Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng và giải pháp phòng chống ma túy đối với thanh niên Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội (Nghiên cứu tại hai phường Thượng Thanh và Ngọc Lâm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 117 trang )




§¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vµ NH©N V¡N







T
T
R
R


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


S


S
Ơ
Ơ
N
N








THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
ĐỐI VỚI THANH NIÊN QUẬN LONG BIÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Nghiên cứu tại hai phƣờng Thƣợng Thanh và Ngọc Lâm)



LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Công tác xã hội




Hà Nội - 2014



§¹i häc quèc gia hµ néi

Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vµ NH©N V¡N







T
T
R
R


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


S
S
Ơ
Ơ

N
N








THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
ĐỐI VỚI THANH NIÊN QUẬN LONG BIÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Nghiên cứu tại hai phƣờng Thƣợng Thanh và Ngọc Lâm)


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Ngọc Phƣơng



Hà Nội - 2014
- 1 -

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
3. Ý nghĩa của nghiên cứu 11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
5. Phạm vi nghiên cứu 12
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 13
7. Câu hỏi nghiên cứu 13
8. Giả thuyết nghiên cứu 13
9. Phương pháp nghiên cứu 14
10. Kết cấu luận văn 16
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU 17
1.1. Các khái niệm công cụ 17
1.1.1. Khái niệm ma túy 17
1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy 17
1.1.3. Khái niệm thanh niên 18
1.1.4. Khái niệm thanh niên nghiện ma túy 19
1.1.5. Khái niệm phòng, chống ma túy 19
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 19
1.2.1. Lý thuyết hành vi 19
1.2.2. Lý thuyết hệ thống 21
1.2.3. Lý thuyết động năng tâm lý 23
1.2.4. Lý thuyết nhân văn 25
1.3. Nhân viên công tác xã hội và vai trò 26
- 2 -

1.3.1. Khái niệm nhân viên công tác xã hội 26
1.3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội 27
1.4. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu 27
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THANH NIÊN NGHIỆN MA TUÝ VÀ CÔNG
TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN 33
2.1. Khái lƣợc về vấn đề thanh niên nghiện ma tuý 33

2.1.1. Thực trạng thanh niên quận Long Biên 33
2.1.2. Thực trạng nghiện ma tuý trong thanh niên quận Long Biên 36
2.2. Hoạt động phòng và chống hành vi sử dụng ma tuý đối với thanh
niên quận Long Biên 48
2.2.1. Hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma tuý 48
2.2.2. Hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý 52
2.2.3. Hoạt động cai nghiện 54
2.2.4. Hoạt động quản lý sau cai 59
2.2.5. Hoạt động của Câu lạc bộ B93 61
2.2.6. Hoạt động của đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội cơ sở 64
2.3. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động phòng,
chống hành vi sử dụng ma túy đối với thanh niên 65
2.3.1. Những hạn chế, tồn tại 66
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 68
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG,
CHỐNG HÀNH VI SỬ DỤNG MA TUÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN 72
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp 72
3.1.1. Căn cứ quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về công tác phòng,
chống tệ nạn ma tuý 72
- 3 -

3.1.2. Căn cứ quan điểm, mục tiêu của quận Long Biên về công tác phòng,
chống tệ nạn ma tuý 76
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống hành vi sử
dụng ma túy đối với thanh niên quận Long Biên 78
3.2.1. Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo 78
3.2.2. Lồng ghép vận dụng các kỹ năng công tác xã hội để phòng ngừa nghiện
ma tuý trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục thanh niên 80
3.2.3. Tăng cường nguồn lực, nâng cao vai trò đội ngũ nhân viên làm công tác
xã hội ở cơ sở 83

3.2.4. Kết hợp phương pháp công tác xã hội trong hoạt động cai nghiện và
quản lý sau cai 86
3.2.5. Phát triển các mô hình công tác xã hội 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
1. Kết luận 90
2. Khuyến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 101









- 4 -

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh thời cơ mới, cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới, nổi bật là mặt
trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội
phức tạp. Trong đó có sự gia tăng của các loại tội phạm nói chung và tội
phạm ma túy nói riêng.
Tệ nạn nghiện ma túy đã lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, các
khu vực dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi, đặc biệt là trong thanh, thiếu
niên. Nghiện ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe của thanh niên, ảnh
hưởng đến giống nòi mà còn là một trong các nguyên nhân lớn gây tình

trạng lây nhiễm HIV/AIDS. Theo điều tra có 80% người nhiễm HIV ở
nước ta hiện nay là người tiêm chích ma túy. Nghiện hút, tiêm chích ma túy
còn là nguyên nhân dẫn đến các tội phạm, gây rối an ninh trật tự xã hội,
mại dâm. Theo thống kê được biết số vụ phạm tội về ma túy hàng năm
ngày càng tăng lên, phức tạp và khó lường. Nhất là đối tượng thanh, thiếu
niên đã kết nhóm lại với nhau thành từng nhóm, băng đảng gây rối trật tự
công cộng, đua xe trái phép, cướp giật… gây những hậu quả nghiêm trọng.
Đồng thời, số người nghiện tham gia mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ
chức, sử dụng ma túy để kiếm tiền hút chích ma túy ngày càng tăng nhanh.
Vì vậy ma túy là tác nhân khiến xã hội mất cân bằng, là hiểm hoạ của xã
hội, ảnh hưởng an ninh quốc gia.
Quận Long Biên được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Gia
Lâm và đi vào hoạt động từ 01/01/2004. Quận nằm ở phía Đông Bắc Thủ
đô Hà Nội, có diện tích 60km2, tiếp giáp với các quận, huyện Gia Lâm,
Đông Anh, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, quận có 14 phường với
số dân trên 27 vạn người, trong đó hơn 8 vạn là người đăng ký tạm trú
KT3, KT4. Quận là đỉnh tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, những năm gần đây quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, có nhiều
- 5 -

tuyến giao thông huyết mạch và công trình trọng điểm quốc gia như: Quốc
lộ 1A, 1B, 5A, sông Hồng, sông Đuống, sân bay Gia Lâm, ga xe lửa Gia
Lâm, bến xe Gia Lâm; có các cầu lớn như: cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy,
cầu Chương Dương, cầu Long Biên, cầu Đuống, cầu Phù Đổng; là quận có
diện tích lớn nhất trong các quận, có quỹ đất dồi dào lên sự gia tăng cơ học
của dân số rất mạnh Những đặc điểm này mang lại cho quận nhiều ưu thế
để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng làm cho tệ nạn xã hội, trong đó có
tệ nạn ma tuý trong khoảng thời gian gần đây có xu hướng gia tăng ở mức
báo động. Là quận mới được thành lập và là một địa bàn trọng điểm về tệ
nạn ma tuý của Thủ đô Hà Nội, với số đối tượng nghiện ma tuý tính đến

ngày 05/12/2012 là 1.140 người (trong đó có mặt tại cộng đồng: 510 người,
đang cai nghiện tại các Trung tâm cai nghiện thành phố: 472 người, đang bị
giam giữ, cải tạo tại các cơ sở do ngành công an quản lý: 158 người), hoạt
động tội phạm ma tuý vẫn gia tăng và phức tạp là một thách thức không
nhỏ đối với quận Long Biên.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan
trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên
nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi sự hy sinh, gian khổ,
sức khỏe và sáng tạo. Vị trí của Thanh niên là lực lượng xung kích cách
mạng; Trong văn Kiện Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 - 2017) đã nêu ra mục tiêu xây dựng
hình mẫu người thanh niên: “Xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có
đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa
đất nước vươn lên, có tri thức, sức khoẻ, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên
môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại”.
1

Như vậy, để xây dựng được một lớp thanh niên đáp ứng các tiêu chí
trên việc nghiên cứu các giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và


1
Văn kiện Đại hội đoàn TNCS HCM toàn quốc lần thứ X, trang 23
- 6 -

đặc biệt công tác phòng chống ma túy đối với đối tượng thanh niên là thực sự
cần thiết.
Thanh niên quận Long Biên (từ 16 - 30 tuổi) có khoảng hơn 70.000
người, chiếm 26,2% dân số toàn Quận, là thế hệ thanh niên thời kỳ mới,

tiếp nối truyền thống hào hùng của Thủ đô và dân tộc, có trách nhiệm với
gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập
nghiệp, làm giàu chính đáng, có trình độ học vấn khá cao; Tuy nhiên, trong
các lĩnh vực của đời sống, giữa các đối tượng thanh niên có sự phân hoá
ngày càng rõ nét. Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút
niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp
luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Tình trạng tội
phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là số lượng nghiện ma túy trong thanh niên
những năm gần đây đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Tính
đến thời điểm năm 2012, số lượng người nghiện ma túy là thanh niên trên
địa bàn quận Long Biên có 674 người, chiếm 59,1% số người nghiện. Số
người nghiện là thanh niên phát sinh mới hàng năm trung bình khoảng 30 -
35 người và các tội phạm khác liên quan đến ma túy là từ 40 - 50 người.
Ma túy đang từng ngày, từng giờ làm tha hóa, băng hoại đạo đức, nhân
cách, lối sống, đến thể lực, sức khỏe của một bộ phận thanh niên, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ. Tệ nạn ma túy
trong thanh niên đang là vấn đề nóng bỏng, là một trong những vấn đề bức
xúc hiện nay, của cả nước nói chung và của quận Long Biên, Thành phố Hà
Nội nói riêng.
Đứng trước thực trạng trên, từ nhiều năm nay Đảng, Nhà nước, Thành
phố Hà Nội cũng như quận Long Biên đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện
pháp nhằm đẩy lùi, bài trừ tệ nạn ma túy nói chung và tệ nạn nghiện ma túy
trong thanh niên nói riêng. Từ năm 2008 đến nay, ở quận Long Biên nhiều
- 7 -

băng nhóm buôn lậu ma túy đã bị triệt phá, tòa án nhân dân các cấp đã xét xử
hàng trăm vụ, với hàng trăm tên tội phạm ma túy bị bắt và lĩnh án. Trong 5
năm (từ năm 2008 – 2012), quận đã tổ chức cai nghiện tập trung tại các Trung
tâm cai nghiện của Thành phố Hà Nội cho hơn 600 lượt người nghiện.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng tệ nạn ma túy, đặc biệt là tệ

nạn nghiện ma túy trong thanh niên không giảm, mà đang phát triển với tốc
độ đáng báo động. Tỷ lệ tái nghiện trong thanh niên rất cao, số thanh niên đi
cai nghiện thành công chỉ vào khoảng 10 – 20%. Trong khi đó hoạt động của
đội ngũ nhân viên công tác xã hội cơ sở còn tương đối mờ nhạt, chưa phát
huy được hết vai trò, cũng như các hoạt động trợ giúp trực tiếp đối với đối
tượng nghiện và người có nguy cơ cao. Điều đó cho thấy được sự cần thiết
cũng như tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên xã hội trong các hoạt động tại
cơ sở.
Phường Thượng Thanh và phường Ngọc Lâm thuộc quận Long Biên là
hai phường có số người nghiện đông nhất của quận, phường Thượng Thanh
có 124 người nghiện, chiếm 10,9% và phường Ngọc Lâm có 178 người
nghiện chiếm 15,6% tổng số người nghiện. Bên cạnh đó trong đề tài này tác
giả chủ định lựa chọn một phường có tính chất đô thị, buôn bán, dịch vụ là
phường Ngọc Lâm và một phường làm nông nghiệp, trồng cây ăn quả và các
dịch vụ nông nghiệp, đó là phường Thượng Thanh để nghiên cứu, nhìn nhần
từ nhiều góc độ về tình trạng nghiện ma tuý trong thanh niên của quận.
Với những yêu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài: “Thực trạng và
giải pháp phòng, chống ma túy đối với thanh niên quận Long Biên -
Thành phố Hà Nội (nghiên cứu tại hai phƣờng Thƣợng Thanh và Ngọc
Lâm)” để nghiên cứu, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu
quả trong công tác phòng chống ma túy đối với thanh niên để xây dựng một
- 8 -

lớp thanh niên quận Long Biên khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, hoàn
thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, khi ma túy trở thành tệ nạn xã hội làm tha
hóa, băng hoại đạo đức, lối sống và sức khỏe của xã hội, trong đó có một bộ
phận là thanh thiếu niên, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này như sau:
2.1. Nhóm nghiên cứu liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý trong

thanh niên, học sinh, sinh viên và các nhà trường
- Năm 1995, Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã
chỉ đạo xây dựng: “Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy
trong thanh niên và những giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh tham gia phòng chống ma túy trong thanh niên”. Đây là một đề tài
rộng, trong đó tập trung điều tra, khảo sát tình hình lạm dụng ma tuý của
thanh niên cả nước, kết hợp nghiên cứu, phân tích các báo cáo số liệu của các
tỉnh Đoàn để xây dựng lên thực trạng sử dụng, lạm dụng ma tuý trong thanh
niên. Trên cơ sở đó đánh giá công tác phòng, chống ma tuý của các cấp Đoàn
thanh niên, những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và xây dựng các
nhóm giải pháp nhằm hạn chế tình hình sử dụng ma tuý trong thanh niên cả
nước, trong đó nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn. Tuy nhiên, đề tài mới đề
xuất được những nhóm giải pháp cơ bản trong công tác tuyên truyền phòng
ngừa, chưa có nhóm giải pháp phối hợp để khắc phục những hậu quả do thanh
niên nghiện ma tuý gây ra như công tác cai nghiện, công tác quản lý sau cai,
phòng ngừa tái nghiện bền vững.
- Năm 2003, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố của Tiến sỹ
Nguyễn Thành Công “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý cai nghiện ma túy và sau cai”, Đề tài đã chỉ rõ một số thực trạng và
nguyên nhân nghiện ma tuý, phân tích các biện pháp cai nghiện. Đồng thời đề
tài nghiên cứu và nêu ra những hạn chế, tồn tại của công tác quản lý cai
- 9 -

nghiện và quản lý sau cai, những bất cập trong các quy định của văn bản pháp
luật về cai nghiện và quản lý sau cai từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. Tuy
nhiên, Đề tài chưa đề cập tới thực trạng nghiện ma tuý của một nhóm đối
tượng cụ thể nào, chưa có các giải pháp phòng ngừa mà chỉ tập trung vào
nhóm giải pháp giải quyết hậu quả của việc nghiện ma tuý.
- Năm 2007, Đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp thực hiện việc ngăn
chặn tệ nạn mại dâm, ma túy trong thanh thiếu niên” do Thạc sỹ Đỗ Thị Bích

Điểm làm chủ nhiệm. Đề tài đánh giá được cơ bản thực trạng nghiện ma tuý
trong thanh thiếu niên Việt Nam và đề xuất các giải pháp phòng ngừa cho
thực trạng này. Tuy nhiên, đề tài chưa chia tách được thực trạng nghiện ma
tuý trong nhóm thiếu niên và nhóm thanh niên, do đó đề tài cũng chỉ đề xuất
được các giải pháp phòng ngừa chung cho cả thanh niên và thiếu niên, trong
khi đó ở mỗi độ tuổi cần phải có những nhóm giải pháp phòng ngừa phù hợp.
Bên cạnh đó, đề tài chưa đề xuất được nhóm giải pháp để khắc phục những
hậu quả của tình trạng nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên.
- Năm 2008, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà
Nội với Đề tài khoa học “Tình hình lạm dụng ma túy trong sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp - Một số biện pháp
phòng ngừa, ngăn chặn”. Đề tài đã triển khai khảo sát tình trạng lạm dụng ma
tuý trong sinh viên ở một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa
bàn thành phố Hà Nội, kết quả đề tài đã nhận định thực trạng nghiện hút ma
tuý trong sinh viên có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng lạm dụng các chất
gây nghiện ngày càng gia tăng. Đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp phòng
ngừa, ngăn chặn nhưng các giải pháp chủ yếu tập trung vào vai trò của nhà
trường và tổ chức Đoàn, chưa đề xuất được nhóm giải pháp có tính chiều sâu
như công tác quản lý sinh viên giữa nhà trường, gia đình và nơi cư trú, tạm
trú; chương trình sinh viên tham gia các hoạt động công tác xã hội, tình
nguyện, công tác hướng nghiệp cho sinh viên
- 10 -

- Cùng đối tượng như vậy, năm 2008, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội
với Đề tài khoa học: “Nghiên cứu các biện pháp giáo dục phòng chống ma
túy trong các trường học”. Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của công tác giáo
dục trong các trường trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt với các nội dung mang tính
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong đó nhấn mạnh đến cải cách
chương trình học, đưa các nội dung về phòng, chống ma tuý và chương trình
học phổ thông. Đây là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức cho

các nhà giáo dục và học sinh, góp phần phòng ngừa tệ nạn ma tuý xảy ra
trong các trường học.
2.2. Nhóm nghiên cứu liên quan đến hành vi, tội phạm ma tuý
Một số công trình nghiên cứu về tệ nạn ma túy của các tác giả Ngô
Minh Hiến – “Nghiên cứu về một số động cơ chủ yếu của người phạm tội
mua bán các chất ma túy ở trại giam Z30-Cục V60 Bộ công an”, Tác giả
PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm - “Công trình nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến
hành vi phạm tội ma túy của trẻ vị thành niên”, Tác giả Thạc sĩ Tiêu Thị
Minh Hường - “Thực trạng và thái độ đối với ma túy của sinh viên trường
Đại học Lao động thương binh và Xã hội” hay đề tài “Tìm hiểu công tác
phòng chống ma túy” của tác giả Lê Văn Luyện…
Những đề tài trên nghiên cứu ở góc độ rộng đó là tệ nạn ma túy, nó bao
gồm cả tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép
khác về ma túy, ít nhiều đã đề cập và đưa ra các giải pháp phòng, chống tệ
nạn ma túy nói chung. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đi
sâu vào những vấn đề chung nhất về tệ nạn ma túy, rất ít công trình nghiên
cứu dành riêng cho công tác phòng, chống nghiện ma túy đối với thanh
niên, nhất là đề cập đến thực trạng tệ nạn ma túy và các giải pháp phòng,
chống ma tuý ở một địa bàn cụ thể. Ở đề tài này tác giả chọn lựa, đi sâu
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng chống tệ nạn nghiện ma túy đối
với thanh niên quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
- Là tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm công tác xã hội trong nghiên
cứu và hoạt động thực tiễn.
- 11 -

3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu có cơ hội sử dụng một số lý thuyết Công tác xã hội, lý giải
một số vấn đề trong thực tiễn thông qua việc tìm hiểu và phân tích tình hình
nghiện ma túy trong thanh niên quận Long Biên như: Lý thuyết hành vi, lý

thuyết động năng tâm lý, lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhân văn. Đồng thời
cũng vận dụng các phương pháp và kỹ năng can thiệp công tác xã hội ứng
dụng trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các
lý thuyết, phương pháp và kỹ năng công tác xã hội đã được học và thực hành.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng tình hình nghiện ma túy
trong thanh niên quận Long Biên và bước đầu đề xuất một số giải pháp hiệu
quả để đóng góp cho công tác phòng chống ma túy trên địa bàn quận Long
Biên nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công
tác phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng kế hoạch phòng chống tệ nạn ma túy
đối với thanh niên quận Long Biên nói riêng, Thành phố Hà Nội nói chung;
cho đoàn thanh niên trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma
túy trong thanh niên các cấp;
- Là tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm công tác xã hội trong nghiên
cứu và hoạt động thực tiễn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng nghiện ma túy trong thanh niên quận Long Biên và
một số kết quả phòng, chống ma tuý trong thanh niên trên địa bàn Quận, từ đó
- 12 -

đề xuất được một số giải pháp hiệu quả phòng chống ma túy đối với thanh
niên của quận Long Biên.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiện hút
trong thanh niên và những giải pháp trong công tác phòng, chống nghiện hút
đối với thanh niên.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nghiện ma túy trong thanh niên quận
Long Biên, đặc biệt tập trung đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
đối với thanh niên quận Long Biên.
- Đề xuất một số giải pháp hiệu quả để đóng góp cho công tác phòng
chống nghiện hút ma túy trên địa bàn quận Long Biên nói riêng và Thành
phố Hà Nội nói chung.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi về nội dung
+ Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về thực trạng nghiện hút ma túy trong
thanh niên quận Long Biên và các giải pháp phòng, chống hành vi sử dụng
ma tuý của thanh niên quận Long Biên.
+ Tiến hành nghiên cứu thực địa tại hai phường là Thượng Thanh và
Ngọc Lâm để có thêm căn cứ đề xuất giải pháp.
5.2. Phạm vi về thời gian: Từ tháng 01/2013 – 11/2013
5.3. Phạm vi về không gian
Tại quận Long Biên - Thành phố Hà Nội (tập trung tại phường Thượng
Thanh và phường Ngọc Lâm)
- 13 -

6. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
6.1.Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp phòng, chống ma túy đối với thanh niên quận
Long Biên - Thành phố Hà Nội (Nghiên cứu tại hai phường Thượng Thanh
và Ngọc Lâm).
6.2. Khách thể nghiên cứu
- Thanh niên quận Long Biên (gồm cả những thanh niên đã cai nghiện
trở về cộng đồng thuộc hai phường Thượng Thanh và Ngọc Lâm)
- Gia đình của thanh niên (bao gồm cả gia đình có thanh niên nghiện
ma túy thuộc hai phường Thượng Thanh và Ngọc Lâm).
- Cán bộ, tình nguyện viên làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội tại
hai phường Thượng Thanh và Ngọc Lâm.

- Chính quyền địa phương, bao gồm: Các phòng, ban ngành, đoàn thể
thuộc UBND quận Long Biên và UBND hai phường Thượng Thanh, Ngọc Lâm.
7. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Tình hình nghiện ma túy trong thanh niên quận Long Biên làm ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương như thế nào?
(2) Công tác phòng, chống nghiện hút ma tuý đối với thanh niên quận
Long Biên đã được tiến hành và đạt được những kết quả như thế nào?
(3) Để góp phần phòng chống và làm giảm tình trạng nghiện hút trong
thanh niên quận Long Biên cần đưa ra những giải pháp hiệu quả nào?
8. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Tình hình nghiện ma tuý trong thanh niên quận Long Biên là một vấn
đề bức xúc đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(2) Quận Long Biên đã có nhiều giải pháp trong công tác phòng, chống
nghiện hút ma tuý trong thanh niên, tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả.
- 14 -

(3) Phát huy vai trò của nhân viên xã hội và các hoạt động công tác xã
hội là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần tích cực trong phòng,
chống và làm giảm tình trạng nghiện hút trong thanh niên quận Long Biên.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử
và Chủ nghĩa duy vật biện chứng khi xem xét thực trạng nghiện ma túy trong
thanh niên và các giải pháp phòng, chống ma túy của quận Long Biên đã thực
hiện trong mối quan hệ tổng hòa với các vấn đề khác.
9.2. Phương pháp thu thập thông tin
9.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Để triển khai nghiên cứu, một hệ thống tư liệu được sử dụng để tổng
hợp và nhìn nhận, đánh giá làm cơ sở và minh chứng cho các luận điểm được
trình bày. Những tài liệu được sử dụng gồm có tài liệu hàn lâm (những tài liệu

khoa học chính thống được sử dụng như giáo trình, từ điển chuyên ngành ),
các báo cáo liên quan đến đề tài (Báo cáo của Chi Cục phòng chống tệ nạn xã
hội thành phố Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và xã hội Hà Nội, Báo cáo
của UBND quận Long Biên và các phòng, ban ngành, đoàn thể thuộc UBND
quận Long Biên ), một số kết quả nghiên cứu và tài liệu có liên quan khác.
9.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm
- Để tìm hiểu rõ hơn về quan điểm, thái độ của các thành phần liên
quan với công tác phòng, chống nghiện ma túy trong thanh niên quận Long
Biên, tiến hành tổng số 13 buổi thảo luận nhóm, cụ thể:
+ Nhóm thanh niên: 05 buổi thảo luận (Buổi 1: 10 người, Buổi 2: 09
người; Buổi 3: 10 người; Buổi 4: 11 người; Buổi 5: 08 người)
+ Nhóm phụ nữ: 04 buổi thảo luận (Buổi 1: 11 người, Buổi 2: 09
người; Buổi 3: 10 người; Buổi 4: 12 người)
- 15 -

+ Nhóm người nghiện đang sinh hoạt tại Câu lạc bộ B93: 04 buổi thảo
luận (Buổi 1: 09 người, Buổi 2: 07 người; Buổi 3: 08 người; Buổi 4: 08 người)
Tống số người tham gia 13 buổi thảo luận nhóm là 122 người.
- Nội dung chính của 13 buổi thảo luận nhóm tập trung vào các vấn
đề sau:
+ Đánh giá và nhìn nhận về tình hình thanh niên nghiện ma túy hiện nay
+ Những nguyên nhân khiến thanh niên nghiện ma túy
+ Công tác phòng, chống nghiện ma tuý trong thanh niên của địa phương
+ Những giải pháp để phòng, chống thanh niên nghiện ma túy
9.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài này sử dụng phỏng vấn sâu với tổng số 16 đối tượng khác nhau để
tìm hiểu quan điểm của mỗi đối tượng về tình hình nghiện ma túy trong thanh
niên và các giải pháp phòng, chống tệ nạn ma túy trong thanh niên, trong đó cơ
cấu như sau:
- 04 thanh niên;

- 03 thanh niên nghiện ma túy;
- 03 cán bộ, tình nguyện viên làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội;
- 03 Lãnh đạo đại diện chính quyền quận và phường;
- 03 Người nhà của người nghiện.
9.2.4. Phương pháp quan sát
Để thu thập thông tin cho đề tài, phương pháp quan sát tham dự đã được
triển khai. Những đối tượng và mục tiêu quan sát chính được lựa chọn như sau:
- Các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND quận Long Biên có liên quan đến
công tác phòng chống ma túy, UBND phường Ngọc Lâm, Thượng Thanh: quan
sát cách thức tổ chức và vận hành hoạt động, quan sát cơ sở vật chất
- Cán bộ, tình nguyện viên làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội: quan
sát thái độ, cách thức giao tiếp giữa cán bộ, tình nguyện viên làm công tác phòng
- 16 -

chống tệ nạn xã hội với người nghiện và người nhà của người nghiện (quan sát
trong trường hợp lập hồ sơ đưa đối tượng nghiện đi cai tại Trung tâm và trong
sinh hoạt Câu lạc bộ B93), cách giải quyết vấn đề trong công việc chuyên môn
- Thanh niên nghiện ma túy (chủ yếu là thanh niên nghiện ma túy đã cai
nghiện trở về và đang sinh hoạt trong Câu lạc bộ B93): quan sát đặc điểm trung
về thể trạng ngoại hình, thái độ, cách ứng xử với các thành viên trong nhóm và
với mọi người xung quanh.
- Người nhà của người nghiện ma túy: quan sát thái độ, cách cư xử, tương
tác của người nhà đối với người nghiện và các cơ quan, cá nhân làm công tác
phòng, chống ma túy; cách thức và thái độ đánh giá, phản hồi về tính hiệu quả
của công tác phòng, chống ma túy với người thân của họ.
10. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị kết cấu của luận văn được
chia thành ba chương, cụ thể như sau:
 Chương 1: Cơ sở lý luận của nghiên cứu
 Chương 2: Thực trạng thanh niên nghiện ma tuý và công tác phòng,

chống ma tuý đối với thanh niên quận Long Biên
 Chương 3: Một số đề xuất giải pháp phòng, chống ma tuý đối với
thanh niên quận Long Biên








- 17 -

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm ma túy
- Theo Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 của Liên hợp
quốc thì: “Ma túy” nghĩa là bất kỳ chất liệu nào được qui định tại Bảng I,
bảng II của Công ước quốc tế 1961, dù là các chất dưới dạng tự nhiên hay
dưới dạng tổng hợp [22, tr. 9]
- Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc
hội thông qua ngày 21/12/1999 đã quy định các tội phạm về ma túy. Theo đó
Ma túy bao gồm: Nhựa, lá, hoa, quả tươi và khô sấy thuốc phiện, cây cần sa;
Hêrôin, Côcain; Các chất ma túy tổng hợp ở thể lỏng, thể rắn…[17, tr. 51]
- Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/12/2000 quy định: “chất ma túy là các
chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính
phủ ban hành” [24, tr. 3]

Như vậy, ma túy là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng,
tổng hợp lại có thể hiểu:
Ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi xâm
nhập vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ làm thay đổi trạng
thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó. Nếu lạm dụng sẽ bị lệ thuộc, gây
tổn thương, nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1957, nghiện ma tuý là:
“Trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại một
hay nhiều lần chất tự nhiên hay tổng hợp. Chất gây nghiện làm người nghiện
- 18 -

ham muốn không tự kiềm chế được mà bằng mọi giá phải sử dụng. Chất gây
nghiện gây xu hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự lệ thuộc về tâm lý và
thường là cả thể chất, có hại cho chính người nghiện và xã hội”.
- Khái niệm theo Y học: “Nghiện là một sự lệ thuộc thuốc gây nghiện
cùng với quá trình tái nghiện sau khi rời bỏ chất gây nghiện”.
- Theo Luật phòng, chống ma tuý năm 2000: “Người nghiện ma tuý là
người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc
vào các chất này” [24, tr. 4]
Như vậy, người nghiện ma tuý là người sử dụng lặp đi lặp lại các chất
ma tuý, thuốc gây nghiện dẫn đến bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tinh thần đối
với chất gây nghiện đó.
1.1.3. Khái niệm thanh niên
Từ góc độ xã hội học, thanh niên được xem là một nhóm xã hội của
những người “mới lớn”. PGS.TS Phạm Hồng Tung, khi nghiên cứu về lối
sống của thanh niên cho rằng: “tuổi thanh niên là độ tuổi quá độ từ trẻ con
sang người lớn trong cuộc đời mỗi người”. (Phạm Hồng Tung, 2010).
Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là một độ tuổi, ở giữa lứa tuổi trẻ em
và tuổi trưởng thành. Ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh

cao, tuy nhiên, các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách
tương đối. Thanh niên có sự khác biệt lớn về nhiều mặt (tuổi, nơi sinh sống,
nghề nghiệp…), do đó, các đặc điểm tâm lý của thanh niên rất phong phú, đa
dạng, tuy nhiên, chúng có một tính chất chung, đó là tính trẻ. Tính trẻ được
thể hiện ở sự năng động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu mơ ước và
hoài bão lớn, thích cái mới, thích giao lưu, học hỏi và mong muốn có những
đóng góp cho xã hội để khẳng định bản thân.
Theo Điều 1, Luật Thanh niên năm 2005: “Thanh niên là công dân Việt
Nam từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [25, tr. 6]
- 19 -

1.1.4. Khái niệm thanh niên nghiện ma túy
“Thanh niên nghiện ma tuý là những người trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi
đến 30 tuổi sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị
lệ thuộc vào các chất này” [20, tr. 12]
1.1.5. Khái niệm phòng, chống ma túy
Phòng, chống ma tuý là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn
ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý [24, tr. 4]
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết hành vi
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành vi xã hội của con người
thông qua các tương tác và hoạt động xã hội, thể hiện qua các mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội. Lúc sơ khai định hình, lý thuyết hành vi còn được gọi
là lý thuyết về hộp đen “Black box”. Lý thuyết này cho rằng động cơ của các
cá nhân quy định hành vi thể hiện trong các tương tác là rất khác nhau trong
những điều kiện môi trường thay đổi. Do chúng ta không nắm bắt được thế
giới nội tâm của con người và sự thay đổi ở chúng nên việc dự đoán hành vi
thể hiện của con người gặp rất nhiều khó khăn, điều này đã dẫn đến ý tưởng
liên quan đến “hộp đen” [16, tr. 52]. Sự hoàn thiện tư duy xã hội học của Max
Weber sau này đã nhấn mạnh đến sực cần thiết phải tiếp cận thế giới nội tâm

của con người vì chính nó là động cơ tác động đến phản ứng hành động trong
các tương tác xã hội cụ thể [16, tr. 54]
Các nhà xã hội học theo trường phái lý thuyết này cho rằng phần lớn
các hành vi của con người thể hiện đều được giải thích theo mô hình kích
thích và phản ứng. Theo đó, hành vi của chúng ta hoàn toàn máy móc, sinh
học và không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác[16, tr. 55].
Ví dụ, một người nghiện ma túy khi thèm thuốc mà không có thì học lên cơn
quằn quại, sùi bọt mép và có thể vai xin người thân hoặc thực hiện hành vi
giết người trong trạng thái mất kiểm soát. Do vậy, thuyết hành vi đi đến nhận
- 20 -

định nếu không quan sát được phản ứng thì không thể xác định được hành vi.
Lý thuyết hành vi cho rằng trong quá trình sinh tồn, mỗi người đều có những
động cơ riêng nhất định trong từng tình huống cụ thể, tuy vậy nhưng chúng
lại không đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện các hành vi của họ.
Những động cơ này được hình thành mang tính chủ quan, duy cá nhân nên
không có tính quy luật. Vì vậy chúng ta không thể nghiên cứu những động cơ
chủ quan của con người về mặt khoa học. Việc dự đoán hành vi của con
người không thể thực hiện được khi những phản ứng đã bộc lộ ra bên ngoài
mới quan sát được [16, tr. 57]
Điều này được sử dụng khi giải thích về hành vi phạm tội của người
nghiện ma túy, hành vi bộc phát mua dâm trong những hoàn cảnh thuận lợi,
sự thiếu hiểu biết và lối sống thác loạn dẫn đến nguy cơ bùng phát HIV/AIDS
và những hệ quả xã hội có liên quan.
Việc tìm kiếm một mô hình giáo dục hỗ trợ người nghiện ma túy hay
trong các trường hợp dễ hình thành hành vi có nguy cơ cao gây xâm hại đến
lợi ích lâu dài cho cá nhân và xã hội chính là việc giảm bớt những phản ứng
mang tính máy móc, bản năng sinh học. Thay vào đó là sự xuất hiện có kiểm
soát, sự tham gia của ý trí cá nhân gắn kết với ý thức xã hội để thực hiện
hành động có ý nghĩa đối với người khác. Do vậy việc tìm kiếm xác lập cơ

chế hoạt động của “hộp đen” là cần thiết và cơ chế “kích thích - phản ứng”
này bị chi phối chính bởi lợi ích mà chủ thể hành vi nhận thức được trong
tình trạng mất kiểm soát về xã hội. Đây chính là tiền đề cho lý thuyết về „sự
lựa chọn hành vi hợp lý‟ sau này do Coleman (nhà tâm lý học người Mỹ) và
G. Mead (1931) khẳng định: “Chúng ta có thể giải thích hành vi của con
người bằng hành vi của các nhóm xã hội. Hành vi xã hội không thể hiểu
được nếu nó xây dựng từ các tác nhân và phản ứng xã hội. Nó cần được
phân tích như một chỉnh thể linh hoạt” [16, tr. 58]. Sự lựa chọn hợp lý ở đây
được hiểu là con người chỉ lựa chọn những tác động nào là hợp lý với cơ thể
và loại bỏ những tác động không có lợi.
- 21 -

Lý thuyết hành vi giải thích theo mô hình “kích thích - phản ứng”,
trong đó những phản ứng này xuất phát theo phản xạ tự nhiên không được cá
nhân kiểm soát theo các định hướng và giá trị xã hội. Những phản ứng này
thường bộc phát nhất thời và độc lập với động cơ chủ quan của con người. Ví
dụ như ham muốn tình dục thái quá xuất hiện sau khi sử dụng rượu, bia, ma
túy, các chất kích thích làm hưng phấn hoặc ức chế cực độ thì con người theo
bản năng ham muốn tình dục sẽ dễ tìm đến hoặc dễ rơi vào hành vi nguy cơ
cao về HIV như quan hệ tình không an toàn, sử dụng bơn kim tiêm chung, sử
dụng quá liều dẫn đến sốc thuốc…
Do vậy, lý thuyết giúp mọi người hiểu việc trang bị khả năng nhận biết
về cơ chế tác động của các điều kiện ngoại cảnh lên cơ thể người, các giải
pháp tâm lý, kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng đối với những người hoạt
động trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn ma tuý là điều cần phải được quan
tâm nhiều hơn. Khi đo được cường độ và cơ chế tác động của các kích thích
thì có thể định hướng, kiểm soát tốt hơn những phản ứng, hành vi nguy cơ
cao, giảm tác hại cũng như khả năng nghiện ma tuý trên toàn cầu.
1.2.2. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống trong công tác xã hội bắt nguồn từ lý thuyết tổng quát

của Bertalanffy (Toseland và Rivas), (1998).
Trong công tác xã hội có hai loại thuyết hệ thống nổi bật được đề cập
đến là thuyết hệ thống tổng quát và thuyết hệ thống sinh thái. Phần nội dung
của lý thuyết này sẽ tập trung đi sâu phân tích thuyết hệ thống dựa trên quan
điểm sinh thái. Đại diện của lý thuyết này là Hearn, Siporin, Germain và
Gitterman.
Nội dung chính: thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh vào sự tương tác
của con người với môi trường sinh thái của mình. Sự can thiệp tại bất cứ điểm
nào trong hệ thống cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ
hệ thống.
- 22 -

Vận dụng trong công tác xã hội nhóm: thuyết hệ thống được sử dụng
rộng rãi trong công tác xã hội nhóm vì thuyết này giúp Nhân viên xã hội hiểu
được nhóm như là một hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau. Bên cạnh
đó, để hệ thống nhóm này hoạt động hiệu quả, nhóm sẽ có nhiều tương tác với
các hệ thống môi trường bên ngoài khác.
Parsons, Bales và Shils (1953) đã chỉ ra 4 nhiệm vụ có ảnh hưởng đến
công tác xã hội nhóm như sau:
+ Hoà nhập: đảm bảo sự hoà hợp giữa các thành viên trong nhóm
+ Điều chỉnh: đảm bảo các thành viên trong nhóm thay đổi thích ứng
với những yêu cầu của môi trường.
+ Duy trì mô hình: nhóm phải xác định và duy trì những mục đích và
luôn tuân thủ tiến trình cơ bản.
+ Tiến trình đạt mục tiêu: đảm bảo nhóm duy trì và hoàn thành
nhiệm vụ.
Việc tuân thủ bốn nhiệm vụ trên sẽ giúp nhóm có thể duy trì tính ổn
định, cân bằng, cũng như giúp nhân viên xã hội hiểu biết các thể chế, sự
tương tác của các hệ thống với nhau và với các đối tượng trong nhóm,
cách thức tương tác giữa các cá nhân, những nhân tố hỗ trợ cho sự thay

đổi [9, tr. 47]
Trong đề tài, tác giả đã sử dụng thuyết hệ thống để phân tích, đánh
giá tình hình thanh niên nghiện ma tuý, công tác phòng, chống tệ nạn ma
tuý đối với thanh niên của quận Long Biên, trong đó phân tích sâu hệ thống
các cơ quan làm công tác phòng, chống ma tuý của quận, các hệ thống là
nguồn lực cho công tác phòng, chống ma tuý từ đó làm rõ hơn các nguyên
nhân dẫn đến tình trạng thanh niên nghiện ma tuý đang diễn ra trên địa bàn,
đồng thời đề xuất các giải pháp trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu
của các hệ thống này.
- 23 -

1.2.3. Lý thuyết động năng tâm lý
Theo Freud, thức là trạng thái tỉnh táo khi con người nhận biết được
và có được phản ứng đối với những kích thích của môi trường. Bên cạnh ý
thức, ông còn chỉ ra vai trò quan trọng của vô thức. Mặc dù trước Freud, đã
có nhiều người nhắc đến từ vô thức nhưng ông là người phân tích tỉ mỉ và
chính xác nhất. Phân tâm học của S.Freud đã xác định đối tượng của nghiên
cứu của mình là “vô thức” nó là “tảng băng chìm” là “miền sâu” để giải
thích các hiện tượng tâm lý con người. [16, tr. 62]
Trước hết Freud đã đưa ra quan điểm về vô thức như sau: Vô thức là
một thuật ngữ của phân tâm học chỉ phần vô thức của tâm hồn nơi ẩn chứa
những cảm nghĩ bị quên lãng, những ý tưởng bị chôn chặt trong vô thức
không thể gợi lại hay nhớ lại do ý muốn của cá nhân chúng có thể ảnh
hưởng đến hành vi của cá nhân ấy.
Theo ông thì trong vô thức có hai phần là phần tiền thức và phần vô
thức. Trí tuệ là khái niệm chứa trong, khái niệm rộng lớn hơn về nhân cách
bao gồm hành vi tinh thần, hành vi vận động và hành vi nói năng. Có sự nối
kết giữa ý thức – vô thức của tâm hồn và ba bộ phận trong cấu trúc nhân
cách: bản năng, bản ngã và siêu ngã hoạt động trong cả ý thức và vô thức.
Cái gọi là lương tâm là bộ phận ý thức của siêu ngã. Hầu hết các chức năng

bản ngã hoạt động trong vùng ý thức. Vùng tiền thức là kho chứa ký ức, nó
chứa đựng những ý tưởng cảm nghĩ và hình ảnh của những biến cố đã qua và
chúng có thể được đưa đến vùng ý thức bởi nỗ lực ý chí của con người. Vô
thức là chỗ chứa những kinh nghiệm, những cảm xúc, những khao khát mạnh
mẽ bị dồn nén ra khỏi thức. Mặc dù con người không nhận biết được những
cảm xúc này và không thể nhớ lại cảm xúc theo ý muốn nhưng chúng vẫn hiện
diện trong vô thức và ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như ứng của con người qua
cơ chế tự vệ. Khi một người đang ngủ, ý thức không hoạt động, nhưng vô thức
hoạt động, giấc mơ là biểu lộ một chút ít nội dung của vô thức. Có người đi
đứng hay nói năng trong khi ngủ là họ làm việc đó dưới ảnh hưởng của vô

×