọc nhận ra câu chuyện có ít nhiều dáng
dấp từ cuộc đời thực của nhà văn. Bởi vậy, nó cũng là một dấu mốc quan trọng
trong nghiệp văn của ông, gắn ông với một lối viết đặc trưng mà sau này ông
theo đuổi: lấy chính chuyện của mình, quanh mình làm đề tài cho tác phẩm.
Thành quả là hàng loạt truyện ngắn mang khuynh hướng xã hội ra đời sau đó
như: Đứa con người cô đầu, Cô Vịa, Cơm con, …
Một năm sau, cũng tờ báo Trung Bắc chủ nhật đã khơi một nguồn cảm
hứng mới cho nhà văn: đặt ông viết một truyện ngắn cho số đặc biệt về chủ đề
thú chơi đồng ruộng. Liên hệ với những hội hè nơi làng chợ Giầu trù phú ấy,
Kim Lân đã viết Đôi chim thành, câu chuyện về thú chơi thả chim bồ câu của
quê hương đầy tao nhã. Đọc tác phẩm, bạn đọc không chỉ hiểu về một nét văn
hóa đặc thù của làng quê mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn đầy chất nghệ



16
sĩ của những con người làm nên thú chơi ấy. Câu chuyện đã nhanh chóng lọt vào
“mắt xanh” của nhà văn, nhà báo Vũ Bằng. Ông khuyến khích Kim Lân: “hãy
viết về thú chơi và phong tục nông thôn thì một mình ông một chiếu” và mời ông
cộng tác với Tiểu thuyết thứ bảy. Thành quả là hàng loạt tác phẩm đã ra đời,
đóng đinh nhà văn Kim Lân trên “chiếu” phong tục tập quán làng quê Bắc Bộ:
Đuổi tà, Con Mã Mái, Người kép già, Thượng tướng Trần Quang Khải –
Trạng Vật, …
Dù không có những lời tuyên chiến mạnh mẽ như những nhà văn cùng
thời, song đọc tác phẩm của Kim Lân giai đoạn này, chúng ta vẫn có thể thấy
chất hiện thực hiện lên rất rõ nét và sâu sắc. Ông không có những trang văn phê
phán, những thái độ lên án, đả kích gay gắt như những Giông tố của Vũ Trọng
Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cao…, cũng không có
những tiếng cười trào phúng kiểu Số đỏ (Vũ Trọng Phụng). Nhà văn gần như
không đi sâu khai thác mâu thuẫn xã hội đặc thù của thời đại, mâu thuẫn giữa
người nông dân với tầng lớp thực dân, địa chủ phong kiến như các bạn văn thời
ấy. Trang văn của ông nhẹ nhàng, bình lặng mà vẫn đầy ắp những vấn đề nhức
nhối, đầy ắp những trái ngang do xã hội đương thời đẩy xô tới số phận những
con người nghèo khổ.
Ngay từ tác phẩm đầu tay Đứa con người vợ lẽ, người đọc đã cảm nhận
được cái không khí cuộc sống đầy bức bối thuở đương thời. Cái lề thói phong
kiến, cái hủ tục đa thê đã đẻ ra cái phận người bị hắt hủi: phận người làm lẽ. Vợ
lẽ, tất yếu sẽ sinh ra những “đứa con lẽ”, nếu có thể gọi như vậy. Bi kịch của con
người đôi khi lại bắt nguồn từ chính cái xuất thân ấy. Tư, nhân vật trong câu
chuyện đã có một tuổi thơ thua thiệt của phận “con vợ ba”, một chuỗi ngày dài
mẹ con lâm vào cảnh thất nghiệp khi thày và mẹ cả mất, nhà không làm ruộng
nữa, cũng đồng nghĩa với người “vợ ba” lấy về “không phải đôi bên bác mẹ gả
bán, không phải nhà hiếm hoi, cũng không phải tình yêu”, chỉ đơn thuần là
“cáng đáng việc đồng” kia trở nên vô dụng. Mẹ con phận lẽ thua thiệt ấy giờ lại



17
sống trong cảnh “anh em họ mạc thờ ơ lạnh nhạt, họ coi hình như không có mẹ
con Tư trong nhà nữa”. Và nỗi mệt mỏi trong anh không chỉ là từ cơn đói mạng
lại, nó còn là từ những tủi hận của phận “con vợ lẽ, không phải vì hương khói,
chỉ là thằng thừa” mà anh đau đớn cảm nhận được.
Không dừng ở đó, trang văn Kim Lân còn đề cập tới những mảnh đời vốn
dĩ rất nhạy cảm trong bối cảnh xã hội phong kiến dù đã ảnh hưởng nhiều của
thói thực dân. Đó là những kiếp cô đầu (Đứa con người cô đầu), những kiếp
kép hát (Người kép già), những người phụ nữ “chửa hoang” (Nỗi này ai có biết,
Thượng Trần Quang Khải – Trạng Vật), hay cả những “tay anh chị” (Trả lại
đòn) … Viết về họ, nhà văn không đi khai thác sâu vào cuộc sống lam lũ mà họ
phải đối mặt. Điều ông đau đáu chính là sự xô đẩy của thói tật xã hội lên những
phận người ấy. Một Thạ (Đứa con người cô đầu) trở nên tiều tụy không hẳn vì
mẹ không gửi tiền về mà còn vì sự ghẻ lạnh của chính những người sống xung
quanh. Một Lan (Nỗi này ai có biết) thùy mị, đẹp nết, đẹp người phải bỏ nhà ra
tỉnh theo người bạn làm cô đầu chỉ vì mấy trò thách đố chim chuột của đám trai
làng rỗi việc. Rồi một ông kép Trạch từng nổi danh (Người kép già) với bao háo
hức, mê say, bao kỳ vọng khôi phục lại truyền thống đất tuồng, phải rơi vào
cảnh dở khóc dở cười: không có người tập hát, chỉ vì những lời hứa hươu vượn
của lũ thanh niên “nhãi ranh” trong làng… Cuộc sống đầy những hờn tủi, chua
xót chốn làng quê Bắc Bộ xưa kia đã hiện lên khá chi tiết qua những câu
chuyện, những lát cắt cuộc đời tưởng chừng đơn giản, vụn vặt như thế. Những
tập tục cổ hủ, những nếp nghĩ cục bộ, cay nghiệt của một bộ phận người nông
dân xưa cũng đủ sức dồn đẩy con người ta ghê gớm lắm, chẳng kém gì những
chính sách, những mưu mô xảo quyệt… của bộ máy xã hội thực dân phong kiến.
Nó ngấm ngầm ăn sâu, gặm nhấm, bào mòn cái đời sống tinh thần của con
người. Nó cũng khiến con người ta bị tha hóa, biến chất, bị dồn đẩy vào chốn
cùng đường không giữ nổi cả nhân phẩm. Chất hiện thực toát ra từ trang văn

Kim Lân cũng nhẹ nhàng như chính con người ông vậy.


18
Bên cạnh đó, Kim Lân cũng viết khá nhiều tác phẩm ngợi ca những thú
chơi văn hóa cổ truyền đầy tự hào của vùng quê Kinh Bắc văn vật của ông. Đọc
những chùm truyện ngắn này, người đọc như được đắm mình vào một nhịp sống
náo nức, sôi động của một miền nông thôn trù phú. Đó là nhịp sống của một
vùng miền triền miên hội hè đình đám những ngày xuân năm mới, là không khí
ngọt ngào của những câu hát quan họ giao duyên, là không gian tưng bừng nhộn
nhịp của những trò chơi dân gian ngày hội. Ngay cả những nghi thức cúng tế
dân gian cũng được ông đề cập trên trang viết với một sự hiểu biết cặn kẽ và
một niềm yêu thích tự hào. Đuổi tà là một câu chuyện như thế. Nhà văn đã giúp
cho bạn đọc hiểu được một tập tục rất quen thuộc trong đời sống làng xã Việt
xưa: trừ tà ma đầu năm và đón lộc xuân năm mới. Dưới ngòi bút của ông,
chuyện cúng tế trừ tà không còn là chuyện dị đoan mê tín, nó là chuyện của ước
mơ, của hi vọng, của niềm tin thiêng liêng cho một năm mới thịnh đạt, bình an
mà người dân nông thôn quê ông đã gửi gắm.
Cũng với một tâm thế ấy, những thú chơi trong ngày hội trên quê hương
ông đã nghiễm nhiên đi vào trang sách như một nét đẹp văn hóa cổ truyền lâu
đời cần gìn giữ: thú thả chim trong Đôi chim thành, thú đấu vật trong Thượng
tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật, thú chọi gà trong Con Mã Mái… Đời
sống của người nông dân xưa như đã bớt nghèo, bớt khổ bởi những thú chơi tao
nhã ấy.
Viết về đề tài này, nhà văn như đã bộc lộ trọn vẹn con mắt tinh tường và
sự am hiểu sâu sắc về chúng, cũng bộc lộ một niềm yêu, niềm tự hào sâu sắc và
một ý thức gìn giữ truyền thống văn hóa quê hương. Những tâm huyết này giúp
Kim Lân tạo được một dấu ấn rất riêng không trộn lẫn trên văn đàn: nhà văn của
những thú phong lưu đồng ruộng.
Cho dù viết ở mảng đề tài nào, bạn đọc vẫn thấy từ truyện ngắn Kim Lân

toát lên hình ảnh những con người nông dân dù nghèo khổ nhưng thuần hậu,
chất phác, lạc quan, yêu cuộc sống. Nhà văn không đi sâu khai thác hoặc xây


19
dựng nhân vật của mình bị dồn đẩy đến cùng đường không lối thoát, cũng không
đề cập nhiều tới những mâu thuẫn xã hội đặc thù của thời đại. Người nông dân
trong tác phẩm của ông giai đoạn này cứ bình lặng, dung dị như chính cái không
gian đời sống làng xã Việt bao đời nay vậy.
2.1.2. Sáng tác của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám 1945
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông tích
cực hoạt động trong hội Văn hóa cứu quốc và vẫn chuyên về truyện ngắn, vẫn
chuyên về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu
sắc. Thời đại, cuộc sống, tư tưởng mới đã khiến những tác phẩm của nhà văn
mang những hơi thở mới, hơi thở của thời đại làm chủ, dựng xây và đổi đời nhờ
Cách mạng. Tác phẩm của ông đến với bạn đọc cũng dày dặn hơn với Nên vợ
nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
Ngoài ra còn một số truyện ngắn viết cho thiếu nhi như Anh chàng hiệp sĩ gỗ
(1958), Ông Cản Ngũ (1984)…
Kim Lân vẫn viết về làng quê, về những cảnh đời nghèo khổ, nhưng bằng
cái nhìn của con người đã chứng kiến tất cả sức mạnh của người nông dân trong
cuộc Cách mạng vĩ đại tháng Tám 1945. Vì vậy, các nhân vật của ông thường có
những bước chuyển mình đáng kể, từ tư tưởng đến lối sống, đến việc làm… Đặc
biệt, nhà văn thường đi sâu vào khám phá và thể hiện những thay đổi tình cảm
của họ trong những bối cảnh lịch sử mới của dân tộc. Nổi bật hơn cả ở giai đoạn
này là hai truyện ngắn nhà văn viết năm 1948: Làng và Vợ nhặt. Tác phẩm đã
thực sự mở ra cho rất nhiều thế hệ bạn đọc một cái nhìn khác về hình ảnh người
nông dân trong cuộc sống. Ở Làng, đó là sự đổi mới nhận thức và tình cảm của
người nông dân về thời cuộc đất nước, về quê hương xứ sở và về cả chính bản
thân họ. Thông qua câu chuyện nhân vật ông Hai tự hào rồi đau đớn, rồi lại tự

hào, hãnh diện về làng Chợ Giầu của mình trong kháng chiến, nhà văn đã dựng
lên được chân dung người nông dân trong thời đại mới bình đẳng, tự tin, trách
nhiệm trong từng việc làm, từng nếp nghĩ. Đến Vợ nhặt, câu chuyện lại gợi ra

×