BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Ngự Đàn
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THANH BÌNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CÁM ƠN
Trước hết, chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự chỉ đạo, giúp đỡ của
Phòng Khoa học - Công nghệ - Sau Đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học
Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã có đònh hướng cụ thể, thiết thực giúp chúng
tôi hình thành ý tưởng của đề tài này.
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
của TS.TRẦN THANH BÌNH. Em xin chân thành cám ơn!
Triển khai phần khảo sát, chúng tôi nhận được sự quan tâm hợp tác
của nhiều giáo viên Ngữ văn các trường THPT trên đòa bàn TP. Phan Thiết,
quý phụ huynh và học sinh lớp 10 trường THPT Phan Bội Châu. Chúng tôi
cũng nhận được sự ủng hộ của giáo viên các trường THPT Trần Khai
Nguyên (TP. Hồ Chí Minh), Lâm Thới (Huyện Nhà Bè) và Trần Phú (TP.
Vũng Tàu). Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình, quan tâm cộng
tác của quý thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Phan Bội
Châu – Phan Thiết đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa
học.
Cuối cùng, tôi xin tri ân cha mẹ và gia đình đã luôn quan tâm, động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do vấn đề còn mới mẻ, nguồn tài
liệu nghiên cứu chưa nhiều, năng lực của người thực hiện đề tài còn có
hạn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Một lần nữa,
chúng tôi xin ghi nhận và chân thành cám ơn những ý kiến chỉ đạo, sự trao
đổi, đóng góp, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Phan Thiết, tháng 8 năm 2008
TRẦN NGỰ ĐÀN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X đã khẳng định:
“Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế
hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù
hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển
trong khu vực và trên thế giới.
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung,
phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học qui định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt
còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành,
năng lực tự học; coi trọng kiến t
hức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh” [10, tr.683].
Như vậy, khác với những lần cải cách trước đây (năm 1950, 1956, 1980), lần cải cách này chỉ
tập trung đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Trong các sách giáo dục,
SGK là bộ phận qua
n trọng nhất vì là sách dùng trong nhà trường, chứa đựng những kiến thức cơ bản
mà học sinh (HS) phổ thông phải đạt được. SGK là tài liệu thể hiện một cách cụ thể nhất nội dung và
phương pháp giáo dục của mỗi môn học trong chương trình giáo dục. Đó là công trình khoa học sư
phạm, thể hiện mục tiêu giáo dục qui định trong Luật Giáo dục. SGK là đối tượng, nội dung và cả
phương pháp trong suốt quá trình dạy và học ở nhà trường phổ t
hông. Mỗi bộ SGK chứa đựng những
kiến thức cơ bản thích hợp với nhận thức của HS, là bộ sách dùng chung cho HS và giáo viên (GV).
SGK chính là một trong những phương tiện giáo dục. Có vai trò quan trọng như vậy nhưng trên thực tế
những vấn đề cơ bản về SGK cũng như vai trò của SGK đối với việc dạy học phát triển ha
y vấn đề sử
dụng SGK tất cả đều chưa được GV và HS quan tâm đúng mức.
Theo quan điểm biên soạn mới ngoài việc cung cấp kiến thức, SGK còn là tài liệu nhằm giúp
học sinh tự học. Tự học là chiến lược học tập của xã hội ngày nay. Biết cách làm việc với SGK bộ
môn, tận dụng mọi điều kiện mà SGK cung cấp để học tập và rèn luyện chính là thể hiện của tự học.
Để có thể tự làm việc với SGK GV và HS phải hiểu được nguyên tắc biên soạn của bộ sách, nội dung
bộ sách, cấu trúc bộ s
ách, cấu trúc bài học trong bộ sách, ưu điểm và hạn chế của bộ sách… Khảo sát
93 GV dạy Ngữ văn ở các trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Phan Thiết, một
trường ở Vũng Tàu và hai trường tại thành phố Hồ Chí Minh về kỹ năng hướng dẫn H
S làm việc với
SGK Ngữ văn 10, chúng tôi nhận thấy không phải tất cả GV đều quan tâm xem HS tự làm việc với bộ
sách này như thế nào. Con số GV không giới thiệu cho HS biết nguyên tắc biên soạn bộ sách Ngữ văn
10 là 46,23%; 41,93% GV không giới thiệu cấu trúc bộ sách Ngữ văn 10 cho HS; 58,06% GV không
giới thiệu cho HS nhận biết cấu trúc bài học trong sách Ngữ văn 10. Có hơn một nửa GV được khảo
sát (60,02%) không hướng dẫn HS làm việc với SGK Ngữ văn 10.
Để đáp ứng chương trình và SGK mới, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng, đòi
hỏi một phong cách làm việc, học tập mới của đội ngũ GV và HS. Đổi mới phương pháp dạy học
không đồng nghĩa với v
iệc xóa bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà tiếp tục tận dụng những ưu
điểm của phương pháp truyền thống và làm quen với những phương pháp dạy học mới, kết hợp các
phương pháp một cách khoa học. Trong hệ thống phương pháp đó có cả ý thức của GV và HS trong
việc hiểu và sử dụng SGK. Dạy học theo phương pháp tích cực, GV không chỉ hướng dẫn HS chiếm
lĩnh kiến thức mà còn hướng dẫn HS biết cách tự làm việc với SGK, chủ động học tập c
hống lại thói
quen học tập thụ động nhằm hình thành cho HS kỹ năng tự học. Trên cơ sở những điều đã trình bày,
chúng tôi chọn đề tài “Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa Ngữ văn 10” để
góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nêu trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn giúp GV và HS hiểu r
õ những lí luận cơ bản về SGK, cụ thể là bộ sách
Ngữ văn 10, từ đó giúp GV và HS sử dụng tốt hơn, phát huy đầy đủ hơn chức năng của SGK trong quá
trình dạy và học nhằm góp phần chuẩn bị cho việc thực hiện hóa chủ trương một chương trình – nhiều
bộ SGK.
3. Đối tượng và phạm vi nghiê
n cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thứ nhất của luận văn là những vấn đề lí luận cơ bản của SGK.Vì thế,
chương 1 của luận văn trình bày những vấn đề lí luận như: quan niệm về SGK, mối quan hệ giữa SGK
với sách giáo viên (SGV) và sách tham khảo (STK), cấu trúc của SGK, phương pháp trình bày nội
dung kiến thức trong SGK, chức năng của SGK. Chính mục tiêu giáo dục sẽ quy định việc đổi mới
chương trình, chương t
rình sẽ quy định nội dung SGK. Cấu trúc và nội dung của SGK sẽ quy định tiến
trình thực hiện chương trình môn học, phương pháp dạy học bộ môn cách thức làm việc với bộ SGK
đó.
Đối tượng nghiên cứu thứ hai của luận văn là SGK Ngữ văn 10. Chương 2 của luận văn sẽ tìm
hiểu những vấn đề cơ bản nhất của bộ sách Ngữ văn 10. N
hững ưu điểm, hạn chế của bộ sách Ngữ văn
10, những ý kiến cần trao đổi, những nhận xét bước đầu về STK sẽ được đề cập ở chương 3. Hiểu biết
những vấn đề này sẽ giúp GV và HS khai thác sách tốt hơn, phát huy chức năng của bộ sách trong quá
trình dạy và học, chủ động trong phương pháp làm việc với SGK Ngữ văn 10.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của luận văn, đề tài tập trung nghiên cứu,
tìm hiểu các vấn đề cơ bản của SGK
sau năm 2000 chú trọng đến bộ SGK Ngữ văn 10. Từ những nhận xét về bộ sách Ngữ văn 10, luận văn
giúp GV và HS làm việc với bộ sách này một cách có hiệu quả.
4. Lịch sử vấn đề
Ở nước ta, vấn đề nghiên cứu về SGK chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các tổ chức xã
hội, giáo dục khác. Các công trình chuyên sâu về SGK không nhiều. Sau mỗi lần cải cách thay SGK,
những bài viết đăng tải trên các trang báo chỉ là những ý kiến khen, chê. Mặc dù, những ý kiến này đã
có những đóng góp nhất định nhưng để xây dựng một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về SGK thì cần phải
có những công trình nghiên cứu chuyê
n sâu hơn nữa.
Có thể nói, mới chỉ có Nhà xuất bản Giáo dục đặt vấn đề nghiên cứu về SGK một cách hệ
thống. Trong quá trình 45 năm làm sách phục vụ cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai và lần thứ ba, Nhà
xuất bản Giáo dục đã xuất bản 15 tập “Các vấn đề Sách giáo khoa”, 3 tập “Thông tin Sách giáo dục” và
hơn 10 tập “Các vấn đề Sách giáo dục”. Đây
là một tủ sách nghiệp vụ có giá trị lớn.
Để hình dung cụ thể hơn lịch sử vấn đề, chúng tôi xin phép dừng lại ở công trình “Các vấn đề
Sách giáo dục - Tuyển tập”, là công trình tuyển chọn các bài viết có giá trị rút ra từ các Kỉ yếu và các
tập sách nghiệp vụ nói trên.
“Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” trình bày những vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu lí
luận về SGK như: quan niệm về SGK, phương thức biên soạn, m
ô hình cấu trúc của SGK, chức năng
của SGK, ngôn ngữ trong SGK, mĩ thuật trong SGK, phương pháp luận đánh giá SGK, quan niệm và
chức năng của SGV, nội dung SGV, quan niệm về STK và đánh giá STK, chất lượng STK, …
Nguyễn Khắc Phi, Vũ Dương Thụy, Dương Trọng Bái có chung quan điểm về SGK. Các tác giả
này cho rằng: SGK là sách viết cho HS và GV dùng theo những nội dung chuyên môn đã quy định
trong chương trình và theo những chỉ đạo thống nhất trong Luật giáo dục. Tr
ong bài viết “Những tiêu
chí của ngôn ngữ bản văn sách giáo khoa”, Nguyễn Ngọc Nhị nêu thêm một cách hiểu về SGK: “SGK
có thể bao gồm cả sách viết cho học sinh và một cuốn sách kèm theo sách đó như sách hướng dẫn giáo
viên, sách bài tập” [70, tr.40]. Theo đó, tác giả cho rằng các STK cũng như sách công cụ có liên quan
đến GV và HS tạo thành tổ hợp giáo khoa. Như vậy, Nguyễn Ngọc Nhị quan niệm về SGK theo nghĩa
rộng. Nói đến SGK không phải là nói đến một cuốn sách độc lập m
à là một tổ hợp giáo khoa.
Giáo sư Phan Trọng Luận dẫn ra một quan niệm mới về SGK khác với những quan niệm trước
đây.Trong bối cảnh sự tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin, một CD-ROM có khả năng ghi
hàng tỉ bít tương đương với 500 cuốn sách thì khái niệm quen thuộc về SGK không thể giữ nguyên như
cũ. Với CD-ROM, SGK không thể chỉ là những kênh chữ, kênh hình hay các kiểu bài
tập ghi chép.
Như vậy, công tác biên soạn SGK trong tương lai cần quan tâm một cách thực sự đến yêu cầu hiện đại
hóa.
Phương thức biên soạn SGK là một trong những vấn đề mà tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục -
Tuyển tập” đề cập đến. Biên soạn SGK theo công thức “CTWA” (Comprehensive textbook writing
approach) đang được chú ý. Ưu điểm của việc tổ chức biên soạn theo công thức “CTWA” phần nào
khắc phục được hạn chế của phương thức biên soạn “c
uốn chiếu”. Phương thức này giảm bớt được sự
không đồng bộ trong nội dung kiến thức, sự không liên tục về trình độ và phần nào sự quá tải. Khi ứng
dụng công thức “CTWA” ta cũng rút ngắn được thời gian biên soạn. Cùng thời gian 12 tháng, có thể
hơn 12 tháng, biên soạn theo công thức này hoàn thành được 5 bản thảo ở mức hoàn chỉnh, nếu theo
phương thức “cuốn chiếu” chỉ hoàn thành một bản thảo. Dù biên soạn theo phương thức nào cũng cần
coi trọng tính đặc thù của bộ môn
, cố gắng bám sát mô hình chung của SGK mới để có sự thống nhất
tương đối giữa SGK các môn học.
Tập tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” cung cấp khá đầy đủ các bài nghiên cứu về
mô hình cấu trúc SGK. Trong bài “Mô hình cấu trúc sách giáo khoa sau năm 2000”, Trần Kiều - Lê
Xuân Trọng đã nêu lên những điểm chung về cấu trúc SGK các môn học trong nhà trường phổ thông.
Cấu trúc chung của SGK đều gồm ba phần: phần đầu SGK, phần giữa
SGK và phần cuối SGK. Trong
đó, phần giữa SGK là phần chính của sách, bao gồm các phần, các chương, các bài học. Khi nghiên
cứu cấu trúc một chương SGK, các tác giả lưu ý cuối mỗi chương nên có những thành phần gì để HS
có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình. Nội dung các câu hỏi, bài tập trong cấu trúc
bài học nên hướng vào kỹ năng vận dụng kiến thức nhằm phát triển trí tuệ cho HS. Mức độ bài tập thể
hiện sự phâ
n hóa nhằm đáp ứng được những năng lực khác nhau của HS.
Ngoài những vấn đề chung về mô hình cấu trúc SGK, các nhà nghiên cứu chú ý bước đầu đến
mô hình cấu trúc SGK bộ môn. Về cơ bản, SGK mỗi bộ môn có sự thống nhất tương đối với mô hình
chung của SGK nhưng tùy theo đặc trưng bộ môn mà cấu trúc SGK mỗi bộ môn có những điểm khác
biệt. Theo Đỗ Ngọc Thống, m
ô hình và cấu trúc nội dung SGK môn Ngữ văn phải thể hiện được
những quan điểm cơ bản về xây dựng và biên soạn SGK Ngữ văn. Mô hình đó được xây dựng theo
tinh thần tích hợp, không chỉ chú trọng nội dung mà còn phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương
pháp dạy học. Về mô hình SGK môn Sinh học, tác giả Nguyễn Quang Vinh xác định mô hình đó vừa
cung cấp thông tin vừa hướng dẫn HS xử lí thông tin. HS được làm việc với các thông tin mới bằng
cách trả lời câu hỏi, tr
ình bày một vấn đề, tiến hành làm thí nghiệm… Nguyễn Minh Phương, Phạm
Thu Phương đề xuất những kiến nghị xây dựng mô hình SGK thí điểm môn Địa lí. Cấu trúc bài học
được trình bày sao cho HS có thời gian tiếp thu lượng kiến thức của bài học, HS thực sự thực sự được
làm việc, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập và có thể tự kiểm tra lại kết quả làm việc.
Có t
hể nói, nghiên cứu mô hình cấu trúc SGK sẽ giúp chúng ta có những kinh nghiệm bổ ích,
đóng góp trực tiếp cho việc biên soạn SGK mới ngày càng khoa học và hiện đại hơn.
Tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” cũng tuyển chọn các bài viết của nước ngoài
nghiên cứu về các chức năng của SGK.Theo Francois Marie Gerard và Xavier Roegiers, SGK phổ
thông có thể có nhiều chức năng khác nhau tùy theo người sử dụng, tùy theo môn môn học và t
ùy hoàn
cảnh biên soạn sách. Khi HS sử dụng, một cuốn SGK sẽ có nhiều chức năng hướng vào việc học tập và
các chức năng hướng vào việc thiết lập liên hệ giữa học tập với đời sống. Các SGK phổ thông còn có
chức năng đào tạo đối với GV. SGK là công cụ cho phép GV thực hiện được vai trò nghề nghiệp của
mình trong quá trình dạy học.
Tài liệu cũng tuyển chọn một số bài nghiên cứu về ngôn ngữ SGK. Các bài nghiên cứu đều có
chung một điểm: ngôn ngữ giáo khoa gồm hai kênh thông tin (kênh chữ và kênh hình) nhằm truyền tải
kiến thức, kỹ năng đến với HS theo đúng yêu cầu của chương trình môn học. Tuy nhiên, mỗi bài viết
này có một d
iện mạo riêng, góp phần nâng cao chất lượng ngôn ngữ bản văn SGK. Nguyễn Trí chỉ ra
những thay đổi trong cách viết phần bài học, cách diễn đạt tiêu đề bài học và tiêu đề các phần trong bài
học; Nguyễn Quốc Siêu phân tích ý nghĩa các yếu tố ngôn ngữ trong bản văn SGK; Nguyễn Văn Tùng
bàn về chức năng của ngôn ngữ SGK; Nguyễn Ngọc Nhị chỉ ra các yếu tố tạo nên chất lượng ngôn ngữ
bản văn và những tiêu chí đánh giá chất lượng ngôn ngữ bản văn.
Ngoài những vấn đề chung về ngôn ngữ SG
K, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến những yêu
cầu riêng đối với ngôn ngữ SGK bộ môn. Mỗi môn học mang những đặc trưng riêng do đó ngôn ngữ
SGK bộ môn cũng có những yêu cầu riêng. Theo Nguyễn Quốc Luân ngôn ngữ SGK Văn học phổ
thông phải đạt 4 yêu cầu cơ bản: chính xác, đủ hiểu, phát triển, kết hợp hài hòa tính khoa học và tính
nghệ th
uật. Trần Phương Dung chỉ ra những chỗ dùng kí hiệu toán học, kí hiệu logic, câu trong SGK
Toán chưa rõ, gây ra sự hiểu lầm làm mất đi sự chính xác của một đề toán. Từ đó, tác giả đưa ra những
yêu cầu riêng đặc thù đối với ngôn ngữ bản văn SGK Toán. Đặc biệt là sự phân biệt giữa các từ trong
ngôn ngữ thông thường được dùng trong toán. Dựa vào lí luận SGK, Nguyễn Thị Hồng Việt nêu một
số suy nghĩ về việc dùng từ và câu trong S
GK Vật lí để đi đến kết luận: ngôn ngữ bản văn SGK Vật lí
cũng có tính đặc thù riêng của bộ môn.
Phương pháp luận đánh giá SGK là một trong những yếu tố xây dựng hệ thống lí luận SGK.
Đào Trọng Quang, Vũ Dương Thụy, Nguyễn Quốc Túy tìm hiểu tiến trình, các tiêu chí và phương
pháp cụ thể đánh giá SGK. Đánh giá SGK phải gắn liền với quan niệm SGK thể hiện chương trình bộ
m
ôn. Mỗi môn học có những sắc thái riêng, vì thế bên cạnh tiêu chí chung, nên có hệ thống những tiêu
chí riêng cho từng bộ môn, từng lớp hoặc từng cấp học.
Trở lên trên là những vấn đề lí luận SGK mà tập tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển
tập” đã đề cập đến. Có thể xem Tuyển tập này là một tài liệu tham khảo quan trọng khi tìm hiểu về
SGK.
“Sách giáo khoa một số vấn đề lí luận và thực tiễn” l
à nhan đề của phần bốn trong tài liệu
“Nguyễn Khắc Phi tuyển tập” do Vũ Thanh tuyển chọn. Phần này giới thiệu một số bài viết của Giáo
sư Nguyễn Khắc Phi trao đổi về chương trình và SGK Ngữ văn bậc Trung học cơ sở (THCS). Trong
các bài viết, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi nhấn mạnh một số điểm về phương pháp khi tiếp cận SGK mới
làm
sao phát huy được ưu thế của phương châm tích hợp.
Các bài viết “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”, “Cơ sở lựa chọn
học vấn phổ thông để xây dựng chương trình môn học”, “Về chương trình và sách giáo khoa phổ
thông”, “đổi mới cách viết sách giáo khoa bậc Trung học”, “Những điều kiện ràng buộc đối với công
cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa Trung học” của Trần Bá Hoành đi sâu vào nghiên cứu
những mục đích yêu cầu và những định hướng chính cho việc thiết kế chương trình và viết SGK. Qua
các bài viết này, tác giả mong muốn chúng ta sẽ có một bộ máy chuyên và một cơ chế đáp ứng nhanh
hơn nữa để không ngừng phát triển chương tr
ình phổ thông theo yêu cầu phát triển của đất nước.
Riêng đối với SGK Ngữ văn lớp 10, chúng ta có các tài liệu “Một số vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn 10” của Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Lê
Hồng Mai, Nguyễn Thị Nhuận, Lê Thị Thanh Tâm; “Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ
văn Trung học phổ thông” của Đỗ Ngọc Thống; “Tài liệu bồi dưỡng giáo viê
n thực hiện chương trình,
sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các tài liệu
này trình bày các nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục môn Ngữ văn, nội dung chương trình môn
Ngữ văn lớp 10, những định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 và đánh giá
kết quả học tập.
Về vấn đề “phương pháp làm việc với SGK”, ở nước ta h
iện nay chưa có tư liệu chuyên sâu
nào. Vấn đề này chỉ mới được nhắc đến trong tài liệu “Phương pháp dạy học văn” tập 2 của Phan
Trọng Luận, Trương Dĩnh. Các tác giả viết:
“Làm việc với giáo khoa” rèn cho HS năng lực nghiên cứu, năng lực tự học theo giáo khoa.
Hoạt động này tận dụng sách giáo khoa, khắc phục tình trạng “thiếu kiến thức nhưng thừa giáo khoa”
như đã nói ở trên. “Làm việc với giáo khoa” đòi hỏi HS phải chuẩn bị bài học văn học sử theo nếp: đọc
giáo khoa, lập dà
n ý kiến thức bài học, nêu thắc mắc.
“Làm việc với giáo khoa” có thể vận dụng qua cá biện pháp sau: HS dàn ý hóa giáo khoa, HS
đọc giáo khoa, HS phát hiện luận điểm và các dẫn chứng minh họa cho luận điểm, HS thắc mắc về nội
dung cấu trúc giáo khoa, HS học bài theo giáo khoa…, HS đối chiếu nội dung và cách trình bày kiến
thức giữa các bộ sách khác nhau… Các biện phá
p này có thể thực hiện theo sự gợi ý của GV, có thể do
GV thuyết giảng độc thoại hoặc có thể cho HS làm bài tập ở nhà” [54, tr.46].
Tóm lại, các vấn đề lí luận SGK tuy đã được đặt ra và đã có nhiều bài viết đề cập đến nhưng để
xây dựng được một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về SGK thì vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên
sâu hơn nữa. Những bài viết, công trình nghiên cứu, các cuộc thảo luận về SGK là
cơ sở khoa học để
SGK trở thành một đối tượng nghiên cứu khoa học, một công trình khoa học. Đây chính là nền tảng để
xây dựng một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về SGK.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng, nghị quyết của
Quốc hội, chỉ thị của Chí
nh phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương
pháp dạy học, các nguyên tắc biên soạn chương trình, SGK các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói
riêng.
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương
pháp so sánh. Ngoài ra, để vấn đề nghiên cứu có cơ sở chứng thực, luận văn dùng phương pháp khảo
sát, trắc nghiệm, xử lý kết quả khảo sát.
6. Ýnghĩa khoa học của đề tài
Luận văn cố gắng hệ thống hóa các luận điểm về SGK nhằm giúp GV và HS hiểu được những
vấn đề cơ bản về SGK.
Đó chính là cơ sở lí luận để GV và HS phát huy vai trò của SGK, sử dụng SGK
trong thực tế dạy học một cách có hiệu quả.
Từ việc phân tích cấu trúc, nội dung và hình thức của SGK Ngữ văn 10, những cảm nhận của
bản thân đối với bộ sách Ngữ văn 10 nói riêng và những bộ SGV, STK Ngữ văn khác, luận văn giúp
GV và HS chủ động đưa ra hướng giải quyết trong quá trình s
oạn giảng cũng như soạn bài, học bài
theo SGK.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA SÁCH GIÁO KHOA
1.1. Quan niệm về sách giáo khoa
Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Sách giáo khoa là sách soạn theo chương trình để dạy và học
trong nhà trường” [114, tr.1354].
Định nghĩa trên được hiểu theo nghĩa hẹp và quen thuộc, SGK là sách viết cho HS theo những
nội dung chuyên môn đã được quy định trong chương trình và theo những quan điểm chỉ đạo thống
nhất về phương pháp dạy học. Theo định nghĩa này, một số nhà nghiên cứu cho rằng các loại sách phục
vụ c
ho HS mẫu giáo, sách dạy học vần... chưa được coi là SGK.
Luật Giáo dục, chương 2 mục 2 điều 29 quy định: “Sách giáo khoa cụ thể hoá yêu cầu về nội
dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở những lớp của
giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giảng dạy phổ thông. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành c
hương trình phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống
nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc
gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa” [9, tr.16].
Điều lệ trường Trung học, điều 23 ghi “Sách giáo khoa Trung học bao gồm sách bài học và sách
bài tập theo danh mục được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để sử dụng chính thức, ổn định, thống
nhất trong giảng dạy, học tập ở trường Trung học” [10, tr. 144]
.
Hiểu theo nghĩa rộng SGK có thể bao gồm cả sách viết cho HS và một số sách kèm theo như
SGV, sách bài tập (SBT). Đây là một đặc điểm của giáo dục hiện đại, quan tâm nhiều đến kỹ năng thực
hành. Trước đây, hệ thống S
GK không bao gồm SBT, phần bài tập được in luôn trong SGK dành cho
HS nay hầu như tất cả các bộ môn đều có SBT bên cạnh SGK.
Tập hợp các cuốn SGK, các STK và sách công cụ có liên quan đến việc dạy học của GV và HS
tạo thành một tổ hợp giáo khoa. Tổ hợp giáo khoa đó phải là một chỉnh thể gắn bó mật thiết với nhau,
trong đó SGK phải là tài liệu thể hiện cụ thể nhất nội dung, phương pháp giáo dục và các loại sách
trong tổ hợp nói trên phải phụ thuộc và
o SGK. Cho nên nói đến SGK là nói đến một tổ hợp giáo khoa
và lí luận về SGK cũng là lí luận một tổ hợp sách.
Cho đến nay SGK vẫn là tài liệu chủ yếu để dạy và học ở các lớp học phổ thông. Do đó, các yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông về cơ bản đã được thể hiện trong nội dung và phương pháp biên soạn
SGK. Trong quá trình biên soạn chương trì
nh và SGK mới, chúng ta đã chú ý đến quan điểm đổi mới
phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” các nội dung, hình thức trình bày của SGK mới về
cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho HS tiếp tục nâng cao năng lực tự học và giúp GV đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tổ chức, hướng dẫn HS chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, tiếp nhận
tri thức.
1.2. Quan hệ giữa sách giáo khoa với sách giáo viên và sách tham khảo
Tuỳ theo người sử dụng, môn học và từng hoàn cảnh biên soạn mà một cuốn SGK phổ thông có
thể có nhiều mối quan hệ khác nhau. Một nguyên tắc khi xây dựng chương trình và SGK phổ thông là
làm sao đảm bảo được sự cân đối hài hòa giữa nhiều mối quan hệ: đặc trưng của m
ôn học với nhiệm
vụ chính trị và cuộc sống từng giai đoạn lịch sử, nội dung chương trình với đặc điểm tâm lý lứa tuổi
HS, tri thức môn học gắn liền với hệ thống kỹ năng cần hình thành; mối quan hệ giữa SGK môn học
này với SGK môn học khác trong chương trình; mối quan hệ giữa SGK bậc THPT với SGK bậc THCS
cũng như SGK Tiểu học trong một hệ thốn
g hoàn chỉnh; đặc biệt là mối quan hệ giữa SGK với SGV,
SGK với STK trong một bộ môn.
Có hai quan niệm về SGV: SGV đóng và SGV mở.
SGV đóng là tài liệu giúp GV sử dụng SGK về mặt sư phạm. Sách sẽ bao gồm những lời
khuyên cải tiến việc sử dụng, khai thác SGK. SGV cung cấp những chỉ dẫn về cách tiến hành bài học
gắn liền với SGK.
SGV mở như là một công cụ tham khảo nhằm
nuôi dưỡng sự suy nghĩ của GV. Sách bổ sung
những thông tin khoa học và sư phạm, nêu các đề nghị liên quan đến quá trình học tập nhưng không
trói buộc GV trong những chỉ dẫn và một trình tự gò bó.
Như vậy, SGV đóng được biên soạn dựa trên cơ sở SGK và không còn ý nghĩa nếu tách rời
SGK. SGV mở có thể sử dụng độc lập với SGK, dù vẫn dựa trên SGK.
Trong quá trình triển khai cải cách giáo dục, bên cạnh hệ thống SGK biên soạn theo chương
trình mới còn song hà
nh hệ thống SGV. Tác giả SGK cũng là tác giả SGV tương ứng, công thức này
đảm bảo tốt hơn chất lượng của SGV. SGV là một loại sách nghiệp vụ, trong đó có sự kết hợp giữa
khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, nhằm phục vụ việc dạy học về mặt nội dung và phương pháp.
Một cuốn SGV có thể được biên s
oạn trước, trong khi hoặc sau khi biên soạn SGK cho HS.
Trước hết, một cuốn SGV có thể được coi như một cuốn hướng dẫn sư phạm, tức là một tài liệu
giúp đỡ việc sử dụng SGK sao cho phù hợp với khoa sư phạm. SGV có nhiệm vụ giúp GV hiểu được ý
đồ biên soạn SGK nói chung cũng như nội dung và phương pháp giảng dạy từng bài cụ thể trong SGK.
Tuy không có tính bắt buộc, nhưng SGV vẫn là tài liệu quan trọng trong quá trình soạn bài và dạy học
theo SGK.
Các định hướng kiến thức cơ bản, phương pháp cơ bản và cả kĩ thuật giảng dạy đều đư
ợc trình
bày sao cho SGV có thể như là một “khuôn mẫu” để GV hướng dẫn HS học tập. Nó sẽ gồm những lời
khuyên, những chú ý nhằm cải tiến việc dùng SGK và khai thác mọi khả năng của sách. Có thể coi đây
là nguồn văn bản thông tin chủ đạo, chủ yếu của việc soạn bài, giảng bài của GV. Tuy nhiên, nó không
đồng nhất với bài soạn, các định hướng của SGV không thể loại bỏ đặc trưng của lao động giảng dạy,
tính chất linh hoạt đa dạng của các bài soạn, bài giảng, diễn tiến giờ học, khả năng tiếp nhận của HS,…
SGV chỉ là một cơ sở để GV phát huy tiềm lực vốn có và đang phát triển của lao động sư phạm chứ
không thể là một tư liệu sử dụng nguyên mẫu.
SGV thường dành những trang đầu để trao đổi với GV những vấn đề phương pháp giúp cho HS
nắm đư
ợc tri thức ghi trong chương trình và thể hiện trong SGK. Nội dung chính của SGV là cung cấp
những thông tin về cách hiểu bài, cách khai thác, trả lời các câu hỏi và lưu ý những điểm HS cần lưu ý
sau mỗi bài học, gợi ý những tư liệu tham khảo thiết yếu,… Những nội dung này chưa được trình bày
trong SGK. Cùng với SGK, SGV góp phần thực hiện mục tiêu chung của chương trình.
STK là sách chuyên dùng để tra cứu, đọc thêm nhằm hiểu rõ hơn vấn đề cần phải dạy học.
Muốn hiểu đư
ợc mối quan hệ giữa SGK với STK không thể không nhắc lại chức năng của SGK.
SGK có nhiều chức năng. Ở đây chỉ đề cập đến những chức năng có quan hệ đến HS: chức năng truyền
đạt kiến thức, phát triển các khả năng và kỹ năng, củng cố và đánh giá những hiểu biết, giáo dục về
mặt xã hội và văn hóa. Tính chất đa chức năng ấy đảm bảo c
ho SGK đóng vai trò chủ yếu trong việc
thực hiện mục tiêu đào tạo của môn học.
Trong khi đó, STK chỉ có một chức năng duy nhất đó là chức năng tham khảo. Đối chiếu với
những chức năng của SGK, STK chỉ thiên về phát triển các khả năng và kỹ năng, hoặc chức năng củng
cố những hiểu biết. Với tính chất đơn chức năng ấy, S
TK có vai trò bổ trợ cho SGK trong việc thực
hiện mục tiêu đào tạo của môn học (trừ trường hợp những cuốn STK được biên soạn với mục đích
thuần tuý thương mại, phi giáo dục).
Thông tư Liên tịch số 35/1999/TTLT-BGD&DT ghi “Sách tham khảo bổ trợ sách giáo khoa
dùng cho hoc sinh các bậc học phổ thông là tài liệu học tập dựa theo chương trình sách giáo khoa do
Bộ Giá
o dục và Đào tạo quản lý đảm bảo chất lượng khoa học, nâng cao tính sư phạm nhằm thực hiện
chương trình theo danh mục bậc học đã được quy định” [9, tr. 821].
Theo quan niệm thông thường, SGK được coi là sách học chính thức, bắt buộc còn STK là sách
đọc thêm, không bắt buộc. Trong quan hệ với SGK, xét chung, STK vừa phụ thuộc SGK vừa có phần
độc lập với SGK, tuy cả hai đều cùng nhằm thực hiện mục tiêu môn học. Những cuốn S
TK như các
loại Từ điển, sách tra cứu, Văn tuyển v.v… hoàn toàn độc lập với SGK.
STK các bộ môn vừa phải đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ của các đơn vị kiến thức vừa bổ
sung nhiều nội dung kiến thức mà SGK không chứa đựng hết. Kiến thức trong STK thường được tổng
kết theo vấn đề hay chuyên mục. STK cung cấp thêm những thông tin mới, những tư liệu cập nhập
giúp G
V và HS hiện đại hóa kiến thức trong SGK.
Trong xã hội học tập, bao giờ cũng có một nhu cầu lớn về STK. Có thể nói, STK liên quan đến
một phương châm quan trọng của giáo dục: biến quá trình học thành quá trình tự học. Nhiều STK các
môn khoa học xã hội gợi ý cho GV và HS những hướng tiếp cận tác phẩm, bài học, giai đoạn lịch sử
v.v…; những phân tích mới lạ nhằm làm sáng tỏ thêm, hoàn thiện thêm những kiến t
hức trong SGK.
Ví dụ: những bộ STK môn Tiếng Việt và Làm văn, kiến thức cung cấp trong các bộ sách này, nhìn
chung, đã bám sát các kiến thức chuẩn trong SGK, được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, có tính sư phạm
cao. Các bộ sách này đều có những kiến thức mở rộng, đi sâu vào những vấn đề được trình bày trong
các bài học, tiết học. Với những gợi ý, những hướng giải bài tập, HS đủ điều kiện thu nhận kiến thức tự
m
ình hoàn thành bài học một cách căn bản, thậm chí có tính sáng tạo. Trong các sách “hướng dẫn Làm
văn”, các tác giả đã chú ý về kỹ năng làm bài của HS. Trong chừng mực nhất định, sách cũng tạo cho
các em những cảm thụ tinh tế khi tiếp xúc với từng loại bài tập Làm văn. Ở các sách “hướng dẫn giải
bài tập Tiếng Việt”, các tác giả đã hệ thống kiến thức tiếng Việt được học trong SGK các bậc học.
Những kiến t
hức đó được trình bày cụ thể, cô đọng, diễn giải rõ ràng, có tính sư phạm cao. GV có thể
tham khảo vận dụng vào các giờ dạy trên lớp để bài giảng phong phú hơn.
STK các môn khoa học tự nhiên căn cứ vào chương trình và SGK mà chia thành các chủ đề
nhỏ hoặc các chương giống như SGK sao cho HS có thể tham khảo song song với SGK. STK các môn
khoa học tự nhiên trình bày các phương pháp giải các bài tập cơ bản của môn học theo yêu cầu của
chương trì
nh; thông qua đó, HS nắm được kiến thức cơ bản của SGK. Mở rộng một số vấn đề trong
SGK, phân tích theo chiều sâu những vấn đề lí thuyết hay bài tập đã được SGK đề cập nhưng chưa có
điều kiện đi sâu, kể cả các dạng bài tập đòi hỏi sự tổng hợp nhiều đơn vị kiến thức với mục đích cung
cấp cho H
S phương pháp tư duy logic và vận dung kiến thức đã học để giải các bài tập. GV có thể
tham khảo sách để dạy các giờ bài tập trên lớp, tổng kết, hướng dẫn HS ôn tập sau mỗi chương, mỗi
học kì và cả năm học, bước đầu bồi dưỡng HS khá giỏi.
Ở phổ thông, vai trò người GV rất quan trọng. Chính GV là người dẫn dắt lớp học để HS nắm
được những yêu cầu chính của bài học. Nhưng một GV giỏi không chỉ làm tốt việc truyền thụ kiến
thức mà còn phải gợi mở cho H
S suy nghĩ những gì mà SGK chưa đề cập đến, những kiến thức chưa
được cập nhập hay những cách hiểu khác nhau, cách giải khác hoặc những vấn đề mới vượt quá yêu
cầu của bậc học. STK là nguồn tư liệu nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu, học tập ấy.
Tóm
lại, SGK, SGV và STK có mối quan hệ liên thông với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi loại sách
có những đặc trưng riêng đồng thời giữa chúng có những điểm chung, phối kết với nhau. Trong đó,
SGK đóng vai trò trung tâm, SGK không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có sẵn mà là tài
liệu giúp HS tự học, tự phát hiện giải quyết các vấn đề để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một
cách linh hoạt. SGV và STK phụ thuộc, xoay quanh SGK để tạo nên một tổ hợp gi
áo khoa đảm bảo
mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Trong quá trình giảng dạy, mỗi người GV lấy SGK
làm tài liệu giảng dạy chính thức nhưng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào SGK, độc tôn SGK mà
cần nghiên cứu SGV, không ngừng học tập qua STK phối hợp một cách linh hoạt các tri thức giữa các
tài liệu tạo nên sự thống nhất tương đối để nâ
ng cao chất lượng giảng dạy. SGK chỉ thực sự có ý nghĩa
khi được xác định trong mối tương quan với việc học tập của HS, với việc dạy của GV, với SGV và
STK, với các công cụ dạy học khác.
1.3. Mô hình cấu trúc sách giáo khoa
1.3.1. Cấu trúc chung của sách giáo khoa
Theo tinh thần Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg về đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông, với tư cách là văn bản được “sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng
dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông”, tư tưởng xuyên suốt của mô hình SGK mới là SGK phải
vừa cung cấp thông tin vừa hướng dẫn H
S hình thành và phát triển phương pháp, kỹ năng học tập,
nghiên cứu và vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập cũng
như trong thực tiễn đời sống; đồng thời SGK phải phù hợp với khả năng nhận thức, với đặc điểm tâm -
sinh lí lứa tuổi HS ở từng cấp, lớp học.
SGK của các môn học khác nhau hoặc đối với cùng m
ôn học cho những lớp học khác nhau có
thể có vài điểm khác nhau trong cấu trúc. Tuy nhiên, về mặt lí thuyết mô hình cấu trúc SGK thường
gồm 3 phần:
a) Phần đầu SGK
Phần đầu SGK mỗi môn học thường có những thành phần sau:
- Trang bìa chính, bìa lót ghi tên Bộ Giáo dục và Đào tạo, tên các tác giả, tên sách, tên lớp, tên
Nhà xuất bản và năm xuất bản.
- Trang mở đầu giới thiệu về quan điểm biên soạn bộ môn, mục đích, nội dung, hướng dẫn sử
dụng sách, giới thiệu phương phá
p học tập chủ yếu HS cần vận dụng, tóm tắt về chương trình môn học
của lớp…
Nhìn chung trang mở đầu SGK chưa được chú ý nhiều, phần hướng dẫn sử dụng sách, giới thiệu
phương pháp học tập hầu như bị bỏ qua, nếu có đề cập thì cũng rất sơ lược và thường chỉ đư
ợc ghi một
cách rất chung ở SGK đầu cấp học, trong khi đó môn học ở từng lớp học cũng có những đặc điểm
riêng. Bên cạnh việc giới thiệu quan điểm biên soạn SGK, nên chăng ở SGK mỗi lớp học chúng ta
quan tâm hơn đến việc hướng dẫn HS sử dụng sách, hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn phù hợp
với quan điểm biên soạn và nội dung sách.
- Tuỳ t
heo môn học, phần đầu của sách có thêm chú thích về những kí hiệu thống nhất dùng
trong SGK.
- Bài mở đầu cho mỗi môn học mới bắt đầu ở cấp học (giới thiệu đối tượng nghiên cứu của môn
học; vai trò, ý nghĩa của môn học đối với thực tiễn, phương pháp học bộ môn…).
b) Phần giữa SGK
Phần giữa SGK là phần chính của sách, bao gồm các phần, các chương, các bài học. Đó l
à
những đơn vị kiến thức của môn học trình bày dưới dạng lời văn, hình ảnh (ảnh chụp, tranh vẻ, sơ đồ,
lược đồ, bản đồ…) và những chỉ dẫn về cách tiến hành các hoạt động học tập để lĩnh hội các đơn vị
kiến thức.
c) Phần cuối SGK
Tuỳ theo tính chất của môn học mà nội dung phần cuối khác nhau, phần cuối SGK thường
những phần sau:
- Phần tra cứu: dùng để tra cứu ngữ nghĩa của môn học theo lớp và mục lục thuật ngữ, từ mới,
bảng tên riêng, những sự kiện. Chúng được sắp xếp theo thứ tự ABC và ghi thứ tự của trang trong
SGK.
Tra cứu ngữ nghĩa và mục lục có thể được viết riêng hoặc ghép với nhau thà
nh một, có tên là
phần tra cứu.
- Phần phụ lục: tuỳ theo các môn học mà phần phụ lục có thể có những phần sau : các biểu bảng
kí hiệu, công thức, đơn vị đo lường, bảng tổng kết ngữ pháp, từ ngữ, danh mục tiểu sử tác giả, tác
phẩm.
- Phần trả lời bài tập: trả lời gắn gọn hoặc thông báo đáp án những bài tập trong SGK.
- Xuất xứ các tranh ảnh (chú t
hích ngắn gọn về nguồn gốc các tranh ảnh đã dùng; trích từ tài
liệu nào, của ai…).
- Tài liệu tham khảo: liệt kê các tài liệu đã dùng trong quá trình biên soạn SGK.
- Mục lục của SGK: tên bài học được sắp xếp theo phân phối chương trình.
1.3.2. Cấu trúc một chương trong sách giáo khoa
Tuỳ theo đặc trưng bộ môn mà SGK có thể được cấu trúc theo phần hay chương (có khi còn
được hiểu là cụm bài). Nhìn chung, một chương của SGK có cấu trúc như sau:
- Trang mở đầu của mỗi chương gồm số thứ tự của chương, tên chương.
Mở đầu mỗi chương
nhằm nêu vấn đề, định hướng vấn đề sẽ nghiên cứu, kết quả cần đạt.
- Các bài học trong chương cụ thể hóa kiến thức của chương được bố trí dạy theo phân phối
chương trình.
- Cuối mỗi chương thường có những phần sau:
+ Tóm tắt những kiến thức cơ bản của chương. Đây là nội dung kiến thức HS phải nắm vững
sau khi học xong một chương.
+ Bài thực hành, thí nghiệm của chương: gồm có
nội dung, yêu cầu và hướng dẫn thí nghiệm,
thực hành. Tuỳ theo môn học có thể có bài thực hành có tính tổng hợp kiến thức, kỹ năng của một
chương. Bài thực hành thí nghiệm có thể trình bày bằng kênh chữ hoặc kênh hình. Câu hỏi và bài tập
tổng hợp của chương gồm các bài tập tự luận, bài tập t
rắc nghiệm để HS có thể tự kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của cá nhân.
Truyền thống của SGK Ngữ văn nói chung không có khái niệm “chương”. Cấu trúc SGK Ngữ
văn là cấu trúc bài. Cấu trúc SGK Ngữ văn 10 không chia thành các chương, các phần như cấu trúc
SGK các môn học khác.
1.3.3. Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa
“Theo truyền thống của lí luận dạy học và phương pháp dạy học bộ môn, bài học (t.Anh: lesson;
t.Nga: ypok) được xác định là hình thức cơ bản, chủ yếu nhất của việc tổ chức các hoạt động dạy học
trong nhà trường. Mỗi bài học là một đơn vị, đơn vị đó vận dụng nhiều phương pháp, biện pháp sư
phạm phong phú, đa dạng để tổ chức các tập thể học sinh t
hực hiện hoạt động học tập trong một thời
gian nhất định và theo một kế hoạt dạy học nhất định. Như một chỉnh thể kiến thức, mỗi bài học đều có
mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, tiến trình, phương pháp, biện pháp dạy học,… của mình;
đồng thời, như một mắt xích nhận thức, mỗi bài học đều có những mối liên hệ logic, mật thiết với các
bài học trước và sau nó trong một chương trình dạy học - giáo dục thống nhất” [4, tr.63]
Bài học là hình thức cơ bản, c
hủ yếu nhất của việc tổ chức các hoạt động học tập trong nhà
trường, có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa bộ môn…
SGK phải thể hiện được các quan điểm chỉ đạo việc biên soạn SGK các môn học trong nội dung thông
qua các bài học cụ thể. Cấu trúc bài học trong SGK các bộ môn
có những điểm tương đồng, có thể
phác họa như sau:
- Phần mở bài
Phần này nhằm xác định mục tiêu của bài học (những kiến thức, kỹ năng, kết quả cần đạt). Phần
mở bài trình bày ngắn gọn, hướng HS tới đích của bài, nêu cả gợi ý về phương pháp học tập; có thể từ
những điều HS đã biết, đề xuất những vấn đề HS chưa biết có liên qua
n đến bài học; có thể trình bày
một hiện tượng, một câu hỏi hay một thí nghiệm làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu. Phần mở bài có
vai trò tạo tâm thế chuẩn bị bước vào nội dung bài học, GV có thể sử dụng phần này như một lời vào
bài. Trong quá trình soạn bài, giảng bài mọi hoạt động học tập quy về mục tiêu của bài học. GV cần
hướng dẫn cho H
S trong khi soạn bài, học tập phải nắm vững phần mở bài để có hướng tiếp cận bài
học đúng đắn, khoa hoc. Đây là một thao tác tưởng chừng như đơn giản, nhiều GV thường không lưu ý
HS khi dặn dò HS soạn bài. Cần lưu ý: cấu trúc bài học trong SGK trước năm 2000 không có phần mở
bài xác định mục tiêu cần đạt (chỉ đư
ợc ghi trong SGV).
- Nội dung bài học
Nội dung bài học thường bao gồm các thành phần: thông báo thông tin, xử lí các thông tin, kết
quả cần đạt được.
Thông tin được cung cấp qua kênh chữ và kênh hình. Thông tin có thể là văn bản, các sự kiện,
các hiện tượng, quá trình, quy luật, những ý tưởng mới, những kĩ năng mới… Nội dung của một bài
học được xây dựng qua các đề mục trong bài học, tên các đề mục trong bài học thường là một tình
huống vấn đề phải giải q
uyết, hoặc một câu hỏi ngắn gọn nói lên một nội dung cơ bản của bài, của mục
sẽ học.
Xử lí thông tin là các hướng dẫn HS hoạt động giải quyết vấn đề. HS xử lí thông tin có thể bằng
cách: trả lời các câu hỏi đặt ra đối với các hình vẽ, biểu đồ, đồ thị; trình bày một vấn đề buộc HS phải
suy nghĩ nhiều về thông ti
n mới đó và trao đổi thảo luận; giải bài tập; tiến hành các thí nghiệm thực
hành… Qua xử lí thông tin dưới sự hướng dẫn của GV, HS phải đi đến kết luận, tức là nắm được nội
dung cần đạt của bài học. Các lệnh yêu cầu và hướng dẫn HS xử lí thông tin phải rõ ràng, ngắn gọn để
HS dễ dàng nhận biết nhiệm vụ và cách thức thực hiện, tạo điều kiện để HS được làm việc với những
thông tin mới.
Kết quả cần đạt đư
ợc là những kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài học. Thành phần này đòi hỏi
HS phải chiếm lĩnh được sau khi đã xử lí các thông tin. Hình thức trình bày mục kết quả cần đạt
thường là những dòng chữ được in đậm, đóng khung.
- Phần bài tập
Tùy môn học mà số lượng bài tập có thể dao động trong một giới hạn khá rộng. Bên cạnh các
bài tập có tính truyền thống là bài tập tự luận, nê
n sử dụng rộng rãi các loại bài tập trắc nghiệm. Nội
dung các câu hỏi, bài tập hướng vào sự vận dụng kiến thức đã học. Mức độ bài tập đám ứng được
những năng lực khác nhau của HS. Tăng cường các loại bài tập có tác dụng phát triển trí tuệ, kỹ năng
thực hành thí nghiệm cho HS.
Dưới đây xin trình bày tóm tắt mô hình bài 23, sách Ngữ văn 9 :
BÀI 23
Kết quả cần đạt
VĂN BẢN
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Chú thích
ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
Ghi nhớ
LU
YỆN TẬP
Do có vai trò là hình thức cơ bản, chủ yếu nhất của việc tổ chức các hoạt động dạy học, nhìn
vào cấu trúc của đơn vị bài học, chúng ta có thể xây dựng được phương pháp dạy học tương ứng. Nội
dung và mục tiêu cần đạt của bài học là những yếu tố quan trọng nhất để GV dựa vào đó thiết kế bài
học và xác định phương pháp dạy học.
1.4. Phương
pháp trình bày nội dung kiến thức trong sách giáo khoa
SGK là một xuất bản phẩm đặc biệt, cho một đối tượng rộng lớn, đa dạng về tính chất, chủng
loại, về các ngành khoa học khác nhau, nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ
trẻ… Bởi vậy nó phải được hoàn thiện về nội dung và đẹp về hì
nh thức. Trong mười năm trở lại đây,
kể từ khi tiến hành cải cách giáo dục, mà trọng tâm là cải cách chương trình và nội dung SGK các môn
học, xây dựng một phương pháp trình bày nội dung kiến thức trong SGK sao cho thể hiện được mục
tiêu của giáo dục là một đòi hỏi cấp thiết.
Kênh chữ và kênh hình là những thông tin chủ yếu được dùng trong SGK để trình bày nội dung
tri thức của môn học, đó là những chỉ dẫn về phương pháp dạy và học cũng như việc kiểm tra đánh giá
kết quả học tập. Kênh chữ và kênh hình phải thể hiện tính chính xác, khoa học, sao cho hài hòa, cân
đối và hỗ trợ lẫn nhau một cách có hiệu quả về mặt thẩm mĩ, mặt sư phạm. Tức là, kênh chữ phải là
thông tin chính phản á
nh đúng nội dung tri thức môn học. Kênh hình (ảnh chụp, tranh ảnh, hình vẻ, sơ
đồ, đồ thị…) thể hiện đúng đối tượng nghiên cứu, phù hợp với nội dung kênh chữ, không mang yếu tố
hiểu lầm hoặc làm phân tán sự tập trung suy nghĩ của HS, kênh hình cần được khai thác, hỗ trợ cung
cấp thông tin song song với thông tin chính nếu bỏ đi sẽ hạn chế việc hiểu bài.
Phương pháp trình bày kiến thức phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS ở từng lớp học, có tác
dụng hình thành các thao tác tư duy ngày một
nâng cao và hình thành được ở HS một số năng lực hành
động ứng xử cần thiết. Nội dung những thông tin trình bày trong mỗi bài học phải thể hiện được
phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của người học, tạo điều kiện để HS được suy nghĩ,
được làm việc thực sự, tự kiểm tra đá
nh giá khả năng nhận thức,… Từ đó, HS chiếm lĩnh được kiến
thức, hình thành được kỹ năng.
Số lượng, chất lượng và sự bố trí, sắp xếp các thông tin trong mỗi bài học phải vừa sức đối với
HS, đề xuất được sự áp dụng cụ thể, tiến trình những kiến thức được chuyển tải qua nội dung các môn
học ở các lớp học đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Hệ thống câu hỏi, bài tập hay t
hí
nghiệm thực hành vừa phải sát hợp nội dung bài học vừa đa dạng giúp HS có được phương pháp tự
học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho HS khai thác nội dung, làm xuất hiện tình huống vấn đề, sau đó
hướng dẫn HS quan sát, giải thích, tìm tòi cách giải quyết vấn đề một cách tối ưu, đồng thời HS có thể
tự kiểm tra sự tiến bộ và t
hành tích của mình. Tình huống có vấn đề có thể phát sinh trong môn học
hoặc trong đời sống hằng ngày có liên quan trực tiếp tới môn học.
Ở cấp phổ thông, SGK là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình phổ thông. Các
kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội… có sự lựa chọn rất kĩ. Kiến thức trong SGK là một hệ thống
khoa học, chính xác theo trình tự logic chặt chẽ, được gia công về mặt sư phạm
cho phù hợp với trình
đô học sinh vàthời gian học tập. Nội dung kiến thức được trình bày bằng lối văn phong sáng rõ, dễ hiểu
có hiệu lực, phù hợp với môi trường văn hóa, đạo đức, chính trị và dân tộc. Ngoài phần kiến thức, SGK
còn có một phần về rèn luyện các kỹ năng và
các phương pháp giảng dạy môn học. Phương pháp trình
bày nội dung kiến thức trong SGK đã tạo ra sự khác nhau giữa SGK và các loại sách khoa học khác.
Phương pháp trình bày nội dung kiến thức trong SGK đầu thế kỉ XXI đã có nhiều thay đổi. Các
tác giả không mô tả, giảng giải kiến thức mà đưa ra các hướng dẫn quan sát, hướng dẫn thí nghiệm,
hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận, câu hỏi kiểm tra kiến thức,… với phương pháp trình bày như vậy,
hứng thú học tập và năng lực làm việc của HS đã đư
ợc tính đến. Có thể nói, mỗi cuốn SGK được coi
như một cuốn sách “phương pháp hướng dẫn học tập” ở một chừng mực nào đó.
1.5. Các chức năng của sách giáo khoa
SGK trước hết là một loại sách nên cũng như các loại sách khác nó cũng phải đảm bảo chức
năng chung là chức năng giáo dục nhân văn theo những chuẩn mực đang được xã hội thừa nhận. Chức
năng này liên quan đến mọi điều kiện học tập về hành vi, về các mối quan hệ với người khác, về cuộc
sống xã hội nói chung. Một cuốn SGK không chỉ chuyên nhằm truyền thụ kiến thức, m
à cũng có thể
phát triển khả năng ứng xử, cho phép HS xác định được vị trí của mình trong phạm vi xã hội, gia đình,
văn hoá, dân tộc. Đặc biệt đối với SGK các môn học khoa học xã hội và nhân văn chức năng giáo dục
nhân văn càng biểu hiện rõ. Thông qua tri thức, SGK giáo dục HS về đạo đức, nhân cách, tình yêu quê
hương, đất nước, tinh thần say mê học tập... Nhưng khác với các loại sách, SGK tồn tại trong một môi
trường đặc biệt, đó là nhà trường phổ thông, SGK chứa đựng những kiến t
hức về khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội mà nhà trường phải trang bị cho học sinh. SGK là một trong những phương tiện dạy
học quan trọng ở trường phổ thông. Do đó, chức năng chủ yếu của SGK là hướng vào việc học tập
trong nhà trường. SGK là phương tiện làm việc của HS và là phương tiện hỗ trợ GV hiểu và thực hiện
chương trình dạy học đã quy định. N
ó bao gồm chức năng truyền thụ kiến thức, chức năng hướng dẫn
chỉ đạo học tập và chức năng kích thích hướng thú học tập.
1.5.1. Chức năng thông tin kiến thức
Đây là chức năng truyền thống, thông tin kiến thức là chức năng quan trọng nhất; chính vì thế
có một số quan điểm
cho rằng SGK chỉ có một chức năng duy nhất là chức năng thông tin, còn hai
chức năng hướng dẫn chỉ đạo học tập và kích thích hướng thú học tập chỉ là sự kéo theo, khi GV đứng
lớp để thực hiện được chức năng thông tin thì bản thân GV phải hướng dẫn HS, kích thích hướng thú
học tập tạo tâm thế học tập cho HS.
Chức năng thông tin được thể hiện qua nội dung của SGK, trình bày dưới dạng lời văn (kênh
chữ) và hình ảnh (kê
nh hình). Đối với SGK Tiểu học và Trung học cơ sở, kênh hình và kênh chữ gần
như tương đương. Nhưng lượng kênh hình này phải phục vụ cho chức năng thông tin chứ không phải
phục vụ nghệ thuật. Kênh hình trong SGK phải được tính toán sao cho giúp HS lĩnh hội kiến thức một
cách liên tục và không cho phép học sinh phân tán bởi những yếu tố khác. Đối với SGK bậc THPT
kênh chữ là chủ yếu. Một yếu tố kiến thức nào đó nếu cần làm
rõ thêm qua kênh hình thì kênh hình bao
giờ cũng phải có chữ đi kèm để giải thích, chỉ dẫn. Như vậy, kênh chữ trong SGK giữ vai trò chủ đạo
trong việc thực hiện chức năng thông tin.
SGK cung cấp những thông tin kiến thức gì? Kiến thức đó có đặc điểm như thế nào?
Nội dung SGK hay lượng thông tin trong SGK bao gồm các đơn vị kiến thức của m
ôn học;
những chỉ dẫn về cách tiến hành các hoạt động học tập để lĩnh hội các đơn vị kiến thức. Những kiến
thức đó có nhiều mức độ: khái niệm, quy tắc, định lí, định luật, quy luật, các dữ liệu đặc biệt, các sự
việc,…
Cần khẳng định rằng kiến thức dường như không đứng yên mà luôn vận động do đó nhận thức
của con người mới phát triển được. Kiến thức nhân loại thì vô cùng phong phú đa dạng trong khi đó
kiến thức trong SGK thì phải ổn định, sử dụng lâu dài. Để giải quyết vấn đề này chức năng thông tin
phải hướng đến tính vừa sức và tính chuẩn mực, cổ điển. SGK dùng chủ yếu ở trường phổ thông, biên
soạn riêng cho từng lớp. Sách của lớp này, cấp này không thể dùng cho HS lớp dưới, cấp dưới. Tính
vừa sức tạo ra sự khác nhau giữa SGK và các loại sách khác. Sách nói chung đều trình bày các kiến
thức về khoa học tự nhiên và khoa học x
ã hội nhưng các sách khác không quan tâm đến trình độ của
người đọc còn SGK có sự lựa chọn rất kĩ trước khi đưa những đơn vị kiến thức khoa học vào sách. Đặc
biệt cần chú ý tới tính hệ thống chặt chẽ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS. Những đơn vị kiến
thức khoa học trong SGK phải làm cho HS ở một độ tuổi nào đó hiểu được, đảm bảo hoạt động tư duy
tích cực của HS, đảm bảo sự phát
triển có thể được về khả năng nhận thức của HS. Khác với thông báo
khoa học hay các giáo trình có thể trình bày những vấn đề khoa học mới phát minh thậm chí còn hết
sức mới mẻ, chưa hoàn toàn được thừa nhận thì SGK phải đưa vào chương trình những kiến thức khoa
học phổ thông cơ bản nhất, chuẩn mực và đã ổn định, những kiến thức ít thay đổi, không thay đổi quá
nhiều theo những xu t
hế thời cuộc, các kiến thức đó không mâu thuẫn nhau không tạo nên những cuộc
tranh luận lâu dài. Kiến thức đó phải được mọi người thừa nhận, trở thành nhận thức chung của nhân
loại.
SGK không những thông tin kiến thức mà còn chỉ dẫn cách thức để hiểu được, lĩnh hội được các
kiến thức đó, trang bị cho H
S những phương pháp tư duy, phương pháp học tập, kỹ năng thực hành
những bộ môn cụ thể. Cho nên, hệ thống kiến thức trong SGK phải xây dựng theo những hệ thống nhất
định, phương pháp nhất định, trình tự nhất định để HS dùng hệ thống kiến thức ấy làm tư liệu học tập
dưới sự chỉ đạo của GV. Điều đó toát lên từ nhiều bình diện tr
ong bài học dễ thấy nhất là cách trình
bày các yếu tố kiến thức trong mỗi bài học: các kiến thức đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng,
phần lí thuyết trình bày trước, sau đó đến phần hướng dẫn học bài, cuối đến là phần ôn luyện.
1.5.2. Chức năng hướng dẫn chỉ đạo học tập
So với các loại sách khác, SGK thể hiện tương đối rõ chức năng hướng dẫn chỉ đạo học tập.
Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy l
à một trong các yêu cầu hàng đầu của SGK mới. Để HS
chuyển từ học tập thụ động sang học tập chủ động, để GV phát triển các phương pháp dạy học tích
cực, SGK cần chuyển cách trình bày kiểu thông báo, giải thích sang cách tổ chức các hoạt động học
tập. Cấu trúc bài học trong S
GK mới chủ yếu xoay quanh nội dung hướng dẫn hoạt động học tập, với
cấu trúc bài học như thế thì chức năng hướng dẫn chỉ đạo học tập ngày càng thể hiện rõ hơn. Đây là
một bước tiến của SGK mới.
Thiết kế các hoạt động học tập khám phá là sự thể hiện rõ nhất của chức năng hướng dẫn c
hỉ
đạo học tập. Hoạt động học tập khám phá có nhiều dạng khác nhau: trả lời câu hỏi; điền từ, điền bảng,
điền tranh; lập bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ, bản đồ, đọc và phân tích; làm thí nghiệm, đề xuất giả thiết,
phân tích nguyên nhân, thông báo kết quả; thảo luận tranh cải về một vấn đề; giải bài toán nhận t
hức,
xử lí tình huống, v.v… tương ứng với các dạng hoạt động có các hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân;
cặp hai người; nhóm nhỏ; nhóm A thảo luận, nhóm B quan sát, rút kinh nghiệm; làm việc chung cả
lớp, sắm vai,… HS được đưa vào tình huống cụ thể để buộc phải làm việc và có điều kiện để thực hiện
các công việc đó. Thông qua các hoạt động học tập, HS tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề vấn đề và
trình bày lại quá trình làm việc, kết quả làm việc. Đây là cách học rất cần đối với HS, tạo khả năng tự
học c
ho HS.
HS không bao giờ nắm vững kiến thức, nếu SGK đem kiến thức đến cho HS dưới dạng có sẵn.
Chiếm lĩnh được kiến thức là thành quả của những cố gắng của tư duy chứ không phải của trí nhớ.
Chức năng hướng dẫn chỉ đạo học tập trong mỗi bài học phải nhằm vào hình thành những kiến thức,
kỹ năng, thái độ mục tiêu bài học tránh khuynh hướng hình thức chỉ thiết kế hoạt động gọi là có hoạt
động, đưa ra các lệnh hoạt động quá
đơn giản như: trả lời nhiều các câu hỏi tái hiện, trả lời câu hỏi “là
gì?”, tìm thêm ví dụ minh họa. Các hoạt động đề ra cho HS là những hoạt động tìm tòi, khám phá tri
thức mới, phù hợp với vốn kiến thức và trình độ tư duy của HS. Chức năng hướng dẫn chỉ đạo học tập
phải đi song song với chức năng thông tin kiến thức. Hai chức năng này phải được thực hiện đồng thời.
Trong mỗi bài học, SGK không thể chỉ thiết kế các lệnh hoạt động m
à không đưa ra nội dung kiến
thức.
1.5.3. Chức năng kích thích hứng thú học tập
SGK tự nó đã chứa đựng nhiều yếu tố kích thích hứng thú học tập, động viên tí
nh ham hiểu biết
và tính tích cực tư duy của HS. Đó là tính chất mới lạ của tri thức khoa học, tính sáng tỏ của các sự
kiện, tính độc đáo của các kết luận. K.Đ.Usinxki đã viết: “… môn học phải giới thiệu cho chúng ta
điều mới lạ có tác dụng hoặc bổ sung, hoặc xác nhận, hoặc bác bỏ, hoặc phân tích cái đã có sẵn trong
đầu óc chúng ta; tóm lại, đó là cái mới lạ có thể làm thay đổi một cái gì đó tr
ong các dấu vết đã hằn sâu
trong chúng ta” [38, tr.71].
Những năm cuối thế kỉ XX, chúng ta đã tiến hành cải cách giáo dục mà trọng điểm là cải cách
chương trình và SGK. Nhìn chung, chương trình và SGK mới đã có những cải tiến đáng kể nhưng bên
cạnh đó, nội dung kiến thức ở một số môn vừa thiếu tính cơ bản, hệ thống vừa thiếu tính hiện đại, dạy
những kiến thức tr
ùng lặp, việc phân phối chương trình các tiết học chưa hợp lí. Do đó cần sớm có một
bộ chương trình - SGK ổn định tương đối ở các cấp để đảm bảo chất lượng giáo dục. Cần chú ý nâng
cao sức hấp dẫn của bộ SGK phổ thông sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, không có những cuốn sách nặng nề,
ôm đồm, nhồi nhét kiến thức. Nội dung SGK gọn nhẹ, đảm bảo cho H
S nắm vững các kiến thức cơ
bản, cần thiết và có hệ thống, có tính yêu cầu hiện đại, tiên tiến nhất là về phương pháp. Có như vậy
mới tạo được hứng thú học, kích thích sự học tập say mê sáng tạo, nâng cao tính ham hiểu biết của HS.
Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy GV phải thường xuyên chăm lo cho bài giảng của mình không
đơn thuần là thuật lại SGK, mà có nội dung sinh động, sâu sắc l
àm phong phú và mở rộng thêm kiến
thức vốn có của HS.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 (CHƯƠNG
TRÌNH CHUẨN VÀ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO)
2.1. Những thay đoi của sách giáo khoa Ngữ văn 10
2.1.1. Những thay đổi về hình thức
Các định hướng đổi mới chương trình và SGK phổ thông đã được nêu ra từ Nghị quyết Trung
ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật
Giáo dục 912/1998). Mục tiêu của việc đổi mới chương trình và SGK phổ thông là góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. So với các lần cải cách trước,
việc đổi mới chương trình và S
GK môn Ngữ văn 10 có những ưu điểm nổi bật như: biên soạn SGK
theo quan điểm tích hợp; SGK thể hiện sự đổi mới phương pháp giảng dạy, theo đó SGK không còn là
một hệ thống các bài học trình bày các tri thức đã được xác định sẵn. Trong SGK mới, phần chủ yếu
của bài học là các hoạt động học tập được đề ra cho HS, GV phải tổ chức c
ho HS hoạt động để các em
tìm tòi, phát hiện, khám phá những điều phải học theo mục tiêu cần đạt của từng bài.
Nếu như chương trình cũ, SGK ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn được biên soạn
tách rời, độc lập, thì chương trình Ngữ văn mới được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp. Tích hợp ở
đây được hiểu là sự gắn kết, phối hợp các lĩnh vực tri thức gần nhau của các phâ
n môn Văn, Tiếng
Việt, Làm văn nhằm hình thành và rèn luyện cho HS các kỹ năng đọc, nói, nghe, viết. Theo tinh thần
này tên môn học đã được thay đổi. Trước đây môn học này được gọi theo tên của ba phân môn là Văn
học - Tiếng Việt - Làm văn, tương ứng với tên gọi đó có ba bộ sách được biên soạn một cách độc lập:
Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Nay theo chương trình mới môn học này gọi là Ngữ văn v
à SGK
cũng chỉ còn một cuốn cho cả ba phân môn và được gọi là sách Ngữ văn. Việc ba cuốn sách nhập làm
một không phải là sự sát nhập một cách cơ học, máy móc ba phân môn của bộ môn này mà là sự đáp
ứng yêu cầu tích hợp của chương trình Ngữ văn mới. Sự thay đổi này là sự tiếp tục nối kết với mô
n
Ngữ văn THCS thành một chỉnh thể thống nhất, đảm bảo tính liên thông, đồng bộ và nhất quán của hệ
thống chương trình môn học. Theo đó phương pháp dạy học cũng đổi mới cho phù hợp với sự thay đổi
của tên môn học. Học Ngữ văn trong nhà trường không thể tách rời ba phân môn vốn là những yếu tố
hợp thành của chương trình. Trong SGK Ngữ văn 10, các bài học về đọc - hiểu tác phẩm, tiếng Việt và
làm văn được sắp xếp đan xe
n nhau, hỗ trợ cho nhau. Thông qua tri thức của ba phân môn năng lực
đọc văn và làm văn của HS phải được hình thành và rèn luyện đồng bộ. Đồng thời qua việc rèn luyện
kỹ năng đọc văn, làm văn mà củng cố và phát triển kỹ năng tiếng Việt.
Chương trình Ngữ văn 10 lựa chọn văn bản tác phẩm t
heo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc
trưng thể loại. Căn cứ vào thành tựu của mỗi giai đoạn văn học, với hệ thống thể loại đã xác định, SGK
Ngữ văn 10 cung cấp một số vấn đề tri thức đọc văn như là các công cụ giúp HS đọc - hiểu văn bản
trong giai đoạn đó. Theo tinh thần này, Lịch sử văn học, Lí luận văn học được coi như là những công
cụ giúp HS tiếp nhận tốt hơn văn bản-tác phẩm hơn là một đối tượng cần nghiên cứu, một tri thức cần
trang bị đầy đủ, toàn diện.
Một điểm nổi bật trong SGK nói chung và SGK Ngữ văn 10 nói riêng, các tác giả biên soạn đã
lưu ý cách trình bày thể hiện rõ sự hỗ trợ c
ho đổi mới phương pháp dạy học. Cấu trúc bài học trong
SGK đã tạo điều kiện cho HS làm việc tích cực, chủ động; hạn chế việc cung cấp sẵn kiến thức. Ví dụ:
bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” (sách Ngữ văn 10 tập 1, trang 14), tiêu đề mục I là một câu
hỏi “Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?” đã tác động được sự tìm tòi, suy nghĩ của HS.
Bài học cung cấp cho HS một đoạn trích trong văn bản Hội nghị Diên Hồng, HS phải tìm hiểu, khai
thác tất cả các nhân tố tạo nên văn bản mẫu đó thông qua việc trả lời các câu hỏi. Qua các hoạt động
học tập HS hiểu được tri thức cần đạt.
Do yêu cầu phâ
n ban nên SGK Ngữ văn 10 được biên soạn thành hai bộ sách: Ngữ văn 10 nâng
cao dành cho những HS ban Khoa học xã hội và nhân văn và Ngữ văn 10 dà
nh cho HS ban Khoa học
tự nhiên và ban Cơ bản. Do nội dung nhiều và thời lượng tiết học lớn nên mỗi cuốn sách đều có hai
tập. Sách Ngữ văn 10 nhằm đáp ứng cho HS có nhu cầu nắm vững nội dung môn học để có thể hoàn
thành tốt kì thi tốt nghiệp THPT. Sách Ngữ văn 10 nâng cao ngoài những nội dung có trong sách Ngữ
văn 10 còn có thêm một số yêu cầu và nội dung khác biệt nhằm phân hóa và đáp
ứng nhu cầu của
những HS không chỉ thi tốt nghiệp mà còn thi đại học vào các ngành Khoa học xã hội và nhân văn.
Yêu cầu về nội dung, khối lượng kiến thức và mức độ kỹ năng của hai chương trình có khác nhau
nhưng không quá chênh lệch. Cho nên, trong quá trình dạy và học, GV và HS có thể dùng cả hai bộ
sách để tìm hiểu và tham khảo thêm.
2.1.2. Những thay đổi về nội dung
Theo cách dạy truyền thống, dạy văn chủ yếu là nhằm làm ch
o HS thấy được cái hay, cái đẹp
của những tác phẩm văn chương. Nhưng cái hay cái đẹp ấy lại do chính GV cảm nhận và phân tích hộ
cho HS. Trong giờ giảng văn, HS ghi chép lại những gì GV cung cấp; khi đánh giá kiểm tra HS chỉ cần
tái hiện lại những gì đã được GV cung cấp cho. Theo quan niệm dạy học hiện nay, dạy học văn thực
chất là dạy cho HS phương pháp đọc - hiểu văn bản. Đọc - hiểu được hiểu là
một quá trình bao gồm
việc tiếp xúc với văn bản, hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, thấy được vai trò tác dụng của các hình thức,
biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm thái độ của người viết và cả các giá trị
tự thân của hình tượng nghệ thuật.
Trong các công trình lí luận gần đây, tác phẩm văn học được hiểu theo nghĩa rộng. Văn bản văn
học không chỉ là những tác phẩm hư cấu, tưởng tượng m
à còn là những văn bản không phải hư cấu,
tưởng tượng với nhiều thể loại khác nhau như: sử kí, địa chí, văn bia, văn thuyết minh, văn nghị
luận,… Việc đưa những thể loại này vào chương trình Ngữ văn giúp HS thấy được diện mạo phong
phú đa dạng trong việc phản ánh hiện thực và đời sống tinh t
hần của văn học dân tộc, đồng thời làm
dồi dào thêm năng lực đọc - hiểu theo thể loại cho HS, biết cách đọc - hiểu nhiều kiểu văn bản khác
nhau. Văn bản đọc - hiểu không những bồi dưỡng kiến thức về văn học mà còn thiết thực trong đời
sống, giúp HS có thể vận dụng vào đời sống.
Vì những lí do, so với sách Văn học 10 (Chương trình cũ) chương trình Ngữ văn 10 có nhiều
thay đổi. Chương trình Văn học 10 chủ yếu sắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học, còn chương trì
nh
Ngữ văn 10 dựa vào tiến trình lịch sử văn học để lựa chọn hệ thống tác phẩm tiêu biêu cho các thể loại
của mỗi giai đoạn văn học. Chương trình và SGK Ngữ văn 10 có sự kế thừa SGK Văn học 10 về nội
dung kiến thức và cấu trúc chương trình, ngoài các
tác phẩm quen thuộc đã có trong sách Văn học 10,
kiến thức văn học trong sách Ngữ văn 10 rộng hơn, nhiều thể loại văn học hơn. Phần văn học dân gian:
đưa thêm truyền thuyết (Truyện An Dương Vương và Mị châu, Trọng Thủy), truyện cười (Tam đại con
gà; Nhưng nó phải bằng hai mày), ca dao hài hước và chèo (Xúy Vân giả dại trích chèo Kim Nham).
Những văn bản văn học mới về truyện cổ tích (Tấm Cám), về sử thi (trích đoạn Ch
iến thắng Mtao
Mxây trong sử thi Đăm Săn )…
Sau đây là bảng so sánh phần văn học dân gian trong sách chỉnh lí-hợp nhất năm 2000 (sách
Văn học 10) và sách Ngữ văn 10.
Thể loại SGK Văn học 10 SGK Ngữ văn 10
Sử thi
Trích đoạn:
- Đi bắt Nữ thần Mặt Trời
(trích: Sử thi Đăm Săn)
Trích đoạn:
- Chiến thắng Mtao Mxây
(trích: Sử thi Đăm Săn)
Truyền thuyết Không học - Truyện An Dương Vương và
Mị Châu, Trọng Thủy
Truyện cổ tích - Chử Đồng Tử
- Làm theo vợ dặn
- Tấm Cám
Truyện cười Không học - Tam đại con gà
- Nhưng nó phải bằng hai mày
Truyện thơ - Thân em chỉ bằng thân con
bọ ngựa (trích Tiễn dặn người
yêu)
Đọc thêm: Vượt biển (trích
Vượt biển)
Đọc thêm: Lời tiễn dặn (trích
Tiễn dặn người yêu)
Ca dao - Những câu hát than thân
- Những câu hát tình nghĩa
Không học ca dao hài hước
- Ca dao than thân, yêu thương,
tình nghĩa
- Ca dao hài hước
Phần văn học trung đại đưa thêm các kiểu văn bản như : bình sử (Phẩm bình nhân vật lịch sử
của Lê Văn Hưu), sử kí (Thái phó Tô Hiến Thành trích Đại Việt sử lược; Thái sư Trần Thủ Độ; Hưng
Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trích Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên), văn bia (Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia Thân Nhân Trung), tựa (Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương),
thư (Thư lại dụ Vương Thông của N
guyễn Trãi). Ngoài các tác giả, tác phẩm đã có trong sách Văn học
10, sách Ngữ văn 10 có đưa thêm các tác giả, tác phẩm, đoạn trích mới như: Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận);
Chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ); Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát); Hàn nho phong vị phú
(Nguyễn Công Trứ); Thề nguyền trích
Truyện Kiều - Nguyễn Du; Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm; Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm);…
Phần văn học nước ngoài trong sách Văn học 10 được xếp riêng trong tập 2 cùng với phần lí
luận văn học. Ở sách Ngữ văn 10, lấy văn học Việt Nam làm trục chính và thêm các tác phẩm văn học
nước ngoài
sắp xếp theo cùng thể loại một cách tương ứng để HS dễ dàng so sánh, đối chiếu. Có thể kể
đến Tuỳ viên thi thoại (Viên Mai); Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung); Dế chọi (Bồ
Tùng Linh); Khe chim kêu (Vương Duy); Khuê oán (Vương Xương Linh); Thơ Hai-kư của Nhật
Bản;…
Đối chiếu chương trình văn học nước ngoài trong sách Văn học 10 và sách Ngữ văn 10, có thể
thấy sự kế thừa và thay đổi.
Văn học 10
Ngữ văn 10
Văn học
Hi Lạp
- Uy-lít-xơ trở về (trích: Sử thi
Ô-đi-xê)
Đọc thêm: Uy-lít-xơ và Ca-líp-
xô
- Uy-lít-xơ trở về (trích: Sử
thi Ô-đi-xê)
Văn học
Ấn Độ
- Ra-ma buộc tội (trích: Sử thi
Ra-ma-ya-na)
Đọc thêm: Hồ Pam-pa
- Ra-ma buộc tội (trích: Sử
thi Ra-ma-ya-na)
Văn học
Trung Quốc
Thơ Đường
- Lí Bạch: Tại lầu Hoàng Hạc
tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi
Quảng Lăng
Đọc thêm: Tảo phát Bạch Đế
Thành
- Đỗ Phủ: Thu hứng
Đọc thêm: Đăng cao
- Thôi Hiệu: Lầu Hoàng Hạc
Thơ Đường
- Lí Bạch: Tại lầu Hoàng hạc
tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi
Quảng Lăng
- Đỗ Phủ: Thu hứng
Đọc thêm: Thôi Hiệu: Lầu
Hoà
ng Hạc